GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

Ở đầu bài giáo lý cho Buổi Triều Kiến Chung hôm Thứ Tư 14/10/2015, chúng ta thấy Đức Thánh Cha đã ngỏ lời xin lỗi: "nhân danh Giáo Hội, tôi xin anh chị em hãy tha thứ cho những gương mù đã xẩy ra trong thời gian mới đây, ở Rôma hay ở Vatican, là những gì tôi xin được tha thứ" 

Không biết ở đây Đức Thánh Cha muốn "xin lỗi" về "những gương mù" nào "đã xẩy ra trong thời gian mới đây" và là những gương mù trầm trọng đến độ ngài phải "nhân danh Giáo Hội" mà "xin lỗi" như thế? Cũng có thể những gì chúng ta coi là nhỏ, không đáng gọi là "gương mù" thì đối với ngài lại là "gương mù". 

Thật vậy, trong mấy ngày vừa qua thì chuyện xẩy ra đáng kể nhất, cả ở "Rôma" lẫn "Vatican", đó là vụ "bức thư của 13 vị hồng y gửi Đức Giáo Hoàng" ở "Vatican", được một trong hai tờ Tuần San nổi tiếng nhất của Ý là L'Espresso ở "Rôma" phổ biến hôm Thứ Hai 12/10/2015, trong đó, nội dung của bức thư cho thấy các vị hồng y ký tên đã tỏ ý mối bất đồng của các vị về phương thức làm việc của Thượng Nghị Giám Mục và bày tỏ mối lo âu là thành quả ấn định đã được lèo lái một cách nào đó.  

Không biết làm sao mà truyền thông, qua tờ tuần san L'Espresso này có được bức thư đáng lẽ phải giữ bí mật cả về nội dung cũng như tên tuổi của các vị hồng y trong cuộc lại có được và tung ra như thế? Phải chăng vì nội bộ của 13 vị hồng y này bí mật tung ra hay cùng nhau đồng ý tung ra như để gâp áp lực trên chính ĐTC Phanxicô nói riêng và trên Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV - 10/2015 nói chung?  

Nếu quả thực là như vậy thì đúng là "gương mù" gây ra bởi chính các đấng bậc trong Giáo Hội, cần được chính ĐTC ngỏ lời xin lỗi là phải! Chính việc viết bức thư của 13 vị hồng ý này gửi ĐTC không có gì là sai quấy, mà còn là những gì thẳng thắn vốn được ĐTC phấn khích và mong đợi. Nhưng cái đáng trách ở đây là một vị hay một số vị nào trong các vị đã có thể muốn gây áp lực bằng truyền thông nên đã tung bức thư của mình ra ngoài như thế. 

Chính vì bức thư này đã được công khai hóa, nên danh tính của 13 vị hồng y đã được biết đến, thứ tự như sau: ĐHY

Carlo Caffarra, TGM Bologna Ý quốcĐHY Thomas Collins, TGM Toronto Canada, ĐHY Timothy Dolan, TGM New York Hoa KĐHY Wim EijkTGM Utrecht Hà Lan, ĐHY Péter Erdö, TGM Esztergom-Budapest Hung Gia Lợi kiêm Tổng Liên Hợp Viên của Thượng Nghị, ĐHY Gerhard Müller, Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, ĐHY Wilfrid Napier, TGM Durban Nam Phi và là một trong những vị chủ tịch đại biểu của Thượng Nghị, ĐHY George Pell, Chánh Văn Phòng Đặc Trách Kinh Tế, ĐHY Mauro Piacenza, Chưởng Ấn Tòa Ân Giải, ĐHY Robert SarahTổng Trưởng Thánh Bộ Thờ Phượng và Bí Tích, ĐHY Angelo Scola, TGM of Milan Ý quốc, ĐHY Jorge Urosa Savino, TGM Caracas Venezuala, ĐHY André Vingt-Trois, TGM Paris Pháp quốc và là một trong những vị chủ tịch đại biểu của Thượng Nghị. 

Tuy nhiên, 4 trong 13 vị này đã công khai chối bỏ danh tính của mình trong 13 vị ký tên, đó là các ĐHY Angelo Scola Milan Ý quốc, Andre Vingt-Trois Pháp quốc, Mauro Piacenza Chánh Án Tòa Ân Giải, và Peter Erdo Hung Gia Lợi. Riêng ĐHY George Pell trong số 13 vị đã lên tiếng cho biết đáng lẽ bức thư này cần phải được bảo mật, cả về nội dung cũng như thành phần ký vào bức thư. Như thế không phải là tất cả 13 vị mà chỉ có một vị hay một số vị nào đó trong 13 vị đã tự ý muốn tung ra mà thôi. 

Sau khi bức thư này được truyền thông tung ra vào Thứ Hai thì vấn đề về nội dung của bức thư đã được đề cập đến vào ngay tối hôm ấy ở Sảnh Đường Thượng Nghị, "cho dù không đi vào chi tiết", và sáng hôm sau, cũng đã được vị Tổng Thư Ký của Thượng Nghị là ĐHY Lorenzo Baldisseri và đích thân Đức Thánh Cha "trả lời một cách rõ ràng". Trong cuộc họp báo Thứ Ba 13/10/2015, linh mục giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh Lombardi đã cho biết như trên, được VIS (Vatican Information Service) phổ biến ngày 13/10/2015: http://www.vis.va/vissolr/index.php?vi=all&dl=1ebbf91e-3b6b-544e-d777-561cf7e39ac5&dl_t=text/xml&dl_a=y&ul=1&ev=1e)

Vị giám đốc này còn cho biết về vấn đề phương thức của Thượng Nghị thì "chẳng có gì là mới mẻ và lạ lùng cả. Tuy nhiên, một khi đã đồng ý với nhau thì cần phải dấn thân thực hiện một cách tốt đẹp bao nhiêu có thể". Nhân vật phát ngôn viên của Tòa Thánh này còn cho biết thêm về tình hình của Thượng Nghị như thế này: "Đó là những gì đang diễn ra. Việc hợp tác làm việc một cách chặt chẽ giúp cho Thượng Nghị đang trên đà tiến bộ... Không thể chối cãi được rằng Thượng Nghị này đang có được một bầu khí tích cực nói chung". 

Về phương thức của Thượng Nghị thì theo Vatican Insider - http://vaticaninsider.lastampa.it/en/the-vatican/detail/articolo/sinodo-famiglia-43910/, bức thư được phổ biến có những nhận định chính yếu tiêu biểu sau đây:

1- "Các phương thức mới hướng dẫn Thượng Nghị này dường như là để bảo đảm cho Thượng Nghị có được một ảnh hưởng tối đa trên những phát biểu của Thượng Nghị cũng như nơi văn kiện đúc kết của Thượng Nghị". 

2- "Những phương thức mới của Thượng Nghị này sẽ được một số nhóm coi là thiếu cởi mở và đoàn tính chân thực".

3- "Việc thiếu đóng góp của các nghị phụ Thượng Nghị vào vấn đề viết lách của tiểu ban biên soạn đã tạo nên tình trạng băn khoăn đáng kể. Các phần tử của tiểu ban này đã được chỉ định mà không tham vấn, không phải được bầu chọn. Trong khi đó bất cứ ai soạn thảo những gì ở tầm cấp tiểu luận nhóm theo ngôn ngữ cần phải được bầu chọn chứ không phải được chỉ định".

4- "Những điều ấy đã tạo nên mối quan tâm là các phương thức mới không trung thực với tinh thần của truyền thống cũng như với mục đích của một Thượng Nghị. Vấn đề ở đây là không hiểu vì sao lại cần phải có những thay đổi về phương thức này. Một số các nghị phụ cảm thấy tiến trình mới này đường như được tạo ra để dễ dàng đạt được những thành quả ấn định trước về các vấn đề tranh cãi quan trọng". 

Cả ĐHY Tổng Bí Thư của Thượng Nghị lẫn Đức Thánh Cha đã trả lời cho bức thư này vào ngày hôm sau, Thứ Ba 13/10/2015. ĐHY Tổng Bí Thư cho rằng các vị hồng y trong bức thư đã lệch lạc trong nhận định đối với những thay đổi về phương thức liên quan đến: 1- ủy ban phụ trách soạn thảo văn kiện đúc kết cũng như đến: 2- việc bổ nhiệm các tường trình viên thuộc các tiểu luận nhóm theo ngôn ngữ (circuli minores). 

Đối với nhận định thứ nhất, ĐHY Tổng Bí Thư đã giải thích rằng cho đến Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ 2014, 3 hay 4 người thuộc Văn Phòng Tổng Bí Thư đã từng đảm nhiệm việc viết bản văn kiện đúc kết. Chính Đức Phanxicô đã muốn nới rộng công việc này, bằng cách chỉ định một Nghị Phụ từ mỗi châu lục. Ủy ban này không bao giờ được bầu chọn bởi các vị Nghị Phụ cả. 

Đối với nhận định thứ hai, việc dự đoán của một số truyền thông thân cận với các vị ký tên vào bức thư về sự thất bại trong việc chọn các tường trình viên và điều hợp viên của các tiểu luận nhóm theo ngôn ngữ, đã cho thấy là những dự đoán sai lầm. Như vào năm 2014, các tường trình viên và điều hợp viên của các tiểu luận nhóm theo ngôn ngữ đã được chọn bởi các Nghị Phụ chứ không do chỉ định. Và các bản tường trình do các nhóm này phát hành đã được phổ biến đầy đủ như năm ngoái. 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp

Xin hãy đọc lại những gì chính ĐTC nói về tinh thần của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014 và Thường Lệ XIV - 2015, ở những cái links dưới đây, để không bị chiều theo những lệch lạc và xuyên tạc của bất cứ ai nhân danh Giáo Hội chống phá Giáo Hoàng:

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV - 2015

   Đức Thánh Cha Phanxicô - lời phát biểu trong phiên họp đầu tiên của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường Lệ XIV về Gia Đình Thứ Hai 5/10/2015

 Đức Thánh Cha Phanxicô - Giảng lễ khai mạc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường Lệ XIV về Gia Đình Chúa Nhật 4/10/2015
 Huấn

Từ Áp Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV (5-25/10/2015)

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014 

Đức Thánh Cha Phanxicô - Huấn Từ Bế Mạc Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014

Giáo Hội Hiện Thế tổng hợp 6/10