SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

 

Lược Sử Tấm Ảnh Lòng Thương Xót Chúa

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Về vấn đề tấm ảnh nào là tấm ảnh LTXC nguyên bản hay chính yếu, thì theo sử liệu, có thể tóm gọn như sau: 

1- Vào ngày 22/2/1931, Chị Faustina đã được thấy thị kiến Chúa Giêsu hiện ra như hình ảnh LTXC hiện nay cho thấy. Cũng vào ngày này và lần hiện ra này, chị nhận được lệnh Chúa vẽ một tấm ảnh như chị thấy Chúa hiện ra với chị (xem Nhật Ký 47). 

 2- Vào ngày 2/1/1934, khi chị đang ở Vilnius (thời của chị vẫn thuộc về Balan, nay là của Lithuania), nơi chị đã sống 3 năm (1933-1936) và được phép mẹ bề trên Irene cùng với một chị nữ tu trong dòng, chị đã theo Cha Linh Hướng của Chị là Sopocko lần đầu tiên đến nhờ họa sĩ Eugene Kazimirowski vẽ lại hình ảnh LTXC nơi thị kiến về Chúa Giêsu ngày 22/2/1931 (xem Nhật Ký 89). 

3- Vào Tháng 6/1934, tấm Ảnh LTXC đầu tiên được hoàn tất, sau bao nhiêu lần chị thường xuyên đến (hằng tuần hay hai tuần một lần) để chỉ dẫn tỉ mỉ theo đúng thị kiến chị thấy, nhưng cuối cùng bức ảnh vẫn không thể làm chị mãn nguyện, đến nỗi chị đã khóc với Chúa (xem Nhật Ký 313). 

 4- Tháng 4/1935, Ảnh LTXC nguyên thủy này, sau khi được Cha Linh Hướng của chị làm phép, đã được trưng bày lần đầu tiên vào Chúa Nhật Thứ II Phục Sinh trước công chúng ở trên nóc đỉnh một cửa sổ của Đền Thánh Mẫu Ostra Brama trong vòng 3 ngày, nhân dịp bế mạc Năm Thánh Cứu Chuộc 1900 năm. 

5- Năm 1943, một tấm Ảnh LTXC khác đã xuất hiện, như để hoàn chỉnh cho tấm nguyên thủy, vì tấm đầu tiên còn có một số yếu tố chưa được chính xác. Chẳng hạn dung nhan của Chúa Giêsu chưa "từ ái nhân hậu" là bao và 2 luồng sáng không tỏa rộng mà là tỏa thẳng xuống vậy thôi. 

 6- Năm 1944, tấm Ảnh LTXC thứ hai trên đây do họa sĩ Adolph Hyla vẽ để tạ ơn LTXC đã thương đến ông và gia đình ông trong Thế Chiến II và đã tặng cho Dòng Nữ Tu Đức Mẹ Tình Thương của Chị Faustina ở Lagiewniki Cracow, nơi chị đã sống 2 năm cuối đời (1936-1938). Tấm hình này là chính tấm hình được treo trên bàn thờ có mộ của chị trong Nguyện Đường Dòng của chị.  

7- Mấy Thập Niên sau, một tấm Ảnh LTXC thứ 3 xuất hiện, như để hoàn chỉnh cả tấm ảnh thứ hai. Bởi vì, nơi tấm ảnh thứ hai của họa sĩ Hyla, một tấm ảnh được thành phần sùng kính LTXC Âu Châu và Mỹ Châu Latinh ưng ý, có 3 nét không được hợp nhãn với thành phần sùng kính Á Châu, nhất là ở Phi Luật Tân: 1) cánh tay ban phép lành hơi cao, 2) ánh mắt của Chúa ngó thẳng vào người nhìn chứ không hơi hạ xuống một chút, và 3) hai luồng sáng cần rạng ngời hơn ở phần cuối nhắm vào người nhìn.  

8- Bức Ảnh LTXC thứ ba này do họa sĩ Skemp vẽ và được trưng bày ở Đền Thánh LTXC ở gần thủ đô Manilla Phi Luật Tân. Dù sao, căn cứ vào những gì được Cha Linh Hướng của Chị Thánh faustina nhận định thì tấm Ảnh LTXC thứ ba này vẫn chưa thật sự hoàn hảo. Tuy nhiên, cả 3 tấm Ảnh LTXC đầu tiên và tiêu biểu này đã được giáo quyền chuẩn nhận và đã đươc phổ biến khắp nơi tùy nhãn quan và lòng cảm nhận của từng nơi và từng thành phần. 

9- Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, Chị Thánh Faustina, sau khi than phiền với Chúa rằng: "Ai sẽ vẽ Chúa tuyệt mỹ như Chúa đây?", đã nghe được tiếng Chúa nói trong lòng của chị như sau: "Tính chất cao cả của bức ảnh không phải ở nơi mầu sắc hay cây cọ vẽ mà là nơi ân sủng của Cha" (Nhật Ký 313).   

Nếu chúng ta vẫn khao khát muốn thấy tấm hình chính gốc LTXC được vẻ ra khi chị Faustina còn sống, (chứ không phải do chị vẽ), thì xin xem tiếp mấy tấm hình dưới đây: 

 ​Tấm hình trên đây tôi chụp trong Đền Thánh LTXC Chúa Nhật 4/5/2014 vào lúc 9:37 phút sáng. Nhưng tấm hình này vẫn không phải là chính tấm hình trên mộ Chị Thánh Faustina. 

Tấm Ảnh được trưng ngay trên bàn thờ có mộ của Chị Thánh Faustina (tấm “chính” đang được trưng bày nhưng vẫn không phải tấm “gốc” đầu tiên), cũng là tấm ảnh ở trên cung thành Đền Thánh LTXC trong khu dòng của chị (copy) là tấm ảnh thứ hai, tấm ảnh của họa sĩ Hyla.

Bức hình ĐTC GPII trên đây được chụp trước mộ Chân Phước Faustina và Ảnh LTXC ngày 7/6/1997, nơi Nhóm TĐCTT và tôi đã từng người được ghé quì cầu nguyện một chút. 

Ngay dưới đây là bức Ảnh LTXC thứ hai, bức ảnh của họa sĩ Hyla, bức Ảnh LTXC 1944 được coi là “chính” hiện nay, dù không phải là bức Ảnh “gốc” đầu tiên và nguyên thủy ở Vilnius năm 1934 khi Chị Faustina còn sống dưới đây.

http://divinemercyimages.com/wp-content/images/balabon-7505.jpg

http://www.divinemercysundayusa.com/images/originalimage-400.jpg