GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

"Tên của Thiên Chúa là Tình Thương"


 Những trích đoạn chính yếu t cuộc phỏng vấn 7/2015 
về Lòng Thương Xót Chúa và Năm Thánh Tình Thương 
trong cuốn sách phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô: 
"Thiên Chúa Tên là Tình Thương" 



http://ncronline.org/news/vatican/new-interview-francis-pushes-church-big-mercy-tough-law
http://ncronline.org/news/vatican/pope-s-personal-encounters-mercy
http://ncronline.org/news/vatican/francis-explains-who-am-i-judge
http://www.news.va/en/news/the-name-of-god-is-mercy-new-book-by-pope-francis

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch, tổng hợp và phân tóm thành 12 tiểu đề/mục



Dẫn nhập của người dịch:

"Tên của Thiên Chúa là Tình Thương" hay "Thiên Chúa Tên Tình Thương" là một trong những câu trả lời phỏng vấn của Đức Thánh Cha Phanxicô được lấy làm tựa đề cho tác phẩm đầu tiên của ngài với tư cách là giáo hoàng.

Các vị tiền nhiệm của ngài cũng có những tác phẩm theo loại phỏng vấn này, những tác phẩm chất chứa những tín liệu thêm thắt cần thiết về những gì riêng tư của từng vị cũng như về những gì các vị không thể nói hết hay không tiện nói trong các văn kiện chính thức hoặc các bài nói công khai của các vị, nhất là những gì quần chúng đang mong muốn biết rõ hơn nữa liên quan đến giáo triều của các vị.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II có 3 tác phẩm theo thể loại phỏng vấn trong thời gian ngài làm giáo hoàng là: Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng - Crossing the Threshold of Hope (1994), Tặng Ân và Mầu Nhiệm - Gift and Mystery (1996), Hồi Niệm và Căn Tính - Memory and Identity (2005). 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI có 1 tác phẩm theo thể loại phỏng vấn trong thời gian ngài làm giáo hoàng là: Ánh Sáng Thế Gian - Light of the World (2010), ngoài ra ngài còn một bộ tác phẩm 3 cuốn do chính ngài viết đang khi làm giáo hoàng tực đề Giêsu Nazarét - Jesus of Nazareth (2007, 2011, 2012).

Thật ra, so với các vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI, thì Đức Giáo Hoàng Phanxicô được phỏng vấn nhiều nhất. Trong vòng 2 năm 7 tháng rưỡi làm giáo hoàng (13/3/2013) cho đến cuộc phỏng vấn cuối cùng ngày 27/10/2015, (không kể các cuộc phỏng vấn liên quan đến các chuyến tông du vị giáo hoàng nào cũng có), ngài đã trả lời 13 cuộc phỏng vấn (bao gồm cả cuộc phỏng vấn được in thành sách lần đầu tiên này). Muốn xem lại các bài phỏng vấn này, xin bấm vào cái link sau đây: http://thoidiemmaria.net/GIAOHOI/DTC%20Phanxico/index.htm

Tác phẩm "Tên của Thiên Chúa là Tình Thương" là kết quả của một cuộc phỏng vấn được thực hiện ở Nhà Trọ Matta, kéo dài 4 tiếng đồng hồ với 40 câu hỏi được đặt ra bởi ký giả người Ý là Andrea Tornielli, phối hợp viên của mạng điện toán toàn cầu Vatican Insider, kiêm bình luận viên của Nhật Báo La Tampa Ý quốc, trong Tháng 7/2015, sau chuyến tông du Nam Mỹ Châu (Equador, Bolivia và Paraguay 5-13/7/2015) của ngài.

Tác phẩm dầy 99 trang, được xuất bản ở 86 quốc gia bằng 20 ngôn ngữ khác nhau, (một biến cố xuất bản chưa từng xẩy ra với 2 vị giáo hoàng tiền nhiệm của ngài), được ra mắt hôm nay, Thứ Ba 12/1/2016, tại Học Viện Thánh Âu Quốc Tinh Rôma gần Vatican, bao gồm các vị có liên hệ đến tác phẩm đầu tiên này của vị giáo hoàng đương kim, một tác phẩm có thể nói là chất chứa hầu như tất cả ruột gan của ngài về Lòng Thương Xót Chúa trong bối cảnh của Năm Thánh Tình Thương.

Hiện diện trong buổi ra mắt này được điều hợp bởi vị linh mục đặc trách văn phòng báo chí của Tòa Thánh là Cha Federico Lombard, S.J. Thành phần tham dự đóng vai trò chủ tọa ngoài chính nhân vật đã phỏng vấn Đức Phanxicô là ký giả Andrea Tornielli, còn có Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Pietro Parolin, Đức Ông Giuseppe Costa, giám đốc Nhà Xuất Bản Vatican, tài tử Roberto Benigni, một diễn viên đã từng đoạt giải Oscar. Biến cố này cũng được hiện diện bởi và Zhang Agostino Jianquing, một tù nhân trong ngục Padua Ý quốc, người đã trở lại Kitô giáo năm vừa rồi. 

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Pietro Parolin: "Tôi tin rằng ngài không muốn đả động tới những trường hợp đặc biệt mà là đến những chân trời mở rộng. Ngài muốn mang ước muốn gặp gỡ tình yêu vô cùng của Chúa đến cho tâm can của con người, ước muốn cảm nghiệm được tặng ân thần linh này nơi đời sống của chúng ta. Nó xa vời với lý lẽ lập luận loài người chúng ta nhưng lại cần để nâng đỡ chúng ta, phần khích chúng ta, vực dậy chúng ta và làm cho chúng ta có thể bắt đầu lại".

Tài tử Roberto Benigni (người đã thú nhận rằng mình đã đọc đi đọc lại tác phẩm này mấy lần): "Với tất cả nghị lực của mình, ngài đang mang Giáo Hội về nơi vị trí mà chúng ta hầu như quên lãng. Chúng ta không nhớ đến nó. Ngài đang dẫn chúng ta về với Kitô giáo, về với Chúa Giêsu Kitô, về với Phúc Âm. Ngài đang đẩy mạnh Giáo Hội hướng về Kitô giáo. Đó là một cái gì đó không thể nào tin nổi: Thứ tôn giáo của nhân tính Thiên Chúa, của thần tính con người. Ngài đang mang lại điều ấy. Và ngài đang làm điều ấy ra sao? Bằng tình thương". "Đức Thánh Cha ngài đã trao ban cho chúng con một quà tặng cao cả. Xin cám ơn ngài, cám ơn ngài rất nhiều".

Ký giả phỏng vấn Andrea Tornielli: "Tôi tin rằng những phần hay nhất của cuốn sách này ở những chỗ ngài cho thấy cảm nghiệm của ngài, với những giai thoại và hồi niệm, ở những lúc ngài tỏ cho thấy tính cách tinh tế được ngài sử dụng để tiến đến với dân chúng trong những trường hợp đặc biệt. Đây không phải là một cuốn sách về thần học hay về lý thuyết. Nó là một cuốn sách về cảm nghiệm. Tôi hy vọng rằng, như Đức Giáo Hoàng đã làm khi ngài truyền đạt, cuốn sách này nói bằng lòng với lòng".

Tác phẩm đã được nhà xuất bản Piemme phát hành, và nữ chủ tịch của nhà xuất bản này là Marina Berlusconi đã đích thân mang đến trao tặng tận tay cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô: "Con xin kính dâng ngài bản đầu tiên ấn bản Ý ngữ. Cũng có các ấn bản ngoại quốc khác nữa. Bởi thế, tâu Đức Thánh Cha, toàn thể nhà xuất bản chúng con thật sự là chân thành cám ơn ngài". 

Nội dung và bố cục của tác phẩm này, một tác phẩm có chữ ký của Đức Thánh Cha Phanxicô ở các ấn bản Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh và Bồ Đào Nha (là các ngôn ngữ được coi là thông dụng trong Giáo Hội), gồm có 9 chương. Chương đầu tiên là "Thời Điểm của Tình Thương" và chương cuối cùng là "Làm thế nào để sống Năm Thánh tốt đẹp". 


Phỏng Vấn: 12 tiểu đề tiêu biểu

1- Ý nghĩ về Năm Thánh Tình Thương đã có trước khi ngài làm giáo hoàng! 

Trong một cuộc họp bàn tròn với các thần học gia với tư cách là tổng giám mục Buenos Aires Á Căn Đình về "đề tài là đức giáo hoàng có thể làm gì để giúp dân chúng xích lại gần nhau hơn; chúng ta đã phải đối diện với rất nhiều vấn đề dường như không có đáp số. Một trong những tham dự viên đề nghị nên có 'một Năm Thánh tha thứ'. "Tư tưởng này đã in vào đầu óc của tôi".

"Nhân loại cần tình thương và lòng cảm thương. Đức Piô XII, hơn nửa thế kỷ trước đây, đã nói rằng thảm trạng của thời đại chúng ta là mất đi cảm quan tội lỗi, mất đi nhận thức tội lỗi" (phụ chú của người dịch: nhận định chí lý và chính xác này của Đức Piô XII được vị giáo hoàng bấy giờ bày tỏ trong Sứ Điệp Truyền Thanh cho Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc Hoa Kỳ ở Boston MA Thứ Bảy ngày 26/10/1946).

"Ngày nay chúng ta cần thêm nữa vào thảm trạng này khi chúng ta coi bệnh hoạn của chúng ta, tội lỗi của chúng ta là những gì bất trị, những gì không thể chữa lành hay tha thứ. Chúng ta thiếu vắng cái cảm nghiệm cụ thể thực sự về tình thương". 

"Cái mềm yếu của thời đại chúng ta là ở chỗ đó nữa, ở chỗ chúng ta không tin rằng chúng ta có cơ hội được cứu rỗi; có một bàn tay nâng bạn dậy; có một ôm ấp cứu độ bạn, tha thứ bạn, nhận lấy bạn, tràn ngập tình yêu vô cùng nhẫn nại xá giải bạn; phục hồi bạn. Chúng ta cần tình thương". 


2- Lòng Thương Xót Chúa chỉ mong được dịp cứu độ

"Chúa Giêsu đi chữa lành và hội nhập với những người sống bên lề xã hội, những người ở bên ngoài thành thị phố xá, những con người ở ngoài khu trại. Khi làm như thế là Người tỏ cho chúng ta thấy đường lối phải theo".

Ở đây ngài muốn đặc biệt nói đến việc Chúa Giêsu chữa lành cho các nạn nhân bị phong cùi, thành phần theo Luật Moisen bị biệt giam để có thể ngăn chặn lây lan qua việc giao tiếp:

"Một bên thì sợ bị mất thành phần công chính và được cứu độ, thành phần chiên đã an toàn ở bên trong chuồng. Bên kia thì lại mong muốn cứu các tội nhân, thành phần hư hoại, những người ở bên kia hàng rào".

"Lý lẽ lập luận đầu là của các học giả về luật. Lý lẽ lluận sau là của Thiên Chúa, Đấng đón nhận, ôm ấp và biến đổi sự dữ thành sự lành, biến đổi và cứu chuộc tội lỗi của tôi, biến đổi luận phạt thành cứu độ".

"Chúa Giêsu giao tiếp với người phong cùi. Người đã chạm đến họ. Làm như thế là Người dạy chúng ta những gì cần phải làm, lý lẽ cần phải theo, khi đối diện với những ai chịu khổ về phần xác hay phần hồn".


3- Giáo Hội cần phải thể hiện Lòng Thương Xót Chúa


Dẫn chứng các 2 dụ ngôn về Lòng Thương Xót Chúa, như dụ ngôn một về người con hoang đàng và dụ ngôn về niềm vui trên trời khi một tội nhân hoán cải, Đức Phanxicô đã kêu gọi:

"Chúng ta cần phải trở về với Phúc Âm".

"Chúng ta cần phải tiến vào bóng tối, tiến vào đêm tối là nơi rất nhiều người anh chị em của chúng ta đang sống. Chúng ta cần phải làm sao để có thể giao tiếp với họ và giúp họ cảm thấy chúng ta gần gũi với họ, mà không để chính chúng ta bị bủa vây trong bóng tối ấy và bị ảnh hưởng bởi nó".

"Việc chăm sóc cho những người bị loại trừ và tội lỗi không có nghĩa là để các con sói tấn công đàn chiên. Nó có nghĩa là nỗ lực vươn đến với hết mọi người, bằng cách chia sẻ cảm nghiệm tình thương bản thân chúng ta đã trải qua, mà không chiều theo khuynh hướng cảm thấy mình là công chính hay trọn hảo".

"Giáo Hội lên án tội lỗi vì Giáo Hội cần phải làm sáng tỏ sự thật: 'Đó là tội lỗi'. Thế nhưng đồng thời Giáo Hội cũng ôm lấy tội nhân là người nhìn nhận mình tội lỗi, đón nhận họ, nói với họ về tình thương vô cùng của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã tha thứ thậm chí cho những người đã đóng đanh và khinh bỉ Người".

"Khi Thánh Phêrô hỏi ngài phải tha cho người ta bao nhiêu lần thì Chúa Giêsu nói rằng không phải 7 lần mà là bảy mươi lần bảy, tức là luôn luôn tha thứ". 

"Theo đường lối Chúa dạy, Giáo Hội được kêu gọi để tuôn đổ tình thương của Giáo Hội trên tất cả những ai nhìn nhận mình là tội nhân, những ai nhận trách nhiệm về sự dữ họ đã vấp phạm, và những ai cảm thấy cần được tha thứ. Giáo Hội không hiện hữu để luận phạt con người mà là tạo nên một cuộc gặp gỡ với tình yêu nội tại của tình thương Thiên Chúa". 

"Tôi thường nói rằng để điều ấy có thể xẩy ra cần phải tiến ra bên ngoài: tiến ra ngoài khỏi các ngôi nhà thờ và các giáo xứ, tiến ra ngoài để tìm kiếm con người ta ở nơi họ sống, nơi họ chịu đựng và nơi họ hy vọng. Tôi thích dùng hình ảnh bệnh viện lưu động để diễn tả về một Giáo Hội xông pha này". 

"Giáo Hội hiện diện ở nơi nào chiến tranh. Giáo Hội không phải là một cơ cấu vững chắc có tất cả dụng cụ máy móc, nơi dân chúng đến để được chữa trị cả những thứ bệnh nặng nhẹ. Giáo Hội là một cơ cấu di chuyển để cứu thương và chăm sóc cấp thời, nhờ đó binh sĩ của Giáo Hội không bị chết".

"Giáo Hội là một nơi chăm sóc khẩn trương, chứ không phải là một nơi để gặp gỡ các chuyên gia. Tôi hy vọng rằng Năm Thánh Tình Thương sẽ làm sáng tỏ khía cạnh mẫu thân và nhân hậu của Giáo Hội, một Giáo Hội xông pha tiến đến với những ai bị 'thương tích', những ai cần được lắng nghe, thông cảm và tha thứ cùng yêu thương". 

 

4- Thành phần giả hình không có Lòng Thương Xót Chúa


Khi nói v "các học giả thông luật - scholars of the law"Đức Phanxicô đã không ngần ngại bày tỏ nhận định của ngài về họ như sau:

"Tôi muốn nói rằng ở nơi họ thường có một thứ giả hình nào đó, một thứ trân trọng gắn bó với lề luật che đậy những vết thương sâu hoắm. Chúa Giêsu thường sử dụng những từ ngữ cứng rắn; Người định nghĩa họ như 'những ngôi mộ sơn trắng' ra vẻ đạo hạnh ở bên ngoài nhưng bên trong, ở bên trong... lại toàn giả hình".

"Những con người này sống chặt chẽ với chữ nghĩa của lề luật nhưng lại là những con người lơ là với yêu thương; những con người chỉ biết đóng cửa và vạch ra các thứ giới hạn".

"Đoạn 23 của Phúc Âm Thánh Mathêu là đoạn rất rõ về vấn đề này; chúng ta cần trở lại đó để hiểu những gì Giáo Hội là và những gì Giáo Hội không bao giờ được là".

"Người diễn tả những phẩm tính của những ai bó những gánh nặng rồi chất chúng lên lưng của các người khác nhưng họ lại không muốn nhúc nhích ngón tay; họ là những con người yêu thích chỗ danh dự và muốn được gọi là thày". 

"Tác hành này xẩy ra khi người ta bị mất đi cái cảm quan kinh sợ đối với ơn cứu độ đã được ban cho họ".

"Khi một con người cảm thấy được an toàn hơn một chút thì họ bắt đầu chiếm lấy những năng quyền không thuộc về họ mà là của Chúa. Cái kinh sợ này dường như trở nên yếu dần, và đó là căn cớ cho chủ nghĩa giáo quyền hay cho tác hành của những ai cảm thấy mình tinh tuyền. Bấy giờ cái ưu thế nổi trội đó là cái thái độ trân trọng gắn bó với các qui tắc cũng như với những đề án của tâm thần".

"Có những lúc tôi cũng lấy làm lạ khi nghĩ rằng giá mà một ít người rất cứng cỏi nào đó tác hành khá hơn khi họ biết thích nghi đi một chút, nhờ đó họ có thể nhớ rằng họ cũng là những tội nhân và nhờ đó họ gặp được Chúa Giêsu".



5- Các vị giải tội 
cần phải có Lòng Thương Xót Chúa

Về vai trò của các vị giải tội, Đức Phanxicô cũng khuyên các vị áp dụng Lòng Thương Xót Chúa như sau:

"Nếu vị giải tội không thể giải tội cho ai đó thì ngài cần phải giải thích lý do tại sao, ngài cần ban phép lành cho họ, dù ở ngoài bí tích thánh".

"Tình yêu của Thiên Chúa vẫn hiện diện cho dù đối với nhũng ai không sẵn sàng đón nhận tình yêu ấy: người đàn ông ấy, người đàn bà ấy, em trai ấy hay em gái ấy - tất cả họ đều được Thiên Chúa yêu thương, họ đều được Thiên Chúa tìm kiếm, họ đều cần được chúc lành. Hãy tỏ ra dịu dàng với những người này. Đừng đẩy họ ra. Người ta đang đau khổ".

"Nếu chúng ta không cho họ thấy tình yêu và tình thương của Thiên Chúa là chúng ta đẩy họ đi và có lẽ họ sẽ không bao giờ trở lại nữa. Vậy hãy ôm lấy họ và tỏ lòng cảm thương, cho dù bạn không thể tha tội cho họ. Hãy cứ việc ban phép lành cho họ".

Đức Phanxicô kể lại chuyện đứa cháu gái của ngài lập gia đình với một người theo nghi thức dân sự thôi, một người đã kết hôn trước đó nhưng chưa được giải hôn, và ngài nói về trường hợp của người cháu rể theo phần đời của ngài như sau:

"Con người này rất đạo đức đến độ mỗi Chúa Nhật, khi anh ta đi lễ, anh ta đều đi xưng tội và nói với vị linh mục rằng 'con biết cha không thể tha tội cho con vì con đã phạm tội vì làm điều này điều nọ, nhưng xin cha hãy ban phép lành cho con. Đó là một con người đạo đức trưởng thành". 

Đức Phanxicô khuyên các vị giải tội hãy áp dụng câu châm ngôn "in dubio pro reo - khi nghi nan hãy theo bị cáo - when in doubt, for the accused" cũng như hãy chú trọng đến chính tác động đến xưng tội của hối nhân.

"Chính sự kiện người ta đến xưng tội đã cho thấy một thứ khởi động thống hối rồi, cho dù họ không ý thức thấy điều đó".

"Không có động lực khởi đầu này con người ấy đã không đến đó. Nguyên việc họ ở đó là chứng cớ cho thấy ước muốn thay đổi của họ. Lời nói là những gì quan trọng nhưng cử chỉ thì lại là những gì hiển nhiên". 

"Chính cử chỉ cũng quan trọng nữa; đôi khi sự hiện diện vụng về ngượng ngập và khiêm tốn của một hối nhân khó bày tỏ bản thân mình lại xứng đáng hơn là những lời lẽ thống hối của người khác". 

"Vị linh mục cần nghĩ đến các tội lỗi của mình, lắng nghe một cách dịu dàng, cầu cùng Chúa cho có được một con tim nhân hậu như Ngài, đừng ném hòn đá đầu tiên vì cả họ nữa cũng là một tội nhân và cũng cần được tha thứ. Ngài cần phải cố gắng nên giống Thiên Chúa nơi tất cả tình thương của mình". 


(ĐTC Phanxicô với một tù nhân ở Philadelphia trong chuyến tông du Hoa Kỳ 9/2015)


6- Lòng Thương Xót Chúa hằng tha thứ chỉ cần một kẽ hở nhỏ xíu là đủ


Còn về phía các hối nhân, Đức Phanxicô cũng để ý đến một cử chỉ rất nhỏ, thật là nhỏ, như một kẽ hở vậy thôi nhưng đã đủ để hoan hưởng Lòng Thương Xót Chúa, như trường hợp của người lính trong cuốn tiểu thuyết "To Every Man a Penny - Một đồng xu cho mọi người" của tác giả người Tô Cách Lan Bruce Marshall, người lính bị án tử nhưng nói với vị linh mục giải tội cho anh rằng anh không thống hối về tội lỗi của mình, tuy nhiên khi được vị linh mục hỏi: "Thế nhưng con có hối hận vì con không hối hận hay chăng?", anh đã trả lời là có nên vị linh mục đã ban ơn xá giải cho anh.

"Vấn đề là thế đó. Đó là một thí dụ hay về chiều dài mà Thiên Chúa muốn đi vào lòng con người, để tìm thấy một kẽ hở nho nhỏ giúp Ngài có thể ban ân sủng của Ngài. Ngài không muốn bất cứ ai bị hư đi. Tình thương của Ngài thì vô cùng vĩ đại lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta, phương dược của Ngài còn vô cùng mạnh mẽ hơn cả các bệnh hoạn của chúng ta cần Ngài chữa lành".

"Thiên Chúa chờ đợi; Ngài chờ đợi chúng ta để chừa cho Ngài chỉ một chút xíu không khoảng để Ngài có thể ban ơn tha thứ của Ngài và đức ái của Ngài trong chúng ta".

"Chỉ có những ai được tình thương dịu dàng của Ngài đụng chạm tới và chăm sóc cho mới thực sự biết Chúa. Vì thế tôi thường nói rằng nơi xẩy ra cuộc gặp gỡ của tôi với tình thương của Chúa Giêsu là tội lỗi của tôi".

"Khi bạn cảm thấy được Ngàinhân hậu 
ôm ấp, khi bạn để cho mình được ôm ấp, khi bạn được tác động - đó là lúc đời sống có thể được thay đổi, vì đó là lúc chúng ta cố gắng đáp ứng tặng ân bao la và khôn lường này, một tặng ân quá dồi dào đến độ nó dường như 'không công bằng tương xứng' trước mắt chúng ta". 


7- Lòng Thương Xót Chúa bao gồm thành phần đồng tính luyến ái


Về phía bản thân của Đức Phanxicô liên quan đến tòa giải tội, khi được hỏi là ngài sẽ tác hành ra sao với tư cách là một vị giải tội đối với một một người đồng tính luyến ái, vì ngài đã có lần nói trong cuộc phỏng vấn trên chuyến bay từ Ba Tây về lại Vatican 7/2013 rằng: "Tôi là ai mà dám phán xét?" ngài đã cho biết như sau:

"Trong hoàn cảnh bấy giờ tôi đã nói điều này: Nếu một người đồng tính luyến ái đang muốn tìm kiếm Chúa thì tôi là ai mà phán xét người ấy? Tôi đã dẫn giải theo lòng của mình Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở chỗ dạy rằng cần phải đối xử với những người ấy một cách tế nhị chứ đừng loại trừ họ". 

"Tôi lấy làm vui khi chúng ta nói về 'thành phần đồng tính', vì trước tất cả mọi sự khác là
 chính cá nhân con người này, theo tổng thể và phẩm giá của họ. Người ta không thể bị xác định chỉ bởi khuynh hướng tính dục của họ: chúng ta đừng quên rằng Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi tạo vật của Ngài và chúng ta được dựng nên để lãnh nhận tình yêu thương vô cùng của Ngài". 

"Tôi mong những người đồng
tính đến xưng tội, để họ gần gữi với Chúa và để tất cả chúng ta cùng cầu nguyện. Bạn có thể khuyên họ cầu nguyện, có thể tỏ thiện chí, có thể cho họ thấy đường đi nước bước và đồng hành với họ trên con đường này".


8- Chỉ khi nào nhận mình là tội nhân mới cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa 


Để trả lời cho câu hỏi tại sao Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho nhân loại, Đức Phanxicô đã trả lời như thế này: 

"Vì Ngài là Thiên Chúa, vì Ngài là tình thương, và vì tình thương là đệ nhất ưu phẩm của Thiên Chúa. Tên của Thiên Chúa là tình thương". 

"Không có một cảnh huống nào mà chúng ta không thể thoát khỏi, chúng ta đừng cứ dìm mình xuống bãi cát lún mà càng chuyển động càng bị lún xuống sâu hơn. Chúa Giêsu có đó, tay của Người vươn ra, sẵn sàng vươn tới chúng ta và kéo chúng ta ra khỏi bùn lầy, ra khỏi tội lỗi, ra khỏi vực thẳm sự dữ mà chúng ta đã bị lọt xuống".

"Chúng ta chỉ cần ý thức được tình trạng của mình, chỉ cần thành thực với chính 
mình, chứ đừng lấp liếm các thương tích của chúng ta. Chúng ta cần xin ơn nhìn nhận bản thân mình là những tội nhân".


9- Tội nhân có thể nhưng con người băng hoại thối nát không thể cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa 


Cũng về tội lỗi, chẳng những liên quan đến vị giải tội cũng như đến tội nhân mà còn đến chính tội lỗi nói chung và tình trạng thối nát băng hoại nói riêng nữa, nhưng tội lỗi và tình trạng băng hoại thối nát đã được Đức Phanxicô phân tích như sau: 

"Tình tr
ạng băng hoại thối nát là một thứ tội, mà thay vì nhận biết để giúp chúng ta khiêm nhượng thì nó lại được trở thành một cấp trật; nó trở thành một thứ thói quen về tâm thần, một lối sống. Chúng ta không còn cảm thấy cần đến ơn tha thứ và tình thương nữa, chúng ta biện minh cho bản thân mình cùng các hành vi cử chỉ của mình".


"Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người rằng cho dù anh em của các con có phạm đến các con mỗi ngày 7 lần và 7 lần đều trở lại xin các con tha thứ thì các con hãy tha cho họ. Một t
ội nhân thống hối, một con người cứ tái phạm vì bản chất yếu đuối của mình, sẽ được ơn tha thứ nếu họ còn cảm thấy cần đến tình thương. Con người băng hoại thối nát là một con người phạm tội nhưng không thống hối, là một con người phạm tội mà vẫn ra vẻ mình là Kitô hữu, và chính đời sống tráo trở hai mặt này là những gì xấu xa tồi bại".  


"Con người băng hoại thối nát này không biết khiêm tốn là gì, họ không cho rằng họ cần được giúp đỡ, họ sống một cuộc đời giả tạo. Chúng ta không được chấp nhận tình trạng băng hoại thối nát này như thể nó chỉ là một thứ tội khác. Cho dù trạng thái băng hoại thối nát thường được đồng hóa với tội lỗi nhưng thật sự chúng là hai thực tại khác biệt, bất chấp chúng có mối giây tương liên".

"Tội lỗi, nhất là khi nó được tái phạm, có thể dẫn đến chỗ băng hoại thối nát, không phải về lượng - theo nghĩa là một số tội lỗi nào đó làm cho con người thành băng hoại thối nát - mà là về phẩm, ở chỗ, các thó
i quen được hình thành đã hạn hẹp khả năng con người yêu thương và tạo nên một cảm quan tự mãn sai lầm".


"Con người băng hoại thối nát chán chường chẳng thèm xin ơn tha thứ và cuối cùng tin tưởng rằng họ không cần xin tha thứ nữa. Chúng ta không phải chỉ qua một đêm là trở thành một người băng hoại thối nát. Nó là một thứ trơn truợt xuống dốc lâu dài không thể chỉ bị đồng hóa như là một loạt tội lỗi. Người ta có thể là một đại tội nhân mà chẳng bao giờ thành băng hoại thối nát, nếu lòng của họ vẫn cảm thấy nỗi yếu hèn của họ. Cái kẻ hở nho nhỏ ấy chính là chỗ giúp cho sức mạnh của Thiên Chúa lọt vào".

"Khi một tội nhân nhận biết mình như thế, họ công nhận một cách nào đó những gì họ gắn bó hay dính bén là sai lầm. Con người băng hoại tội lỗi ch
e đậy những gì họ coi là kho tàng thật sự của họ, mà thật ra lại là những gì làm cho họ trở thành một kẻ nô lệ và giấu diếm tính hư nết xấu đồi bại của họ bằng những cách thức tốt đẹp, luôn tỏ ra khôn khéo để giữ được dáng vẻ bề ngoài".



10- Cảm nghiệm Lòng Thương Xót Chúa nơi Đức Thánh Cha Phanxicô

 

Vẫn tiếp tục với tội lỗi như là một yếu tố bất khả thiếu để có thể nhận biết và thừa hưởng Lòng Thương Xót Chúa, Đức Phanxicô đã nói về bản thân của ngài, chẳng những theo một câu chuyện ở Cựu Ước trong Sách Tiên Tri Isaia liên quan đến hình ảnh Giêrusalem được Thiên Chúa chúc phúc những sau đó đã trở thành như một con điếm mà nàng vẫn được tôn trọng và tha thứ về những gì nàng làm, mà còn liên quan đến thân phận tù nhân và thân phận của Thánh Phêrô nữa:


"Tôi đã đọc thấy những trang Thánh Kinh ấy mà thầm nghĩ rằng tất cả những điều ấy dường như chỉ viết cho tôi. Vị tiên tri này nói về ô nhục và ô nhục là một ân sủng, ở chỗ con người cảm thấy tình thương của Thiên Chúa, họ cảm thấy một thứ tủi nhục cả thể về bản thân họ cũng như về tội lỗi của họ". 

"Vị Giáo Hoàng này là một con người cần đến tình thương của Thiên Chúa".

"Tôi đã thành thực nói cùng các tù nhân ở Palmasola Bolivia, cùng những con người nam nữ đã thật ân cần nghênh đón tôi
. Tôi đã nhắc nhở họ rằng ngay cả Thánh Phêrô và Thánh Phaolô cũng đã từng là các tù nhân. Tôi có được một mối liên hệ đặc biệt với những người ở trong tù, những con người bị mất tự do. Tôi luôn gắn bó với họ, nhất là vì tôi nhận thức mình là một tội nhân".


"Mỗi lần tôi đi qua cổng vào một nhà tù 
để cử hành Thánh Lễ hay để thăm viếng, tôi bao giờ cũng nghĩ rằng tại sao lại là họ mà không phải là tôi chứ? Tôi cần phải ở đó. Tôi xứng đáng ở đó. Cái sa ngã của họ có thể đã là của tôi. Tôi không cảm thấy khá hơn những người đang đứng trước mặt tôi. Vì thế tôi lập lại và nguyện cầu rằng tại sao lại là họ mà không phải là tôi? Có thể là chướng tai gai mắt, thế nhưng tôi có được niềm an ủi từ Thánh Phêrô, ở chỗ ngài đã phản bội Chúa Giêsu thế mà ngài vẫn được chọn".


11- Vì Thương Được Chọn - Miserando atque eligendo

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa khi còn là một thiếu niên, để rồi từ đó sau này ngài đã chọn câu khẩu hiệu giáo phẩm của mình theo chiều hướng ấy, như ngài đã từng nói đến và lập lại nơi đây:

"Tôi không có bất kỳ một hồi niệm nào về tình thương khi tôi còn là một đứa trẻ. Thế nhưng tôi quả thực là có khi trở thành một người trẻ. Tôi nghĩ đến Cha Carlos Duarte Ibarra, vị giải tội mà tôi đã gặp ở nhà thờ giáo xứ của tôi vào ngày 21 tháng 9 năm 1953, ngày Giáo Hội cử hành lễ kính Thánh Mathêu, vị tông đồ kiêm thánh ký. Bấy giờ tôi mới 17 tuổi. Khi xưng tội với ngài, tôi cảm thấy được tình thương của Thiên Chúa đón nhận".

"Cha Ibarra lúc đầu ở Corrientes những sau đó ở Buenos Aires để chữa trị bệnh lẩy bẩy của ngài. Ngài đã qua đời vào năm sau đó. Tôi vẫn nhớ hôm đó xẩy ra như thế nào khi về tới nhà sau lễ an táng và chôn táng của ngài, tôi cảm thấy như thể tôi đã bị bỏ rơi. Và tôi đã kêu la rất nhiều trong đêm hôm đó, thật sự là rất nhiều, để rồi tôi ẩn mình ở trong căn phòng của tôi".

"Tại sao? Bởi vì tôi đã bị mất đi một con người giúp tôi cảm thấy được tình thương của Thiên Chúa, mà vì thương được chọn - miserando atque eligendo, một diễn tả mà bấy giờ tôi chẳng hiểu nhưng dần dần tôi đã chọn làm khẩu hiệu giáo phẩm của tôi. Về sau tôi đã hiểu nó  bài giảng của một đan sĩ người Anh là Thánh Beđa (672-735). Khi diễn tả về việc kêu gọi Thánh Mathêu, ngài viết: 'Chúa Giêsu trông thấy người thu thuế và vì thương nên đã chọn chàng làm tông đồ khi nói với chàng rằng hãy theo Ta'".

"Đó là bản dịch phổ thông về những lời của Thánh Beđa (câu nguyên thủy bằng tiếng Latinh). Tôi thích dịch chữ 'miserando' bằng một danh động từ khác vốn không có, đó là misericordando or mercying. Vậy việc 'mercying him and choosing him - thương chàng và chọn chàng' là những gì diễn tả cái nhìn của Chúa Giêsu là Đấng cống hiến tặng ân tình thương và chọn lựa cùng đưa đi theo với Người". 


12- Tình Thương là một tín lý... thậm chí là đích thực 

Trả lời cho câu hỏi chân lý và tình thương hoặc tín lý và tình thương có nghịch nhau hay chăng, Đức Phanxicô đã cho biết như sau:

"Tôi sẽ nói như thế này: tình thương là những gì thực hữu; nó là đệ nhất ưu phẩm của Thiên Chúa".

"Thế rồi các suy tư thần học về tín lý hay tình thương cứ thế mà theo, nhưng chúng ta không được quên rằng tình thương là tín điều. Ngay cả là thế chăng nữa, tôi vẫn thích nói: tình thương là những gì đích thực". 




Francis, the people´s Pope