GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

 

 

TÔNG DU - VẤN ĐÁP TRUYỀN THÔNG

 

Sau Chuyến Tông Du Mexico trên Chuyến Bay về Roma

 

VATICAN INFORMATION SERVICE 
YEAR XXVI - N° 35
DATE 19-02-2016

Đminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL chuyển dịch


Vấn: Thưa ĐTC, cả hằng bao nhiêu là ngàn người đã bị mất tích ở Mexico, tiêu biểu là vụ 43 người ở Ayotzinapa. Xin hỏi ĐTC là tại sao ĐTC không gặp gia đình của họ mà nhờ đó ĐTC cũng có thể cống hiến cho các gia đình của hằng ngàn người bị mất tích một sứ điệp nào đó?

Đáp: Các sứ điệp của tôi liên tục ám chỉ tới các cuộc ám sát, chết chóc và những cuộc sống bị cầm giữ bởi tất cả những băng nhóm buôn bán cần sa ma túy cũng như bởi những tay buôn bán con người ta. Tôi đã nói về các vấn đề này như là một trong những vết thương mà Mexico đang chịu đựng. Đã cố gắng sắp xếp để gặp gỡ họ, và có nhiều nhóm thậm chí chống nhau trong nội bộ. Bởi thế, tôi đã ưa nói rằng ở Thánh Lễ tôi muốn gặp mọi người tại Thánh Lễ ở Juarez nếu họ muốn, hay ở chỗ khác, nhưng tôi hướng về trường hợp khả dĩ này. Thực tế cho thấy không thể nào gặp gỡ tất cả các nhóm về phía họ lại đáng kình chống nhau. Đối với tôi là một người ngoại quốc khó mà hiểu cho rõ ràng trường hợp khó khăn ấy. Thế nhưng, tôi tin rằng xã hội Mexico là một nạn nhân của điều ấy, của các thứ tội ác, của khuynh hướng làm cho con người biến mất, khuynh hướng loại trừ con người. Tôi đã nói về điều này trong các bàn diễn từ nào có thể. Đó là một nguồn đau đớn lớn lao tôi đang chịu đựng, vì dân tộc này không đáng phải trải qua một thảm trạng như vậy.

 

Vấn: Như ngài biết đề tài về ấu dâm có những gốc gác rất nguy hiểm và đau thương ở Mexico. Trường hợp của Cha Maciel đã lưu lại những vết xẹo quan trọng, nhất là đối với những nạn nhân. Các nạn nhân tiếp tục cảm thấy họ không được Giáo Hội bảo vệ... Ngài nghĩ gì về ý nghĩ ấy khi các vị linh mục được bao che ở trường hợp như thế này, các vị được chuyển đến một giáo xứ khác là xong. Ngàithấy vấn đề này ra sao?

(Biệt chú của người dịch, theo https://en.wikipedia.org/wiki/Marcial_Maciel: Cha Maciel, một linh mục người Mexico, sinh năm 1920 ở Mexico và qua đời năm 2008 ở Florida Hoa Kỳ. Vị này là một giới trẻ  có vấn đề, đã từng bị đuổi ra khỏi 2 chủng viện 2 lần vì lý do chẳng bao giờ được biết, nhưng đã trở thành linh mục chỉ sau khi được một trong những người ch1u của vị này truyền chức cho vào ngày 26/11/1944 ở Thành Phố Mexico. Vị này đã sáng lập Dòng LC - Legion of Christ - Đạo Binh Chúa Kitô từ năm 1941, và Phong Trào Regnum Christi - Nước Chúa Kitô cho dòng này vào năm 1959. Và qua hai tổ chức này, vị sáng lập này đã mở nhiều trường học và một hệ thống các đại học cùng nhiều cơ quan bác ái khác.

Vào năm 1997, một nhóm 9 nam nhân đã công khai tố cáo vị này đã lạm dụng tình dục họ khi họ đang trong thời gian học với vị này ở Tây Ban Nha và ở Roma trong thập niên 1940 và 1950. Đức Hồng Y Ratzinger, tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã thực hiện các cuộc điều tra và vào tháng 5/2006, ngài bấy giờ là Giáo Hoàng Biển Đức XVI, qua Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã yêu cầu vị này "sống đời ẩn dật thống hối và cầu nguyện, không được thi hành bất cứ một hình thức thừa tác vụ nào công khai".

Vào Tháng 7/2009, nghĩa là sau cái chết của vị này, một tờ nhật báo Tây Ban Nha đã tung ra cuộc phỏng vấn một người đàn bà có con với vị này năm 1986 và hiện đang sống ở một căn chung cư sang trọng ở Maní là thủ đô của Tây Ban Nha do vị này mua cho bà. Ngày hôm sau của bài báo này, truyền thông Mexico tường trình rằng có một vị luật sư là José Bonilla sẽ đại diện cho 3 trong 6 người có thể là con của vị này trong vụ kiện dân sự để lấy lại tài sản của vị ấy, vì vị ấy đứng tên mua một số tài sản ở Mexico cũng như trên thế giới. 

Vào Tháng 2/2009 đã có tin tức về vị này sống một cuộc đời hai mặt, đến độ vị bề trên tổng quyền của dòng do vị này sáng lập đã phải đi đến thăm từng khu vực của dòng và sau đó đã công khai xin lỗi về hành vi của vị sáng lập ấy. Ngoài ra, Dòng vị này lập cũng đã công khai nhìn nhận rằng vị ấy thực sự là cha của một người con gái...)

Đáp: Vị giám mục nào thuyên chuyển linh mục đến một giáo xứ khác nếu ngài khám phá thấy xẩy ra chuyện ấu dâm là vị giám mục không có lương tâm và điều hay nhất đối với ngài đó là hãy xin từ nhiệm. Sau nữa, tôi muốn trở lại trường hợp Maciel. Ở đây, tôi xin tỏ lòng tôn kính một con người đã chiến đấu ở giây phút ngài không có sức để bắt mình làm, cho đến độ ngài đã có thể làm như vậy: đó là Đức Hồng Y Ratzinger, vị có tất cả mọi tài liệu. Khi ngài là tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin ngài đã có đủ tài liệu trong tay, ngài đã thực hiện các cuộc điều tra... thế nhưng ngài đã không thể tiếp tục cho tới cùng. Tuy thế, nếu các bạn còn nhớ, thì 10 ngày trước khi Thánh Gioan Phaolô II qua đời, tức là vào hôm Thứ Sáu Đi Đường Thánh Giá, ngài đã nói với toàn thể Giáo Hội rằng cần phải tẩy sạch 'cái nhơ bẩn' trong Giáo Hội. Trong Thánh Lễ trước cuộc bầu tân giáo hoàng Pro Eligendo Pontifice - ngài không khờ đến độ không biết được rằng ngài là một ứng viên - ngài đã không giấu diếm chủ trương của mình, ngài đã nói cũng chính điều ấy. Ngài thực sự là một con người can đảm đã giúp rất nhiều vào việc mở cánh cửa ấy. Sau hết, chúng tôi đã chịu khó làm việc. Bàn luận với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh cũng như với nhóm 9 hồng y cố vấn, tôi đã quyết định bổ nhiệm một văn phòng thứ ba gắn liền với Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin chỉ chuyên về những trường hợp này mà thôi, vì Thánh Bộ này không thể quán xuyến những trường hợp này với tất cả những gì cần phải làm, và vì thế văn phòng này biết đảm nhiệm điều ấy. Chưa hết, một Tòa Điều Trần cũng được thiết lập, đừng đầu bởi Đức ông Scicluna, để giải quyết những trường hợp tái diễn... Một điều nữa đang hoạt động rất tốt đó là Ủy Ban Bảo Vệ Trẻ Em... Liên quan đến trường hợp Maciel, trở về với Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, việc cần làm đã được thực hiện, và giờ đây Hội Dòng này, việc quản trị của hội dòng được ủy thác bán phần, nghĩa là vị bề trên tổng quyền được Hội Đồng tuyển chọn qua một Đại Công Nghị, thế nhưng Vị Đại Diện lại được Đức Giáo Hoàng chọn. Hai vị tổng cố vấn được chọn bởi Công Nghị của Dòng và 2 vị tổng cố vấn khác được chọn bởi Giáo Hoàng, nhờ đó chúng ta có thể giúp họ kiểm tra những chuyện cũ.

 

Vấn: Ngài đã nói rất hùng hồn về các vấn đề di dân. Tuy nhiên, ở bên kia biên giới, có một cuộc vận động bầu cử cứng rắn đang diễn tiến. Một trong những ứng viên cho Nhà Trắng, đó là ứng viên Cộng Hòa Donald Trump, gần đây đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Đức Giáo Hoàng là một con người chính trị hay đúng hơn là một con chốt trong bàn tay của chính quyền Mexico ủng hộ chính sách di dân. Ông ta đã tuyên bố rằng nếu được bầu ông ta cố ý xây một bức tường dài 2 ngàn 500 cây số dọc theo biên giới giữa Mexico và Hoa Kỳ, và tống cổ mười một triệu người di dân bất hợp pháp đi, gây ra cảnh ly tán gia đình v.v. Xin hỏi ngài, trước hết, ngài nghĩ sao về những lời tố cáo ấy và người Công giáo Hoa kỳ có thể bầu cho một con người như vậy hay chăng.

Đáp: Tôi xin tạ ơn Thiên Chúa vì ông ấy đã nói tôi là một chính trị gia, như Aristotle đã định nghĩa con người là 'một con vật chính trị - animal politicus': ít ra tôi cũng là một con người! Và tôi là một con tốt... có thể lắm, tôi không biết. Tôi xin để cái đó tùy các bạn phán đoán, tùy dân chúng. Một con người mà chỉ nghĩ đến xây dựng những bức tường, bất cứ ở nơi đâu, chứ không phải là những cây cầu, thì không phải là Kitô hữu. Điều đó không có trong Phúc Âm. Về việc tôi khuyên bầu hay không bầu là điều tôi không thích can dự vào. Tôi chỉ muốn nói rằng con người này không phải là Kitô hữu. Cần phải biết rằng ông ta có nói điều ấy hay chăng, bởi thế không nên nói khi đang nghi ngờ.

 

Vấn: Cuộc gặp gỡ đức thượng phụ Nga Kirill và việc ký kết Bản Tuyên Ngôn Chung được cả thế giới cho rằng đó là một bước tiến lịch sử. Thế nhưng, giờ đây, ở Ukraine những người Công giáo Hy Lạp lại cảm thấy mình bị phản bội về một 'văn kiện lịch sử', hỗ trợ cho chính sách của người Nga. Vì thế mà lại bùng lên một trận chiến về ngôn từ.

Đáp: Đó như là một văn kiện mở đường cho việc bàn luận. Tôi cũng muốn nói thêm rằng Ukraine là một xứ sở đang trải qua một giai đoạn chiến tranh, giai đoạn đau khổ, với nhiều thứ dẫn giải. Tôi đã đề cập đến việc nhân dân Ukraine nhiều lần xin cầu nguyện và gắn bó với họ, cả ở buổi nguyện Kinh Truyền Tin cũng như ở các buổi Triều kiến chung. Thế nhưng sự kiện lịch sử về một cuộc chiến - ai cũng có ý nghĩ của mình rằng chiến tranh này là gì? Ai đã gây chiến? Cần phải làm những gì? Không được làm những gì? Rõ ràng rằng đây là một vấn đề lịch sử, nhưng cũng còn là vấn đề hiện hữu cho xứ sở ấy, một vấn đề về đau khổ. Chính trong bối cảnh ấy mà tôi xen kẽ vào đoạn này những gì tín hữu có thể hiểu được. Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Ukraine là Sviatoslav Shevchuk đã nói rằng nhiều tín hữu đã gọi cho ngài hay viết cho ngài cho biết rằng họ đã cảm thấy họ rất ư là thất vọng hay đã bị Roma phản bội. Một dân tộc trong hoàn cảnh như thế cảm thấy như vậy là điều có thể thông cảm được. Bản văn kiện này là những gì có thể tranh luận về vấn đề Ukraine ấy, thế nhưng bản văn viết rằng phải chấm dứt chiến tranh và cuộc xung đột này cần phải được giải quyết bằng các hiệp ước. Cả cá nhân tôi cũng bày tỏ niềm hy vọng rằng Thỏa Ước Minks cứ việc tiến hành và những gì được viết ra bằng bàn tay thì không bị hủy bỏ bằng cùi chỏ. Giáo Hội ở Roma và Giáo Hoàng đã hằng kêu gọi là "tìm kiếm hòa bình".

 

Vấn: Quốc Hội Ý quốc đang bàn về luật cho các cuộc kết hợp về dân sự (civil unions), một vấn đề đang làm nổi lên những xung khắc chính về chính trị mà còn cả những tranh cãi nẩy lửa trong xã hội cũng như nơi người Công giáo nữa.

Đáp: Trước hết, tôi không biết những gì đang xẩy ra ở quốc hội Ý quốc ra sao. Giáo Hoàng không dính dáng gì tới chính trị nước Ý. Ở cuộc gặp gỡ lần đầu tiên với các vị Ý vào tháng 5/2013, một trong những điều tôi đã nói đó là: quí huynh hoàn toàn tự lập với chính quyền ý quốc. Giáo Hoàng là vị cho hết mọi người, ngài không thể dính dáng tới chính trị nội bộ đặc biệt của một quốc gia nào. Đó không phải là vai trò của Giáo Hoàng. Những gì tôi nghĩ là những gì Giáo Hội nghĩ và tôi vẫn thường nói - vì đây không phải là xứ sở đầu tiên có cảm nghiệm này, mà là rất nhiều - tôi nghĩ những gì Giáo Hội đã hằng nói về điều ấy.

 

Vấn: Mấy tuần nay đã có những quan tâm ở nhiều xứ sở Mỹ Châu Latinh, cũng như ở Âu Châu, liên quan đến khuẩn Zika. Nguy cơ lớn nhất xẩy ra cho phụ nữ mang thai. Một số chính quyền đã nêu lên vấn đề phá thai, hay tránh thụ thai. Liên quan đến việc tránh thụ thai, về vấn đề này, Giáo Hội có thể xem xét quan niệm về "chọn sự dữ kém hơn trong hai sự dữ".

Đáp: Phá thai không phải là sự dữ kém hơn trong hai sự dữ. Nó là một tội ác, một sự dữ tuyệt đối. Về "sự dữ kém hơn", như tránh thụ thai, chúng ta nói đến nó vì có liên quan đến một sự xung khắc giữa điều răn thứ năm và điều răn thứ sáu. Đức Phaolô VI, một con người khôn ngoan, trong một trường hợp khó khăn ở Phi Châu, đã cho phép các nữ tu sử dụng ngừa thai trong trường hợp bị hiếp. Đừng lẫn lộn sự dữ tự nó tránh thụ thai với phá thai... Đàng khác, việc tránh thụ thai không phải là một sự dữ tuyệt đối. Trong một số trường hợp, như trong trường hợp này, hay trong trường hợp của Chân Phước Phaolô VI tôi đã đề cập tới thì rõ. Tôi cũng khuyên các vị bác sĩ hãy làm hết sức mình để tìm những loại chủng ngừa chống lại chứng bệnh ấy. Cần phải hoạt động cho chứng bệnh này".

 

Vấn: Chẳng bao lâu ngài nhận Giải Charlemagne, một trong những phần thưởng có giá trị nhất ở Cộng Đồng Âu Châu... Ngài có lời gì cho chúng tôi trong trường hợp khủng hoảng ở Âu Châu hay chăng?

Đáp: Trước hết, về Giải Charlemagne. Tôi có thói quen không nhận các thứ giải này giải kia hay những thứ tôn vinh này nọ, không phải vì khiêm nhượng, mà là vì tôi không thích những điều ấy... Thế nhưng trong trường hợp này, tôi không nói rằng tôi bị 'buộc' mà là bị thuyết phục bởi cái cứng đầu có tính cách thánh thiện và thần học của Đức Hồng Y Kasper... Tôi đã chấp nhận và đã trả lời 'được, ở Vatican'. Và tôi cống hiến giải này cho Âu Châu, như là một thứ để cùng trang hoàng cho Âu Châu, một giải để Âu Châu có thể thực hiện như tôi đã nói ở Strasbourg; đó là nó không còn là một 'Âu Châu bà già' mà là 'Âu Châu bà mẹ'. Sau nữa, có lần đọc những tin tức về cuộc khủng hoảng này hay khủng hoảng kia... có một chữ làm tôi ưa thích... đó là chữ 'đặt lại nền móng' Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Tôi đã nghĩ đến các vị cha ông cao cả, thế nhưng ngày nay cũng đang có một Schuman, một Adenauer, những chính trị gia lớn, thành phần sau cuộc chiến đã thành lập Khối Hiệp Nhất Âu Châu. Tôi thích tư tưởng đặt lại nền tảng này cho Khối Hiệp Nhất Âu Châu, nó có thể sẽ được thực hiện, vì Âu Châu - tôi không nói nó đặc thù mà là nó có một quyền lực, một nền văn hóa, một lịch sử không thể bị mất đi, và chúng ta cần phải làm mọi sự có thể để Khối Hiệp Nhất Âu Châu có quyền lực cùng với hứng khởi để tiến lên.

 

Vấn: Thưa ĐTC, ĐTC đã nói nhiều về gia đình và Năm Thánh Tình Thương trong chuyến tông du này. Một số người ngẫm nghĩ rằng làm sao Giáo Hội chủ trương thương xót có thể tha thứ cho một kẻ sát nhân dễ hơn là một người ly dị tái hôn?

Đáp: Đã có hai cuộc thượng nghị Giám Mục Thế Giới nói về gia đình. Vị Giáo Hoàng này đã nói về vấn đề ấy suốt cả một năm qua các bài Giáo Lý Thứ tư hằng tuần. Vấn đề này đúng như thế, bạn đã đặt ra hay lắm. Văn kiện hậu Thượng Nghị ... lập lại hết mọi sự Thượng Nghị đã nói về các sự xung khắc, về các gia đình bị thương tích và việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình bị thương tích. Nó là một trong các mối quan tâm của chúng ta. Một mối quan tâm khác đó là việc dự bị hôn nhân... Việc sửa soạn thành hôn rất ư là quan trọng... Tôi tin rằng nó là một điều mà trong Giáo Hội, nơi thừa tác mục vụ chung, ít là ở xứ sở của tôi, ở Nam Mỹ Châu, Giáo Hội không được coi trọng cho lắm. Chẳng hạn, giờ đây không xẩy ra nhiều cho lắm, nhưng mấy năm trước đây ở quê hương của tôi đã có một thói quen, một điều được gọi là 'casamiento de apuro', tức là một thứ hôn nhân vội vã (a marriage in haste) vì chợt có thai, để bảo vệ danh dự cho gia đình. Trong trường hợp này đôi phối ngẫu không được tự do và loại hôn nhân này thường bất thành. Là giám mục tôi đã cấm các vị linh mục của tôi cử hành loại hôn nhân này... Tôi muốn nói rằng hãy cứ sinh đứa bé ra, họ cứ tiếp tục là đính hôn nhân của nhau, và khi họ cảm thấy có thể sống trọn đời bấy giờ họ có thể tiến tới... Một chương rất hay khác là vấn đề giáo dục con cái: các nạn nhân của những vấn đề trong gia đình là con cái... Một điều hay khác ở cuộc gặp gỡ các gia đình ở Tuxtla - có một cặp, tái giá, và 'hội nhập' vào thừa tác mục vụ của Giáo Hội. Cụm từ chính này được thượng nghị sử dụng, một cụm tự tôi muốn sử dụng, đó là 'tái hội nhập' các gia đình bị thương tích, các cặp tái hôn ... vào đời sống của Giáo Hội. Thế nhưng không được quên con cái là thành phần ở giữa cha mẹ. Chúng là nạn nhân chính, phải chịu đựng cả những vết thương này cũng như những điều kiện nghèo khổ cùng công ăn việc làm...

 

Vấn: Như thế có nghĩa là họ có thể chịu lễ?

Đáp: Đó là điều cuối cùng. Việc hội nhập vào Giáo Hội không có nghĩa là được rước lễ... Nó là một đường lối tiến đến việc hội nhập, tất cả mọi cánh cửa đều được mở ra, thế nhưng chúng ta không thể nói, 'từ đây họ có thể rước lễ'. Điều này cũng là một tổn thương cho hôn nhân, cho đôi phối ngẫu, vì không cho phép họ tiến hành trên con đường hội nhập. Đôi phối ngẫu ở Tuxtla đã sung sướng. Họ đã sử dụng một cách diễn tả rất đẹp đó là chúng con không hiệp lễ nhưng chúng con hiệp thông khi chúng con viếng thăm các bệnh viện, hiệp thông nơi việc phục vụ này ở việc phục vụ kia. Việc hội nhập của họ vẫn còn đó. Nếu có một điều gì hơn nữa thì Chúa sẽ nói với họ, nhưng đó là một đường đi nước bước vậy.

 

Vấn: Truyền thông đã nói đến việc trao đổi nhiều thư tín giữa Đức Gioan Phaolô II và nữ triết gia Hoa Kỳ là Ana Teresa Tymieniecka... Theo Đức Giáo Hoàng một vị Giáo Hoàng có được liên hệ mật thiết như thế với một người nữ hay chăng?

Đáp: Tôi xin nói rằng một nam nhân không làm sao có được mối liên hệ thân hữu với một nữ nhân ... thì nam nhân này đang bị mất đi một điều gì đó... Tình bạn với nữ giới không phải là điều tội lỗi. Nó là một tình bạn... Mà Giáo Hoàng là một nam nhân. Giáo Hoàng cũng cần đến đóng góp của nữ giới nữa. Cả Giáo Hoàng nữa cũng có một con tim có thể có được một tình bạn lành mạnh thánh hảo với một người nữ. Có những người bạn thánh - như Thánh Phanxicô và Clara, Thánh Teresa và Gioan Thánh Giá... Thế nhưng nữ giới vẫn chưa được quan tâm đủ; chúng ta chưa hiểu được cái tốt đẹp mà một người nữ có thể mang đến cho đời sống của một vị linh mục và của giáo hội ở chỗ tham vấn, giúp đỡ và tình bạn lành mạnh.

 

Vấn: Về đề tài luật lệ đang được cứu xét ở quốc hội Ý quốc: nó là một thứ luật, ở một cách nào đó, liên quan đến các quốc gia khác, vì các quốc gia khác có những khoản luật về những thứ liên kết nơi thành phần đồng tính. Có một văn kiện của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin từ năm 2003 đã giành hẳn một chương về vị thế của các nhà lập pháp Công giáo liên quan đến vấn đề này. Bản văn này minh nhiên nói rằng các nhà lập pháp Công giáo không được bỏ phiếu cho những luật lệ ấy. Trước hết xin được hỏi là văn kiện năm 2003 này có còn hiệu lực hay chăng? Một nhà lập pháp Công giáo cần phải có chủ trương ra sao? Ngoài ra, sau Moscow, Cairo: đang có một 'thứ tan chảy' khác xuất hiện ở chân trời? Tôi muốn nói đến cuộc hội kiến mà Ngài hy vọng với 'Giáo Hoàng của phái Hồi giáo Sunnis', nếu được phép gọi vị Đạo Trưởng Hồi giáo Al Azhar này như thế.

Đáp: Về vấn đề thứ hai, Đức ông Ayuso, thư ký của Hội Đồng Tòa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn được lãnh đạo bởi Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, đã đến gặp vị đại diện của vị Đạo Trưởng này và chào vị Đạo trưởng Hồi giáo ấy... Tôi muốn gặp gỡ vị này. Tôi biết rằng vị ấy thích như thế. Chúng tôi đang tìm cách, bao giờ cũng qua Đức Hồng Y Tauran vì đó là đường lối. Thế nhưng chúng tôi đã đạt được điều ấy. Liên quan đến đề tài thứ nhất: tôi không nhớ rằng bản văn kiện 2003 của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, thế nhưng hết mọi nhà lập pháp Công giáo cần phải bỏ phiếu theo lương tâm hiểu biết rõ ràng của mình. Tôi chỉ muốn nói thế thôi. Tôi nghĩ như vậy là đủ... Liên quan đến những người đồng tính, tôi lập lại những gì tôi đã nói trên chuyến đi đến Rio di Janeiro. Nó ở trong Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.

 

Vấn: Cám ơn ngài về chuyến đi Mexico... Chúng tôi đã nghĩ đến các chuyến đi trong tương lai. Khi nào ngài sẽ đi đến Á Căn Đình, nơi đang đợi chờ ngài từ lâu? Khi nào ngài sẽ trở lại Mỹ Châu Latinh hay là ngài sẽ đến Trung Hoa?

Đáp: Tôi mong muốn tới Trung Hoa!... Tôi xin nói một chút xíu về nhân dân Mexico. Đó là một dân số có một kho tàng to lớn... một nền văn hóa có cả ngàn năm... Đó là một nhân dân tin tưởng mãnh liệt. Họ cũng bị bắt đạo. Họ có các vị tử đạo và tôi giờ đây phong thánh cho 2 trong các vị đó. Đó là một dân tộc các bạn không dễ gì mà hiểu được: các bạn không thể giải thích được cái giầu có ấy, cái lịch sử ấy, cái niềm vui ấy, cái khả năng hân hoan giữa thảm trạng ấy... Tuy thế họ vẫn là một quốc gia còn một thứ sức sống chỉ có thể hiểu được nhờ sự kiện Guadalupe. Tôi mời gọi các bạn hãy nghiêm cẩn nghiên cứu các sự kiện về Guadalupe. Đức Bà ở đó. Tôi không thể nào tìm thấy một lý do nào khác... Có những cuốn sách hay ho giải thích nó, cắt nghĩa cả về bức họa cùng với ý nghĩa của bức họa này. Nhờ đó các bạn hiểu hơn dân tộc cao cả và đẹp đẽ ấy.