GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô 

với Tòa Án Sự Thật về Gia Đình

(Thứ Sáu 22/1/2016)



"Những ai, vì tự chọn cũng như vì những hoàn cảnh bất hạnh trong đời

sống, 
đang sống  trong tình trạng lầm lỗi một cách khách quan,

vẫn tiếp tục là đối tượng của tình yêu

 nhân hậu Chúa Kitô và vì thế cũng là c
ủa chính Giáo Hội nữa".



Anh Em thân mến,

Xin thân ái đón chào anh em và cám ơn Vị Chưởng Ấn về những lời dẫn nhập cho cuộc gặp gỡ của chúng ta đây.

Thừa tác vụ của Tông Tòa Roma Rota bao giờ cũng là để giúp Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, nhờ đó Giáo Hội, bất khả phân lý với gia đình, tiếp tục loan truyền dự án của Thiên Chúa Hóa Công và Cứu Chuộc về tính chất linh thánh và vẻ đẹp của cơ cấu gia đình - một sứ vụ bao giờ cũng thích hợp nhưng có một tầm vóc đặc biệt quan trong trong thời điểm của chúng ta.

Cùng với định nghĩa về Roma Rota là Tòa Án về Gia Đình (1), tôi muốn nhấn mạnh đến đặc quyền khác nữa, Roma Rota là Tòa Án về sự thật của mối liên hệ linh thánh. Hai khía cạnh này bổ túc cho nhau.

Thật vậy, Giáo Hội có thể tỏ tình yêu nhân hậu bền bỉ của Thiên Chúa ra cho các gia đình, đặc biệt là những gia đình bị thương tích gây ra bởi tội lỗi cũng như bởi các thử thách trong đời, và đồng thời loan báo sự thật bất khả cướp đoạt của hôn nhân theo dự án của Thiên Chúa. Việc phục vụ này chính yếu được ủy thác cho vị Giáo Hoàng cũng như cho các vị Giám Mục. 

Trong các cuộc họp Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới về chủ đề gia đình, nhờ Chúa giúp đã diễn tiến trong 2 năm vừa qua, chúng ta đã có thể có được, theo tinh thần và cách thức đoàn tính hiệu nghiệm, một nhận thức sâu xa và khôn ngoan, nhờ đó Giáo Hội - cùng với những sự thể khác - đã xác định với thế giới rằng không thể nào lẫn lộn giữa gia đình theo ý muốn của thiên Chúa với tất cả các loại phối hiệp khác

Bằng thái độ thiêng liêng và mục vụ này, hoạt động của anh em là trợ giúp và cổ võ the opus veritatis - công việc của chân lý. Khi Giáo Hội, qua việc phục vụ của anh em, quyết định công bố sự thật về hôn nhân cho một trường hợp cụ thể nào, vì lợi ích của tín hữu, thì Giáo Hội đồng thời cũng trình bày cho những ai, vì tự chọn cũng như vì những hoàn cảnh bất hạnh trong đời sống (2), đang sống trong tình trạng lầm lỗi một cách khách quan, vẫn tiếp tục là đối tượng của tình yêu nhân hậu Chúa Kitô và vì thế cũng là đối tượng cho tình yêu nhân hậu của chính Giáo Hội nữa

Gia đình, được xây dựng trên hôn nhân bất khả phân ly, phối hợp và sản sinh, là những gì "mơ ước" của Thiên Chúa cũng như của Giáo Hội đối với phần rỗi của nhân loại (3). 

Như Chân Phước Phaolô VI đã khẳng định, Giáo Hội luôn hướng "một cái nhìn đặc biệt, đầy quan tâm và yêu thương đến gia đình cùng với các vấn đề của nó. Nhờ phương tiện hôn nhân và gia đình, Thiên Chúa đã khôn khéo liên kết hai thực tại trọng đại nhất của loài người đó là sứ vụ truyền đạt sự sống và tình yêu hỗ tương hợp lệ của người nam và người nữ, nhờ đó họ được kêu gọi để viên trọn nhau bằng một trao hiến cho nhau, chẳng những về thể lý mà nhất là về tinh thần. Hay để nói rõ hơn đó là Thiên Chúa muốn các đôi phối ngẫu được tham phần vào tình yêu của Ngài, vào một tình yêu riêng tư Ngài giành cho từng người trong họ nhờ đó Ngài mời gọi họ hãy giúp nhau và hiến mình cho nhau để đạt tới tầm vóc viên trọn nơi đời sống riêng tư của họ; cũng như vào một tình yêu Ngài mang đến cho nhân loại và cho tất cả con cái của Ngài, nhờ đó Ngài muốn tăng bội con cái loài người để cho họ được tham dự vào Sự Sống của Ngài và hạnh phúc trường cửu của Ngài" (4). 

Gia đình và Giáo Hội, ở hai lãnh vực khác nhau nhất trí nâng đỡ con người cho đến cùng đời sống của họ. Cả hai thực sự làm như thế bằng những giáo huấn mà cả hai truyền đạt, nhưng cũng bằng chính bản chất của mình là cộng đồng yêu thương và sự sống nữa. Thật vậy, nếu người ta có thể nói một cách hay ho rằng gia đình là "Giáo Hội tại gia", thì danh xưng xác đáng được gán cho Giáo Hội là "gia đình của Thiên Chúa". Bởi thế, "tinh thần gia đình" là một bản hiến chương nồng cốt cho Giáo Hội: Kitô giáo cần phải trở thành như thế và phải là như vậy. Những gì được viết ra rất rõ ràng như thế này: "anh em không còn là những kẻ xa lạ và là các kẻ kiều cư nữa, mà là đồng bào với các thánh và với các phần tử của nhà Chúa" (Epheso 2:19). "Giáo Hội là và phải là gia đình Thiên Chúa" (5). 

Chính vì là Mẹ và là Thày mà Giáo Hội biết rằng, trong số Kitô hữu, có một số đức tin mạnh mẽ, được làm nên bởi đức ái và được củng cố bằng kiến thức giáo lý tốt đẹp cũng như được nuôi dưỡng bằng nguyện cầu cùng đời sống bí tích, trong khi những người khác yếu đức tin, bị bỏ bê, không được học hỏi, kém giáo dục hay bị lãng quên.

Cũng cần nói cho rõ ràng là phẩm chất của đức tin không phải là điều kiện thiết yếu cho việc ưng thuận thành hôn, một thứ ưng thuận mà theo định luật ngàn đời có thể bị hạ cấp chỉ ở tầm mức tự nhiên (xem Giáo Luật khoản 1055, tiết 1 và 2). Thật vậy, the habitus fidei - thói quen của đức tin được phú bẩm khi Rửa Tội tiếp tục tác dụng một cách mầu nhiệm trên linh hồn, ngay cả khi đức tin không hề được phát triển và theo tâm lý dường như bị khuất bóng. Không phải là hiếm thấy những phần tử ký kết hôn nhân, được the instinctus naturae - bản năng tự nhiên thúc đẩy tiến tới hôn nhân thực sự, vào lúc cử hành hôn nhân, đã có một nhận thức hạn hẹp về tất cả dự án của Thiên Chúa, và chỉ sau đó, trong đời sống gia đình, họ mới khám phá ra tất cả những gì Thiên Chúa Hóa Công và Cứu Chuộc đã thiết định cho họ. Sự thiếu hiểu biết theo đức tin cũng như sự lầm lỗi về mối hiệp nhất, về tính chất bất khả phân ly và về giá trị bí tích của hôn nhân làm mất đi việc ưng thuận hôn nhân chỉ khi nào những thứ ấy chi phối ý muốn (xem Giáo Luật khoản 1099). Chính vì thế mà cần phải thẩm định rất kỹ lưỡng những lầm lỗi liên quan đến tính chất linh thánh của hôn nhân. Thế nên, theo cảm quan mới về trách nhiệm, Giáo Hội tiếp tục chủ trương hôn nhân, nơi những yếu tố thiết yếu của nó là sinh sản, phúc lợi của đôi phối ngẫu, mối hiệp nhất, tính chất bất khả phân ly, tính chất linh thánh (6) - không như là một lý tưởng đối với một ít người, bất chấp những mô mẫu tân thời tập trung vào những gì là phù du và chuyển đổi, mà như là một thực tại, nhờ ân sủng của Chúa Kitô, tất cả mọi tín hữu lãnh nhận phép rửa đều có thể sống. Và vì vậy mới càng có lý do để cái khẩn trương của mục vụ, một thứ khẩn trương của mục vụ bao gồm tất cả mọi cấu trúc của Giáo Hội, thúc đẩy việc tập hợp nỗ lực chung nhắm đến việc chuẩn bị hôn nhân một cách thích đáng, bằng một thứ hướng dẫn mới về giáo lý - tôi muốn nhấn mạnh là bằng một thứ hướng dẫn mới về giáo lý  - như một số Nghị Phụ Thượng Nghị Giám Mục về gia đình rất mong muốn (7).

Anh Em thân mến, thời điểm chúng ta đang sống đây rất ư là cam go, cam go đối với các gia đình, cam go với các Mục Tử chúng ta là thành phần được mời gọi để nâng đỡ các gia đình. Với ý thức ấy, tôi chúc anh em làm việc tốt đẹp cho Tân Niên được Chúa ban cho chúng ta đây. Tôi hứa cầu nguyện cho anh em và tôi cũng cần lời cầu nguyện của anh em nữa. Xin Đức Mẹ và Thánh Giuse giúp cho Giáo Hội được tăng tiến theo tinh thần của gia đình và cho các gia đình để càng cảm thấy một phần sống động và chủ động của Dân Chúa. Cám ơn anh em.  

http://zenit.org/articles/popes-address-to-tribunal-of-roman-rota/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề cùng với những chỗ tự ý nhấn mạnh



[1] Pius XII, Allocution to the Roman Rota on October 1, 1940: L’Osservatore Romano, October 2, 1940, p. 1.

[2] “Perhaps all this scourge has an extremely generic name, but in this case tragically true, and it is egoism. If egoism governs the realm of human love, which is in fact the family, it dishonors, languishes, and dissolves it. The art of loving is not as easy as commonly believed. Instinct is not enough to teach it, and passion even less so, nor pleasure” (G.B. Montini, Pastoral Letter to the Ambrosian Dioceses at the Beginning of Lent of 1960).

[3] Cf. Pius XI, Encyclical Letter Casti Connubi, December 31, 1939: AAS 22 (1930), 541.

[4] Paul VI, Address to the Participants in the 13th National Congress of the Italian Women’s Center, February 12, 1966: AAS 58 (1966), 219. In his Letter to Families, Saint John Paul II affirmed that the family is the way of the Church: “the first and the most important” (Gratissiman Sane, February 2, 1994, 2: AAS 86 [1994], 868).

[5] Catechesis in the General Audience of October 7, 2015.

[6] Cf. Augustinus, De Bono Coniugali, 24, 32: De Genesi ad Litteram, 9, 7, 12.

[7] “This preparation for marriage, we think, will be made easy, if the formation of a family is presented to youth, and if it includes those that intend to found their own family as a vocation, as a mission, as a great duty, which gives life a very lofty purpose, and fills it with its gifts and virtues. This presentation does not deform or exaggerate the reality” (G.B. Montini, Pastoral Letter to the Ambrosian Archdiocese, cit.).