Đức Thánh Cha Phanxicô

 

GIÁO LÝ VỀ PHỤNG VỤ CỬ HÀNH THÁNH THỂ

 

Pope Francis at his Wednesday General Audience

 

BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TƯ 7-3-2018

trong Sảnh Đường Phaolô VI (vì trời lạnh bên ngoài)

và cả ở Trong Đền Thờ Thánh Phêrô (như lần trước, qua truyền hình; ĐTC cũng sang chào cả tham dự viên bên Đền Thờ)

 

 

LOẠT BÀI GIÁO LÝ VỀ THÁNH LỄ HAY CỬ HÀNH THÁNH THỂ

Bài 12

Kinh Nguyện Thánh Thể

 

Pope Francis during his weekly General Audience

 

Bản Tóm Lược của Tòa Thánh:

Anh chị em thân mến: theo các bài giáo lý của chúng ta về Thánh Lễ, giờ đây chúng ta tiến đến Kinh Nguyện Thánh Thể, trong đó, theo lệnh truyền của Chúa, chúng ta lập lại những lời nói và hành động trong Bữa Tiệc Ly. Trong việc dâng bánh và rượu là những gì trở thành mình và máu của Người, chúng ta liên kết bản thân mình với hy tế hòa giải trên thập tự giá của Người. Kinh Nguyện Thánh Thể bắt đầu bằng Kinh Tiền Tụng, kinh mời gọi chúng ta hãy nâng lòng lên để tạ ơn về các phúc lành của Thiên Chúa. Vị chủ tế sau đó kêu xin Thánh Linh ngự xuống trên các lễ vật của chúng ta, và qua những lời thánh hiến, Chúa Kitô thực sự hiện diện nơi bí tích mình và máu của Người. Là việc tưởng niệm đến mầu nhiệm về cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa nên Kinh Nguyện Thánh Thể xin chúng ta hãy để Thánh Linh đem chúng ta vào mối hiệp thông với nhau nơi Nhiệm Thể Chúa Kitô, và liên kết với Người Con này nơi hy tế đời đời chúc tụng của Người cùng lời chuyển cầu của Người trước Chúa Cha. Ở mỗi một Thánh Lễ, chớ gì chúng ta tham dự trọn vẹn hơn nữa vào "mầu nhiệm đức tin", một mầu nhiệm mang lại ơn tha thứ tội lỗi, xây dựng Giáo Hội trong hiệp nhất và nguyện cầu cho sự hòa giải và hòa bình của toàn thể gia đình nhân loại chúng ta.

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180307_udienza-generale.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu

Sau đây là một số câu tiêu biểu trong bài giáo lý về Kinh Nguyện Thánh Thể hôm nay:

"Kinh Nguyện Thánh Thể xin Thiên Chúa qui tụ tất cả con cái của Ngài lại trong đức ái trọn hảo, liên kết với Giáo Hoàng và vị Giám Mục, được nhắc đến tên, một dấu hiệu cử hành trong mối hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ cũng như với Giáo Hội riêng"

"Lời thỉnh nguyện, như của lễ, được dâng lên Thiên Chúa cho tất cả mọi phần tử của Giáo Hội, còn sống cũng như đã qua đời, trong việc ngưỡng vọng của niềm hy vọng phúc đức được chia sẻ di sản đời đời trên trời cùng với Trinh Nữ Maria. Không một ai và không một sự gì bị lãng quên ở trong Kinh Nguyện Thánh Thể, thế nhưng tất cả đều được mang về lại cho Thiên Chúa, như bài tán tụng kết thúc nhắc nhở chúng ta. Không ai bị lãng quên, và nếu tôi có ai đó, thân nhân, thân hữu đang cần hay đã qua đời, tôi có thể nhắc đến tên họ vào lúc bấy giờ, trong thinh lặng..."

"'Thế nhưng, thưa cha, con phải trả bao nhiêu tiền để tên của con được nhắc đến?' Không cần! Con không trả tiền Thánh Lễ, vì Thánh Lễ là hy tế của Chúa Kitô là những gì miễn phí. Nếu muốn con có thể dâng cúng, song con không phải trả tiền, đó là điều quan trọng cần phải biết".

"Giáo Hội (nơi Kinh Nguyện Thánh Thể) bày tỏ những gì Giáo Hội thực hiện khi Giáo Hội cử hành Thánh Thể và tại sao Giáo Hội cử hành Thánh Thể, những gì tạo nên mối hiệp thông với Chúa Kitô thực sự hiện diện nơi bánh và rượu đã được truyền phép".

"Ý nghĩa của Kinh Nguyện này đó là toàn thể cộng đoàn tín hữu liên kết với Chúa Kitô để chúc tụng ngợi khen các công việc cao cả của Thiên Chúa nơi việc hiến dâng hy tế này. Để liên kết, dân chúng cần phải hiểu biết và vì lý do ấy mà Giáo Hội đã muốn thực hiện việc cử hành này bằng ngôn ngữ dân chúng hiểu được, để liên kết với lời chúc tụng này cùng với kinh nguyện trọng đại này với vị linh mục".

"Tác động của Thánh Linh và tác dụng của lời Chúa Kitô phát ra từ vị linh mục thực sự làm hiện thực, qua hình bánh và rượu, Mình và Máu Người, hy tế của Người được hiến dâng trên thập tự giá một lần là vĩnh viễn. Chúa Giêsu rất minh bạch về vấn đề này: chúng ta đã nghe Thánh Phaolô ở đầu bài đọc nhắc lại những lời của Chúa Giêsu ra sao: 'Này là mình Thày, này là máu Thày', chính Chúa Kitô đã phán như thế, chúng ta không được có những tư tưởng mới lạ, tại sao? Đó là thân mình của Chúa Giêsu, đích điểm của vấn đề, đó là thân thể của Chúa Giêsu, một tác động đức tin, thế nhưng đó là mình và máu Chúa Giêsu và là mầu nhiệm đức tin, như chúng ta tuyên xưng sau truyền phép".

"... Thật vậy, Kinh Nguyện Thánh Thể diễn tả hết mọi sự chúng ta làm trong việc cử hành Thánh Thể; hơn thế nữa, kinh nguyện này dạy cho chúng ta biết vun trồng 3 thái độ không bao giờ được thiếu ở nơi thành phần môn đệ Chúa Giêsu: trước hết là học biết 'tạ ơn, luôn luôn và ở hết mọi nơi', chứ không phải chỉ ở một số dịp nào thôi, nghĩa là khi hết mọi sự tốt lành; sau nữa là biến đời sống chúng ta thành một tặng vật của tình yêu thương, một cách nhưng không; và sau hết là việc xây dựng mối hiệp thông cụ thể ở trong Giáo Hội cũng như với hết mọi người. Bởi thế, Kinh Nguyện chính yếu của Thánh Lễ này từ từ dạy chúng ta làm cho tất cả cuộc sống của chúng ta thành 'Tạ Ơn', tức là một tác động ân sủng".

http://www.lastampa.it/2018/03/07/vaticaninsider/eng/the-vatican/the-pope-and-the-suffrage-for-the-dead-the-mass-is-free-0st1hiN9bKbHelGgV8Q6wL/pagina.html

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu

Sau khi đã kết thúc bài giáo lý, ĐTC nhắc nhở về thời điểm 24 giờ cho Chúa / 24 hours for the Lord, năm này là năm thứ 5, vào Thứ Sáu sang Thứ Bảy 9-10/3/2018, một lệ như ĐTC mong ước: "Tôi hy vọng rằng các nhà thờ của chúng ta vẫn mở cửa để nghênh đón những ai muốn dọn mình mừng Phục Sinh, bằng việc cử hành bí tích Hòa Giải, nhờ đó, cảm nghiệm thấy LTXC"

 

Mời xem thêm video và bộ hình ảnh về buổi triều kiến chung hôm nay ở cái link dưới đây:

General Audience