GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2018

 

Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017

 

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

GIÁO LÝ VỀ VIỆC CỬ HÀNH THÁNH THỂ

BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG THỨ TƯ 10-1-2018

 

Bài 7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

"Chớ gì phụng vụ trở thành một trường dạy cầu nguyện cho tất cả chúng ta"

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Trong loạt bài giáo lý về việc Cử Hành Thánh Thể, chúng ta đã chia sẻ về Nghi Thức Thống Hối là tác động giúp chúng ta tước lột bản thân mình khỏi những gì là tự phụ để đến trước nhan Thiên Chúa đúng với thực tại về chúng ta, ý thức mình là những con người tội lỗi, với niềm hy vọng được ơn tha thứ.

Thật vậy, lòng biết ơn được thể hiện nơi "Kinh Vinh Danh" xuất phát từ việc gặp gỡ giữa cảnh khốn cùng của nhân loại và lòng thương xót Chúa; kinh này là một bản thanh ca rất cổ kính được Giáo Hội, qui tụ lại trong Thánh Thần, tôn vinh và nguyện xin Thiên Chúa là Cha và Con Chiên" (Ordinamento Generale del Messale Romano, 53).

Câu đầu cho bản thánh ca này - "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời" - lập lại bài hát của các Thiên Thần khi Chúa Giêsu được hạ sinh ở Bêlem, một việc hân hoan loan truyền về chuyện gắn bó giữa Trời và đất. Bài hát này bao gồm cả chúng ta nữa, được gợi nhớ trong lời cầu nguyện: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm". Tiếp theo "Kinh Vinh Danh", có khi không có kinh này, ngay sau Nghi Thức Thống Hối, là lời nguyện có một hình thức cầu nguyện đặc biệt được gọi là "Collect", chất chứa tính chất thích hợp với việc cử hành, có thể khác nhau tùy theo ngày và thời điểm trong năm (Cf. Ibid., 54). Bằng lời mời gọi: "Chúng ta hãy cầu nguyện", vị linh mục kêu gọi dân chúng cùng với ngài hãy phản tỉnh bản thân mình trong một giây phút thinh lặng, để ý thức về việc đang họ ở trước nhan Thiên Chúa, và nơi lòng của mỗi người có những ý nguyện riêng tư nào họ muốn hiệp nguyện trong Thánh Lễ (Cf. Ibid., 54). Vị linh mục nói "Chúng ta hãy cầu nguyện", rồi sau đó là một giây phút thinh lặng, và mỗi người nghĩ đến nhũng gì họ cần, những gì họ muốn xin cầu nguyện.

Việc thinh lặng này không phải là việc thiếu vắng ngôn từ, mà là ở chỗ đặt mình lắng nghe những tiếng nói khác: tiếng nói của cõi lòng, nhất là tiếng của Thánh Linh. Trong phụng vụ, bản chất của sự thinh lặng thánh tùy thuộc vào giây phút cần có: "Trong Nghi Thức Thống Hối và sau lời mời gọi cầu nguyện, nó giúp vào việc hồi tâm; sau Bài Đọc hay bài giảng, cũng cần thinh lặng để vắn tắt suy niệm về những gì vừa mới được nghe; sau Hiệp Lễ, nó giúp cho tác động tâm nguyện ngợi khen và cầu khẩn" (Ibid., 4r5). Bởi thế, trước việc khởi nguyện, vấn đề thinh lặng giúp chúng ta phản tỉnh bản thân mình và nghĩ đến lý do tại sao chúng ta lại đang ở đó bấy giờ. Vậy mới thấy được tầm quan trọng của việc lắng nghe tâm linh của chúng ta để hướng nó về Chúa. Có thể chúng ta đến tham dự từ những ngày tháng vất vả, hân hoan, sầu thương, và chúng ta muốn trình lên Chúa, xin Ngài trợ giúp, xin Ngài ở bên chúng ta; chúng ta có những thân nhân hay thân hữu yếu bệnh, hoặc có những người đang chịu gian nan khốn khó; chúng ta muốn ký thác cho Chúa số phận của Giáo Hội và thế giới. Vì thế mà giây phút thinh lặng ngắn ngủi mới hữu ích, trước khi vị linh mục, thu thập các ý nguyện của từng người, cất tiếng lên cùng Thiên Chúa, nhân danh tất cả mọi người, bày tỏ một lời nguyện chung để chấm dứt các Nghi Thức Dẫn Nhập, khi thực sự dâng "Lời Hợp Nguyện" bao gồm các ý chỉ riêng tư này. Tôi tha thiết khuyên các vị linh mục hãy tuân giữ giây phút thinh lặng ấy chứ đừng tỏ ra hấp tấp vội vã: "Chúng ta hãy cầu nguyện", rồi chẳng thinh lặng gì hết. Tôi xin khuyến dụ các vị linh mục điều này. Thiếu thinh lặng chúng ta có nguy cơ lơ là với việc phản tỉnh của linh hồn.

Vị linh mục đọc lời thỉnh nguyện ấy, lời Hợp Nguyện này, với cánh tay giang ra, một thái độ của người tôn thờ, được Kitô hữu thực hiện ngay từ các thế kỷ đầu tiên - như được chứng thực nơi những bức tranh trên tường ở các hầm mộ Roma - để bắt chước Chúa Kitô giang tay trên thập tự giá. Ở trên cây thập tự giá, Chúa Kitô là một Người Tôn Thờ đồng thời cũng là lời cầu nguyện! Nơi Đấng Tử Giá, chúng ta nhận thấy Vị Tư Tế này hiến dâng lên Thiên Chúa việc tôn thờ làm hài lòng Ngài, tức là việc tuân phục của một người làm con.

Nơi Lễ Nghi Roma các lời cầu nguyện thì vắn gọn nhưng phong phú về ý nghĩa, những lời cầu nguyện có thể được sử dụng để suy niệm, những lời cầu nguyệt rất tuyệt vời! Việc quay lại suy niệm các lời lẽ, cả ở ngoài Thánh Lễ, có thể giúp cho chúng ta biết cách thân thưa cùng Thiên Chúa, những gì chúng ta cần xin với Ngài, lời lẽ chúng ta cần phải sử dụng ra sao. Chớ gì phụng vụ trở thành một trường dạy cầu nguyện cho tất cả chúng ta. 

 

https://zenit.org/articles/general-audience-on-the-gloria-collect-full-text/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu

 

 

 

 

 

Xin mời xem thêm video buổi triều kiến chung hôm nay, Thứ Tư 10-1-2018, ở cái link dưới đây:

 

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/events/event.dir.html/content/vaticanevents/en/2018/1/10/udienzagenerale.html

 

 

Medrano Circus in Rome's Saxa Rubra district

 

ĐTC Phanxicô cống hiến niềm vui xem xiệc cho anh chị em nghèo ở Roma

 

Tối Thứ Năm 11/1/2018, nĐTC Phanxicô, qua văn phòng Phát Chẩn (Papal Almoner) của ngài, cống hiến cho trên 2 ngàn anh chị em homeless, một số tị nạn và một nhóm tù nhân cùng nhiều gia đình thật thiếu thốn, họ một dịp vui đầu năm, khi cung cấp cho họ mỗi người một vé vào xem xiệc ở Medrano Circus ở khu Saxa Rubra phía bắc Roma. Ngoài ra họ còn được cung cấp cho một "túi bữa ăn tối - a sack supper", và được cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí cho những ai cần.