GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

ĐTC Phanxicô - Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 1-1-2020

(Năm thứ 53)

Hòa Bình là một cuộc hành trình của niềm hy vọng

ở chỗ đối thoại, hòa giải và cải thiện môi sinh

 

Pope Francis

Hòa bình là một giá trị cao cả và quí báu, là một đối tượng cho niềm hy vọng của chúng ta và là nỗi khát vọng của toàn thể gia đình nhân loại

Cộng đồng nhân loại chúng ta, nơi ký ức cũng như nơi xác thịt của mình, vẫn còn mang các vết xẹo về những cuộc chiến tranh tàn hoại hơn bao giờ hết,

cùng với những cuộc xung đột đặc biệt ảnh hưởng đến thành phần nghèo khổ và dễ bị tổn thương

Pope Francis at the General Audience in St. Peter's Square, Oct. 16, 2019. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

Hòa Bình sẽ không thể nào chiếm đạt nếu nó không được hy vọng tới...

Trước hết điều ấy có nghĩa là hãy tin tưởng vào khả thể của hòa bình, tin rằng những người khác cần hòa bình như chính chúng ta vậy....

 

 

1- Hòa Bình, một cuộc hành trình của niềm hy vọng trước những chướng vật và thử thách

Hòa bình là một giá trị cao cả và quí báu, là một đối tượng cho niềm hy vọng của chúng ta và là nỗi khát vọng của toàn thể gia đình nhân loại... Bởi thế niềm hy vọng là thứ nhân đức tác động chúng ta và thúc đẩy chúng ta tiến lên, ngay cả khi các chướng ngại vật dường như bất khả thắng vượt.

Cộng đồng nhân loại chúng ta, nơi ký ức cũng như nơi xác thịt của mình, vẫn còn mang các vết xẹo về những cuộc chiến tranh tàn hoại hơn bao giờ hết, cùng với những cuộc xung đột đặc biệt ảnh hưởng đến thành phần nghèo khổ và dễ bị tổn thương. Tất cả các dân nước đều cảm thấy khó lòng mà chặt đứt những thứ xiếng xích khai thác và băng hoại đang gây ra hận ghét và bạo lực. Ngay cả hôm nay đây, rất nhiều con người nam nữ, trẻ cũng như già, bị chối bỏ những gì là phẩm giá, là tính chất nguyên vẹn về thể lý, về quyền tự do, bao gồm cả quyền tự do tôn giáo, về mối liên kết chung và về niềm hy vọng vào tương lai. Nhiều người là những nạn nhân vô tội của nỗi nhục nhã và bị tẩy chay một cách đớn đau, của nỗi sầu thương và bất công, chưa nói đến tình trạng bị chấn thương bởi những cuộc tấn công có hệ thống đối với dân chúng của họ và với những kẻ thân yêu của họ.

Những cơn thử thách kinh hoàng nơi những cuộc xung đột quốc gia và quốc tế, thường bị trầm trọng hóa bằng các hành động bạo lực tàn ác, đã gây ra một tác dụng lâu dài trên thân xác cũng như linh hồn của nhân loại. Hết mọi cuộc chiến tranh là một hình thức của một tình trạng huynh đệ tương tàn đang hủy hoại ơn gọi huynh đệ bẩm sinh của gia đình nhân loại.

Chiến tranh, như chúng ta biết, thường bắt đầu bằng việc bất lực chấp nhận tính chất khác biệt của người khác, thứ bất lực chấp nhận này sau đó nung nấu các thái độ phóng đại và thống trị xuất phát từ khuynh hướng vị kỷ và kiêu hãnh, hận thù và ước muốn châm biếm, loại trừ và thậm chí hủy hoại người khác. Chiến tranh được nung nấu bởi một thứ đồi bại về các mối liên hệ, bởi các tham vọng bá chủ, bởi những việc lạm dụng quyền hạn, bởi nỗi sợ hãi kẻ khác và bởi coi tính cách khác biệt là một chướng vật. Những sự này, ngược lại, được gia tăng bằng cảm nghiệm về chiến tranh..........

2- Hòa bình, một cuộc hành trình của việc lắng nghe nhờ ký ức, mối liên kết và tình huynh đệ

 .... ký ức là chân trời của niềm hy vọng. Nhiều lần, trong bóng tối của chiến tranh và xung đột, việc tưởng nhớ cho dù về một cử chỉ liên kết nhỏ nhoi đã có được, có thể dẫn đến những quyết định can trường thậm chí là anh hùng. Nó có thể bung tỏa ra những thứ nghị lực mới và khơi lên niềm hy vọng mới nơi cá nhân cũng như cộng đồng.

... Thật vậy, chúng ta không thể nào thực sự chiếm được hòa bình mà lại thiếu vằng việc đối thoại thiyết phục giữa những con người nam nữ tìm kiếm sự thật vượt lên trên các ý hệ và các ý kiến khác nhau. Hoa bình "cần phải được liên tục xây dựng" [SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Pastoral Constitution Gaudium et Spes, 78.]; nó là một cuộc hành trình cùng nhau thực hiện bằng cách liên lỉ theo đuổi công ích, sự chân thật và việc tôn trọng luật pháp....

 Các thứ chia rẽ trong xã hội, việc gia tăng những sự bình đẳng trong xã hội và việc chối từ sử dụng phương tiện bảo đảm việc phát triển toàn diện con người là những gì gây nguy hiểm cho việc theo đuổi công ích. Tuy nhiên, những nỗ lực nhẫn nại bởi quyền năng của ngôn từ và của sự thật là những gì có thể nuôi dưỡng một khả năng lớn lao hơn trong vấn đề cảm thương và tình đoàn kết sáng tạo...

3- Hòa bình là một cuộc hành trình của việc hòa giải trong mối hiệp thông huynh đệ

.... Đường lối hòa giải này là một lời hiệu triệu hãy khám phá trong thẳm cung của cõi lòng chúng ta quyền năng tha thứ và khả năng nhện biết nhau như những người anh chị em của mình. Khi chúng ta biết sống thứ tha là chúng ta lớn lên trong khả năng trở thành những con người nam nữ của hòa bình.

Những gì đúng về hòa bình trong bối cảnh xã hội thì cũng đúng trong lãnh vực chính trị và kinh tế, vì hòa bình là những gì thẩm thấu vào hết mọi chiều kích của đời sống chung. Không thể nào có hòa bình thực sự, trừ phi chúng ta chứng tỏ mình có thể phát triển được một cơ cấu kinh tế chính đáng hơn.

4- Hòa bình, một cuộc hành trình của việc cải thiện môi sinh

... Trước những hậu quả của lòng chúng ta thù hằn nhau, việc chúng ta thiếu tôn trọng ngôi nhà chung của chúng ta, hay việc chúng ta lạm dụng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên - chỉ được cho là một nguồn lợi trực tiếp bất kể các cộng đồng địa phương, bất chấp công ích và chính thiên nhiên - chúng ta cần phải thực hiện việc cải thiện môi sinh....

Cuộc hành trình cải thiện này cũng cần phải biết lắng nghe và chiêm ngắm thế giới này là những gì Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta để làm ngôi nhà chung của chúng ta...

... Việc cải thiện này cần phải được hiểu một cách trọn vẹn, như là một cuoọc biến đổi về cách thức chúng ta liên hệ với anh chị em của chúng ta, với các sinh vật khác, với thiên  nhiên nơi tất cả các khác biệt phong phú của nó cũng như với Đấng Hóa Công, Đấng là cội nguồn và là nguồn mạch của tất cả sự sống. Đối với Kitô hữu, nó đòi hỏi là "những tác dụng của việc họ gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô phải trở nên hiển nhiên nơi mối liên hệ của họ với thế giới chung quanh họ" [Encyclical Letter Laudato Si’ (24 May 2015)]

5- "Chúng ta đạt được tất cả những gì chúng ta hy vọng" [Cf. SAINT JOHN OF THE CROSS, Noche obscura, II, 21,8.]

Cuộc hành trình hòa giải này cần phải nhẫn nại và tin tưởng. Hòa Bình sẽ không thể nào chiếm đạt nếu nó không được hy vọng tới...

Trước hết điều ấy có nghĩa là hãy tin tưởng vào khả thể của hòa bình, tin rằng những người khác cần hòa bình như chính chúng ta vậy....

Nỗi sợ hãi thường là nguồn gây ra xung đột.... Nền văn hóa gặp gỡ huynh đệ là những gì đánh tan thứ văn hóa xung khắc....

Đối với thành phần theo Chúa Kitô thì cuộc hành trình này cũng được nâng đỡ bởi bí tích Hòa Giải, bí tích được Chúa lập để tha thứ tội lỗi của thành phần lãnh nhận phép rửa...

Xin Vị Thiên Chúa của hòa bình chúc lành cho chúng ta và trợ giúp chúng ta.

Xin Đức Maria, Mẹ của Vị Hoàng Vương Hòa Bình và là Mẹ của tất cả mọi dân nước trên trái đất này, đồng hành và nâng đỡ chúng ta ở mọi bước đường hành trình hòa giải của chúng ta.

Và chớ gì tất cả mọi con người nam nữ được sinh ra trên thế gian này cảm nghiệm thấy một đời sống hòa bình và phát triển trọn vẹn lời hẹn của sự sống và yêu thương đang ở trong cõi lòng của họ.

Vatcan ngày 8/12/2019

Giáo Hoàng Phanxicô

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/messages/peace/documents/papa-francesco_20191208_messaggio-53giornatamondiale-pace2020.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch