GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2018

 

 

ĐTC Phanxicô - Buổi Triều Kiến Chung Thư Tư 27-2-2019

 

 

Kinh Lạy Cha - Bài 8: "Danh Cha cả sáng".

 

 

2019-02-27-udienza-generale-1551263933907.JPG

 

 

"Tác động đầu tiên của kinh nguyện Kitô giáo đó là hiến mình cho Thiên Chúa, cho việc Quan Phòng của Ngài"

 

 

Pope Francis at the General Audience of Feb. 27,  2019, in the Vatican.

 

"Nguyện Danh của Ngài được thánh hóa nơi chúng ta, nơi gia đình của chúng ta, nơi cộng đồng của chúng ta, nơi toàn thế giới"

 

 

 

"Ngày giờ của sự dữ đã được định đoạt - sự dữ không phải là cái gì vĩnh hằng"

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Dường như mùa đông đã qua, nên chúng ta trở lại với Quảng Trường Thánh Phêrô. Xin chào mừng đến với Quảng Trường này! Trong khóa giáo lý của chúng ta để tái nhận thức Kinh "Lạy Cha", hôm nay chúng ta sẽ chia sẻ thêm về ước nguyện đầu tiên trong 7 ước nguyện, đó là ước nguyện cho "Danh Cha cả sáng".

Có tất cả là 7 lời nguyện xin trong Kinh "Lạy Cha", dễ dàng chia ra làm 2 phần nhỏ. Ba lời nguyện đầu tập trung vào "Ngài" Thiên Chúa là Cha; bốn lời nguyện sau tập trung chính yếu vào "chúng con", cũng như vào các nhu cầu của loài người chúng ta. Ở phần đầu Chúa Giêsu đưa chúng ta vào các ước muốn của Người, tất cả các ước muốn ấy đều được thân thưa lên Chúa Cha: "Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện"; ở phần thứ hai Người là Đấng tiến tới với chúng ta và làm cho chính Người trở thành dẫn giải viên cho các nhu cầu của chúng ta: lương thực hằng ngày, tha thứ tội lỗi, giúp qua cám dỗ, và thoát khỏi sự dữ.

Đây là khuôn mẫu của hết mọi kinh nguyện Kitô giáo - tôi dám nói là của hết mọi nguyện cầu của con người -, một lời nguyện cầu bao giờ cũng được biểu lộ, một mặt, bằng việc chiêm ngưỡng Thiên Chúa, chiêm ngưỡng mầu nhiệm của Ngài, chiêm ngưỡng sự mỹ và sự thiện của Ngài, và một đàng, là lời thành thực và can đảm kêu xin về những gì chúng ta cần để sống và sống một cách tốt đẹp. Bởi vậy, ở tính chất đơn giản và thiết yếu của mình, Kinh "Lạy Cha" dạy cho kẻ cầu nguyện đừng lắm lời lảm nhảm - như Chúa Giêsu nói - "Cha của các con biết những gì các con cần trước khi các con xin Ngài" (Mathêu 6:8).

Khi chúng ta nói với Thiên Chúa, chúng ta không làm như thế để tỏ cho Ngài thấy những gì chúng ta có trong cõi lòng của chúng ta: Ngài biết nó còn rõ hơn cả chính chúng ta nữa! Nếu Thiên Chúa là một mầu nhiệm đối với chúng ta, thì trái lại chúng ta lại không phải là một cái gì bí ẩn trước mắt của Ngài (cf. Ps 139:1-4). Thiên Chúa giống như những người mẹ chỉ cần nhìn là biết được mọi sự  về con cái của mình: chúng đang sung sướng hay buồn thảm, chúng đang chân thành hay đang giấu diếm điều chi....

Bởi thế, tác động đầu tiên của kinh nguyện Kitô giáo đó là hiến mình cho Thiên Chúa, cho việc Quan Phòng của Ngài, như thể thân thưa cùng Ngài rằng: "Lạy Chúa, Chúa biết tất cả mọi sự, con không cần nói với Chúa về nỗi đớn đau của con. Con chỉ xin Chúa ở bên con: Chúa là niềm hy vọng của con". Đáng chú ý là trong bài giảng trên núi, ngay sau truyền dạy Kinh "Lạy Cha", Chúa Giêsu liền huấn dụ chúng ta đừng lo lắng hay lo âu về các sự. Dường như là một cái gì đó mâu thuẫn ở đây: trước hết Người dạy chúng ta xin cho được lương thực hằng ngày, rồi Người lại bảo chúng ta: "Vì thế đừng lo lắng 'chúng tôi sẽ ăn gì?' hay 'chúng tôi sẽ uống gì', hoặc 'chúng tôi sẽ mặc chi' (Mathêu 6:31). Tuy nhiên, cái mẫu thuẫn này chỉ trở thành hiển nhiên ở chỗ những lời kêu xin của Kitô hữu bày tỏ lòng tin tưởng vào Người Cha, và chính vì niềm tin tưởng này mà chúng ta xin những gì chúng ta cần một cách thanh thản không lo âu hay bồn chồn.

Chính vì thế mà chúng ta nguyện "Danh Cha cả sáng!" Cảm nhận nơi lời nguyện cầu - lời nguyện cầu đầu tiên! "Danh Cha cả sáng!" là tất cả những gì Chúa Giêsu ngợi khen chúc tụng sự mỹ và sự cao cả của Chúa Cha, và muốn tất cả mọi người đều nhận biết Ngài và kính mến Ngài về những gì Ngài thực sự là. Đồng thời, cũng nguyện Danh của Ngài được thánh hóa nơi chúng ta, nơi gia đình của chúng ta, nơi cộng đồng của chúng ta, nơi toàn thế giới. Chính Thiên Chúa là Đấng thánh hóa, Đấng biến đổi chúng ta bằng tình yêu của Ngài, đồng thời chính chúng ta, bằng chứng từ của mình, là kẻ tỏ hiện sự thánh thiện của Thiên Chúa ra trên thế giới này, làm cho Danh của Ngài hiện diện. Thiên Chúa là thánh, thế nhưng nếu chúng ta, nếu đời sống của chúng ta không thánh, thì xẩy ra một thứ bất tương hợp cả thể! Sự thánh thiện của thiên Chúa cần phải được phản ảnh nơi các tác hành của chúng ta, nơi đời sống của chúng ta. "Tôi là một người Kitô hữu, Thiên Chúa là Đấng Thánh, thế nhưng tôi lại làm rất nhiều điều ghê sợ". Không, như thế là không đúng. Nó thậm chí còn tác hại nữa; nó gây gương mù và chẳng giúp ích chi.

Sự thánh thiện của Thiên Chúa là một quyền lực bao trùm, và khẩn trương xin cho các thứ trở ngại của thế giới chúng ta đây mau chóng bị gạt bỏ. Khi Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy thì kẻ đầu tiên phải trả giá thực sự là thứ sự dữ đang hành hạ con người. Các thần dữ nguyền rủa rằng: "Hỡi Giêsu Nazarét, ông làm gì chúng tôi đây? Chẳng lẽ ông đến để hủy diệt chúng tôi hay sao? Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa" (Marco 1:24). Sự thánh thiện ấy chưa từng được thấy trước đó: không phải chỉ co cụm lấy chính mình mà là vươn ra ngoài. Một sự thánh thiện - sự thánh thiện của Chúa Giêsu - mở rộng các vòng tròn đồng tâm, như khi một viên đá bị ném xuống một cái ao hồ vậy. Ngày giờ của sự dữ đã được định đoạt - sự dữ không phải là cái gì vĩnh hằng - và sự dữ không thể nào làm chúng ta đau đớn: người khỏe mạnh là người giữ được sở hữu thuộc ngôi nhà của mình (Cf Mk 3:23-27). Và con người khỏe mạnh này là Chúa Giêsu, Đấng cũng ban cho chúng ta sức mạnh để gìn giữ của cải trong ngôi nhà nội tâm của chúng ta.

Việc cầu nguyện là những gì xua đuổi hết mọi nỗi sợ hãi. Chúa Cha yêu thương chúng ta, Chúa Con giang tay ra nâng đỡ chúng ta và Thánh Linh đang âm thầm thực hiện việc cứu chuộc thế giới này. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đừng ngần ngại chần chờ một cách bất định, nhưng phải hết sức tin tưởng rằng: Thiên Chúa yêu thương tôi, Chúa Giêsu đã hiến mạng sống cho tôi! Thần Linh ở trong tôi. Đó là điều rất chắc chắn. Còn sự dữ thế nào? Sợ hãi, như thế thì tốt.

https://zenit.org/articles/pope-at-general-audience-on-hallowed-be-thy-name-full-text/

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu