GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

 

 

ĐTC Phanxicô

 

 Giáo Lý về Sách Tông Vụ - Bài 1

 

Sách Tông Vụ trình thuật về Hành Trình Phúc Âm

 

Thứ Tư ngày 29/5/2019

 

Pope Francis during the General Audience

Hôm nay chúng ta bắt đầu một cuộc hành trình giáo lý với Sách Tông Vụ.

Pope Francis greets the pilgrims during his weekly general audience in St Peter's square on September 10, 2014. Credit: giulio napolitano / Shutterstock

Cuốn sách thánh kinh này, do Thánh ký Luca viết, nói với chúng ta về một cuộc hành trình

- về một cuộc hành trình: mà là cuộc hành trình gì vậy?

Pope Francis gives a thumbs up March 21, 2018. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

Về cuộc hành trình của Phúc Âm trên thế giới này,

và cho chúng ta thấy mối hiệp nhất lạ lùng giữa Lời Chúa và Thánh Linh,

Đấng khai mở thời điểm việc truyền bá phúc âm hóa.

lời của con người có tác dụng - không phải là nhờ ở tài hùng biện là nghệ thuật ăn nói -

mà là nhờ Thánh Linh, Đấng là động lực của Thiên Chúa, động lực của Thiên Chúa, năng lực của Ngài,

Đấng có quyền năng thanh tẩy lời này, làm cho lời ấy sinh hoa kết trái.

Khi Thần Linh ở với lời của con người thì lời này trở thành sinh động, như "bùng nổ",

tức là có thể chiếu soi các cõi lòng và phá vỡ những mưu đồ, kháng cự và các bức tường chia rẽ,

mở ra những con đường mới và nới rộng biên cương bờ cõi của dân Chúa.

 

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Hôm nay chúng ta bắt đầu một cuộc hành trình giáo lý với Sách Tông Vụ. Cuốn sách thánh kinh này, do Thánh ký Luca viết, nói với chúng ta về một cuộc hành trình - về một cuộc hành trình: mà là cuộc hành trình gì vậy? Về cuộc hành trình của Phúc Âm trên thế giới này, và cho chúng ta thấy mối hiệp nhất lạ lùng giữa Lời Chúa và Thánh Linh, Đấng khai mở thời điểm việc truyền bá phúc âm hóa. Các vai chính của Sách Tông Vụ thật sự là một "cặp đôi" Lời Chúa và Thần Linh sinh động và tác hiệu.

Thiên Chúa "sai lời Ngài xuống cõi trần ai" và "lời Ngài lanh chai chạy rảo" - Thánh Vịnh 147:4. Lời Chúa chạy, lời sinh động, lời tưới dội hết mọi mảnh đất lời này chảy đến. Vậy đâu là động lực của lời này? Thánh Luca cho chúng ta biết rằng lời của con người có tác dụng - không phải là nhờ ở tài hùng biện là nghệ thuật ăn nói - mà là nhờ Thánh Linh, Đấng là động lực của Thiên Chúa, động lực của Thiên Chúa, năng lực của Ngài, Đấng có quyền năng thanh tẩy lời này, làm cho lời ấy sinh hoa kết trái. Chẳng hạn, trong thánh kinh có những câu truyện, những lời của con người, thế nhưng đâu là cái khác biệt giữa Thánh Kinh và một cuốn sách sử? Cái khác biệt đó là những lời của Thánh Kinh được xuất phát từ Thánh Linh, Đấng cống hiến một năng lực rất mãnh liệt, một năng lực khác biệt, và là Đấng giúp chúng ta để lời trở thành hạt giống thánh thiện, hạt giống sự sống, có tác hiệu. Khi Thần Linh ở với lời của con người thì lời này trở thành sinh động, như "bùng nổ", tức là có thể chiếu soi các cõi lòng và phá vỡ những mưu đồ, kháng cự và các bức tường chia rẽ, mở ra những con đường mới và nới rộng biên cương bờ cõi của dân Chúa. Chúng ta sẽ thấy như thế, trong loạt bài giáo lý theo Sách Tông Vụ này. Đấng cống hiến tiếng vang mạnh mẽ và sâu xa cho ngôn từ rất yếu kém của loài người chúng ta, thậm chí có thể vượt thoát khỏi cả các trách nhiệm của con người ta nữa, thì chỉ có Thánh Linh thôi, nhờ Ngài mà Con Thiên Chúa đã được sinh ra; vị Thần Linh này đã xức dầu cho Người và đã nâng đỡ Người thi hành sứ vụ; vị Thần Linh mà nhờ Ngài Người đã chọn các vị Tông đồ và đã bảo đảm cho việc họ loan báo, kiên trì và sinh hoa kết trái, như Ngài cũng bảo đảm như thế cho việc loan báo của chúng ta hôm nay đây.

Các Phúc Âm kết thúc ở việc Chúa Giêsu Phục Sinh và Thăng Thiên, và truyện kể của Sách Tông Vụ thật sự đã được khởi đi từ đó, từ tình trạng siêu viên mãn sự sống của Đấng Phục Sinh, một tình trạng được truyền thấu vào Giáo Hội của Người. Thánh Luca nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu "đã chứng tỏ Người đang sống sau Cuộc Khổ Nạn của Người bằng nhiều chứng cớ, bằng việc hiện ra với các vị trong 40 ngày, và bằng việc nói về Vương Quốc của Thiên Chúa" (Tông Vụ 1:3). Đấng Phục Sinh, Chúa Giêsu Phục Sinh tỏ ra những cử chỉ rất con người, chẳng hạn, cùng ăn uống với thành phần của Người, và Người mời gọi họ hãy tin tưởng sống niềm đợi chờ lời hứa của Cha được nên trọn: "các con sẽ được lãnh nhận phép rửa bằng Thánh Linh" (Tông Vụ 1:5).

Thật vậy, phép rửa bằng Thánh Linh đây là cảm nghiệm giúp chúng ta có thể tham phần vào mối hiệp thông riêng tư với Thiên Chúa và tham dự vào Ý Muốn cứu độ phổ quát của Ngài, có được tặng ân nói thẳng, can trường, tức là khả năng loan báo một thứ ngôn từ "như con cái Chúa", chẳng những như con người mà còn như con cái của Thiên Chúa: một thứ ngôn từ trong sáng, tự do, gây tác dụng tràn đầy lòng mến Chúa Kitô và anh chị em. Bởi thế mà không có vấn đề cố gắng chiếm được hay đáng được tặng ân của Chúa ban. Tất cả đều được ban cho một cách nhưng không và vào thời điểm của nó. Chúa ban phát tất cả mọi sự một cách nhưng không. Ơn cứu độ không phải là những gì được mua lấy, ơn cứu độ là những gì không cần phải trả tiền: ơn cứu độ là một tặng ân nhưng không. Trước nỗi lo âu khi biết trước được thời gian các biến cố sẽ xẩy ra như Người tiên báo, Chúa Giêsu đã trả lời cho thành phần thuộc về Người như sau: "Các con không cần biết thời buổi được Cha ấn định theo thẩm quyền của Ngài. Thế nhưng các con sẽ lãnh nhận được quyền lực khi Thánh Thần đến với các con; và các con sẽ là những chứng nhân của Thày ở Jerusalem và ở khắp Judea với Samaria rồi cho tới tận cùng trái đất" (Tông Vụ 1:7-8).

Đấng Phục Sinh không mời gọi những kẻ thuộc về Người sống hiện tại mà chẳng biết lo âu, nhưng mời gọi các vị hãy liên kết với thời gian, và có thể chờ đợi việc tỏ hiện của một câu truyện linh thánh đã không hề bị gián đoạn mà là tiến triển, luôn tiến tới; cũng như có thể chờ đợi những "bước đi" của Thiên Chúa là Chúa của thời gian và không gian. Đấng Phục Sinh mời gọi những ai thuộc về Người đừng tự "chế tạo" sứ vụ, mà chờ đợi Chúa Cha làm sinh động hóa cõi lòng của họ bằng Thần Linh của Ngài, nhờ đó họ có thể dấn thân mình trở thành một chứng nhân thừa sai có khả năng chiếu tỏa từ Jerusalem đến Samaria và khắp bời cõi Israel cho tới các vùng ngoại biên của thế giới này.

Các vị Tông đồ đã cùng nhau sống sự đợi chờ này; các vị sống sự đợi chờ ấy như gia đình của Chúa, ở Căn Thương Lầu hay Nhà Tiệc Ly, nơi có những bức tường là nhân chứng thấy được tặng ân Chúa Giêsu đã hiến Mình nơi Thánh Thể cho những ai thuộc về Người. Vậy thì phải chờ đợi năng lực, động lực của thiên Chúa ra sao? Bằng việc kiên trì cầu nguyện, như thể không phải là nhiều mà là một. Cầu nguyện một cách hiệp nhất và kiên trì. Thật vậy, chính nhờ cầu nguyện mà người ta thắng vượt được tình trạng lẻ loi cô độc, được chước cám dỗ, và được mối ngờ vực, cùng mở lòng ra cho mối hiệp thông. Sự hiện diện của các người phụ nữ cùng Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, càng làm tăng thêm cảm nghiệm này: các vị trước hết đã học biết nơi Vị Sư Phụ của mình việc làm chứng cho lòng trung thành yêu thương cũng như cho một quyền năng hiệp thông thắng vượt mọi nỗi sợ hãi.

Chúng ta cũng xin Chúa cho chúng ta biết nhẫn nại chờ đợi các bước đi của Ngài, chứ đừng muốn "chế tạo" công việc của Ngài, cùng tỏ ra đơn sơ dễ dạy bằng việc cầu nguyện, kêu xin Thần Linh và vun trồng nghệ thuật hiệp thông giáo hội.

 

https://zenit.org/articles/pope-francis-general-audience-catechesis-full-text/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu