GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

 

ĐTC Phanxicô

 

 Giáo Lý về Sách Tông Vụ - Bài 5

 

Việc rao giảng của các Tông Đồ bằng cả các dấu lạ

 

Thứ Tư ngày 7/8/2019

 

Pope Francis during his weekly General Audience

 

“những sự lạ và điềm lạ” (Tông Vụ 2:43) từ các vị Tông Đồ, những gì củng cố lời của các vị, và chứng tỏ rằng các vị tác hành nhân danh Chúa Kitô.

 

Pope Francis arrives for the Wednesday General Audience

 

Nhiều dấu lạ, nhiều phép lạ các Tông Đồ làm thực sự là những gì biểu lộ thần tính của Chúa Giêsu.

 

 

Người què nhìn hai vị xin được bố thí. Trái lại, các vị Tông Đồ này gắn mắt mình vào anh ta,

mời gọi anh ta hãy nhìn thẳng vào các vị một cách khác, để lãnh nhận một tặng ân khác.

 

 

Biết bao lần tôi nghĩ đến điều này khi tôi thấy các giáo xứ nghĩ tiền bạc quan trọng hơn là các Bí Tích!

 

 

Hai vị Phêrô và Gioan dạy cho chúng ta là đừng đặt niềm tin tưởng của mình vào phương tiện, cho dù chúng hữu dụng,

mà là vào kho tàng thực sự là mối liên hệ của chúng ta với Đấng Phục Sinh.

 

Pope Francis in the Paul VI hall Dec. 13, 2017. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

 

Phần chúng ta - mỗi một người chúng ta -, đâu là những gì chúng ta có? Sự phong phú của chúng ta là gì, kho tàng của chúng ta ở đâu?

Chúng ta có thể làm cho người khác trở nên giầu có bằng cái gì?

 

Xin chào anh chị em thân mến,

Trong Sách Tông Vụ, việc rao giảng Phúc Âm không chỉ tùy thuộc vào ngôn từ, mà còn vào cả những hành động cụ thể minh chứng cho sự thật của Tin Mừng. Đó là lý do mới có “những sự lạ và điềm lạ” (Tông Vụ 2:43) từ các vị Tông Đồ, những gì củng cố lời của các vị, và chứng tỏ rằng các vị tác hành nhân danh Chúa Kitô. Như thế, các vị Tông Đồ đã chuyển cầu và Chúa Kitô “đã cùng các vị thực hiện và đã chứng thực sứ điệp của các vị bằng các dấu lạ kèm theo” (Marco 16:20). Nhiều dấu lạ, nhiều phép lạ các Tông Đồ làm thực sự là những gì biểu lộ thần tính của Chúa Giêsu.

Hôm nay chúng ta đối diện với trình thuật đầu tiên về việc chữa lành, đối diện với một phép lạ chữa lành được ghi lại trước hết trong Sách Tông Vụ. Nó có mục đích truyền giáo rõ ràng trong việc thắp lên đức tin. Hai vị Phêrô và Gioan lên Đền Thờ cầu nguyện, nơi là chính tâm điểm về cảm nghiêm đức tin của dân Do Thái, nơi được các Kitô hữu tiên khởi hết sức gắn bó. Các Kitô hữu tiên khởi thường cầu nguyện trong Đền Thờ ở Giêrusalem. Thánh Luca ghi lại thời điểm này, đó là giờ thứ 9, tức là 3 giờ chiều, giờ hy tế được hiến dâng lên như dấu hiệu hiệp thông của dân chúng với Thiên Chúa của mình; và đồng thời là thời điểm Chúa Giêsu đã chết, khi Người dâng hiến mình “một lần vĩnh viễn” (Do Thái 9:12; 10:10). Ở cửa Đền Thờ được gọi là “Đẹp” - cửa Đẹp – các vị thấy một người ăn xin, một người bị bất toại từ khi mới sinh. Tại sao người đó lại ngồi ở cửa này? Vì luật Moisen (xem Levi 21:18) đã cấm việc người bị tật nguyền dâng hiến hy tế, những thứ tật nguyện được cho rằng gây ra bởi tội lỗi. Chúng ta hãy nhớ rằng, khi thấy một người mù từ lúc mới sinh, dân chúng đã hỏi Chúa Giêsu rằng: “ai đã phạm tội, người đó hay là cha mẹ của người đó, mà người đó đã bị mù?” (Gioan 9:2). Theo quan niệm này thì bao giờ tội lỗi cũng là nguồn gốc gây ra khuyết tật. Sau này, họ thậm chí còn bị cấm không được vào Đền Thờ. Người què này, biểu tượng của nhiều người trong xã hội bị tẩy chay và loại trừ, bấy giờ đang ngồi ăn xin, như anh ta làm hằng ngày. Anh ta không thể vào bên trong mà là ở ngoài cửa; bấy giờ xẩy ra một điều bất thường, đó là hai vị Phêrô và Gioan tiến đến để rồi những cái nhìn trao nhau lóe lên. Người què nhìn hai vị xin được bố thí. Trái lại, các vị Tông Đồ này gắn mắt mình vào anh ta, mời gọi anh ta hãy nhìn thẳng vào các vị một cách khác, để lãnh nhận một tặng ân khác. Người què nhìn các vị và Tông đồ Phêrô đã nói cùng anh ta rằng: “Tôi chẳng có bạc vàng gì hết, thế nhưng tôi tặng cho anh những gì tôi có; nhân danh Đức Giêsu Nazarét, anh hãy đứng lên mà đi” (xem Tông Vụ 3:6). Các vị Tông Đồ đã thiết lập một mối liên hệ, vì đó là đường lối Thiên Chúa thích tỏ mình ra, qua các mối liên hệ, bao giờ cũng bằng cách đối thoại, bao giờ cũng bằng những tỏ hiện, bao giờ cũng bằng nỗi khởi động của cõi lòng, những gì liên hệ của Thiên Chúa với chúng ta; bằng một cuộc hội ngộ liên cá vị thật sự có thể xẩy ra bởi yêu thương.

Ngoài việc là tâm điểm về tôn giáo, Đền Thờ còn là nơi cho việc trao đổi về kinh tế và tài chính nữa. Các vị tiên tri cũng như chính Chúa Giêsu đã thường nổi giận lên trước tình trạng tục hóa này (xem Luca 19:45-46). Biết bao lần tôi nghĩ đến điều này khi tôi thấy các giáo xứ nghĩ tiền bạc quan trọng hơn là các Bí Tích! Xin làm ơn đi! Tội nghiệp Giáo Hội mà: Vì vậy chúng ta hãy cầu xin Chúa. Trong cuộc gặp gỡ các vị Tông Đồ, người què ấy không thấy tiền bạc mà lại thấy một Danh Xưng có thể cứu con người đó là Giêsu Kitô, Người Nazarét. Tông đồ Phêrô đã kêu cầu danh Đức Giêsu, ngài truyền cho người bất toại này đứng thẳng lên như một con người sống; đứng, và ngài chạm đến con người yếu bệnh này, tức là ngài cầm lấy tay anh ta mà nâng anh ta lên, một cử chỉ được Thánh Gioan Chrysostomo coi như là “hình ảnh về sự Phục Sinh” (Homilies on the Acts of the Apostles, 8). Và ở đây hiện lên hình ảnh về một Giáo Hội nhìn thấy những ai gặp khốn khó, một Giáo Hội không nhắm mắt lại, một Giáo Hội biết nhìn vào mặt nhân loại để tạo nên những mối liên hệ đầy ý nghĩa, những nhịp cầu thân hữu và liên kết thay vì các rào cản. Dung nhan của “một Giáo Hội không có biên giới” hiện lên, “một Giáo Hội coi mình là mẹ của tất cả mọi người” (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 210), một Giáo Hội biết cầm lấy tay nâng dậy - chứ không lên án. Chúa Giêsu bao giờ cũng giơ tay ra, bao giờ cũng cố gắng nâng dậy, để bảo đảm cho việc con người được chữa lành, hạnh phúc và gặp gỡ Thiên Chúa. Đó là “nghệ thuật hỗ trợ” có tính cách tinh tế cần thiết khi người ta tiến đến “nơi mảnh đất linh thánh của người khác”, cống hiến cho việc tiến đến này một khoảng trống “vững vàng và an toàn, cho thấy việc chúng ta gần gũi thân cận, và cả một ánh mắt cảm thương của chúng ta có thể chữa lành, giải phóng và phấn khích tăng trưởng trong đời sống Kitô giáo” (cùng nguồn, 169). Đó là những gì hai vị Tông Đồ này thực hiện nơi người què ấy: các vị đã nhìn anh ta, các vị nói “hãy nhìn vào chúng tôi đây”, các vị đã chìa tay ra, các vị nâng anh ta đứng lên và các vị chữa lành anh ta. Đó là những gì Chúa Giêsu đã làm với tất cả chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ đến điều này khi chúng ta trải qua những lúc bất hạnh, những khi lỗi lầm, những lúc sầu đau. Bấy giờ Chúa Giêsu lên tiếng nói: “Hãy nhìn Cha đây: Cha đang ở đây!” Chúng ta hãy nắm lấy tay Chúa Giêsu và hãy để cho mình được nâng lên.

Hai vị Phêrô và Gioan dạy cho chúng ta là đừng đặt niềm tin tưởng của mình vào phương tiện, cho dù chúng hữu dụng, mà là vào kho tàng thực sự là mối liên hệ của chúng ta với Đấng Phục Sinh. Thật vậy, chúng ta thì, như Thánh Phaolô nói, “nghèo khó nhưng được trở nên giầu có; chẳng có gì lại có hết mọi sự” (2Corinto 6:10). Tất cả chúng ta là Phúc Âm tỏ hiện quyền năng của danh xưng Đức Giêsu là Đấng làm các thứ phép lạ.

Phần chúng ta - mỗi một người chúng ta -, đâu là những gì chúng ta có? Sự phong phú của chúng ta là gì, kho tàng của chúng ta ở đâu? Chúng ta có thể làm cho người khác trở nên giầu có bằng cái gì? Chúng ta hãy xin Chúa Cha ban cho chúng ta tặng ân ký ức về những gì biết ơn trong việc tưởng nhớ đến các ân huệ của tình Ngài yêu thương trong đời sống của chúng ta, để cống hiến cho mọi người chứng từ chúc tụng và tạ ơn. Chúng ta đừng quên bàn tay luôn giang ra để giúp cho người khác đứng lên; đó là bàn tay của Chúa Giêsu là Đấng giúp người khác đứng lên qua bàn tay của chúng ta.

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2019/documents/papa-francesco_20190807_udienza-generale.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu