GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ GỬI SỨ ĐIỆP THÂU HÌNH

 

VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT KHÍ HẬU CHO THƯỢNG NGHỊ LIÊN HIỆP QUỐC 23/9/2019

 

 

Pope Francis speaks to a crowd in St. Peter's Square. Credit: Vatican Media.

 

 

Xin gửi lời chào quí tham dự viên Thượng Nghị Liên Hiệp Quốc về vấn đề Giải Quyết Khí Hậu 2019

Tôi muốn ngỏ lời cám ơn Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres về việc triệu tập cuộc họp này, và về việc lôi kéo chú ý của các vị Thủ Lãnh Quốc Gia và Chính Quyền - cũng như toàn thể cộng đồng quốc tế và ý kiến chung thế giới - đến một trong những hiện tượng trầm trọng nhất và đáng lo ngại nhất của thời đại chúng ta, đó là hiện tượng thay đổi khí hậu.

Đây là một trong những thách đố chính chúng ta cần phải đương đầu. Để thực hiện điều này, nhân loại được kêu gọi vun trồng 3 phẩm tính về luân lý, đó là chân thành, hữu trách và can trường.

Với Hiệp Định Paris ngày 12/12/2015, cộng đồng quốc tế đã tỏ ra ý thức được tính chất khẩn trương và nhu cầu cần phải có một đáp ứng chung trong việc giúp xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta. Tuy nhiên, bốn năm sau Hiệp Định lịch sử này, chúng ta có thể thấy được rằng những quyết tâm được các Quốc Gia bày tỏ vẫn còn rất "yếu kém", và vẫn còn xa vời với việc đạt tới những mục tiêu vạch định.   

Cùng với rất nhiều sáng kiến, chẳng những bởi các chính quyền mà còn bởi toàn thể xã hội dân sự, vấn đề được đặt ra là thật sự có ý muốn chính trị trong việc phân phối các phương tiện về nhân bản, tài chính và kỹ thuật để ngăn chặn những hậu quả tiêu cực gây ra bởi hiện tượng thay đổi khí hậu, cũng như để giúp cho thành phần nghèo khổ nhất và dễ bị tổn thương nhất, là những con ngưòi phải hứng chịu nhiều nhất hay chăng.

Trong lúc tình hình không tốt đẹp và hành tinh này đang phải hứng chịu thì cánh cửa cơ hội vẫn đang rộng mở. Bất chấp hết mọi sự. Chúng ta đừng để cho nó bị khép lại. Chúng ta hãy mở ngỏ bằng việc chúng ta quyết chí vun trồng vấn đề phát triển toàn diện con người, để bảo đảm một đời sống tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai. "Cho dù giai đoạn hậu kỹ nghệ được tưởng nhớ đến một cách rõ ràng như là một giai đoạn vô trách nhiệm nhất trong lịch sử, thì vẫn có lý do để hy vọng rằng nhân loại ở vào lúc rạng đông của thế kỷ 21 này sẽ được nhớ đến vì nó đã quảng đại gánh vác trách nhiệm nặng nề của nó".

Bằng phẩm tính chân thành, hữu trách và can đảm chúng ta cần phải mang óc thông minh của chúng ta ra "phục vụ một loại tiến bộ khác, một loại tiến bộ lành mạnh hơn, nhân bản hơn, xã hội hơn, toàn vẹn hơn", có thể giúp nền kinh tế phục vụ con người, xây dựng hòa bình và bảo vệ môi sinh.

Vấn đề thay đổi khí hậu là vấn đề liên hệ tới các vấn đề về đạo lý, công bằng và công lý xã hội. Tình trạng hiện nay của vấn đề suy thoái về môi sinh có liên hệ tới việc suy đồi về nhân bản, đạo lý và xã hội chúng ta đang hằng ngày trải nghiệm. Điều này buộc chúng ta phải nghĩ về ý nghĩa của những kiểu mẫu tiêu thụ và sản xuất của chúng ta, cũng như về các tiến trình giáo dục và nhận thức, để biến chúng cho am hợp với phẩm vị con người. Chúng ta đang đương đầu với một thứ "thách đố về văn minh" thiên về công ích. Điều này là những gì hiển nhiên, hiển nhiên như việc chúng ta có muôn vàn lựa chọn trong tầm tay của mọi người, nếu chúng ta chấp nhận, về phương diện cá nhân cũng như xã hội, một lối sống hiện thực phẩm tính chân thành, can trường và hữu trách.

Tôi mong rằng 3 phẩm tính chính yếu này - chân thành, can đảm và trách nhiệm - là tâm điểm của công việc quí vị thực hiện hôm nay và mai ngày.

Xin cám ơn quí vị rất nhiều.

         

 

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2019-09/pope-francis-videomessage-climate-action-summit-united-nations.html#play

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

 

Pope Francis sends video message to UN Climate Action Summit

 

 

 

Cảm nhận của người dịch về vấn đề giải quyết hiện tượng thay đổi khí hậu đó là khó lòng mà thế hệ hiện nay nói chung, các chính trị gia đang nắm trong tay quyền bính trên thế giới, nhất là ở các nước tân tiến giầu mạnh về kinh tế, như Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ v.v., khó có thể theo đuổi việc hy sinh việc phát triển về kỹ nghệ, trực tiếp liên quan đến việc phát triển về kinh tế, để cứu nguy nhân loại, một thứ phát triển kinh tế lệ thuộc vào kỹ nghệ đã gây ra hiện tượng thay đổi khí hậu, khiến càng ngày hành tinh của loài người  càng nóng lên, để rồi từ đó biết bao nhiêu là thiên tai, (động đất, sóng thần, bão lụt, cháy rừng v.v.), xẩy ra liên tục trên khắp thế giới. Thậm chí còn có một số chính trị gia vô tình hay cố ý chối bỏ hiện tượng hâm nóng toàn cầu này, một hiện tượng được chính các khoa học gia chuyên môn hơn họ minh chứng và cảnh báo.

 

Theo chiều hướng hưởng thụ hơn phục vụ, các chính trị gia và kinh tế gia ở những cường quốc trên thế giới hiện nay, chỉ cố thủ cho vị trí và danh tiếng của mình, khi đang nắm trong tay quyền bính, hơn là lo cho chung nhân loại, cho công ích nói chung và cho giới trẻ nói riêng. Nghĩa là "bay chết mặc bay", chúng tao chỉ biết sống hiện tại và hưởng thụ tối đa những gì chúng tao đang có trong tay. Và đó là lý do chẳng những chung đồng loại của họ, nhất là thành phần nghèo khổ, đang phải tiếp tục hứng chịu hậu quả vô cùng tai hại và khủng khiếp gây ra bởi đủ thứ thiên tai, đúng hơn gián tiếp gây ra bởi chính nhân tai, tức là gây ra do chính thành phần hữu trách không chịu dấn thân phục vụ, giải quyết, mà chính bản thân họ còn bị giới trẻ vùng lên chỉ thẳng vào mặt họ mà khiển trách thay lời nguyền rủa nữa, như vừa xẩy ra hôm Thứ Hai 23/9/2019, tại chính tổ chức Liên Hiệp Quốc.

 

Xin đọc những lời rất đanh thép và nghiêm thẳng của một em gái 16 tuổi, ở giữa Liên Hiệp Quốc, ngỏ lời cùng thành phần người lớn lãnh đạo hiện nay sẽ thấy, bằng cách bấm vào 2 cái links có tên Greta Thunberg dưới đây:

 

 

Greta Thunberg nói với lãnh đạo thế giới: 'Quý vị khiến chúng tôi thất vọng'

Nhà đấu tranh tuổi teen Greta Thunberg tố lãnh đạo thế giới phản bội thế hệ trẻ

Khí hậu, tâm điểm của thế giới