GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

 

 

ĐTC PHANXICÔ GIẢNG LỄ BẾ MẠC

THƯỢNG NGHỊ GIÁM MỤC THẾ GIỚI VỀ VÙNG AMAZON

6-27/10/2019

 

Pope Francis with a new crosier for the Amazon synod closing Mass Oct. 27, 2019. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

 

An indigenous woman hands Pope Francis a plant during Mass

 

 

Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta cầu nguyện qua 3 hình ảnh, đó là trong khi ở dụ ngôn của Chúa Giêsu thì cả người Pharisiêu lẫn người thu thuế cầu nguyện, còn trong Bài Đọc 1 là lời cầu nguyện của một con người nghèo khổ.

1- Lời cầu nguyện của Người Pharisiêu được mở đầu như thế này: "Lạy Chúa, tôi tạ ơn Chúa".

Đó là một mở đầu rất hay, vì lời cầu nguyện hay nhất đó là lời cầu của lòng biết ơn, lời cầu chúc tụng ngợi khen. Tuy nhiên, ngay sau đó chúng ta thấy được lý do tại sao người này tạ ơn: "vì tôi không phải như những kẻ khác" (Luca 18:11). Người này cũng giải thích lý do, đó là hắn chay tịnh một tuần 2 lần, cho dù vào thời ấy chỉ buộc mỗi năm một lần thôi; hắn nộp thuế thập phân từ tất cả những gì hắn có, cho dù thuế thập phân này chỉ phải nộp cho những sản phẩm quan trọng nhất thôi (xem Đệ Nhị Luật 14 từ câu 22). Tóm lại hắn vênh vang vì hắn hoàn tất những giới răn đặc biệt một cách tối đa bao nhiêu có thể. Thế nhưng hắn quên mất giới răn trọng đại nhất, đó là kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân (xem Mathêu 22:36-40). Đầy những tự mãn về khả năng của mình trong việc tuân giữ các giới răn như thế, về các công lênh và nhân đức của mình như vậy, mà hắn chỉ tập trung vào bản thân hắn. Thảm trạng của con người này đó là hắn không có tình yêu thương. Ngay cả những gì tốt đẹp nhất mà không có tình yêu thương thì kể như bằng không, như Thánh Phaolô nói (xem 1Corinto 13). Không có tình yêu thương thì kết quả ra sao? Hắn đi đến chỗ tung hô bản thân mình thay vì cầu nguyện. Thật vậy, hắn không xin gì từ Chúa vì hắn không cảm thấy thiếu thốn cần thiết hay nợ nần gì, mà là cảm thấy rằng Thiên Chúa nợ hắn một cái gì đó. Hắn đứng trong đền thờ Chúa, nhưng hắn lại tôn thờ một vị thần khác đó là chính bản thân hắn. Vậy mà có nhiều nhóm "co thanh thế", nhiều "Kitô hữu Công giáo" đang đi theo đường lối này.

Hắn quên mất tha nhân của mình cũng như Thiên Chúa; thật vậy, hắn khinh thường tha nhân. Đối với người Pharisiêu thì tha nhân chẳng đáng là chi, chẳng có giá trị gì. Hắn coi mình hơn các kẻ khác, thành phần hắn gọi nôm na là "thành phần còn lại, những kẻ còn lại" (loipoi, Lk 18:11). Tức là "thành phần dư thừa" (leftovers), là những thứ phế liệu cần phải tránh xa. Biết bao nhiêu lần chúng ta thấy điều này tái diễn đi tái diễn lại trong đời sống và trong lịch sử! Biết bao nhiêu lần những ai có thế giá, như người Pharisiêu với người thu thuế, dựng lên những bức tường để tăng thêm khoảng cách, khiến cho những người khác cảm thấy bị loại trừ hơn nữa. Hay bằng việc coi họ là những kẻ lạc hậu chậm tiến và chẳng có giá trị là bao nhiêu, nên thành phần có thế lực ấy tỏ ra khinh thường các tập tục của họ, xóa bỏ đi lịch sử của họ, xâm chiếm đất đai của họ, và chiếm đoạt các sản vật của họ. Thậm chí cho đến hôm nay đây biết bao nhiêu là những thái độ tự cho mình là siêu việt ấy đã biến thành hành động đàn áp và khai thác! Chúng ta đã thấy điều này trong Thượng Nghị này khi nói về việc khai thác thiên nhiên tạo vật, khai thác con người ta, khai thác các cư dân ở vùng Amazon, khai thác việc buôn người, việc buôn bán những con người! Các lỗi lầm trong quá khứ ấy đã không đủ để ngăn chặn lại việc cướp bóc những người khác và việc đả thương anh chị em của chúng ta cũng như người chị em trái đất của chúng ta: chúng ta đã từng nhìn thấy tình trạng khai thác này ở khuôn mặt hằn những vết xẹo của vùng Amazon. Việc tôn thờ mình được thi hành một cách giả hình theo các nghi thức của nó cùng với "các lời cầu nguyện" - nhiều người là Công giáo, họ xưng mình là Công giáo, thế nhưng họ đã quên họ là Kitô hữu và là con người - mà quên đi việc tôn thờ đích thực đối với Thiên Chúa, một việc tôn thờ được luôn thể hiện ở nơi tình yêu thương tha nhân của mình. Ngay cả các Kitô hữu vẫn cầu nguyện và đi Lễ Chúa Nhật cũng là đối tượng cho thứ tôn giáo sùng bái bản thân mình này. Chúng ta hãy tự kiểm xem chúng ta cũng có nghĩ rằng ai đó là thứ hạ cấp và có thể bị loại bỏ hay chăng, cho dù chỉ bằng lời nói của chúng ta. Chúng ta hãy xin ơn Chúa đừng coi mình là thứ thượng cấp, đừng tin rằng mình ngon lành, đừng trở thành kẻ nhạo báng và khinh miệt. Chúng ta hãy xin Chúa Giêsu chữa chúng ta khỏi việc nói xấu và phàn nàn người khác, khinh bỉ người này người nọ, vì những điều ấy làm mất lòng Thiên Chúa. Trong Thánh Lễ hôm nay, theo sự quan phòng thần linh, ngoài những người thổ dân Vùng Amazon, chúng ta còn có cả những người nghèo nhất từ các xã hội phát triển, đó là những người anh chị em tật nguyền thuộc Cộng Đồng L'Arche. Họ đang ở với chúng ta, ngay hàng đầu tiên đây.

2- Chúng ta hãy tiến sang lời cầu nguyện khác. Lời cầu nguyện của người thu thuế giúp chúng ta hiểu được những gì đẹp lòng Chúa. Người này không mở đầu bằng công lênh của mình mà là bằng những thiếu sót của mình; không mở đầu bằng cái giầu có của mình mà là từ cảnh bần cùng của mình. Cái nghèo của anh ta không phải là cái nghèo về kinh tế - thành phần thu thuế là những người giầu có và theo khuynh hướng làm tiền một cách bất chính, bất chấp thiệt hại của đồng bào mình - nhưng anh ta cảm thấy có một cái bần cùng trong đời sống, vì chúng ta không bao giờ sống một cách tốt đẹp trong tội lỗi. Người thu thuế từng khai thác kẻ khác đã chân nhận mình là bần cùng trước nhan Thiên Chúa, và Chúa đã nghe lời cầu nguyện này, một lời cầu nguyện chỉ có 7 chữ nhưng lại là một bày tỏ với cả lòng chân thành. Thật vậy, trong khi người Pharisiêu đứng thẳng phía trên (xem câu 11), thì người thu thuế lại đứng xa xa và "không dám ngước mắt lên trời", vì anh ta tin rằng Thiên Chúa thật là Đấng cao cả, trong khi anh ta biết mình nhỏ bé. Anh ta "đấm ngực" (xem câu 13), vì ngực là nơi có trái tim. Lời cầu nguyện của anh ta xuất phát từ cõi lòng; lời cầu nguyện trong sáng ngay thẳng. Anh ta bày tỏ tấm lòng của mình trước Thiên Chúa, chứ không phải là những dáng dấp bề ngoài. Cầu nguyện là đứng trước mặt Chúa - chính Thiên Chúa nhìn chúng ta khi chúng ta cầu nguyện - không ảo ảnh, không chạy tội hay biện minh. Thường việc chúng ta hối hận chất chứa đầy những tự biện minh có thể khiến chúng ta vui thỏa. Việc hối tiếc của chúng ta còn hơn cà việc hối tiếc nữa, khi chúng ta như thể đang tự phong thánh cho mình. Vì tối tăm và gian dối - những thứ tự biện minh của chúng ta - xuất phát từ ma quỉ; xuất phát từ Thiên Chúa là ánh sáng và sự thật, là những gì trong sáng của cõi lòng của tôi. Đó là một cảm nghiệm tuyệt vời, các phần tử của Thượng Nghị thân mến, tôi phải hết lòng tri ân cảm tạ vì chúng ta đã có thể nói với nhau trong những tuần lễ này những gì từ cõi lòng của chúng ta, một cách chân thành và thẳng thắn, và đã biết đặt các nỗ lực cùng niềm hy vọng của chúng ta trước nhan Thiên Chúa và trước anh chị em của chúng ta.

Hôm nay, nhìn vào người thu thuế, chúng ta tái nhận thức được chỗ khởi đầu, đó là niềm xác tín rằng chúng ta, tất cả chúng ta, cần đến ơn cứu độ. Đó là bước đầu tiên của việc tôn thờ Thiên Chúa đích thực, Đấng thương xót những ai chân nhận tình trạng thiếu thốn của mình. Ngoài ra, cội rễ của hết mọi thứ lầm lạc thiêng liêng, như có một đan sĩ ngày xưa đã dạy, đó là tin mình là công chính. Việc coi mình là công chính là việc để Thiên Chúa là Đấng công chính duy nhất ở ngoài trời lạnh. Cái lập trường khởi đầu này quan trọng đến độ Chúa Giêsu cho chúng ta thấy nó bằng một so sánh bất thường, đặt kề nhau trong dụ ngôn về người Pharisiêu, một nhân vật đạo đức sốt sắng nhất thời ấy, và người thu thuế, một tội nhân chính hiệu trước mắt mọi người. Phán quyết lại đảo ngược, đó là con người tốt lành mà tự kiêu thì bị rớt; còn con người thảm họa nhưng biết khiêm hạ lại được Thiên Chúa nâng lên. Nếu chúng ta thành thực nhìn lại bản thân chúng ta, chúng ta sẽ thấy nơi tất cả chúng ta có cả người thu thuế lẫn người Pharisiêu. Chúng ta hơi là thành phần thu thuế bởi chúng ta là những tội nhân, và chúng ta hơi là người Pharisiêu vì chúng ta tự phụ, có thể biện minh cho bản thân mình, những tay chuyên nghiệp tự công chính hóa. Điều này thường có tác dụng với chúng ta nhưng lại không có tác dụng với Thiên Chúa. Cái mánh khóe này không gây tác dụng nơi Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin ơn cảm thấy mình cần đến lòng thương xót, cảm thấy mình bần cùng trong tâm hồn. Cũng chính vì lý do này mà chúng ta mới liên hệ với người nghèo một cách tốt đẹp, nhắc nhở mình rằng chúng ta là những con người nghèo khó, nhắc nhở mình rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa chỉ tác động ở môi trường bần cùng nội tâm.

3- Giờ đây chúng ta tiến tới lời cầu nguyện của người nghèo ở bài đọc 1. Lời cầu nguyện này, Sách Sirach nói: "sẽ vươn lên tới các tầng mây" (35:21). Trong khi lời cầu nguyện của những ai cho mình là công chính thì vẫn còn tính chất trần tục, bị đè nén bởi cái trọng lực vị kỷ, thì lời cầu nguyện của người nghèo trực tiếp vươn lên tới Thiên Chúa. Cái cảm quan đức tin này của Dân Chúa đã cho thấy, nơi người nghèo, "những viên giữ cửa thiên đàng": cái cảm quan đức tin này đã bị mất đi nơi lời bộc lộ của người Pharisiêu. Họ là những con người sẽ mở rộng, chứ không phải là cửa trường sinh. Họ không phải là những kẻ cho mình là xếp trên đời này, họ không qua mặt những người khác; họ được trở nên phong phú ở nơi một mình Thiên Chúa. Những con người này là những hình ảnh sống động về vai trò ngôn sứ Kitô giáo.

Trong cuộc Thượng Nghị này, chúng ta được ơn biết lắng nghe tiếng nói của người nghèo và ơn chia sẻ về tình trạng đời sống bấp bênh của họ, bị đe dọa bởi các thứ mẫu thức phát triển cướp giật. Tuy nhiên, chính trong trường hợp này mà nhiều người đã làm chứng cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể nhìn vào thực tại một cách khác nhau, bằng cách mở rộng cánh tay chấp nhận nó như là một tặng ân, bằng cách đối xử với thế giới được tạo dựng này không phải là một thứ tài nguyện bị khai thác mà là một ngôi nhà cần phải được bảo trì bằng lòng tin tưởng vào Thiên Chúa. Ngài là Cha của chúng ta, và Sách Sirach còn nói: "Ngài nghe lời cầu của những ai bị phạm đến" (câu 16). Biết bao nhiêu lần, ngay cả ở trong Giáo Hội, tiếng của người nghèo không được lắng nghe, và có lẽ bị chế diễu hay bị câm nín bởi chúng không thuận lợi. Chúng ta hãy cầu xin ơn biết lắng nghe tiếng kêu của người nghèo: đó là tiếng kêu hy vọng của Giáo Hội. Tiếng kêu này của người nghèo là tiếng kêu hy vọng của Giáo Hội. Khi chúng ta biến tiếng kêu của họ thành của mình, chúng ta mới có thể tin rằng lời cầu nguyện của cả chúng ta nữa mới vươn lên tới các tầng mây.

 

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2019/documents/papa-francesco_20191027_omelia-sinodovescovi-conclusione.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu  

Pope Francis addresses the Synod of Bishops at the closing session

2019.10.25 Sinodo dei Vescovi quindicesima Congregazione Generale

 

 

Thượng Nghị về Vùng Amazon: Văn Kiện Đúc Kết

 

Chiều áp ngày bế mạc Thượng Nghị về Vùng Amazon, kéo dài 3 tuần lễ, từ Chúa Nhật mùng 6 đến Chúa Nhật 27/10/2019, bản văn Kiện Đúc Kết đã được chấp thuận, một văn kiện, như thường lệ, được trình cho ĐTC, Vị sẽ sử dụng nó để ban hành Tông Huấn hậu Thượng Nghị. ĐTC Phanxicô cho biết ngài cố gắng ban hành nội trong năm nay, tức từ sau khi bế mạc thượng nghị này cho tới cuối năm 2019, một thời gian sớm nhất từ trước đến nay sau mỗi Thượng Nghị như thế này. Trong dịp văn kiện đúc kết này được chấp thuận và trình cho mình, ĐTC Phanxicô cũng đã nói với các nghị phụ và tham dự viên về 4 khía cạnh hay 4 chiều kích được bàn luận trong Thượng Nghị lần đầu tiên về chủ đề sinh thái này:

Chiều kích văn hóa: Ngài tỏ ra hài lòng về những bàn luận liên quan đến vấn đề hội nhập văn hóa, thẩm định và tôn trọng các nền văn hóa. Theo ngài thì hội nhập văn hóa là truyền thống của Giáo Hội.

Chiều kích sinh thái: Ngài tỏ lòng biết ơn Đức Thượng Phụ Bartholomew ở Constantinople là vị đã phát động việc nhận thức về vấn đề này, từ đó đã xuất hiện Thông Điệp Laudato Si', và giờ đây càng gia tăng nhận thức về vấn đề sinh thái này, đến độ Vùng Amazon đã phải cần đến một Thượng Nghị. "Chúng ta đã thấy biết bao nhiêu là giới trẻ đang tỏ ra ủng hộ Vùng Amazon". Họ ý thức được nguy cơ trước mắt, chẳng những ở Amazon mà còn ở Congo cùng các nơi khác, như ở quê hương Á Căn Đình của ngài.

Chiều kích xã hội: ĐTC ghi nhận việc khai thác "chẳng những tác hại đến thiên nhiên mà còn cả con người nữa". Dân chúng ở Vùng Amazon đã phải đương đầu với việc khai thác tàn bạo ở mọi cấp độ, cũng như với "việc hủy hoại căn tính văn hóa của họ", bao gồm cả nạn buôn người.

Chiều kích mục vụ: Ngài nhận định đây là chiều kích quan trọng nhất trong 4 chiều kích. Chiều kích mục vụ bao gồm việc khẩn trương loan báo Phúc Âm, một Phúc Âm cần phải được "hiểu biết, thẩm thấu và đồng hóa bởi các nền văn hóa này", nhưng cần đến các vị linh mục, phó tế vĩnh viễn, tu sĩ nam nữ và giáo dân. Bởi đó cần phải có tính cách sáng tạo, liên quan đến các thừa tác vụ mới, liên quan đến vai trò của nữ giới và phó tế vĩnh viễn từ thời Giáo Hội sơ khai. Ngài có ý định thiết lập một ủy ban cùng với Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm Hóa Chư Dân để nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì các thừa tác vụ mới này mà chiều kích mục vụ còn liên quan đến các thứ canh tân, đến nữ giới, đến tái cấu trúc, đến các thứ nghi thức.

Về việc canh tân - "Giáo Hội luôn cần phải canh tân", ĐTC Phanxicô đã khẳng định như thế. Và căn cứ vào các bàn luận của Thượng Nghị này thì có thể tóm tắt một số canh taạn có thể thực hiện như sau:

1. Vấn đề đào tạo linh mục để làm sao sống đúng với thiên chức và sứ vụ linh mục của mình, chẳng hạn chuyện có linh mục đòi phải trả tiền để đến phục vụ ở vùng sâu vùng xa;

2. Vấn đề thành phần ngoại giao đoàn Tòa Thánh tập sự viên cần được huấn luyện 1-2 năm ở một miền đất khó khăn nào đó trên thế giới để giúp vị giám mục ở miền truyền giáo;

3. Việc tái phân phối linh mục ở một xứ sở, chẳng hạn có nhiều vị linh mục ở Vùng Amazon đang thi hành thừa tác vụ ở Hoa Kỳ và Âu Châu, một số khác đi học và ở lại đó luôn v.v.

Về thành phần nữ giới - Ngài cho biết phần về nữ giới này ở Thượng Nghị hơi ngắn: "Tôi chỉ muốn nhấn mạnh điều này là chúng ta vẫn chưa nhận thức được nữ giới có ý nghĩa gì trong Giáo Hội... Vai trò của nữ giới trong Giáo Hội còn tiến xa hơn là tính cách hành sự thuần túy".

Về vấn đề tái cấu trúc - Ngài mong muốn là nếu có các hội đồng giám mục, bán hội đồng giám mục, và hội đồng giám mục miền ở các phần đất khác trên thế giới thì tại sao các hội đồng giám mục nhỏ hơn không thể áp dụng ở Vùng Amazon chứ? Đây là vấn đề ở phần cuối của văn kiện đúc kết. Vấn đề này bao gồm việc Phân Bộ Cổ Võ Việc Phát Triển Toàn Diện Con Người cần bao gồm cả phần về Vùng Amazon.

Về các thứ nghi thức - Thượng Nghị này có đề cập đến các nghi thức và phụng vụ, ĐTC Phanxicô cho biết: "Những điều này thuộc trách nhiệm của Thánh Bộ Phượng Tự Thánh" trong việc tìm hiểu và dự thảo liên quan đến việc hội nhập văn hóa.

Cảnh giác về thiên kiến - như đã xẩy ra cho Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương 2015, ĐTC cảnh giác khuynh hướng của một số người, mà ngài gọi là "thành phần ưu tú", chỉ tập trung vào một chiều kích nào thôi, chứ không nắm trọn toàn bộ các chiều kích khác nhau. ĐTC nói chúng ta không thể nào "trở thành tù nhân của nhóm tuyển chọn này", một nhóm theo đuổi những mục đích riêng của họ về lãnh vực này của Thượng Nghị, mà "bỏ quên phần chính yếu của Thượng Nghị và việc chuẩn định của chúng ta".

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp từ https://zenit.org/articles/amazon-synod-pope-calls-for-all-to-be-involved/

Pope Francis waves to the faithful in St. Peter's Square

 

Huấn Từ Truyền Tin về Thượng Nghị Chủ Đề Vùng Amazon

... Sau 3 tuần này này, chúng ta không thể nào giả bộ như chẳng nghe thấy gì. Tiếng của người nghèo, cùng với tiếng của rất nhiều người khác trong và ngoài Thượng Nghị này - các vị mục tử, giới trẻ, các khoa học gia - là những gì thôi thúc chúng ta không được tiếp tục tỏ ra dửng dưng lãnh đạm. Chúng ta thường nghe thấy câu: "Nếu trễ hơn nữa là quá muộn rồi": không thể nào tiếp tục chấp nhận câu tâm niệm này.

Thượng Nghị này là gì vậy? Như chữ nghĩa của nó thì nó là chuyện cùng nhau bước đi, được an tâm bởi lòng can đảm cùng với các niềm an ủi từ Chúa. Chúng ta đã bước đi khi nhìn vào nhau nơi ánh mắt của nhau, và chân thành lắng nghe nhau, mà không che giấu những khó khăn, cảm nghiệm được vẻ đẹp của việc đoàn kết tiến bước phục vụ

Hôm nay chúng ta hãy tự vấn xem: "Tôi có thể làm gì tốt đẹp cho Phúc Âm?" Chúng ta đặt vấn đề này vào Thượng Nghị ấy, khi mong muốn mở ra những đường lối mới để loan báo Phúc Âm. Trước hết, chúng ta cảm thấy nhu cầu, như người thu thuế trong bài Phúc Âm hôm nay (xem Luca 18:13-14), cần phải đặt mình trước Chúa, đặt Người làm tâm điểm, về phương diện cá nhân cũng như Giáo Hội, vì người ta chỉ loan báo những gì người ta sống thôi. Vậy để sống Chúa Giêsu, để sống Phúc Âm, cần phải xuất thân. Nhờ đó chúng ta mới cảm thấy mình được thôi thúc ra khơi, bỏ lại bến bở thoải mái tiện nghi của những hải cảng an toàn, để tiến đến những chỗ nước sâu: không phải ở những chỗ nước bùn lầy ý hệ, mà là biển khơi, nơi Thần Linh mời gọi chúng ta tung lưới. Việc tiến ra những chỗ nước sâu là việc hãy để mình được thách đố bởi những gì là mới mẻ của nó; đó là việc đáp ứng tiếng gọi xuất thân và vượt khỏi những hoạch định của mình, nhờ đó Phúc Âm ở tâm điểm mới có thể chiếu soi theo kiểu cách của mình, ở chỗ: nghèo nàn những gì là cấp tiến, truyền giáo bằng cách mục vụ, cùng nhau tiến bước trong hiệp thông.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển dịch từ

https://zenit.org/articles/angelus-address-on-the-closing-of-the-special-assembly-of-the-synod-of-bishops-for-the-pan-amazonian-region/