GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2019

 

 

 

ĐTC PHANXICÔ - GIẢNG LỄ NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO 17/11/2019

 

 

Pope Francis celebrates Mass marking the World Day of the Poor

 

Những gì sẽ không bao giờ qua đi vẫn ở trang chính, đó là Vị Thiên Chúa hằng sống,

Đấng tuyệt đối cao cả hơn bất cứ đền thờ nào chúng xây lên cho Ngài,

và đó là con người ta, là tha nhân của chúng ta, thành phần có giá trị hơn tất cả mọi thứ tường trình về tin tức của thế giới này.

 

 

Tuyệt vời biết bao nếu người nghèo có được trong cõi lòng của anh chị em vị trí họ có được trong cõi lòng của Thiên Chúa!

 

 

 

Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã làm cho cả những người đương thời của Người lẫn chúng ta cảm thấy bàng hoàng. Trong khi mọi người khác đang trầm trồ khen ngợi đền thờ nguy nga ở Giêrusalem thì Chúa Giêsu lại bảo họ rằng "không còn hòn đá nào chồng trên hòn đá nào" (Luca 21:6). Tại sao Người nói những lời này về một cấu trúc rất linh thánh như vậy, một cấu trúc không phải chỉ là một dinh thự mà là một biểu hiệu đặc thù về tôn giáo, mà là nhà của Thiên Chúa cũng như của thành phần tin tưởng? Tại sao Người lại tiên báo rằng niềm tin tưởng vững vàng của dân Chúa sẽ bị sụp đổ? Nhất là tại sao Chúa lại để cho niềm tin tưởng của chúng ta bị sụp đổ trong lúc thế giới của chúng ta càng ngày càng ít đi niềm tin tưởng này?

Chúng ta hãy tìm kiếm câu giải đáp ở những lời của Chúa Giêsu. Người bảo chúng ta rằng hầu hết mọi sự sẽ qua đi. Hầu hết chứ không phải là hết mọi sự. Trong Chúa Nhật áp chót Mùa Thường Niên này, Người cho biết những gì sẽ sụp đổ và qua đi là những thứ áp cuối (penultimate), chứ không phải là những gì tối hậu, như đền thờ chứ không phải Thiên Chúa; các vương quốc cùng với các biến cố của con người, chứ không phải chính nhân loại. Những thứ áp cuối này, những thứ thường xuất hiện như thể tối hậu nhưng lại không phải, đang qua đi. Chúng là những thực tại uy nghi như các đền thờ của chúng ta, và là những gì là kinh khủng như các trận động đất; chúng là những điềm trời và là các cuộc chiến tranh trên trái đất này (xem các câu 10-11). Đối với chúng ta thì đó là những tin tức nổi bật ở trang chính, thế nhưng Chúa lại cho chúng vào trang phụ. Những gì sẽ không bao giờ qua đi vẫn ở trang chính, đó là Vị Thiên Chúa hằng sống, Đấng tuyệt đối cao cả hơn bất cứ đền thờ nào chúng xây lên cho Ngài, và đó là con người ta, là tha nhân của chúng ta, thành phần có giá trị hơn tất cả mọi thứ tường trình về tin tức của thế giới này. Bởi vậy, để giúp cho chúng ta nhận thức được những gì thật sự đáng kể trên đời này, Chúa Giêsu đã cảnh giác chúng ta về 2 khuynh hướng.

Thứ nhất là khuynh hướng vội vàng, là khuynh hướng ngay lúc này đây. Đối với Chúa Giêsu thì chúng ta không được theo những ai bảo chúng ta rằng ngày cùng tháng tận xẩy ra đến nơi rồi, "thời giờ đã đến" (câu 8). Tức là chúng ta không được theo thành phần báo động gây sợ hãi cho người khác và gây sợ hãi về tương lai, vì sợ hãi làm tê liệt cả cõi lòng và lý trí. Tuy nhiên, biết bao lần chúng ta để mình bị thu hút bởi ước ao ngông cuồng muốn biết hết mọi sự lập tức, bởi cái ngứa ngáy tò mò, bởi những tin tức giật gân hay tệ hại nhất, bởi những câu chuyện ghê gớm, bởi tiếng la hét của những người lớn tiếng nhất và giận dữ nhất, bởi những kẻ nói với chúng ta rằng "bây giờ hay chẳng bao giờ". Cái vội vàng hấp tấp này, cái mọi sự lúc này đây ấy, không phải là những gì xuất phát từ Chúa. Nếu chúng ta cố gắng muốn biết về cái ngay bây giờ, chúng ta quên đi cái tồn tại muôn đời: chúng ta theo dõi những đám mây bay mà không để ý đến bầu trời. Bị lôi kéo bởi tiếng la hét vừa xẩy ra, chúng ta không còn giờ cho Chúa hay cho anh chị em của mình sống ở ngay bên cạnh nhà chúng ta. Điều này đúng biết bao hôm nay đây! Trong cái cuồng loạn của những gì là ruợt đuổi, của việc chiếm đạt hết mọi sự vào lúc này đây, thì một ai đó bị bỏ quên được coi như là một cái gì đó làm chúng ta cảm thấy khó chịu. Được coi như đáng bị sa thải. Biết bao nhiêu là những vị lão thành, thai nhi, tật nguyền và nghèo khổ bị coi như là đồ vô dụng. Chúng ta chạy theo đường lối của mình một cách vội vàng hấp tấp, không lo âu đến mức độ đang gia tăng về khoảng cách, đó là lòng tham của một thiểu số đang khiến cho cái nghèo của nhiều người khác gia tăng.

Như một kháng tố chống lại những gì là vội vàng hấp tấp, hôm nay Chúa Giêsu nêu lên cho mỗi người chúng ta những gì là kiên trì. "các con sẽ cứu được sự sống của mình bằng việc các con kiên trì" (câu 19). Kiên trì bao gồm việc tiến tới mỗi ngày bằng ánh mắt gắn chặt vào những gì không qua đi, đó là Chúa và tha nhân. Đó là lý do tại sao kiên trì là một tặng ân của Thiên Chúa, một tặng ân bảo toàn tất cả mọi tặng ân khác của Ngài (cf. SAINT AUGUSTINE, De Dono Perseverantiae, 2.4). Chúng ta hãy đặt vấn đề xem: từng người chúng ta và tất cả chúng ta, với tư cách là Giáo Hội, có biết kiên trì nơi những gì là thiện hảo và đừng lạc hướng về những gì thực sự đáng quan tâm.

Có một thứ ảo ảnh thứ hai mà Chúa Giêsu muốn cứu chúng ta. Người bảo rằng "Nhiều kẻ sẽ đến nhân danh Thày mà nói 'Ta đây!' Các con chớ có mà theo họ" (câu 8). Đó là khuynh hướng qui kỷ. Kitô hữu, vì chúng ta không tìm kiếm cái ngay bây giờ, mà là cái muôn đời, nên không quan tâm đến cái tôi mà là cái anh. Tức là Kitô hữu không chạy theo bài ca thánh thót theo đột hứng của mình, mà là theo tiếng gọi của tình yêu, theo tiếng của Chúa Giêsu. Làm thể nào để nhận ra tiếng của Chúa Giêsu? "Nhiều người sẽ đến nhân danh Thày", Chúa nói, thế nhưng không được theo họ: mang danh "Kitô hữu" hay "Công giáo" chưa đủ để thuộc về Chúa Giêsu. Chúng ta cần nói cùng một ngôn từ như Chúa Giêsu, ngôn từ yêu thương, ngôn từ của cái anh - the language of the you. Những ai nói ngôn từ của Chúa Giêsu thì không phải là những kẻ xưng tôi mà là những người xuất khỏi bản thân mình. Tuy nhiên, thường ngay cả khi chúng ta làm lành thì việc làm của chúng ta cũng bị chi phối bởi tính chất giả hình về bản thân mình? Tôi làm lành để tôi được coi là người tốt lành; tôi trao tặng để được nhận lại; tôi giúp đáp để tôi có thể làm bạn với một con người quan trọng. Đó là cách thức thứ ngôn từ của bản thân mình nói năng. Tuy nhiên, lời của Chúa lại thôi thúc chúng ta tiến đến một "tình yêu chân thực" (Roma 12:9), để cống hiến cho những ai không thể trả lại cho chúng ta (xem Lk 14:14), để phục vụ người khác mà không tìm đáp trả (xem Luca 6:35). Vậy chúng ta hãy tự hỏi: "Tôi có giúp đỡ ai đó không có gì để đáp trả tôi hay chăng? Là một Kitô hữu, tôi có ít là một người nghèo khổ trong số bạn hữu hay chăng?"

Người nghèo là thành phần có giá trước nhan Thiên Chúa, vì họ không nói thứ ngôn từ của bản thân mình: họ không tự hỗ trợ lấy bản thân mình, bằng khả năng của họ; họ cần có ai đó cầm lấy tay của họ. Người nghèo nhắc nhở chúng ta cách thức chúng ta cần phải sống Phúc Âm: như những người hành khất vươn lên Chúa. Sự hiện diện của người nghèo làm cho chúng ta hít thở bầu khí trong lành của Phúc Âm, một Phúc Âm chúc phúc cho ai có tinh thần nghèo khó (xem Mathêu 5:3). Thay vì cảm thấy bị gây phiền toái khi họ gõ cửa nhà của chúng ta, thì chúng ta hãy đón nhận tiếng kêu cứu xin giúp đỡ của họ như là một lời hiệu triệu hãy xuất thân, hãy đón nhận họ bằng ánh mắt yêu thương của Thiên Chúa. Tuyệt vời biết bao nếu người nghèo có được trong cõi lòng của anh chị em vị trí họ có được trong cõi lòng của Thiên Chúa! Đứng chung với người nghèo, phục vụ người nghèo, chúng ta thấy những điều như Chúa Giêsu thấy; chúng ta thấy những gì tồn tại và những gì qua đi.

Chúng ta hãy trở lại với các vấn nạn đầu tiên của chúng ta. Giữa rất nhiều thực tại áp chót và qua đi, Chúa muốn nhắc nhở chúng ta hôm nay về những gì là tối hậu, những gì sẽ tồn tại muôn đời. Đó là yêu thương, vì "Thiên Chúa là tình yêu" (1Gioan 4:8). Người nghèo, thành phần van xin tình yêu của chúng ta, dẫn tôi thẳng tới Thiên Chúa. Người nghèo là thành phần làm dễ dàng hóa việc chúng ta tiếp cận với trời cao: đó là lý do tại sao cảm quan đức tin của Dân Chúa đã thấy họ như là những người gác cổng thiên đình. Thậm chí họ còn là kho tàng của chúng ta, kho tàng của Giáo Hội. Vì người nghèo tỏ cho chúng ta thấy những gì là phong phú không bao giờ tàn phai, liên kết trời với đất, những phong phú thực sự là đang sống cho, những phong phú của tình yêu thương.

 

https://zenit.org/articles/pope-francis-homily-on-world-day-of-the-poor-2/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu  

 

 

 

Ngày Thế Giới Người Nghèo 2019

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp

 

Sau lễ bế mạc Năm Thánh 2016, Lễ Chúa Kitô Vua ngày 20/11/2016, ĐTC Phanxicô đã ban hành Tông Thư Misericordia et Misera: ĐTC Phanxicô - Tông Thư Misericordia et Misera / Lòng Thương Xót và Nỗi Khốn Khổ (xin bấm vào cái link này để xem lại nếu cần), một văn kiện bao gồm 22 đoạn, nhưng ở đoạn 21 ĐTC đã ngỏ ý muốn thiết lập Ngày Thế Giới Các Người Nghèo vào Chúa Nhật 33 Thường Niên để hướng về Lễ Chúa Kitô Vua CN 34 Thường Niên ngay tuần sau đó, Đấng đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết bằng chính đức bác ái yêu thương của từng người đối với thành phần anh chị em hẹn mọn nhất được Người đồng hóa với chính bản thân Người. 

Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ 3 được cử hành chính thức vào Chúa Nhật 33 Thường Niên 17/11/2019. Tuy nhiên, ở Tòa Thánh Vatican, việc cử hành Ngày Thế Giới Người Nghèo kéo dài cả 1 tuần bát nhật, từ Chúa Nhật 32 Thường Niên ngày 10/11 đến hết Chúa Nhật 33 Thường Niên ngày 17/11/2019.

Thứ Sáu Thương Xót (Friday of Mercy) 15/11/2019: ĐTC làm phép Dinh cho Người Nghèo (a palace for the poor). Đây là một biến cố đặc biệt trong những Ngày Thứ Sáu Thương Xót, một ngày đặc biệt trong tuần được ngài bắt đầu từ Năm Thánh Thương Xót 2016, mỗi tháng 1 lần. Dinh cho Người Nghèo này là biến cố đánh dấu Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ 3.

Vị trí của Dinh cho Người Nghèo là "Dinh cho Thành Phần Thượng Hạng" (Palace of the Best), nơi được xây từ thời thế kỷ 19 và mang tên của gia đình Palazzo Migliori. Tòa Thánh Vatican đã có được cơ sở này từ thập niên 1930, ngay ở bên phải của vòng cung Công Trường Thánh Phêrô. Nơi này đã được bị bỏ trống bởi 1 hội dòng nữ tu, và vì thế ĐTC Phanxicô đã đích thân chỉ định cho ĐHY Konrad Krajewski, vị đặc trách văn phòng phát chẩn của ngài, biến nó thành nơi cho anh chị em vô gia cư và nghèo khổ ở Roma, để họ có chỗ ăn uống, ngủ nghỉ và học hành, với sự phục vụ chăm sóc của Cộng Đồng Sant'Egidio.

Vị hồng y đặc trách cho biết là nơi trở thành Dinh cho Người Nghèo này có 4 lầu. Hai lầu trên cùng là phòng ngủ cho khoảng 50 anh chị em, nhưng vào mùa đông hay trời lạnh giá có thể hơn nữa. Phòng ăn ở lầu hai, cho bữa sáng và bữa tối. Nhà bếp cũng được sử dụng để các thiện nguyện viên nấu ăn và phân phối cho những anh chị em vô gia cứ ở các trạm xe lửa. Trong ngày, 2 lầu dưới được sử dụng để anh chị em thiện nguyện dạy sử dụng máy điện toán cho những ai cần, và cũng là nơi để đọc sách, giải trí và tham vấn tâm lý nữa.

Công ty tái thiết Dinh cho Thành Phần Thượng Hạng này thành Dinh cho Người Nghèo được văn phòng đặc trách phát chẩn khuyến khích thuê mướn nhóm anh chị em homeless, và họ đã rất ngạc nhiên khi thấy thành phần được thuê mướn làm việc rất đàng hoàng tử tế. (Xin xem youtube về biến cố này ở cái link dưới đây:)

https://youtu.be/OY0nvB04rcw

Chúa Nhật Chính Ngày Thế Giới Người Nghèo 17/11/2019: ĐTC sẽ dùng bữa trưa chung với 1.500 vị khách nghèo được mời đến từ các giáo phận, nhất là GP Roma. ĐTC sẽ cử hành Thánh Lễ trong Đền Thờ Thánh Phêrô với các vị khách nghèo. Và bữa trưa của Ngày Thế Giới Người Nghèo này, ngay sau Thánh Lễ, sẽ diễn ra ở Sảnh Đường Phaolô VI, nơi sẽ biến thành một phòng ăn với 150 bàn, mỗi bàn 10 người. (Xin xem tiếp Thánh Lễ và Bữa Trưa sau khi biến cố diễn ra vào Chúa Nhật chính ngày).

2019.11.17 Pranzo con i Poveri

Pope Francis has lunch with people in need