GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2018

 

 

 

ĐTC PHANXICÔ - GIẢNG LỄ TRO Ở ĐỀN THỜ SANTA SABINA TRÊN ĐỒI AVENTINE

 

 

 

(ĐTC là vị đầu tiên lãnh nhận tro từ tro của các cành của cây oliu vẫn còn được lưu giữ từ Chúa Nhật Lễ Lá năm ngoái,

sau đó ngài xức tro cho các vị hồng y, giám mục, tu sĩ, các đan sĩ Biển Đức và giáo dân hiện diện)

 

 

"Hãy thổi kèn lên [...] hãy thánh hóa việc chay tịnh" (Joel 2:15), đó là lời tiên tri trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Mùa Chay mở ra bằng một âm vang inh ỏi, âm vang của một cái kèn khó nghe, nhưng lại dể công bố một thứ chay tịnh. Nó là một âm vang ầm ĩ để làm cho cuộc đời của chúng ta lắng xuống, một cuộc đời nhẩy vọt nhưng thường vô định. Nó là một hiệu triệu ngưng lại - "một thứ đình hoãn!" - để tập trung vào những gì là thiết yếu, để kiêng chay những gì không cần thiết làm cho chúng ta phân tâm. Nó là một tiếng gọi linh hồn hãy thức giấc.

Tiếng gọi ấy được kèm theo bằng một sứ điệp Chúa muốn loan báo qua miệng của vị tiên tri này, một sứ điệp vắn gọn và thiết tha: "Hãy trở về với Ta" (câu 12). Hãy trở về. Nếu chúng ta cần phải trở về, thì có nghĩa là chúng ta đã đi hoang. Mùa Chay là thời điểm tái nhận thức hướng đi của cuộc đời. Vì trong hành trình của cuộc sống, như hết mọi cuộc hành trình khác, điều thực sự quan trọng ở đây đó là làm sao để đừng lạc mất đích đến. Tuy nhiên, nếu có những cái gì đó khiến chúng ta cảm thấy hào hứng khi hành trình, như ngắm cảnh, hay ngừng lại ăn uống thì chúng ta sẽ không tiến xa được. Chúng ta cần phải tự vấn xem: trong cuộc hành trình của cuộc sống, tôi có tìm cách tiến bước hay chăng? Hay Tôi cảm thấy thỏa mãn sống trong giây phút đó và chỉ cần cảm thấy vui là đủ, chỉ cần giải quyết một số vấn đề và lấy làm mãn nguyện? Đâu là đường lối đây? Có phải là việc tìm cách sống khỏe, những gì được nhiều người ngày nay ưu tiên nhất, nhưng lại là cái rồi cũng qua đi? Có thể là những gì sở hữu và phúc hạnh chăng? Thế nhưng chúng ta không ở trên trần gian này vì những cái ấy. Hãy trở về với Ta, Chúa phán. Với Ta. Chúa là đích điểm của cuộc chúng ta hành trình trên trần thế. Đường hướng ấy phải là đường hướng dẫn đến với Ngài.

Ngày nay chúng ta được cống hiến cho một dấu hiệu giúp chúng ta thấy được đường hướng của chúng ta, đó là cái đầu được tro ghi dấu. Nó là một dấu hiệu khiến chúng ta cần phải suy nghĩ. Ý nghĩ của chúng ta thường tập trung vào những gì mau qua, đến rồi đi. Cái dấu tro nho nhỏ mà chúng ta sẽ lãnh nhận là một nhắc nhở sâu sắc nhưng thực sự rằng không có gì là tồn tại nơi nhiều điều đang khiến chúng ta phải bận tâm, những điều chúng ta đang theo đuổi và hằng ngày lo âu. Bất kể chúng ta có khó nhọc đến đâu, chúng ta sẽ không mang theo mình những gì là giầu sang phú quí ra khỏi đời này. Những thực tại trần gian tàn tạ như cát bụi trước gió thổi thôi. Những gì là sở hữu đều tạm bợ, quyền lực cũng qua đi, thành công rồi cũng hết. Ngày nay đang thịnh hành thứ văn hóa ngoại diện, thứ văn hóa thuyết phục chúng ta sống cho những gì là qua mau, nó là một thứ đại bịp bợm. Nó giống như một tia lửa sáng rực, để rồi một khi hết thì chỉ còn là tro tàn. Mùa Chay là thời điểm giải thoát chúng ta khỏi cái ảo tưởng theo đuổi những gì là cát bụi. Mùa Chay là để tái nhận thức rằng chúng ta được dựng nên làm một ngọn lửa bất khả dập tắt, chứ không phải làm tro tàn lập tức bị biến tan; được dựng nên cho Thiên Chúa chứ không phải cho thế gian; cho cõi vĩnh hằng trên trời chứ không phải cho những gì là giả trá thế gian; cho được tự do làm con cái của Thiên Chúa chứ không phải để làm nô lệ cho sự vật. Hôm nay chúng ta cần phải tự vấn mình xem: Tôi hiện đang đứng ở đâu đây? Tôi đang sống để làm lửa cháy hay làm tro tàn?

Trong cuộc hành trình Mùa Chay này, hãy trở về với những gì là thiết yếu, Phúc Âm nêu lên cho 3 bước đi được Chúa kêu gọi chuúng ta thực hiện một cách chân thành, không giả hình và giả bộ, đó là bố thí, cầu nguyện và chay tịnh. Những việc này để làm gì đây? Bố thí, cầu nguyện và chay tịnh là những gì mang chúng ta trở về với 3 thực tại không tàn phai. Cầu nguyện là việc tái liên kết chúng ta với Thiên Chúa; bác ái tái liên kết chúng ta với tha nhân; chay tịnh tái liên kết chúng ta với bản thân mình. Thiên Chúa, tha nhân của tôi và đời sống của tôi: đó là những thực tại không tàn phai và chúng ta sử dụng để đầu tư. Bởi thế, Mùa Chay mời gọi chúng ta hãy tập trung trước hết vào Đấng Quyền Năng, trong nguyện cầu, một tác động giải thoát chúng ta khỏi cuộc sống theo chiều ngang và có tính cách thế tục, một cuộc sống chúng ta có giờ cho bản thân mà quên đi Thiên Chúa. Sau đó nó mời gọi chúng ta tập trung vào những người khác, bằng đức ái giải thoát chúng ta khỏi những gì là hư ảo của việc tìm tòi và nghĩ rằng các sự vật chỉ tốt đẹp nếu chúng tốt đẹp đối với tôi. Sau hết, Mùa Chay mời gọi chúng ta hãy nhìn vào tâm can của mình, bằng chay tịnh, một việc giải thoát chúng ta khỏi lòng dính bén với các sự vật và khỏi những gì là trần thế làm tê cứng cõi lòng. Cầu nguyện, bác ái và chay tịnh: ba việc đầu tư cho một kho tàng tồn tại.

Chúa Giêsu phán: "Kho tàng của các con ở đâu thì lòng của các con cũng ở đó" (Mathêu 6:21). Lòng của chúng ta luôn hướng về một hướng chiều nào đó: nó giống như một cái địa bàn tìm kiếm những gì nó chất chứa. Chúng ta cũng có thể so sánh nó với nam châm: nó cần bám mình với một cái gì đó. Thế nhưng, nếu nó chỉ dính bén với các sự vật dưới đất này, thì không sớm thì muộn, nó sẽ trở thành nô lệ cho những sự ấy, ở chỗ, những sự vật được sử dụng trở thành những vật chúng ta phục vụ. Những dáng vẻ bề ngoài, tiền bạc, nghề nghiệp hay thú vui: nếu chúng ta sống vì chúng, chúng sẽ trở thành các thứ ngẫu tượng đô hộ chúng ta, thành các thứ giọng ca quyến rũ chúng ta để rồi đẩy chúng ta đến chỗ phiêu bạt. Trong khi đó, nếu lòng của chúng ta gắn bó với những gì không qua đi, chúng ta sẽ tái nhận thức được bản thân mình và được giải thoát. Mùa Chay là thời điểm của ân sủng để giải phóng chúng ta khỏi những gì là hư không. Nó là thời điểm để chữa lành khỏi những thứ nghiện ngập quyến rũ chúng ta. Nó là thời điểm để gắn ánh mắt của chúng ta vào những gì tồn tại.

Vậy thì ánh mắt của chúng ta, dọc suốt hành trình Mùa Chay này, nhìn về đâu? Đơn giản thôi: vào Đấng Tử Giá. Chúa Giêsu trên cây thập tự giá là địa bàn của đời sống, dẫn chúng ta về trời. Cái thô sơ của cây gỗ, việc thinh lặng của Chúa, việc yêu thương tự hủy mình của Người cho chúng ta thấy cái nhu cầu cần phải có một đời sống giản đơn hơn, tránh đi nỗi âu lo về các sự vật. Từ cây thập tự giá, Chúa Giêsu dạy chúng ta lòng đại đảm về việc từ bỏ. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ tiến tới nếu chúng ta bị đè nặng. Chúng ta cần giải thoát chúng ta khỏi những bàn tay chộp bắt của chủ nghĩa hưởng thụ và khỏi các thứ cạm bẫy của lòng vị kỷ, khỏi tâm trạng cứ muốn hơn nữa, khỏi tình trạng không bao giờ thỏa mãn, và khỏi một con tim khép kín trước nhu cầu của người nghèo. Chúa Giêsu ở trên cây thập tự giá bừng cháy yêu thương, và kêu gọi chúng ta sống say mê Người, một cuộc sống không bị mất đi giữa những thứ tro tàn của trần gian này; sống một cuộc đời bừng cháy bác ái yêu thương và không bị tắt lịm nơi những gì là tầm thường. Khó mà sống được như Người muốn? Phải, thật là khó, thế nhưng nó lại dẫn chúng ta đến đích điểm của chúng ta. Mùa Chay cho chúng ta thấy như thế. Nó bắt đầu bằng tro tàn, nhưng dần dần dẫn chúng ta đến ngọn lửa của đêm Phục Sinh; đến chỗ tái nhận thức rằng, trong ngôi mộ ấy, thân xác của Chúa Giêsu không biến thành tro tàn mà là sống lại hiển vinh. Điều này cũng đúng với cả chúng ta là tro tàn nữa. Nếu chúng ta, với những yếu hèn của mình, trở về cùng Chúa, nếu chúng ta đi con đường yêu thương, thì chúng ta sẽ đạt được đời sống chẳng bao giờ cùng. Chắc chắn chúng ta sẽ tràn đầy niềm vui.

 

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2019/documents/papa-francesco_20190306_omelia-ceneri.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu  

ĐTC Phanxicô - Huấn dụ Mùa Chay cho hàng giáo sĩ GP Roma

Theo thông lệ, cứ vào đầu Mùa Chay, ĐTC gặp gỡ hàng giáo sĩ của GP Roma tại San Giovanni ở Laterano.

Sau đây là một số tư tưởng chính yếu của ngài trong bài nói gần nửa tiếng đồng hồ, lần này không có mục vấn đáp như các lần trước,

và những gì biết được ở đây trong cuộc gặp gỡ kín đáo này là do tham dự viên nói lại với Tờ Điện San Vatican Insider:

https://www.lastampa.it/2019/03/07/vaticaninsider/the-pope-to-the-priests-of-rome-world-carry-the-pain-of-the-scandals-all-over-the-newspapers-of-the-Ok797BL3GGFYd9XHSWNtnN/pagina.html

 

 

Trong tâm tình chia sẻ của mình (một cách kín đáo) liên quan đến hàng giáo sĩ, ngài thú nhận với các vị linh mục ở GP Roma tham dự lúc bấy giờ rằng về nỗi đau của ngài gây ra bởi nạn giáo sĩ ấu dâm trong Giáo Hội, một hiện tượng tái bùng lên vào cuối Tháng 2/2019 bởi vụ của ĐHY Pell Úc Châu, và vụ ĐHY Philippe Barbarin, TGM TGP Lyon Pháp quốc cũng mới bị kết án ngay hôm ĐTC gặp hàng giáo sĩ này. Ngài đồng thời cũng nhắc đến những vụ ở Chí Lợi, Hoa Kỳ và các nước khác ở Âu Châu.

"Tôi chia sẻ với anh em nỗi đớn đau và sự trừng phạt bất khả chịu đựng gây ra cho toàn thân thể của Giáo Hội, bởi làn sóng gương mù là những gì giờ đây đầy giẫy ở trên báo chí khắp thế giới."

"Hiển nhiên là ý nghĩa thật sự của những gì đang xẩy ra hiện này cần phải nhận thật là do nơi thần dữ, nơi kẻ thù tác hành làm như thể ta đây chủ trị thế giới này"

"Chúng ta không được thất đảm, Chúa đang thanh tẩy vị hôn thê của Người, Chúa đang hoán cải tất cả chúng ta về với chính mình Người, Người đang thử thách chúng ta để chúng ta hiểu được rằng ngoài Người ra chúng ta chỉ là tro tàn, Người đang cứu chúng ta khỏi những gì là giả hình, khỏi thứ linh đạo ngoại diện. Người đang thổi Thần Linh của Người để phục hồi vẻ đẹp của Hiền Thê Người, lạ lùng thay, lại bằng chuyện trắng trợn ngoại tình".

"Tội lỗi làm biến dạng chúng ta và chúng ta buồn đau sống cảm nghiệm nhục nhằn, khi chính chúng ta hay một trong các vị linh mục hoặc giám mục của chúng ta rơi xuống đáy vực tội lỗi, băng hoại, hay tệ hơn nữa, phạm một tội ác hủy hoại đời sống của kẻ khác".

"Thiên Chúa biết cái trần truồng nhuốc hổ của chúng ta... Điều quan trọng là hãy xin Chúa canh chừng cái trần truồng của tôi. Ngài biết hết tất cả. Ngài biết cái trần truồng thẹn thuồng của chúng ta, nhưng Ngài không ngừng sử dụng chúng ta trong việc cống hiến cho dân chúng việc hòa giải. Chúng ta là những kẻ rất bần cùng, là những tội nhân, nhưng Thiên Chúa lại dùng chúng ta để chuyển cầu cho anh chị em của chúng ta để phân phối ơn cứu độ có khả năng tái sinh, bằng những bàn tay hoàn toàn vô tội của chúng ta".

Phần cuối của cuộc gặp gỡ này, ngài phác họa cho hàng giáo sĩ này thấy được con đường trong 7 năm tới, cho đến Năm Thánh 2025.