GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2018

 

 

"BẢO VỆ TRẺ EM NIÊN THIẾU TRONG GIÁO HỘI"

 

Cuộc Họp Thượng Đỉnh ở Tòa Thánh Vatican 21-24/2/2019

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch

 

 

Pope Francis leads the opening session of the meeting on the protection of minors. (CNS photo/Vatican Media) 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

Chủ đề: "Bảo Vệ Các Em Nhỏ Niên Thiếu trong Giáo Nhỏ"

 

Thời điểm: 4 ngày 21-24/2/2019

 

Địa điểm: Sảnh Đường New Synod Hall

 

Lý do: tại sao có cuộc họp này?

 

12/09/2018: Hội Đồng Hồng Y loan báo rằng ĐTC Phanxicô đã quyết định triệu tập một cuộc họp với các vị chủ tịch hội đồng giám mục về chủ đề "bảo vệ trẻ em niên thiếu".

23/11/2018: ĐTC chỉ định các phần tử trong Tiểu Ban Tổ Chức và tham dự viên.

18/12/2018: Loan báo về việc gửi thư mời đến các tham dự viên kèm theo yêu cầu gặp gỡ các nạn nhân.

16/01/2019: Thông báo về việc sửa soạn cuộc họp và Cha Federico Lombardi, S.J. được chỉ định làm điều hợp viên của các Cuộc Họp Chung.

 

Mục đích: cuộc họp này để làm gì?

 

Trong chuyến bay từ Panama về lại Roma Thứ Hai 28/1/2019, để trả lời cho câu hỏi áp cuối của cuộc vấn đáp truyền thông, ĐTC đã cho biết mục đích của cuộc họp này là để giúp cho các vị giám mục biết cách ứng phó thích đáng khi xẩy ra trường hợp giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em niên thiếu trong giáo phận của mình, nguyên văn như sau:

 

"Ý nghĩ này xuất phát từ Hội Đồng 9 Hồng Y, vì chúng tôi thấy rằng có một số vị giám mục không hiểu rõ hay không biết làm thế nào, hoặc đã làm điều thì tốt điều thì sai, nên chúng tôi cảm thấy trách nhiệm cần phải cống hiến 'một thứ giáo lý' về vấn đề này cho các hội đồng giám mục. Đó là lý do tại sao các vị chủ tịch được mời gọi. Một thứ giáo lý đó là, trước hết chúng ta cần phải nhận thức được thảm trạng, một trẻ em bị lạm dụng như thế nào.... Thứ đến, các vị cần phải biết phải làm sao, về phương thức, vì rất nhiều lần vị giám mục không biết phải làm sao..."   

 

Chiều hướng: những yếu tố chính yếu nào?

 

Ba ngày họp (không kể ngày bế mạc Chúa Nhật 24/1/2019) tập trung vào 3 đề tài hay 3 yếu tố then chốt trong việc giải quyết cái họa giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em niên thiếu trong Giáo Hội: 1- yếu tố trách nhiệm (responsibility); 2- Yếu tố uy tín (accountability), và 3- Yếu tố minh bạch (Transparency).

 

Thành phần cuộc họp:

(toàn là nắm giữ vai trò đầu não trong Giáo Hội, tổng cộng là 190 vị bao gồm cả ĐTC)

 

114 vị chủ tịch hội đồng giám mục ở các quốc gia trên thế giới (36 từ Phi Châu, 24 từ Mỹ Châu, 18 từ Á Châu, 32 từ Âu Châu và 4 từ Úc Châu);

14 vị lãnh đạo ở những Giáo Hội Công Giáo Đông Phương;

15 vị giám mục không thuộc bất cứ hội đồng giám mục nào;

12 vị Bề Trên Tổng Quyền (nam);

10 vị Bề Trên Tổng Quyền (nữ);

5 vị thuộc Hội Đồng Hồng Y; 

10 vị làm đầu các phân bộ của Tòa Thánh;

4 vị ở Giáo Triều Roma; và

5 vị trong ban tổ chức, các vị điều hợp viên và các tường trình viên.

 

 

 

 

Ngày họp 1 - Thứ Năm 21/2/2019

 

 

Pope Francis opens the Protection of Minors in the Church Meeting

 

 

1- Kinh nguyện mở đầu,

2- ĐTC Phanxicô đã dẫn nhập

3- Xem video để nghe chứng từ của 5 nạn nhân

4- Nghe trình bày của ĐHY Luis Antonio Tagle cũng như của ĐTGM Charles Jude Scicluna

5- Bài thuyết trình thứ ba của Rubén Salazar Gómez

6- Hội thảo, , được phân chia theo các nhóm ngôn ngữ khác nhau

7- Họp báo tường trình.

 

 

 ĐTC Phanxicô: Dẫn Nhập

 

 

 

 

Xin chào anh em thân mến!

Trước nạn lạm dụng tình dục mà các giáo sĩ vấp phạm gây tai hại trầm trọng cho các em nhỏ niên thiếu, tôi muốn tham vấn với anh em, Quí Thượng Phụ, Hồng Y, Giám Mục cùng Bề Trên Các Dòng và Quí Vị Lãnh Đạo, để cùng nhau chúng ta có thể lắng nghe Thánh Linh, và chiều theo hướng dẫn của Ngài, chúng ta nghe cả tiếng kêu của những con người bé nhỏ đang nài xin công lý.

Trong cuộc họp này, chúng ta cảm thấy được gánh nặng của trách nhiệm về mục vụ và về Giáo Hội đang đòi buộc chúng ta phải bàn luận với nhau, một cách hội thảo, thẳng thắn và sâu xa, để làm sao có thể đương đầu với sự dữ đang ảnh hưởng tới Giáo Hội và nhân loại này. Dân thánh của Chúa nhìn đến chúng ta, và mong chúng ta không phải chỉ biết lên án, mà còn cả những biện pháp cụ thể và hiệu nghiệm cần được thực hiện nữa. Chúng ta cần phải cụ thể.

Vậy, chúng ta hãy bắt đầu tiến trình này bằng đức tin và bằng một tinh thần rất thẳng thắn, can trường và cụ thể.

Để giúp một phần nào, tôi muốn chia sẻ với anh em một số tiêu chuẩn được thiết lập bởi các Hội Đồng và Ủy Ban Giám Mục khác nhau - chúng xuất phát từ anh em và tôi đã sắp xếp chúng lại một cách nào đó. Chúng là những hướng dẫn để giúp vào việc suy nghĩ của chúng ta, và giờ đây chúng sẽ được phân phối cho anh em. Chúng là một khởi điểm đơn giản xuất phát từ anh em và nay trờ về với anh em. Chúng không có ý làm mất đi tính chất sáng tạo cần thiết của cuộc họp này.

Nhân danh anh em, tôi cũng muốn ngỏ lời cám ơn Ủy Ban Tòa Thánh đặc trách Bảo Vệ Trẻ Em Niên Thiếu, Thánh Bộ Tin Lý Đức Tin và các phần tử thuộc Tiểu Ban Tổ Chức về công việc xuất sắc và dấn thân  để sửa soạn cho cuộc họp này. Xin đa tạ!

Sau hết, tôi xin Thánh Linh nâng đỡ chúng ta suốt những ngày này, và giúp chúng ta biến sự dữ này thành một cơ hội nhận thức và thanh tẩy. Xin Trinh Nữ Maria phù giúp chúng ta trong lúc chúng ta đang tìm cách để chữa lành các thương tích trầm trọng gây ra bởi gương mù của nạn ấu dâm, cả ở nơi những trẻ nhỏ lẫn nơi tín hữu. Xin cám ơn anh em.

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2019/february/documents/papa-francesco_20190221_incontro-protezioneminori-apertura.html

 

 

21 Điều ĐTC Gợi Ý được phân phối cho Các Tham Dự Viên

(như được ĐTC đề cập tới trong phần dẫn nhập của ngài trên đây)

The Protection of Minors in the Church summit at the Vatican

 

1- Soạn dọn một tập cẩm nang cụ thể vạch định rõ ràng từng bước cần phải thực hiện bởi thẩm quyền vào những lúc then chốt khi xẩy ra vụ việc.

2- Trang bị cho mình bằng việc lắng nghe những chỉ dẫn của những chuyên viên và những ai hiểu biết, thành phần có thể nhận thức ban đầu về trường hợp của những ai bị cho là nạn nhân.

3- Thiết lập các tiêu chuẩn về việc trực tiếp tham gia của vị Giám Mục hay của Bề Trên Dòng Tu.

4- Áp dụng những phương thức chung về việc khảo sát những trách nhiệm, việc bảo vệ nạn nhân và quyền bênh vực của bị cáo.

5- Báo cho chính quyền dân sự và các thẩm quyền cấp cao trong Giáo Hội hợp với các tiêu chuẩn của luật đời và luật đạo.

6- Kiểm điểm định kỳ các thủ tục và các tiêu chuẩn bảo đảm môi trường an toàn cho trẻ em niên thiếu ở tất cả mọi cấu trúc mục vụ: các thủ tục và tiêu chuẩn được căn cứ vào những nguyên tắc toàn vẹn về cả công lý lẫn bác ái, để hành động của Giáo Hội về vấn đề này hợp với sứ vụ của Giáo Hội.

7- Thiết lập các thủ tục đặc biệt để giải quyết các cáo buộc đối với vị Giám Mục.

8- Thông cảm, bảo vệ và đối xử với các nạn nhân, bằng cách hết sức nâng đỡ họ cho tới khi hoàn toàn phục hồi.

9- Gia tăng nhận thức về các căn nguyên và hậu quả của vấn đề lạm dụng tình dục, bằng những việc các vị Giám mục, Bề trên Dòng tu, giáo sĩ và nhân viên mục vụ khởi động tiến hành việc huấn luyện.

10- Soạn ra những cách thức chăm sóc mục vụ cho các cộng đồng bị thương tổn bởi các vụ lạm dụng, cùng với các cách thức thống hối và phục hồi cho các phạm nhân.

11- Liên kết việc hợp tác với tất cả những người thiện chí cũng như với những tác nhân truyền thông đại chúng để nhận ra cũng như nhận thức thấy những trường hợp thực sự gây ra bởi những người sai quấy và các cáo buộc vu khống, tránh khỏi những gì là hiềm thù và luồn lách, những gì là đồn đoán và phỉ báng (xem ĐGH Phanxicô với Giáo Triều Roma ngày 21/12/2018).

12- Nâng tuổi (nữ giới) lập gia đình lên tối thiểu là 16 tuổi.

13- Thiết lập những điều khoản qui định giúp cho thành phần chuyên viên giáo dân được dễ dàng tham phần vào việc điều tra, cũng như, ở một mức độ nào đó, vào việc phán quyết các tiến trình về giáo luật liên quan đến chuyện lạm dụng tình dục và / hay lạm dụng quyền bính.

14- Quyền bênh vực: nguyên tắc của luật tự nhiên và giáo luật về vấn đề tin rằng vô tội cũng cần được bảo toàn cho đến khi tôi của bị cáo được minh chứng. Bởi thế, cần tránh tung ra những danh sách liệt kê những người bị cáo buộc, ngay cả bởi giáo phận, trước khi xẩy ra cuộc điều tra sơ khởi và cuộc luận tội cuối cùng.

15- Tuân giữ nguyên tắc truyền thống về tính cách tương đáng của hình phạt liên quan đến tội phạm. Quyết định không cho thi hành thừa tác vụ cộng đồng đối với các vị linh mục và giám mục mắc tội lạm dụng tình dục trẻ em niên thiếu. 

16- Đưa ra các qui định liên quan tới các chủng sinh và ứng sinh cho thiên chức linh mục hay sống đời tu trì. Phải có các chương trình đào luyện khởi đầu và liên tục trong việc giúp họ trở thành chín chắn về phương diện nhân bản, thiêng liêng và tâm sinh lý, cũng như về những mối liên hệ liên bản vị và tác hành của họ.

17- Phải bảo đảm việc thẩm định về tâm lý giành cho các ứng viên linh mục và đời sống tu trì, được thực hiện bởi các chuyên viên hợp lệ và được công nhận.

18- Thiết lập các tiêu chuẩn liên quan đến việc một chủng sinh hay tu sĩ muốn thuyên chuyển từ chủng viện này qua chủng viện khác; cũng như việc một linh mục hay tu sĩ từ giáo phận này hay hội dòng này sang giáo phận kia hay hội dòng khác.

19- Soạn thảo ra các qui định bó buộc tất cả các giáo sĩ, tu sĩ, nhân viên phục vụ và tình nguyện viên phải tác hành trong phạm vi thích đáng trong những mối liên hệ tư riêng. Phải chi tiết hóa về những đòi hỏi cần thiết đối với nhân viên và tình nguyện viên, cùng phải kiểm tra hồ sơ tội ác của họ.

20- Giải thích cho biết tất cả mọi tín liệu và dữ kiện về những mối nguy hiểm của việc lạm dụng cùng với các hậu quả của nó, làm thế nào để nhận thấy được các dấu hiệu lạm dụng và làm sao để tường trình vụ việc lạm dụng tình dục bị ngờ vực. Tất cả những điều này cần phải được thực hiện với sự hợp tác của cha mẹ, thày cô, chuyên gia và thẩm quyền dân sự.

21- Nơi nào chưa có thì hãy thiết lập một nhóm để các nạn nhân dễ liên lạc trong việc tường trình tội ác. Một cơ cấu như vậy cần phải có được thẩm quyền tự trị nào đó đối với thẩm quyền của Giáo Hội địa phương và bao gồm cả những chuyên viên (giáo sĩ và giáo dân), thành phần biết cách bày tỏ việc chú ý của Giáo Hội đối với những ai bị xúc phạm bởi những thái độ không thích hợp của giáo sĩ.

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2019-02/protection-minors-points-of-reflection-vatiab.html

 

 

Chứng Từ của 5 Nạn Nhân bị Lạm Dụng Tình Dục

(mục thứ 2 nghe chứng từ qua video trong chương trình nghị sự ngày 21/2/2019)

Pope Francis and Presdents of Bishops' Conferences at Meeting on The Protection of Minors in the Church

Sau đây là nguyên văn và trọn vẹn những lời chứng từ của 5 nạn nhân bị lạm dụng tình dục khi còn là thiếu niên

  

 

 

1- Nạn nhân nam ở Chí Lợi: "Tôi là một tên láo khoét, là bọn thù địch của Giáo Hội"

Trước hết tôi muốn cám ơn Ủy Ban đã cho tôi được ngỏ lời cùng quí vị hôm nay, cũng như cho Đức Thánh Cha về tất cả những nâng đỡ và giúp đỡ ngài đã cống hiến cho chúng tôi trong thời gian gần đây. Họ xin tôi nói về nỗi đớn đau gây ra bởi bị lạm dụng tình dục. Hết mọi người đều biết rằng việc lạm dụng tình dục lưu lại những hậu quả khủng khiếp đối với hết mọi người. Vì thế tôi tin rằng không đáng tiếp tục để nói về nỗi đau này nữa, vì những hậu quả này là những gì hiển nhiên, nơi tất cả mọi góc cạnh, và tồn tại suốt cả cuộc đời. Thay vào đó, tôi muốn nói về chính bản thân mình là một người Công giáo, về những gì đã xẩy ra cho tôi, và về những gì tôi muốn nói với các vị Giám mục.

Đối với một tín hữu Công giáo, thì vấn đề khó khăn nhất là làm sao để có thể nói về việc lạm dụng tình dục; thế nhưng một khi quí vị lấy can đảm và bắt đầu nói ra - như trong trường hợp của chúng tôi, tôi đích thân nói về bản thân mình - điều đầu tiên tôi nghĩ đến đó là: tôi sẽ đi nói hết mọi sự cho Mẹ Thánh Giáo Hội, nơi họ sẽ lắng nghe tôi và trân trọng tôi. Điều đầu tiên các vị làm đó là đối xử với tôi như là một tên láo khoét, các vị quay lưng lại và báo tôi rằng tôi và những kẻ khác là quân thú nghịch của Giáo Hội. Kiểu cách đó không phải chỉ xẩy ra ở Chí Lợi: nó còn xẩy ra trên toàn thế giới nữa, nhưng nó cần phải chấm dứt. Tôi biết rằng các đấng đang ở đó để nói về chuyện làm sao có thể chấm dứt hiện tượng này, làm sao có thể ngăn ngừa cho nó khỏi tái diễn, và làm sao để chữa trị tất cả sự dữ này.

Trước hết là việc tha thứ lầm lẫn, việc tha thứ ép buộc không có tác dụng. Các nạn nhân cần được tin tưởng, tôn trọng, chăm sóc và chữa lành. Các đấng cần phải sửa chữa những gì đã gây ra cho các nạn nhân, hãy gần gũi họ, tin tưởng họ và hỗ trợ họ. Các ngài là thày thuốc của linh hồn, thế mà, ngoài trừ một số ít, các ngài đã bị biến - ở một số trường hợp - thành những tay sát hại linh hồn, thành những kẻ sát hại đức tin. Thật là mâu thuẫn khủng khiếp. Tôi ngẫm nghĩ: thế nhưng Chúa Giêsu nghĩ sao. Mẹ Maria nghĩ gì, khi Mẹ thấy rằng chính những vị mục tử của Mẹ phản bội đàn chiên nhỏ của các vị?

Tôi xin các đấng, xin làm ơn hợp tác với công lý, vì các đấng phải thực hiện việc chăm sóc đặc biệt cho các nạn nhân, để những gì đang xẩy ra ở Chí Lợi, tức là những gì Đức Giáo Hoàng đang làm ở Chí Lợi, được lập lại như là một mẫu mực cho các xứ sở khác trên thế giới. Chúng tôi thấy được chóp đỉnh của tảng băng hằng ngày: cho dù Giáo Hội nói rằng tất cả đã xong, thì các trường hợp vẫn tiếp tục xẩy ra: tại sao vậy? Vì nó tiến hành  như khi các đấng được định bệnh có ung thư: các đấng cần phải giải quyết toàn bộ ung thư, chứ không phải chỉ lấy cục ung thư đó ra thôi; bởi vậy mà các đấng cần phải được hóa trị, xạ trị, các đấng cần một thứ chữa trị nào đó. Vấn đề lấy đi cục ung thư chưa đủ và đó là vấn đề.

Tôi xin các đấng hãy lắng nghe những gì Đức Thánh Cha muốn thực hiện, chứ đừng gaim hãm mình bằng một cái nút thắt ngược ngạo theo ý nghĩa của mình rồi làm một cái gì klhác. Tôi chỉ xin các đấng một điều duy nhất - và tôi xin cả Chúa Thánh Thần - giúp lấy lại niềm tin tưởng ấy trong Giáo Hội - niềm tin tưởng mà những ai không muốn lắng nghe Thánh Linh và những ai muốn tiếp tục bao che, thì hãy rời khỏi Giáo Hội để nhường chỗ cho những ai muốn kiến tạo nên một tân Giáo Hội, một Giáo Hội được canh tân đổi mới và là một Giáo Hội tuyệt đối không còn nạn lạm dụng tình dục.

Tôi xin ký thác tất cả những sự ấy cho Đức Trinh Nữ, cho Chúa, để tất cả những sự ấy được trở thành hiện thực. Chúng ta không thể tiếp tục loại tội ác này trong việc bao che tai ương lạm dụng tình dục trong Giáo Hội. Tôi hy vọng rằng Chúa và Đức Maria sẽ soi sáng cho các đấng, và chỉ một lần là xong, chúng ta hoạt động theo công lý để loại trừ cái ung thư này khỏi Giáo Hội, vì nó đang hủy hoại Giáo Hội. Đó là những gì ma quỉ mong muốn. Xin cám ơn các đấng.

2- Nạn nhân nữ ở Phi Châu: "Tôi quá tin tưởng vào ngài"

(Điều gì làm cô đau đớn nhất trong đời?)

Từ năm 15 tuổi, tôi đã có liên hệ tình dục với một vị linh mục. Mối liên hệ tình dục này kéo dài 13 năm. Tôi đã có thai 3 lần và bị vị linh mục ấy bắt tôi phải phá thai 3 lần, hoàn toàn chỉ vì ngài không muốn dùng bao cao su hay các thứ ngừa thai. Ban đầu tôi quá tin tưởng vào ngài, đến độ tôi không ngờ rằng ngài lại có thể lạm dụng tôi. Tôi sợ ngài, và mỗi lần tôi không chịu làm tình với ngài thì ngài đánh đập tôi. Và vì tôi hoàn toàn lệ thuộc vào ngài về kinh tế, mà tôi đã chịu đựng tất cả mọi khổ nhục ngài giáng xuống trên tôi. Chúng tôi đã có liên hệ tình dục này cả ở nhà của ngài, ở trong làng và ở trung tâm tiếp đón của giáo phận. Trong mối liên hệ này, tôi không có quyền được có "bồ bịch" gì hết; bất cứ khi nào tôi có một bạn trai mà ngài biết được thì ngài sẽ đánh đập tôi. Đó là điều kiện ngài đòi hỏi để giúp tôi về kinh tế. Ngài đã ban cho tôi hết mọi thứ tôi muốn, một khi tôi chấp nhận làm tình với ngài, bằng không ngài sẽ đánh tôi. 

(Cô đã chống chọi với tất cả những thương tích này ra sao và giờ đây cô cảm thấy như thế nào?)

Tôi cảm thấy đời tôi đã bị hủy hoại. Tôi đã chịu đựng quá nhiều khổ nhục trong mối liên hệ này, đến độ tôi chẳng biết tương lai của tôi sẽ ra sao... Giờ đây, nó làm cho tôi rất cẩn trọng trong các mối liên hệ của tôi.

(Cô có muốn nhắn gửi điều gì cho các vị giám mục hay chăng?)

Cần phải nói rằng để yêu thương, thực sự là để yêu thương một cách tự nguyện, thì khi người ta yêu ai họ phải nghĩ đến tương lai của người ấy, đến thiện ích của người ấy. Các ngài không thể lạm dụng một người như vậy. Cần phải nói rằng các vị linh mục và tu sĩ có cách thức để giúp đỡ, đồng thời cũng hủy hoại nữa: họ tác hành như những người lãnh đạo, như kẻ khôn ngoan.

3- Nạn nhân ở Đông Âu: "Tôi muốn có ai đó lắng nghe tôi"

Tôi 53 tuổi, tôi là một linh mục dòng. Năm nay là năm ngân khánh thụ phong linh mục của tôi. Tôi xin tạ ơn Chúa. Còn điều gì làm tôi đau đớn ư? Đó là cuộc gặp gỡ với một vị linh mục. Là một thiếu niên, sau khi hoán cải, tôi đã đến với một vị linh mục để ngài dạy cho tôi biết cách đọc Thánh Kinh trong Lễ; và ngài đã sờ mó vào các chỗ kín của tôi. Có một đêm tôi cũng nằm trên giuờng của ngài. Điều này làm tôi thật là nhức nhối. Một điều khác làm tôi đau đớn nữa đó là vị giám mục, là đấng, sau nhiều năm trời, khi đã trở thành người lớn, tôi đã nói về tai nạn này với ngài.

Tôi đã đến với ngài cùng với vị giám tỉnh của tôi. Đầu tiên tôi đã viết một bức thư cho vị giám mục này, 6 tháng sau, tôi đã có được một cuộc gặp gỡ với vị linh mục ấy. Vị giám mục không trả lời tôi, và sau sáu tháng, tôi đã viết thư cho vị khâm sứ. Vị khâm sứ tỏ ra thông cảm. Thế rồi tôi đã gặp được vị giám mục và ngài đã tấn công tôi, không thèm tìm hiểu tôi, và điều này làm tôi cảm thấy đau đớn. Một đàng là vị linh mục, đàng khác là vị giám mục, những con người... Tôi đã cảm thấy gì ư? Tôi cảm thấy tồi bại cả vị linh mục, lẫn vị giám mục đã không trả lời bức thư của tôi, và kéo dài 8 năm ngài vẫn không trả lời.

Tôi muốn nói gì với các vị giám mục ư? Tôi muốn họ lắng nghe những con người này; họ biết lắng nghe con người muốn nói. Tôi muốn có ai đó lắng nghe tôi, biết con người đó là ai, là vị linh mục đó và những gì vị linh mục này đã làm. Tôi tha thứ cho vị linh mục đó tận đáy lòng của tôi cũng như cho vị giám mục. Tôi cám ơn Chúa cho Giáo Hội, tôi cảm tạ vị được ở trong Giáo Hội. Tôi có nhiều linh mục bạn đã giúp đỡ tôi.  

4- Nạn nhân nói tiếng Anh: "Tôi yêu cầu vai trò lãnh đạo của các vị giám mục"

Xin kính chào,

Tôi xin tri ân việc tiến đến với nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục và tôi vui mừng được tham dự vào dự án này.

Cái gì làm tôi nhức nhối nhất ư? Khi tôi suy nghĩ đến câu hỏi này thì tôi nghĩ lại tất cả mọi sự... đến tình trạng hoàn toàn hiện thực tất cả những gì là mất mát tính chất vô tội nơi tuổi trẻ của tôi và nó đã gây tác dụng nơi tôi ra sao hôm nay đây. Vẫn còn nỗi đớn đau nơi các mối liên hệ gia đình của tôi. Vẫn còn đau đớn với anh chị em của tôi. Tôi vẫn cưu mang cái đớn đau này. Cha mẹ của tôi vẫn gánh vác cái đau đớn gây ra bởi hội chứng rối loạn, bởi bị phản bội, bởi việc mạo dụng mà ác nhân từng là linh mục của tôi bấy giờ đã gây họa cho gia đình tôi và cho chính bản thân tôi.

Đó là những gì gây tổn thương cho tôi nhất và là những gì tôi mang vác hôm nay đây. Hiện nay tôi khá rồi, vì tôi đã tìm được niềm hy vọng và được chữa lành, bằng cách nói về câu chuyện của tôi, bằng việc chia sẻ câu chuyện của tôi với gia đình tôi, với vợ tôi và với con cái của tôi - gia đình mở rộng của tôi - với bạn bè của tôi, và vì tôi đã có thể làm được như vậy mà tôi cảm thấy được thoải mái dễ chịu và là cách thức tôi có thể trở nên chính mình.

Sau hết là những gì tôi muốn nói cùng các vị giám mục ư - tôi nghĩ rằng đó là một câu hỏi tuyệt vời: tôi yêu cầu vai trò lãnh đạo của các vị giám mục. Việc lãnh đạo, có tầm nhìn và lòng can đảm. Đó là những gì tôi xin trả lời, đó là những gì tôi hy vọng được thấy. Tôi có kinh nghiệm riêng về vai trò lãnh đạo, và nó đã ảnh hưởng đến bản thân tôi ra sao.

Một trong những ký ức đẹp nhất của tôi về Đức Hồng Y Francis George đó là khi ngài nói về những khó khăn liên quan đến các vị linh mục lạm dụng tình dục, và tôi để ý tới những lời lẽ ấy, xuất phát từ một con người ở vào vị trí của ngài, cho dù là rất khó để ngài nói ra, chúng là điều đúng đắn và thích đáng để nói. Tôi nghĩ đó là vai trò lãnh đạo vào lúc ấy, và tôi nghĩ đó là vai trò lãnh đạo hiện nay nữa.

Tôi nghĩ nếu ngài đích thân ở đó và nêu gương sống của ngài, thì tôi cũng có thể ở đó, và tôi nghĩ các nạn nhân khác cùng các người Công giáo khác và thành phần tín hữu có thể ở đó, để thực hiện việc giải quyết, cùng việc chữa lành, và hoạt động cho có được một Giáo Hội tốt đẹp hơn. Vậy chúng tôi đáp ứng với vai trò lãnh đạo, chúng tôi tìm kiếm nơi các vị giám mục vai trò lãnh đạo, tôi xin vị giám mục chứng tỏ vai trò lãnh đạo.

Xin cám ơn

5- Nạn nhân ở Á Châu: "đã bị sờ mó vuốt ve dâm dục qua một thời gian dài, trên cả trăm lần"

Tôi đã từng bị sờ mó vuốt ve dâm dục qua một thời gian dài, trên cả trăm lần, và việc vuốt ve mơn trớn dâm ô này đã tạo nên những chấn thương và ám ảnh suốt cuộc đời của tôi. Khó có thể sống cuộc đời, khó có thể ở với dân chúng, liên hệ với dân chúng. Tôi đã tỏ thái độ với gia đình tôi, với bạn bè của tôi và ngay cả với Thiên Chúa nữa. Mỗi lần tôi nói với các vị giám tỉnh và các vị bề trên chính về chuyện bị lạm dụng này thì thực tế cho thấy các vị che lấp đi hết mọi vấn đề, và điều đó đôi khi đã trở nên như là những gì như giết hại tôi.

Tôi đã từng chiến đấu với trận chiến này qua một thời gian dài... và hầu hết các vị Bề Trên đã vì tình bạn mà không thể ra tay. Tôi xin yêu cầu các vị Giám Tỉnh cũng như các Vị Bề Trên Chính cùng các vị Giám Mục đang ngồi ở cuộc họp này hãy thực hiện những hành động mạnh mẽ thật sự cân xứng với thành phần thủ phạm.

Nếu chúng ta muốn cứu Giáo Hội, thì tôi nghĩ rằng thành phần thủ phạm cần phải được giao nộp... Tôi yêu cầu các vị Giám Mục tác hành một cách rõ ràng, vì đây là một trong những trái bom thời đại đang xẩy ra trong Giáo Hội ở Á Châu. Nếu chúng ta muốn cứu Giáo Hội, chúng ta cần phải cùng nhau hành động và vạch mặt các thủ phạm. Chúng ta không được có tình thân gì ở đây hết, mà phải hành động, vì tác hành ấy sẽ hủy hoại toàn thể các thế hệ trẻ em của chúng ta. Như Chúa Giêsu luôn nói chúng ta cần phải trở nên như trẻ nhỏ, chứ không phải là những kẻ vuốt ve sờ mó nhục dục trẻ nhỏ.

https://zenit.org/articles/victims-share-their-stories-with-abuse-summit-participants/

 

Tác dụng của chứng từ từ các nạn nhân:

ĐHY Louis Tagle: "Tất cả chúng ta đều bị đánh động bởi những tiếng nói mãnh liệt ấy"

ĐTGM Marc Coleridge ở Brisbane Úc Châu: "Tôi đã từng gặp các nạn nhân còn sống sót, nhưng tôi phải nói rằng tôi đã bị bấn loạn còn nhiều hơn là bình thường nữa"

Các vị giám mục khác cảm thấy: "sống sượng", "bấn loạn", "tận đáy lòng", "phải suy nghĩ"

 

 

Hai Bài Thuyết Trình

 

 

Bài thuyết trình đầu tiên là của ĐHY TGM Manila Phi Luật Tân Luis Antonio G. Tagle về "Mùi Chiên": "Việc nhận biết nỗi đớn đau của họ và chữa lành các thương tích của họ là cốt lõi của việc chủ chiên chăm sóc".

Trong bài nói dài khoảng nửa tiếng của mình, có mấy lần ngài cảm thấy nghẹn  ngào, ngài chia sẻ về các dấu thánh của Chúa Kitô Phục Sinh được phản ảnh nơi các thương tích của thành phần nạn nhân bị lạm dụng tình dục, và ngài xin các nghị phụ đừng ngoảnh mặt đi khỏi các thương tích nơi các nạn nhân:

"Chúng ta cần phải loại trừ đi thái độ lưỡng lự trong việc đến gần với các thương tích của dân chúng ta bởi chúng ta sợ cũng bị thương lây. Dân của chúng ta cần chúng ta đến gần với các thương tích của họ và nhìn nhận các lỗi lầm của chúng ta, nếu chúng ta còn muốn cống hiến chứng từ chân thực và khả tín cho niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô Phục Sinh".

"Chúng ta cũng cần phải nhận biết rằng thành phần nạn nhân còn sống sót phải chịu đựng căng thẳng rất nhiều, gia tăng lo âu và buồn chán, suy yếu bản vị và các thứ xung khắc giao liên xuất phát từ tình trạng nội tâm tan nát. Và, thảm thương thay, tất cả những điều ấy đã khiến cho một số đi đến chỗ tự tử".

Cuối cùng ngài đã kết luật là những gì bao gồm tất cả những ý chính của bài ngài trình bày và chia sẻ:

"Học biết nơi Chúa Phục Sinh và các môn đệ của Người, chúng ta hãy nhìn vào và chạm tới những thương tích của các nạn nhân, của các gia đình và của những vị giáo sĩ vô tội, của Giáo Hội và của xã hội. Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu bị thương tích bởi sự phản bội và việc lạm dụng quyền lực, chúng ta thấy các thương tích của những ai bị tổn thương bởi những vị đáng lẽ phải bảo vệ họ. Nơi Chúa Giêsu, chúng ta cảm nghiệm được một lòng thương xót bảo trì công lý và thông ơn tha thứ. Giáo Hội hy vọng trở thành một cộng đồng của công lý xuất phát từ mối hiệp thông và lòng thương cảm, một Giáo Hội nhiệt liệt xông pha thực hiện sứ vụ hòa giải trong Thánh Linh với thế giới bị thương tích này. Một lần nữa, Vị Chúa Tử Giá và Phục Sinh đang đứng ở giữa chúng ta trong lúc này đây, tỏ cho chúng ta thấy các thương tích của Ngaười mà phán: 'Bình an cho các con!' Chớ gì chúng ta gia tăng đức tin hơn bao giờ hết nơi đại mầu nhiệm này".

 

Image result for Archbishop Charles Jude Scicluna's speech in the Vatican Summit in Feb 21, 2019

 

ĐTGM Charles Scicluna Jude ở Malta và phó Thư Ký của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, kiêm vai trò điều tra các vụ lạm dụng tình dục, là thuyết trình viên thứ 2 trong ngày đầu tiên của cuộc Họp Thượng Đỉnh này, ngày tập trung vào đề tài "trách nhiệm", và ngài nói về vấn đề "Đảm Nhận Trách Nhiệm Tiến Hành Các Trường Hợp Lạm Dụng Tình Dục và Ngăn Ngừa Lạm Dụng"

"Chúng ta đã được ủy thác cho việc chăm sóc dân của chúng ta. Nhiệm vụ linh thánh của chúng ta là bảo vệ dân của mình và bảo đảm công lý khi họ bị lạm dụng".

Ngài đã trưng dẫn ra những chính sách và những phương tiện sẵn có trong Giáo Hội liên quan đến "Việc Tường Trình Hành Vi Sai Trái Về Tình Dục", đến "Việc Điều Tra Các Trường Hợp Có Hành Vi Sai Trái Về Tình Dục", đến "Các Tiến Trình Về Hình Sự Theo Giáo Luật", đến "Việc Tương Giao Với Quyền Tài Phán Dân Sự", đến "Việc Áp Dụng Những Quyết Định Theo Giáo Luật", và đến "Việc Ngăn Ngừa Tình Trạng Lạm Dụng Tình Dục".

Ngài nhận định: "Cộng đồng đức tin thuộc sứ vụ chăm sóc của chúng ta cần phải tiến đến chỗ nhận biết chúng ta là những người bạn của mối an toàn họ cần và là bạn hữu của con cái họ. Chúng ta sẽ giao tiếp với họ một cách thẳng thắn và khiêm tốn. Chúng ta sẽ bảo vệ chúng bằng bất cứ giá nào. Chúng ta sẽ thí mạng sống vì đoàn chiên đã được ký thác cho chúng ta".

 

SALAZAR GÓMEZ Card. Rubén

 

ĐHY Rubén Salazar Gómez, TGM ở Bogota, thuyết trình viên thứ 3 trong ngày thứ 1, vào buổi chiều, nhấn mạnh đến nền văn hóa duy giáo quyền là những gì đã tăng tốc một cách trầm trọng cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trẻ em niên thiếu trong Giáo Hội.

"Trong việc phân tích đường lối được sử dụng một cách chung chung để đáp ứng cuộc khủng hoảng này, chúng ta gặp phải một hiểu lầm về cách thức thi hành thừa tác vụ đã gây ra những lầm lỗi trầm trọng về thẩm quyền, càng làm tăng thêm tính cách nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng ấy. Cách thức ấy được gọi là chủ nghĩa duy giáo quyền".

Vị thuyết viên này nhận định là ĐTC Phanxicô đã từng qui trách cho chủ nghĩa này đã gây ra cuộc khủng hoảng này. Vị thuyết viên cho nhận thấy rằng các vị giám mục đã không nghiêm chỉnh cứu xét các cáo buộc lạm dụng tình dục của giáo sĩ trong quá khứ, và khẳng định rằng kèm theo các chính sách mới thì cần phải thay đổi về văn hóa nữa.

Ngài nói: "Cần phải lột cái mặt nạ chủ nghĩa duy giáo quyền và thực hiện việc thay đổi về tâm thức, nói cho chính xác hơn, thì việc thay đổi này được gọi là hoán cải... Không thể nào biện minh được chuyện chẳng lên án, chẳng vạch trần, chẳng can đảm và mạnh mẽ đương đầu với bất cứ nạn lạm dụng nào đã xẩy ra trong Giáo Hội".

 

 

 

Ngày họp 2 - Thứ Sáu 22/2/2019

 

 

Ngày Họp Thượng Đỉnh Thứ Hai về vấn đề "Bảo Vệ Trẻ Em Niên Thiếu trong Giáo Hội" có 3 thuyết viên: ban sáng có 2 vị hồng ý là ĐHY Oswald Gracias TGP Mumbai, Ấn Độ, và ĐHY  Blase Cupich TGP Chicago Hoa Kỳ, cả 2 vị đều đề nghị là khi có những tác hành đáng quan tâm về các vị giám mục thì các vị giám mục cần phải giữ trật tự cho nhau.

 

ĐHY Oswald Gracias nói về "Sự khả tín nơi một Giáo Hội có tính cách Đoàn Tính và Hội Tính" (nhưng ngài cho biết ngài để ĐHY Cupich nói về 'Hội Tính'): "Không một vị giám mục nào được nói với chính mình rằng 'tôi chạm trán với những vấn đề này và đối chọi một mình'. Vì chúng ta thuộc về giám mục đoàn liên kết với Đức Thánh Cha, tất cả chúng ta đều chia sẻ việc đảm trách và trách nhiệm, nên chúng ta cần phải cảm thấy việc nâng đỡ lẫn nhau. Chúng ta được kiên cường bởi sự hiện diện của vị thừa kế Thánh Phêrô nơi chúng ta... Đoàn tính là một phạm vi thiết yếu cho việc giải quyết các vết thương lạm dụng gây họa cho thành phần nạn nhân cũng như cho Giáo Hội nói chung".

 

 

ĐHY Blase Cupich nói về "Hội Tính: Trách Nhiệm Chung": "Tôi sẽ gom những điều tôi trình bày vào 3 tiểu đề: 1- Đặt ra những tiêu chuẩn cho điều tra của các vị giám mục; 2- Tường trình các cáo buộc, và 3- Những giai đoạn cụ thể về phương thức".

 

 

Ban chiều đến phiên 1 trong 3 nữ thuyết viên trong cuộc thượng nghị này là Tiến Sĩ Linda Ghisoni, phó thư ký của Hội Đồng Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống, vị nói về "Mối hiệp thông: cùng nhau làm việc".

 

 

"'Đó là một thứ bội phản mới xẩy ra trong lòng Giáo Hội. Những con người này, theo con mắt của tôi, là những con sói tru trếu đột nhập vào đàn chiên để gây hoảng sợ hơn và làm cho đàn chiên phân tán, trong khi họ thật sự phải là các Chủ Chiên của Giáo Hội, chăm sóc đàn chiên nhỏ và bảo vệ chúng'.

"Nơi chứng từ của người phụ nữ này, một nạn nhân bị lạm dụng lương tâm, quyền lực và nhục dục bởi các vị linh mục. Những vị Mục Tử này là 'những con sói tru trếu', thành phần đã chối bỏ những gì suy diễn và là những người, ngay cả sau khi những sự kiện tội ác đã được minh chứng, đã biến nàng thành một đối tượng bị hăm dọa và đã làm nhục phẩm giá của nàng, cho nàng như là 'một con người, cùng lắm, chỉ có thể băng qua giữa cái khung và cái tường' (nghĩa là vô dụng và không còn cơ hội nào).

"Việc lắng nghe những chứng nhân như thế không phải là một việc tỏ ra thương hại, nó là một cuộc gặp gỡ chính xác thịt của Chúa Kitô, ở đó có các vết thương chưa được chữa lành, các vết thương, như ĐTC đã nói, chưa được cho toa thuốc. Việc quì gối: đó phải là một cử chỉ thích đáng để bàn về các đề tài trong những ngày hội này.

"Quí gối trước các nạn nhân và gia đình của họ, trước thành phần lạm dụng, những ai hợp tác với những kẻ lạm dụng này, những ai chối bỏ, những ai bị cáo buộc bất công, trước thành phần bị bỏ rơi, cho những ai đã bao che, cho những ai mệt mỏi lên tiếng và tác hành nhưng bị bịt miệng lại, cho thành phần dửng dưng lãnh đạm. Hãy quí xuống trước Cha nhân lành, Đấng thấy được tấm thân rách nát của Chúa Kitô là Giáo Hội của Người. Ngài sai chúng ta đến để đạm nhận trách nhiệm, với tư cách là Dân của Ngài, về những vết thương đau ấy và chữa lành chúng bằng thứ dầu tình yêu của Ngài.

"Tôi không dám dạy các đấng.... Tôi tin rằng tốt hơn chúng ta hãy chủ động lắng nghe nhau; chúng ta dấn thân mình để hoạt động, nhờ đó, trong tương lai, chúng ta không còn cần một biến cố ồn ào như cuộc họp này nữa. Giáo Hội, Dân Chúa, chăm sóc một cách xứng đáng, hữu trách và yêu thương những ai bị vướng mắc, với những gì đã xẩy ra, nhờ đó mà việc ngăn ngừa không kết thúc ở một chương trình tuyệt vời, mà trở thành một thái độ trong công việc mục vụ bình thường...

 

 

Trong cuộc họp thượng đỉnh này bao gồm 9 thuyết viên, 2 bài giảng và 2 bài nói của ĐTC Phanxicô cùng với bài dẫn nhập vắn tắt của ngài hôm khai mạc. Tuy nhiên, chuyện bất ngờ xẩy ra hôm nay là sau phần phát biểu của vị nữ tiến sĩ này, ĐTC bỗng nhiên lên tiếng một cách ứng khẩu như sau: 

 

"Lắng nghe tiến sĩ Ghisoni, tôi đã nghe thấy Giáo Hội nói về mình. Tức là tất cả chúng ta đều nói về Giáo Hội. Trong tất cả những bài nói của chúng ta. Thế nhưng, lần này thì chính Giáo Hội đích thân nói. Nó chẳng những là vấn đề kiểu mẫu, mà chính là cái đặc trưng của nữ giới được phản ảnh nơi Giáo Hội là một người nữ.

"Việc mời một người nữ nói không có nghĩa là để nói... Việc mời một người nữ để nói về những thương tích của Giáo Hội đó là mời Giáo Hội nói về chính bản thân của Giáo Hội, về những vết thương nơi Giáo Hội. Tôi nghĩ đó là một bước tiến chúng ta cần thực hiện một cách mạnh mẽ nhất: nữ giới là hình ảnh của Giáo Hội, Giáo Hội là một người nữ, một người vợ và một người mẹ. Một kiểu mẫu. Thiếu vắng kiểu mẫu này, chúng ta sẽ nói về dân Chúa, nhưng như là một cơ cấu, có thể là một hiệp hội, nhưng không phải là một gia đình được hạ sinh bởi Mẹ Giáo Hội.

"Lý lẽ nơi tư tưởng của tiến sĩ Ghisoni chính là lý lẽ của một người mẹ, và nó được kết thúc bằng một câu chuyện về những gì xẩy ra khi một người đàn bà đem một đứa con vào đời. Mầu nhiệm nữ tính của Giáo Hội đó là người vợ và là người mẹ. Đó không phải là vấn đề cống hiến cho nữ giới thêm vai trò trong Giáo Hội - phải, đó là điều tốt, thế nhưng anh chị em không giải quyết được vấn đề - đó là vấn đề hội nhập nữ giới như là một hình ảnh về Giáo Hội vào tư tưởng của chúng ta. Và cũng nghĩ về Giáo Hội theo các phân loại về một người nữ. Xin cám ơn chứng từ của chị". 

https://zenit.org/articles/feature-with-accountability-demanded-at-day-2-of-summit-for-the-protection-of-minors-pope-appeals-for-valuing-women-as-the-church/

 

Crucifix

 

Mục cuối cùng của ngày họp 2 này là nghe chứng từ của một nữ nạn nhân ở Âu Châu như sau:

"Tôi muốn nói cùng các đấng về thời tôi còn là một đứa bé, thế nhưng lại chẳng còn gì. Vì khi tôi mới 11 tuổi thì đời tôi đã bị một vị linh mục trong giáo xứ của tôi hủy hoại mất rồi. Từ đó, một đứa nhỏ như tôi, vốn yêu thích các tập sách mầu mè và nhẩy lộn nhào trên bãi cỏ, đã không còn hiện hữu nữa. Việc lạm dụng này kéo dài 5 năm. Không ai biết.

Nữ nạn nhân này mất đi cái cảm nhận về bản thân mình, khi cố gắng thoát khỏi những gì đang xẩy ra cho mình. Nàng bị lẫn lộn lung tung, chất vấn bản thân và tự trách bản thân mình. Tác dụng của việc lạm dụng gây cho thân xác của nàng khiến nàng không biết đâu mà mò, như tình trạng khủng hoảng về vấn đề ăn uống, ra vào bệnh viện, lo âu xao xuyến, khó khăn học hành. Cái họa lạm dụng chi phối cả các mối liên hệ của nàng, cuộc sống hôn nhân của nàng, con cái của nàng.

Sau một thời gian dài chiến đầu với tình trạng bị lạm dụng tình dục, nàng đã cố gắng lấy lại căn tính của mình, một nỗ lực đã phải vận dụng cả "một sự kiên trì khủng khiếp". "Tình trạng bị lạm dụng gây tác hại tức thời, nhưng nó không chỉ dừng tại đó. Cái khó khăn nhất đó là việc hằng ngày phải đối chọi với cái trải nghiệm mình bị tấn công, và nó xuất hiện vào những lúc bất ngờ nhất. Các đấng phải sống với nó ... cho tới muôn đời!"

"Trong lòng các đấng có muôn vàn vấn nạn các đấng sẽ không bao giờ trả lời được, vì việc lạm dụng chẳng còn nghĩa lý gì nữa!" "Thành phần nạn nhân chúng tôi, nếu chúng tôi có được sức mạnh để nói ra hay bày tỏ, thì cần phải có lòng can đảm mới làm được, với ý thức là chúng tôi liều mình bị ngờ vực, hay thấy người lạm dụng chúng tôi chỉ bị phạt nhè nhẹ vậy thôi. Điều này không thể và không được như thế nữa!"

"Thành phần nạn nhân không có lỗi lầm gì về sự câm nín của họ.... Các thương tích không bao giờ trở thành vấn đề của một qui chế về pháp lý liên quan đến các thứ giới hạn"

"Hôm nay, tôi đang ở đây - và cùng với tôi còn có tất cả những người con trai con gái, tất cả những nữ nhân nam nhân - đang cố gắng được tái sinh từ những thương tích của mình. Thế nhưng, cũng ở nơi đây, đặc biệt là có những người đã cố gắng và đã không làm gì được. Chính từ nơi đây, cùng với họ trong lòng của chúng ta, cùng nhau, chúng ta cần phải bắt đầu lại".

  

 

 

 

 

Ngày họp 3 - Thứ Bảy 23/2/2019

 

 

 

 

Ngày họp thứ ba tập trung vào tính chất minh bạch, như hôm qua, ngày họp thứ hai về đoàn tính và hội tính, cũng như hôm kia, ngày họp đầu tiên về trách nhiệm. Hôm nay, ban sáng có 3 bài thuyết trình.

Trước hết là của Nữ Tu Veronica Openibo từ Phi Châu, trong bài phát biểu đã nhận định rằng: "Ở một số phần đất trên thế giới, chẳng hạn như Phi Châu và Á Châu, khi không nói gì là một sai lầm ghê gớm...". Riêng với ĐTC Phanxicô, nữ tu này cho biết: "Tôi khen ngợi ngài, Người Anh Phanxicô, vì trải qua nhận thức như một tu sĩ Dòng Tên, và đã đủ khiêm tốn để đổi ý để xin lỗi và ra tay hành động - một mẫu gương cho tất cả chúng tôi" (Ở đây nữ tu này có ý nói đến vụ ĐTC bênh vực 1 vị giám mục ở Chí Lợi, sau đó ngài mới thấy mình bị lầm lỡ bởi báo cáo lệch lạc nên ngài đã chính thức và công khai ngỏ lời xin lỗi về chuyện này trong bức thư gửi cho hội đồng giám mục Chí Lợi).

Sr Veronica Openibo speaks during the 3rd day of the meeting on "The Protection of Minors in the Church"

Sau đó tới ĐHY Reinhard Marx người Đức, một trong hội đồng hồng ý cố vấn của ĐTC Phanxicô: "Ý nghĩ của một số nạn nhân bị lạm dụng có thể được tóm gọn như sau: 'Nếu Giáo Hội cho mình là tác hành nhân danh Chúa Giêsu, mà tôi lại bị đối xử tàn tệ bởi Giáo Hội hay bởi việc quản trị của Giáo Hội, thì tôi cũng sẽ chẳng còn liên hệ gì với Chúa Giêsu này nữa"; "cần phải tái định nghĩa tính chất kín mật  và bí mật, cũng như cần phải phân biệt chúng với việc bảo vệ dữ kiện. Nếu chúng ta không thành công trong việc tái định nghĩa này thì chúng ta một là làm hoang phí mất cơ hội để giữ ở một mức độ tự quyết liên quan đến tín liệu, hay chúng ta có thể đặt mình vào trường hợp đáng ngờ vực trong việc bao che".

Cardinal Reinhard Marx, Archbishop of Munich and Freising, Germany.

Sau hết, sang buổi chiều, đến nữ ký giả kỳ cựu Valentina Alazraki, người Mễ Tây Cơ, làm việc ở Vatican từ năm 1974 và "tự giới thiệu.

 

"Tôi là một ký giả ở Roma và ở Vatican cho Đài Truyền Hình Mễ Tây Cơ Televisa. Tôi đã theo dõi hồi kết của Giáo triều Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI, 33 ngày của Giáo triều Đức Gioan Phaolô I, toàn thể Giáo triều Thánh Gioan Phaolô II, Biển Đức XVI và giờ đây tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tôi đã tham dự cả 150 chuyến đi của 3 đời Giáo Hoàng trước đây"

 

"Tôi không cảm thấy rằng tôi là một đại diện chi cho thành phần phóng viên ký giả, mà còn cho cả các người mẹ, các gia đình, xã hội dân sự nữa....

 

Đồng minh hay thù địch

"Nếu các đấng chống lại những ai phạm tội lạm dụng hay bao che lạm dụng, thì chúng ta ở cùng bên với nhau. Chúng ta có thể là đồng minh, chứ không phải là thù địch. Chúng tôi sẽ giúp cho các đấng tìm thấy những trái táo ủng và thắng vượt việc kháng cự để tách những trái táo ủng ấy khỏi những trái ngon lành.

"Thế nhưng, nếu các đấng không quyết định một cách quyết liệt ở về phía trẻ em, phía các bà mẹ, phía các gia đình, phía xã hội dân sự thì các đấng cần phải sợ chúng tôi, vì thành phần phóng viên chúng tôi là những người tìm kiếm công ích sẽ trở thành kẻ thù tệ hại nhất của các đấng....

"Thành phần ký giả chúng tôi không phải là những kẻ lạm dụng hay những tay bao che. Sứ vụ của chúng tôi là chuyên chú bênh vực một thứ quyền lợi, thứ quyền lợi thông tin căn cứ vào sự thật để đạt được công lý.

"Thành phần ký giả chúng tôi biết rằng việc làm dụng này không chỉ xẩy ra cho Giáo Hội Công Giáo, thế nhưng các đấng nên hiểu rằng chúng tôi cần phải nghiệt ngã với các đấng hơn là với những ai khác, vì vai trò luân lý của các đấng.....

Thiếu truyền đạt là một thứ lạm dụng khác

"Là một phóng viên, một người nữ và là một người mẹ, tôi muốn nói cùng các đấng rằng chúng tôi nghĩ việc lạm dụng một trẻ em niên thiếu là tác động đê hèn bần tiện như là việc bao che nó vậy. Và các đấng biết hơn tôi nhiều, đó là những việc lạm dụng đã từng được bao che một cách có hệ thống đàng hoàng, từ dưới lên trên.

Ba gợi ý cụ thể cho tính chất minh bạch sống động

1- Ưu tiên trên hết là nạn nhân..........; 2- Hãy biết tham vấn.............; và 3- Hãy chuyên nghiệp hóa việc truyền đạt của mình............

Kết luận

Tôi xin kết luận bài nói này bằng việc đề cập tới một đề tài khác với đề tài lạm dụng trẻ em niên thiếu, mà là một đề tài quan trọng đối với một nữ ký giả như bản thân tôi.

Chúng ta đang ở ngưỡng cửa của một gương mù khác, gương mù là các nữ tu là nạn nhân của việc lạm dụng tình dục của linh mục và giám mục. Tờ Nguyệt San về nữ giới của L’Osservatore Romano’s đã tường trình gương mù này, và trong chuyến bay về từ Abu Dhabi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công nhận rằng có lần đã từng giải quyết vấn đề này,rằng phải thực sự làm hơn thế nữa, và phải muốn làm hơn nữa.

Tôi thấy rằng trong trường hợp này Giáo Hội đóng vai trò vi phạm chứ không phải bênh vực, như đã xẩy ra ở trường hợp lạm dụng các trẻ em niên thiếu. Thật là một cơ hội cả thể cho Giáo Hội trong việc khởi động và tiên phong tố cáo những việc lạm dụng này, một thứ lạm dụng chẳng những về tình dục mà còn là những thứ lạm dụng quyền lực nữa.

Trước khi chấm dứt, tôi xin cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ lòng biết ơn của mình, trước Giáo Triều Roma vào Tháng 12 vừa qua, về hoạt động của thành phần ký giả, những con người chân thành và khách quan trong việc bày giãu ra các vị linh mục ấu dâm và đã giúp cho các nạn nhân có thể lên tiếng nói.

Tôi hy vọng rằng sau cuộc họp này các đấng sẽ trở về và không tránh né chúng tôi, trái lại, tìm kiếm chúng tôi. Các đấng sẽ trở về giáo phận của mình, nghĩ rằng chúng tôi không phải là những con sói tồi bại, trái lại, chúng ta có thể hợp lực của mình để chống lại các con sói thực sự. Xin cám ơn các đấng.

https://zenit.org/articles/jouanalist-valentina-alazraki-urges-bishops-to-reject-secrecy/

 

 

 

Trước nghi thức thống hối chung của hội nghị, vào lúc 5:30 pm ở Sala Regia của Tông Dinh Vatican, còn có một bài giảng nữa. Nghi thức thống hối của chung thành phần nghị viên của cuộc họp thượng đỉnh này được bắt đầu bằng một vài thánh ca thống hối và một thánh vịnh thống hối, sau đó là bài Phúc Âm về người con phung phá theo Phúc Âm Thánh Luca, rồi tiếp theo là bài giảng của ĐTGM TGP Tamale, Philip Naameh, Nước Ghana Phi Châu.

 

 

Anh em thân mến, chị em thân mến,

Bài Phúc Âm về người con hoang đàng chúng ta đều quá quen. Chúng ta thường thuật lại nó, và thường giảng về nó. Hầu như các cộng đồng của chúng ta đã tự nhiên lấy nó để ngỏ lời cùng các tội nhân và phấn khích họ thống hối. Có lẽ chúng ta đã làm điều này một cách quá quen đến độ chúng ta quên mất một điều quan trọng. Chúng ta đã quên áp dụng bài Phúc Âm này vào chính chúng ta, để thấy được thực sự về chúng ta, như những người con hoang đàng.

Giống như người con hoang đàng trong Phúc Âm, chúng ta cũng yêu cầu được chia phần gia tài của chúng ta, và giờ đây chúng ta đang lao mình vào việc phung phá gia tài ấy. Cuộc khủng hoảng lạm dụng hiện nay là thể hiện việc phung phá ấy. Chúa đã trao phó cho chúng ta việc quản trị các thiện ích của ơn cứu độ, Ngài tin rằng chúng ta sẽ hoàn toàn sứ vụ của Ngài, loan truyền Tin Mừng, và giúp thiết lập Vương Quốc của Thiên Chúa. Thế nhưng chúng ta đang thực hiện ra sao? Chúng ta có làm đúng như những gì được trao phó cho chúng ta chăng? Chúng ta sẽ không thể trả lời câu hỏi này bằng một tiếng có thành thực, không còn nghi ngờ gì hết. Chúng ta quá thường giữ thinh lặng, nhìn ra chỗ khác, tránh né những xung khắc - chúng ta quá thiển cận lại tự mãn trong việc tự đương đầu với bên tăm tối của Giáo Hội. Thế nên chúng ta đã phung phí lòng tin tưởng được đặt ở nơi chúng ta - nhất là liên quan đến việc lạm dụng trong phạm vi trách nhiệm của Giáo Hội, một phạm vi chính yếu là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta đã không cống hiến cho dân chúng việc bảo vệ mà họ có quyền được hưởng, đã hủy đi mất các niềm hy vọng, cũng như cho người bị phạm đến một cách xả láng cả thân xác lẫn linh hồn.

Người con hoang đàng trong Phúc Âm đã mất đi tất cả mọi sự - chẳng những gia tài của nó, mà còn cả vị thế xã hội của nó, chỗ đứng của nó trong xã hội, tiếng tăm của nó. Chúng ta sẽ không lấy làm lạ khi chúng ta chịu cùng chung một số phận, nếu dân chúng nói xấu về chúng ta, nếu xẩy ra chuyện ngờ vực chúng ta, nếu một số đe dọa thôi không hỗ trợ vật chất của họ. Chúng ta không được phàn nàn về điều này, thế nhưng chúng ta cần phải làm những gì khác đi. Không ai được miễn trừ cho mình, không ai có thể nói: thế nhưng cá nhân tôi chẳng làm điều gì sai trái hết. Chúng ta là anh em, chúng ta mang trách nhiệm chẳng những đối với bản thân mình, mà còn đối với hết mọi phần tử khác trong tình huynh đệ của chúng ta, và đối với chung tình nghĩa huynh đệ.

Chúng ta cần phải làm gì khác đi, và chúng ta cần phải bắt đầu từ đâu? Chúng ta hãy nhìn lại người con hoang đàng trong Phúc Âm. Đối với nó thì tình trạng này bắt đầu chuyển hướng tốt hơn khi nó quyết định trở nên rất khiêm hạ, thực hiện những công việc rất đơn giản, và chẳng đòi hỏi một ân huệ nào. Trường hợp của nó đổi thay khi nó nhận biết mình, và công nhận cái sai trái của nó, xưng thú cùng cha nó, công khai nói về nó, và sẵn sàng chấp nhận hậu quả. Nhờ đó Người Cha cảm thấy rất vui mừng khi thấy đứa con hoang đàng trở về, và giúp cho việc anh em chấp nhận nhau được dễ dàng.

Chúng ta có thể làm điều này không? Chúng ta có muốn làm như thế hay chăng? Cuộc họp hiện nay sẽ cho thấy điều ấy, cần phải tỏ ra điều ấy, nếu chúng ta muốn chứng tỏ rằng chúng ta là những người con xứng đáng của Chúa, Cha Trên Trời của chúng ta. Như chúng ta đã nghe và đã bàn luận hôm nay và 2 ngày trước, điều này bao gồm việc đảm nhận trách nhiệm, việc chứng tỏ khả tín, và thiết lập tính chất minh bạch.

Trước mắt chúng ta là một con đường dài, trong việc thực sự bền bỉ áp dụng tất cả những điều này một cách xứng hợp. Chúng ta đã thực hiện được sự tiến bộ khác và đã đạt được những tốc độ khác. Cuộc họp hiện nay chỉ là một bước đi trong nhiều bước tiến. Chúng ta không được tin rằng chỉ vì chúng ta đã cùng nhau bắt đầu thay đổi một cái gì đó thì tất cả mọi khó khăn nhờ đó mà bị loại trừ hết. Khi người con trở về trong bài Phúc Âm, hết mọi sự vẫn chưa hoàn thành - ít là nó còn cần phải thuyết phục được người anh của nó nữa. Chúng ta cũng cần phải làm tương tự như thế, đó là thuyết phục được anh chị em trong cộng đồng, lấy lại niềm tin tưởng của họ, và tái thiết lập việc họ sẵn lòng hợp tác với chúng ta, trong việc góp phần vào việc thiết lập vương quốc của Thiên Chúa.

https://zenit.org/articles/homily-at-penitential-liturgy-of-summit-on-protection-of-minors/

2019.02.23 Liturgia Penitenziale

 

Trong nghi thức thống hối này, có phần xét lương tâm về những sai trái trong việc giải quyết nạn lạm dụng tình dục, ĐTC Phanxicô đã có vài nhắc nhở gợi ý như sau:

"Ba ngày chúng ta đã nói với nhau và đã lắng nghe tiếng của những nạn nhân còn sống sót về các tội ác mà trẻ em và thiếu niên đã chịu trong Giáo Hội. Chúng ta đã hỏi nhau rằng: làm sao chúng ta có thể tác hành một cách hữu trách và đâu là những bước giờ đây chúng ta cần thực hiện?

"Thế nhưng, để chúng ta có thể tiến đến tương lai bằng một lòng can đảm mới, chúng ta cần phải nói như người con hoang đàng rằng: 'Cha ơi, con đã lỗi phạm'".

"Chúng ta cần xét mình xem đâu là những hành động cụ thể cần thiết cho Giáo Hội địa phương, cho các phần tử của Hội Đồng Giám Mục, cho chính bản thân chúng ta. Điều này đòi chúng ta chân thành nhìn vào tình trạng của xứ sở chúng ta cũng như những hành động của chúng ta".

Sau những lời của ngài, các vị nghe đọc một chuỗi những câu hỏi, sau mỗi câu thì dừng lại một chút để suy tư và kiểm điểm bản thân. Trong số những câu hỏi ấy có một số câu tiêu biểu như sau:

"Ở Giáo Hội của xứ sở tôi, chúng tôi đã đối xử với các vị giám mục, linh mục, phó tế và tu sĩ bị cáo buộc tấn công tình dục ra sao? Đâu là những thứ lạm dụng đã gây ra cho trẻ em và thiếu niên do giáo sĩ và các người khác ở Giáo Hội của xứ sở tôi?"

"Tôi biết về dân chúng trong giáo phận của tôi, những người đã bị các vị linh mục, phó tế và tu sĩ lạm dụng và xâm phạm".

"Chúng tôi đã giải quyết ra sao những ai bị xác nhận là có tội? Tôi đã đích thân thực hiện những gì để ngăn ngừa bất công và thiết lập công lý? Tôi đã không làm những gì?"

"Chúng tôi đã thực hiện những việc nào ở xứ sở của tôi để ngăn ngừa những bất công mới? Chúng tôi có thực hiện nhất trí trong các hành động của chúng tôi hay chăng? Chúng tôi có nhất trí hay chăng? Ở giáo phận của mình, tôi đã làm những gì có thể để mang lại công lý và chữa lành cho các nạn nhân cũng như cho những ai chịu khổ chung với họ? Tôi đã từng bỏ qua những gì quan trọng hay chăng?"

Sau khi kiểm điểm lương tâm, các vị giám mục và các vị lãnh đạo dòng tu thực hiện "việc xưng thú lỗi lầm" bằng lời cầu: "Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi thú nhận rằng chúng tôi là những con người tội lỗi".

Sau mỗi một lỗi lầm trong 9 lầm lỗi, các vị cùng nhau cầu xin: "Kyrie, eleison".

"Chúng tôi thú nhận rằng các vị giám mục, linh mục, phó tế và tu sĩ trong Giáo Hội đã phạm đến trẻ em và thiếu niên, và chúng tôi đã không bảo vệ những ai cần đến việc chăm sóc của chúng tôi hơn hết".

Các vị đã thú nhận việc che đậy lỗi lầm và bịt miệng con người bị hãm hại, không nhận thấy nỗi khổ của các nạn nhân, hay giúp đỡ họ khi họ cần, và "các giám mục chúng tôi thường không sống trọn trách nhiệm của chúng tôi".

Các vị đã kết thúc bằng việc kêu cầu với lòng thương xót của Chúa Giêsu Kitô và xin tha thứ tội lỗi cho các vị.


 

Pope Francis takes part in a penitential liturgy during a Vatican summit on sex abuse Feb. 23, 2019. Credit: Vincenzo Pinto/AFP/Getty Images.

 

Sau nghi thức thống hối, một mục ngoài chương trình đã diễn ra, đó là một nam "nạn nhân là người Chí Lợi đang sống ở Kuwait", bị lạm dụng tình dục, đã chơi vĩ cầm và đã cống hiến chứng từ của mình, như sau:

"Bất cứ loại lạm dụng nào đều là những gì khổ nhục tệ hại nhất mà một con người có thể cảm nghiệm thấy. Người ta phải đương đầu với sự kiện mà họ cần phải nhận biết rằng họ không thể - và không được - bênh vực bản thân mình trước sức mạnh bề trên của kẻ xâm phạm. Quí ngài không thể thoát được những gì xẩy ra, mà cần phải chịu đựng nó, bất kể nó là gì và xấu xa ra sao. Khi trải qua tình trạng bị lạm dụng thì người ta muốn chấm dứt nó hoàn toàn. Thế nhưng, đó là điều bất khả.

"Người ta muốn thoát thân, và vì thế các ngài không còn là mình nữa. Người ta muốn thoát thân, bằng việc cố gắng thoát bản thân mình một cách hiệu nghiệm. Bởi thế, qua thời gian, người ta trở nên hoàn toàn lẻ loi cô độc. Các ngài lẻ loi cô độc một mình, vì các ngài rút lui vào một nơi nào đó, và các ngài không thể hay không muốn quay về với chính bản thân mình. Chuyện này càng xẩy ra thì các ngài càng ít trở về với bản thân mình. Các ngài là một kẻ nào đó, và sẽ mãi như thế. Những gì các ngài cưu mang trong mình như là một bóng ma mà những người khác không thể nào thấy được. Họ sẽ không bao giờ hoàn toàn nhìn thấy và nhận biết các ngài. Điều nhức nhối nhất đó là niềm tin rằng không ai sẽ hiểu được các ngài. Các ngài sẽ sống với niềm tin này trong suốt phần đời còn lại của mình.

"Những nỗ lực trở về với bản thân đích thực của mình và tham dự vào thế giới 'trước kia', như trước khi xẩy ra chuyện bị lạm dụng, chỉ là những gì đớn đau như chính việc bị lạm dụng vậy. Người ta luôn sống trong hai thế giới này cùng một lúc. Tôi muốn rằng thành phần thủ phạm có thể hiểu được rằng họ đã tạo nên cái ly thân này nơi nạn nhân. Suốt phần đời còn lại của chúng tôi.

"Các ngài càng mong muốn cùng với các nỗ lực hòa giải 2 thế giới này thì càng đớn đau nơi niềm tin rằng thật là bất khả. Không có mộng mơ mà lại thiếu vắng ký ức về những gì đã xẩy ra, không một ngày nào mà lại không có những hồi tưởng chập chờn.

"Hiện nay tôi đương đầu với điều này khá hơn, bằng việc biết sống với cả hai thế giới ấy. Tôi đang cố gắng tập trung vào quyền Thiên Chúa ban cho được có thể sống. Tôi có thể và cần phải ở nơi đây. Điều này cống hiến cho tôi lòng can đảm. Xong rồi. Giờ đây tôi có thể tiến bước. Tôi cần phải tiếp tục. Nếu giờ đây tôi đầu hàng hay đứng nguyên tại chỗ, là tôi để cho những gì là bất công chi phối cuộc đời của tôi. Tôi có thể ngăn ngừa điều này, bằng việc học biết kiểm soát nó, cũng như bằng việc biết làm sao để nói về nó".

https://zenit.org/articles/abuse-victim-shares-testimony-at-penitential-service/

 

 

 

Ngày họp 4 bế mạc - Chúa Nhật 24/2/2019

 

2019.02.24 Concelebrazione Eucaristica

Archbishop Mark Coleridge delivers the homily at the Mass closing the Meeting on "The Protection of Minors in the Church"

 

ĐTGM Mark Coleridge TGP Brisbane, giảng lễ bế mạc: Trong mấy ngày qua "chúng ta đã ở trên Đồi Canvê", lắng nghe các nạn nhân còn sống sót, nghe thấy Chúa Kitô kêu lên trong bóng tối. Thế nhưng, "niềm hy vọng đã xuất phát từ trái tim thương tích của Người, và niềm hy vọng trở thành lời cầu nguyện, như Giáo Hội hoàn vũ qui tụ lại chung quanh chúng ta ở căn thượng lầu này: chớ gì bóng tối trên Đồi Canvê dẫn Giáo Hội băng qua thế giới đến tới ánh sáng Phục Sinh, tới Con Chiên là mặt trời của chúng ta".

Ngài nói trước mắt của chúng ta là "một sứ vụ chẳng những lời nói mà còn cả hành động thực là cụ thể", và ngài hứa "thực hiện tất cả những gì chúng ta có thể để mang lại công lý và chữa lành cho những nạn nhân còn sống sót; chúng ta sẽ lắng nghe họ, tin tưởng họ và đồng hành với họ; chúng ta sẽ bảo đảm rằng những ai đã lạm dụng sẽ không bao giờ còn tái phạm; chúng ta sẽ qui trách những ai đã che đậy việc lạm dụng; chúng ta sẽ củng cố các tiến trình tuyển chọn và huấn luyện thành phần lãnh đạo Giáo Hội; chúng ta sẽ giáo dục tất cả dân của chúng ta về những gì việc bảo toàn đòi hỏi".

"Chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể trong quyền hạn của mình để bảo đảm rằng những gì kinh hoàng trong quá khứ không tái diễn, và Giáo Hội là một nơi an toàn cho tất cả mọi người, một người mẹ yêu thương nhất là giới trẻ và những ai mềm yếu dễ bị tổn thương".

 

ĐTC Phanxicô: Bài Nói Kết Thúc Cuộc Họp Thượng Đỉnh Sau Lễ Bế Mạc

 

Pope Francis makes closing remarks for the Vatican abuse summit in the Sala Regia Feb. 24, 2019. Credit: Vatican Media.

"Những con người được thánh hiến... trở thành dụng cụ của Satan"

2019.02.24 Concelebrazione Eucaristica

"Ngày nay chúng ta đang chứng kiến thấy sự dữ xuất hiện một cách trắng trợn, hung tàn và hủy hoại.

Đằng sau và bên trong nó là thần dữ....

ở nơi những trường hợp đớn đau này, tôi thấy được bàn tay của sự dữ"

 

Anh Chị Em thân mến,

Như tôi tạ ơn Chúa là Đấng đã hỗ trợ chúng ta trong những ngày này thì tôi cũng muốn ngỏ lời cám ơn tất cả anh chị em về tinh thần giáo hội và việc cụ thể dấn thân được anh chị em quảng đại tỏ hiện ra như thế.

Công việc của chúng ta làm giúp chúng ta nhận thức một lần nữa rằng tính chất trầm trọng của nạn lạm dụng tình dục trẻ em niên thiếu là, và theo lịch sử thì đã từng là, một hiện tượng lan rộng ở tất cả mọi nền văn hóa và xã hội. Chỉ ở vào thời điểm liên quan mới đây nó mới trở thành chủ đề của việc nghiên cứu có hệ thống, nhờ những thay đổi nơi ý nghĩ của quần chúng liên quan đến một vấn đề trước kia bị coi là những gì cấm kỵ; hết mọi người đều biết đến sự hiện diện của nó nhưng không ai nói về nó. Tôi cũng nhớ đến việc thực hành tàn ác về tôn giáo, đã từng được lan tràn ở một số nền văn hóa, trong việc hiến tế con người - thường là trẻ em - nơi các nghi thức dân ngoại. Tuy nhiên, thậm chí cho đến hôm nay, các bản thống kê có được về việc lạm dụng tình dục trẻ em niên thiếu do các cơ quan quốc gia và quốc tế khác nhau thực hiện (WHO, UNICEF, INTERPOL, EUROPOL và một số khác) vẫn chưa cho thấy bối cảnh thực sự của hiện tượng này, một hiện tượng thường bị giảm định giá, chính vì nhiều trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em niên thiếu không được trình báo (1), đặc biệt là có một con số đông vi phạm ở trong các gia đình.

Thật vậy, hiếm thấy được việc nạn nhân lên tiếng nói và tìm sự hỗ trợ (2). Ở đằng sau cái lưỡng lự này có thể là nỗi ô nhục, tâm trạng lẫn lộn, sợ bị mắng chửi, những hình thức khác của lỗi tội, bị các cơ quan ngờ vực, những hình thức rào cản về văn hóa và xã hội, thế nhưng cũng thiếu cả tín liệu về các dịch vụ và cơ quan giúp đỡ nữa. Tâm trạng sầu khổ thảm thiết dẫn đến nỗi đắng cay, thậm chí tự vẫn, hay có lúc tìm cách trả thù bằng cách làm điều giống như thế. Có điều chắc chắn đó là có cả hằng triệu trẻ em trên thế giới này là thành phần nạn nhân bị mạo dụng và lạm dụng tình dục. 

Cần phải trích dẫn dữ kiện tổng quát - theo tôi nghĩ vẫn còn bán phần - ở cấp độ toàn cầu (3), rồi ở Âu Châu, Á Châu, Mỹ Châu (toàn thể châu lục), Phi Châu và Đại Dương Châu, để thấy được tính cách trầm trọng và bối cảnh của cái tai họa này trong các xã hội của chúng ta (4). Để khỏi lòng vòng quanh co không cần thiết, tôi xin nói ngay từ đầu là việc đề cập đến một số xứ sở đặc biệt ở đây chỉ hoàn toàn nhắm đến chỗ trích dẫn dữ kiện thống kê được cung cấp bởi những bản tường trình đã nói đến trên đây.

Sự thật đầu tiên hiện lên từ dữ kiện có được đó là thành phần thủ phạm lạm dụng, tức là có hành động bạo hành về thể lý, về tính dục hay về cảm xúc, chính yếu là cha mẹ, họ hàng thân quyến, những người chồng của các cô dâu niên thiếu, các huấn luyện viên và các thày cô. Ngoài ra, theo dữ kiện 2017 của UNICEF liên quan đến 28 xứ sớ trên khắp thế giới này thì cứ 9 trong 10 em gái đã bị hiếp buộc nhục dục, cho thấy rằng các em là thành phần nạn nhân của một ai đó các em biết hay thân thiết với gia đình của các em.

Theo dữ kiện chính thức của chính phủ Hoa Kỳ, thì ở Hiệp Chủng Quốc có trên 7 trăm ngàn em nhỏ mỗi năm là nạn nhân của những hành động bạo hành và tàn tệ. Theo Trung Tâm Quốc Tế về Trẻ Em bị Mất Tích và bị Khai Thác (ICMEC), thì cứ 1 trong 10 em bị lạm dụng tình dục. Ở Âu Châu, 18 triệu trẻ em là nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục (5).

Nếu chúng ta lấy Ý Đại Lợi ra làm thí dụ thì theo bản Tường Trình của Telefono Azurro 2016 có 68.9% vụ lạm dụng xẩy ra trong nhà của trẻ em niên thiếu (6).

Các hành động bạo hành xẩy ra chẳng những ở nhà, mà còn ở hàng xóm lân bang, ở học đường, ở các cơ sở thể dục thể thao (7) và, thảm thương thay, ở trong các môi trường nhà thờ.

Việc nghiên cứu được thực hiện trong các năm gần đây về hiện tượng lạm dụng tình dục trẻ em niên thiếu cũng cho thấy, sự phát triển của mạng điện toán cũng như của những phương tiện truyền thông, đã góp phần làm gia tăng những trường hợp lạm dụng và những hành động bạo hành vi phạm trên mạng. Hình ảnh khiêu dâm lan tràn nhanh chóng khắp thế giới trên mạng. Cái tai ương về hình ảnh khiêu dâm này đã lan tràn đến mức báo động, gây tai hại về tâm lý và tác hại đến những mối liên hệ giữa những con người nam nữ, cũng như giữa người lớn và trẻ em. Hiện tượng này liên tục gia tăng. Thảm thay một phần đáng kể của việc sản xuất hình ảnh khiêu dâm lại liên hệ tới thành phần trẻ em niên thiếu, trầm trọng phạm đến phẩm giá của các em. Những nghiên cứu về lãnh vực này ghi nhận rằng hiện đang xẩy ra một cách kinh tởm và bạo động hơn bao giờ hết, cho đến độ các hành động lạm dụng phạm đến trẻ em niên thiếu được trang bị và được trình chiếu ngay trên mạng (8).

Ở đây tôi muốn đề cập đến Hội Nghị Thế Giới ở Roma về đề tài phẩm giá của trẻ em trong thời đại con số này, cũng như đến biến cố Diễn Đàn đầu tiên của Liên Minh Liên Đức Tin cho Các Cộng Đồng An Toàn Hơn được tổ chức về cùng một đề tài ở Abu Dhabi Tháng 11 vừa rồi.

Một tai ương khác nữa là trào lưu du lịch tình dục. Theo dữ kiện năm 2017 của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới thì mỗi năm có 3 triệu người trên khắp thế giới thực hiện chuyến đi để có được những mối liên hệ về tình dục với một trẻ em niên thiếu nào đó (9). Vấn đề quan trọng ở đây là thành phần thủ phạm của những tội ác này, ở hầu hết các trường hợp, thậm chí không nhận thức được rằng họ đang vi phạm một thứ tội hình sự.

Như thế là chúng ta đang đối diện với một vấn đề có tính cách toàn cầu, xẩy ra một cách thê thảm ở hầu hết các nơi và ảnh hưởng đến hết mọi người. Tuy nhiên, chúng ta cần phải minh định là trong khi các xã hội của chúng ta nói chung bị ảnh hưởng trầm trọng (10), thì sự dữ này vẫn không kém phần khủng khiếp khi nó xẩy ra trong Giáo Hội.

Cái tính chất tàn bạo của hiện tượng toàn cầu này lại càng trở nên trầm trọng hơn và tệ hại hơn trong Giáo Hội, vì nó hoàn toàn bất xứng với thẩm quyền luân lý và uy tín đạo lỳ của Giáo Hội. Những con người được thánh hiến, được Thiên Chúa tuyển chọn để dẫn dắt các linh hồn đến ơn cứu độ, đã để mình bị thống trị bởi tính mỏng dòn hay bệnh hoạn loài người của họ, nên trở thành dụng cụ của Satan. Trong việc lạm dụng, chúng ta thấy được bàn tay của sự dữ không tha cho ngay cả trẻ em vô tội. Không thể giải thích cho đủ về những lạm dụng liên quan đến trẻ em này. Chúng ta cần khiêm tốn và can đảm nhìn nhận rằng chúng ta đang trực diện với mầu nhiệm của sự dữ, một mầu nhiệm đang tấn công một cách dữ dội nhất vào thành phần dễ bị tổn thương nhất, vì họ là một hình ảnh của Chúa Giêsu. Vì lý do ấy mà giờ đây Giáo Hội lại càng nhận thấy được nhu cầu chẳng những cần phải ngăn chặn những trường hợp lạm dụng trầm trọng nhất, bằng các biện pháp kỷ luật, cũng như bằng các tiến trình dân sự và giáo luật, thế nhưng còn phải dứt khoát đương đầu với hiện tượng này cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội. Giáo Hội cảm thấy được kêu gọi chiến đấu với sự dữ đang tấn công vào tận cốt lõi của sứ vụ Giáo Hội, đó là việc rao giảng Phúc Âm cho những con người bé mọn và bảo về chúng khỏi những con sói háu đói.

Tôi muốn lập lại một lần nữa rõ ràng ở đây là: nếu trong Giáo Hội xẩy ra chỉ một trường hợp lạm dụng duy nhất - tự nó đã tiêu biểu cho một thứ tàn bạo - thì trường hợp đó cần phải được đối đầu hết sức nghiêm khắc. Thật vậy, nơi nỗi uất hận chính đáng của dân chúng, Giáo Hội thấy phản ảnh cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, Đấng bị phản bội và xỉ nhục bởi những con người thánh hiến gian ác ấy. Cái âm vang của tiếng kêu thầm lặng từ những con người bé nhỏ, thành phần, thay vì tìm thấy nơi các vị là những người cha và là những linh đạo viên, lại gặp phải những tay hành khổ, sẽ làm rung chuyển các tấm lòng đã bị cùn nhụt bởi những gì là giả hình cũng như bởi quyền lực. Phận sự của chúng ta là phải cẩn thận lắng nghe tiếng kêu thầm lặng bị tắc nghẹn này.

Khó lòng để có thể nắm bắt được hiện tượng lạm dục tình dục trẻ em niên thiếu này nếu không xét đến quyền lực, vì nó luôn là hậu quả của vấn đề lạm dụng quyền lực, một thứ khai thác những gì là thấp kém và dễ bị tổn thương của kẻ bị lạm dụng, một thứ khai thác có thể mạo dụng lương tâm của các em cũng như sự yếu kém về tâm lý lẫn thể lý của các em. Việc lạm dụng quyền lực cũng xẩy ra nơi những hình thức khác của việc lạm dụng, làm ảnh hưởng tới gần 85 triệu trẻ em không ai biết đến, như thành phần trẻ em lính tráng, trẻ em mãi dâm, trẻ em đói khổ, trẻ em bị bắt cóc và thường bị biến thành trẻ em nạn nhân của việc buôn bán ghê sợ các bộ phận của con người hay bị trở thành trẻ em nô lệ, thành phần nạn nhân trẻ em chiến tranh, trẻ em tị nạn, trẻ em bị phá thai và rất nhiều các em khác nữa.

Trước tất cả những gì là tàn ác này, tất cả những thứ hiến tế ngẫu tượng trẻ em cho thần quyền lực, tiền tài, kiêu hãnh và ngạo mạn này, thì những giải thích theo kinh nghiệm mà thôi vẫn chưa đủ. Những giải thích ấy không giúp chúng ta nắm bắt được một cách sâu rộng cái thảm họa này. Ở đây, một lần nữa, chúng ta thấy những giới hạn của một tiếp cận thuần thực tiễn. Nó có thể cung cấp cho chúng ta một thứ dẫn giải thực sự, giúp thực hiện các biện pháp cần thiết, thế nhưng nó không thể cống hiến cho chúng ta một thứ ý nghĩa nào. Hôm nay, chúng ta cần cả hai thứ dẫn giảiý nghĩa. Việc giải thích sẽ giúp chúng ta rất nhiều nơi lãnh vực hành động, thế nhưng sẽ chỉ đưa chúng ta đến lưng chừng đường mà thôi.

Vậy thì đâu là "ý nghĩa" hiện hữu của hiện tượng tội ác này? Căn cứ vào tầm mức sâu rộng loài người của nó thì nó chẳng là gì khác ngoài việc tỏ hiện ngày nay của thần dữ. Nếu chúng ta không lưu ý đến chiều kích này, chúng ta sẽ vẫn xa vời với sự thật và hụt thiếu mất những giải quyết thực sự.

Thưa anh chị em, ngày nay chúng ta đang chứng kiến thấy sự dữ xuất hiện một cách trắng trợn, hung tàn và hủy hoại. Đằng sau và bên trong nó là thần dữ, một thần dữ nghênh ngang và ngạo mạn coi mình là Chúa của thế giới này (11), và nghĩ rằng nó đã vinh thắng. Tôi muốn nói điều này với anh chị em bằng thẩm quyền của một người anh em và của một người cha, thật sự là một người phụ huynh nhỏ bé, thế nhưng lại là vị mục tử của Giáo Hội đang chủ trì trong bác ái yêu thương, đó là, ở nơi những trường hợp đớn đau này, tôi thấy được bàn tay của sự dữ không tha cho cá tính chất vô tội của những con người nhỏ bé. Điều này khiến tôi nghĩ đến gương của Hêrôđê, vì sợ bị mất quyền lực, đã truyền lệnh sát hại tất cả các trẻ em ở Bêlem (12).

Như chúng ta cần phải nắm lấy mọi biện pháp cụ thể do cảm quan chung, khoa học và xã hội cống hiến cho chúng ta, chúng ta cũng không được vô ý trước thực tại này; chúng ta cần phải tiếp tục các phương tiện thiêng liêng chính Chúa đã dạy chúng ta, đó là khiêm hạ, tự cáo giác, cầu nguyện và thống hối. Đó là con đường duy nhất để chiến thắng thần dữ. Đó là cách chính Chúa Giêsu đã khống chế nó (13).

Đích nhắm của Giáo Hội bởi thế sẽ là việc lắng nghe, canh chừng và chăm sóc cho trẻ em bị lạm dụng, bị khai thác và bị lãng quên, bất cứ ở đâu. Để đạt được đích điểm này, Giáo Hội cần phải vượt lên trên những tranh cãi có tính cách ý hệ và những thực hành có tính cách ký giả là những gì thường khai thác, vì các lợi lộc khác nhau, chính cái cảm nghiệm thê thảm của những con người nhỏ bé.

Vậy đã đến lúc phải cùng nhau hoạt động để nhổ tận gốc rễ sự dữ này khỏi thân mình của nhân loại chúng ta, bằng việc chấp nhận mọi biện pháp cần thiết vẫn còn hiệu lực ở tầm vóc quốc tế cũng như ở các cấp độ trong Giáo Hội. Đã đến lúc tìm kiếm một thứ quân bằng đúng đắn về tất cả các thứ giá trị đang tồn tại, và cung cấp những hướng dẫn đồng nhất cho Giáo Hội, tránh đi hai thái cực giữa một "chủ nghĩa can thiệp", nại vào lỗi lầm đã qua và áp lực của truyền thông, với thái độ bênh vực không dám đối đầu với các căn nguyên cùng hậu quả của những tội ác trầm trọng này.

Trong bối cảnh này, tôi muốn đề cập đến "những việc thực hành hay nhất", được đúc kết theo sự hướng dẫn của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (14), bởi một nhóm 10 cơ cấu quốc tế đã khai triển và chấp nhận một gói các biện pháp được gọi là INSPIRE: Bảy Chiến Thuật để Chấm Dứt Bạo Hành Trẻ Em (15).

Với sự trợ giúp của những hướng dẫn này, công việc mà Ủy Ban Tòa Thánh về Việc Bảo Vệ Trẻ Em Niên Thiếu được thi hành trong những năm gần đây, cùng với những đóng góp của Cuộc Họp này, Giáo Hội, trong việc khai triển luật lệ của mình, sẽ tập trung vào các khía cạnh sau đây:

1- Việc bảo vệ trẻ em. Đích nhắm chính của hết mọi biện pháp là cần phải bảo vệ những con người bé nhỏ và ngăn ngừa chúng khỏi trở thành nạn nhân của bất cứ hình thức nào về tâm lý và thể lý. Bởi thế cần phải thay đổi tâm thức trong việc chiến đấu với đường lối bênh vực và phản ứng bảo vệ cơ cấu, và hết lòng cùng quyết liệt theo đuổi thiện ích của cộng đồng bằng cách ưu tiên cho các nhân nhân bị lạm dụng đúng nghĩa nhất....

2- Hoàn toàn nghiêm chỉnh. Ở đây tôi muốn tái khẳng định là "Giáo Hội sẽ không bỏ qua một nỗ lực nào trong việc thực hiện tất cả những gì cần thiết để bất cứ ai phạm những tội ác như vậy đều phải đối mặt với công lý. Giáo Hội sẽ không bao giờ tìm cách nín thinh hay không tỏ ra nghiêm trọng với bất cứ trường hợp nào" (Address to the Roman Curia, 21 December 2018).....

3- Thanh tẩy thực sự. Bất kể những biện pháp đã được sử dụng và sự tiến bộ đạt được về phương diện này trong việc ngăn ngừa lạm dụng, các vị mục tử vẫn cần phải liên lỉ tái dấn thân sống thánh thiện, thành phần mà Dân Chúa có quyền đòi phải nên giống như Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành. Vậy Giáo Hội lập lại rằng "quyết tâm mãnh liệt của Giáo Hội trong việc hằng say theo đuổi con đường thanh tẩy, đặt vấn đề làm sao có thể bảo vệ trẻ em tốt nhất, để tránh được những thảm họa ấy, để chữa lành và phục hồi các nạn nhân, và để cải tiến việc huấn luyện được phác họa ở các chủng viện... Sẽ nỗ lực biến các lầm lỗi đã qua thành cơ hội loại trừ hiểm họa ấy, chẳng những cho khỏi thân mình của Giáo Hội mà còn cho khỏi cả xã hội nữa" (cùng nguồn trên đây)....

4- Việc huấn luyện. Nói cách khác, việc đòi hỏi các tiêu chuẩn để tuyển lựa và huấn luyện các ứng sinh làm linh mục không phải toàn là những gì tiêu cực, chỉ quan tâm hơn hết đến vấn đề loại trừ các thứ tâm tính trục trặc, mà còn cả về mặt tích cực nữa, bằng một tiến trình quân bình trong việc huấn luyện cho các ứng sinh xứng hợp, nuôi dưỡng thánh đức và nhân đức thanh tịnh....

5- Củng cố và kiểm điểm các hướng dẫn của các hội đồng giám mục. Nói cách khác, việc tái khẳng định nhu cầu cần các vị giám mục biết liên kết với nhau áp dụng các yếu tố được coi như các qui luật chứ không phải chỉ là những chủ trương. Không có một vụ lạm dụng nào được bao che (như đã trường hợp thường xẩy ra trong quá khứ), hay không được nghiêm chỉnh xem xét đầy đủ, vì việc bao che các vụ lạm dụng này sẽ giúp cho sự dữ dễ dàng tràn lan và gia tăng mức độ tệ hại. Đặc biệt cũng cần phải triển khai những đường lối mới mẻ và hiệu nghiệm trong việc ngăn ngừa ở tất cả mọi cơ cấu cũng như nơi hết mọi lãnh vực của Giáo Hội.

6- Hỗ trợ những ai bị lạm dụng. Sự dữ mà họ trải qua lưu lại nơi họ những vết thương bất khả xóa nhòa, những vết thương tỏ hiện ở nơi nỗi phẫn uất và là một khuynh hướng tự diệt. Bởi thế Giáo Hội có nhiệm vụ phải cung cấp cho họ tất cả mọi nâng đỡ cần thiết, bằng việc lợi dụng các chuyên gia về lãnh vực này. Việc lắng nghe, thậm chí tôi muốn nói rằng "việc mất giờ" để lắng nghe. Việc lắng nghe là những gì chữa lành người bị nhức nhối đớn đau, cũng chữa lành cả chúng ta cho khỏi cái tôi của mình nữa, khỏi việc xa lánh và thiếu quan tâm, khỏi cái thái độ của vị tư tế và thày Levi trong dụ ngôn Người Samaritano nhân lành.

7- Thế giới con số. Việc bảo vệ trẻ em niên thiếu cần phải lưu ý tới những hình thức mới của vấn đề lạm dụng tình dục, và tất cả mọi thứ lạm dụng đe dọa trẻ em niên thiếu nơi những hoàn cảnh chúng sống, cũng như qua các thiết bị chúng sử dụng. Các chủng sinh, linh mục, tu sĩ nam nữ, các nhân viên mục vụ, thật vậy, hết mọi người, cần phải ý thức rằng thế giới con số và việc sử dụng các thứ thiết bị của nó thường có một tác dụng sâu xa hơn chúng ta nghĩ tưởng... Chúng ta cần phải bảo đảm rằng thành phần nam nữ trẻ, nhất là các chủng sinh và giáo sĩ, không được lệ thuộc đến độ say mê theo những gì là khai thác và lạm dụng có tính cách tội ác đối với thành phần vô tội cùng với các hình ảnh của những con người vô tội, và theo những thái độ khinh thường phẩm giá của nữ giới cũng như của con người .....

8- Trào lưu du lịch làm tình..... Việc chiến đấu chống trào lưu du lịch làm tình muốn nó phải bị cấm cản, và các nạn nhân của hiện tượng tội ác này cần phải được nâng đỡ và giúp họ hội nhập vào xã hội. Các cộng đồng trong Giáo Hội được kêu gọi tăng cường việc chăm sóc mục vụ cho những người bị khai thác bởi trào lưu du lịch làm tình. Trong số họ, những người mỏng dòn dễ bị tổn thương nhất và đặc biệt cần giúp nhất phải là nữ giới, thiếu niên và trẻ em; tuy nhiên, họ cần những hình thức bảo vệ và quan tâm đặc biệt.....

Xin cho tôi được ngỏ lời cám ơn chân thành đến tất cả những vị linh mục và những con người được thánh hiến trung thành và hoàn toàn phụng sự Chúa, và là thành phần cảm thấy mình bị thất kính và mất uy tín bởi tác hành ô nhục của một số anh em mình. Tất cả chúng ta - Giáo Hội, những con người được thánh hiến, Dân Chúa, và ngay cả chính Thiên Chúa - mang lấy các hậu quả của việc họ bất trung. Nhân danh toàn thể Giáo Hội, tôi xin cám ơn đại đa số linh mục, những vị chẳng những trung thành với đời sống độc thân của mình, mà còn dấn thân thực hiện một thừa tác vụ mà hôm nay đây, thậm chí đã trở nên khó khăn hơn, do bởi những gương mù gương xấu của một ít (nhưng bao giờ cũng quá nhiều) anh em mình. Tôi cũng xin cám ơn thành phần tín hữu vẫn thấy rõ được sự tốt lành nơi các vị mục tử của mình và vẫn tiếp tục cầu nguyện cho các vị cùng nâng đỡ các vị.

Sau hết, tôi muốn nhấn mạnh đến việc cần thiết phải biến sự dữ này thành một cơ hội thanh tẩy. Chúng ta hãy nhìn vào gương của Thánh Edith Stein - Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá - bằng một niềm tin tưởng rằng "trong đêm đen tối nhất xuất hiện các vị ngôn sứ và thánh nhân vĩ đại nhất. Còn nữa, suối mạch ban sự sống của cuộc sống thần bí vẫn là những gì vô hình. Chắc chắn là thế, các biến cố quyết liệt của lịch sử thế giới này thực sự đã từng bị chi phối bởi các linh hồn không được sử sách nói tới. Đó là những linh hồn chúng ta cần phải cám ơn, vì các biến cố quyết liệt trong đời sống riêng tư của chúng ta là những gì chúng ta chỉ có thể biết được vào ngày mà tất cả mọi sự kín ẩn sẽ được tỏ hiện". Dân Chúa, thánh thiện, trung thành, nơi việc âm thầm hằng ngày của mình, ở nhiều hình thức và nhiều cách thức khác nhau, vẫn tiếp tục thể hiện và chứng thực bằng niềm hy vọng "kiên quyết" rằng Chúa không bao giờ loại bỏ mà là nâng đỡ việc tôn sùng liên lỉ mà có nhiều lúc đớn đau của con cái Ngài. Thành phần Dân Chúa trung thành thánh thiện và nhẫn nại này, được Thánh Thần nâng đỡ và sinh động, là dung nhan đẹp nhất của Giáo Hội ngôn sứ, một Giáo Hội tập trung vào Chúa của mình trong việc hằng ngày tặng ban chính bản thân mình. Chính thành phần Dân Chúa thánh thiện này sẽ giải phóng chúng ta khỏi tai ương duy giáo quyền, một chủ trương là mảnh đất phì nhiêu cho tất cả những gì là nhục nhã này.

Những thành quả tốt nhất và việc giải quyết hiệu nghiệm nhất chúng ta có thể cống hiến cho các nạn nhân, cho Dân của Mẹ Hội Thánh cũng như cho toàn thế giới, đó là việc dấn thân hoán cải chung riêng, thái độ khiêm tốn học hỏi, lắng nghe, hỗ trợ và bảo vệ thành phần mỏng dòn dễ bị tổn thương nhất.

Tôi xin chân thành kêu gọi thực hiện một trận chiến hết mình chống lại nạn lạm dụng trẻ em niêm thiếu cả về tình dục lẫn các phương diện khác, về phần tất cả mọi thẩm quyền và cá nhân, vì chúng ta đang đương đầu với những tội ác ghê tởm cần phải xóa bỏ khỏi mặt đất này: tất cả những nạn nhân âm thầm trong các gia đình cũng như ở các bối cảnh khác nhau trong xã hội của chúng ta đều đòi hỏi điều ấy.

https://zenit.org/articles/saying-it-is-time-to-eradicate-abuse-and-cover-up-pope-reminds-lords-words-saying-those-who-harm-little-ones-would-be-better-off-being-drowned-in-the-depths-of-the-sea/

 

Các trích dẫn trong bài nói của ĐTC Phanxicô:

[1] Cf. MARIA ISABEL MARTÍNEZ PÉREZ, Abusos sexuales en niños y adolescentes, ed. Criminología y Justicia, 2012, according to which only 2% of cases are reported, especially when the abuse has taken place in the home. She sets the number of victims of paedophilia in our society at between 15% and 20%. Only 50% of children reveal the abuses they have suffered, and of these cases only 15% are actually reported. Only 5% end up going to trial.
[2] One out of three mentions the fact to no one (2017 data compiled by the non-profit organization THORN).
[3] 
On the global level: in 2017 the World Health Organization estimated that up to 1 billion minors between 2 and 17 years of age have experienced acts of violence or physical, emotional or sexual neglect. Sexual abuse (ranging from groping to rape), according to some 2014 UNICEF estimates, would affect 120 million girls, who are the greatest number of victims. In 2017, UNICEF reported that in 38 of the world’s low to middle income countries, almost 17 million adult women admitted having had a forced sexual relation in childhood.

 

Europe: in 2013, the World Health Organization estimated that over 18 million of children were found to be victims of abuse. According to UNICEF, in 28 European countries, about 2.5 million young women reported having experienced sexual abuse with or without physical contact prior to 15 years of age (data released in 2017). In addition, 44 million (equivalent to 22.9%) were victims of physical violence, while 55 million (29.6%) were victims of psychological violence. Not only this: in 2017, the INTERPOL Report on the sexual exploitation of minors led to the identification of 14,289 victims in 54 European countries. With regard to Italy, in 2017 CESVI estimated that 6 million children experienced mistreatment. Furthermore, according to data provided by Telefono Azzurro, in the calendar year 2017, 98 cases of sexual abuse and pedophilia were handled by the Servizio 114 Emergenza Infanzia, equivalent to about 7.5%  of the total cases handled by that service. 65% of the minors seeking help were female victims and over 40% were under 11 years of age.

Asia: in India, in the decade 2001-2011, the Asian Centre for Human Rights reported a total of 48,338 cases of the rape of minors, with an increase equivalent to 336% over that period: the 2,113 cases in 2001 rose to 7,112 cases in 2011.

The Americas: in the United States, official government data state that more than 700,000 children each year are victims of violence and mistreatment. According to the International Centre for Missing and Exploited Children (ICMEC), 1  out of every 10 children experiences sexual abuse.

Africa: in South Africa, the results of a study conducted by the Centre for Justice and Crime Prevention of the University of Cape Town showed in 2016 that 1 out of 3 South African young people, male or female, risks being sexually abused before the age of 17. According to the study, the first of its kind on a national scale in South Africa, 784,967 young people between 15 and 17 years of age have already experienced sexual abuse. The victims in this case are for the most part male youths. Not even a third of them reported the violence to the authorities. In other African countries, cases of sexual abuse of minors are part of the wider context of acts of violence linked to the conflicts affecting the continent and are thus difficult to quantify. The phenomenon is also closely linked to the widespread practice of underage marriages in various African nations, as elsewhere.

Oceania: in Australia, according to data issued by the Australian Institute of Health and Welfare (AIHW) in February 2018 and covering the years 2015-2017, one out of six women (16%, i.e., 1.5 million) reported experiencing physical and/or sexual abuse prior to 15 years of age, and one out of nine men (11%, i.e., 992,000) reported having experienced this abuse when they were children. Also, in 2015-2016, around 450,000 children were the object of child protection measures, and 55,600 minors were removed from their homes in order to remedy abuses they had suffered and to prevent others. Finally, one must not forget the risks to which native minors are exposed: again, according to AIHW, in 2015-2016 indigenous children had a seven times greater probability of being abused or abandoned as compared with their non-indigenous contemporaries (cf. http://www.pbc2019.org/protection-of-minors/child-abuse-on-the-global- level).

[4] The data provided refer to sample counties selected on the basis of the reliability of available sources. The studies released by UNICEF on 30 countries confirm this fact: a small percentage of victims stated that they had asked for help.
[5]Cf.https://
www.repubblica.it/salute/prevenzione/2016/05/12/news/maltrattamenti_sui_minori_tutti_gli_abusi- 139630223.
[6] Specifically, those allegedly responsible for the difficulties experienced by a minor are, in 73.7% of the cases a parent (the mother in 44.2% and the father in 29.5%), a relative (3.3%), a friend (3.2%), an acquaintance (3%), a teacher (2.5%). The data show that only in a small percentage of cases (2.2%) is the person responsible an adult stranger. Cf. ibid.
[7] A 2011 English study carried out by the National Society for the Prevention of Cruelty to Children (NSPCC) found that 29% of those interviewed reported that they had experienced sexual molestation (physical and verbal) in sports centres.
[8] According to the 2017 data of the Internet Watch Foundation (IWF), every 7 minutes a web page sends pictures of sexually abused children. In 2017, 78,589 URLs were found to contain images of sexual abuse concentrated  particularly in the Low Countries, followed by the United States, Canada, France and Russia. 55% of the victims were under 10 years of age, 86% were girls, 7% boys and 5% both.
[9] The most frequented destinations are Brazil, the Dominican Republic, Colombia, as well as Thailand and Cambodia. These have recently been joined by some countries of Africa and Eastern Europe. On the other hand, the six countries from which the perpetrators of abuse mostly come are France, Germany, the United Kingdom, China, Japan and Italy. Not to be overlooked is the growing number of women who travel to developing countries in search of paid sex with minors: in total, they represent 10% of sexual tourists worldwide. Furthermore, according to a study by ECPAT (End Child Prostitution in Asian Tourism) International, between 2015 and 2016, 35% of paedophile sexual tourists were regular clients, while 65% were occasional clients (cf. https://
www.osservatoriodiritti.it/2018/03/27/turismo-sessuale- minorile-nel-mondo-italia-ecpat).
[10] “For if this grave tragedy has involved some consecrated ministers, we may ask how deeply rooted it may be in our societies and in our families” (
Address to the Roman Curia, 21 December 2018).
[11] Cf. R.H. BENSON, 
The Lord of the World, Dodd, Mead and Company, London, 1907.
[12] “Quare times, Herodes, quia audis Regem natum? Non venit ille ut te excludat, sed ut diabolum vincat. Sed tu haec non intelligens turbaris et saevis; et ut perdas unum quem quaeris, per tot infantium mortes efficeris crudelis… Necas parvulos corpore quia te necat timor in corde (SAINT QUODVULTDEUS, 
Sermo 2 de Symbolo: PL 40, 655).
[13] “Quemadmodum enim ille, effuso in scientiae lignum veneno suo, naturam gusto corruperat, sic et ipse dominicam carnem vorandam praesumens, deitatis in ea virtute corruptus interituque sublatus est” (SAINT MAXIMUS THE CONFESSOR, 
Centuria 1, 8-3: PG 90, 1182-1186).
[14] (CDC: United States Centers for Disease Control and Prevention; CRC: Convention on the Rights of The Child; End Violence Against Children: The Global Partnership; PAHO: Pan American Health Organization; PEPFAR: President’s Emergency Program for AIDS Relief; TfG: Together for Girls; UNICEF: United Nations Children’s Fund; UNODC: United Nations Office on Drugs and Crime; USAID: United States Agency for International Development; WHO: World Health Organization).
[15] Each letter of the word 
INSPIRE represents one of the strategies, and for the most part has shown to be preventively effectual against various types of violence, in addition to having benefits in areas such as mental health, education and the reduction of crime. The seven strategies are the following: Implementation and Enforcement of Laws (for example, avoiding violent discipline and limiting access to alcohol and firearms); Norms and Values that need changing (for example, those that condone sexual abuse against girls or aggressive behaviour among boys); Safe Environments (for example, identifying neighbourhood violence “hotspots” and dealing with local causes through policies that resolve problems and through other interventions); Parent and Caregiver Support (for example, by providing formation to parents for their children, and to new parents); Income and Economic Strengthening(such as microcredit and formation concerning equity in general); Response and Support Services (for example, ensuring that children exposed to violence can have access to effective emergency care and can receive adequate psychosocial support); Education and Life Skills (for example, ensuring that children attend school and equipping them with social skills).
[16] Cf. 
Final Document of the VI World Congress on the Pastoral Care of Tourism, 27 July 2004.

 

 

Cuộc Họp Báo Đúc Kết và Hướng Vọng

 

Press Conference on the Meeting on "The Protection of Minors in the Church"

 

 

Cha Federico Lombardi, S.J, vị điều hợp viên của Cuộc Họp Thượng Đỉnh về chủ đề Bảo Vệ Trẻ Em Niên Thiếu Trong Giáo Hội, vào ngày cuối cùng Chúa Nhật 24/2/2019, đã phổ biến một bản văn liên quan đến những bước tiếp tới trong tiến trình giải quyết vấn đề này, đúng hơn liên quan đến 3 sự kiện sẽ thực hiện:

1- Một Motu Proprio mới của ĐTC Phanxicô "về việc bảo vệ trẻ em niên thiếu và những người yếu mềm dễ bị tổn thương"

2- Một Vademecum để giúp các vị giám mục trên thế giới hiểu rõ về nhiệm vụ và công việc làm của các vị

3- Việc thiết lập một task force bao gồm những người có khả năng để giúp cho các hội đồng giám mục và các giáo phận gặp khó khăn trong việc đương đầu với các vấn đề và đề ra các việc khởi động để bảo vệ trẻ em niên thiếu.

Sau đây là nguyên bản văn của ngài:

"Chúng ta đã nghe thấy tiếng nói từ các nạn nhân của những tội ác lạm dụng tình dục kinh khủng phạm đến các trẻ em niên thiếu gây ra bởi các phần tử thuộc hàng giáo sĩ. Chúng ta chân thành xin họ tha thứ, như chúng ta cũng làm đối với tất cả anh chị em của chúng ta, về những gì chúng ta đã sai phạm và về những gì chúng ta đã không làm.

"Chúng ta sẽ trở về với giáo phận và cộng đồng của mình ở các phần đất khác nhau trên thế giới, mang theo một kiến thức sâu xa hơn về nạn gương mù khủng khiếp cùng với các vết thương mà nó gây ra cho các nạn nhân cũng như cho toàn dân Chúa. Chúng ta nhớ lại những gì Thánh Gioan Phaolô II đã nói vào năm 2002, những lời vẫn rất hợp thời và bày tỏ việc dấn thân của chúng ta: 'Dân Chúa cần biết rằng không có chỗ đứng nơi thiên chức linh mục và đời sống tu dòng đối với những ai tác hại thiếu niên'. Chúng ta tuyệt đối mong muốn rằng tất cả mọi hoạt động mục vụ của Giáo Hội Công Giáo ở bất cứ nơi đâu phải làm sao hoàn toàn an toàn cho thành phần trẻ em niên thiếu vì tôn trọng phẩm giá của họ cũng như vì sự tăng trưởng về nhân bản cùng tinh thần của họ.

"Tinh thần trách nhiệm, tính cách khả tín và tính chất minh bạch là những chữ đã vang dội trong những ngày này, những ngày chúng ta đã cầu nguyện, suy nghĩ và chia sẻ cảm nghiệm của mình theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha Phanxicô, và chúng ta đã quyết tâm chuyển chúng thành hành động cụ thể. Tinh thần đoàn tính và cuộc hành trình đồng hội của cộng đồng giáo hội sẽ cống hiến cho chúng ta sự nâng đỡ và niềm phấn khởi cần thiết để tiếp tục thắng vượt khuynh hướng che đậy những sự việc và thiên về cơ cấu hơn là những con người cơ cấu cần phục vụ. Nhờ đó chúng ta mới có thể chiếm được việc canh tân đổi mới về tinh thần cũng như về cơ cấu cần thiết để làm bật gốc cho khỏi Giáo Hội hết mọi hình thức lạm dụng, chẳng những về tình dục mà còn về quyền lực và lương tâm nữa.

"Chúng ta tin tưởng rằng từ Cuộc Họp này sẽ sớm có những khởi động cụ thể. Trong số những khởi động ấy có:

"Một tân Tự Sắc được Đức Giáo Hoàng ban hành "về việc bảo vệ trẻ em niên thiếu và những người yếu mềm dễ bị tổn thương", để củng cố việc ngăn ngừa và chiến đấu chống lại nạn lạm dụng về phần Giáo Triều Roma và Quốc Đô Vatican. Văn kiện này sẽ hỗ trợ cho một luật mới của Quốc Đô Vatican và Những Hướng Dẫn cho văn phòng Quốc Vụ Khanh  của Thánh Vatican về cùng chủ đề.

"Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin sẽ phát hành một tập chỉ nam để giúp các vị giám mục trên thế giới hiểu rõ về nhiệm vụ và công việc làm của các vị.

"Thêm vào đó, trong tinh thần hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, Đức Giáo Hoàng đã tỏ ý định thiết lập một ban đặc nhiệm, bao gồm những người có khả năng để giúp cho các hội đồng giám mục và các giáo phận gặp khó khăn trong việc đương đầu với các vấn đề và đề ra các việc khởi động để bảo vệ trẻ em niên thiếu.

"Vào ngày Thứ Hai 25/2, Tiểu Ban Tổ Chức sẽ gặp gỡ các vị lãnh đạo Giáo Triều Roma tham dự cuộc họp này để thực hiện ngay công việc tiếp diễn cần thiết cho những dự thảo cùng những ý tưởng đã được quyết định trong những ngày này, như Đức Thánh Cha mong muốn.

"Những bước đi này là những dấu hiệu phấn khởi sẽ hỗ trợ chúng ta trong sứ vụ chúng ta rao giảng Phúc Âm và phục vụ tất cả mọi trẻ em khắp thế giới, bằng tình liên kết hỗ tương với tất cả những người thiện tâm để loại trừ hết mọi hình thức bạo hành và lạm dụng phạm đến trẻ em niên thiếu".

https://zenit.org/articles/fr-lombardi-lists-important-next-steps-in-addressing-abuse-crisis/

 

Theo người viết này thì có thể nói Hoa Kỳ là khởi điểm và là tột đỉnh của nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em niên thiếu. Bởi vì, nạn này bắt đầu được công khai hóa và đột nhiên bị bùng lên từ tháng 2.2002, ở TGP Boston Masachussette, liên quan đến việc bao che của một trong các vị hồng y nổi tiếng của Hoa Kỳ bấy giờ là ĐHY Bernard Law, và hơn 16 năm sau, vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục cả trẻ em niên thiếu lẫn người lớn phạm nhân lại là chính một đấng bậc nổi tiếng nữa của Hoa Kỳ, đó là ĐHY McCarrick, TGM TGP Washington DC (2001-2006), một vụ đã gây chấn động kinh hoàng, và có thể nói đã là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến Cuộc Họp Thượng Đỉnh của Giáo Hội Hoàn Vũ ở Tòa Thánh Vatican 4 ngày 21-24/2/2019, đúng 17 năm sau từ biến cố giáo sĩ ấu dâm ở Boston MA Hoa Kỳ 2/2002.

Có lẽ vì ý thức được tầm quan trọng của hội đồng giám mục của mình trên thế giới nơi vụ việc khủng hoảng vô cùng đáng tiếc này ở trong Giáo Hội, mà ngay vào Chúa Nhật 24/2/2019, ngày bế mạc hội nghị này, Đức Hồng Y ĐTGM Daniel DiNardo, TGM GP Galveston-Houston TX kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vị đại diện hội đồng tham dự hội nghị, đã phổ biến từ Vatican tức thời một bản văn đầy cảm nhận chân thành bao gồm những dự tính như sau:

"Chúa gần gũi với tất cả những ai kêu cầu Ngài, với tất cả những ai kêu cầu Ngài trong chân lý" (Thánh Vịnh 145:18).

"Đây là những ngày thách đố tốt đẹp. Chứng từ của các nạn nhân còn sống đã cho chúng ta thấy, một lần nữa, vết thương sâu đậm nơi Thân Mình của Chúa Kitô. Việc lắng nghe các chứng từ của họ là những gì làm biến đổi lòng anh chị em. Tôi đã thấy được điều đó trên các khuôn mặt của quí huynh giám mục của tôi. Chúng tôi nặng nợ các nạn nhân một sự tỉnh thức không thể bỏ qua là những gì chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ qua nữa.

"Vậy thì phải băng bó các thương tích này như thế nào đây? Bằng việc đẩy mạnh Hiến Chương Dallas. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị tôi muốn cám ơn ngài về hội nghị này, đã kêu gọi chúng ta thực hiện 'các biện pháp cụ thể và hiệu năng". Một loạt các thuyết viên, từ các vị hồng ý đến các vị giám mục, qua các nữ tu, rồi nữ giáo dân đã nói về một qui luật tác hành giành cho các giám mục, nhu cầu cần phải thiết lập các thủ tục chuyên biệt để giải quyết các cáo buộc đụng chạm tới các vị giám mục, đường lồi tường trình rõ ràng, và vai trò thiết yếu mà tính chất minh bạch cần phải có trong tiến trình chữa lành.

"Việc chiếm đạt những đích điểm này sẽ cần đến sự tham gia và hợp tác chủ động của giáo dân. Giáo Hội cần họ cầu nguyện, chuyên môn và ý kiến. Như chúng ta đã biết được từ các ban kiểm điểm thì một loạt bao gồm đủ các kỹ năng cần phải có để thẩm định những cáo buộc và bảo đảm rằng các chính sách và phương cách của địa phương thường xuyên được kiểm tra, nhờ đó việc đáp ứng chữa lành của chúng ta tiếp tục hiệu năng. Tất cả mọi mẫu thức được bàn đến trong tuần này đều cậy dựa vào việc giúp đỡ tốt đẹp của dân Chúa.

"Tôi và các vị giám mục Hiệp Chủng Quốc cảm thấy được củng cố nơi công việc đang thực hiện. Được tăng bổ bởi những gì tôi đã trải qua ở đây, chúng tôi sẽ sẵn sàng thăng tiến các dự thảo, trong niềm hiệp thông với Tòa Thánh, nơi mỗi một lãnh vực ấy, nhờ đó chư huynh giám mục của tôi có thể xem xét chúng vào Phiên Họp Chung vào Tháng Sáu của chúng tôi. Tiếng nói của những nạn nhân là những gì khẩn trương chúng ta luôn phải đáp ứng. Tôi cũng ý thức rằng các bước tiếp tới của chúng ta có thể là một nền tảng vững chắc, để có thể giúp ích cho các chủng sinh, các nữ tu, và tất cả những ai sống trong tình trạng bị đe dọa bởi việc lạm dụng tình dục hay lạm dụng quyền lực.

"Trong niềm tin của mình, chúng ta cảm nghiệm thấy nỗi thống khổ của Thứ Sáu Tuần Thánh. Nó có thể tạo nên một cảm giác bị cô lập và bị bỏ rơi, thế nhưng Phục Sinh là lời hứa chữa lành của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ gặp gỡ vị Chúa Phục Sinh nơi việc hàn gắn các thương tích giờ đây ở trước mắt chúng ta. Chỉ ở nơi một mình Người mà thôi mới có tất cả niềm hy vọng và chữa lành.

"Xin cho tôi được gửi thêm lời cảm tạ tới nhiều người đã cầu nguyện cho tôi cũng như cho tất cả mọi người để cuộc họp này được thành quả".

 

https://zenit.org/articles/rome-president-of-u-s-bishops-issues-statement-at-close-of-meeting-on-protection-of-minors-in-the-church/