CÔNG GIÁO VIỆT NAM

 

2020

 

 

 

Đức Ái Trọn Hảo

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

The gospel of peace – Ancient Answers

Một tâm hồn biết hoàn tin tưởng vào Thiên Chúa, vào Lòng Thương Xót Chúa, để Ngài chiếm đoạt và làm chủ, là tâm hồn đã đạt tới mức độ tu đức thần hiệp, sau khi đã trải qua tầm mức tu dức khởi sinh (từ bỏ tội lỗi, thế gian và bản thân) và tiến sinh (tập tành các nhân đức trọn lành). Đời sống của họ phản ảnh một đức ái trọn hảo, “như Cha trên trời là Đấng trọn hảo” (Mathêu 5:48), ở chỗ “xót thương” (Luca 6:36).

Thật vậy, nếu đức tin tuân phục là lòng tin tưởng của linh hồn đối với chính Thiên Chúa thế nào, thì đức ái trọn hảo là tình yêu thương tha nhân nơi linh hồn sống đức tin tuân phục như vậy. Vì “đức tin được thể hiện qua đức ái” (Galata 5:6).

Tuy nhiên, đức ái trọn hảo này không phải của chính bản thân linh hồn sống đức tin tuân phục, mà là từ chính “Thiên Chúa là tình yêu” (1Gioan 4:8,16), Đấng sống trong họ và tỏ mình ra qua họ, đến độ, không phải là họ chỉ yêu thương tha nhân như chính bản thân mình mà còn hơn cả bản thân mình, ở chỗ họ yêu như Chúa Kitô yêu, như một Alter Christus:  Thày đã yêu thương các con thế nào, các con cũng hãy yêu thương nhau như vậy” (Gioan 15:12; 13:34).

“Đức ái trọn hảo” là thành ngữ được Giáo Hội sử dụng lần đầu tiên qua nhan đề của sắc lệnh canh tân đổi mới đời tận hiến tu trì, được Công Đồng Chung Vaticanô II ban bố: “Perfectae caritatis” (ngày 28/10/1965). Tuy nhiên, “đức ái trọn hảo” không phải chỉ là bản chất và là đích điểm cho đời sống tận hiến tu trì thôi, mà còn cho tất cả mọi thành phần thuộc về “Giáo Hội thánh thiện” nữa. Bởi phần tử nào trong Giáo Hội, được gọi là Hội Thánh, cũng được kêu gọi nên thánh, ở chỗ: “nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành” (Mathêu 5:48).

Mà “nên trọn lành như Cha trên trời” ở chỗ nào, nếu không phải, theo tinh thần và giáo huấn của Chúa Kitô ở Bài Giảng Trên Núi về đời sống phúc đức trọn lành, xứng với tư cách và phẩm vị của thành phần con cái Thiên Chúa, của thành phần là môn đệ của Đấng đã “yêu cho đến cùng” (Gioan 13:1), là ở chỗ yêu thương cả kẻ thù của mình, chứ không phải chỉ yêu thương thân nhân hay thân hữu của mình, theo chủ trương “pro-choice”: “Ai là cận nhân của tôi?” (Luca 10:29).

The "Good Samaritan" icon | Orthodox icons, Greek icons, Christian art

Thật vậy, nếu sống yêu thương theo chủ trương hay khuynh hướng “pro-choice” thì không thể nào có thể vươn tới và đạt tới "đức ái trọn hảo”. Thực tế cho thấy ngay trong thế giới văn minh vật chất hiện đại chưa từng có, một thế giới có thể nói, về nhân bản, đã lên tới tột đỉnh về văn hóa, ở chỗ con người, qua bản tuyên ngôn nhân quyền được Liên Hiệp Quốc công b61 ngày 10/12/1948, đã biết được chính phẩm giá cao quí của mình, nơi các quyền lợi bất khả phân ly với phẩm giá làm người, những quyền lợi bất khả xâm phạm, thế mà con người lại sống yêu thương “pro-choice” hơn bao giờ hết, ở chỗ phá thai, ở chỗ ly dị, ở chỗ đồng tính.

Nếu yêu thương “pro-choice” của thế giới ngày nay càng văn minh thuần về vật chất, chứ không phải “văn minh yêu thương – civilization of love” (ĐTC Phaolô VI), và càng văn hóa thuần về nhân bản, thứ “văn hóa sa thải – culture of throwing; culture of waste” (ĐTC Phanxicô), chứ không phải thứ “văn hóa gặp gỡ - culture of encounter” (ĐTC Phanxicô), chỉ cống hiến cho con người một thứ “văn hóa chết chóc – culture of death” (ĐTC Gioan Phaollô II), hay thứ “văn hóa tận số - terminal culture” (ĐTC Phanxicô), thì đức ái trọn hảo của Kitô giáo, nơi thành phần chứng nhân trung thực và sống động của Chúa Kitô, mới có thể mang lại “sự sống và sự sống viên mãn” (Gioan 10:10) mà thôi! 

Sống “Đức ái trọn hảo”, như thế, chắc chắn là phải sống ngược lại với khuynh hướng và chủ trương “pro-choice” trong yêu thương, nghĩa là phải sống làm sao để trở thành một con người quốc tế (universal person), hay nói cách khác, trở thành một con người công giáo (catholic person), chỉ biết sống cho mọi người, như chính Con Thiên Chúa làm người đã làm gương, Đấng “đến không phải để được hầu hạ mà là hầu hạ và hiến mạng sống mình cho nhiều người được cứu độ” (Mathêu 20:28).

What More Can a Good Samaritan Do? | A Russian Orthodox Church Website

 

Đó là lý do, khi được hỏi “ai là cận nhân của tôi”, Chúa Giêsu đã không trả lời dứt khoát ai là cận nhân của vấn nhân, mà là đảo ngược vấn nạn, đúng hơn, đảo ngược vấn nhân thành cận nhân của người khác, qua dụ ngôn phản ảnh của chính mình, đó là dụ ngôn về người Samaritanô nhân lành (xem Luca 10:25-37).

Đúng thế, tất cả mọi cử chỉ và từng tác động của người Samaritanô nhân lành, được Chúa Giêsu diễn tả trong dụ ngôn Người muốn giảng dạy, chẳng những cho vấn nhân bấy giờ, mà còn cho cả thành phần môn đệ của Người hiện diện lúc ấy nữa, đều cho thấy một đức ái trọn hảo nơi mẫu gương “yêu cho đến cùng” (Gioan 13:1) của Người, một mẫu gương đức ái trọn hảo hoàn toàn và thực sự phản ảnh nơi nhân vật dụ ngôn Samaritanô nhân lành này làm. Ở chỗ:

1-    Coi tất cả mọi người đều là cận nhân của mình, nhất là những cận nhân đang gặp gian nan khốn khổ cần phải giúp đáp lập tức – Đó là lý do Người Samaritanô trong dụ ngôn mới cảm thấy “động lòng thương” (Luca 10:33) khi vừa trông thấy nạn nhân người Do Thái, thành phần vốn khinh bỉ và xa tránh người Samaritanô, một nạn nhân bị bỏ rơi và xa lánh bởi chính đồng bào của mình, bởi chính những vị chức sắc đạo đức tốt lành trước mặt dân chúng, một nạn nhân bị bọn cướp chẳng những tước lột mọi sự mà còn tàn nhẫn ra tay đánh đập, đến độ đang quằn quại dở sống dở chết bên lề đường, một con đường nguy hiểm nhưng vẫn không thể ngăn cản đức ái trọn hảo của nhân vật dụ ngôn Samatitanô này.

The Good Samaritan - Jacopo Bassano — Google Arts & Culture

 

2-    Ân cần chăm sóc cho nạn nhân như chính những người thân yêu của mình, những người mình thương mến, bằng cách chẳng những xuống lừa, xuống khỏi một vị thế cao cả và dễ chịu của mình, coi mình ngang hàng với nạn nhân, ở chỗ tiến gần đến nạn nhân, chứ không cứ ngồi trên lưng lừa mà hỏi han nạn nhân, rồi quẳng xuống cho nạn nhân một chút bố thí nào đó đoạn bỏ đi, mà còn lấy rượu và dầu sẵn mang theo bên mình, như một vị lương y chuyên cứu thương vào bất cứ lúc nào và cho bất cứ ai mình gặp, để rửa sạch các thương tích của nạn nhân bằng rượu có chất sát trùng, cho nạn nhân khỏi bị nhiễm trùng, đoạn chữa lành cho nạn nhân bằng cách xức dầu vào vết thương của nạn nhân.

Parable of the Good Samaritan Art Print by Jan Wijnants

 

 

3-    Cảm thấy chính cái đau của nạn nhân, và sẵn sàng chịu khổ thay cho nạn nhân, ở chỗ, nhân vật dụ ngôn Samaritanô này, không phải chỉ xuống khỏi lừa, đến gần nạn nhân và chăm sóc cho nạn nhân là đủ, lại còn tìm cách chữa trị nạn nhân cho đến khi hoàn toàn lành mạnh nữa, trước hết, bằng cách cố gắng nâng nạn nhân, một con người bấy giờ hầu như hoàn toàn bất lực, với một thân xác nặng gần như một tử thi vô hồn, lên lưng lừa của mình cho bằng được, bất chấp cái mệt nhọc và vất vả khôn lường của mình, cho nạn nhân chiếm lấy vị trí của mình một cách thoải mái dễ chịu, trong khi nhân vật này phải đi bộ hết sức khổ sở và khó khăn, vì phải quan tâm đến nạn nhân, để làm sao cho nạn nhân không bị đau đớn hay bị rơi xuống đường, cho đến khi vào đường một quán trọ mà nhân vật này có thể quen biết để dẫn nạn nhân tới cho bằng được, nơi nạn nhân cần được phục sức và dưỡng sức, cho đến khi nạn nhân hoàn toàn bình phục và lành mạnh, cho dù có phải trang trải tất cả mọi phí tổn trong thời gian nạn nhân ở đây.

The Good Samaritan by Delacroix and by Vincent van Gogh – ARTS&FOOD®

The Good Samaritan* | Art UK

 

Một tâm hồn sống đức ái trọn hảo cũng thế, cũng phải làm sao để có thể: chẳng những biết “động lòng thương” anh chị em khốn khổ của mình, thành phần anh em hèn mọn nhất của Chúa Kitô, được chính Người đồng hóa với Người (xem Mathêu 25:40,45), cảm thấy cái đau của họ, đau cái đau với họ và đau cái đau thay họ, và tìm cách chữa lành cho họ bằng chính những hy sinh của mình, những thiệt thòi của mình, miễn là người anh chị em của mình được cứu độ.

Việc cứu độ anh chị em khốn khổ của mình, chẳng những về thể lý, nhất là về luân lý, chẳng những liên quan trực tiếp đến lợi ích về vật chất hay thiêng liêng của họ, mà nhất là lien quan đến chính Chúa Kitô, Đấng đã yêu thương họ đến cùng, Đấng không muốn dể lạc mất một con chiên nào, bằng không, công ơn cứu độ vô cùng cao quí của Người trở thành vô ích nơi từng linh hồn bất tử hư vong.

Một tâm hồn sống đức ái trọn hảo không thể nào không cảm thấy cái đau của Chúa Kitô, với Chúa Kitô và thay Chúa Kitô, như Mẹ của Người khi thấy thi thể của Người bị lưỡi đòng đâm thâu, trước một tội nhân đáng thương, thành phần nạn nhân bị ma quỉ cướp mất lương tri hay Thánh sủng và đang bất lực không thể tìm về với ơn cứu độ, rất nguy hiểm đến phần rỗi vô cùng cao quí và khẩn thiết của họ, và tìm hết cách để cứu họ, cho dù phải hy sinh phần rỗi của mình cho họ được sống đời đời.

"Bởi vậy chúng ta hãy xông pha (go forth), chúng ta hãy xông pha để cống hiến cho hết mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi muốn lập lại cho toàn thể Giáo Hội những gì tôi đã thường nói với các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires rằng: Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, đớn đau và lem luốc vì xuống đường vào đời hơn là một Giáo Hội thiếu lành mạnh bởi bị giam hãm và dính chặt với cái an toàn của mình (I prefer a Church which is bruised, hurting and dirty because it has been out on the streets, rather than a Church which is unhealthy from being confined and from clinging to its own security). Tôi không muốn một Giáo Hội chỉ quan tâm tới vấn đề trở thành tâm điểm để rồi đi đến chỗ bị rơi vào một mạng lưới đầy những thứ ám ảnh và phương thức. 

"Nếu một điều gì đó có lý quấy rầy chúng ta và khiến cho lương tâm của chúng ta cảm thấy áy náy, thì đó là sự kiện là có rất nhiều anh chị em của chúng ta đang sống không có sức mạnh, ánh sáng và niềm ủi an là những gì xuất phát từ tình thân hữu với Chúa Giêsu Kitô, không có một cộng đồng đức tin để nâng đỡ họ, không có ý nghĩa và mục đích trong đời. Niềm hy vọng của tôi đó là chúng ta sẽ được tác động bởi nỗi lo sợ, hơn cái sợ bị lầm đường lạc lối, trong việc cứ khép kín trong các thứ cơ cấu cống hiến cho chúng ta một cảm giác sai lầm về sự an toàn, trong các thứ luật lệ khiến chúng ta có những phán đoán thô lỗ, trong những thứ thói quen khiến cho chúng ta cảm thấy an toàn, trong khi đó thì ở ngay cửa nhà của mình, dân chúng đang chết đói và Chúa Giêsu vẫn không ngừng nói với chúng ta rằng: 'Các con hãy cho họ ăn gì đi' (Mk 6:37)" (ĐTC Phanxicô - Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm: 49)

Xin nghe bài giảng của ĐTC Phanxico cho Lễ Thánh Thần Hiện Xuống 2020,

liên quan đến hiệp nhất, đến hiệp thông là sự sống thần linh, được "đức tin tỏ hiện qua đức ái" (xem Galata 5:6)

ở cái link sau đây:

DTCPhanxico-BaiGiangLeThanhThanHienXuong2020.mp3