GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

ĐTC Phanxicô với Ngoại Giao Đoàn Chư Quốc dịp đầu năm 2020

2019.01.18 Papst Franziskus – Petersdom

Dẫn nhập của người tuyển dịch:

1- Theo truyền thống, Vị Giáo Hoàng kiêm quốc trưởng của Vatican City State, gặp gỡ và trao đổi những lời chúc mừng tân xuân với Ngoại Giao Đoàn Chư Quốc có quan hệ với Quốc Đô Vatican - Năm 2020 vào ngày Thứ Năm mùng 9/1/2020 ở Sảnh Đường Regia. Như ngài cũng trao đổi những lời chúc mừng Giáng Sinh với Giáo Triều Roma trước Đại Lễ Giáng Sinh.

2- Trong bài diễn từ hằng năm này của mình, vị giáo hoàng Phaxicô, đồng thời cũng là quốc trưởng Vatican City State, đã ôn lại các chuyến tông du trong năm 2019 của mình, một năm ngài tông du nhiều nhất (7 chuyến, chưa có 1 vị giáo hoàng nào một năm với 7 chuyến tông du như ngài), những chuyến đến 4 trong 5 châu lục, với mục đích là để cổ võ "hòa bình và việc phát triển toàn diện con người".

3- Ở từng châu lục, trước hết ngài nhắc đến những nước ngài tới viếng thăm, sau đó ngài nói đến tình hình chung của châu lục ấy, cũng như tình hình ở một số nước đặc biệt của châu lục ấy, đồng thời kèm theo những khuyến nghị của ngài với tư cách là vị lãnh đạo tinh thần của Kitô giáo khắp thế giới, đóng vai trò như lương tâm của nhân loại, điển hình nhất là những gì liên quan tới ý nghĩa của Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Paris ở Pháp quốc bị cháy năm 2019 và Bức Tường Bá Linh ở Đức quốc sụp đổ 30 năm trước 1989.

4- Đọc kỹ các diễn từ tân xuân hằng năm này của vị Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo cũng là Quốc Trưởng của Quốc Đô Vatican, chúng ta chẳng những có một cái nhìn lịch sử về một năm vừa qua đi, liên quan đến tình hình chính trị và xã hội trên khắp thế giới, và từ đó chúng ta như thấy được dấu chỉ thời đại được Thiên Chúa là chủ tể lịch sử tỏ ra qua Vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian này vậy. Với tâm tình cầu nguyện và hiệp thông với Vị Cha Chung của mình, chúng ta hãy nghiền gẫm bài diễn từ 2020 của ngài ngỏ cùng Chư Quốc qua Phái Đoàn Ngoại Giao có ngoại giao với Tòa Thánh sau đây.

Pope Francis meets with the diplomatic corps Jan. 8, 2018. Credit: Vatican Media.

 

Nội Dung được tuyển dịch (chỉ những chỗ đặc biệt trong bài diễn từ của ĐTC) nguyên văn dưới đây:

Mở đầu:

Một tân niên đang mở ra trước mắt chúng ta; như tiếng kêu khóc của một hài nhi mới sinh thế nào thì tân niên cũng làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui và hy vọng. Tôi muốn nói đến từ ngữ "hy vọng", một nhân đức thiết yếu đối với Kitô hữu, niềm hy vọng tác động chúng ta trong việc tìm cách tiến đến những thời điểm trước mặt. 

Chắc chắn là niềm hy vọng cần phải thiết thực. Nó cần phải nhận biết nhiều vấn đề rắc rối đang trực diện với thế giới của chúng ta, cùng với những thách đố đang chập chờn ở chân trời. Nó cần phải đương đầu với các vấn đề và can đảm giải quyết chúng. Nó thôi thúc chúng ta nhớ rằng gia đình nhân loại của chúng ta đang hằn vết và bị thương tích bởi một chuỗi những cuộc chiến tranh hủy diệt đang gia tăng đặc biệt ảnh hưởng đến người nghèo và thành phần dễ mền yếu nhất (Cf. Message for the 2020 World Day of Peace, 8 December 2019, 1). Thương thay, năm mới này dường như không có dấu hiệu gì là phấn khởi, hầu hết bởi những căng thẳng cao độ và những hành động bảo lực.  

Chính vì những tình hình ấy mà chúng ta không thể nào mất hy vọng. Hy vọng đòi phải can đảm. Nghĩa là nhìn nhận rằng sự dữ, đau khổ và chết chóc không phải là phán quyết cuối cùng, và ngay cả những vấn đề phức tạp nhất vẫn có thể và cần phải đương đầu và giải quyết. Vì hy vọng là "nhân đức phấn khích chúng ta và giúp chúng ta tiến tới, ngay cả khi dường như không thể khắc phục được các chướng ngại vật" (cùng nguồn vừa trích).

Quí Vị Lãnh Sự thân mến, theo tinh thần đó, hôm nay tôi xin chào đón quí vị và gửi đến quí vị những lời chúc tốt đẹp của tôi cho Năm Mới....

Vấn đề bình an và phát triển con người toàn diện thực sự là đích nhắm chính của Tòa Thánh trong việc Tòa Thánh tham gia vào lãnh vực ngoại giao. Đó cũng là đích nhắm của hoạt động của Văn Phòng Quốc Vụ Khanh, cũng như của các Phân Bộ ở Giáo Triều Roma, thế nhưng cũng là của Nhưng Vị Đại Diện Tòa Thánh...

Cũng thế, những Chuyến Tông Du, ngoài việc là phương tiện đặc biệt cho Vị Thừa Kế Thánh Phêrô củng cố đức tin cho anh chị em mình, còn tiêu biểu cho một cơ hội để cổ võ đối thoại ở những lãnh vực về chính trị và tôn giáo. Trong năm 2019, tôi đã có dịp thực hiện một số chuyến viếng thăm đáng kể. Tôi muốn ôn lại chúng với quí vị và muốn sử dụng việc ôn lại này như một dịp để nhìn sâu hơn vào một số vấn đề cấp thiết của thời điểm hiện nay. (Đến đây ngài bắt đầu liệt kê các nơi ngài đã tông đu tới, ở từng châu lục, và bao gồm cả tình hình các nước ở cùng châu lục ngài chưa tới nói riêng và toàn châu lục nói chung):

1- Chuyến Tông Du Panama (với vấn đề giới trẻ, thành phần đã bị lạm dụng tình dục bởi giáo sĩ, cũng là thành phần đặc biết chiến đấu cho chiến dịch phòng chống tình trạng hâm nóng toàn cầu đang gia tăng đến mức độ lâm nguy - sau đây là một số câu tiêu biểu của ĐTC):

- "Giới trẻ là tương lai và hy vọng của xã hội chúng ta, mà còn là hiện tại của xã hội nữa".

-  "Chúng ta đã thấy được cách thức nhiều giới trẻ đã trở nên chủ động trong việc kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị cần phải chú trọng tới vấn đề khí hậu thay đổi".

- "Buồn thay, tình trạng khẩn trương của việc cải thiện môi sinh này dường như không được nắm bắt bởi lãnh vực chính trị quốc tế, một lãnh vực vẫn tỏ ra rất yếu kém và là nguồn cho mối quan tâm nghiêm trọng trong việc đáp ứng những trục trặc được nêu lên bởi những vấn đề toàn cầu. Hội Nghị COP25 (The XXV Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Changeở Maní (Tây Ban Nha) Tháng 12 vừa qua đã nêu lên mối quan tâm nghiêm trọng về ý chí của cộng đồng thế giới trong việc đương đầu, một cách khôn ngoan và hiệu nghiệm, hiện tượng hâm nóng toàn cầu, một hiện tượng cấn phải được một đáp ứng chung biết đặt công ích lên trên các lợi lộc riêng biệt".

Tình hình chung ở Mỹ Châu Latinh (đặc biệt với Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới về Miền Amazon Tháng 10/2019 ở Vatican, cùng với các cuộc khủng hoảng về chính trị - sau đây là một số câu tiêu biểu của ĐTC)

- "Những vấn đề về tính chất toàn vẹn của môi sinh này ảnh hưởng đến đời sống của vùng này, rất bao rộng và quan trọng đối với toàn thế giới, vì 'Miền rừng rú Amazon là 'con tim sinh thể' đối với một trái đất càng ngày càng bị đe dọa'" (Final Document of the Synod of Bishops for the Amazon Region, “The Amazon: New Paths for the Church and for an Integral Ecology”, 2)"

- "Cùng với tình trạng ở vùng Amazon còn một lý do đáng quan tâm khác nữa đó là leo thang về các cuộc khủng hoảng chính trị ở một con số gia tăng nơi các xứ sở thuộc Mỹ Châu, kèm theo những căng thẳng và các hình thức bạo lực lạ đời đang trầm trọng hóa hơn những xung khắc về xã hội và gây ra những hậu quả trầm trọng về lãnh vực kinh tế xã hội và nhân đạo. Sự phân cực càng lớn không giúp giải quyết được những vấn đề thực hữu và dồn nén của thành phần công dân, nhất là những ai nghèo khổ nhất và mềm yếu nhất, cả vấn đề bạo lực cũng không thể nào giải quyết được, thứ bạo lực không thể nào được sử dụng như phương tiện để giải quyết các vấn đề về chính trị và xã hội. Đến đây, trong bối cảnh này, tôi muốn đề cập riêng tới Venezuela, để các nỗ lực tìm kiếm các giải pháp được tiếp tục".

- "Nói chung, các cuộc xung đột ở miền Mỹ Châu này, cho dù khác nhau về nguyên nhân, cũng liên hệ với nhau ở những hình thức trầm trọng về tình trạng bất quân bình, bất công và băng hoại ở địa phương, cũng như ở những loại nghèo khổ khác nhau phạm đến phẩm giá của con người. Tóm lại, các vị lãnh đạo chính trị cần phải tận tâm thực hiện việc tái thiết một nền văn hóa đối thoại vì ích chung, việc củng cố các cơ cấu dân chủ và cổ võ việc tôn trọng qui luật, như phương tiện để chống lại những khuynh hướng phản dân chủ, khuynh hướng dân túy và khuynh hướng cực đoan".

2- "Chuyến Tông Du đầu tiên của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô đến the Arabian Peninsula. Ở Abu Dhabi tôi đã cùng với Đại Giáo Trưởng Al-Azmad Al-Tayyeb ký Văn Kiện về Tình Huynh Đệ Nhân Loại cho Hòa Bình Thế Giới và Cuộc Chung Sống". Đây là một bản văn quan trọng, nhắm đến việc nuôi dưỡng việc tương kiến giữa các tín đồ Kitô giáo với tín đồ Hồi giáo...."

- "Hòa bình và hy vọng cũng là tâm điểm cho chuyến viếng thăm của tôi ở Morocco, nơi tôi đã cùng với Đức Vua Muhammed VI ký lời kêu gọi chung về Jerusalem, bằng việc nhìn nhận 'tính chất đặc thù và linh thánh của Jerusalem/Al-Quds Acharif, và bày tỏ mối quan tâm sâu xa đối với tầm quan trọng thiêng liêng của nó cũng như ơn gọi đặc biệt của nó như là một thành phố của hòa bình' (Appeal of His Majesty King Mohammed VI and His Holiness Pope Francis on Jerusalem/Al Quds, the Holy City and a place of encounter, Rabat, 30 March 2019)...".

Tình hình chung ở "Vùng Địa Trung Hải và Trung Đông" Á Châu (ngài đề cập đến hai quốc gia là Syria Yemen - sau đây là một số câu tiêu biểu của ĐTC)

- "Đặc biệt rắc rối là những dấu hiệu xuất phát từ toàn khu vực này sau những căng thẳng cao độ giữa Iran và Hoa Kỳ, những căng thẳng gây nguy hiểm trên hết cho việc thỏa thuận tiến trình từ từ tái thiết ở Iraq, cũng như cho việc đặt nền móng một cuộc xung đột rộng lớn hơn mà tất cả chúng ta đều mong muốn ngăn chặn. Bởi thế nên tôi xin lập lại lời kêu gọi của tôi là tất cả các bên liên quan hãy tránh gia tăng xung đột và "hãy giữ sáng ngọn lửa đối thoại và tự chế" (Angelus, 5 January 2020), hoàn toàn tôn trọng lề luật quốc tế".

- "Nói chung hơn nữa thì cần phải ghi nhận rằng nhiều ngàn người trên thế giới của chúng ta có những yêu cầu hợp lý về vấn đề tị nạn, và có được những nhu cầu về nhân đạo chính đáng, cũng như nhu cầu được bảo vệ là những gì chưa được nhận định thích đáng. Nhiều người đang liều mạng trong cuộc hành trình nguy tử trên bộ và nhất là trên biển. Thật là xót xa nhức nhối khi thấy rằng Địa Trung Hải tiếp tục là một bãi tha ma rộng lớn (Cf. Address to the European Parliament, Strasbourg, 25 November 2014). Tóm lại, tất cả các quốc gia càng ngày càng khẩn trương hơn trong việc chấp nhận trách nhiệm tìm kiếm các giải pháp vững bền".

3- Chuyến tông du đến "ba xứ sở ở Đông Âu, trước hết là Bulgaria và Bắc Macedonia, rồi tới Romania".

- "Mỗi xứ sở trong 3 xứ sở này đều khác nhau, nhưng liên kết với nhau bởi sự kiện đó là qua các thế kỷ, cả 3 đều là những chiếc cầu nối giữa Đông và Tây, và là giao điểm của những nền văn hóa khác nhau, những sắc tộc và các nền văn minh. Khi tôi viếng thăm 3 xứ sở này, tôi lại cảm thấy tầm quan trọng của việc đối thoại và của nền văn hóa gặp gỡ để tạo nên các xã hội an bình, trong đó mỗi cá nhân có thể tự do thể hiện căn tính về sắc tộc và về tôn giáo của mình".

Tình hình chung ở Âu Châu (ĐTC nhắc tới tình hình "xung khắc đông cứng" ở the western Balkans and the southern Caucasus, including Georgia, Cyprus, the entire Mediterranean area, eastern Ukraine. - sau đây là một số câu tiêu biểu của ĐTC)

- "Đối thoại - chứ không phải võ trang - là đường lối thiết yếu để giải quyết các cuộc tranh cãi".

- "Các nền tảng của tiến trình hiệp nhất Âu Châu đã được phác họa ở Tây Âu năm 1949, bằng việc thiết lập Hội Đồng Âu Châu và sau đó bằng việc chấp nhận Nghị Định Âu Châu về Nhân Quyền, như được thấy trong Bản Tuyên Ngôn ngày 9/5/1950 của Ngoại Trưởng Pháp quốc bấy giờ là Robert Schuman, nhân vật trụ cột chính yếu. Schuman đã nói rằng: "hòa bình không thể nào được bảo đảm trừ phi thực hiện các nỗ lực sáng tạo xứng hợp với các nguy hiểm đe dọa hòa bình". Các nhà sáng lập tân Châu Âu đã nhận ra rằng chỉ qua tiền trình từ từ của việc chia sẻ ý nghĩ cũng như các phương tiện thì châu lục này mới có thể phục hồi được tình trạng tàn phá của chiến tranh cùng với những chia rẽ mới xuất hiện sau đó".....

- "Tóm lại, Âu Châu không được làm mất đi cảm quan đoàn kết nổi bật mà nó đã từng có qua nhiều thế kỷ, ngay cả ở vào những thời điểm khó klhăn nhất trong lịch sử của nó. Chớ gì nó đừng đánh mất tinh thần ấy, một tinh thần được bắt nguồn, trong số những điều khác, từ lòng đạo hạnh / pietas của người Roma và từ đức bác ái / caritas Kitô giáo là những gì làm nên tinh thần của dân chúng Âu Châu. Cuộc hỏa hoạn ở Nhà Thờ Chính Tòa Đức Bà Paris đã cho thấy rằng ngay cả những gì tưởng rằng rất vững chắc vẫn có thể mong manh mỏng dòn và dễ dàng bị hủy hoại. Sự thiệt hại từ một công trình xây dựng chẳng những quí báu với tín hữu Công giáo, mà còn quan trọng với toàn Pháp quốc cũng như toàn thể nhân loại ấy, đã làm hồi sinh vấn đề về các thứ giá trị lịch sử và văn hóa của Âu Châu cùng với các cội rễ sâu xa hơn của nó. Trong những trường hợp mà thiếu cái khung của những thứ giá trị thì dễ thấy được những yếu tố chia rẽ hơn là những yếu tố gắn bó".

- "Việc mừng kỷ niệm 30 năm Bức Tường Bá Linh sụp đổ đã nhắc nhở chúng ta về một trong những biểu tượng đớn đau nhất nơi lịch sử cận đại hơn của châu lục này, và làm cho chúng ta nhận ra một lần nữa rằng xây lên những rào cản thì dễ dàng biết bao. Bức Tường Bá Linh vẫn còn là một biểu tượng cho một nền văn hóa chia rẽ tách ly dân chúng ra khỏi nhau, và mở đường cho chủ nghĩa cực đoan và bạo lực. Chúng ta càng thấy được điều này nơi những phát biểu thù ghét tràn lan trên mạng lưới điện toán toàn cầu, cũng như nơi những phương tiện truyền thông xã hội. Thay vì là những bức tường hận thù chúng ta muốn có được những chiếc cầu nối hòa giải và đoàn kết; thay vì những gì tách ly, chúng ta muốn thấy những gì lôi kéo dân chúng lại với nhau...."

4- Chuyến tông du đến Madagascar và Mauritius ở Phi Châu (nhưng ĐTC cũng không quên  nhắc đến các nước khác ở cùng châu lục là Burkina Faso, Mali, Niger, Nigeria, the Horn of Africa, Cameroon, the Democratic Republic of the Congo, Sudan, Central African, South Sudan Republic - sau đây là một số câu tiêu biểu của ĐTC)

- "Nới rộng tầm mắt tới các phần khác của châu lục này, thật là đớn đau khi chứng kiến thấy, đặc biệt ở Burkina Faso, Mali, Niger và Nigeria, vẫn tiếp tục những đợt bạo lực tấn công thành phần vô tội, bao gồm cả nhiều Kitô hữu bị bách hại và sát hại vì trung thành với Phúc Âm. Tôi tha thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy nâng đỡ những nỗ lực được các xứ sở này thực hiện trong việc loại trừ nạn khủng bố đang càng ngày càng gây ra máu đổ ở tất cả các phần đất của Phi Châu, cũng như ở các nơi khác trên thế giới. Trước những biến cố này, chúng ta cần phái áp dụng những phương thức cụ thể để chẳng những gia tăng tình trạng an toàn, mà còn giảm thiểu tình trạng nghèo khổ, cải tiến hệ thống chăm sóc sức khỏe, ủng hộ việc trợ giúp phát triển và nhân đạo, và cổ võ việc quản trị tốt đẹp cùng với các quyền lợi về dân sự. Đó là những rường cột của việc phát triển xã hội đích thực".

- "Cũng thế, cần phải phấn khích các sáng kiến trong việc duy trì tình huynh đệ giữa tất cả các nhóm văn hóa, sắc tộc và tôn giáo, đặc biệt là ở the Horn of Africa, Cameroon và the Democratic Republic of the Congo, nơi mà bạo động vẫn tiếp tục, nhất là ở phía đông của đất nước này. Các tình trạng xung khắc và các cuộc khủng hoảng nhân đạo, được nhân lên bởi tình trạng thay đổi khí hậu, đang làm gia tăng thêm số người di tản và ảnh hưởng tới những con người đang sống trong tình trạng bần cùng khốn khổ. Nhiều quốc gia đang trải qua những trường hợp này bị thiếu mất những cơ cấu thích đáng để đáp ứng nhu cầu của thành phần di tản. Về vấn đề này, tôi muốn nói lên rằng, đáng buồn thay, chưa có một đáp ứng nhất trí nào của quốc tế trong việc giúp giải quyết hiện tượng di tản trong nước. Điều này xẩy ra là vì phần lớn thiếu một định nghĩa chung có tính cách quốc tế, vì hiện tượng này chỉ xẩy ra bên trong biên giới của quốc gia mà thôi. Hậu quả đó là những người di tản trong nước của mình không luôn nhận được sự bảo vệ xứng đáng, và lệ thuộc vào các chính sách cùng các khả năng đáp ứng của các quốc gia họ thuộc về"...

5- Chuyến tông du đến Thái Lan và Nhật Bản ở Á Châu (ngài nhấn mạnh đến hiện tượng nguyên tử liên quan cách riêng đến Nhật Bản cùng toàn thể thế giới hiện nay, nhưng ngài vẫn không quên Úc Đại Lợi / Australia là châu lục duy nhất ngài chưa tông du đến, bao gồm cả năm 2019 - sau đây là một số câu tiêu biểu của ĐTC Phanxicô)

- "Khi lắng nghe những chứng từ của một số Hibakusha, thành phần sống sót từ cuộc dội bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, tôi thấy rõ là hòa bình thực sự không thể nào được xây dựng trên sự đe dọa về một sự hủy hoại hoàn toàn khả hữu của các thứ khí giới nguyên tử... Những thứ khí giới này chẳng những nuôi dưỡng một bầu khí sợ hãi, ngờ vực và hận thù, chúng còn hủy hoại cả niềm hy vọng nữa. Việc sử dụng chúng là những gì vô luân, "một tội ác chẳng những phạm đến phẩm vị của nhân loại mà còn phạm đến tương lai khả dĩ cho ngôi nhà chung của chúng ta nữa" (Address at the Meeting for Peace, Hiroshima, 24 November 2019).

- "'Một thế giới 'phi vũ khí nguyên tử' là điểu khả dĩ và cần thiết' (Address on Nuclear Weapons, Nagasaki, 24 November 2019). Đã đến lúc các vị lãnh đạo chính trị cần phải nhận thức rằng một thế giới an toàn hơn không do bởi việc sở hữu ngăn chặn bằng các phương tiện mảnh lực gây hủy diệt hàng loạt, mà bằng những nỗ lực nhẫn nại của những con người nam nữ thiện tâm cụ thể dấn thân, theo lãnh vực của mình, trong việc xây dựng một thế giới bình an, đoàn kết và tương kính.

- "Năm 2020 là năm cống hiến một cơ hội về khía cạnh này, vì Hội Nghị Lần Thứ X Tái Kiểm về Hiệp Định Bất Leo Thang Các Thứ Vũ Khí Nguyên Tử sẽ được tổ chức ở New York từ ngày 27/4 đến 22/5..."

- "Khi tôi ôn lại những nơi tôi đã viếng thăm trong năm qua, tôi cũng đặc biệt nghĩ đến một xứ sở tôi chưa thăm viếng là Úc Đại Lợi, đang bị đại nạn trong các tháng vừa qua bởi những đám cháy liên tục đã ảnh hưởng đến các vùng khác của cả Úc Châu / Đại Dương Châu / Oceania nữa. Tôi xin nhân dân Úc Đại Lợi tin rằng, nhất là các nạn nhân và những ai ở trong các vùng bị lửa cháy tàn phá, tôi ở với họ và cầu nguyện cho họ".

Kết luận:

Năm nay, công đồng thế giới mừng kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hiệp Quốc. Sau các thảm họa trải qua gây ra bởi 2 thế chiến, vào ngày 26/4/1945, 46 quốc gia đã ký Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, và thiết lập một hình thức mới của việc hợp tác đa phương. Bốn mục đích của Tổ Chức này, ở Khoản 1 của Bản Hiến Chương ấy, là những gì vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay. Chúng ta có thể nói rằng các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong 75 năm qua phần lớn được thành tựu, đặc biệt là việc ngăn ngừa một thế chiến khác. Những nguyên tắc nền tảng của Tổ Chức này - ước mong hòa bình, theo đuổi công lý, tôn trọng phẩm giá con người, hợp tác và trợ giúp nhân đạo - cho thấy những nguyện vọng chính đáng của tinh thần con người, và tạo nên những lý tưởng cần phải trở thành nền tảng của các mối liên hệ quốc tế.

Trong năm kỷ niệm này, chúng ta muốn tái khẳng định quyết tâm của toàn thể gia đình nhân loại, trong việc hoạt động cho công ích như là một tiêu chuẩn cho tác hành luân lý, và như là một đích nhắm tác động mỗi một xứ sở trong vấn đề hợp tác để bảo đảm việc hiện hữu và sự an ninh thái bình của tất cả những người khác, bằng một tinh thần xứng đáng ngang nhau và tình đoàn kết tốt đẹp, cũng như trong một hệ thống pháp lý dựa trên công lý và trong việc theo đuổi những thỏa hiệp chính đáng (Cf. JOHN XXIII, Encyclical Letter Pacem in Terris, 11 April 1963, 98 [ed. Carlen].)

Điều này sẽ càng hiệu năng hơn cho đến độ các nỗ lực được thực hiện để thắng vượt các thứ tiếp cận gián tiếp, được sử dụng nơi ngôn từ cũng như nợi tác hành của các cơ cấu quốc tế, một thứ tiếp cận tìm cách liên kết các quyền lợi căn bản với những trường hợp liên hệ. Việc tiếp cận như vậy quên đi rằng các quyền lợi này tự chúng bắt nguồn từ chính bản tính của con người. Bất cứ khi nào thuật ngữ của các tổ chức quốc tế đánh mất đi cái mấu chốt khách quan rõ ràng ấy, thì người ta liều mình tiến đến chỗ dung dưỡng những gì là ly gián hơn là tái tiếp cận giữa các phần tử của cộng đồng quốc tế, kèm theo hậu quả khủng hoảng của hệ thống đa phương, một hệ thống mà tất cả chúng ta hiện nay đều tiếc thương nhìn thấy một cách hiển nhiên trước mắt. Vì thế mà thật sự là lại cần phải tiến đến chỗ canh tân lại toàn diện hệ thống đa phương này, bắt đầu với guồng máy Liên Hiệp Quốc, một guồng máy làm cho nó trở nên hiệu năng hơn, ở bối cảnh địa chính trị hiện nay.

 

 
http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2020/january/documents/papa-francesco_20200109_corpo-diplomatico.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu