GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Bài Giảng Cử Hành Giờ Cầu Nguyện Toàn Cầu của Giáo Hội

 

trong Mùa Đại Dịch Covid-19, Ngày Thứ Sáu 27/3/2020

 

Pope Francis on the steps of St. Peter's Basilica

 

"Chiều đến". Đoạn Phúc Âm chúng ta vừa nghe được bắt đầu như thế.

Các tuần lễ hiện nay đang ở vào buổi chiều tối.

Bóng tối đậm đen đã qui tụ lại bao phủ trên quảng trường này, trên những con đường và trên những thành phố của chúng ta đây;

nó xẩy ra trên cả đời sống của chúng ta nữa, tràn đầy nơi hết mọi sự thứ câm lặng và một thứ trống rỗng thê thảm,

ngăn chặn lại hết mọi sự khi nó băng ngang qua;

chúng ta cảm thấy nó trong không khí, chúng ta nhận thấy nó nơi các cử chỉ của dân chúng, những ánh mắt lạc loài của họ.

 

 

Chúng con không thể bị đánh thức dậy trước các cuộc chiến tranh hay tình trạng bất công khắp thế giới...

Lạy Chúa, Chúa đang gọi chúng con, đang kêu gọi chúng con sống đức tin.

Không phải chỉ tin rằng Chúa hiện hữu, mà còn đến với Chúa và tin tưởng vào Chúa...

Chúa đang kêu gọi chúng con hãy chộp lấy thời điểm thử thách này như là một thời điểm của việc chọn lựa.

Nó không phải là thời điểm phán xét của Chúa, mà là thời điểm phán đoán của chúng con:

một thời điểm để chọn những gì đáng kể và những gì qua đi,

một thời điểm để phân loại những gì là cần thiết và những gì không.

 

 

"Chiều đến" (Marco 4:35). Đoạn Phúc Âm chúng ta vừa nghe được bắt đầu như thế. Các tuần lễ hiện nay đang ở vào buổi chiều tối. Bóng tối đậm đen đã qui tụ lại bao phủ trên quảng trường này, trên những con đường và trên những thành phố của chúng ta đây; nó xẩy ra trên cả đời sống của chúng ta nữa, tràn đầy nơi hết mọi sự thứ câm lặng và một thứ trống rỗng thê thảm, ngăn chặn lại hết mọi sự khi nó băng ngang qua; chúng ta cảm thấy nó trong không khí, chúng ta nhận thấy nó nơi các cử chỉ của dân chúng, những ánh mắt lạc loài của họ. Bản thân chúng ta cảm thấy sợ hãi và lạc lõng. Như các môn đệ trong bài Phúc Âm, chúng ta đã bất chợt lọt vào một cơn giông bão. Chúng ta nhận thấy rằng chúng ta đang ở cùng một con tầu, tất cả chúng ta đều mong manh mỏng dòn và lạc hướng, thế nhưng đồng thời tất cả chúng ta được kêu gọi cần phải cùng nhau chèo chống, mỗi người cần phải an ủi người khác. Trên con tầu này... có tất cả chúng ta. Như các môn đệ, thành phần đã đồng thanh lên tiếng một cách lo âu sợ hãi rằng: "Chúng con chết mất thôi" (câu 38), bởi thế chúng ta cũng nhìn nhận rằng chúng ta không thể nghĩ về bản thân mình, mà chỉ cùng nhau chúng ta mới có thể làm được việc ấy thôi.

 

Thật là dễ dàng nhận thấy bản thân chúng ta ở trong câu chuyện này. Điều khó hiểu ở đây là thái độ của Chúa Giêsu. Trong khi các môn đệ của Người theo tự nhiên cảm thấy báo động và tuyệt vọng thì Người lại đang ở dưới cuối tầu, phần tầu bị chìm trước hết. Và Người bấy giờ làm gì? Bất chấp giông ba bão táp, Người ngủ một cách ngon lành, tin tưởng vào Chúa Cha; đó là lần duy nhất trong các Phúc Âm chúng ta thấy Chúa Giêsu ngủ. Khi Người tỉnh dậy, sau khi dẹp yên sống gió, Người quay sang các môn đệ mà trách móc rằng: "Tại sao các con lại sợ chứ? Các con không có đức tin à?" (câu 40).

 

Chúng ta hãy cố tìm hiểu xem nhé. Tình trạng các môn đệ thiếu đức tin là ở chỗ nào, ngược lại với lòng tin tưởng của Chúa Giêsu? Các vị đã không còn tin tưởng vào Người; thật vậy, các vị đã kêu đến Người. Thế nhưng chúng ta hãy xem các vị kêu lên Người ra sao: "Thưa Thày chúng con có chết Thày cũng chẳng màng đến sao?" (câu 38). Thày không quan tâm: các vị nghĩ rằng Chúa Giêsu chẳng lưu tâm gì tới các vị, để mặc kệ các vị. Một trong những điều gây tổn thương đến chúng ta và gia đình của chúng ta nhất, đó là khi chúng ta nghe thấy rằng "Bố mẹ hay anh em chẳng để ý gì đến tôi hết?" Đó là một câu nói gây nhức nhối và tạo nên giông tố trong cõi lòng của chúng ta. Nó cũng làm cho Chúa Giêsu bị sốc nữa. Bởi vì, hơn ai hết, Người là Đấng chăm sóc cho chúng ta. Thật vậy, một khi các vị kêu lên Người thì Người đã ra tay cứu các vị khỏi tình trạng thất đảm của các vị.

 

Bão tố là những gì làm cho chúng ta phơi bày ra tính chất dễ bị tổn thương của chúng ta, cũng như làm lộ ra những gì tin tưởng sai lầm và nông cạn được chúng ta phác họa nơi chương trình hằng ngày của chúng ta, nơi các dự án của chúng ta, nơi các thói quen của chúng ta, và nơi những thứ ưu tiên của chúng ta. Nó cho chúng ta thấy chúng ta đã từng để cho mình trở thành cùn nhụt và yếu hèn chính những gì nuôi dưỡng, duy trì và kiên cường đời sống của chúng ta và cộng đồng của chúng ta.

 

Bão tố lột trần tất cả những ý nghĩ được đóng gói của chúng ta, và cả niềm quên lãng về những gì nuôi dưỡng linh hồn dân chúng của chúng ta; tất cả những gì làm cho chúng ta tê mê, bằng những cách thức suy nghĩ và tác hành được cho là "cứu độ" chúng ta, nhưng trái lại, cho thấy đã trở thành bất lực trong việc giúp chúng ta chạm được cội nguồn của chúng ta, và bất khả trong việc làm tồn tại nơi chúng ta nỗi tưởng nhớ về những ai đã ra đi trước chúng ta. Tự mình chúng ta đang bị hụt hẫng các kháng thể cần thiết để chống chọi với đối phương.

 

Trong cơn bão tố này, mặt tiền của những khuôn đúc nhờ đó chúng ta đã ngụy trang hóa cái tôi của mình, lúc nào cũng lo đến hình ảnh của mình, đã sụp đổ, một lần nữa cho thấy rằng chúng ta không thể nào thiếu được tình trạng thuộc về nhau: việc chúng ta thuộc về nhau như là những người anh chị em với nhau.

 

"Tại sao các con lại sợ? Các con không có đức tin à?" Lạy Chúa, lời Chúa tối hôm nay tác động chúng con và liên quan đến chúng con, đến tất cả chúng con. Trên thế gian này, Chúa yêu thương hơn chúng con thương yêu, chúng con đã đi trước ở một tốc độ quá nhanh, cảm thấy mình quyền năng và có thể làm bất cứ sự gì. Vì tham lam lợi lộc mà chúng con để mình bị thu hút vào các sự vật, và bị lôi cuốn một cách nhanh chóng. Chúng con không dừng lại trước lời khiển trách của Chúa giành cho chúng con, chúng con không thể bị đánh thức dậy trước các cuộc chiến tranh hay tình trạng bất công khắp thế giới, chúng con cũng chẳng nghe thấy tiếng của người nghèo hay của hành tinh đang ốm yếu của chúng con. Mặc kệ, chúng con cứ thể mà tiến, cho rằng chúng con có thể sống lành mạnh trong một thế giới bệnh hoạn. Giờ đây, chúng con đang ở trên biển khơi bão tố, chúng con nài xin Chúa: "Lạy Chúa, xin tỉnh giấc!"

"Tại sao các con lại sợ? Các con không có đức tin à?" Lạy Chúa, Chúa đang gọi chúng con, đang kêu gọi chúng con sống đức tin. Không phải chỉ tin rằng Chúa hiện hữu, mà còn đến với Chúa và tin tưởng vào Chúa. Mùa Chay này lời kêu gọi của Chúa vang dội một cách khẩn trương: "Hãy hoán cải", "Hãy hết lòng trở về với Ta" (Joel 2:12). Chúa đang kêu gọi chúng con hãy chộp lấy thời điểm thử thách này như là một thời điểm của việc chọn lựa. Nó không phải là thời điểm phán xét của Chúa, mà là thời điểm phán đoán của chúng con: một thời điểm để chọn những gì đáng kể và những gì qua đi, một thời điểm để phân loại những gì là cần thiết và những gì không. Nó là một thời điểm lái đời sống của chúng con về lại đường ngay nẻo chính với Chúa, Lạy Chúa, cũng như với những người khác. Chúng con có thể nhìn thấy rất nhiều đồng bạn gương mẫu cùng hành trình với chúng con, những con người, cho dù sợ hãi, đã phản ứng bằng việc cống hiến sự sống của mình. Đó là quyền lực Thần Linh được tuôn trào và được khuôn đúc nơi thái độ can đảm cùng quảng đại từ bỏ bản thân mình. Chính sự sống trong Thần Linh mới có thể cứu chuộc, coi trọng và chứng thực sự sống của chúng ta cùng nhau đan kết ra sao và được nâng đỡ bởi thành phần tầm thường - thành phần thường bị quên lãng - những con người không xuất hiện trên hàng tựa của nhật báo hay nguyệt san, cũng không xuất hiện trên những lối đi hoành tráng của màn phô trương mới nhất, mà là những con người, chắc chắn vào chính những ngày đang ghi nhận các biến cố quyết liệt của thời điểm chúng ta này đây là các vị bác sĩ, các y tá, các nhân viên siêu thị, các nhân viên vệ sinh, các chăm sóc viên, các chuyển chở viên, luật lệ cùng với những lực lượng giữ trật tự, các tình nguyện viên, các vị linh mục, các tu sĩ nam nữ, cũng như rất nhiều người khác đã biết rằng không ai có thể tự mình đạt tới ơn cứu độ. Trước quá nhiều đau khổ, ở đâu việc phát triển đích thực của các dân tộc được trân quí thì chúng ta đều cảm thấy được lời cầu tư tế của Chúa Giêsu: "Xin cho họ tất cả được nên một" (Gioan 17:21). Biết bao nhiêu là con người hằng ngày sống nhẫn nại và cống hiến niềm hy vọng, thực hiện việc gieo rắc, không phải là nỗi hoảng sợ, mà là một trách nhiệm chung. Biết bao nhiêu là người cha, người mẹ, ông bà và thày cô đang tỏ ra cho con cháu của mình thấy rằng, bằng các cử chỉ nhỏ mọn hằng ngày, cách thức để đương đầu và lèo lái một cuộc khủng hoảng, bằng việc thích ứng các thói quen của họ, ngước cao ánh mắt và nuôi dưỡng nguyện cầu. Biết bao nhiêu là người đang cầu nguyện, đang hiến dâng và đang chuyển cầu cho thiện ích của tất cả mọi người. Việc cầu nguyện và việc thầm lặng phục vụ: đó là những thứ khí giới chiến thắng của chúng ta.

"Tại sao các con lại sợ? Các con không có đức tin à?" Đức tin được bắt đầu khi chúng ta nhận ra chúng ta cần đến ơn cứu độ. Chúng ta không phải là thành phần tự mãn; tự mình chúng ta lủng củng vụng về: chúng ta cần Chúa, như những thủy thủ cần đến ánh sao. Chúng ta hãy mời Chúa Giêsu vào con thuyết đời của chúng ta. Chúng ta hãy trao phó các nỗi sợ hãi của chúng ta cho Người, để Người khống chế chúng. Như các vị môn đệ, chúng ta sẽ cảm thấy rằng có Người ở trên tầu sẽ không có vấn đề chìm đắm. Vì quyền năng của Thiên Chúa là ở chỗ biến hết mọi sự, thậm chí là những điều xấu xa, xẩy ra cho chúng ta thành sự lành. Người mang sự thanh bình vào trong bão táp của chúng ta, vì với Thiên Chúa sự sống chẳng bao giờ chết hết.

Chúa xin chúng ta, và giữa cơn phong ba bão tố của chúng ta, Ngài mời gọi chúng ta hãy tái thức giấc, và thực hiện tình đoàn kết cùng niềm hy vọng mang lại sức mạnh, sự nâng đỡ và ý nghĩa cho những giờ phút mọi sự dường như đang chới với. Chúa đang đánh thức chúng ta dậy để nhờ đó làm tái bùng lên và tái sinh niềm tin tưởng Phục Sinh của chúng ta. Chúng ta có một cái neo, đó là thánh giá của Người đã cứu độ chúng ta. Chúng ta có một bánh lái: đó là nhờ thánh giá của Người chúng ta đã được cứu độ. Chúng ta có một niềm hy vọng: đó là nhờ thánh giá của Người mà chúng ta đã được chữa lành và ấp ủ, nhờ đó không một sự gì có thể tách chúng ta khỏi tình yêu cứu chuộc của Người. Ở giữa cảnh cô lập, khi chúng ta đang chịu khổ bởi thiếu niềm êm ái dịu dàng cùng với các cơ hội để đáp ứng, và chúng ta cảm thấy bị mất mát quá nhiều thứ, thì một lần nữa chúng ta hãy lắng nghe lời tuyên bố cho ơn cứu độ chúng ta: Người đã sống lại rồi và Người đang sống bên chúng ta. Từ cây thánh giá của mình, Chúa xin chúng ta hãy tái nhận thức sự sống đang đợi chờ chúng ta, hãy nhìn đến những ai đang nhìn chúng ta, để kiên cường, để nhận thức và nuôi dưỡng ân sủng đang sống trong chúng ta. Chúng ta đừng dập tắt ngọn lửa còn đang chập chờn (cf Is 42:3) không bao giờ tàn rụi, và chúng ta hãy để cho niềm hy vọng lại được thắp lên.

Việc ôm lấy thánh giá của Người nghĩa là có được lòng can đảm để chấp nhận tất cả mọi khốn khó của thời điểm hiện nay, là bỏ đi trong chốc lát lòng nung nấu quyền lực và các thứ sở hữu, để giành chỗ cho tính chất sáng tạo mà chỉ có Thần Linh mới có thể tác hứng. Nghĩa là có được lòng can đảm để kiến tạo nên những nơi chốn mà hết mọi người đều có thể nhận thấy rằng họ được kêu gọi đến, và lòng can đảm chấp nhận những hình thức mới mẻ của lòng hiếu khách, của tình huynh đệ và của mối đoàn kết. Bởi thánh giá của Người chúng ta đã được cứu độ để có thể ấp ủ niềm hy vọng, và để cho niềm hy vọng này củng cố và duy trì tất cả mọi biện pháp, cùng với tất cả mọi đường nẻo giúp chúng ta bảo vệ bản thân mình và người khác. Gắn bó với Chúa để ôm ấp niềm hy vọng: đó là sức mạnh của đức tin, một đức tin giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi và cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng.

"Tại sao các con lại sợ? Các con không có đức tin à?" Anh chị em thân mến, từ nơi mang ý nghĩa đức tin vững như đá của Thánh Phêrô này, tôi muốn ký thác tất cả anh chị em cho Chúa buổi tối hôm nay, nhờ sự chuyển cầu của Mẹ Maria là Sinh Lực của Dân Chúng và là Ngôi Sao Biển động. Từ hàng cột (ở Quảng Trường này) đang ôm lấy Roma và cả thế giới đây, xin phúc lành của Thiên Chúa đổ xuống trên anh chị em như là một thứ ôm ẵm ủi an. Lạy Chúa, xin Chúa hãy chúc lành cho thế giới này, xin hãy ban sức khỏe cho thân xác của chúng con và ban ơn an ủi cho tâm can của chúng con. Chúa muốn chúng con đừng sợ. Thế nhưng đức tin của chúng con còn yếu kém và chúng con lại sợ hãi. Thế nhưng, lạy Chúa, Chúa sẽ không bỏ mặc chúng con cho cơn giông tố này. Xin hãy nói với chúng con một lần nữa rằng: "Đừng sợ" (Mathêu 28:5). Còn chúng con, cùng với vị thừa kế Thánh Phêrô, "trao phó tất cả mọi lo âu của chúng con cho Chúa, vì Chúa chăm sóc cho chúng con" (xem 1Phero 5:7).

 https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2020-03/urbi-et-orbi-pope-coronavirus-prayer-blessing.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

A desolate St. Peter's Square

Chính vào tối cầu nguyện này của Giáo Hội toàn cầu, Thứ Sáu 27/3/2020, đầu xuân, thế mà

Quảng Trường Thánh Phêrô vốn hoành tráng và đông đảo, bấy giờ hoàn toàn trống vắng dưới bầu trời mù mịt mây mưa.

Chẳng khác gì như tình hình của thế giới trong Mùa Đại Dịch Covid-19 hiện nay!

The miraculous crucifix of San Marcello on the Corso

Một cử hành trong trống trải, tối tăm, ướt át, lạnh lẽo... chưa bao giờ thấy ở Tòa Thánh Roma như tối hôm lịch sử này!

Pope Francis delivers his Urbi et Orbi meditation

Nhưng lại là một cử hành bất khả thiếu trong chính lúc này đây,

bởi Chúa Kitô chẳng những đang chủ sự một cách sống động nơi vị giáo hoàng đại diện Người trên trần gian này,

2020.03.27 Preghiera in Piazza San Pietro con Benedizione Urbi et Orbi

Sau phần Nghe Lời Chúa, vị giáo hoàng đã giành ít phút cầu nguyện trước Ảnh Đức Mẹ

cũng như trước Tượng Chịu Nạn ở tiền đường Đền Thờ Thánh Phêrô

trước khi Chầu Thánh Thể và ban Phép Lành Toàn Xá

Pope Francis prays before the Blessed Sacrament

mà Người vẫn còn liên lỉ ở với Giáo Hội là Nhiệm Thể của Người trong Bí Tích Thánh Thể Cực Linh nữa!

1585332151659.JPG

Người không phải ở đấy một mình, mà là như một Emmanuel - Một Thiên Chúa ở cùng chúng ta cho đến tận thế (xem Mathêu 28:10),

để "cho chiên được sống và sống viên mãn" (Gioan 10:10),

nhất là trong những lúc như giữa một Mùa Đại Dịch Covid-19 nguy tử càng ngày càng trầm trọng đang tiếp diễn

Pope Francis blesses the world with the Blessed Sacrament

Phép Lành lịch sử ngoại lệ cho Thành Roma và Thế Giới ban Ơn Toàn Xá trong Mùa Đại Dịch Covid-19 Mùa Chay 2020,

do chính Người, qua vị đại diện của Người trên trần gian hiện nay, chúc lành cho chung thế giới và riêng Giáo Hội,

bởi vì, bất cứ xẩy ra như thế nào thì:

"Thiên Chúa thực hiện tất cả mọi sự cho thiện ích của những ai tin vào Ngài" (Roma 8:28)