GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Sách Tông Vụ: Bài 20

 

Tông Đồ Phaolô - Thừa Sai Ngục Tù

 

Pope Francis during the General Audience

 

Bất chấp tình trạng tù nhân của mình, Thánh Phaolô có thể gặp gỡ thành phần Do Thái tai mắt

để giải thích lý do tại sao ngài đã buộc phải nại đến Ceasar, và

nói cho họ biết về vương quốc của Thiên Chúa. Ngài đã cố gắng thuyết phục họ về Chúa Giêsu,

bắt đầu từ Thánh Kinh, và cho họ thấy tính cách liên tục giữa những gì là mới mẻ của Chúa Kitô với "niềm hy vọng của dân Israel"

 

Pope Francis at the general audience Jan. 15, 2020 in Paul VI Hall. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

 

Suốt cả một ngày, Thánh Phaolô đã loan truyền vương quốc của Thiên Chúa và

cố gắng hướng thành phần đàm đạo của mình về niềm tin vào Chúa Giêsu, khởi đi từ "luật Moisen và các Tiên Tri"

 

 

Xin Thần Linh giúp chúng con, như Thánh Phaolô, có thể làm cho ngôi nhà của chúng con được thấm nhiễm Phúc Âm, và làm cho chúng trở thành nhà tiệc ly của tình huynh đệ, nơi chúng con có thể đón nhận Chúa Kitô sống động, Đấng "đến để gặp gỡ chúng con ở hết mọi người và ở hết mọi tuổi tác" (cf. II Preface of Advent ).

 

 

 

Anh chị em thân mến!

Hôm nay chúng ta kết thúc giáo lý về Sách Tông Vụ, với giai đoạn truyền giáo cuối cùng của Thánh Phaolô, đó là Roma (cf Acts 28.14).

Cuộc hành trình của Thánh Phaolô, cuộc hành trình nên một với cuộc hành trình của Phúc Âm, là dấu chứng tỏ rằng những nẻo đường của con người, nếu được sống bằng đức tin, có thể trở thành một nơi chuyển đạt ơn cứu độ của Thiên Chúa, bằng thứ Lời của đức tin là những gì đang chủ động nẩy sinh trong lịch sử, có thể biến đổi các hoàn cảnh và mở ra những đường nẻo mới mẻ.

Bằng việc Thánh Phaolô đến trung tâm của Đế quốc Roma, câu chuyện mà Sách Tông Vụ trình thuật được kết thúc, một câu chuyện không chấm dứt nơi cuộc tử đạo của Thánh Phaolô, mà là nơi việc gieo vãi phong phú Lời Chúa. Việc kết thúc câu chuyện do Thánh Luca viết, tập trung vào hành trình của Phúc Âm trên thế giới, chất chứa và tóm tắt tất cả những gì là sinh động của Lời Chúa, một Lời bất khả ngừng nghỉ, muốn tiếp tục truyền đạt ơn cứu độ cho tất cả mọi người.

Ở Roma, Thánh Phaolô trước hết đã gặp gỡ anh em của mình trong Chúa Kitô, thành phần nghênh đón ngài và chuyền thêm cho ngài lòng can đảm (cf Acts 28:15), và lòng hiếu khách nồng nàn này cho thấy rằng việc ngài đến đây đã được mong đợi và ước vọng. Bấy giờ ngài được phép sống riêng dưới sự giám sát của quân lính, tức là với một người lính canh chừng ngài, ngài bị giam giữ ở nhà. Bất chấp tình trạng tù nhân của mình, Thánh Phaolô có thể gặp gỡ thành phần Do Thái tai mắt để giải thích lý do tại sao ngài đã buộc phải nại đến Ceasar, và nói cho họ biết về vương quốc của Thiên Chúa. Ngài đã cố gắng thuyết phục họ về Chúa Giêsu, bắt đầu từ Thánh Kinh, và cho họ thấy tính cách liên tục giữa những gì là mới mẻ của Chúa Kitô với "niềm hy vọng của dân Israel" (Acts 28:20). Thánh Phaolô nhận biết mình là người đậm nét Do Thái, và thấy ở nơi Phúc Âm ngài rao giảng, tức là thấy nơi việc loan truyền cái chết và phục sinh của Chúa Kitô, những gì viên trọn về các lời hứa cho thành phần dân tuyển chọn này.

Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên bán chính thức cho thấy các người Do Thái tỏ ra sẵn sàng đón nhận thì tiếp theo là một cuộc gặp gỡ chính thức hơn, trong đó, suốt cả một ngày, Thánh Phaolô đã loan truyền vương quốc của Thiên Chúa và cố gắng hướng thành phần đàm đạo của mình về niềm tin vào Chúa Giêsu, khởi đi từ "luật Moisen và các Tiên Tri" (Acts 28:23). Vì không phải ai cũng bị thuyết phục mà ngài đã lên án tình trạng cứng lòng của dân Chúa, nguyên nhân cho việc ngài bị luận tội (cf. Is 6:9-10), và thúc đẩy ngài cảm thấy tha thiết với ơn cứu độ của các dân tộc tỏ ra nhậy cảm với Thiên Chúa và có khả năng lắng nghe Lời Phúc Âm sự sống (cf. Acts 28:28).

Đến đây, Thánh Luca kết thúc công việc của ngài bằng việc tỏ cho chúng ta thấy rằng không phải là cái chết của Thánh Phaolô mà là tính chất năng động của bài thánh nhân giảng, của một thứ Lời "không bị xiềng xích" (1Tim 2:9) - Thánh Phaolô không có tự do để di chuyển, nhưng vẫn tự do để nói vì Lời Chúa không bị xiềng xích - đó là một Lời sẵn sàng để được gieo vãi bằng đôi tay ăm ắp của vị Tông Đồ này. Thánh Phaolô thực hiện điều ấy "với tất cả những gì là thẳng thắn và không bị cản trở" (Acts 28:31), ở một ngôi nhà mà ngài tiếp đón những ai muốn lắng nghe lời loan báo về vương quốc của Thiên Chúa và muốn nhận biết Chúa Kitô. Ngôi nhà này mở cửa cho tất cả những cõi lòng tìm kiếm là hình ảnh của Giáo Hội, mặc dù bị bách hại, bị hiểu lầm và bị xiếng xích, vẫn không bao giờ mệt mỏi trong việc đón nhận hết mọi con người nam nữ bằng một tấm lòng từ mẫu để loan báo cho họ tình yêu thương của Chúa Cha, Đấng đã tỏ mình ra một cách hữu hình nơi Chúa Giêsu.

Anh chị em thân mến, ở cuối cuộc hành trình này, một cuộc hành trình chúng ta đã cùng nhau trải qua theo bước chân của Phúc Âm trên thế giới, Thần Linh làm sống lại trong mỗi người chúng ta lời mời gọi hãy trở thành những nhà truyền bá phúc âm hóa can trường và hoan hỉ. Xin Thần Linh giúp chúng con, như Thánh Phaolô, có thể làm cho ngôi nhà của chúng con được thấm nhiễm Phúc Âm, và làm cho chúng trở thành nhà tiệc ly của tình huynh đệ, nơi chúng con có thể đón nhận Chúa Kitô sống động, Đấng "đến để gặp gỡ chúng con ở hết mọi người và ở hết mọi tuổi tác" (cf. II Preface of Advent ).

 

http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200115_udienza-generale.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu