GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Bát Phúc: Bài 2

 

 Phúc cho ai nghèo khó trong tinh thần

 

2020.02.05 Udienza Generale

 

"Nghèo khó trong tinh thần" là những ai nghèo hay cảm thấy nghèo khổ,

là những con người ăn mày ăn xin ở thẳm sâu con người họ.

 

 

Những ai biết quí mến điều thiện thực sự hơn chính bản thân mình mới thực sự cai trị.

 

Pope Francis at the general audience on March 18, 2015. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

 

Chúng ta cần phải luôn tìm kiếm cái tự do của cõi lòng,

cái tự do bắt nguồn từ nỗi khó nghèo của bản thân chúng ta.

 

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Hôm nay chúng ta đối diện với mối phúc đầu tiên trong Bát Phúc của Phúc Âm Thánh Mathêu. Chúa Giêsu bắt đầu công bố đường lối dẫn đến hạnh phúc của Người bằng một loan báo rằng: "Phúc cho những ai nghèo khó trong tinh thần, vì nước trời thuộc về họ" (5:3). Một đường nẻo lạ lùng và một đối tượng xa lạ của hạnh phúc, đó là nghèo khó.

Chúng ta cần phải tự hỏi xem "nghèo khó" ở đây có nghĩa là gì? Nếu Thánh Mathêu chỉ sử dụng chữ này thì ý nghĩa chỉ là những gì về kinh tế, tức là nói đến thành phần có ít của cải hay không đủ phương tiện hỗ trợ và cần được người khác giúp đỡ.

Thế nhưng, Phúc Âm của Thánh Mathêu, không như của Thánh Luca, nói về "nghèo khổ trong tinh thần". Nó có nghĩa là gì? Tinh thần, theo Thánh Kinh, là hơi thở sự sống Thiên Chúa thông truyền cho Adong; nó là chiều kích thâm sâu nhất của chúng ta, chúng ta nói về chiều kích tinh thần, chiều kích thân mật nhất, chiều kích làm cho chúng ta là những con người, cốt lõi sâu xa của hữu thể chúng ta. Vậy thì "nghèo khó trong tinh thần" là những ai nghèo hay cảm thấy nghèo khổ, là những con người ăn mày ăn xin ở thẳm sâu con người họ. Chúa Giêsu công bố là họ có phúc, vì Nước Trời thuộc về họ.

Biết bao lần chúng ta đã được bảo cho biết ngược lại! Bạn cần phải là một cái gì đó trong đời, cần phải là một ai đó... Bạn cần phải có tên tuổi... Đó là nơi xuất phát ra tâm trạng lẻ loi cô độc và bất hạnh, ở chỗ, nếu tôi là "một ai đó", thì tôi đối đầu với những người khác và sống trong mối ám ảnh bởi cái tôi của mình. Nếu tôi không chấp nhận nghèo nàn, thì tôi ghét tất cả những gì nhắc nhở tôi về nỗi yếu hèn của tôi. Vì nỗi yếu hèn này cản trở tôi trở thành một con người quan trọng, một con người giầu sang không phải chỉ về vấn đề tiền bạc mà còn cả danh tiếng, còn bao gồm hết mọi sự nữa.

Hết mọi người, trước bản thân mình, đều biết rõ rằng, cho dù họ có cố gắng lắm chăng nữa, họ bao giờ cũng vẫn thật sự là bất toàn và có yếu kém. Không có vấn đề che đậy được tính chất yếu kém này. Mỗi người chúng ta đều cảm thấy yếu kém trong bản thân mình. Cần phải thấy nó ở chỗ nào. Thế nhưng nếu anh chị em chối bỏ những hạn hữu của mình thì anh chị em sống tệ đến nỗi nào! Anh chị em sống một cách tồi tệ. Cái giới hạn là những gì không bị tiêu hóa mà là còn đó. Thành phần kiêu kỳ không xin được trợ giúp, họ không thể xin được cứu trợ, họ không xin giúp đỡ, vì họ muốn chứng tỏ cho thấy họ là một con người viên mãn. Biết bao nhiêu người trong họ cần được giúp đỡ, thế nhưng tính kiêu kỳ đã ngăn cản họ xin được giúp đỡ.  Thật khó biết bao khi cần phải chấp nhận một lầm lỗi và xin tha thứ! Có lần tôi khuyên bảo các cặp vợ chồng mới cưới, thành phần nói với tôi về chuyện làm sao để có thể sống đời hôn nhân một cách tốt đẹp, tôi đã bảo họ rằng: "Có 3 thuật ngữ, đó là xin phép, cám ơn và xin lỗi". Đó là những chữ xuất phát từ tâm trạng nghèo khó trong tinh thần. Anh chị em không được cứ làm bừa đi, mà cần xin phép: "Làm điều này có tốt hay chăng?". Thế mới gọi là đối thoại trong gia đình, đối thoại giữa cô dâu và chàng rể. "Anh/em đã làm điều ấy cho em/anh, cám ơn anh/em, em/anh cần đến nó". Thế rồi anh chị em luôn gây ra lầm lỗi, anh chị em buột miệng nói: "Cho anh/em xin lỗi". Thường thì các cặp phối ngẫu, những cặp mới lập gia đình, những người đang ở đây và đông đảo, nói với tôi rằng: "chữ thứ ba là chữ khó nói nhất", xin lỗi, xin tha thứ. Vì lòng kiêu hãnh nên không thể làm được. Anh ta không thể xin lỗi: anh ta bao giờ cũng đúng. Đó không phải là nghèo khó trong tinh thần. Trái lại, Chúa không bao giờ chán thứ tha; tiếc thay, chính chúng ta lại là thành phần chán xin tha thứ. Vấn đề chán xin tha thứ đó là một thứ bệnh tệ hại!

Tại sao khó lòng xin tha thứ? Vì nó hạ thấp hình ảnh giả hình của chúng ta. Còn nữa, sống mà cố gắng che đậy những thiếu sót của mình là những gì chán chường và buồn nản. Chúa Giêsu Kitô nói với chúng ta rằng: sống nghèo khó là một cơ hội của ân sủng; và cho chúng ta thấy được lối thoát của nỗ lực này. Chúng ta được ban quyền sống nghèo khó trong tinh thần, vì đó là đường lối của Vương quốc Thiên Chúa.

Thế nhưng có một điều nền tảng cần phải nhắc lại đó là: chúng ta không được biến mình thành nghèo khó trong tinh thần, chúng ta không được thực hiện bất cứ một biến hình nào, vì chúng ta đã là thế rồi! Chúng ta nghèo khó..., hay nói rõ hơn, chúng ta "nghèo khó" trong tinh thần! Chúng ta cần hết mọi sự. Tất cả chúng ta đều nghèo khó trong tinh thần, chúng ta đều là những kẻ hành khất. Đó là thân phận loài người.

Nước Thiên Chúa thuộc về những ai nghèo khó trong tinh thần. Có những con người có được các vương quốc ở trên thế gian này: họ có các thứ sản vật và họ có được những thứ thoải mái. Thế nhưng chúng là những lãnh giới có cùng. Quyền lực của con người, thậm chí là những đế quốc hùng mạnh nhất chăng nữa, đều qua đi và biến mất. Nhiều lần chúng ta thấy tin tức hay báo chí là nhà cầm quyền mạnh mẽ ấy, hay chính quyền hôm qua mới có đó đã không còn nữa, đã sụp đổ. Những kẻ giầu sang trên thế gian này đã qua đi, cả tiền bạc của họ nữa. Người xưa dạy chúng ta rằng tấm khăn liệm không có túi. Đúng thế. Tôi chưa bao giờ thấy một xe vận tải di chuyển ở đằng sau một đám ma: không ai mang theo được bất cứ sự gì. Những kho tàng ấy vẫn còn lại đây. Những ai biết quí mến điều thiện thực sự hơn chính bản thân mình mới thực sự cai trị. Và đó là quyền năng của Thiên Chúa.

Chúa Kitô đã chứng tỏ quyền năng ở chỗ nào? Ở chỗ Người đã có thể thực hiện được những gì các vua chúa trên trần gian này không thể, đó là hiến sự sống cho con người. Đó là quyền năng thực sự. Quyền năng của tình huynh đệ, quyền năng của tình bác ái, quyền năng của lòng yêu thương, quyền năng của sự khiêm hạ. Chúa Kitô đã làm như thế.

Đó là tự do đích thực: ai có quyền năng của sự khiêm nhượng, của phục vụ, của tình huynh đệ ấy thì đó là những con người tự do. Sự khó nghèo được ca ngợi nơi các Mối Phúc Thật là những gì giúp cho có được cái tự do này.

Có một thứ nghèo khó chúng ta cần phải chấp nhận, thứ khó nghèo về hữu thể chúng ta, và trái lại có một thứ khó nghèo chúng ta cần phải tìm kiếm, một thứ khó nghèo cụ thể, từ những sự vật của thế giới này, để được tự do và để có thể yêu thương. Chúng ta cần phải luôn tìm kiếm cái tự do của cõi lòng, cái tự do bắt nguồn từ nỗi khó nghèo của bản thân chúng ta.

  

http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200205_udienza-generale.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

 

 

 

 

Pope Francis greets a woman after the general audience Jan. 8, 2020. Credit: Vatican Media.

 

Sau Buổi Triều kiến chung trong Sảnh Đường Phaolô VI Thứ Tư mùng 8/1/2020, ĐTC Phanxicô đã vắn tắt trao đổi với người phụ nữ hình như là người Đại Hàn,

 

 

người phụ nữ mà ngài đã tỏ ra bất nhẫn khi ngài bị bà ghì giữ vào tối 31/12/2019, và ngài đã ngỏ lời xin lỗi bà trong lần gặp gỡ chớp nhoáng ấy, có cả 1 vị linh mục chuyển dịch