GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện

 

Bài 1: "Con Người là Hành Khất của Thiên Chúa"

 

2020.05.06 Udienza Generale

 

Hôm nay, chúng ta bắt đầu loạt bài giáo lý mới về đề tài cầu nguyện.

Cầu nguyện là hơi thở của đức tin, đó là cách diễn tả thích hợp nhất về cầu nguyện.

 

Pope Francis during General Audience

 

Chúng ta hãy nghĩ đến câu chuyện về Bartimê, một nhân vật trong Phúc Âm (xem Marco 10:46-52 và sau đó).

Thú thật là đối với tôi đó là câu chuyện dễ thương nhất.

 

Pope Francis gives his general audience address in the apostolic palace May 6, 2020. Credit: Vatican Media.

 

Con người này đã đi vào các Phúc Âm như là một tiếng kêu vang...

 Anh ta chỉ biết sử dụng một thứ khí giới duy nhất đó là tiếng nói

 

Xin chào anh chị em thân mến,

Hôm nay, chúng ta bắt đầu loạt bài giáo lý mới về đề tài cầu nguyện. Cầu nguyện là hơi thở của đức tin, đó là cách diễn tả thích hợp nhất về cầu nguyện. Như tiếng kêu xuất phát từ lòng của những ai tin kính (believe) và tin tưởng (trust) vào Thiên Chúa.

Chúng ta hãy nghĩ đến câu chuyện về Bartimê, một nhân vật trong Phúc Âm (xem Marco 10:46-52 và sau đó). Thú thật là đối với tôi đó là câu chuyện dễ thương nhất. Anh ta bị mù lòa, ngồi ăn xin ở vệ đường bên ngoài thành Giêricô của anh ta. Anh ta là một nhân vật vô danh tiểu tốt, anh ta có mặt mũi, có tên gọi là Batimê, tức "con của Timê". Một ngày kia anh ta nghe tin Chúa Giêsu đi băng ngang qua đó. Thật vậy, Giêricô là giao điểm của dân chúng, được khách hành hương và buôn bán liên tục băng ngang qua. Bấy giờ chàng Bartime ngấm ngầm tính chuyện phải làm tất cả những gì có thể để gặp Chúa Giêsu cho bằng được. Nhiều người khác cũng như thế thôi: như Giakêu đã leo lên cây. Nhiều người đã muốn được nhìn thấy Chúa Giêsu nữa.

Bởi thế mà con người này đã đi vào các Phúc Âm như là một tiếng kêu vang. Anh ta không nhìn thấy chúng ta; anh ta không biết Chúa Giêsu đang ở gần hay xa, nhưng anh ta nghe thấy Người, biết rằng Người đang ở trong đám đông, càng lúc càng tiến tới... Thế nhưng anh ta hoàn toàn lẻ loi cô độc một mình, chẳng có ai biết đến điều ấy. Vậy Batimê đã làm gì? Đã la to lên. Và cứ gào cứ réo. Anh ta chỉ biết sử dụng một thứ khí giới duy nhất đó là tiếng nói. Bắt đầu hô to: "Hỡi ngài Giêsu, Con Vua Đavít, xin thương xót tôi!" (câu 47). Rồi cứ thế mà hô hoán.

Những tiếng réo gào của anh ta gây khó chịu, như bất lịch sự, nên nhiều người đã nạt nộ anh ta, bảo im đi: "Này lịch sử đó nghe, đừng có mà làm như vậy!". Thế nhưng Batimê chẳng những không nín lặng, mà còn thậm chí la to hơn nữa: "Hỡi ngài Giêsu, Con Vua Đavít, xin thương xót tôi!" (câu 47). Đó là thái độ cứng đầu ngang bướng (that stubborn stubbornness) của những ai tìm kiếm ân sủng và cứ gõ vào cửa lòng của Thiên Chúa. Anh ta la to, anh ta gõ đập. Câu "Con Vua Đavít" rất quan trọng; có nghĩa là "Đấng Thiên Sai - nghĩa là tuyên xưng Đấng Thiên Sai - đó là lời tuyên xưng đức tin xuất phát từ miệng lưỡi của con người bị tất cả mọi người khinh khi.

Chúa Giêsu đã lắng nghe tiếng kêu này. Lời nguyện cầu của Batimê đánh động cõi lòng của Người, cõi lòng của Thiên Chúa, và các cánh cửa cứu độ đã được mở ra cho anh ta. Chúa Giêsu gọi anh ta. Anh ta nhảy cuống lên, và những ai trước đó bảo anh ta câm miệng bấy giờ lại dẫn anh ta đến cùng Vị Sư Phụ ấy. Chúa Giêsu đã nói với anh ta, đã hỏi anh ta muốn gì - một điều quan trọng - thế là tiếng kêu trở thành một vấn đề: "Lạy Chúa, xin cho tôi lại được nhìn thấy" (câu 51).

Chúa Giêsu nói với anh ta rằng: "Anh hãy đi, đức tin của anh đã cứu anh" (câu 52). Người nhận thấy con người nghèo khổ, vô dụng và bị khinh bỉ này tất cả quyền lực tin tưởng của anh ta, một lòng tin tưởng đã lôi kéo được lòng thương xót và quyền năng của Thiên Chúa. Đức tin cần phải có đôi tay giơ lên, cần vang lên kêu la van nài ơn cứu độ. Sách Giáo Lý dạy rằng "lòng khiêm nhượng là nền tảng của việc nguyện cầu" (2559). Lời cầu nguyện xuất phát từ trái đất này, từ humus là đất mùn - gốc của chữ "humble khiêm hạ", "humility lòng khiêm hạ" -; nó xuất phát từ tình trạng bấp bênh mong manh của chúng ta, từ nỗi khát khao Thiên Chúa liên tục của chúng ta (cùng nguồn vừa được trích dẫn, khoản 2560-2561).

Đức tin, như chúng ta thấy nơi Batimê, là một tiếng kêu; tình trạng không có đức tin là những gì đang làm cho tiếng kêu đó bị chết ngạt. Thái độ mà dân chúng có này, khiến họ câm nín, thì họ không phải là thành phần dân của đức tin như họ là. Việc dập tắt đi tiếng kêu ấy là một thứ "câm lặng". Đức tin là những gì chống chọi với một tình trạng đớn đau nào đó mà chúng ta không biết được lý do tại sao; tình trạng không có đức tin là những gì đành phải chịu đựng những gì chúng ta không thể tránh. Đức tin là niềm hy vọng được cứu độ; tình trạng không có đức tin là những gì quen với sự dữ đang áp đảo chúng ta và cứ như thế.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy bắt đầu loạt bài giáo lý với tiếng kêu của Batimê, vì có lẽ hết mọi sự đã được viết về một nhân vật như anh ta. Batimê là một nam nhân kiên trì. Chung quanh anh ta có những con người cho rằng ăn mày ăn xin là đồ bỏ vô dụng, ăn mày ăn xin là một tiếng kêu vô vọng, ăn mày ăn xin là một tiếng động chỉ gây phiền phức, xin đừng la lối om xòm: thế nhưng anh ta vẫn không câm lặng. Để rồi cuối cùng anh ta đã được những gì anh ta mong muốn.

Có một tiếng nói khơi động trong cõi lòng của con người còn mãnh liệt hơn bất cứ biện luận nào. Tất cả chúng ta đều có tiếng nói ấy trong lòng. Một tiếng nói được bộc phát cách tự nhiên, không do ai truyền khiến nó, một tiếng nói đặt vấn đề về ý nghĩa của cuộc chúng ta hành trình dưới trần thế này, nhất là khi chúng ta ở trong tăm tối: "Hỡi ngài Giêsu, xin thương xót tôi cùng! Hỡi ngài Giêsu, xin thương xót tôi với!" Lời cầu nguyện này tuyệt vời.  

Thế nhưng, có lẽ những lời này đã không được ghi khắc ở nơi toàn thể thiên nhiên tạo vật hay chăng? Hết mọi sự đều kêu xin và van nài mầu nhiệm thương xót để đạt được tầm vóc viên trọn tối hậu của mình. Không phải chỉ có thành phần Kitô hữu nguyện cầu, mà họ chia sẻ tiếng kêu nguyện cầu này với tất cả những con người nam nữ. Tuy nhiên, chân trời vẫn còn được vươn dài nới rộng, ở chỗ, Thánh Phaolô nói rằng toàn thể tạo vật "đang rên xiết và quằn quại lâm bồn" (Roma 8:22). Các nghệ sĩ thường biến mình thành những diễn giải viên của tiếng kêu thầm lặng này của tạo vật, một tiếng kêu thầm lặng đang thúc ép ở nơi hết mọi tạo vật, và được vang lên trên hết ở nơi tâm can của con người, vì con người là "một kẻ ăn mày của Thiên Chúa" (xem Sách Giáo Lý khoản 2559). Câu định nghĩa tuyệt vời về con người: "một hành khất của Thiên Chúa". Xin cám ơn anh chị em.

http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200506_udienza-generale.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

Pope Francis during his weekly General Audience at the Apostolic Palace on April 22, 2020.