GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Cầu Nguyện:

 

Bài 15 Cầu Nguyện - Mẹ Maria Mô Phạm

 

Pope Francis at General Audience

 

Xin chào anh chị em thân mến,

 

Trong hành trình giáo lý về cầu nguyện, hôm nay chúng ta gặp gỡ Trinh Nữ Maria như là một người nữ uy quyền. Đức Mẹ đã cầu nguyện. Khi thế giới chưa biết gì về Mẹ, khi Mẹ còn là một cô con gái quê mùa đính hôn với một con người thuộc dòng tộc Đavít, thì Mẹ Maria đã cầu nguyện rồi. Chúng ta có thể mường tượng cô gái trẻ trung Nazarét này đang trầm mình lặng thinh, trong việc liên tục trao đổi với Thiên Chúa là Đấng sắp sửa ủy thác cho cô một sứ vụ. Cô vốn đã đầy ơn phúc rồi, và được vô nhiễm nguyên tội ngay từ giây phút cô được hoài thai; thế nhưng cô chưa hề biết được ơn gọi lạ lùng và phi thường, cùng với biển cả bão tố mà cô sẽ phải vượt qua. Chắc chắn một điều là Đức Maria thuộc về một đại cơ binh của những tâm hồn khiêm nhượng trong lòng, thành phần không bao giờ được các sử gia chính yếu bao gồm trong các cuốn sách lịch sử của họ, thế mà nơi Mẹ Thiên Chúa đã sửa soạn cho Con của Ngài đến.

Mẹ Maria đã không tự động điều khiển cuộc đời của Mẹ: Mẹ đợi chờ Thiên Chúa vạch đường chỉ lối cho Mẹ ra sao tùy ý của Ngài. Mẹ tỏ ra dễ dạy, và nhờ tính chất sẵn sàng của mình, Mẹ sửa soạn cho những biến cố cả thể cho việc tham phần của Thiên Chúa vào trần gian này. Sách Giáo Lý nhắc lại sự hiện diện liên lỉ và quan tâm của Mẹ nơi dự án hồng ân của Chúa Cha dọc suốt cuộc đời của Chúa Giêsu (see CCC, 2617-2618).

Mẹ Maria cầu nguyện khi Tổng Thần Ga-Biên truyền tin cho Mẹ ở Nazarét. Lời thưa "Này tôi đây" nhỏ bé nhưng lớn lao của Mẹ, một lời làm cho tất cả mọi tạo vật nhẩy mừng vào lúc ấy, đã được dẫn trước, suốt giòng lịch sử cứu độ, bởi nhiều lời "Này tôi đây" khác, bởi nhiều cuộc tuân phục tin tưởng, bởi nhiều người sẵn lòng chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa. Không có một cách thức cầu nguyện nào bằng việc tỏ ra thái độ sẵn sàng, bằng một con tim cởi mở với Chúa: "Lạy Chúa, những gì Chúa muốn, khi nào Chúa muốn và cách nào Chúa muốn". Tức là bằng một con tim cởi mở trước ý muốn của Thiên Chúa. Thiên Chúa bao giờ cũng đáp ứng. Có bao nhiêu tín hữu sống cầu nguyện như thế! Những ai khiêm nhượng trong lòng nhất đều cầu nguyện như vậy: bằng một lòng khiêm nhượng thiết yếu, cứ cho là như vậy; bằng một tấm lòng khiêm tốn: "Lạy Chúa, những gì Chúa muốn, khi nào Chúa muốn và cách nào Chúa muốn". Họ cầu nguyện như thế, và không cảm thấy buồn bực khi các vấn đề xẩy ra cho ngày sống của họ, thế nhưng họ sẵn sàng đối diện với thực tại, và biết rằng bằng tình yêu khiêm hạ, bằng yêu thương để dâng lên ở từng trường hợp trải qua, chúng ta trở nên khí cụ cho ân sủng của Chúa. "Lạy Chúa, những gì Chúa muốn, khi nào Chúa muốn và cách nào Chúa muốn". Một lời cầu nguyện giản dị, thế nhưng lại là lời cầu nguyện chúng ta sử dụng để phó mình vào bàn tay của Thiên Chúa, để Ngài có thể dẫn dắt chúng ta. Tất cả chúng ta đều có thể cầu nguyện như vậy, hầu như chẳng có ngôn từ bày tỏ nào hết.

Cầu nguyện là những gì biết cách để làm lắng đọng tính hiếu động. Chúng ta tỏ ra hiếu động, luôn muốn có những điều trước khi xin có được chúng, và chúng ta muốn có ngay. Tính chất hiếu động này tác hại chúng ta. Cầu nguyện là những gì biết làm lắng đọng tính hiếu động này xuống, biết biến nó thành tính chất thuận lợi. Khi nào chúng ta hiếu động, chúng ta hãy cầu nguyện, và việc cầu nguyện sẽ mở lòng chúng ta ra và làm cho chúng ta cởi mở trước ý muốn của Thiên Chúa. Trong thời khoảng một ít giây phút Truyền Tin bấy giờ, Đức Trinh Nữ Maria đã biết làm sao để loại trừ nỗi sợ hãi của Mẹ, cho dù Mẹ cảm giác thấy rằng tiếng "xin vâng" của Mẹ sẽ gây ra cho Mẹ các cơn thử thách khốn khó khủng khiếp. Nếu trong việc cầu nguyện chúng ta biết được rằng mỗi ngày chúng ta sống đều được Chúa ban cho chúng ta như là một ơn gọi, thì lòng chúng ta sẽ được nở rộng ra, và chúng ta sẽ chấp nhận hiết mọi sự. Chúng ta sẽ biết thân thưa cùng Ngài rằng: Lạy Chúa, Chúa muốn gì nơi con. Xin Chúa chỉ cần hứa với con rằng Chúa sẽ hiện diện nơi từng bước con đi trên đường đời". Đó là điều quan trọng, ở chỗ, xin Chúa hiện diện nơi từng bước đi trên đường đời của chúng ta: tức là Ngài không bỏ mặc chúng ta lẻ loi cô độc một mình, Ngài không bỏ rơi chúng ta trong cơn cám dỗ, Ngài không ruồng bỏ chúng ta trong những lúc tệ hại. Kinh Lạy Cha đã kết thúc như thế: ơn chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta xin cùng Chúa.

Mẹ Maria đã hỗ trợ suốt cuộc đời của Chúa Giêsu bằng việc cầu nguyện, cho đến khi Người tử nạn và phục sinh; cuối cùng, Mẹ vẫn đã tiếp tục và hỗ trợ những bước đi đầu tiên của Giáo Hội sơ khai (see Acts 1:14). Mẹ Maria đã cầu nguyện với các vị môn đệ đã chứng kiến thấy cái cảnh ô nhục của thập tự giá. Mẹ đã cầu nguyện với tông đồ Phêrô đã tỏ ra quá sợ hãi và rồi cảm thấy hối hận than khóc. Mẹ Maria đã có đó, với các vị môn đệ, ở giữa những con người nam nữ được Con của Mẹ kêu gọi để thành lập Cộng Đồng của Người. Mẹ Maria không tác hành như vị linh mục ở giữa các vị, không! Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu, vị đã cầu nguyện với các vị, trong cộng đồng, như là một phần tử của cộng đồng này. Mẹ đã cầu nguyện với các vị và cầu nguyện cho các vị. Một lần nữa, lời cầu nguyện của Mẹ đã mở đường cho một tương lai sắp được nên trọn, đó là bởi tác động của Thánh Linh, Mẹ đã trở nên Mẹ Thiên Chúa, và cũng bởi tác động của Thánh Linh, Mẹ đã trở nên Mẹ của Giáo Hội. Khi cầu nguyện với Giáo Hội sơ khai, Mẹ trở nên Mẹ của Giáo Hội, bằng việc hỗ trợ các vị môn đệ ở những bước đầu tiên của Giáo Hội trong nguyện cầu, trong khi đợi chờ Thánh Linh. Một cách thinh lặng, luôn thinh lặng. Lời cầu nguyện của Mẹ Maria là một thứ thinh lặng. Các Phúc Âm trình thuật lại chỉ duy một trong những lời cầu nguyện của Mẹ ở Cana thôi, khi Mẹ xin Con của Mẹ cho những người đáng thương sắp bị một trận kinh hoàng xẩy ra trong bữa tiệc cưới. Chúng ta hãy tưởng tượng mà xem, đó là, có một bữa tiệc cưới nào mà cuối cùng uống sữa bởi không còn rượu hay chăng! Quả là một kinh hoàng! Mẹ cầu nguyện và xin Con Mẹ giải quyết vấn đề ấy cho họ. Sự hiện diện của Mẹ Maria ở nơi lời cầu nguyện và bởi lời cầu nguyện, và sự hiện diện của Mẹ giữa các vị môn đệ ở Căn Thượng Lầu, trong khi đợi chờ Thánh Linh, là bằng việc cầu nguyện. Mẹ sinh ra Giáo Hội như thế đó, Mẹ là Mẹ của Giáo Hội. Sách Giáo Lý dẫn giải rằng: "Nơi đức tin của người tỳ nữ khiêm hạ, Tặng Ân của Thiên Chúa", tức là Thánh Linh, "đã được chấp nhận trong khi Ngài đợi chờ ngay từ thuở mới có thời gian" (khoản 2617).

Nơi Đức Trinh Nữ Maria, cái trực giác tự nhiên của nữ giới được thăng hóa bởi mối hiệp nhất độc đáo nhất của Mẹ với Thiên Chúa nơi việc nguyện cầu. Đó là lý do tại sao, khi đọc Phúc Âm, chúng ta thấy rằng có những lúc Mẹ dường như khuất dạng, chỉ tái xuất hiện vào những lúc hệ trọng thôi: Mẹ Maria cởi mở trước tiếng nói của Thiên Chúa là những gì dẫn dắt tâm can của Mẹ, dẫn dắt các bước chân của Mẹ ở những nơi nào cần đến sự hiện diện của Mẹ. Sự âm thầm hiện diện của Mẹ, với tư cách là người Mẹ và là người môn đệ. Mẹ Maria hiện diện vì Mẹ là Mẹ, nhưng Mẹ cũng hiện diện vì Mẹ là người môn đệ tiên khởi, người đệ nhất môn đệ đã học biết được những đường lối của Chúa Giêsu hơn hết. Mẹ Maria không bao giờ nói: "Hãy đến đây, Mẹ sẽ chăm lo các thứ cho". Trái lại, Mẹ nói: "Hãy làm bất cứ điều gì Người bảo", bằng cách luôn chỉ về Chúa Giêsu. Tác hành này là mẫu thức của người môn đệ, và Mẹ là người môn đệ tiên khởi: Mẹ cầu nguyện như một Người Mẹ và Mẹ cầu nguyện như là một người môn đệ.

"Mẹ Maria giữ tất cả những điều ấy mà ngẫm nghĩ trong lòng của Mẹ" (Lk 2:19). Thánh ký Luca đã phác tả Người Mẹ của Chúa nơi trình thuật thơ ấu trong Phúc Âm của ngài. Tất cả mọi sự xẩy ra chung quanh Mẹ đều được ngẫm nghĩ trong thâm cung của lòng Mẹ: những ngày sống đầy hân hoan, cũng như những lúc đen tối nhất, khi mà ngay cả Mẹ cũng cố gắng để hiểu được những đường nẻo Ơn Cứu Chuộc cần phải trải qua. Tất cả mọi sự đều được qui tụ lại trong lòng của Mẹ, nhờ đó chúng băng qua cái sàng cầu nguyện và được biển đổi bởi việc cầu nguyện: cho dù là những thứ tặng vật của chư Vị Vương gia Chiêm tinh, hay là cuộc thoát chạy sang Ai Cập, cho đến Ngày Thứ Sáu khổ nạn kinh hoàng. Người Mẹ này giữ tất cả mọi sự, và trình bày chúng khi Mẹ trao đổi với Chúa. Có người so sánh trái tim của Mẹ Maria với một viên ngọc trai rạng ngời khôn sánh, được kết tinh và láng nhẵn bằng việc nhẫn nại chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa, theo các mầu nhiệm của Chúa Giêsu được Mẹ suy niệm khi cầu nguyện. Tuyệt vời thay, nếu cả chúng ta nữa, đều có thể nên giống Người Mẹ của chúng ta một chút xíu nào đó! Bằng một con tim cởi mở trước Lời Chúa, bằng một cõi lòng thinh lặng, bằng một tấm lòng tuân phục, bằng một tâm can biết đón nhận Lời Chúa,

http://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20201118_udienza-generale.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu