GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XII Thường Niên Năm A

 

 

Pope Francis during the Angelus

 

Lời mời gọi được Chúa Giêsu ngỏ cùng các môn đệ của Người đang vang vọng:

đừng sợ, hãy hùng mạnh và tin tưởng khi đối diện với các thử thách trong đời sống,

như Người đã báo trước cho các vị về những nghịch cảnh đang đợi chờ các vị...

Chúa Giêsu cứ nhấn mạnh với các vị rằng "đừng sợ", "đừng sợ",

và Chúa Giêsu diễn tả 3 trường hợp khả giác các vị sẽ phải đương đầu.

 

Pope Francis gives his Angelus address June 8, 2020. Credit: Vatican Media/CNA.

 

3 khuynh hướng:

khuynh hướng bọc đường Phúc Âm, giảm thiểu Phúc Âm;

khuynh hướng bách hại Phúc Âm; và

khuynh hướng cảm giác Thiên Chúa đã bỏ rơi chúng ta.

 

 

ân sủng của Thiên Chúa bao giờ cũng mãnh liệt hơn sự dữ

 

 

 

Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (xem Mathêu 10:26-33), lời mời gọi được Chúa Giêsu ngỏ cùng các môn đệ của Người đang vang vọng: đừng sợ, hãy hùng mạnh và tin tưởng khi đối diện với các thử thách trong đời sống, như Người đã báo trước cho các vị về những nghịch cảnh đang đợi chờ các vị. Đoạn Phúc Âm hôm nay là một phần trong bài huấn dụ truyền giáo được Vị Sư Phụ dọn mình cho các Tông Đồ lần đầu tiên nghiệm cảm thấy việc loan báo Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu cứ nhấn mạnh với các vị rằng "đừng sợ", "đừng sợ", và Chúa Giêsu diễn tả 3 trường hợp khả giác các vị sẽ phải đương đầu.

Trước hết và trên hết, trường hợp đầu tiên đó là lòng hận thù của những ai muốn dập tắt Lời Chúa bằng bọc Lời Chúa bằng một lớp đường, bằng việc giảm thiểu Lời Chúa, hay bằng việc bịt miệng những ai muốn loan báo Lời Chúa. Ở trường hợp này, Chúa Giêsu phấn khích các vị Tông Đồ hãy loan truyền sứ điệp cứu độ Người đã ký thác cho các vị. Bấy giờ, Người đã truyền đạt Lời Chúa một cách cẩn trọng, có vẻ như che đậy vụng trộm làm sao ấy, trong một nhóm nhỏ các môn đệ thôi. Thế nhưng các vị cần phải nói về Phúc Âm của Người "giữa ban ngày", tức là một cách cởi mở; và phải loan báo Phúc Âm này "trên mái nhà", tức là công khai như Chúa Giêsu nói.

Trường hợp khó khăn thứ hai đó là các vị thừa sai của Chúa Kitô sẽ gặp phải mối đe dọa về thể lý, tức là cuộc bách hại trực tiếp nhắm vào bản thân của họ, cho đến độ bị sát hại. Lời tiên báo này của Chúa Giêsu được nên trọn ở hết mọi thời đại: đó là một thực tại đớn đau, nhưng nó lại chứng thực lòng trung thành của những nhân chứng. Ngày nay biết bao nhiêu là Kitô hữu đang bị bách hại trên khắp thế giới! Họ chịu khổ vì Phúc Âm với lòng yêu mến, họ là các vị tử đạo trong thời đại của chúng ta. Chúng ta có thể chắc chắn nói rằng các vị còn nhiều hơn ở các thời trước đây nữa: quá nhiều tử đạo, chỉ vì là Kitô hữu. Chúa Giêsu khuyên dạy các môn đệ này của ngày hôm qua và hôm nay là thành phần đang chịu bách hại, đó là: "đừng sợ những ai sát hại thân xác mà không giết chết được linh hồn" (câu 28). Không được sợ những kẻ tìm cách dập tắt quyền lực truyền bá phúc âm hóa một cách ngạo mạn và bạo lực. Thật vậy, họ không thể làm gì chạm đến linh hồn được, tức là chạm đến mối hiệp nhất của các người môn đệ này với Thiên Chúa: không ai có thể làm mất đi mối hiệp nhất này của thành phần môn đệ, vì đó là tặng ân Chúa ban. Chỉ có nỗi sợ duy nhất người môn đệ cần có đó là bị mất đi ân huệ thần linh này, lòng gắn bó và thân tình với Thiên Chúa ấy, là không sống theo Phúc Âm nữa, vì thế phải chịu cái chết về luân lý gây ra bởi tội lỗi.

Loại thử thách thứ ba Chúa Giêsu cho biết các Tông Đồ sẽ phải đối diện đó là cảm giác nơi một số môn đệ như bị chính Thiên Chúa bỏ rơi, xa cách và câm nín. Cả ở đây nữa, Chúa Giêsu cũng khuyên họ đừng sợ, vì cho dù có trải qua những cảm giác ấy cùng với những cạm bẫy khác, đời sống của người môn đệ vẫn vững chắc ở trong bàn tay của Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta và chăm sóc chúng ta. Chúng giống như 3 khuynh hướng: khuynh hướng bọc đường Phúc Âm, giảm thiểu Phúc Âm; khuynh hướng bách hại Phúc Âm; và khuynh hướng cảm giác Thiên Chúa đã bỏ rơi chúng ta. Ngay cả chính Chúa Giêsu cũng đã trải qua thử thách này trong vườn cây dầu và trên thập tự giá: "Lạy Cha, sao Cha lại bỏ rơi Con?", Chúa Giêsu than lên. Có những lúc người ta cảm thấy tình trạng khô cằn thiêng liêng này. Chúng ta không được sợ hãi nó. Chúa Cha chăm sóc chúng ta, vì chúng ta có giá trị lớn lao trước nhan Ngài. Quan trọng biết bao tính cương quyết, lòng can trường nơi chứng từ của chúng ta, chứng từ đức tin của chúng ta, ở chỗ "nhìn nhận Chúa Giêsu trước kẻ khác", và tiếp tục hành thiện.

Chớ gì Mẹ Maria Rất Thánh, mẫu gương của lòng tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa trong giờ phút nghịch cảnh và hiểm nguy, giúp chúng ta đừng bao giờ đầu hàng thất vọng, trái lại, luôn biết tín thác bản thân mình cho Ngài và ân sủng của Ngài, vì ân sủng của Thiên Chúa bao giờ cũng mãnh liệt hơn sự dữ.

(Sau Kinh Truyền Tin:)

Anh chị em thân mến,

Hôm qua, Liên Hiệp Quốc cử hành Ngày Thế Giới Tỵ Nạn. Cuộc khủng hoảng vi khuẩn corona đã làm nổi bật lên việc cần phải bảo đảm vấn đề bảo vệ thiết yếu cho những người tỵ nạn nữa, để bảo đảm được phẩm giá và an toàn của họ. Tôi mời gọi anh chị em hãy hợp với tôi cầu nguyện cho một cuộc dấn thân mới và có hiệu năng về phần của tất cả chúng ta, đối với việc bảo vệ một cách hiệu quả hết mọi con người, nhất là những ai bị buộc phải thoát nạn gây ra bởi những tình huống nguy hiểm trầm trọng cho họ cùng gia đình của họ.

Một khía cạnh khác nạn dịch bệnh này khiến chúng ta phải suy nghĩ đó là mối liên hệ giữa con người và môi sinh. Tình trạng đóng cửa đã làm giảm bớt việc phóng uế và đã cho thấy lại vẻ đẹp ở rất nhiều nơi không còn di chuyển và ồn ào. Giờ đây, với các hoạt động trở lại, tất cả chúng ta cần phải có trách nhiệm hơn nữa đối với việc chăm sóc ngôi nhà chung này. Tôi xin cám ơn nhiều khởi động "dân gian" đang xuất hiện liên quan đến vấn đề này trên khắp thế giới. Chẳng hạn, ở Roma đây, hôm nay có một sáng kiến giành cho sống Tiber. Thế nhưng cũng có các sáng kiến khác nữa ở những nơi khác! Chớ gì chúng nuôi dưỡng một vai trò công dân đang gia tăng nhận thức về sự công ích thiết yếu này.

 

https://zenit.org/articles/pope-at-angelus-encourages-faithful-not-to-fear-adversity/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu