GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XIII Thường Niên Năm A

 

Pope Francis leads the Angelus on Sunday

Bài Phúc Âm của Chúa Nhật này (Xem Mathêu 10:37-42) mãnh liệt vang vọng lời mời gọi

sống trọn vẹn và không ngần ngại mối hiệp nhất của chúng ta với Chúa.

Chúa Giêsu muốn thành phần môn đệ của Người phải nghiêm cẩn nhận lấy các đòi hỏi của Phúc Âm,

cả khi cần phải hy sinh và nỗ lực.

Pope Francis waves from his window overlooking St. Peter’s Square during an Angelus address. Credit: Vatican Media.

Hãy đặt tình yêu giành cho Người trên tình cảm gia đình...

những trường hợp tình cảm gia đình pha mình vào những chọn lựa nghịch lại với Phúc Âm...

cứ tìm kiếm lợi lộc của gia đình trước hết bao giờ cũng dẫn tới chỗ sai lầm.

Khi có ai cống hiến cho chúng ta một việc giúp đỡ nào đó,

chúng ta không được nghĩ rằng chúng ta đáng được hưởng tất cả mọi sự.

Không. Có nhiều việc phục vụ giúp đỡ được tự nguyện thực hiện.

 

Xin thân ái chào anh chị em!

Bài Phúc Âm của Chúa Nhật này (Xem Mathêu 10:37-42) mãnh liệt vang vọng lời mời gọi sống trọn vẹn và không ngần ngại mối hiệp nhất của chúng ta với Chúa. Chúa Giêsu muốn thành phần môn đệ của Người phải nghiêm cẩn nhận lấy các đòi hỏi của Phúc Âm, cả khi cần phải hy sinh và nỗ lực.

Đòi hỏi gay go đầu tiên Người ngỏ cùng những ai muốn theo Người đó là hãy đặt tình yêu giành cho Người trên tình cảm gia đình. Người phán: "Ai yêu cha mẹ [...] hay con cái hơn Thày thì không xứng với Thày" (câu 37). Chắc chắn Chúa Giêsu không có ý hạ giá tình yêu thương đối với cha mẹ và con cái, nhưng Người biết rằng những liên hệ gia đình, nếu coi nó là trên hết thì có thể bị lệch lạc khỏi sự thiện chân thật. Chúng ta thấy được điều này xẩy ra nơi một số hình thức băng hoại ở những chính quyền, coi tình yêu thương gia đình hơn tình yêu quê hương xứ sở, nên đã đưa gia đình của mình vào tham chính. Với Chúa Giêsu cũng vậy, khi tình yêu thương giành cho gia đình hơn Người thì chẳng còn tốt đẹp nữa. Về vấn đề này chúng ta có thể trưng ra nhiều thí dụ, không kể đến những trường hợp tình cảm gia đình pha mình vào những chọn lựa nghịch lại với Phúc Âm. Trái lại, một khi tình yêu đối với cha mẹ và con cái được tình yêu Chúa tác động và thanh tẩy thì nó hoàn toàn sinh hoa kết trái cho thiện ích của chính gia đình cũng như ngoài gia đình. Chúa Giêsu nói câu này theo ý nghĩa như vậy. Chúng ta còn nhớ Chúa Giêsu khiển trách các vị tiến sĩ luật, thành phần làm cho cha mẹ thiếu hụt những gì cần thiết, lấy lý rằng họ đã cống hiến những cần thiết của các vị trên bàn thờ rồi, dâng nó cho Giáo Hội rồi. Người đã khiển trách họ! Tình yêu Chúa Giêsu thật sự đòi phải thể hiện tình yêu đích thực với cha mẹ và con cái, nhưng cứ tìm kiếm lợi lộc của gia đình trước hết bao giờ cũng dẫn tới chỗ sai lầm.

Sau đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người rằng: "Ai không vác thập giá của mình mà theo Thày thì không xứng với Thày" (câu 28). Điều này có nghĩa là hãy theo Người trên cùng một con đường chính Người đi qua, mà không tìm kiếm những ngõ tắt. Không thể nào có được tình yêu chân thật mà lại không có đau khổ, tức là bản thân không phải trả giá. Có những người cha người mẹ đã hy sinh nhiều điều cho con cái của mình, và chấp nhận những hy sinh thánh giá thực sự chỉ vì yêu thương chúng. Khi được mang vác với Chúa Giêsu thì thánh giá ấy không còn là những gì sợ hãi nữa, vì Người luôn ở bên chúng ta để nâng đỡ chúng ta trong những giờ phút thử thách khốn khó nhất, để ban cho chúng ta sức mạnh và lòng can đảm. Cũng không cần phải năng nổ trong việc bảo trì sự sống của mình, bằng hành vi cử chỉ sợ hãi hay vị kỷ. Chúa Giêsu đã trách móc rằng:

"Ai tìm kiếm sự sống của mình thì sẽ đánh mất nó, và ai đánh mất sự sống của mình vì Thày sẽ lại được nó" - tức là, vì yêu thương, vì yêu Chúa Giêsu, vì yêu tha nhân của mình mà phục vụ người khác (câu 39). Đó là một sự ngược đời của Phúc Âm. Thế nhưng, ngay cả điều này đi nữa, tạ ơn Chúa là chúng ta cũng có nhiều, nhiều thí dụ! Chúng ta thấy nó ở những ngày này, đó là có biết bao nhiêu là người, biết bao nhiêu là người đang chấp nhận thánh giá để giúp đáp người khác, họ hy sinh bản thân mình để giúp những ai đang cần thiết trong mùa dịch bệnh này... Thế nhưng, với Chúa Giêsu, nó vẫn có thể thực hiện. Sự sống và niềm vui viên trọn được tỏ ra nơi việc hiến mình cho Phúc Âm và cho kẻ khác, bằng việc cởi mở, đón nhận và thiện hảo.

Khi làm như vậy là chúng ta cảm thấy được lòng quảng đại và tri ân của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta về điều này là: "Ai tiếp nhận các con là tiếp nhận Thày [...] Ai chỉ cống hiến một ly nước lã cho một trong những kẻ hèn mọn này [...] chắc chắn sẽ không mất phần thưởng của mình đâu" (các câu 4--42). Lòng tri ân quảng đại của Thiên Chúa tính đến cả những cử chỉ yêu thương và phục vụ nhỏ bé nhất được cống hiến cho những người anh chị em của chúng ta. Trong những ngày này đây cũng thế, Tôi đã nghe có một vị linh mục đã bị cảm kích, vì trong giáo xứ của ngài có một em nhỏ đến với ngài mà nói rằng: "Thưa cha, đây là số tiền dành dụm của con; không nhiều lắm. Chúng là để cho người nghèo, cho những ai đang cần bởi dịch bệnh". Một điều nhỏ mọn, nhưng lại cao cả. Nó là một tấm lòng biết ơn truyền nhiễm, giúp cho hết mọi người chúng ta tỏ lòng tri ân đối với những ai đang chăm sóc nhu cầu của chúng ta. Khi có ai cống hiến cho chúng ta một việc giúp đỡ nào đó, chúng ta không được nghĩ rằng chúng ta đáng được hưởng tất cả mọi sự. Không. Có nhiều việc phục vụ giúp đỡ được tự nguyện thực hiện. Hãy nghĩ đến hoạt động tự nguyện, một trong những điều cao cả nhất về xã hội Ý quốc. Thành phần tình nguyện viên... và có biết bao nhiêu người trong họ đã mất mạng sống mình trong mùa đại dịch này. Họ thực hiện việc tình nguyện này vì yêu thương, chỉ để phục vụ. Lòng tri ân, việc trân trọng cảm kích, trước hết, là những thái độ tốt lành, thế nhưng nó còn là một đặc tính của Kitô hữu nữa. Nó là một dấu hiệu đơn sơ những chính thực về vương quốc của Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu vô tư và tri ân.

Xin Mẹ Maria Rất Thánh, Vị đã kính mến Chúa Giêsu hơn chính sự sống mình, và đã theo Người cho đến thập tự giá, giúp chúng ta luôn biết đặt mình trước Thiên Chúa bằng tấm lòng sẵn sàng, để cho Lời của Ngài phán quyết về những hành vi cử chỉ cùng với các chọn lựa của chúng ta.

(Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp:)

Anh chị em thân mến,

Thứ Ba tới đây, ngày 30/6, sẽ có một Hội Nghị Lần Thứ Tư của Liên Hiệp Âu Châu và Liên Hiệp Quốc về vấn đề "nâng đỡ tương lai của Syria và miền đất này". Chúng ta hãy cầu nguyện cho cuộc họp quan trọng này, để nhờ đó tình trạng thê thảm của nhân dân Syria và các dân tộc lân bang, nhất là Lebanon, được cải tiến, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị xã hội đã càng trở nên khốn khổ hơn bởi dịch bệnh này. Hãy nghĩ đến sự kiện là có những trẻ nhỏ đang đói khổ, chẳng có gì để ăn. Xin các vị lãnh đạo làm sao để có thể thực hiện hòa bình.

Displaced Syrians join a convoy in Aleppo province

(hình ảnh trẻ em Syria đói khổ chạy tỵ nạn)

Tôi cũng mời gọi hết mọi người hãy cầu nguyện cho dân chúng ở Yemen, nhất là trẻ em, đang khổ sở bởi tình trạng khủng hoảng về nhân đạo, cũng như cho những người bị ảnh hưởng bởi các trận lụt trầm trọng ở phía Tây nước Ukraine: xin cho họ cảm nghiệm thấy ơn an ủi của Chúa và việc trợ giúp của anh em mình...

Yemenis at a graveyard in Sana'a

(hình ảnh chết chóc ở Yeman nơi nghĩa trang ở Sana)

Tôi sẽ gặp lại anh chị em ngày mai lễ Thánh Phêrô và Phaolô nhé.

 

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20200628.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

 

Pope Francis

Trong những tuần vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã tặng cho một số quốc gia, nhất là những nước có hệ thống y tế thiếu thốn, một số máy trợ thở, như cử chỉ gần gũi và nâng đỡ của ngài giúp họ chống chọi với đại dịch covid-19.

Hôm Thứ Sáu 26/6/2020 vừa rồi, văn phòng bác ái của ngài đã thông báo rằng những máy trợ thở này đã được gửi đến các tòa khâm sứ của Tòa Thánh, hầu hết ở Mỹ Châu Latinh  là nơi đang bị đại dịch covid-19 tấn công khủng bố nhất thế giới hiện nay, với số lượng 35 chiếc được phân chia như sau:

4 cho Haiti, 2 cho Cộng Hòa Dominican, 2 cho Bolivia, 4 cho Ba Tây, 3 cho Columbia, 2 cho Ecuador và 3 cho Honduras, 3 cho Mễ Tây Cơ, 4 cho Venezuela, 2 cho Cameroon, 2 cho Bangladesh, 2 cho Ukraine và 2 cho Zimbebwe.