GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

 

 

 

 ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XVII Thường Niên Năm A

 

 

Pope Francis waves to the crowd in St. Peter's Square

Chúa Giêsu muốn dùng trường hợp này để giáo dục những người bạn hữu của mình,

cả bấy giờ cũng như hiện nay, về lý lẽ của Thiên Chúa...

Đó là lý lẽ hãy lãnh lấy trách nhiệm cho người khác...  

Lý lẽ "hãy để cho họ tự liệu lấy mà ăn" không được lọt vào ngữ vựng Kitô giáo.

Pope Francis is pictured during an Angelus address. Credit: Vatican Media.

Bằng cử chỉ ấy, Chúa Giêsu muốn chứng tỏ cho thấy quyền năng của Người;

không phải một cách ngoạn mục, mà là như một dấu hiệu của lòng bác ái yêu thương,

của lòng quảng đại của Vị Thiên Chúa là Cha đối với những người con suy tàn và thiếu thốn của mình.

Ngài đã dìm mình vào đời sống của dân chúng,

Ngài hiểu được tình trạng mệt mỏi của con cái cùng với những hạn hữu của chúng,

thế nhưng Ngài không để một ai bị thất lạc hay bị mất tiêu

Lòng cảm thương không phải là một cảm xúc thuần vật chất;

lòng cảm thương đích thực là một lòng cảm thương patire con (cùng chịu khổ),

để nhận lấy những nỗi sầu thương của người khác....

Tôi có cảm thấy động lòng thương những người ở gần tôi hay chăng?

Tôi có thể chịu khổ với họ hay chăng, hay tôi quay đi chỗ khác, hoặc "họ tự liệu mà kiếm ăn"?

 

Xin chào anh chị em thân mến,

Phúc Âm của Chúa Nhật này trình bày cho chúng ta biết về phép lạ hóa bánh ra nhiều (xem Mathêu 14:13-21). Cảnh tượng này xẩy ra ở một nơi hoang vắng, nơi Chúa Giêsu qui ẩn với các môn đệ của Người. Thế nhưng, dân chúng đã tìm thấy Người để lắng nghe Người và để được chữa lành: Thật vậy, những lời nói của Người cũng như những cử chỉ cúa Người là những gì phục hồi cùng mang lại niềm hy vọng. Khi chiều xuống, đám đông vẫn còn đó, nên các môn đệ, những con người thực tế, đã xin Chúa Giêsu để họ ra về, hầu họ còn có thể đi tìm cái gì đó mà ăn. Thế nhưng, Người đã trả lời rằng: "Các con hãy cho họ một cái gì đó để ăn đi" (câu 16). Chúng ta có thể tượng tượng thấy bộ mặt của các môn đệ bấy giờ ra sao! Chúa Giêsu đã quá biết về những gì Người sắp sửa thực hiện, thế nhưng Người muốn thay đổi thái độ của các vị, ở chỗ, đừng có nói rằng "bảo họ đi đi", "họ tự liệu lấy mà ăn", "cứ để họ tìm cái gì đó mà ăn", nhưng là "đâu là những gì được Sự Quan Phòng cống hiến cho chúng ta để chia sẻ?". Đó là hai cách tác hành đối ngược nhau. Chúa Giêsu muốn mang lại cho các vị cách tác hành thứ hai, vì cách đề nghị thứ nhất là cách của một con người thực tế, nhưng không quảng đại: "hãy bảo họ đi đi để họ có thể tự lo liệu lấy đồ ăn thức uống". Chúa Giêsu lại nghĩ khác. Chúa Giêsu muốn dùng trường hợp này để giáo dục những người bạn hữu của mình, cả bấy giờ cũng như hiện nay, về lý lẽ của Thiên Chúa. Và đâu là lý lẽ của Thiên Chúa chúng ta thấy được ở đây? Đó là lý lẽ hãy lãnh lấy trách nhiệm cho người khác. Lý lẽ này không phải là thứ lý lẽ phủi tay, thứ lý lẽ không cần biết đến cách thức khác. Không. Lý lẽ lãnh lấy trách nhiệm cho người khác. Lý lẽ "hãy để cho họ tự liệu lấy mà ăn" không được lọt vào ngữ vựng Kitô giáo.

Vừa khi một trong 12 Vị nói, một cách thiết thực rằng, "Chúng con ở đây chỉ có 5 ổ bánh và 2 con cá", Chúa Giêsu liền đáp ngay rằng "thì hãy mang chúng lại đây cho Thày" (câu 17-18). Người cầm lấy những thứ đồ ăn ấy trong tay của Người, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bắt đầu bẻ ra, rồi trao những miếng bẻ ấy cho các môn đệ để các vị phân phát. Thế rồi những những ổ bánh và cá ấy không cạn hết; đủ ăn, và còn dư nhiều cho cả mấy ngàn người ăn.

Bằng cử chỉ ấy, Chúa Giêsu muốn chứng tỏ cho thấy quyền năng của Người; không phải một cách ngoạn mục, mà là như một dấu hiệu của lòng bác ái yêu thương, của lòng quảng đại của Vị Thiên Chúa là Cha đối với những người con suy tàn và thiếu thốn của mình. Ngài đã dìm mình vào đời sống của dân chúng, Ngài hiểu được tình trạng mệt mỏi của con cái cùng với những hạn hữu của chúng, thế nhưng Ngài không để một ai bị thất lạc hay bị mất tiêu: Ngài nuôi dưỡng họ bằng lời của Ngài và cung cấp cho họ đầy những dưỡng thực. 

Trong đoạn Phúc Âm này, chúng ta có thể thấy được một thứ ám chỉ về Thánh Thể, nhất là ở nơi chi tiết chúc tụng, bẻ bánh, trao cho các môn đệ, và phân phát cho dân chúng (câu 19). Nên chú ý tới mối liên hệ chặt chẽ ra sao giữa bánh Thánh Thể, dưỡng thực cho sự sống trường vĩnh, với bánh hằng ngày, cần thiết cho sự sống trần gian. Trước khi hiến mình cho Chúa Cha như Tấm Bánh cứu độ, Chúa Giêsu muốn chắc chắn có một thứ lương thực nào đó cho những ai theo Người, và những ai, để được ở với Người, đã quên thực hiện những thứ dự trữ. Có những lúc những gì là thiêng liêng và những gì là vật chất phản nghịch nhau, thế nhưng, thực tế cho thấy, những gì là duy linh - spiritualism, cũng như những gì là duy vật - materialism, mới xa lạ với Thánh Kinh thôi. Nó không phải là ngôn ngữ kinh thánh.

Lòng cảm thương và nỗi dịu dàng Chúa Giêsu tỏ ra cho thấy đối với đám đông dân chúng không phải là những gì có tính cách tình cảm, mà là một biểu lộ cụ thể của một thứ tình yêu chăm sóc các nhu cầu của dân chúng. Chúng ta được kêu gọi để tiến đến bàn tiệc Thánh Thể với cùng một thái độ của Chúa Giêsu, đó là thái độ cảm thương trước các nhu cầu của người khác, chữ cảm thương này được lập lại trong Phúc Âm khi Chúa Giêsu trông thấy một vấn đề nào đó, một bệnh tật nào đó, hoặc thấy những con người không có lương thực... "Người động lòng thương". "Người động lòng thương". Lòng cảm thương không phải là một cảm xúc thuần vật chất; lòng cảm thương đích thực là một lòng cảm thương patire con (cùng chịu khổ), để nhận lấy những nỗi sầu thương của người khác. Có lẽ sẽ giúp ich cho chúng ta hôm nay khi chúng ta tự vấn xem: Tôi có cảm thấy động lòng thương những người ở gần tôi hay chăng? Tôi có thể chịu khổ với họ hay chăng, hay tôi quay đi chỗ khác, hoặc "họ tự liệu mà kiếm ăn"? Chúng ta đừng quên chữ "cảm thương", đó là tin tưởng vào tình yêu quan phòng của Chúa Cha, và có nghĩa là can đảm chia sẻ.

Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp chúng ta bước đi trên con đường Chúa cho chúng ta thấy ở trong bài Phúc Âm hôm nay. Đó là một cuộc hành trình của tình huynh đệ, một hành trình thiết yếu để đương đầu với tình trạng nghèo khổ và đau khổ trên thế giới này, nhất là vào lúc thê thảm đây, và là cuộc hành trình phóng chúng ta vươn mình vượt ra khỏi chính thế giới này, vì nó là một hành trình bắt đầu với Thiên Chúa và trở về cùng Thiên Chúa.

(Sau Kinh Truyền Tin:)

Tôi nghĩ đến nhân dân Nicaragua đang cảm thấy nhức nhối bởi cuộc tấn công ở Vương Cung Thánh Đường Managua, nơi có một Tấm Hình Chúa Kitô rất được tôn kính, tấm ảnh đã từng đồng hành cùng bảo trì sự sống của thành phần tín hữu qua các thế kỷ, đã bị hư hoại trầm trọng - hầu như bị hủy hoại. Anh chị em ở Nicaragua thân mến, tôi đang kề cận bên anh chị em đây, và đang cầu nguyện cho anh chị em.

"Ơn Tha Thứ của Assisi - Pardon of Assisi" bắt đầu từ hôm qua và tiếp tục cho tới nửa đêm hôm nay, một tặng ân thiêng liêng mà Thánh Phanxicô kiếm được từ Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Trinh Nữ Maria. Đó là một ơn toàn xá có thể được lãnh nhận bằng việc lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể, cùng kính viếng một nhà thờ giáo xứ hay của dòng Phanxicô nào đó, kèm theo việc đọc Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha và cầu cho Đức Giáo Hoàng cùng với những ý chỉ của ngài. Ơn Toàn Xá này cũng có thể lãnh nhận cho một người quá cố nào đó. Quan trọng biết bao trong việc luôn luôn đặt ơn tha thứ của Thiên Chúa, được 'xuất phát từ trời' trong chúng ta và quanh chúng ta, về lại tâm điểm của ơn này, về ơn tha thứ xuất phát từ tấm lòng của Thiên Chúa là Đấng xót thương.

Tôi cũng nghĩ đến tất cả những ai đang liên kết với chúng ta đây, tôi hy vọng rằng trong thời gian này nhiều người sẽ có thể có ít ngày nghỉ ngơi và giao tiếp với thiên nhiên, nhờ đó mà chiều kích thiêng liêng cũng có thể được phục hồi. Đồng thời tôi cũng hy vọng rằng, nhờ việc dấn thân qui kết lại với nhau của tất cả mọi vị lãnh đạo chính trị và kinh tế, công ăn việc làm có thể tái tấu, bởi vì các gia đình và xã hội không thể tiếp tục tồn tại mà lại không có công ăn việc làm. Chúng ta hãy cầu nguyện cho điều này. Theo sau dịch bệnh này đang xẩy ra và sẽ xẩy ra vấn đề nghèo khổ cùng thiếu công ăn việc làm. Cần liên kết và sáng tạo nhiều để giải quyết vấn đề này.

 

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20200802.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

 

 

Pope Francis prays in the Portiuncula in Assisi on 4 August 2016

Pope Francis urges everyone to obtain “Pardon of Assisi”

Pope Francis is encouraging Catholics to receive the plenary indulgence granted to St. Francis, which is known as the “Pardon of Assisi”.