GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XX Thường Niên Năm A

 

Pope Francis waves to pilgrims and visitors during the Sunday Angelus

 

Đâu là thứ đức tin cao cả?

Đức tin cao cả là đức tin ôm lấy chuyện riêng của mình,

cho dù đầy những thương tích, rồi trình bày nó ở dưới chân Chúa,

van xin Người chữa lành chúng, biến chúng thành một câu chuyện ý nghĩa.

 

Pope Francis prays the Angelus on June 21, 2020. Credit: Vatican Media/CNA.

 

Mỗi người chúng ta đều có chuyện riêng của mình, và

không phải bao giờ cũng là một câu chuyện "xuất khẩu" - a story "of export",

không phải lúc nào cũng là một câu chuyện sạch sẽ - a clean story...

Nhiều lấn nó là một câu chuyện khốn khó, đầy những đớn đau, nhiều bất hạnh cùng nhiều tội lỗi.

 

 

Chúng ta có thể làm điều này nếu chúng ta luôn nhìn lên dung nhan của Chúa Giêsu,

nếu chúng ta hiểu được tấm lòng của Chúa Kitô như thế nào,

những gì lòng của Chúa Giêsu ra sao, đó là một tấm lòng cảm thấy thương xót,

tấm lòng mang lấy các nỗi đớn đau của chúng ta, tấm lòng mang lấy tội lỗi của chúng ta, lỗi lầm của chúng ta, thất bại của chúng ta.

Thế nhưng, đó lại là tấm lòng yêu thương chúng ta như thế đó, như chúng ta là như vậy, không vẽ vời tô điểm: Người yêu thương chúng ta như thế

 

Xin chào anh chị em thân mến,

Bài Phúc Âm Chúa Nhật này (xem Mt 15:21-28) diễn tả cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người đàn bà xứ Canaan. Chúa Giêsu ở miền bắc Galilêa, một lãnh thổ ngoại bang. Người đàn bà này không phải là người Do Thái, bà là người Canaan. Chúa Giêsu ở đó để cùng với các môn đệ xa lánh đám đông, tránh các đám đông càng ngày càng gia tăng. Thế rồi có một người đàn bà đã tiến đến cùng Người để xin Người ra tay cứu lấy con gái của bà đang bị bệnh: "Lạy Thày, xin thương xót tôi" (câu 22). Đó là tiếng kêu được xuất phát từ một đời sống trải qua đau khổ, từ một cảm giác bất lực của một người mẹ không thể chữa lành cho con mình đang bị sự dữ hành hạ; bà không thể chữa lành cho nó. Thoạt tiên Chúa Giêsu chẳng lưu ý gì đến bà, thế nhưng người mẹ này cứ nài nỉ; bà nài nỉ, bất kể vị Sư Phụ này nói với các môn đệ của Người rằng sứ vụ của Người chỉ nhắm đến "con chiên lạc nhà Israel mà thôi" (câu 24), chứ không phải cho các người dân ngoại. Bà tiếp tục van xin Người, và tới lúc Người thử thách bà, bằng một câu tục ngữ. Nó dường như thể một cái gì đó hơi tàn nhẫn, nhưng bà chấp nhận cuộc thử thách ấy: "Thật là không công bằng khi lấy bánh của con cái mà đem vứt cho các con chó" (câu 26). Lập tức người đàn bà ấy đã xót xa đáp ngay lại rằng: "Vâng, thưa Thày, cho dù thế chăng nữa thì các con chó cũng được ăn các mảnh vụn rơi xuống từ bàn của chủ mình chứ ạ" (câu 27).

Bằng những lời lẽ ấy, người mẹ này đã chứng tỏ rằng bà đã nhận thấy lòng lành của Vị Thiên Chúa Tối Cao hiện diện nơi Chúa Giêsu, Đấng mở lòng ra với bất cứ nhu cầu nào của các loài tạo vật của mình. Để rồi, lời khôn ngoan đầy tin tưởng này đã làm cho Chúa Giêsu động lòng, và đã phải lên tiếng khen ngợi bà rằng: "Hỡi bà, đức tin của bà cao cả lắm! Bà muốn gì thì được như vậy" (câu 28). Đâu là thứ đức tin cao cả? Đức tin cao cả là đức tin ôm lấy chuyện riêng của mình, cho dù đầy những thương tích, rồi trình bày nó ở dưới chân Chúa, van xin Người chữa lành chúng, biến chúng thành một câu chuyện ý nghĩa.

Mỗi người chúng ta đều có chuyện riêng của mình, và không phải bao giờ cũng là một câu chuyện "xuất khẩu" - a story "of export", không phải lúc nào cũng là một câu chuyện sạch sẽ - a clean story... Nhiều lấn nó là một câu chuyện khốn khó, đầy những đớn đau, nhiều bất hạnh cùng nhiều tội lỗi. Tôi cần phải làm gì với câu chuyện của tôi đây? Tôi dấu nó đi hay chăng? Không! Chúng ta cần phải mang nó ra trước nhan Chúa. "Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa lành con!" Đó là những gì người đàn bà này dạy chúng ta, một người mẹ tuyệt vời, ở chỗ, can đảm mang chuyện đau buồn của chúng ta đến trước nhan Thiên Chúa, đến trước mặt Chúa Giêsu, để chạm đến tấm lòng êm ái dịu dàng của Thiên Chúa, tấm lòng êm ái dịu dàng của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy thử câu chuyện này, lời cầu nguyện này: mỗi người chúng ta hãy nghĩ về chuyện riêng của mình. Bao giờ cũng có những gì là dị ngợm trong một câu chuyện nào đó, lúc nào cũng vậy. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu, hãy gõ cửa lòng của Người mà thưa cùng Người rằng: "Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa lành con!" Chúng ta có thể làm điều này nếu chúng ta luôn nhìn lên dung nhan của Chúa Giêsu, nếu chúng ta hiểu được tấm lòng của Chúa Kitô như thế nào, những gì lòng của Chúa Giêsu ra sao, đó là một tấm lòng cảm thấy thương xót, tấm lòng mang lấy các nỗi đớn đau của chúng ta, tấm lòng mang lấy tội lỗi của chúng ta, lỗi lầm của chúng ta, thất bại của chúng ta. Thế nhưng, đó lại là tấm lòng yêu thương chúng ta như thế đó, như chúng ta là như vậy, không vẽ vời tô điểm: Người yêu thương chúng ta như thế. "Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa lành con!" Đó là lý do tại sao cần phải hiểu biết Chúa Giêsu, cần phải làm quen với Chúa Giêsu. Tôi luôn trở lại với lời tôi khuyên bảo anh chị em đây, ở chỗ, luôn mang trong túi một cuốn Phúc Âm nhỏ và đọc hằng ngày. Ở đó anh chị em sẽ tìm thấy Chúa Giêsu như Người là, như Người tỏ mình ra; nếu anh chị em tìm kiếm Chúa Giêsu là Đấng yêu thương chúng ta, Đấng yêu thương chúng ta rất nhiều, Đấng hết sức muốn chúng ta được an lành phúc hạnh. Chúng ta hãy nhớ lời cầu nguyện này: "Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa lành con!" Một kinh nguyện tuyệt vời. Hãy mang Phúc Âm trong xách tay của chị em, trong túi của anh em, và ngay cả ở điện thoại lưu động của anh em, để mà đọc. Xin Chúa giúp chúng ta, tất cả chúng ta, biết cầu kinh nguyện này, kinh nguyện do một người đàn bà dân ngoại dạy cho chúng ta: không phải là một người đàn bà Kitô giáo, không phải một người đàn bà Do Thái, mà là một người đàn bà dân ngoại.

Xin Trinh Nữ Maria chuyển cầu bằng lời nguyện của Mẹ, để niềm vui đức tin được gia tăng nơi hết mọi người đã lãnh nhận phép rửa, cũng như để ước muốn truyền đạt niềm vui đức tin này bằng một chứng từ sống kiên trì, xin Mẹ ban cho chúng ta lòng can đảm đến với Chúa Giêsu, mà thân thưa cùng Người rằng: "Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa lành con!"

 

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20200816.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu