GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXIX Thường Niên Năm A

 

Pope Francis during the Angelus

 

Những người đối thoại với Chúa Giêsu bấy giờ quyết chắc một điều là không có chọn lực nào khác cho vấn nạn được họ đặt ra:

một là "có" hai là "không", thế thôi.

Họ đã chờ đợi, chính vì họ họ nắm chắc việc họ đầy Chúa Giêsu đến chân tường bằng vấn nạn ấy, và làm cho Người bị sập bẫy của họ

 

Pope Francis gives the Angelus address Aug. 30, 2020. Credit: Vatican Media.

 

Người nhắc nhở rằng mỗi người đều mang nơi bản thân một hình ảnh khác - được chúng ta ấp ủ trong lòng, trong linh hồn -

đó là hình ảnh Thiên Chúa, và vì thế mà mỗi một người nặng nợ sự hiện hữu của mình, sự sống của mình đối với Ngài và chỉ một mình Ngài thôi.

 

 

Hết mọi người chúng ta, bởi Phép Rửa, được kêu gọi để trở thành một sự hiện diện sống động trong xã hội...

trong việc góp phần của mình vào công cuộc kiến tạo nên một nền văn minh yêu thương trong công lý và tình huynh đệ.

 

Xin chào anh chị em thân mến,

Bài Phúc Âm hôm nay (xem Mathêu 22:15-21) cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu đối đầu với những gì là giả hình nơi thành phần đối phương của Người. Mở đầu họ tỏ lời ca tụng nhiều điều về Người - sau đó họ đặt một vấn đề quỉ quyệt để đẩy Người vào chỗ rắc rối, mà làm cho Người mất uy tín trước mặt dân chúng. Họ hỏi Người rằng: "Việc trả thuế cho Cesa có hợp pháp hay chăng?" (câu 17), tức là nộp thuế cho vị hoàng đế Roma. Vào thời ấy, ở Palestine, vì cả các lý do chính trị nữa, không dễ gì mà chịu đựng nổi quyền thống trị của Đế Quốc Roma - phản ứng này cũng dễ hiểu thôi, vì họ là những kẻ xâm chiếm.

Đối với dân chúng thì việc tôn thờ vị hoàng đế, mà hình ảnh của ông ta được in ấn trên đồng bạc cắc, là những gì xỉ nhục cho vị Thiên Chúa của Israel. Những người đối thoại với Chúa Giêsu bấy giờ quyết chắc một điều là không có chọn lực nào khác cho vấn nạn được họ đặt ra: một là "có" hai là "không", thế thôi. Họ đã chờ đợi, chính vì họ họ nắm chắc việc họ đầy Chúa Giêsu đến chân tường bằng vấn nạn ấy, và làm cho Người bị sập bẫy của họ. Thế nhưng, Người biết được ý đồ gian ác của họ và tránh khỏi cái bẫy sập ấy. Người muốn họ cho Người xem đồng bạc cắc, đồng bạc cắc để đóng thuế, rồi cầm lấy nó mà hỏi hình ảnh được in ấn trên đồng bạc cắc này là của ai. Câu trả lời đó là của Cesa, tức là của vị Hoàng đế. Bấy giờ Chúa Giêsu trả lời rằng: "Như thế thì những gì của Cesa thì hãy trả cho Cesa, còn những gì của Thiên Chúa thì hãy trả về cho Thiên Chúa" (câu 21).

Với câu trả lời này, Chúa Giêsu đã phỗng tay trên. Bao giờ Chúa Giêsu cũng làm chủ tình hình. Một đàng, Người công nhận rằng cần phải trả cho Cesa - đối với tất cả chúng ta nữa, đều phải trả thuế - vì hình ảnh trên đồng bạc cắc là của ông ta; thế nhưng trên hết Người nhắc nhở rằng mỗi người đều mang nơi bản thân một hình ảnh khác - được chúng ta ấp ủ trong lòng, trong linh hồn - đó là hình ảnh Thiên Chúa, và vì thế mà mỗi một người nặng nợ sự hiện hữu của mình, sự sống của mình đối với Ngài và chỉ một mình Ngài thôi.

Trong câu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta chẳng những thấy được cái tiêu chuẩn để phân biệt giữa lãnh vực chính trị và lãnh vực tôn giáo; những hướng dẫn rõ ràng xuất phát từ sứ vụ của tất cả mọi tín hữu ở mọi thời đại, ngay cả chúng ta hiện nay. Việc trả thuế là nhiệm vụ của người công dân, để tuân hợp với các luật lệ chính đáng của chính quyền. Đồng thời, cũng cần phải khẳng định quyền tối thượng của Thiên Chúa trong đời sống con người cũng như trong lịch sử nữa, bằng việc tôn trọng quyền lợi của Thiên Chúa đối với tất cả những gì thuộc về Ngài.

Do đó, sứ vụ của Giáo Hội cũng như của Kitô hữu đó là nói về Thiên Chúa và làm chứng cho Ngài trước những con người nam nữ của thời đại chúng ta. Hết mọi người chúng ta, bởi Phép Rửa, được kêu gọi để trở thành một sự hiện diện sống động trong xã hội, một sự hiện diện sống động được tác động bởi Phúc Âm cũng như bởi sinh lực Thánh Linh. Đó là vấn đề khiêm hạ dấn thân, đồng thời cũng can đảm dấn thân, trong việc góp phần của mình vào công cuộc kiến tạo nên một nền văn minh yêu thương trong công lý và tình huynh đệ.

Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp cho tất cả chúng ta được thoát khỏi tất cả những gì là giả hình và trở thành những người công dân chân thành và xây dựng. Xin Mẹ nâng đỡ thành phần môn đệ Chúa Giêsu chúng ta trong sứ vụ làm chứng rằng Thiên Chúa là tâm điểm và là ý nghĩa của cuộc đời.

(Sau huấn từ truyền tin, ĐTC nói tiếp:)

Anh chị em thân mến,

Hôm nay, chúng ta cử hành Ngày Thế Giới Truyền Giáo, theo đề tài: "Này con đây, xin hãy sai con. Những thợ đệt tình huynh đệ". Tuyệt vời thay chữ "những người thợ dệt": hết mọi Kitô hữu được kêu gọi trở thành một người thợ dệt của tình huynh đệ. Nhất là các vị thừa sai và các vị truyền giáo - các linh mục, tu sĩ nam nữ, và giáo dân -, những con người gieo vãi Phúc Âm trong cánh đồng lớn rộng của thế giới này. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và cung cấp cho họ những nâng đỡ cụ thể của chúng ta. Theo chiều hướng ấy, tôi xin cám ơn Chúa về việc giải phóng hằng trông đợi cho Cha Pier Luigi Maccalli... - chúng ta hãy vỗ tay chào mừng ngài! - vị bị bắt cóc 2 năm trước đây ở Niger. Chúng ta đồng thời cũng hân hoan nữa vì 3 con tin khác cùng được thả ra với ngài. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho các nhà truyền giáo cùng các giáo lý viên, cũng như cho những ai bị bách hại hay bị bắt cóc ở các phần đất khác nhau trên thế giới.

 

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2020/documents/papa-francesco_angelus_20201018.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu