GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2020

 

 

 

ĐƯỜNG THÁNH GIÁ MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19

Ở QUẢNG TRƯỜNG TRƯỚC ĐỀN THỜ VATICAN

TỐI NGÀY THỨ SÁU TUẦN THÁNH 10/4/2020

 

Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL,

chụp hình, chuyển dịch và trình bày

 

 

TRƯỚC BUỔI CỬ HÀNH ĐƯỜNG THÁNH GIÁ 9 GIỜ TỐI ROMA

LÀ NGHI THỨC TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CHÚA GIÊSU

6 GIỜ CHIỀU ROMA CÙNG NGÀY THỨ SÁU TUẦN THÁNH 10/4/2020

 

Trước hết là 1 số hình ảnh tiêu biểu về ĐTC khi Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó trong Đền Thờ Vatican

 

 

Pope Francis at the Passion of the Lord

Pope Francis at the Passion of the Lord

Pope Francis at the Passion of the Lord

Pope Francis at the Passion of the Lord

 

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2020-04/pope-francis-passion-of-the-lord-cantalamessa-sermon-coronavirus.html

 

 

 

CỬ HÀNH ĐƯỜNG THÁNH GIÁ

 

 

Vatican 9:00 tối

 

 

Quảng Trường Thánh Phêrô - phần trên trước Đền Thờ Vatican

 

 

hai người MC dẫn kinh và đọc bài suy niệm

 

 

Tất cả có 12 người đại diện Đi Đường Thánh Giá

 

 

Người đi đầu nâng cao Thánh Giá, 4 người cầm đuốc hai bên, 1 vị tusĩ/giáo sĩ dẫn lồi, các người khác thay nhau nâng cao Thánh Giá

 

 

Những giẫy đèn điện ở khắp sân trống vắng dưới bầu trời tối tăm ở Quảng Trường Thánh Phêrô

 

 

Theo truyền thống, Đường Thánh Giá vẫn liên tục diễn ra ở Hí Viện Trường Colosesum vào tối Thứ Sáu Tuần Thánh,

có chính Đức Thánh Cha đích thân chủ sự.

Vì đó chính là nơi các vị tử đạo trung thành với Chúa Kitô Khổ Giá bị đề quốc Roma hành sát dã man như một thú vui.

 

2019.04.19 Via Crucis

 

Đường Thánh Giá ở Hí Trường Colosseum năm 2019

 

 

Thế nhưng, không ai có thể tiêu diệt nổi Hội Thánh được thiết lập bởi chính Đấng Vượt Qua từ Khổ Giá tới Phục Sinh

Thực tế cho thấy, cho đến nay, chính đề quốc tiêu diệt Kitô giáo chỉ còn lại những di tích lịch sử tàn rụi cho du khách ngẫm nghĩ...

 

 

Thậm chí, nơi chính nội bộ của Giáo Hội cũng không thiếu những bất xứng và suy đồi, qua 1 số vị giáo hoàng thật giả và chia rẽ đông tây.

Thế nhưng, Giáo Hội được Chúa Kitô Phục Sinh "ở cùng cho đến tận thế" (Mathêu 28:20) vẫn tồn tại cho tới khi Người đến trong vinh quang!

                                                                                                                                     

 

 

Tòa Thánh Vatican, về dân sự, cũng là một Quốc Đô Vatican - Vatican City State, được gần 200 quốc gia bang giao, có tòa lãnh sự ở Roma.

Và vị quốc trưởng chính là đức giáo hoàng của Giáo Hội Công giáo hoàn vũ, vẫn đóng vai như lương tâm của con người, được các vị lãnh đạo thế giới đến hội kiến!

 

 

Sau đây là những lời dẫn nhập của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho Đường Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh Đại Năm Thánh 2000

 

 

Hai mươi thế kỷ qua Giáo Hội vẫn tụ họp nhau vào buổi tối như thế này

để tưởng nhớ và làm sống lại các biến cố của giai đoạn cuối cùng trong cuộc hành trình trần thế của Con Thiên Chúa.

Năm nay, một lần nữa,

Giáo Hội ở Rôma lại tụ họp nhau tại Hí Viện Trường này (năm 2020 ở Quảng Trường Thánh Phêrô) để theo chân Chúa Giêsu,

Đấng “lên đường vác thập giá trên vai đến nơi gọi là sọ trường, tiếng Do Thái kêu là Gôngôta” (Jn 19:17). 

 

 

                 Chúng ta đến đây là vì chúng ta thâm tín rằng,
                                                                                                    Đường Thánh Giá của Con Thiên Chúa không phải chỉ là một cuộc hành trình đi đến nơi hành quyết.
                                                                                                 Chúng ta tin rằng, hết mọi bước chân của Chúa Kitô bị án tử, hết mọi hành động và hết mọi lời nói,
                                                                                                  cũng như hết mọi sự được thành phần tham dự vào thảm kịch tang thương này cảm thấy và tỏ ra,
                                                                                                                                                               đều tiếp tục nói với chúng ta.
                                                                            Trong cả việc chịu khổ đau và tử nạn của mình, Đức Kitô cũng tỏ ra cho chúng ta thấy sự thật về Thiên Chúa và về con người.

       

 

 

 Trong Năm Mừng Kỷ Niệm này, (Năm thế giới loài người đang bị nạn đại dịch covid-19 này)

chúng ta muốn chú tâm đến tất cả ý nghĩa của biến cố này,

để những gì đã xẩy ra có thể lên tiếng nói với tâm trí chúng ta bằng một quyền lực mới mẻ,

và trở nên nguồn mạch ân sủng cho việc chúng ta thực sự tham phần vào biến cố ấy.

 

 

Chia sẻ nghĩa là tham phần. Vậy việc tham phần vào thập giá của Chúa Kitô nghĩa là gì?

Nghĩa là, trong Chúa Thánh Thần, chúng ta cảm nghiệm được tình yêu chất chứa nơi thập giá của Chúa Kitô.

Nghĩa là, theo chiều hướng của tình yêu này, chúng ta chấp nhận thập giá riêng của mình.

Nghĩa là, một lần nữa, chúng ta hãy vác thập giá của mình, để rồi, được tăng cường bởi tình yêu ấy, chúng ta tiếp tục cuộc hành trình của mình...

 

 

Chúng ta hãy thực hiện hành trình suốt cả đời sống,

theo gương của Đấng “đã bất chấp nhục nhã chịu đựng thập giá và đã ngự bên hữu ngai tòa của Thiên Chúa” (Heb 12:2).

Ai muốn theo Thày hãy bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo Thày” (Mt 16:24).

 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô đọc lời nguyện khai mạc

(dưới đây là lời nguyện của ĐTC GPII ở cuối phần dẫn nhập tiếp tục trên đây)

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin hãy tràn đầy lòng chúng con ánh sáng của Thần Linh Chúa,

để theo chân Chúa trên đoạn hành trình cuối cùng của Chúa,

chúng con có thể nhận ra giá ơn cứu chuộc của chúng con,

hầu trở nên xứng đáng tham phần vào hoa trái của cuộc Chúa khổ nạn, tử giá và phục sinh.

Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen. 

 

 

Bắt đầu mỗi chặng là Kinh Lạy Cha và trong khi đọc thì phái đoàn đại diện Đi Đường Thánh Giá tiến từ chặng này sang chặng khác

 

 

Bài suy niệm cho Đường Thánh Giá năm 2020 này được soạn dọn bởi Nhà Tù Due Palazzi ở Padua miến Bắc Ý quốc

 

 

Bài Suy Niệm này do các tù nhân là chính yếu, và cả một số người liên hệ với nhà tù này

 

 

Trong đó có cả 1 vị linh mục, 1 tu sĩ, 1 thày giáo, 1 người mẹ, 1 cặp bố mẹ, 1 cai tù, 1 quan tòa v.v.

 

 

Chặng 1: Chúa Giêsu bị kết án tử

 

 

Truyện kể:

Tác giả của chặng thứ 1 này bị án tù chung thân.

Anh nói rằng: "Cuộc khổ giá của tôi đã được bắt đầu từ khi tôi còn là một đứa nhỏ",

ở chỗ tật nói lắp của anh ta đã khiến anh ta trở thành một con người bị ruồng bỏ.

Anh cảm thấy anh giống như Baraba hơn là Chúa Giêsu. Đôi khi anh đã khóc.

 

 

"Sau 29 năm trong tù, tôi vẫn chưa mất khả năng khóc lóc,

tôi cảm thấy hổ thẹn về quá khứ của mình, cũng như về sự dữ do tôi gây ra".

 

 

Trong cuộc đời anh đã sống trước đó như "không sống",

anh "đã luôn tìm kiếm một cái gì đó là sự sống".

Hôm nay, "ngục tù đã trở thành ơn cứu độ của tôi".

 

 

Suy Niệm:

"Nếu đối với một số người tôi vẫn còn là Baraba thì điều đó vẫn không khiến cho tội giận dữ:

trong lòng tôi đã biết được rằng Đấng Vô Tội, bị kết án như tôi, đã đến tìm tôi trong ngục tù để dạy cho tôi về sự sống"

 

 

Dân chúng cũng kéo tới tham dự, đứng xa xa ở cuối Quảng Trường Thánh Phêrô

 

 

Những lời nguyện ĐTC Phanxicô đọc cuối mỗi chặng được người trình bày ở đây lấy lại những lời của Thánh Giáo Hoàng GPII cho ĐTG Năm 2000

 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã chấp nhận một phán quyết bất công.

Xin hãy ban cho chúng con cũng như cho tất cả mọi con người nam nữ trong thời đại chúng con đây ơn trung thành với chân lý.

Xin đừng để cho gánh nặng trách nhiệm về những khổ đau của kẻ vô tội đè xuống trên chúng con và trên những người đến sau chúng con.

            Ôi Chúa Giêsu, Vị Thẩm Phán chân chính, nguyện Chúa được vinh dự và vinh quang muôn đời. Amen.

 

 

Chặng 2: Chúa Giêsu vác Thánh Giá

 

 

Truyện kể:

Tác giả của chặng thứ 2 này là cha mẹ của một em gái bị sát hại một cách dã man đã thuật lại

họ "đã sống một cuộc đời hy sinh làm việc và lo cho gia đình" ra sao.

 

 

Họ thường tự vấn: "Tại sao sự dữ ấy lại có thể ập xuống chúng tôi như vậy?"

Họ không cảm thấy bình an.

 

 

 "Vào lúc dường như tuyệt vọng thì Chúa đã đến gặp chúng tôi một cách khác nhau.

Ngài ban cho chúng tôi ơn để yêu thương nhau như đôi tân hôn, nâng dỡ nhau, cho dù khó khăn".

Hôm nay họ vẫn tiếp tục mở cửa cho tất cả những ai thiếu thốn.

 

 

Suy Niệm:

"Giới răn thực hành bác ái đối với chúng ta là một thứ cứu độ:

chúng ta không muốn đầu hàng sự dữ.

 

 

Tình yêu của Thiên Chúa thực sự có thể canh tân đời sống,

vì, trước mắt chúng ta,

Người Con Giêsu của Ngài đã phải trải qua khổ đau của loài người để có thể cảm thấy lòng thương xót thật sự".

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chấp nhận cây thập giá nơi tay con người

để làm cho nó trở thành dấu hiệu cho tình yêu cứu độ của Thiên Chúa đối với loài người,

xin ban cho chúng con cũng như cho tất cả mọi con người nam nữ trong thời đại chúng con đây ơn biết tin tưởng vào tình yêu vô cùng này.

Chớ gì chúng con trở thành những chứng nhân đích thực của Ơn Cứu Chuộc bằng việc truyền lại cho tân thiên niên kỷ dấu hiệu của cây thập giá.

 Ôi Chúa Giêsu, Vị Thượng Tế và là Vật Hy Tế, nguyện Chúa được chúc tụng và hiển vinh muôn đời. Amen.

 

 

Chặng 3: Chúa Giêsu ngã lần thứ 1

 

 

Truyện kể:

Chặng thứ ba được viết bởi 1 tù nhân.

"Đó là lần đầu tiên tôi đã cảm thấy. Thế nhưng, đối với tôi ngã xuống là đã chết".

 

 

Tù nhân này không muốn sự dữ gia tăng trong lòng mình.

Sau khi sống đời khốn khổ, vào một buổi tối kia,

"như một cơn thác lũ... một cơn giận dữ nổi lên đã sát hại lòng tốt của tôi... Tôi đã lấy mạng sống của người đó".

 

 

Sau khi đã cố gắng tự tử trong tù,

anh ta đã gặp được người mang lại cho anh ta niềm tin đã mất.

 

 

Suy Niệm:

"Lần ngã đầu tiên của tôi đó là không nhận thức ra rằng sự thiện hảo đang hiện hữu trên thế giới này.

Lần ngã thứ hai của tôi, trở thành một kẻ sát nhân, thật sự là hậu quả của nó, vì tôi đã chết ở trong lòng rồi vậy".

 

 Ôi Chúa Kitô, vì Chúa đã ngã xuống dưới sức nặng của tội lỗi của chúng con và đã chỗi dậy cho chúng con được công chính,

chúng con cầu xin Chúa hãy giúp chúng con cũng như tất cả mọi người nam nữ trong thời đại của chúng con đây biết lại đứng lên và tiếp tục cuộc hành trình.

Xin Chúa ban cho chúng con sức mạnh của Thần Linh để cùng Chúa vác thập giá yếu hèn của chúng con.

Ôi Chúa Giêsu đã bị đè bẹp bởi sức nặng của lầm lỗi chúng con, nguyện Chúa được kính tôn và hiển vinh muôn đời. Amen.

 

 

Chặng 4: Chúa Giêsu gặp Mẹ của Người

 

 

Truyện kể: Chặng thứ tư được viết từ một người mẹ có người con trai bị tù.

Bà nói bà chưa hề bị cám dỗ "cho dù là một tích tắc" ruồng bỏ người con trai của bà trước bản án của cháu.

Hôm ấy, "tất cả gia đình đều đến nhà tù với cháu".

 

 

Bà cho biết người ta "chỉ tay" như là những con dao, và những thương tích "gia tăng từng ngày qua".

Bà đã dâng người con trai duy nhất của mình cho Đức Maria và cảm thấy được Mẹ gần gũi với mình.

"Tôi phó dâng những nỗi sợ hãi của tôi cho một mình Đức Maria, vì chính Mẹ đã cảm thấy những nỗi lo sợ này trên đường Mẹ lên Đồi Canvê".

 

 

Suy Niệm:

"Trong thâm tâm Mẹ đã biết được rằng Con của Mẹ sẽ không muốn thoát khỏi sự dữ của loài người,

nhưng Mẹ đã không bỏ mặc Người.

Mẹ đã đứng đó để chia sẻ với những đớn đau của Người, luôn hiện hiện diện với Người.

Tôi nghĩ đến việc Chúa Giêsu ngước lên nhìn thấy đôi mắt tràn đầy yêu thương, nên không cảm thấy lẻ loi cô độc một mình.

Tôi cũng muốn thực hiện giống như thế".

 

 

Ôi Maria, Mẹ đã bước đi trên con đường thập giá với Con Mẹ, tấm lòng từ mẫu của Mẹ tuy bị sầu thương xâu xé,

nhưng vẫn luôn luôn nhớ đến lời xin vâng của Mẹ và hoàn toàn tin tưởng rằng Đấng không có gì lại không làm được vẫn có thể hoàn tất lời hứa của Ngài,

xin khẩn cầu cho chúng con và cho các thế hệ tương lai ơn biết qui thuận tình yêu Thiên Chúa.

Xin Mẹ hộ giúp chúng con, để khi đối diện với khổ đau, ruồng bỏ và thử thách, cho dù có kéo dài và trầm trọng đến đâu đi nữa,

chúng con cũng không bao giờ nghi ngờ tình yêu của Ngài.

Nguyện Chúa Giêsu, Con Mẹ, được kính tôn và hiển vinh muôn đời. Amen.

 

Chặng 5: Chúa Giêsu được vác đỡ Thánh Giá

 

 

Truyện kể: 

Một tù nhân đã chia sẻ chặng thứ 5 này.

Anh cho biết anh hy vọng anh mang lại niềm vui cho một ai đó vào một ngày nào đó.

"Ai cũng biết một Simon thành Cyrene".

 

 

Đó là biệt danh - nickname - của những ai giúp đáp người khác vác thập giá của họ lên Đồi Canvê của họ.

Anh nói người bạn cùng phòng giam của anh như là một Simon thành Cyrene khác:

một con người đã sống ở ghế đá công viên vô gia cư, không tiền của.

 

 

Suy Niệm:

Kho tàng duy nhất của anh ta là một hộp kẹo.

Anh ta có được một bộ răng ngọt ngào,

nhưng anh ta nhấn mạnh rằng tôi mang nó cho người vợ của tôi lần đầu tiên khi nàng đến thăm tôi:

nàng đã bật khóc trước cử chỉ không ngờ và nhớ nhung ấy". 

 

 

Ôi Chúa Kitô, Chúa đã ban cho Simong người Cyrênê vinh dự được vác lấy cây thập giá của Chúa.

Xin hãy tiếp nhận cả chúng con nữa dưới gánh nặng của thập giá Chúa,

tiếp nhận tất cả mọi con người nam nữ và ban cho hết mọi người ơn sẵn sàng phục vụ.

Xin Chúa đừng để chúng con quay lưng với những ai đang bị đè bẹp bởi thập giá bệnh hoạn, cô đơn, đói khát hay bất công.

Trong khi chúng con vác lấy gánh nặng của nhau,

xin Chúa cũng giúp chúng con biết trở nên những chứng nhân cho Phúc Âm thập giá

và trở nên những chứng nhân cho Chúa, Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời. Amen.

 

 

Chặng 6: Chúa Giêsu được lau mặt

 

 

Truyện kể:

Người giáo lý viên là tác giả của chặng thứ 6 này đã lau khô nhiều giọt nước mắt, như bà Veronica vậy.

Anh cho biết "những giọt nước mắt tuôn rơi không thể nào cầm nổi, xuất phát từ những con tim tan nát".

 

 

Nơi thực tại tăm tối của ngục tù ấy,

anh đã gặp gỡ những tâm hồn tuyệt vọng, đang cố gắng tìm hiểu xem tại sao lại xẩy ra sự dữ chứ.

 Thật là khó mà tìm thấy câu trả lời.

 

 

Anh ta đặt vấn đề là làm sao Chúa Giêsu có thể lau nước mắt của họ, nếu Người không ở trong vị thế đó.

Làm sao Chúa Giêsu có thể làm nguôi ngoai cơn sầu thương của những nam nhân này đây.

Bởi thế, anh ta cố gắng thực hiện những gì anh ta tin rằng Chúa Giêsu thực hiện.

 

 

Suy Niệm:

Cùng một cách thức Chúa Giêsu nhìn tới những yếu hẹn và hạn hữu của chúng ta bằng cặp mắt đầy yêu thương.

Hết mọi người, bao gồm cả những ai đang ở trong ngục tù, đều có cơ hội từng ngày để trở nên một con người mới,

nhờ cái nhìn của Chúa Kitô, một cái nhìn không luận phán mà là ban sự sống và niềm hy vọng".

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã chấp nhận cử chỉ yêu thương vô tư của một người phụ nữ,

và để đáp lại, Chúa đã muốn các thế hệ về sau phải nhớ đến bà bằng tên gọi lên dung nhan của Chúa.

Xin Chúa hãy ban cho các việc làm của chúng con, cũng như các việc làm của tất cả những ai đến sau chúng con,

biến chúng con nên giống như Chúa và lưu lại trên thế gian phản ảnh của tình yêu thương vô cùng của Chúa.

Ôi Chúa Giêsu là ánh quang rạng ngời của vinh hiển Chúa Cha, nguyện Chúa được kính tôn và hiển vinh muôn đời. Amen.

 

 

Chặng 7: Chúa Giêsu ngã lần thứ 2

 

 

Truyện kể:

Người tù nhân viết về chặng Đường Thánh Giá thứ 7 này

cho biết anh ta thường đã thăm viếng các nhà tù trong quá khứ,

với ý nghĩ rằng chính anh ta sẽ chẳng bao giờ "lại bị vào đó".

 

 

Thế rồi anh ta bị kết án vì tội buôn bán thuốc phiện,

và đã thấy mình ở một nơi anh ta gọi là ...

 

 

"nghĩa trang của kẻ chết đang sống".

Giờ đây, anh ta không biết anh ta đã làm gì.

 

 

Suy Niệm:

"Tôi đang cố gắng tái thiết lại cuộc sống của tôi nhờ ơn Chúa giúp.

Tôi nặng nợ của đời này với cha mẹ của tôi...

Tôi nặng nợ nó trước hết là với chính bản thân tôi:

 

 

ý tưởng sự dữ có thể vẫn tiếp tục chi phối cuộc đời của tôi là những gì không thể nào chịu nổi.

Đó là những gì đã trở nên dường thánh giá của tôi".

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Chúa ngã gục dưới sức nặng của tội lỗi loài người và Chúa đã chỗi dậy để gánh vác nó mà hủy bỏ nó đi.

Xin cho chúng con là những con người nam nữ yếu hèn sức mạnh để vác lấy thập giá hằng ngày,

cũng như để chỗi dậy sau khi sa ngã, nhờ đó, chúng con có thể mang lại cho thế hệ sau này Phúc Âm quyền năng cứu độ của Chúa.

Ôi Chúa Giêsu là sức nâng đỡ của chúng con khi chúng con yếu đuối, nguyện Chúa được kính tôn và hiển vinh muôn đời. Amen.

 

 

Chặng 8: Chúa Giêsu với các phụ nữ Giêrusalem

 

 

Truyện kể:

Nữ tác giả cho chặng thứ tám này cho biết cả cuộc đời của chị đã bị tan vỡ ra sao, khi cha của chị bị án tù chung thân.

Chị đã đi khắp Ý quốc 28 lần, theo cha của chị mỗi lần ông được chuyển từ nhà tù này đến nhà tù kia.

 

 

Bị thiếu vắng tình yêu của người cha mình, và sự hiện diện của ông trong ngày cưới của mình,

chị còn phải đối phó với cả tâm trạng buồn chán của mẹ chị nữa.

 

Suy Niệm:

"Thật vậy, có những người cha mẹ, vì yêu thương, biết chờ đợi cho con cái mình khôn lớn.

Trong trường hợp của tôi, vì yêu thương, tôi lại đang đợi chờ Ba của tôi trở về.

Đối với thành phần như chúng tôi đây thì niềm hy vọng là một nhiệm vụ vậy".

 

 

 

Ôi Chúa Kitô, Chúa đã đến thế gian này để viếng thăm tất cả những ai trông đợi ơn cứu độ.

Xin ban cho thế hệ của chúng con biết nhận ra thời của mình được thăm viếng và thông phần vào các hoa trái cứu chuộc của Chúa.

Xin đừng để cho chúng con phải than khóc về việc chúng con và những con người nam nữ của tân thế kỷ này ruồng bỏ bàn tay Chúa Cha nhân hậu của chúng con.

Ôi Chúa Giêsu được hạ sinh bởi Nữ Tử Đồng Trinh Sion, nguyện Chúa được kính tôn và hiển vinh muôn đời. Amen.

 

 

 

 

 

 

 

Chặng 9: Chúa Giêsu ngã lần thứ 3

 

 

Truyện kể:

Tác giả của chặng thứ 9 này nhìn nhận rằng nhiều lần anh đã sa ngã.

Và nhiều lần anh đã chỗi dậy. Như Phêrô, anh đã tìm kiếm cả ngàn lý do để biện minh cho lầm lỗi của mình.

 

 

Suy Niệm:

"Đời sống của tôi thực sự là bị tan vỡ thành cả ngàn mảnh,

thế nhưng có một điều tuyệt vời đó là những mảnh vỡ đó vẫn còn có thể ghép lại với nhau.

Không dễ gì đâu, nhưng nó lại là điều duy nhất vẫn còn làm nên ý nghĩa ở nơi đây vậy".

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa ngã gục dưới sức nặng của tội lỗi loài người và Chúa đã chỗi dậy để gánh vác nó mà hủy bỏ nó đi.

Xin cho chúng con là những con người nam nữ yếu hèn sức mạnh để vác lấy thập giá hằng ngày,

cũng như để chỗi dậy sau khi sa ngã, nhờ đó, chúng con có thể mang lại cho thế hệ sau này Phúc Âm quyền năng cứu độ của Chúa.

Ôi Chúa Giêsu là sức nâng đỡ của chúng con khi chúng con yếu đuối, nguyện Chúa được kính tôn và hiển vinh muôn đời. Amen.

 

 

Chặng 10: Chúa Giêsu bị lột trần trụi

 

 

Truyện kể:

Một nam giáo viên là tác giả của chặng thứ 10 này.

Như Chúa Giêsu bị lột hết y phục của Người,

ông cũng đã thấy nhiều học sinh của ông "đã bị lột trần tất cả phẩm giá... và ông tỏ ra tôn trọng họ cùng các người khác" ở trong nhà tù.

 

 

Họ là những con người bất lực, bối rối trước nỗi yếu hèn của họ,

thường không thể hiểu được cái sai trái họ gây ra.

Tuy nhiên, có những lúc họ như những thơ nhi mới sinh, vẫn còn có thể dạy bảo.

 

 

Suy Niệm:

"Mặc dù tôi yêu thích công việc làm này,

đôi khi tôi vẫn gồng mình để thi hành nó.

Ở một dịch vụ quá tế nhị như thế này, chúng ta cần phải cảm thấy rằng chúng ta không bị bỏ rơi,

để có thể nâng đỡ nhiều cuộc đời được ký thác cho chúng ta, những cuộc đời mà từng ngày có nguy cơ bị tàn rụi"

 

 

 

 

 

 

 

 

Lạy Chúa Giêsu là Đấng hoàn toàn tự hiến trong việc chấp nhận cái chết trên thập giá vì phần rỗi của chúng con,

xin ban cho chúng con cũng như cho tất cả mọi người trên thế gian được thông phần vào hy tế của Chúa trên thập giá,

để những gì chúng con là và những gì chúng con làm luôn trở thành một chia sẻ tự do và ý thức với công cuộc cứu độ của Chúa.

Ôi Chúa Giêsu là Tư Tế và là Tế Vật, nguyện Chúa được kính tôn và hiển vinh muôn đời. Amen.

 

 

Chặng 11: Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thánh Giá

 

 

Truyện kể:

Vị linh mục tác giả của chặng đàng Thánh Giá này đã bị tố cáo oan ức, sau được trắng án.

"Đường Thánh Giá" của ngài kéo dài tới 10 năm trường, một thời gian ngài đã phải đối diện với ngờ vực, với các cáo buộc cùng với nhiều xỉ nhục.

 

 

May thay, ngài cũng đã gặp được những người bạn mới Simon Thành Cyrene

đã giúp ngài gánh vác gánh nặng cây thập tự giá của ngài.

"Cùng với tôi, nhiều người trong họ đã cầu cho con người trẻ nam nhân đã cáo buộc tôi".

 

 

Suy Niệm:

"Ngày mà tôi hoàn toàn được tha bổng,

tôi đã thấy bản thân tôi hạnh phúc hơn là hạnh phúc tôi đã hưởng 10 năm trước đó,

ở chỗ, trước hết, tôi cảm nghiệm thấy Thiên Chúa đang hoạt động trong cuộc đời của mình.

Khi bị treo trên thập tự giá, tôi đã khám phá ra được ý nghĩa nơi thiên chức linh mục của tôi".

 

 

 

Ôi Chúa Kitô bị treo lên cao,

Ôi Tình Yêu tử giá, xin hãy làm cho cõi lòng chúng con tràn đầy tình yêu của Chúa,

để chúng con thấy được nơi thập giá của Chúa dấu chỉ ơn cứu chuộc của chúng con,

và nhờ được các thương tích của Chúa lôi kéo, chúng con có thể sống chết với Chúa,

Đấng hằng sống và hiển trị với Chúa Cha cùng với Thần Linh bây giờ và cho đến muôn đời. Amen.

 

 

Chặng 12: Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá

 

 

Truyện kể:

Tác giả của chặng 12 này là một vị quan tòa.

Ông nói không một quan tòa nào có thể "đóng đinh một người... theo bản án ông đang hành sử".

 

 

Công lý thực sự chỉ khả thể bằng lòng thương xót mà thôi.

Lòng thương xót giúp các bạn thấy được sự thiện không bao giờ bị dập tắt,

bất chấp tất cả mọi thứ sai lầm đã gây ra.

 

 

Để có thể làm được như thế, người ta cần phải biết "nhận ra con người ở đằng sau tội án vấp phạm".

 

 

Suy Niệm:

"Trong tiến trình ấy thì đôi khi có thể thoáng thấy được một chân trời vẫn còn có thể hiện lên niềm hy vọng nơi con người ấy,

và một khi án tù của họ đã được hoàn tất, thì khi trở về với xã hội,

họ hy vọng rằng dân chúng sẽ đón nhận họ lại sau khi loại trừ họ.

Đối với tất cả chúng ta, ngay cả những ai bị án tội ác, đều là những đứa con của cùng một gia đình nhân loại".

 

 

 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, vào lúc thống khổ của mình,

Chúa đã không xa lìa số phận của con người, và với hơi thở cuối cùng của Chúa,

Chúa đã ký thác cho tình thương của Chúa Cha các con người nam nữ của hết mọi thời,

cùng với tất cả mọi yếu hèn và tội lỗi của họ.

Xin Chúa hãy làm cho chúng con và các thế hệ sau này tràn đầy Thần Linh yêu thương của Chúa,

để việc chúng con khô khan lạnh lùng không làm hư đi nơi chúng con các hoa trái tử nạn của Chúa.

            Lạy Chúa Giêsu tử giá là khôn ngoan và là quyền năng của Thiên Chúa,

nguyện Chúa được kính tôn và hiển vinh muôn đời. Amen.

 

 

 

 

 

 

 

Chặng 13: Chúa Giêsu được hạ xác xuống khỏi Thánh Giá

 

 

Truyện kể:

Vị nam tu sĩ là tác giả của chẳng thứ 13 này viết: "các tù nhân luôn là thày dạy của tôi".

Thày đã là tình nguyện viên trong các nhà tù 6 năm nay.

 

 

"Kitô hữu chúng ta thường có cảm tưởng rằng mình khá hơn những người khác".

Trong cuộc đời của mình, Chúa Kitô luôn chọn đứng về bên thành phần bé mọn nhất.

 

 

"Khi đi qua gian tù này đến gian tù kia, tôi thấy cái chết đang sống ở bên trong đó".

Thế nhưng Chúa Kitô nói với thày hãy tiếp tục tiến bước,

để trao chúng vào cánh tay của Người một lần nữa.

Bởi vậy thày dừng bước và nghe ngóng.

 

 

Suy Niệm:

"Đó là cách duy nhất tôi biết chấp nhận người ấy,

và quay ánh mắt của tôi khỏi lỗi lầm họ vấp phạm.

Chỉ bằng cách ấy họ mới có thể tin tưởng và lấy lại sức mạnh mà qui phục sự thiện hảo của Thiên Chúa,

và thấy được bản thân mình một cách khác hẳn".

 

 

 

Salve, Regina, Mater misericordiae; vita dulcedo et spes nostra, salve.

Ad te clamamus... illos tuos misericordes oculos ad nos converte.

Et Iesum, benedictum fructum ventris tui, nobis post hoc exilium ostende.

Xin Mẹ cầu cho chúng con ơn đức tin, đức cậy và đức mến,

để như Mẹ, chúng con có thể vững vàng đứng dưới chân thập giá cho đến hơi thở cuối cùng.

Chúng con xin tôn kính và tôn vinh Chúa Giêsu là Con của Mẹ và là Đấng Cứu Thế của chúng con,

cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời. Amen.

 

 

Chặng 14: Chúa Giêsu được táng trong mồ

 

Truyện kể:

Một nhân viên cai tù đã viết chặng cuối cùng.

Mỗi ngày anh chứng kiến thấy tận mắt nỗi khổ đau của những ai sống trong tù.

"Một người tốt lành có thể trở thành dã man, và một con người xấu xa có thể trở nên tốt hơn". Tùy vào họ.

 

Thế nhưng, ngục tù là nơi thay đổi các bạn.

Cá nhân của mình, anh đã dấn thân để cống hiến một cơ hội khác cho những ai đã quyết định làm những gì sai trái.

 

 

Suy Niệm:

"Tôi hết sức cố gắng để giúp cho niềm hy vọng được tồn tại nơi người buông bỏ,

kinh hãi trước ý nghĩ một ngày kia rời nhà tù và lại có thể bị xã hội ruồng bỏ lần nữa.

Trong ngục tù, tôi nhắc nhở họ rằng, với Thiên Chúa thì không có một tội nào là phán quyết cuối cùng cả".

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần,

Chúa đã được Chúa Cha đưa từ tối tăm của sự chết đến ánh sáng của sự sống mới trong vinh quang.

Xin làm cho dấu hiệu của ngôi mộ trống có thể lên tiếng nói với chúng con cũng như với các thế hệ sau này,

và làm cho nó trở nên một mạch suối đức tin sống động, đức mến bao dung và đức cậy kiên cường.

Ôi Chúa Giêsu là Đấng hiện diện tràn đầy trong lịch sử thế giới một cách ẩn kín và vinh thắng,

nguyện Chúa được kính tôn và vinh hiển muôn đời. Amen.

 

 

 

Lời Nguyện Kết Thúc

 

 

 

Phép Lành Bế Mạc

 

 

Năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng Lời Nguyện Kết Thúc tuyệt vời dưới đây, được chuyển từ ở Thánh Địa cùng năm:

 

 

Lạy Chúa Giêsu,

xin giúp chúng con biết nhìn thấy Thánh Giá của Chúa nơi tất cả mọi thập tự giá trên thế giới này:

 

 

thập giá của người đói khát cơm bánh và tình yêu thương;

thập giá của những con người bỉ bỏ rơi thậm chí bởi cả con con và than nhân của họ;

 

 

thập giá của những ai khao khát công lý và hòa bình;

thập giá của những ai không được thoải mái sống đức tin;

 

 

thập giá của những người lão thành đang bị chao đảo bởi gánh nặng của năm tháng thời gian cùng với nỗi lẻ loi cô độc;

thập giá của những người di dân đang gặp phải những cánh cửa đóng kín chỉ vì sợ hãi và những tâm lòng khóa lại theo các thứ tính toán về chính trị;

 

 

thập giá của những con người bé mọn, thành phần bị tổn thương nơi tính chất vô tội của mình cũng như nơi tính chất tinh tuyền của mình;

thập giá của một nhân loại đang lang thang trong tăm tối của bất định cũng như trong bong tối của nền văn hóa chỉ sống giây phút hiện tại;

 

 

thập giá của các gia dình bị đổ vỡ bởi phản bội, bởi những quyến rũ của sự dữ hay bởi tên sát nhân âm u và vi kỷ.

thập giá của thành phần sống đời tận hiến tu trì không ngừng tìm cách mang ánh sáng của Chúa vào thế giới và cảm thấy bị ruồng bỏ, chê bai và hạ nhục;

 

 

thập giá của những con người tận hiến dọc theo cuộc đời của mình đã quên mất tình yêu ban đầu của mình;

thập giá của con cái Cúa, những con người tin Chúa và đang sống theo lời Chúa, cảm thấy mình bị loại trừ và ngay cả bởi gia dình của mình và than hữu của mình;

 

 

thập giá của nỗi hèn yếu của chúng con, của tính chất giả hình chúng con, của những phản bội của chúng con và của nhiều lần chúng con lỗi hẹn;

thập giá của Giáo Hội Chúa, trung thành với Phúc Âm của Chúa, ấp ủ tình yêu của Chúa một cách khó khăn ngay trong chính những ai đã lãnh nhận phép rửa.

 

 

thập giá của Giáo Hội, hiền thê của Chúa, một Giáo Hội tiếp tục cảm thấy mình bị tấn công từ bên trong lẫn bên ngoài;

thập giá của ngôi nhà chung đang trầm trọng bị tàn tạ bởi những con mắt vị kỷ và mù quáng theo lòng tham lam và quyền lực;

 

 

Lạy Chúa Giêsu,

xin canh tân trong chúng con niềm hy vọng phục sinh và cuộc chiến thắng tối hậu của Chúa chống lại mọi sự dữ và hết mọi sự chết.

 

 

Amen!

 

 

 

 

 

 

Nếu cần thì xem lại ở cái link sau đây

 

https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2020-04/duong-thanh-gia-dct-chu-su-thu-sau-10-04.html

 

Và cũng có thể xem lại bài về Nghi Thức Tưởng Niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày ở trong Đền Thờ Thánh Phêrô sau đây:

 

ĐTC Phanxicô cử hành nghi lễ tưởng niệm Thương Khó của Chúa Giêsu

 

 

 

Bản Văn Đường Thánh Giá cho Năm 2020 vào Mùa Đại Dịch Covid-19 cho việc cử hành ở Tòa Thánh Vatican Tối Thứ Sáu Tuần Thánh này,

như đã được bỏ vào từng chặng của nó dưới bộ hình ảnh được chụp trực tuyến trên đây,

được soạn dọn bởi nhà tù Due Palazzi ở Bắc Ý quốc, miền đang là tâm dịch covid-19,

bao gồm đủ mọi thành phần liên hệ tới nhà thù này và liên quan đến các câu chuyện của tù nhân ở từng chặng,

do Vị Tuyên Úy Nhà Tù này là Cha Marco Pozza và Ký Giả Tatiana Mario thu thập.

 

Vì tình trạng lây lan dịch bệnh covid-19, kể từ ngày 8/3/2020, các nhà tù ở Ý đều bị cách ly, tù nhân không được ai thăm viếng nữa.

Bởi thế đã xẩy ra nhiều vụ nổi loạn trên khắp đất nước này từ hôm 9/3/2020.

Hai ngày sau biến cố nổi loạn này, 11/3/2020, ĐTC Phanxicô đã có ý chỉ cầu nguyện cho họ trong Lễ Sáng 7 giờ hằng ngày của ngài ở nguyện đường nhà khách Matta:

 

"Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho bệnh nhân bị dịch bệnh này.

Và hôm nay, tôi muốn đặc biệt cầu cho những ai đang bị ngục tù, cho những người anh chị em của chúng ta đang bị giam nhốt trong tù.

Họ đang chịu khổ đau, và chúng ta cần phải gần gũi với họ bằng lời cầu nguyện của chúng ta, để Chúa thương giúp họ, an ủi họ trong lúc khó khăn này"

 

 

Chặng 1: Chúa Giêsu bị kết án tử

 

Truyện kể: Tác giả của chặng thứ 1 này bị án tù chung thân. Anh nói rằng: "Cuộc khổ giá của tôi đã được bắt đầu từ khi tôi còn là một đứa nhỏ", ở chỗ tật nói lắp của anh ta đã khiến anh ta trở thành một con người bị ruồng bỏ. Anh cảm thấy anh giống như Baraba hơn là Chúa Giêsu. Đôi khi anh đã khóc. "Sau 29 năm trong tù, tôi vẫn chưa mất khả năng khóc lóc, tôi cảm thấy hổ thẹn về quá khứ của mình, cũng như về sự dữ do tôi gây ra". Trong cuộc đời anh đã sống trước đó như "không sống", anh "đã luôn tìm kiếm một cái gì đó là sự sống". Hôm nay, "ngục tù đã trở thành ơn cứu độ của tôi".

 

Suy Niệm: "Nếu đối với một số người tôi vẫn còn là Baraba thì điều đó vẫn không khiến cho tội giận dữ: trong lòng tôi đã biết được rằng Đấng Vô Tội, bị kết án như tôi, đã đến tìm tôi trong ngục tù để dạy cho tôi về sự sống"

 

Chặng 2: Chúa Giêsu vác Thánh Giá

 

Truyện kể: Tác giả của chặng thứ 2 này là cha mẹ của một em gái bị sát hại một cách dã man đã thuật lại họ "đã sống một cuộc đời hy sinh làm việc và lo cho gia đình" ra sao. Họ thường tự vấn: "Tại sao sự dữ ấy lại có thể ập xuống chúng tôi như vậy?" Họ không cảm thấy bình an. "Vào lúc dường như tuyệt vọng thì Chúa đã đến gặp chúng tôi một cách khác nhau. Ngài ban cho chúng tôi ơn để yêu thương nhau như đôi tân hôn, nâng dỡ nhau, cho dù khó khăn". Hôm nay họ vẫn tiếp tục mở cửa cho tất cả những ai thiếu thốn:

 

Suy Niệm: "Giới răn thực hành bác ái đối với chúng ta là một thứ cứu độ: chúng ta không muốn đầu hàng sự dữ. Tình yêu của Thiên Chúa thực sự có thể canh tân đời sống, vì, trước mắt chúng ta, Người Con Giêsu của Ngài đã phải trải qua khổ đau của loài người để có thể cảm thấy lòng thương xót thật sự".

 

Chặng 3: Chúa Giêsu ngã lần thứ 1

 

Truyện kể: Chặng thứ ba được viết bởi 1 tù nhân. "Đó là lần đầu tiên tôi đã cảm thấy. Thế nhưng, đối với tôi ngã xuống là đã chết". Tù nhân này không muốn sự dữ gia tăng trong lòng mình. Sau khi sống đời khốn khổ, vào một buổi tối kia, "như một cơn thác lũ... một cơn giận dữ nổi lên đã sát hại lòng tốt của tôi... Tôi đã lấy mạng sống của người đó". Sau khi đã cố gắng tự tử trong tù, anh ta đã gặp được người mang lại cho anh ta niềm tin đã mất.

Suy Niệm: "Lần ngã đầu tiên của tôi đó là không nhận thức ra rằng sự thiện hảo đang hiện hữu trên thế giới này. Lần ngã thứ hai của tôi, trở thành một kẻ sát nhân, thật sự là hậu quả của nó, vì tôi đã chết ở trong lòng rồi vậy".

 

Chặng 4: Chúa Giêsu gặp Mẹ của Người

 

Truyện kể: Chặng thứ tư được viết từ một người mẹ có người con trai bị tù. Bà nói bà chưa hề bị cám dỗ "cho dù là một tích tắc" ruồng bỏ người con trai của bà trước bản án của cháu. Hôm ấy, "tất cả gia đình đều đến nhà tù với cháu". Bà cho biết người ta "chỉ tay" như là những con dao, và những thương tích "gia tăng từng ngày qua". Bà đã dâng người con trai duy nhất của mình cho Đức Maria và cảm thấy được Mẹ gần gũi với mình. "Tôi phó dâng những nỗi sợ hãi của tôi cho một mình Đức Maria, vì chính Mẹ đã cảm thấy những nỗi lo sợ này trên đường Mẹ lên Đồi Canvê".

 

Suy Niệm: "Trong thâm tâm Mẹ đã biết được rằng Con của Mẹ sẽ không muốn thoát khỏi sự dữ của loài người, nhưng Mẹ đã không bỏ mặc Người. Mẹ đã đứng đó để chia sẻ với những đớn đau của Người, luôn hiện hiện diện với Người. Tôi nghĩ đến việc Chúa Giêsu ngước lên nhìn thấy đôi mắt tràn đầy yêu thương, nên không cảm thấy lẻ loi cô độc một mình. Tôi cũng muốn thực hiện giống như thế".

 

Chặng 5: Chúa Giêsu được vác đỡ Thánh Giá

 

Truyện kể: Một tù nhân đã chia sẻ chặng thứ 5 này. Anh cho biết anh hy vọng anh mang lại niềm vui cho một ai đó vào một ngày nào đó. "Ai cũng biết một Simon thành Cyrene". Đó là biệt danh - nickname - của những ai giúp đáp người khác vác thập giá của họ lên Đồi Canvê của họ. Anh nói người bạn cùng phòng giam của anh như là một Simon thành Cyrene khác: một con người đã sống ở ghế đá công viên vô gia cư, không tiền của.

 

Suy Niệm: "Kho tàng duy nhất của anh ta là một hộp kẹo. Anh ta có được một bộ răng ngọt ngào, nhưng anh ta nhấn mạnh rằng tôi mang nó cho người vợ của tôi lần đầu tiên khi nàng đến thăm tôi: nàng đã bật khóc trước cử chỉ không ngờ và nhớ nhung ấy".

 

Chặng 6: Chúa Giêsu được lau mặt

 

Truyện kể: Người giáo lý viên là tác giả của chặng thứ 6 này đã lau khô nhiều giọt nước mắt, như bà Veronica vậy. Anh cho biết "những giọt nước mắt tuôn rơi không thể nào cầm nổi, xuất phát từ những con tim tan nát". Nơi thực tại tăm tối của ngục tù ấy, anh đã gặp gỡ những tâm hồn tuyệt vọng, đang cố gắng tìm hiểu xem tại sao lại xẩy ra sự dữ chứ. Thật là khó mà tìm thấy câu trả lời. Anh ta đặt vấn đề là làm sao Chúa Giêsu có thể lau nước mắt của họ, nếu Người không ở trong vị thế đó. Làm sao Chúa Giêsu có thể làm nguôi ngoai cơn sầu thương của những nam nhân này đây. Bởi thế, anh ta cố gắng thực hiện những gì anh ta tin rằng Chúa Giêsu thực hiện.

 

Suy Niệm: "Cùng một cách thức Chúa Giêsu nhìn tới những yếu hẹn và hạn hữu của chúng ta bằng cặp mắt đầy yêu thương. Hết mọi người, bao gồm cả những ai đang ở trong ngục tù, đều có cơ hội từng ngày để trở nên một con người mới, nhờ cái nhìn của Chúa Kitô, một cái nhìn không luận phán mà là ban sự sống và niềm hy vọng".

 

Chặng 7: Chúa Giêsu ngã lần thứ 2

 

Truyện kể: Người tù nhân viết về chặng Đường Thánh Giá thứ 7 này cho biết anh ta thường đã thăm viếng các nhà tù trong quá khứ, với ý nghĩ rằng chính anh ta sẽ chẳng bao giờ "lại bị vào đó". Thế rồi anh ta bị kết án vì tội buôn bán thuốc phiện, và đã thấy mình ở một nơi anh ta gọi là "nghĩa trang của kẻ chết đang sống". Giờ đây, anh ta không biết anh ta đã làm gì.

 

Suy Niệm: "Tôi đang cố gắng tái thiết lại cuộc sống của tôi nhờ ơn Chúa giúp. Tôi nặng nợ của đời này với cha mẹ của tôi... Tôi nặng nợ nó trước hết là với chính bản thân tôi: ý tưởng sự dữ có thể vẫn tiếp tục chi phối cuộc đời của tôi là những gì không thể nào chịu nổi. Đó là những gì đã trở nên dường thánh giá của tôi".

 

Chặng 8: Chúa Giêsu với các phụ nữ Giêrusalem

 

Truyện kể: Nữ tác giả cho chặng thứ tám này cho biết cả cuộc đời của chị đã bị tan vỡ ra sao, khi cha của chị bị án tù chung thân. Chị đã đi khắp Ý quốc 28 lần, theo cha của chị mỗi lần ông được chuyển từ nhà tù này đến nhà tù kia. Bị thiếu vắng tình yêu của người cha mình, và sự hiện diện của ông trong ngày cưới của mình, chị còn phải đối phó với cả tâm trạng buồn chán của mẹ chị nữa.

Suy Niệm: "Thật vậy, có những người cha mẹ, vì yêu thương, biết chờ đợi cho con cái mình khôn lớn. Trong trường hợp của tôi, vì yêu thương, tôi lại đang đợi chờ Ba của tôi trở về. Đối với thành phần như chúng tôi đây thì niềm hy vọng là một nhiệm vụ vậy".

 

Chặng 9: Chúa Giêsu ngã lần thứ 3

 

Truyện kể: Tác giả của chặng thứ 9 này nhìn nhận rằng nhiều lần anh đã sa ngã. Và nhiều lần anh đã chỗi dậy. Như Phêrô, anh đã tìm kiếm cả ngàn lý do để biện minh cho lầm lỗi của mình.

 

Suy Niệm: "Đời sống của tôi thực sự là bị tan vỡ thành cả ngàn mảnh, thế nhưng có một điều tuyệt vời đó là những mảnh vỡ đó vẫn còn có thể ghép lại với nhau. Không dễ gì đâu, nhưng nó lại là điều duy nhất vẫn còn làm nên ý nghĩa ở nơi đây vậy".

 

Chặng 10: Chúa Giêsu bị lột trần trụi

 

Truyện kể: Một nam giáo viên là tác giả của chặng thứ 10 này. Như Chúa Giêsu bị lột hết y phục của Người, ông cũng đã thấy nhiều học sinh của ông "đã bị lột trần tất cả phẩm giá... và ông tỏ ra tôn trọng họ cùng các người khác" ở trong nhà tù. Họ là những con người bất lực, bối rối trước nỗi yếu hèn của họ, thường không thể hiểu được cái sai trái họ gây ra. Tuy nhiên, có những lúc họ như những thơ nhi mới sinh, vẫn còn có thể dạy bảo.

 

Suy Niệm: "Mặc dù tôi yêu thích công việc làm này, đôi khi tôi vẫn gồng mình để thi hành nó. Ở một dịch vụ quá tế nhị như thế này, chúng ta cần phải cảm thấy rằng chúng ta không bị bở rơi, để có thể nâng đỡ nhiều cuộc đời được ký thác cho chúng ta, những cuộc đời mà từng ngày có nguy cơ bị tàn rụi"

 

Chặng 11: Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thánh Giá

 

Truyện kể: Vị linh mục tác giả của chặng đàng Thánh Giá này đã bị tố cáo oan ức, sau được trắng án. "Đường Thánh Giá" của ngài kéo dài tới 10 năm trường, một thời gian ngài đã phải đối diện với ngờ vực, với các cáo buộc cùng với nhiều xỉ nhục. May thay, ngài cũng đã gặp được những người bạn mới Simon Thành Cyrene đã giúp ngài gánh vác gánh nặng cây thập tự giá của ngài. "Cùng với tôi, nhiều người trong họ đã cầu cho con người trẻ nam nhân đã cáo buộc tôi".

 

Suy Niệm: "Ngày mà tôi hoàn toàn được tha bổng, tôi đã thấy bản thân tôi hạnh phúc hơn là hạnh phúc tôi đã hưởng 10 năm trước đó, ở chỗ, trước hết, tôi cảm nghiệm thấy Thiên Chúa đang hoạt động trong cuộc đời của mình. Khi bị treo trên thập tự giá, tôi đã khám phá ra được ý nghĩa nơi thiên chức linh mục của tôi".

 

Chặng 12: Chúa Giêsu chết trên Thánh Giá

 

Truyện kể: Tác giả của chặng 12 này là một vị quan tòa. Ông nói không một quan tòa nào có thể "đóng đinh một người... theo bản án ông đang hành sử". Công lý thực sự chỉ khả thể bằng lòng thương xót mà thôi. Lòng thương xót giúp các bạn thấy được sự thiện không bao giờ bị dập tắt, bất chấp tất cả mọi thứ sai lầm đã gây ra. Để có thể làm được như thế, người ta cần phải biết "nhận ra con người ở đằng sau tội án vấp phạm".

 

 

Suy Niệm: "Trong tiến trình ấy thì đôi khi có thể thoáng thấy được một chân trời vẫn còn có thể hiện lên niềm hy vọng nơi con người ấy, và một khi án tù của họ đã được hoàn tất, thì khi trở về với xã hội, họ hy vọng rằng dân chúng sẽ đón nhận họ lại sau khi loại trừ họ. Đối với tất cả chúng ta, ngay cả những ai bị án tội ác, đều là những đứa con của cùng một gia đình nhân loại".

 

Chặng 13: Chúa Giêsu được hạ xác xuống khỏi Thánh Giá

 

Truyện kể: Vị nam tu sĩ là tác giả của chẳng thứ 13 này viết: "các tù nhân luôn là thày dạy của tôi". Thày đã là tình nguyện viên trong các nhà tù 6 năm nay. "Kitô hữu chúng ta thường có cảm tưởng rằng mình khá hơn những người khác". Trong cuộc đời của mình, Chúa Kitô luôn chọn đứng về bên thành phần bé mọn nhất. "Khi đi qua gian tù này đến gian tù kia, tôi thấy cái chết đang sống ở bên trong đó". Thế nhưng Chúa Kitô nói với thày hãy tiếp tục tiến bước, để trao chúng vào cánh tay của Người một lần nữa. Bởi vậy thày dừng bước và nghe ngóng.

 

Suy Niệm: "Đó là cách duy nhất tôi biết chấp nhận người ấy, và quay ánh mắt của tôi khỏi lỗi lầm họ vấp phạm. Chỉ bằng cách ấy họ mới có thể tin tưởng và lấy lại sức mạnh mà qui phục sự thiện hảo của Thiên Chúa, và thấy được bản thân mình một cách khác hẳn".

 

Chặng 14: Chúa Giêsu được táng trong mồ

Truyện kể: Một nhân viên cai tù đã viết chặng cuối cùng. Mỗi ngày anh chứng kiến thấy tận mắt nỗi khổ đau của những ai sống trong tù. "Một người tốt lành có thể trở thành dã man, và một con người xấu xa có thể trở nên tốt hơn". Tùy vào họ. Thế nhưng, ngục tù là nơi thay đổi các bạn. Cá nhân của mình, anh đã dấn thân để cống hiến một cơ hội khác cho những ai đã quyết định làm những gì sai trái.

 

Suy Niệm: "Tôi hết sức cố gắng để giúp cho niềm hy vọng được tồn tại nơi người buông bỏ, kinh hãi trước ý nghĩ một ngày kia rời nhà tù và lại có thể bị xã hội ruồng bỏ lần nữa. Trong ngục tù, tôi nhắc nhở họ rằng, với Thiên Chúa thì không có một tội nào là phán quyết cuối cùng cả".

 

https://www.vaticannews.va/en/vatican-city/news/2020-04/way-of-the-cross-meditations-from-a-corrections-facility.html

 

Chuyển dịch: Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô ngỏ lời cám ơn Nhà Tù (được ngài gọi là Nhà Xứ) Due Palazi về Bài Suy Niệm ĐTC 2020

2019.04.19 Via Crucis, Papa Francesco in preghiera, riflessione in occasione della Via Crucis al colosseo

Các Bạn của Nhà Xứ Due Palazzi ở Padua thân mến,

Tôi đã đọc những suy niệm về Đường Thánh Giá được tất cả các bạn cùng nhau làm thành một quà tặng. Tôi đã làm cho lòng của tôi thành nơi lưu giữ những lời lẽ của các bạn, và tôi đã cảm thấy mình được tiếp nhận như ở nhà vậy. Xin cám ơn quí bạn đã chia sẻ với tôi một chút truyện đời của quí bạn. Thiên Chúa nói về Chính Mình Ngài và nói cùng chúng ta qua lịch sử. Ngài mời gọi chúng ta hãy chuyên chú và lắng nghe một cách từ bi nhân hậu. Tôi cũng xin cám ơn quí bạn, vì quí bạn đã gieo rắc tên tuổi của quí bạn không phải trong một biển khơi nặc danh, mà là giữa nhiều con người liên quan đến thế giới tù tội. Bởi vậy, nơi Đường Thánh Giá quí bạn sẽ chia sẻ truyện đời của quí bạn với tất cả những ai sống trong một thế giới có cùng một hoàn cảnh. Thật là an ủi khi đọc thấy một câu truyện, chẳng những là những câu chuyện của các tù nhân đang ở đó, mà còn của tất cả những ai đang thiết tha với thế giới ngục tù. Cùng nhau, vẫn có thể cùng nhau. Tôi muốn ghì lấy quí bạn. Cho dù tôi tin rằng Cha Marco luôn nhắc nhở quí bạn, thì tôi vẫn xin quí bạn hãy cầu nguyện cho tôi. Tôi luôn ấp ủ quí bạn trong lòng của tôi. Xin cám ơn quí bạn.

https://zenit.org/articles/pope-to-prisoners-i-embrace-you-strongly/

Chuyển dịch: Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

 

 

Dưới đây là bộ hình chụp trực tiếp (thay vì trực tuyến trên đây của người phổ biến này) từ Tòa Thánh

https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2020-04/pope-francis-leads-good-friday-via-crucis-at-st-peter-basilica.html

 

1586551346571.JPG

1586545951039.JPG

1586545948387.JPG

1586545954992.JPG

1586545956822.JPG

1586546248582.JPG

1586546247656.JPG

1586546252376.JPG

1586552274355.jpg

1586549696729.jpg

1586550150138.JPG

1586549701439.jpg

1586550152628.JPG

1586550148417.JPG

1586550746610.JPG

1586550747371.JPG

1586551351282.JPG

 

Khăn Liệm Thành Turin được Trưng Bày trên mạng để Chiêm Ngắm vào Thứ Bảy Tuần Thánh 11/4/2020

2010.01.03 Sacra Sindone

Khăn Liệm (the Shroud) của Chúa Kitô không phải được trưng bày công khai liên tục, mà chỉ vào những dịp đặc biệt mà thôi. Và thời điểm đặc biệt hoàn toàn ngoại lệ và bất ngờ đó là chính Năm 2020 này, năm đang xẩy ra nạn đại dịch covid-19. Vì không thể đến tham dự các Thánh Lễ và nghi thức trong Tam Nhật Vượt Qua, ĐTGM GP Turin là Cesare Nosiglia đã cho phép tr7ng bày Khăn Liệm Turin này trên truyền thông, vào chính Thứ Bảy Tuần Thánh 11/4/2020, để tất cả có dịp chiêm ngắm dấu tích tử giá kiêm phục sinh của Chúa Kitô Vượt Qua.

Trong bức thư ngày 9/4/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời cám ơn vị tổng giám mục này, trong đó, ngài viết thêm chi tiết liên quan đến Tấm Khăn Liệm được chiêm ngắm như sau: "Tôi cũng hợp với lời cầun nguyện của huynh, khi hướng ánh mắt của tôi về Con Người của Tấm Khăn Liệm này. Nơi dung nhan của Người, chúng ta cũng thấy được cả các khuôn mặt của nhiều anh chị em bệnh nạn của chúng ta, nhất là những ai cảm thấy lẻ loi hơn và không được chăm sóc là bao. Nhưng cũng bao gồm tất cả những nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, nô lệ và bách hại... Chúng ta chiếm ngắm Tấm Khăn này hình ảnh của Chúa Giêsu bị đóng đanh, tử nạn và phục sinh. Chúng ta phó mình cho Người. Chúa Giêsu ban cho chúng ta sức mạnh để đối đầu với mọi thử thách bằng đức tin, đức cậy và đức mến, tin tưởng rằng Chúa Cha luôn lắng nghe con cái của Ngài đang kêu lên Ngài". Đức Thánh Cha cũng đồng thời nhắc nhở những ai "nhờ truyền thông tham phần vào việc cầu nguyện trước Tấm Khăn Liệm Thánh, hãy sống những ngày này kết hợp mật thiết với cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, và cảm nghiệm được ân sủng và niềm vui của Cuộc Phục Sinh của Người".

ĐTC  kính viếng Khăn Liệm xác Chúa,

Tấm Khăn Liệm Turin này dài 14 bộ (feet), còn các vết tích các Dấu Thánh như được thuật lại trong Phúc Âm. Theo truyền thống thì ngay cuộc bùng phát dịch tễ ở Milan vào năm 1576, Thánh Tổng Giám Mục Charles Borromeo bấy giờ đã quyết định hành hương tới kính viếng Tấm Khăn Liệm này, lúc bấy giờ đang ở Pháp quốc. Vì quan tâm đến sửa khỏe yếu kém của Đức Tổng Giám Mục là Công Tước Xứ Savoy, vị có Tấm Khăn Liệm, đã để Tấm Khăn Liệm này mang về Turin lưu giữ cho đến ngày nay. Muốn chiêm ngắm Dung Nhan Thương Xót của Chúa Kitô Vượt Qua nơi Tấm Khăm Liệm Thánh này vào chính Thứ Bảy Tuần Thánh ngày 11/4/2020 này, xin vào một trong hai cái links sau đây: http://www.sindone.org/diocesitorino/s2magazine/css/0/sindone_2014/telo/index.html

Tham dự trực tuyến có thể ở cả cái link sau đây nữa:

 

https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2020-04/truc-tiep-cau-nguyen-truoc-khan-liem-cgs.html