SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

 

 

"Thày là Sự Sống"

 

Hiện Diện Thần Linh

 

Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần VI Phục Sinh

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

  Phụng Vụ Lời Chúa Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh

(cho các Chúa Nhật).

....

 

 

 

Nếu "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) là chủ đề chính yếu của toàn Mùa Phục Sinh, trong đó, chủ đề "Thày là sự sống lại" cho nguyên Tuần Bát Nhật Phục Sinh là thời điểm 8 ngày có các bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ý chọn đọc hoàn toàn liên quan đến các lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra mà thôi, thì chủ đề "Thày là sự sống" là chủ đề cho những ngày còn lại, bao gồm cả Chúa Nhật lẫn ngày trong tuần.

 

Vậy, nếu chủ đề "Thày là sự sống" ở Phụng Vụ Lời Chúa cho cả Chúa Nhật lẫn các ngày trong tuần lễ  II và III của Mùa Phục Sinh liên hệ tới chiều kích Tái Sinh Thần Linh và Bánh Sự Sống, trong tuần lễ IV của Mùa Phục Sinh liên quan đến chiều kích Mục Tử Thần Linh, và trong tuần lễ V của Mùa Phục Sinh liên quan đến chiều kích Liên Hệ Thần Linh trong gắn bó yêu thương, thì trong tuần của tuần lễ Thứ VI của Mùa Phục Sinh như thế nào? Nếu so sánh cả với nội dung của phụng vụ Lời Chúa cho tuần lễ VII còn lại nữa, thì nội dung của Phụng Vụ Lời Chúa cho Tuần VI Phục Sinh này cho thấy chủ đề "Thày là sự sống" liên quan đến chiều kích Hiện Diện Thần Linh bởi Thánh Thần và trong Thánh Thần.

 

Chúa Nhật VI Phục Sinh: Sự Sống - Hiện Diện Thần Linh

Chúa Nhật Thứ Sáu Mùa Phục Sinh vẫn theo Phúc Âm Thánh Gioan, tiếp tục chủ đề "Thày là sự sống" của 6 Tuần cuối của Mùa Phục Sinh, nhưng liên quan đến khía cạnh hiện diện thần linh, một hiện diện thần linh nhờ có Thánh Thần Thiên Chúa (Năm A), một hiện diện thần linh được Thánh Thần tác động thực hiện đức ái trọn hảo như Chúa Kitô đã yêu (Năm B), và là một hiện diện thần linh được hiệp nhất nên một với Cha và Con (Năm C).
Năm A 

Sự sống của một hiện diện thần linh nhờ có Thánh Thần Thiên Chúa.



Phúc Âm 
(Gioan 14:15-21): "Nếu các con yêu mến Thày thì hãy giữ giới răn của Thày. Và Thày sẽ xin Cha và Cha sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác để Ngài ở cùng các con luôn mãi".

Bài đọc 1 
(Tông Vụ 8:5-8, 14-17) - sự sống của một hiện diện thần linh nhờ có Thánh Thần Thiên Chúa: "Khi đến nơi, hai ngài - Phêrô và Gioan - cầu nguyện cho họ được lãnh nhận Thánh Thần: vì chưa có ai trong họ được nhận lãnh Thánh Thần, họ mới chỉ được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu".
Bài đọc 2 (1Phêrô 3:15-18) - sự sống của một hiện diện thần linh nhờ có Thánh Thần Thiên Chúa: "Vì Đức Kitô đã chết một lần cho tội lỗi chúng ta, Người là Đấng công chính thay cho kẻ bất công, để hiến dâng chúng ta cho Thiên Chúa; thật ra, Người đã chết theo thể xác, nhưng đã nhờ Thần Linh mà sống lại". 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: Cv 8, 5-8. 14-17

"Các ngài đặt tay trên họ, và họ nhận lãnh Thánh Thần".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Philipphê đi xuống một thành thuộc sứ Samaria, rao giảng Ðức Kitô cho họ. Dân chúng chú ý đến những lời Philipphê rao giảng, vì họ cũng nghe biết và xem thấy các phép lạ ngài làm. Quỷ ô uế đã ám nhiều người trong họ, lúc đó kêu lớn tiếng và xuất ra. Nhiều người bất toại và què quặt được chữa lành. Bởi đó cả thành được vui mừng khôn tả.

Khi các tông đồ ở Giêrusalem nghe tin Samaria đón nhận lời Thiên Chúa, liền gởi Phêrô và Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ngài cầu nguyện cho họ được nhận lãnh Thánh Thần: vì chưa có ai trong họ được nhận lãnh Thánh Thần, họ mới chỉ được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Bấy giờ các ngài đặt tay trên họ, và họ nhận lãnh Thánh Thần.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 65, 1-3a. 4-5. 6-7a. 16 và 20

Ðáp: Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa! (c. 1)

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa! Hãy ca ngợi vinh quang danh Người; hãy kính dâng Người lời khen ngợi hiển vinh. Hãy thưa cùng Thiên Chúa: kinh ngạc thay sự nghiệp Chúa! - Ðáp.

2) Toàn thể đất nước thờ lạy và ca khen Ngài, ca khen danh thánh của Ngài. Hãy tới và nhìn coi sự nghiệp của Thiên Chúa, Người thi thố những chuyện kinh ngạc giữa con cái người ta! - Ðáp.

3) Người biến bể khơi thành nơi khô cạn, người ta đã đi bộ tiến qua sông, bởi đó ta hãy hân hoan trong Chúa! Với quyền năng, Người thống trị tới muôn đời. - Ðáp.

4) Phàm ai tôn sợ Chúa, hãy đến, hãy nghe tôi kể lại, Chúa đã làm cho linh hồn tôi những điều trọng đại biết bao. Chúc tụng Chúa là Ðấng không hất hủi lời tôi nguyện, và không rút lại lòng nhân hậu đối với tôi. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: 1 Pr 3, 15-18

"Người đã chết theo thể xác, nhưng đã nhờ Thần Linh mà sống lại".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

Anh em thân mến, anh em hãy tôn thờ Chúa Kitô trong lòng anh em, hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời thoả mãn cho mọi kẻ hỏi lý do của niềm hy vọng nơi anh em, nhưng phải làm cách hiền từ, kính cẩn, hãy có lương tâm ngay chính, để những kẻ lăng mạ đời sống đạo đức của anh em trong Ðức Kitô, phải hổ thẹn về điều họ gièm pha anh em. Vì nếu Thiên Chúa muốn, thì thà làm việc thiện mà đau khổ còn hơn là làm điều gian ác. Vì Ðức Kitô đã chết một lần cho tội lỗi chúng ta, Người là Ðấng công chính thay cho kẻ bất công, để hiến dâng chúng ta cho Thiên Chúa; thật ra Người đã chết theo thể xác, nhưng đã nhờ Thần Linh mà sống lại.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 14, 23

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 14, 15-21

"Thầy sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi. Ngài là Thần Chân Lý mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con. Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con. Một ít nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần các con, các con thấy Thầy vì Thầy sống và các con cũng sẽ sống. Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó".

Ðó là lời Chúa.


Suy Nghiệm Lời Chúa

Nếu Tuần V Phục Sinh, đề tài "sự sống" được phản ảnh nơi các bài Phúc Âm về mối liên hệ thần linh giữa Thày trò với nhau cũng như giữa các trò với nhau, thì Tuần VI Phục Sinh này liên quan đến nguyên lý hiệp thông thần linh đó là Thánh Linh, Đấng được Giáo Hội bắt đầu hướng về ngay từ Tuần VI này, Đấng sẽ được Chúa Kitô Thăng Thiên, vào thời điểm 10 ngày trước biến cố Thánh Thần Hiện Xuống, nghĩa là vào Thứ Năm Tuần VI Phục Sinh này, Đấng được Chúa Kitô Thăng Thiên về cùng Cha là Đấng đã sai Người ấy, để từ Cha sai đến với Giáo Hội của Người. Và đó là lý do chúng ta thấy bài Phúc Âm hôm nay, cũng như các bài Phúc Âm trong tuần VI Phục Sinh này đều về Thánh Thần.

Thật vậy, bài Phúc Âm mở màn cho Tuần Vi Phục Sinh Chúa Nhật IV Năm A này đã cho các tông đồ thấy trước được một "Đấng Phù Trợ khác để ở cùng các con luôn mãi". Không biết bấy giờ các vị có hiểu được Thày của các vị muốn nói gì hay chăng. Không thấy các vị dồn dập hỏi Người, như phần đầu của bài Phúc Âm cùng đoạn 14 này, bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật Tuần V Phục Sinh Năm A, liên quan đến vấn đề "Thày đi dọn chỗ cho các con", như đến ý nghĩa của "con đường" (vấn đề của Tông đồ Toma), cũng như đến "Cha" (vấn đề của Tông đồ Philip).

Trong lời tiên báo "Thày đi để dọn chỗ cho các con", Chúa Giêsu còn hứa rằng "Thày sẽ trở lại", còn trong câu tiên báo về "Đấng Phù Trợ khác" ở đầu bài Phúc Âm hôm nay, Người lại nói rằng "để Ngài ở với các con luôn mãi". Nghĩa là chính vì Người sẽ bỏ các tông đồ mà đi luôn, không trở lại với các vị nữa, mới có một vị được Người gọi là "Đấng Phù Trợ khác": trạng từ "khác" đây bao gồm ít là 2 ý nghĩa: "Đấng Phù Trợ" ấy không phải là chính Người, nhưng lại đóng vai trò như Người đã từng là "Đấng Phù Trợ" các vị cho tới khi Người phải rời bỏ họ mà về cùng Cha là Đấng đã sai Người.

Có lẽ các tông đồ không sôi nổi thắc mắc dường như ngơ ngác làm sao ấy ở trong bài Phúc Âm Thứ V Phục Sinh Năm A tuần trước, như bài Phúc Âm Thứ VI Phục Sinh Năm A tuần này, là vì tiếp sau đó các vị đã được nghe Thày của các vị trấn an các vị như sau: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con". Tuy nhiên, Người sẽ không đến với các vị bằng xương bằng thịt như chính lúc Người đang nói với các vị lúc bấy giờ nữa. Mà là nơi "Đấng Phụ Trợ khác" Người gửi đến cho các vị, Đấng thay Người, đúng hơn cùng Người "sẽ ở nơi các con và ở trong các con" như "các con biết Ngài".

"Đấng Phù Trợ khác"
này là Đấng chỉ được ban cho các vị là thành phần môn đệ được Người tuyển chọn làm tông đồ của Người để sau này được Người sai đi làm chứng về Người thôi, thành phần nhờ đó "không thuộc về thế gian" (Gioan 15:19), bằng không, một khi các vị vẫn còn thuộc về thế gian, các vị sẽ chẳng khác gì thế gian, cũng suy nghĩ, phán đoán, chọn lựa, phát ngôn, tác hành và phản ứng theo xác thịt, mà "cái gì sinh bởi xác thịt là xác thịt" (Gioan 3:6), và chính vì thế mà "thế gian không thể đón nhận" được Đấng "Thày ban cho các con" là "Đấng Phù Trợ khác", và cũng chính vì thế mà "thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài".

Và cũng chính vì các vị có "Đấng Phù Trợ khác.... ở với luôn mãi" như thế mà trong khi "thế gian sẽ không còn thấy Thày", các vị vẫn cứ tiếp tục thấy Thày, dù Thày đã ra đi "dọn chỗ cho" các vị, hay đã về cùng Cha, họ không còn thấy Người nữa, nhưng Người vẫn đang hiện diện với các vị, một cách còn sâu xa và linh thiêng thực tại hơn bao giờ hết. Nghĩa là bấy giờ, các vị không còn thấy Người bằng con mắt xác thịt của thế gian nữa, mà bằng cảm nghiệm thần linh của đức tin, dưới tác động của "Đấng Phù Trợ khác" trong các vị. Ở chỗ, "Thày sống và các con cũng sẽ sống", nghĩa là họ sống chính sự sống của Thày và sống sự sống với Thày, như "Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con".

Trong Bài Đọc 1 hôm nay,
Sách Tông Vụ cho chúng ta thấy, sau khi Chúa Kitô Thăng Thiên về cùng Cha của Người trên Trời, để sai Thánh Thần xuống trên các vị tông đồ và từng vị tông đồ, nhờ đó "Thày ở trong các con", để "Thày sống và các con cũng sẽ sống", đến độ, nhờ đó, các ngài có thể thông truyền Thánh Thần cho những ai tin vào Chúa Kitô sau khi lãnh nhận Phép Rửa:

"Khi các tông đồ ở Giêrusalem nghe tin Samaria đón nhận lời Thiên Chúa, liền gởi Phêrô và Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ngài cầu nguyện cho họ được nhận lãnh Thánh Thần: vì chưa có ai trong họ được nhận lãnh Thánh Thần, họ mới chỉ được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Bấy giờ các ngài đặt tay trên họ, và họ nhận lãnh Thánh Thần".

Trong Bài Đọc 2 hôm nay, Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô cho thấy những lời khuyên của vị trưởng tông đồ đoàn này, cho Kitô hữu Do Thái mà ngài muốn nhắn nhủ, đã hoàn toàn phản ảnh đời sống chứng nhân tông đồ của ngài, bởi ngài hoàn toàn tin tưởng cậy trông vào Đấng đã chọn ngài làm vị mục tử đầu tiên thay Người chăn dắt đoàn chiên của Người, bất chấp mọi gian nan khốn khó, cho đến khi "Thày ở đâu" ngài "cũng ở đó" (Gioan 14:3). Nghĩa là ngài đã sống thế nào thì khuyên đàn chiên Kitô hữu Do Thái của mình cũng sống tin tưởng và kiên trì cho đến cùng như vậy:

"Anh em thân mến, anh em hãy tôn thờ Chúa Kitô trong lòng anh em, hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời thoả mãn cho mọi kẻ hỏi lý do của niềm hy vọng nơi anh em, nhưng phải làm cách hiền từ, kính cẩn, hãy có lương tâm ngay chính, để những kẻ lăng mạ đời sống đạo đức của anh em trong Ðức Kitô, phải hổ thẹn về điều họ gièm pha anh em. Vì nếu Thiên Chúa muốn, thì thà làm việc thiện mà đau khổ còn hơn là làm điều gian ác".

 

Đời sống của một Kitô hữu chứng nhân trung thực và sống động là sản phẩm của ân sủng, chứ tự họ vừa bất xứng vừa bất khả. Điển hình nhất là trường hợp của Thánh Phêrô trước và sau Chúa Kitô Phục Sinh, một người môn đệ lãnh đạo và được Thày tin tưởng nhưng lại quay ra trắng trợn chối bỏ Người, thế mà ngài đã được biến đổi để thực sự trở nên chứng cớ hùng hồn về ân sủng chữa lành và cứu độ, cho cả bản thân lẫn tha nhân. Thánh Vịnh 65 trong Bài Đáp Ca hôm nay là tâm tình hân hoan ngợi khen Thiên Chúa của những ai được ơn Chúa, nhận ra Chúa và làm tông đồ cho Chúa.

 

1) Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa! Hãy ca ngợi vinh quang danh Người; hãy kính dâng Người lời khen ngợi hiển vinh. Hãy thưa cùng Thiên Chúa: kinh ngạc thay sự nghiệp Chúa!

2) Toàn thể đất nước thờ lạy và ca khen Ngài, ca khen danh thánh của Ngài. Hãy tới và nhìn coi sự nghiệp của Thiên Chúa, Người thi thố những chuyện kinh ngạc giữa con cái người ta!

3) Người biến bể khơi thành nơi khô cạn, người ta đã đi bộ tiến qua sông, bởi đó ta hãy hân hoan trong Chúa! Với quyền năng, Người thống trị tới muôn đời.

4) Phàm ai tôn sợ Chúa, hãy đến, hãy nghe tôi kể lại, Chúa đã làm cho linh hồn tôi những điều trọng đại biết bao. Chúc tụng Chúa là Ðấng không hất hủi lời tôi nguyện, và không rút lại lòng nhân hậu đối với tôi.



Năm B
 

Sự sống của một hiện diện thần linh nhờ ở trong tình yêu thần linh bằng việc tuân giữ lệnh truyền của Chúa Kitô.




Bài đọc 1 
(Tông Vụ 10:25-26,34-35,44-48) - sự sống của một hiện diện thần linh nhờ có Thánh Thần Thiên Chúa: "Phêrô đang nói các lời đó thì Thánh Thần đã ngự xuống trên mọi kẻ đang nghe lời... 'Ai có thể ngăn cản ta lấy nước mà rửa cho những kẻ này, khi họ đã lãnh nhận Thánh Thần như chúng ta?'"

Bài đọc 2 
(1Gioan 4:7-10) - 
sự sống của một hiện diện thần linh nhờ có Thánh Thần là Tình Yêu của Thiên Chúa: "Thiên Chúa đã chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta đó là Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài đến trong thế gian, để nhờ Người mà chúng ta được sống".

Phúc Âm 
(Gioan 15:9-17): "Cha đã yêu mến Thày thế nào thì Thày cũng mến yêu các con như vậy. Hãy ở lại trong tình yêu của Thày. Nếu các con tuân lệnh Thày truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thày".

Phụng Vụ Lời Chúa

Bài Ðọc I: Cv 10, 25-26. 34-35. 44-48

"Ơn Thánh Thần cũng đã tuôn đổ xuống trên các dân tộc".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Xảy ra là khi Phêrô vừa vào nhà, thì Cornêliô ra đón ngài, và sấp mình dưới chân ngài mà lạy. Phêrô liền đỡ ông dậy và nói rằng: "Xin ông chỗi dậy, vì chính tôi cũng chỉ là người".

Phêrô lên tiếng nói rằng: "Quả thật, tôi nghiệm biết rằng Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận!"

Phêrô đang nói các lời đó, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên mọi kẻ đang nghe lời. Các tín hữu đã chịu cắt bì, những người đã đến cùng Phêrô, đều sửng sốt, khi thấy ơn Thánh Thần cũng đã tuôn đổ xuống trên các dân tộc; vả lại họ nghe các người ấy nói nhiều thứ tiếng và ngợi khen Thiên Chúa. Bấy giờ Phêrô lên tiếng nói rằng: "Ai có thể ngăn cản ta lấy nước mà rửa cho những kẻ này, khi họ đã nhận lãnh Thánh Thần như chúng ta?" Và ngài truyền rửa tội cho họ nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Bấy giờ họ xin ngài ở lại với họ ít ngày.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4

Ðáp: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người trước mặt chư dân (x. c. 2b).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. - Ðáp.

2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân, Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel. - Ðáp.

3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: 1 Ga 4, 7-10

"Thiên Chúa là Tình Yêu".

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, chúng ta phải thương yêu nhau, vì tình yêu bởi Thiên Chúa mà ra. Vì lẽ hễ ai thương yêu, thì đã sinh bởi Thiên Chúa, và nhận biết Thiên Chúa. Còn ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Ðiều này biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta là Thiên Chúa chúng ta đã sai Con Một Người đến trong thế gian, để nhờ Ngài mà chúng ta được sống. Tình yêu ấy là thế này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã thương yêu chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta".

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 14, 23

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 15, 9-17

"Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn. Ðây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu mến nhau".

Ðó là lời Chúa.


Suy Nghiệm Lời Chúa

Chủ đề "Thày là sự sống" ở Chúa Nhật Tuần VI Phục Sinh này liên quan đến tình yêu của Thiên Chúa, nguồn mạch vô cùng bất tận của sự sống thần linh, một nguồn mạch sự sống Ngài đã chẳng những tỏ ra cho chung loài người tội lỗi thấy nơi Người Con Nhập Thể và Tử Giá của Ngài, mà còn thông ban cho riêng Giáo Hội Con của Ngài khi ban Thánh Linh cho họ (xem Roma 5:5), "Đấng ban sự sống" (Kinh Tin Kính). Và đó là lý do, ngay từ Thứ Hai tuần 2 Phục Sinh, Giáo Hội đã chọn đọc bài Phúc Âm về việc "tái sinh bởi trời" (Gioan 3:3), tức "tái sinh bởi nước và Thánh Linh" (Gioan 3:5), hay tái sinh bởi "nước" ám chỉ thân xác phục sinh của Chúa Kitô, một thân xác phục sinh đã thông ban Thánh Linh cho các vị tông đồ (xem Gioan 20:22) là nền tảng của Giáo Hội và đại diện cho cả Giáo Hội bấy giờ.

Trong Bài Đọc 2 hôm nay, người môn đệ được Chúa Giêsu yêu đã thực sự cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa nên mới có thể loan truyền cho Kitô hữu thời Giáo Hội sơ khai cũng như cho Kitô hữu cho tới tận thế về tình yêu thương vô cùng bất tận của Thiên Chúa ở những điểm chính yếu sau đây: 1- "
tình yêu bởi Thiên Chúa mà ra"; 2- "Thiên Chúa là Tình Yêu"; 3- "Ðiều này biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta là Thiên Chúa chúng ta đã sai Con Một Người đến trong thế gian, để nhờ Ngài mà chúng ta được sống"; 4- "Tình yêu ấy là thế này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã thương yêu chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta".

Đúng thế, tình yêu thương là chính bản tính của Thiên Chúa: "Thiên Chúa là tình yêu". Nghĩa là nếu Thiên Chúa không yêu theo bản tính của mình, như ánh sáng không chiếu soi, như muối không mặm mà, thì không còn là và không phải là Thiên Chúa nữa. Mà đã "là tình yêu" thì không phải chỉ ở chỗ không thể nào không yêu, mà còn ở chỗ yêu với tất cả bản thân là tình yêu của Ngài. Đến độ, dám hy sinh tất cả cho chúng ta, dù chúng ta chỉ là một loài tạo vật vô cùng hèn hạ lại còn xấu xa khốn nạn nữa, bằng cách tự động tỏ tình với chúng ta, thậm chí không tiếc Người Con duy nhất là chính Bản Thân vô cùng cao trọng và cao quí của Ngài cho chúng ta: "Tình yêu ấy là thế này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã thương yêu chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta".

"Thiên Chúa là tình yêu"
chẳng nhưng yêu thương chung loài tạo vật đã được Ngài dựng nên theo hình ảnh thần linh của Ngài và tương tự như Ngài, mà còn yêu từng con người được Ngài dựng nên nữa, dù họ là ai.  Vị "Thiên Chúa là tình yêu" chẳng những thương riêng dân của Ngài và thương họ có vẻ như trên hết mọi dân tộc, đến độ Ngài có thể vì họ mà trừng phạt các dân tộc khác dám phạm đến họ, như đã xẩy ra cho dân Ai Cập trong cuộc
Xuất Hành của họ mà còn thương tất cả mọi dân tộc khác nữa qua chính dân tộc của Ngài. Đó là lý do vị lãnh đạo tông đồ đoàn Phêrô, sau khi chứng kiến thấy một trường hợp lạ lùng đầu tiên liên quan tới dân ngoại, mới thốt lên ở Bài Đọc 1 hôm nay rằng:

"Xảy ra là khi Phêrô vừa vào nhà, thì Cornêliô ra đón ngài, và sấp mình dưới chân ngài mà lạy. Phêrô liền đỡ ông dậy và nói rằng: 'Xin ông chỗi dậy, vì chính tôi cũng chỉ là người'. Phêrô lên tiếng nói rằng: 'Quả thật, tôi nghiệm biết rằng Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận!' Phêrô đang nói các lời đó, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên mọi kẻ đang nghe lời. Các tín hữu đã chịu cắt bì, những người đã đến cùng Phêrô, đều sửng sốt, khi thấy ơn Thánh Thần cũng đã tuôn đổ xuống trên các dân tộc; vả lại họ nghe các người ấy nói nhiều thứ tiếng và ngợi khen Thiên Chúa. Bấy giờ Phêrô lên tiếng nói rằng: 'Ai có thể ngăn cản ta lấy nước mà rửa cho những kẻ này, khi họ đã nhận lãnh Thánh Thần như chúng ta?' Và ngài truyền rửa tội cho họ nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Bấy giờ họ xin ngài ở lại với họ ít ngày".

 

Đó là lý do Bài Đáp Ca hôm nay mới có tâm tình tràn đầy hoan lạc và ngợi khen về ơn cứu độ phổ quát của Vị "Thiên Chúa là tình yêu" như sau:

 

1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. 

2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân, Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel.

3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca.

 

Chính vì tình yêu của Thiên Chúa đối với chung loài người như thế mà những ai được Ngài thương cũng phải yêu thương nhau như vậy, và cần phải làm sao để cho tình yêu thương của Ngài giành cho chúng ta được bừng phát lên, lan tỏa cho tất cả mọi người cũng như cho từng người đã được Ngài yêu thương nơi Con của Ngài và cứu chuộc nhờ Con của Ngài: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con", chính Chúa Giêsu đã khẳng định như thế trong Bài Phúc Âm hôm nay, Đấng đã tỏ hết tình yêu của Cha của Ngài ở trên trời cho loài người chúng ta qua cuộc Khổ Nạn và Tử Giá vô cùng nhục nhã và đớn đau của Người, đến độ Người đã trở thành đáng thương hơn cả chúng ta là loài tội lỗi đáng thương nữa.

Thế thì, theo nguyên tắc và đường lối truyền đạt yêu thương ấy, loài người chúng ta nói chung và Kitô hữu chúng ta nói riêng, cũng cần phải tỏ ra mình được thương yêu thế nào thì cũng yêu thương nhau như vậy. Nếu "Người đã yêu thương những ai thuộc về Người ở trên thế gian thì Người cũng muốn chứng tỏ rằng Người thương yêu họ cho đến cùng" (Gioan 13:1), thì chúng ta là môn đệ của Người cũng thế: "Những gì Thày làm là để nêu gương cho các con, để Thày làm thế nào các con cũng hãy làm theo như thế" (Gioan 13:15).Nên cũng trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ đích thực của Người rằng: "Ðây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình".

Và việc Kitô hữu môn đệ chúng ta đáp ứng lệnh truyền của Người "là các con hãy yêu mến nhau" như câu Người nói cuối cùng của Bài Phúc Âm hôm nay, chẳng những là việc chúng ta truyền đạt tình yêu vô cùng bất tận của Thiên Chúa mà còn chính là việc chúng ta trở về nguồn với tình yêu này, đáp lại tình yêu này, hay là "ở lại trong tình yêu của Thày", đúng như ý nghĩa của lời Chúa Giêsu nói ở đầu bài Phúc Âm hôm nay. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể "ở lại trong tình yêu của Thầy", chính Chúa Giêsu đã dẫn giải rõ ràng đó là: "Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người". Mà lệnh truyền của Thày đây là gì, nếu không phải như Người cũng đã khẳng định ngay sau đó rằng: "Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con".

Tuy nhiên, việc thành phần môn đệ Kitô hữu chúng ta yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân không phải tự chúng ta là loài tạo vật hữu hạn và bất toàn lại còn đầy những tội lỗi không xứng đáng làm và có khả năng làm, mà chỉ là tác động đáp ứng tình yêu của Thiên Chúa giành cho chúng ta và đối với chúng ta, và chính tình yêu của Thiên Chúa trong chúng ta, nhất là khi đã hoàn toàn chiếm đoạt chúng ta và làm chủ chúng ta, mới làm cho chúng ta xứng đáng kính mến Ngài và mới giúp chúng ta có khả năng yêu thương tha nhân như Con của Ngài. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định cảm nhận đáp ứng tình yêu Thiên Chúa và thông đạt tình yêu Thiên Chúa ở trong bài Phúc Âm hôm nay như sau: "Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con".





Năm C
 

Sự sống của một hiện diện thần linh được ở trong Cha và Con bằng tình yêu thương. 


Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: Cv 15, 1-2. 22-29

"Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên đặt thêm gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, có mấy người từ Giuđêa đến dạy bảo các anh em rằng: "Nếu anh em không chịu cắt bì theo luật Môsê, thì không được cứu độ". Do đó, Phaolô và Barnaba đã tranh luận gắt gao với họ. Bấy giờ người ta quyết định là Phaolô, Barnaba và một ít người khác thuộc phe họ, lên Giêrusalem gặp các Tông đồ và niên trưởng, để xin giải quyết vấn đề này.

Bấy giờ các Tông đồ, kỳ lão, cùng toàn thể Hội thánh chấp thuận chọn ít người trong các ngài, và sai đi Antiôkia với Phaolô và Barnaba: đó là Giuđa, gọi là Barsaba, và Sila, những vị có uy thế giữa anh em. Các ngài nhờ tay hai ông chuyển bức thơ viết như sau:

"Anh em Tông đồ và kỳ lão chúng tôi kính chào các anh em thuộc dân ngoại ở Antiôkia, Syria và Cilicia. Chúng tôi nghe tin rằng có mấy người trong chúng tôi đã đến nói những lời gây hoang mang và làm cho tâm hồn anh em xao xuyến, chúng tôi không uỷ quyền cho họ, vì thế chúng tôi họp lại, đồng ý chọn một ít người và sai đến anh em làm một với Barnaba và Phaolô, những anh em yêu quý của chúng tôi, tức là những người đã liều mạng sống mình vì danh Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Vậy chúng tôi đã sai Giuđa và Sila đến nói miệng với anh em cũng chính những lời này: Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên đặt thêm cho anh em gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp này là anh em hãy kiêng đồ cúng thần, huyết, thịt thú chết ngạt và gian dâm; giữ mình khỏi các điều đó là anh em làm phải. Chúc anh em vạn an".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 66, 2-3. 5-6 và 8

Ðáp: Chư dân, hãy ca tụng Ngài, thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài (c. 4).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Xin Thiên Chúa xót thương và chúc phúc lành cho chúng con, xin chiếu giãi trên chúng con ánh sáng tôn nhan Chúa, để trên địa cầu người ta nhìn biết đường lối của Ngài, cho chư dân thiên hạ được biết rõ ơn Ngài cứu độ. - Ðáp.

2) Các dân tộc hãy vui mừng hoan hỉ, vì Ngài công bình cai trị chư dân, và Ngài cai quản các nước địa cầu. - Ðáp.

3) Chư dân, hãy ca tụng Ngài, thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài! Xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho chúng con, và cho khắp cùng bờ cõi trái đất kính sợ Ngài. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Kh 21, 10-14. 22-23

"Người chỉ cho tôi thấy thành thánh do Thiên Chúa từ trời gởi xuống".

Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.

Thiên Thần đem tôi lên một núi cao chót vót khi tôi ngất trí, và chỉ cho tôi thấy thành thánh Giêrusalem từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, chói lọi vinh quang Thiên Chúa. Ánh sáng của nó toả ra như đá quý, giống như ngọc thạch, óng ánh tựa pha lê. Thành có tường lũy cao lớn, trổ mười hai cổng, trên các cổng có mười hai thiên thần, và có khắc tên mười hai chi họ con cái Israel. Phía đông có ba cổng, phía bắc có ba cổng, Phía nam có ba cổng, và phía tây có ba cổng. Tường thành xây trên mười hai móng có khắc tên mười hai tông đồ của Con Chiên. Còn đền thờ, tôi không thấy có trong thành, vì Thiên Chúa toàn năng và Con Chiên là đền thờ của thành. Thành không cần mặt trời, mặt trăng chiếu soi: vì đã có vinh quang Thiên Chúa chiếu sáng nó, và đèn của nó chính là Con Chiên.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 14, 23

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 14, 23-29

"Thánh Thần sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. Kẻ không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Lời các con nghe, không phải là của Thầy, nhưng là của Cha, Ðấng đã sai Thầy. Thầy đã nói với các con những điều này khi còn ở với các con. Nhưng Ðấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con. Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng. Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi. Các con đã nghe Thầy nói với các con rằng: Thầy đi, rồi Thầy trở lại với các con. Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy. Giờ đây Thầy nói với các con trước khi việc xảy ra, để khi việc xảy ra, thì các con tin".

Ðó là lời Chúa.

 


Suy Nghiệm Lời Chúa

Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm C hôm nay có những chi tiết liên quan đến 3 Lễ Trọng tiếp theo Chúa Nhật VI Phục Sinh này, đó là Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên (Thứ Năm tuần VI Phục Sinh): "Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy"; Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Chúa Nhật sau Chúa Nhật VII cuối Mùa Phục Sinh): "Ðấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con"; và Lễ Chúa Ba Ngôi (Chúa Nhật sau Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống): "Ðấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy".

Trong Tuần VI Phục Sinh này, không phải chỉ có Chúa Nhật mà cả suốt cả tuần, các bài Phúc Âm nói riêng và Phụng Vụ Lời Chúa nói chung, đều nói về Chúa Thánh Thần. Vấn đề trước hết được đặt ra ở đây là tại sao Đại Lễ Chúa Thánh Thần cách 2 tuần nữa mà Giáo Hội đã bắt đầu chọn đọc các bài Phúc Âm về Chúa Thánh Thần ở ngay tuần Thứ Sáu Phục Sinh? Tại sao không để vào Chúa Nhật và cả tuần Thứ VII Phục Sinh cho gần hơn và sát hơn có phải hợp tình hợp lý hơn hay chăng?? Xin thưa, bởi vì Tuần Thứ VII Phục Sinh đã được Giáo Hội chọn đọc các bài Phúc Âm về Lời Nguyện Hiến Tế kết thúc Bữa Tiệc Ly của Chúa Kitô, trong đó, Người xin cho tất cả được hiệp nhất nên một như Thiên Chúa. Mà tình trạng hiệp thông thần linh đây là tác động của Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp thông, bởi thế Chúa Thánh Thần cần phải được nói đến và biết đến ngay trong Tuần VI trước Tuần VII Phục Sinh.

Tuy nhiên, chủ đề "Thày là sự sống" trong Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh, vẫn thích hợp cho tới chính Đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, nghĩa là bao gồm cả Tuần VI và Tuần VII Phục Sinh. Bởi vì, Chúa Thánh Thần được nói đến trong Tuần VI Phục Sinh, chính là "Đấng ban sự sống", hay là nguồn sự sống thần linh, và mối hiệp thông thần linh, được chất chứa trong các bài Phúc Âm của Tuần VII Phục Sinh, (bao gồm cả 2 bài phúc âm, ở cuối đoạn 21 của Phúc Âm Thánh Gioan, không thuộc về Lời Nguyện Hiến Tế của Chúa Kitô kết thúc Bữa Tiệc Ly, nhưng cũng có ý nghĩa hiệp thông thần linh), là tột đỉnh của sự sống thần linh, là mục đích của việc tạo dựng ngay từ ban đầu của Thiên Chúa cùng với việc cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô, và là chính thực tại của sự sống thần linh.

Trong bài Phúc Âm cho Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm C này, Chúa Thánh Thần được Chúa Kitô mạc khải cho biết thứ tự như sau:

 

1- "Ðấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy": Trước hết, trong nội bộ Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi, Thánh Thần là Đấng nhiệm xuất từ Cha và Con như Giáo Hội Công Giáo tuyên xưng: "Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra" (Kinh Tin Kính), chứ không phải chỉ từ Cha như Giáo Hội Chính Thống chủ trương. "Thánh Thần" là Ngôi Ba được "Cha sai đến", nhưng Ngài chỉ được "Cha sai đến" "nhân danh Thày" mà thôi, nghĩa là vì một vai vế cao hơn chính Ngôi Thánh Thần là Ngôi Con trong Ba Ngôi Thiên Chúa ... Thế nhưng, Ngài được "Cha sai đến" đâu và "đến" với ai, nếu không phải "đến" với Giáo Hội do chính Chúa Kitô thiết lập và là Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Và để làm gì? Câu trả lời sẽ được các bài phúc âm trong Tuần VI Phục Sinh này trả lời cho biết, bao gồm cả bài Phúc Âm của chính Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm C hôm nay.

 

2- "Chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con". Trước hết, "Thánh Thần mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thày" là để "dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con". Tuy nhiên, vì Chúa Thánh Thần được "Cha sai đến nhân danh Thày" nên Ngài sẽ không "dạy các con" những gì của riêng Ngài và theo ý của Ngài, tức là sẽ mạc khải thêm cho các tông đồ ngoài chính những gì Chúa Kitô đã mạc khải và là chính tất cả mạc khải thần linh. Chúa Kitô đã được Cha sai đến không hề làm theo ý mình thế nào thì Chúa Thành Thần được "Cha sai đến nhân danh Thày" cũng chỉ "dạy các con mọi sự" Thày đã truyền dạy các con mà thôi, bằng cách 'nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con", nghĩa là làm cho Giáo Hội càng ngày càng thấu hiểu hơn mạc khải thần linh nơi từng thời đại lịch sử loài người.

Điển hình nhất là trường hợp được Sách Tông Vụ trong Bài Đọc I hôm nay nhắc đến, đó là quyết định của các Thánh Tông Đồ, trong đó có 3 vị chính: Tông Đồ Phêrô là Giáo Hoàng tiên khởi đại diện Chúa Kitô trên trần gian lo cho đàn chiên phổ quát của Chúa Kitô, tiếp đến là Tông Đồ Giacôbê là Giám Mục cai quản Giáo Hội ở Giêrusalem thuộc cấp thẩm quyền địa phương bấy giờ, và còn có cả Tông Đồ Phaolô đặc trách dân ngoại, bao gồm các Giáo Hội mới được thành lập ở ngoài Giáo Phận Jerusalem. Quyết định của các vị nơi Công Đồng Chung Jerusalem của Giáo Hội sơ khai, Giáo Hội tiên khởi này đó là dân ngoại trở lại Kitô giáo không cần phải chịu phép cắt bì theo Do Thái giáo mới được cứu độ, như có một số tín hữu Do Thái giáo trở lại Kitô giáo chủ trương và loan truyền. Thế nhưng, trong Văn Thư chính thức của công đồng về quyết định ấy đã cho thấy quyết định ấy bởi "Thánh Thần và chúng tôi". "Thánh Thần" trước", "chúng tôi" sau. Có nghĩa là "Người sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con", đó là "Ai tin vào tin mừng và chịu phép rửa thì được cứu độ" (Marco 16:16), chứ không cần cắt bì nữa.

 

Cho dù Kitô hữu không cần phải chịu phép cắt bì của Do Thái giáo đi nữa, tuy nhiên, theo nguyên tắc thì "ơn cứu độ xuất phát từ dân Do Thái" (Gioan 4:22), nghĩa là, ở một ý nghĩa nào đó, từ chính Đấng sáng lập và thành phần tông đồ là nền tảng của Giáo Hội toàn là những con người thuộc "dân Do Thái", và từ "Jerusalem, khắp Giuđêa và Samaria" (Tông Vụ 1:8) là giáo đô của Do Thái giáo và những miền đất của "dân Do Thái". Chưa hết, Kitô giáo có nguồn gốc từ Do Thái giáo, từ lịch sử cứu độ của "dân Do Thái", một lịch sử cứu độ đã được nên trọn "khi thời gian đã nên mãn" (Galata 4:4). Thế nhưng, chính vì lịch sử cứu độ của "dân Do Thái" đã và chỉ đạt đến tột đỉnh nơi Đức Giêsu Thiên sai Cứu Thế, giáo tổ Kitô giáo mà chỉ cần tin vào tin mừng về Người và lãnh nhận Phép Rửa nhân danh Người là đủ được cứu độ, một tin mừng do Giáo Hội rao giảng và một phép rửa do Giáo Hội ban phát. Như thế, cho dù Kitô giáo bắt nguồn từ Do Thái giáo, nhưng ngược lại Do Thái giáo chỉ nên trọn nơi Kitô giáo, hay nói ngược lại Kitô giáo là tầm vóc trọn hảo của Do Thái giáo.

 

Đó là lý do Sách Khải Huyền trong Bài Đọc II hôm nay đã cho thấy mối liên hệ giữa Do Thái giáo và Kitô giáo bất khả thiếu và bất khả phân ly nơi hình ảnh về một Thành Thánh Giêrusalem, ám chỉ Giáo Hội vinh quang của Chúa Kitô ở vào tận điểm của Mầu Nhiệm Cánh Chung, đó là một "thành thánh Giêrusalem từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, chói lọi vinh quang Thiên Chúa... Thành có tường lũy cao lớn, trổ mười hai cổng, trên các cổng có mười hai thiên thần, và có khắc tên mười hai chi họ con cái Israel... Tường thành xây trên mười hai móng có khắc tên mười hai tông đồ của Con Chiên". Trong bài đọc II này, hình ảnh Do Thái giáo được tiêu biểu nơi "mười hai cổng.. có khắc tên mười hai chi họ con cái Israel", nơi phải qua mới có thể vào trong thành, và hình ảnh Kitô giáo được tiêu biểu nơi "mười hai móng có khắc tên mười hai tông đồ của Con Chiên" mà "tường thành xây trên". Hình ảnh 12 cổng thành liên quan đến Do Thái giáo trước và 12 móng của tường thành liên quan đến Kitô giáo sau như thế không phải đã chất chứa ý nghĩa Do Thái giáo dẫn đến Kitô giáo và Kitô giáo là tầm vóc trọn hảo của Do Thái giáo hay sao?

 

Dù sao cả hai, 12 cổng vào thành ám chỉ Do Thái và 12 móng tường thành ám chỉ Kitô giáo này cũng là 2 yếu tố bất khả thiếu để làm nên thành thánh Giêrusalem vinh quang, làm nên Giáo Hội Cánh Chung của Chúa Kitô, bao gồm cả "dân Do Thái" lẫn tất cả dân ngoại, nghĩa là toàn thể loài người. Bởi vì Thiên Chúa dựng nên loài người chỉ muốn trở thành Thiên Chúa ở cùng họ, là Emmanuel của họ (xem Gioan 1:14), thành phần được "Ngài ban cho quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12), được "Con tỏ danh Cha cho họ... để tình cha với họ sống trong họ và Con sống trong họ" (Gioan 17:26). Do đó mà Bài Đọc II đã kết thúc bằng một hình ảnh và một sự thật về "thành thánh Giêrusalem từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, chói lọi vinh quang Thiên Chúa" thật là chính xác như thế này: "Còn đền thờ, tôi không thấy có trong thành, vì Thiên Chúa toàn năng và Con Chiên là đền thờ của thành. Thành không cần mặt trời, mặt trăng chiếu soi: vì đã có vinh quang Thiên Chúa chiếu sáng nó, và đèn của nó chính là Con Chiên". Đó là lý do Bài Đáp Ca hôm nay mới có những tâm tình hân hoan chúc tụng như sau:

 

1) Xin Thiên Chúa xót thương và chúc phúc lành cho chúng con, xin chiếu giãi trên chúng con ánh sáng tôn nhan Chúa, để trên địa cầu người ta nhìn biết đường lối của Ngài, cho chư dân thiên hạ được biết rõ ơn Ngài cứu độ.

2) Các dân tộc hãy vui mừng hoan hỉ, vì Ngài công bình cai trị chư dân, và Ngài cai quản các nước địa cầu.

3) Chư dân, hãy ca tụng Ngài, thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài! Xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho chúng con, và cho khắp cùng bờ cõi trái đất kính sợ Ngài.

 

Ghi Chú: Khi cử hành Lễ Thăng Thiên vào Chúa Nhật tới, thì trong Lễ Chúa Nhật VI Phục Sinh hôm nay có thể đọc Bài đọc II và Bài Tin Mừng của Chúa Nhật VII Phục Sinh.

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc II: Kh 22, 12-14. 16-17. 20

"Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ngự đến".

Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.

Tôi là Gioan đã nghe tiếng phán cùng tôi rằng: "Này Ta đến ngay, Ta có phần thưởng để trả công cho mỗi người tuỳ các việc người ấy đã làm. Ta là Alpha và Ômêga, là thứ nhất và cuối cùng, là nguyên thuỷ và cùng đích. Phúc cho những ai giặt áo của mình trong máu Con Chiên, để được hưởng dùng cây sự sống, và được qua cửa để vào thành.

"Ta là Giêsu, đã sai thiên thần đến làm chứng cho các ngươi về những điều có liên quan đến các giáo đoàn. Ta là gốc rễ, là dòng dõi Ðavit, là sao mai sáng chói".

Thần Trí và tân nương nói: "Hãy đến!" Và kẻ nào nghe cũng hãy nói: "Hãy đến!" Và ai khát, hãy đến; ai muốn, hãy nhận lãnh nhưng không nước sự sống.

Ðấng làm chứng những điều ấy phán: "Phải, Ta đến ngay". "Amen. Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ngự đến!"

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 14, 18; 16, 22

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 17, 20-26

"Ðể chúng được hoàn toàn nên một".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: "Lạy Cha chí thánh, Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con. Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một, và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con."

"Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng: Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng Con biết Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đã sai Con. Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa".

Ðó là lời Chúa.

 


Suy Nghiệm Lời Chúa

 

 (theo PVLC bao gồm bài đọc II và bài Phúc Âm Chúa Nhật VII Phục Sinh Năm C, vì Chúa Nhật VII Năm C Tuần tới thường là Chúa Nhật cử hành Lễ Trọng Chúa Giêsu Thăng Thiên ở các giáo phận trên thế giới)

Tuần Thứ Sáu Phục Sinh vẫn tiếp tục chủ đề "Thày là sự sống". Phụng vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm C này nói chung và Bài Phúc Âm nói riêng đã cho thấy sự sống này là ở nơi tình trạng hiệp thông thần linh: "để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta ... Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một..."

Mối hiệp thông thần linh là nội tại và thực tại của sự sống thần linh đây bao gồm tất cả "mọi người": "để mọi người nên một", chứ không phải chỉ riêng dân Do Thái là dân riêng được Thiên Chúa tuyển chọn để tỏ mình ra cho họ dọc suốt giòng lịch sử cứu độ của họ, nhưng Ngài không chỉ tỏ cho họ mà qua họ tỏ cho cả dân ngoại bao gồm toàn thể loài người nữa, vì ngay từ ban đầu, ngay sau nguyên tội, Ngài đã hứa cứu chuộc chung nhân loại, trong đó có cả dân Do Thái sau này được Ngài tuyển chọn như một dân tộc tiền thân cho Giáo Hội Chúa Kitô là Dân Tân Ước của Ngài.

Và đó là lý do, Sách Tông Vụ trong Bài Đọc I hôm nay đã cho thấy đệ nhất Công Đồng Chung của Giáo Hội sơ khởi và tiên khởi ở Jerusalem đã quyết định rất chính xác theo tác động của Thánh Thần là Thần Chân Lý bất khả sai lầm: "Thánh Thần và chúng tôi xét...", về vấn đề tuyên truyền của một số người Do Thái bảo thủ chủ trương đối với thành phần dân ngoại: "nếu anh em không chịu cắt bì theo luật Môsê, thì không được cứu độ", "rằng không nên đặt thêm cho anh em gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp này là anh em hãy kiêng đồ cúng thần, huyết, thịt thú chết ngạt và gian dâm; giữ mình khỏi các điều đó là anh em làm phải".

Như thế, tất cả những ai được cứu độ đều có sự sống thần linh, tức được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa, nơi Đức Giêsu Thiên Sai Cứu Thế, nhờ "Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống" (Kinh Tin Kính), là nguyên lý hiệp thông và đồng thời cũng là tác lực hiệp thông, và thực sự là chính mối hiệp thông. Trong Lời Cầu Thánh Hiến kết thúc Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu, trong đó bài Phúc Âm cho Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm C (cũng là bài Phúc Âm cho Chúa Nhật VII Phục Sinh Năm C nếu Chúa Nhật VII này không cử hành Lễ Chúa Kitô Thăng Thiên), là phần cuối, chỉ thấy có Cha và Con mà chẳng thấy Thánh Thần đâu. Tuy nhiên, nếu Thánh Thần là chính mối hiệp thông thần linh thì khi nói đến mối hiệp nhất Cha và Con là Chúa Giêsu đã nói đến Chúa Thánh Thần rồi vậy.

"Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng: Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con... Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa". Ở đây, dường như Chúa Kitô muốn nói đến các thánh tông đồ được Người tuyển chọn làm nền tảng Giáo Hội của Người, thành phần "những kẻ thuộc về Người" (Gioan 13:1), đã được Người nhắc đến 2 lần ở phần trên của cùng Lời Nguyện Hiến Tế kết thúc Bữa Tiệc Ly: "Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con" (Gioan 17:6), "những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha" (Gioan 17:9).

Đối với thành phần tông đồ này, Chúa Giêsu muốn "Con ở đâu chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con", trước hết có thể hiểu là các tông đồ được chọn để nên giống hình ảnh Người, tức là được tham phần Khổ Nạn và Tử Giá với Người: "Thầy đi dọn chỗ cho anh em... Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó" (Gioan 14:2-3), tức các vị chính là: "Những ai Thiên Chúa đã biết trước thì Ngài cũng tiền định cho nên giống Con của Ngài" (Roma 8:29).

 

Và đó phải chăng là ý nghĩa của những gì Sách Khải Huyền trong Bài Đọc II hôm nay đã nói tới: "'Ta là Giêsu, đã sai thiên thần đến làm chứng cho các ngươi về những điều có liên quan đến các giáo đoàn. Ta là gốc rễ, là dòng dõi Ðavit, là sao mai sáng chói'. Thần Trí và tân nương nói: 'Hãy đến!' Và kẻ nào nghe cũng hãy nói: 'Hãy đến!' Và ai khát, hãy đến; ai muốn, hãy nhận lãnh nhưng không nước sự sống". Câu này ám chỉ một cuộc hiệp thông thần linh giữa Chúa "Giêsu" và "tân nương" là Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng các tông đồ (xem Epheso 2:20). Đúng thế, "Thần Trí và tân nương" đây đã được phản ảnh nơi Bài Đọc I hôm nay: "Thánh Thần và chúng tôi". Cuộc hiệp thông thần linh đây là cuộc hiệp thông giữa Chúa Kitô là Đầu và Giáo Hội là Nhiệm Thể của Người, một Nhiệm Thể Giáo Hội mà "Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa", bao gồm tất cả dân ngoại.

 

Thế nên, Đoạn Thánh Vịnh 66 trong Bài Đáp Ca hôm nay mới kêu gọi "các dân tộc" hay "chư dân", thành phần đã trở thành Giáo Hội Nhiệm Thể Chúa Kitô, được hiệp thông thần linh với Người và trong Người với Cha rằng: "Các dân tộc hãy vui mừng hoan hỉ, vì Ngài công bình cai trị chư dân (chứ không chỉ ưu ái riêng với dân Do Thái - xem Tông Vụ 10:34), và Ngài cai quản các nước địa cầu (bao gồm muôn dân trong đó có cả dân Do Thái)" (câu xướng 2). Bởi thế: "Chư dân, hãy ca tụng Ngài, thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài" (câu xướng 3 cũng là chính câu Đáp).

 

 

Thứ Hai sau Chúa Nhật VI Phục Sinh

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: Cv 16, 11-15

"Chúa đã mở lòng cho bà chú ý nghe những lời Phaolô giảng dạy".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Chúng tôi xuống tàu tại Trôa và đi thẳng đến Samôthra, và hôm sau đến Nêapôli; rồi từ đó đi Philippê là thành thứ nhất vùng Macêđônia, và là xứ thuộc địa. Chúng tôi lưu lại thành này một ít ngày. Ðến ngày Sabbat, chúng tôi đi ra ngoài cửa thành đến bờ sông, chỗ người ta thường hợp nhau đọc kinh. Chúng tôi ngồi xuống giảng cho những phụ nữ đang tề tựu ở đó. Bấy giờ có một bà tên là Lyđia, buôn vải gấm, quê ở Thyatira, có lòng thờ Chúa, cũng ngồi nghe; Chúa đã mở lòng cho bà chú ý nghe các điều Phaolô giảng dạy. Sau khi chịu phép rửa tội làm một với gia đình, bà nài xin rằng: "Nếu các ngài xét thấy tôi đã nên tín đồ của Chúa, thì xin đến ngụ tại nhà tôi". Bà nài ép chúng tôi.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 149, 1-2. 3-4. 5 và 6a và 9b

Ðáp: Chúa yêu thương dân Người (c. 4a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, hãy vang lên lời khen ngợi trong công hội các tín đồ. Israel hãy mừng vui vì Ðấng tạo tác bản thân, con cái Sion hãy hân hoan vì vua của họ. - Ðáp.

2) Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với trống con: bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến thắng vẻ vang. - Ðáp.

2) Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với trống con: bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến thắng vẻ vang. - Ðáp.

3) Các tín đồ hãy mừng rỡ trong vinh quang, hãy hoan hỉ trong những nơi khu phố. Miệng họ hãy reo lên lời hoan hô Thiên Chúa. Ðó là vinh quang cho mọi tín đồ của Chúa. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 13

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 15, 26-16, 4

"Thần Chân lý sẽ làm chứng về Thầy".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi Ðấng Phù Trợ đến, Ðấng Thầy sẽ từ nơi Cha Thầy sai đến với các con, Người là Thần Chân lý bởi Cha mà ra, Người sẽ làm chứng về Thầy. Và các con cũng sẽ làm chứng, vì các con đã ở với Thầy từ ban đầu. Thầy đã nói với các con điều đó để các con khỏi vấp ngã. Người ta sẽ loại các con ra khỏi hội đường. Ðã đến giờ kẻ giết các con tưởng làm thế là phụng sự Thiên Chúa. Họ sẽ làm những điều đó cho các con, vì họ không biết Cha, cũng không biết Thầy. Nhưng Thầy đã nói với các con như vậy, để khi đến giờ của họ, các con nhớ lại là Thầy đã bảo các con".

Ðó là lời Chúa.

 


Suy Nghiệm Lời Chúa

 

 

"Thiên Chúa là Thần Linh" (Gioan 4:24). "Thần Linh" ở đây không phải như kiểu thiên thần theo bản tính thiêng liêng cũng có thể gọi là "thần linh", "thần linh" theo tầm cấp tạo vật của các thiên thần thì không thể ở trong các tạo vật nói chung và nhất là trong linh hồn thiêng liêng của con người ta nói riêng. Chính sự kiện có thể ở trong linh hồn con người cũng như ở nơi chính các thiên thần trên trời cho thấy "Thiên Chúa là Thần Linh", là Hiện Diện Thần Linh. 

 

Trong bài phúc âm Thứ Hai Tuần VI Phục Sinh hôm nay, thời điểm gần hết Mùa Phục Sinh 7 tuần lễ, một bài phúc âm cũng như các bài Phúc Âm khác trong tuần này, Giáo Hội cố ý chọn đọc những đoạn Phúc Âm của Thánh ký Gioan về Thánh Linh (3 ngày đầu trong tuần VI Phục Sinh này) là Đấng sau khi thăng thiên về cùng Cha Người sẽ từ Cha sai đến với các tông đồ, với Giáo Hội, để Người có thể ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế (xem Mathêu 28:20), nhờ đó Giáo Hội có thể hiên ngang bất khuất làm chứng nhân về Người và cho Người đến tận cùng trái đất và cho tới khi Người lại đến trong vinh quang.

 

"Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: 'Khi Ðấng Phù Trợ đến, Ðấng Thầy sẽ từ nơi Cha Thầy sai đến với các con, Người là Thần Chân lý bởi Cha mà ra, Người sẽ làm chứng về Thầy. Và các con cũng sẽ làm chứng, vì các con đã ở với Thầy từ ban đầu. Thầy đã nói với các con điều đó để các con khỏi vấp ngã. Người ta sẽ loại các con ra khỏi hội đường. Ðã đến giờ kẻ giết các con tưởng làm thế là phụng sự Thiên Chúa. Họ sẽ làm những điều đó cho các con, vì họ không biết Cha, cũng không biết Thầy. Nhưng Thầy đã nói với các con như vậy, để khi đến giờ của họ, các con nhớ lại là Thầy đã bảo các con'".

"Các con cũng sẽ làm chứng" ở đây, theo lời Chúa Giêsu, cần hai yếu tố bất khả thiếu, đó là Thánh Linh, "Thần Chân lý bởi Cha mà ra, Người sẽ làm chứng về Thầy" "ở với Thầy từ ban đầu", bằng không, không ai có thể làm chứng cho Chúa Kitô. Hai yếu tố bất khả thiếu là những gì cũng bất khả phân ly.

Trước hết là yếu tố "ở với Thày ngay từ ban đầu", điều kiện tối cần để chọn vị tông đồ thay cho tông đồ Giuđa Ích-Ca (xem Tông Vụ 1:21-22), vì không hiểu biết Chúa Kitô bằng chính cảm nghiệm bản thân gần gũi với Người, không thể làm chứng về Người và cho Người. Bởi thế mà Thánh Gioan Tông Đồ, ngay đầu Thư Thứ Nhất là nói đến sự kiện "điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời..." (1Gioan 1:1-2).

Sau nữa là yếu tố "Thần Chân Lý", được "Thày từ nơi Cha sai đến", một "Thần Chân Lý" là Đấng "thấu suốt mọi sự nơi Thiên Chúa" (1Corinto 2:10), bất khả thiếu cho thành phần chứng nhân tông đồ, thành phần chứng nhân tiên khởi. Vì cho dù được ở với Chúa Kitô ngay từ ban đầu đấy, các tông đồ vẫn không hoàn toàn hiểu được Chúa Kitô như Người thực sự là, trái lại, còn trắng trợn bán Người và chối bỏ Người. Bởi thế các vị cần đến Thánh Linh là "Thần Chân Lý", vì Ngài "bởi Cha mà ra", là chính Ý Thức Thần Linh của Cha về bản thân Cha là chính Người Con của Cha, nên chỉ có Vị "Thần Chân Lý" này mới biết được Đấng Cha sai hầu có thể "làm chứng về Thày", làm chứng qua các chứng nhân được "ở với Thày ngay từ ban đầu": "các con cũng sẽ làm chứng nữa". Nếu không có Thánh Linh là Thần Chân Lý, cho dù có ở với Thày ngay từ ban đầu, họ vẫn có thể trở thành một phản kitô, một kitô giả. Như trường hợp tông đồ Phêrô vừa tuyên xưng Thày xong đã trở thành Satan trước mặt Người.

"Người ta sẽ loại các con ra khỏi hội đường". Nếu so sánh với Giáo Hội Công Giáo có nghĩa là tuyệt thông nếu không tin Chúa Kitô như Giáo Hội tin hay không tin các tín điều do Giáo Hội tuyên bố. Cho đến nay Do Thái giáo vẫn loại ra khỏi hội đường của họ, hay tuyệt thông những ai theo Do Thái giáo công nhận Nhân Vật Giêsu Nazarét là Đức Kitô Thiên Sai. Mà các vị tông đồ gốc gác từ Do Thái giáo nên bị hiọ loại ra khỏi hội đường bởi các vị rao giảng Nhân Vật Giêsu Nazarét là Đức Kitô Thiên Sai.

“Kẻ giết các con tưởng làm thế là phụng sự Thiên Chúa” ở đây, vì họ nghĩ rằng Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ trong giòng Lịch Sử Cứu Độ không thể nào ở nơi một Nhân Vật Lịch Sử Giêsu Nazarét cũng là người như họ. Điển hình là trường hợp của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái đã nhân danh Thiên Chúa để lên án tử cho Chúa Giêsu là nhân vật đối với họ chỉ là người mà dám lộng ngôn cho mình ngang hàng với Thiên Chúa (xem Mathêu 26:65; Gioan 10:33). Lý do chính yếu là vì "họ không biết Cha, cũng không biết Thày"

Bài Đọc 1 (Tông Vụ 16:11-15)

 

Trong bài đọc 1 hôm nay, chúng ta thấy sự hiện diện thần linh chẳng những ở nơi người giảng mà còn cả ở nơi người nghe nữa, bởi thế, một khi gặp ngay tần số thần linh giống nhau, "Chúa đã mở lòng cho bà chú ý nghe các điều Phaolô giảng dạy", mới xẩy ra câu chuyện trở lại tiêu biểu (như các cuộc trở lại khác cũng nhờ sự hiện diện thần linh là chính Thánh Thần Thiên Chúa nơi cả đôi bên) của một người phụ nữ cùng với gia đình của bà sau khi nghe các nhà truyền giáo chuyên nghiệp Phaolô làm chứng cho Chúa Kitô bằng lời rao giảng của ngài về Người.

 

"Chúng tôi xuống tàu tại Trôa và đi thẳng đến Samôthra, và hôm sau đến Nêapôli; rồi từ đó đi Philippê là thành thứ nhất vùng Macêđônia, và là xứ thuộc địa. Chúng tôi lưu lại thành này một ít ngày. Ðến ngày Sabbat, chúng tôi đi ra ngoài cửa thành đến bờ sông, chỗ người ta thường hợp nhau đọc kinh. Chúng tôi ngồi xuống giảng cho những phụ nữ đang tề tựu ở đó. Bấy giờ có một bà tên là Lyđia, buôn vải gấm, quê ở Thyatira, có lòng thờ Chúa, cũng ngồi nghe; Chúa đã mở lòng cho bà chú ý nghe các điều Phaolô giảng dạy. Sau khi chịu phép rửa tội làm một với gia đình, bà nài xin rằng: 'Nếu các ngài xét thấy tôi đã nên tín đồ của Chúa, thì xin đến ngụ tại nhà tôi'. Bà nài ép chúng tôi".

 

 

 

Thứ Ba sau Chúa Nhật VI Phục Sinh

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: Cv 16, 22-34

"Anh hãy tin vào Chúa Giêsu, thì anh và cả nhà anh sẽ được cứu thoát".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, dân thành Philipphê xúm lại chống đối Phaolô và Sila; các nhà chức trách cho người xé áo choàng các ngài, và ra lệnh đánh đòn. Khi đã đánh các ngài nhừ tử, họ cho tống ngục, và truyền cho viên canh ngục canh giữ cẩn thận. Ðược lệnh như thế, viên cai ngục giam các ngài vào ngục sâu nhất, và còng chân các ngài lại.

Ðến nửa đêm, Phaolô và Sila cầu nguyện ca tụng Thiên Chúa; các tù nhân đều lắng nghe các ngài. Bỗng xảy ra một cuộc động đất lớn, làm rung chuyển cả nền móng ngục thất. Tức khắc mọi cửa đều mở tung, và xiềng xích mọi tù nhân đều rơi xuống. Viên cai ngục giật mình thức dậy, thấy các cửa ngục mở tung, thì rút gươm toan tự vẫn, vì tưởng những người bị xiềng đã tẩu thoát. Nhưng Phaolô kêu lớn tiếng rằng: "Anh chớ hại mình, vì chúng tôi còn tất cả ở đây". Viên cai ngục gọi lấy đèn, rồi chạy vào tù, và run rẩy sấp mình dưới chân Phaolô và Sila; đoạn dẫn hai ngài ra ngoài và nói: "Thưa các ngài, tôi phải làm gì để được cứu thoát?" Hai ngài đáp: "Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì anh và cả nhà anh sẽ được cứu độ".

Hai ngài giảng dạy lời Chúa cho anh và mọi người trong nhà. Ngay lúc đó, giữa ban đêm, viên cai ngục đem hai ngài đi, rửa vết thương, và lập tức anh ta được chịu phép rửa cùng với tất cả người nhà. Rồi anh đưa hai ngài lên nhà, dọn bàn ăn. Anh và cả nhà vui mừng vì đã tin Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 7c-8

Ðáp: Lạy Chúa, tay hữu Chúa khiến con được sống an lành (c. 7c).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng, vì Chúa đã nghe lời miệng con xin; trước mặt các thiên thần, con đàn ca mừng Chúa, con sấp mình thờ lạy bên thánh điện Ngài. - Ðáp.

2) Và con sẽ ca tụng uy danh Chúa, vì lòng nhân hậu và trung thành của Chúa. Khi con kêu cầu, Chúa đã nhậm lời con, Chúa đã ban cho tâm hồn con nhiều sức mạnh. - Ðáp.

3) Tay hữu Chúa khiến con được sống an lành. Chúa sẽ hoàn tất cho con những điều đã khởi sự, lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời, xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Ngài. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 26

Alleluia, alleluia! - Thánh Thần sẽ dạy các con mọi điều; và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 16, 5b-11

"Nếu Thầy không đi, thì Ðấng Phù Trợ sẽ không đến với các con".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Bây giờ Thầy về với Ðấng đã sai Thầy, mà các con không ai hỏi Thầy: Thầy đi đâu? Nhưng vì Thầy đã nói với các con điều đó, nên lòng các con tràn ngập u sầu. Dầu vậy Thầy phải nói sự thật cho các con: Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Ðấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con. Khi Người đến,Người sẽ tố cáo thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về án phạt. Về tội lỗi vì họ đã không tin vào Thầy. Về sự công chính, vì Thầy về cùng Cha, và các con sẽ không còn thấy Thầy. Về án phạt, vì thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử".

Ðó là lời Chúa.

 

 

 

 

Suy Nghiệm Lời Chúa

 

 

Chiều kích hiện diện thần linh trong chủ đề "Thày là sự sống" của Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh vẫn được tiếp tục trong bài Phúc Âm Thứ Ba Tuần VI hôm nay. Ở chỗ, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã báo trước cho các tông đồ về sự kiện Người Thăng Thiên về cùng Cha của Người. Và Ngưòi trấn an các tông đồ rằng việc Người về cùng Cha thì có lợi cho các vị. Ở chỗ, nếu Chúa Kitô tiếp tục ở trên thế gian này bằng nhân tính của Người nói chung và bằng thần xác hữu hình của Người nói riêng thì Người không thể nào hiện diện thần linh trong các tông đồ được, cho đến khi Người Phục Sinh và Thăng Thiên, nhờ đó Người mới có thể ở trong các vị bằng Thánh Thần từ Cha Người sai đến với các vị như là một Đấng Phù Trợ của các vị và ở cùng các vị để các vị được công chính hóa, vì các vị hoàn toàn sống bằng đức tin "không còn thấy Thày" mà chỉ theo tác động thần linh của Đấng Phù Trợ. 

 

"Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: 'Bây giờ Thầy về với Ðấng đã sai Thầy, mà các con không ai hỏi Thầy: Thầy đi đâu? Nhưng vì Thầy đã nói với các con điều đó, nên lòng các con tràn ngập u sầu. Dầu vậy Thầy phải nói sự thật cho các con: Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Ðấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con. Khi Người đến, Người sẽ tố cáo thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về án phạt. Về tội lỗi vì họ đã không tin vào Thầy. Về sự công chính, vì Thầy về cùng Cha, và các con sẽ không còn thấy Thầy. Về án phạt, vì thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử'".

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu còn cho biết sứ vụ của Đấng Phù Trợ là minh chứng về tội lỗi liên quan đến thế gian, về sự công chính liên quan đến các môn đệ và về án phạt liên quan đến ma quỉ.

Thật vậy, nếu ngón tay của Thiên Chúa đây ám chỉ Thánh Thần (xem Mathêu 12:28 so với Luca 11:20) thì hai lần Chúa Giêsu đã lấy ngón tay viết trên đất trong vụ người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (xem Gioan 8:6,8) đã cho thấy ba khía cạnh tội lỗi, công chính và án phạt nơi sứ vụ của Đấng Phù Trợ.

Theo thứ tự tác hành của Chúa Giêsu trong vụ này thì lần thứ nhất Người đã viết chữ “tội lỗi”, nên sau đó Người đã đứng lên thách thức thành phần muốn ném đá nạn nhân phụ nữ ngoại tình rằng: “Ai không có tội thì…” (Gioan 8:7). Lần thứ hai Người viết trên đất là chữ “công chính”, bởi thành phần tố cáo người phụ nữ ngoại tình đã lần lượt bỏ đi hết từ người già nhất cho thấy họ đã nhận biết mình mà nên công chính.

Chúa Giêsu không viết chữ thứ ba là “án phạt” nữa, bởi tội lỗi nơi thành phần cáo buộc chị phụ nữ nạn nhân đã được nhìn nhận, và chính nữ nạn nhân ngoại tình này cũng không lãnh “án phạt” cho bằng tình thương của Đấng “đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì hư hoại” (Luca 19:10).

Đúng thế, theo lời Chúa nói trong bài Phúc Âm hôm nay thì tội lỗi ở ngay chỗ không tin vào Người: "Về tội lỗi vì họ đã không tin vào Thầy", chứ không phải ở các hành vi cử chỉ lỗi phạm đến điều răn Chúa, đến lương tâm, đến luật Giáo Hội v.v. Bởi vì, con người không có đức tin, sống như vô thần thì vẫn còn ở trong tối tăm, tức "ngồi trong tối tăm và bóng chết chóc" (xem Luca 1:79), bởi thế mới cần được "ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12) chiếu soi.

Thánh Thần được sai đến để, qua Giáo Hội nói chung và các môn đệ của Chúa Kitô nói riêng, "là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:13), soi chiếu thế gian "không tin vào Thày" bằng lời rao giảng, nhất là bằng chứng từ của một "người công chính sống bởi đức tin" (Roma 1:17; Galata 3:11; Do Thái 10:28): "Về sự công chính, vì Thầy về cùng Cha, và các con sẽ không còn thấy Thầy".

Một khi thế gian được soi chiếu bằng ánh sáng đức tin của Giáo Hội Chúa Kitô thì kể như "Về án phạt, vì thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử", một xét xử đã xẩy ra ngay khi Chúa Kitô hoàn tất ơn cứu chuộc của Người ở biến cố Vượt Qua, và còn được xét xử cho tới tận thế bởi "quyền lực chiến thắng thế gian là đức tin của chúng ta" (1Gioan 5:4), một đức tin có tác dụng làm sáng tỏ Chúa Kitô "là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12) trong thế gian tăm tối gây ra bởi ma quỉ ngay từ ban đầu nơi nguyên tội.

Bài Đọc 1 hôm nay cũng cho thấy liên kết chặt chẽ về ý nghĩa với bài Phúc Âm liên quan đến 3 việc Thánh Thần làm như được Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người. Gia đình của viên cai ngục sống trong tăm tối của thế gian cho tới khi nhận được ánh sáng đức tin từ Tông Đồ Phaolô và đồng bạn Sila đang bị nhốt trong tù sau khi bị tra tấn nhừ tử, nhờ đó cả nhà của viên cai ngục này đã được cứu thoát khỏi quyền lực của ma quỉ.

Bài Đọc 1 (Tông Vụ 16:22-34)

 

Sự hiện diện thần linh bao giờ cũng có tác dụng thần linh. Đúng thế, đúng như lời Chúa Kitô báo trước cho các tông đồ về Đấng Phù Trợ trong bài phúc âm hôm nay, Đấng "sẽ tố cáo thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về án phạt". 

 

Trước hết "về tội lỗi vì họ đã không tin vào Thầy", như sự kiện xẩy ra trong bài đọc 1 hôm nay, đó là "trong những ngày ấy, dân thành Philipphê xúm lại chống đối Phaolô và Sila; các nhà chức trách cho người xé áo choàng các ngài, và ra lệnh đánh đòn. Khi đã đánh các ngài nhừ tử, họ cho tống ngục, và truyền cho viên canh ngục canh giữ cẩn thận. Ðược lệnh như thế, viên cai ngục giam các ngài vào ngục sâu nhất, và còng chân các ngài lại", ấy thế mà Thánh Phaolô và Sila vẫn được giải cứu nhờ "một cuộc động đất lớn, làm rung chuyển cả nền móng ngục thất".

 

Sau nữa "về sự công chính, vì Thầy về cùng Cha, và các con sẽ không còn thấy Thầy", một sự công chính được thể hiện nơi các chứng nhân của Chúa Kitô trong bài đọc 1 hôm nay, ở chỗ, cho dù bị giam nhốt trong một mật thất chắc ăn nhất, "đến nửa đêm" các vị vẫn "cầu nguyện ca tụng Thiên Chúa", và nhất là tỏ ra khoan dung với chính "viên cai ngục... rút gươm toan tự tử", bằng cách đã can ngăn anh: "Anh chớ hại mình, vì chúng tôi còn tất cả ở đây". 

 

Sau hết, "về án phạt, vì thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử", ở chỗ, cho dù hắn có lồng lên kịch liệt tấn công để triệt hạ cho bằng được thành phần chứng nhân của Chúa Kitô, hắn chẳng những không làm hại được các vị, trái lại, chính những thành phần tay sai loài người của hắn còn bị chinh phục ngược lại, như trong bài đọc 1 hôm nay cho thấy, qua trường hợp của viên cai ngục cùng gia đình của viên chức thành tâm này: "'Thưa các ngài, tôi phải làm gì để được cứu thoát?' Hai ngài đáp: 'Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì anh và cả nhà anh sẽ được cứu độ'".

 

"Trong những ngày ấy, dân thành Philipphê xúm lại chống đối Phaolô và Sila; các nhà chức trách cho người xé áo choàng các ngài, và ra lệnh đánh đòn. Khi đã đánh các ngài nhừ tử, họ cho tống ngục, và truyền cho viên canh ngục canh giữ cẩn thận. Ðược lệnh như thế, viên cai ngục giam các ngài vào ngục sâu nhất, và còng chân các ngài lại. Ðến nửa đêm, Phaolô và Sila cầu nguyện ca tụng Thiên Chúa; các tù nhân đều lắng nghe các ngài. Bỗng xảy ra một cuộc động đất lớn, làm rung chuyển cả nền móng ngục thất. Tức khắc mọi cửa đều mở tung, và xiềng xích mọi tù nhân đều rơi xuống. Viên cai ngục giật mình thức dậy, thấy các cửa ngục mở tung, thì rút gươm toan tự vẫn, vì tưởng những người bị xiềng đã tẩu thoát. Nhưng Phaolô kêu lớn tiếng rằng: 'Anh chớ hại mình, vì chúng tôi còn tất cả ở đây'. Viên cai ngục gọi lấy đèn, rồi chạy vào tù, và run rẩy sấp mình dưới chân Phaolô và Sila; đoạn dẫn hai ngài ra ngoài và nói: 'Thưa các ngài, tôi phải làm gì để được cứu thoát?' Hai ngài đáp: 'Hãy tin vào Chúa Giêsu, thì anh và cả nhà anh sẽ được cứu độ'. Hai ngài giảng dạy lời Chúa cho anh và mọi người trong nhà. Ngay lúc đó, giữa ban đêm, viên cai ngục đem hai ngài đi, rửa vết thương, và lập tức anh ta được chịu phép rửa cùng với tất cả người nhà. Rồi anh đưa hai ngài lên nhà, dọn bàn ăn. Anh và cả nhà vui mừng vì đã tin Thiên Chúa". 

 

 

 

Thứ Tư sau Chúa Nhật VI Phục Sinh

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: Cv 17, 15. 22 - 18,1

"Ðấng quý vị thờ mà không nhận biết, thì tôi xin loan báo Người cho quý vị".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, nhừng người tháp tùng Phaolô, dẫn đưa ngài cho đến Athêna; và khi đã nhận lệnh ngài truyền cho Sila và Timôthêu đến gặp ngài lập tức, họ liền ra đi.

Bấy giờ Phaolô đứng giữa đồi Arêôpagô mà nói: "Kính thưa quý vị người Athêna, tôi nhận thấy quý vị rất sùng tín về mọi mặt. Vì khi đi ngang qua, nhìn các tượng thần của quý vị, tôi cũng thấy một bàn thờ có ghi chữ: "Kính Thần vô danh". Vậy Ðấng quý vị thờ mà không nhận biết, thì tôi xin loan báo Người cho quý vị. Thiên Chúa, Ðấng đã tác tạo vũ trụ và vạn vật trong vũ trụ, Người là Chúa trời đất, nên không ngự nơi đền thờ do tay người phàm làm ra. Người cũng không cần bàn tay người phàm phụng sự như thể thiếu thốn điều gì, vì chính Người ban cho mọi người sự sống, hơi thở và hết mọi sự. Người đã làm cho toàn thể loài người từ một nguyên tổ lan tràn khắp mặt đất. Người phân định thời hạn rõ rệt và biên giới chỗ họ ở, để họ tìm thấy Thiên Chúa nếu họ cố gắng dò dẫm tìm gặp Người, vì thật ra Người không ở xa mỗi người chúng ta. Vì chưng ta sống, ta cử động và ta hiện hữu trong Người, như có mấy thi sĩ của quý vị đã nói: "Chúng ta thuộc tông giống Người". Vậy bởi chúng ta là dòng giống của Thiên Chúa, chúng ta không được nghĩ rằng Thần Linh giống như vàng, hoặc bạc, hay đá do nghệ thuật chạm trổ và suy tưởng của con người làm ra. Thiên Chúa không chấp những thời gian mê muội đó, nay Người loan báo cho nhân loại nhận biết để mọi người khắp nơi ăn năn hối cải, vì Người đã quy định ngày Người sẽ xét xử vũ trụ cách công minh, do Ðấng Người đã chỉ định và cho Ðấng ấy từ cõi chết sống lại để mọi người tin".

Khi họ nghe nói kẻ chết sống lại, thì có kẻ nhạo cười, có người lại nói rằng: "Ðể khi khác, chúng tôi sẽ nghe ông nói lại về điều đó". Thế là Phaolô bỏ họ ra đi. Nhưng cũng có vài người theo và tin ngài, trong số đó có Ðiônysiô nhân viên thuộc Arêôpagô, một phụ nữ tên Ðamari và mấy người khác nữa. Sau đó, Phaolô rời Athêna đi Côrintô.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 148, 1-2. 11-12ab. 12c-14a. 14bcd

Ðáp: Trời đất đầy vinh quang của Chúa.

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa từ muôn cõi trời, hãy ca tụng Người trên nơi cao thẳm. Các thiên thần Chúa, hãy ca tụng Người đi, ca tụng Người đi, hỡi các đạo thiên binh. - Ðáp.

2) Quân vương địa cầu và tất cả chư dân, quan chức và các vị chính quyền trên cõi đất, các thanh niên và cả những cô gái tân, những ông cụ già với đoàn con trẻ. - Ðáp.

3) Họ hãy ca tụng danh Chúa, vì danh Người siêu phàm, độc nhất, oai nghiêm. Người tràn lan trên trời dưới đất, và Người nâng cao quyền thế dân Người. - Ðáp.

4) Dân Người là đề tài ca tụng cho mọi tín hữu, cho hết thảy con cái Israel, dân tộc sống gần gũi với Người. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 16, 7 và 13

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ sai Thần Chân Lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 16, 12-15

"Thần Chân lý sẽ dạy các con biết tất cả sự thật".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con. Tất cả những gì Cha có, đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: "Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con".

Ðó là lời Chúa.

 


Suy Nghiệm Lời Chúa

 

 

Chiều kích Hiện Diện Thần Linh cho Tuần VI Phục Sinh tiếp tục liên quan đến Thánh Linh trong bài Phúc Âm Thứ Tư hôm nay. Ở chỗ, nhờ sự hiện diện thần linh của Ngài, trong khi thế gian được Ngài làm sáng tỏ cho thấy những gì là tội lỗi, công chính và hình phạt, các vị được Ngài "dẫn vào tất cả sự thật", nghĩa là được thông hiểu tất cả những gì Chúa Kitô đã mạc khải cho các vị và dạy dỗ các vị khi Người còn ở bên các vị và ở với các vị bằng xương bằng thịt, nhưng bấy giờ các vị chưa sâu xa cảm nhận và thấu hiểu, vì chưa có được chính Thần Linh thông biết của Người.

 

"Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: 'Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ các con không thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy, và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con. Tất cả những gì Cha có, đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: 'Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con'".

 

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Kitô còn tỏ cho chúng ta thấy Mầu Nhiệm Ba Ngôi, về mối Liên Hệ Thần Linh nơi Ba Ngôi Thiên Chúa. Ở chỗ: "Tất cả những gì Cha có, đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: 'Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con'". 

 

Trước hết là mối liên hệ thần linh giữa Ngôi Cha và Ngôi Con: "tất cả những gì Cha có, đều là của Thầy" tức Chúa Kitô là "hiện thân bản thể Cha" (Do Thái 1:3) - "Cha yêu Con và đã ban hết mọi sự cho Con" (Gioan 3:35); Cha thực sự ở nơi Người và tỏ mình ra qua Người là Đấng "tỏ Cha ra" (Gioan 1:18), cho đến độ "Cha và Ta là một" (Gioan 10:30) để "ai thấy Thày là thấy Cha" (Gioan 14:9). 

 

Sau nữa là mối liên hệ thần linh giữa Cha và Con với Thánh Thần: "Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con", nghĩa là Thánh Thần chẳng những bởi Cha mà còn "bởi Con mà ra" như Kinh Tin Kính của Giáo Hội Công Giáo vẫn tuyên xưng, và Vị "Thần Chân Lý" là Nội Tâm của Thiên Chúa này (xem 1Corintô 2:10), là chính Liên Hệ Thần Linh giữa Ngôi Cha và Ngôi Con ấy, truyền đạt cho các tông đồ nói riêng và Giáo Hội nói chung chính Chúa Kitô là tất cả mạc khải thần linh về Thiên Chúa và của Thiên Chúa, tức là làm cho Giáo Hội được hoàn toàn hiệp thông thần linh với Chúa Kitô: "như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" (Gioan 17:21).  

Ngoài ra, còn một chi tiết trong bài Phúc Âm hôm nay cần được sáng tỏ, đó là câu Chúa Giêsu nói: "Thầy còn nhiều điều phải nói với các con...". Người không có ý nói rằng Người còn nhiều điều "mới mẻ" chưa nói hết cần phải nói cho hết hay Thánh Thần sẽ đến "nói thêm" thay cho Người. Bởi vì, là Lời Nhập Thể, Người là tất cả mạc khải thần linh của Cha và về Cha, và Người "đã tỏ Cha ra" (Gioan 1:18) bằng chính đời sống của Người, bằng tâm ngôn hành của Người, nhất là bằng cuộc Vượt Qua của Người. Người đã cho các môn đệ của Người nói riêng và dân Do Thái nói chung về cả những sự dưới đất cũng như trên trời (xem Gioan 3:12): những sự dưới đất đây bao gồm đường lối để con người tạo vật có thể đến cùng Thiên Chúa, trong đó có việc tái sinh bởi trời và các mối phúc đức v.v.; những sự trên trời đây bao gồm chính bản thân Thiên Chúa là ai, như thế nào và Nước Trời.

Thật ra không phải là Người còn nhiều điều (many things - về lượng) phải nói với các môn đệ, mà là Người còn phải nói nhiều hơn nữa (much more - về phẩm), nghĩa là không phải Người nói chưa hết những gì Người muốn nói, mà chỉ là những gì Người cần giải thích cho các vị hiểu thêm, hiểu hơn, hiểu hết về những gì Người đã tỏ ra cho các vị, và những dẫn giải này sẽ được Thánh Thần là Đấng Phù Trợ các vị do Người từ Cha sai đến với các vị sẽ làm cho các vị thấu triệt khi "Ngài sẽ dẫn các con vào tất cả sự thật", nghĩa là nắm bắt được ý nghĩa sâu xa của những gì Chúa Kitô tỏ ra cho các vị, nhất là bản thân của chính Người là Đấng các vị đã được mắt thấy, tai nghe và tay sờ (xem 1Gioan 1:1) để có thể làm chứng về Người dưới tác động thần linh của Thánh Thần.

Đó là lý do Giáo Hội vẫn chủ trương Thánh Thần đến là để tiếp tục và hoàn tất sứ vụ của Chúa Kitô mà thôi, chứ không phải để thi hành một sứ vụ khác, một sứ vụ hoàn toàn khác biệt với Chúa Kitô. Chính vì thế mà Thánh Thần đến là để "làm chứng về Thày", "Ngài không tự mình mà nói", trái lại, "Ngài sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con". Bởi thế, tất cả những gì được cho là xuất phát từ Thánh Linh mà không hoàn toàn và thực sự phản ảnh Chúa Kitô thì không phải từ Thánh Linh. Hay nói ngược lại, tất cả những gì Chúa Giêsu không nói, không làm, không phản ứng, như được Phúc Âm thuật lại, thì chẳng bao giờ Thánh Linh thúc đẩy người ta làm.

 

Căn cứ vào nguyên tắc này, một nguyên tắc liên hệ mật thiết giữa Chúa Kitô và Thánh Thần như thế, có thể nói rằng việc đặt tay chữa lành và nói tiếng lạ chẳng ai hiểu gì không xuất phát từ Thánh Linh và không phải của Thánh Linh, vì chẳng bao giờ thấy Chúa Kitô trong các Phúc Âm đặt tay ngã lăn quay (và luôn cần phải có người đỡ đằng sau cho "nạn nhân" khỏi ngã) mới có thể chữa lành hay chẳng bao giờ thấy Người nói tiếng lạ chẳng ai hiểu gì.

 

Có thể đặt vấn đề với những ai có thể đặt tay ngã lăn quay lẫn người cho rằng mình được chữa lành nhờ đặt tay, về cả thực tế liên quan đến hiện tượng Thánh Linh lẫn nguyên tắc liên quan đến thực tại Thánh Linh như sau:

 

Về hiện tượng Thánh Linh: 1- Hiện tượng đặt tay ngã lăn quay bởi đâu, bởi Thánh Linh hay bởi loài người hoặc bởi ma quỉ? 2- Nếu bởi Thánh Linh thì từ người đặt tay hay từ người được đặt tay? 3- Nếu từ người đặt tay thì tại sao các vị giám mục đặt truyền chức linh mục các vị phó tế không ngã lăn quay - như thế thì chẳng nhẽ việc truyền chức linh mục không thành, bởi Thánh Thần không xuống trên các vị thụ phong; nếu Thánh Linh từ người được đặt tay chứ không phải từ người đặt tay thì các vị phó tế tự phong chức linh mục cho mình, chẳng cần đến các vị đặt tay mà không có Thánh Linh?

 

Về thực tại Thánh Linh: 1- Thánh Linh từ đâu đến? 2- Thánh Linh được sai đến để làm gì? 3- Nếu Thánh Linh từ Cha mà đến và để làm chứng cho Chúa Kitô, mà Chúa Kitô không hề chữa lành bằng cách đặt tay ngã lăn quay và cần có người đỡ lưng cho khỏi té ngã, thì việc đặt tay ngã lăn quay không từ Thánh Linh và bởi Thánh Linh. Chính Chúa Kitô đã đặt tay trên các em bé nhưng chẳng có em nào ngã...! Vậy thì một là Người không có Thánh Linh hay là các em nhỏ không có Thánh Linh??? Ai dám cam đoan rằng mình đặt tay lên đầu Đức Giáo Hoàng thì ngài chắc chắn ngã lăn quay hay chăng?

 

Mới đây hiện tượng chữa lành bằng cách đặt tay ngã lăn quay lại còn có tính cách Lòng Thương Xót Chúa nữa, cho nó có vẻ chính đáng hơn. Tuy nhiên, hai vị Thánh tiêu biểu nhất của Lòng Thương Xót Chúa là Thánh Faustina và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không hề chữa lành bằng cách đặt tay ngã lăn quay như thế. Trái lại, các vị chỉ chữa lành bằng cách chịu đựng khổ đau để cứu các linh hồn về phần thiêng liêng mà thôi. Chính Chúa Kitô là Đấng vô cùng thương xót có thể xuống khỏi thập giá mà vẫn không tự cứu mình, trái lại, cứ tiếp tục chịu khổ cho đến cùng để cứu các linh hồn.

Bài Đọc 1 (Tông Vụ 17:15,22 - 18:1)

 

Chính nhờ Hiện Diện Thần Linh của Thần Chân Lý mà vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đã tỏ ra hết sức khôn ngoan trong bài giảng ở thủ đô của một đất nước có thể nói là văn minh nhất về tri thức bấy giờ đó là Hy Lạp, đến độ bài giảng này và đường lối của ngài diễn giải là mô phạm cho tính cách truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội và cho Giáo Hội. Ở chỗ, không đả phá, trái lại, còn biết lợi dụng chính những yếu tố được coi là mầm mống thần linh nơi tâm thức và văn hóa của con người, trong trường hợp của bài đọc 1 hôm nay là vị "Thần vô danh" để có thể phúc âm hóa, để hướng họ về "tất cả sự thật", về Vị "Thiên Chúa, Ðấng đã tác tạo vũ trụ và vạn vật trong vũ trụ", rồi từ đó, từ nguyên lý chung hợp với tâm thức của chung nhân loại ấy, ngài đã dẫn thành phần thính giả luôn tìm kiếm sự khôn ngoan, (như Người Do Thái tìm kiếm dấu lạ), đến Chúa Kitô Cứu Thế, "Ðấng từ cõi chết sống lại để mọi người tin". 

 

"Bấy giờ Phaolô đứng giữa đồi Arêôpagô mà nói: 'Kính thưa quý vị người Athêna, tôi nhận thấy quý vị rất sùng tín về mọi mặt. Vì khi đi ngang qua, nhìn các tượng thần của quý vị, tôi cũng thấy một bàn thờ có ghi chữ: Kính Thần vô danh. Vậy Ðấng quý vị thờ mà không nhận biết, thì tôi xin loan báo Người cho quý vị. Thiên Chúa, Ðấng đã tác tạo vũ trụ và vạn vật trong vũ trụ, Người là Chúa trời đất, nên không ngự nơi đền thờ do tay người phàm làm ra. Người cũng không cần bàn tay người phàm phụng sự như thể thiếu thốn điều gì, vì chính Người ban cho mọi người sự sống, hơi thở và hết mọi sự. Người đã làm cho toàn thể loài người từ một nguyên tổ lan tràn khắp mặt đất. Người phân định thời hạn rõ rệt và biên giới chỗ họ ở, để họ tìm thấy Thiên Chúa nếu họ cố gắng dò dẫm tìm gặp Người, vì thật ra Người không ở xa mỗi người chúng ta. Vì chưng ta sống, ta cử động và ta hiện hữu trong Người, như có mấy thi sĩ của quý vị đã nói: 'Chúng ta thuộc tông giống Người'. Vậy bởi chúng ta là dòng giống của Thiên Chúa, chúng ta không được nghĩ rằng Thần Linh giống như vàng, hoặc bạc, hay đá do nghệ thuật chạm trổ và suy tưởng của con người làm ra. Thiên Chúa không chấp những thời gian mê muội đó, nay Người loan báo cho nhân loại nhận biết để mọi người khắp nơi ăn năn hối cải, vì Người đã quy định ngày Người sẽ xét xử vũ trụ cách công minh, do Ðấng Người đã chỉ định và cho Ðấng ấy từ cõi chết sống lại để mọi người tin".

 

Tuy nhiên, cho dù đường lối truyền bá phúc âm hóa của Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô thật là tuyệt hảo như thế vẫn không hoàn toàn gây tác hiệu thần linh nơi hầu hết thính giả của ngài, ngoại trừ "có vài người theo và tin ngài, trong số đó có Ðiônysiô nhân viên thuộc Arêôpagô, một phụ nữ tên Ðamari và mấy người khác nữa". Tại sao thế? Nếu không phải tại thành phần thính giả này chưa được chính tác nhân thần linh là "Thần Chân lý ... dẫn vào tất cả sự thật" như "vài người" trong họ. Tuy nhiên, họ cũng vẫn còn thiện chí: "Ðể khi khác, chúng tôi sẽ nghe ông nói lại về điều đó", nhờ đó, vào một lúc nào đó, họ sẽ nhận biết chân lý và chân lý sẽ giải phóng họ (xem Gioan 8:32).

 

 

Thứ Năm sau Chúa Nhật VI Phục Sinh

 

(Hôm nay đúng 40 ngày sau Phục Sinh là Lễ Trọng Chúa Giêsu Thăng Thiên và là Lễ Buộc. 

Xin xem phần chia sẻ dưới đây ngay sau Thứ Bảy tuần này, nếu ở đâu cử hành đúng ngày.

Thường chỉ có Tòa Thánh Rôma và các Dòng Tu mới mừng đúng ngày, còn hầu như ở các giáo xứ sẽ mừng vào Chúa Nhật vì lý do mục vụ.

Bởi thế cho nên ở đây chúng ta vẫn tiếp tục phụng vụ Lời Chúa cho ngày Thứ Năm trong Tuần VI Phục Sinh liên tục như thường) 

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: Cv 18, 1-8

"Ngài cư trú và làm việc tại nhà họ, và giảng trong hội đường".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Phaolô rời Athêna đi Côrintô; ngài gặp một người Do-thái tên là Aquila, quê ở Pontô, vừa từ đất Ý-đại-lợi đến làm một với vợ là Priscilla (bởi vì vua Clauđiô đã ra lệnh trục xuất mọi người Do-thái khỏi Roma); Phaolô đến gặp họ. Và vì chung một nghề, nên ngài cư trú và làm việc tại nhà họ: họ làm nghề dệt bố để làm nhà lều. Mỗi ngày Sabbat, ngài đến tranh luận tại hội đường, nêu danh Chúa Giêsu, thuyết phục người Do-thái và Hy-lạp.

Khi Sila và Timôthêu từ Macêđônia đến, Phaolô chỉ chuyên lo việc giảng dạy, minh chứng cho người Do-thái biết Chúa Giêsu là Ðức Kitô. Nhưng họ công kích và lăng mạ Ngài, nên ngài dũ áo nói với họ: "Máu các ngươi đổ trên đầu các ngươi. Phần tôi, tôi vô can, từ đây, tôi sẽ đến với dân ngoại".

Ngài ra khỏi chỗ đó, vào nhà một người kia tên là Titô Giustô có lòng kính sợ Chúa, nhà ông ở bên cạnh hội đường. Bấy giờ Crispô trưởng hội đường, và cả nhà ông tin theo Chúa; nhiều người Corintô nghe giảng, cũng tin theo và chịu phép rửa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4

Ðáp: Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người trước mặt chư dân (c. 2b).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. - Ðáp.

2) Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân, Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel. - Ðáp.

3) Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 16, 28

Alleluia, alleluia! - Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian; bây giờ Thầy lại bỏ thế gian mà về cùng Cha. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 16, 16-20

"Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy, vì Thầy về cùng Cha".

Bấy giờ trong các môn đệ có mấy người hỏi nhau: "Ðiều Người nói với chúng ta: "Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy", và "Vì Thầy về cùng Cha", như thế có ý nghĩa gì?" Họ nói: "Lời Người nói 'Một ít nữa' có ý nghĩa gì? Chúng ta không biết Người muốn nói gì?"

Chúa Giêsu nhận thấy họ muốn hỏi Người, nên Người bảo họ: "Các con hỏi nhau vì Thầy đã nói: Một ít nữa các con sẽ không thấy Thầy, rồi lại một ít nữa các con sẽ thấy Thầy. Thật, Thầy bảo thật với các con: các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu; nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui".

Ðó là lời Chúa.

 

Suy Nghiệm Lời Chúa

 

 

Sự Hiện Diện Thần Linh là những gì bất khả thiếu đức tin, vì chỉ có đức tin mới có thể cảm nhận được sự hiện diện thần linh mà thôi, cho dù là trong những lúc đau thương khốn khó nhất. Đó là lý do trong bài Phúc Âm cho Thứ Năm của Tuần VI Phục Sinh này, một bài Phúc Âm cũng rất thích hợp với ý nghĩa của biến cố Chúa Giêsu Thăng Thiên hôm nay, Chúa Giêsu mới nói đến một tình trạng rất ư là khó hiểu đối với tâm thức tự nhiên của các tông đồ: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy". 

 

"'Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.' Bấy giờ vài người trong nhóm môn đệ của Đức Giê-su hỏi nhau: 'Người muốn nói gì khi bảo chúng ta: Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy và Thầy đến cùng Chúa Cha?' Vậy các ông nói: 'Ít lâu nữa' nghĩa là gì? Chúng ta không hiểu Người nói gì!' Đức Giê-su biết là các ông muốn hỏi mình, nên bảo các ông: 'Anh em bàn luận với nhau về lời Thầy nói: Ít lâu nữa, anh em sẽ không trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy. Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui'". 

 

Chúa Giêsu tuy không trực tiếp trả lời cho những gì các vị thắc mắc về vấn đề thời gian 'ít lâu nữa' các vị 'không thấy Thày' rồi lại 'thấy Thày', nhưng Người đã trấn an các vị và khẳng định cho các vị thấy một dấu hiệu Người vẫn ở với các vị, sẽ hiện diện thần linh nơi các vị, ở chỗ, đó là cho dù các vị "sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng", cuối cùng các vị chẳng những không cảm thấy chán nản bỏ cuộc, trái lại, chính "nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui" nơi các vị, như đã từng xẩy ra thực sự nơi hai Tông Đồ Phêrô và Gioan sau khi bị đánh đòn và thả về: "Họ cho gọi các Tông Đồ lại mà đánh đòn và cấm các ông không được nói đến danh Đức Giê-su, rồi thả các ông ra. Các Tông Đồ ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giê-su". (Tông Vụ 5:40-41)

"Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy" ở đây thực sự là liên quan đến thực tại hiện diện thần linh. Câu này có thể hiểu hai nghĩa khác nhau nhưng tương tự như sau. Nghĩa thứ nhất đó là Chúa Giêsu bỏ môn đệ mà đi chịu chết: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy", nhưng đến ngày thứ ba Người đã phục sinh từ trong kẻ chết và hiện ra với các vị: "rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy". Nghĩa thứ hai đó là Chúa Kitô Thăng Thiên về cùng Cha là Đấng đã sai Người: "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy", nhưng sau đó Người đã từ Cha sai Thánh Linh đến để nhờ Ngài mà "ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mathêu 28:20).

Trong đời sống tu đức cũng thế, sự hiện diện thần linh theo kiểu "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy" có thể hiểu về trường hợp hiệp lễ và trước hoặc sau hiệp lễ. Đúng thế, khi Kitô hữu hiệp lễ là họ được Chúa Kitô hiện diện nơi cả linh hồn và thân xác của họ bằng chính Mình Thánh và Máu Thánh của Người, nghĩa là một Chúa Kitô bằng xương bằng thịt đàng hoàng, nhưng dưới dạng Bánh Thánh và Rượu Thánh, như thể họ được thấy Người.

 

Thế nhưng, sự hiện diện của Chúa Kitô bằng Thánh Thể của Người, qua Bánh Thánh và Rượu Thánh, chỉ kéo dài trong chốc lát, cho tới khi Bánh Thánh và Rượu Thánh tan biết trong thân xác của họ, và bấy giờ Người hiện diện nơi họ bằng Thánh Thần của Người, một Thánh Thần Người ban cho họ mỗi khi họ rước lấy Mình Máu Thánh của Người, một thân xác đã phục sinh và đã hiện ra với các tông đồ để thông ban Thánh Thần của Người cho các vị thế nào thì Người cũng thông Thánh Thần của Người cho ai rước lấy Người như vậy, như thân nho thông truyền cho cành nho để họ nhờ đó sinh dồi dào hoa trái.

Ngoài ra, trong giòng lịch sử của Giáo Hội, vẫn có một thiểu số tâm hồn Kitô hữu nào đó, được đặc ân trải qua cảm nghiệm thần linh "Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy"  bất khả thiếu để có thể được hiệp nhất nên một với Chúa bằng một đức tin tinh tuyền. Thật vậy, tu đức Kitô giáo, theo các thánh và các nhà thần bí, được chia ra làm 3 giai đoạn: khởi sinh (giai đoạn từ bỏ thế gian và tội lỗi), tiến sinh (giai đoạn tập tành các nhân đức trọn lành), và hiệp sinh (giai đoạn chiêm niệm bằng một tấm lòng gắn bó với Thiên Chúa và hiệp nhất nên một với Ngài, đến độ Ngài sống trong họ và làm chủ họ).

Tuy nhiên, để "vượt qua" từ giai đoạn tu đức tiến sinh lên giai đoạn hiệp sinh, tâm hồn thường phải trả qua một tình trạng được gọi là Đêm Tối Tăm, bằng một cuộc thử thách đức tin kinh hoàng, đến độ có những lúc cảm thấy mình bị Thiên Chúa loại trừ, và Thiên Chúa trở thành một hung thần v.v. Tuy nhiên, nếu tiếp tục sống đức tin, cho dù "không thấy Chúa đâu" (Mathêu 25:37-39,44), như Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta từng trải nghiệm gần 50 năm tối tăm mịt mù mà vẫn vui tươi phục vụ những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô, thành phần nghèo nhất trong các người nghèo, tâm hồn "sẽ lại được thấy Thày", nhưng bấy giờ ở một mức độ siêu việt, mức độ của một "sự sống viên mãn hơn" (Gioan 10:10).

 

Bài Đọc 1 (Tông Vụ 18:1-8)

 

Nếu nhờ sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô bởi Thánh Thần của Người nơi các tông đồ mà "anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui", thì đã quả thực xẩy ra nơi trường hợp của vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô trong bài đọc 1 hôm nay. Ở chỗ, vị tông đồ này bị chống đối bởi chính đồng hương và đồng đạo của mình, thật là đắng cay chua xót, như chính lời ngài thẳng thắn ngỏ cùng họ trong bài đọc 1 hôm nay. Tuy nhiên, nỗi xót xa cay đắng khổ tâm gây ra cho ngài bởi chính dân của ngài ấy đã trở thành niềm vui trong ngài khi ngài thấy tác động thần linh đã tỏ hiện lạ lùng nơi một gia đình "dân ngoại tôn thờ Thiên Chúa" cũng như nơi nhiều người dân ngoại khác ở "Corinto":

 

"Khi ông Xi-la và ông Ti-mô-thê từ Ma-kê-đô-ni-a xuống, thì ông Phao-lô chỉ lo giảng, long trọng làm chứng cho người Do-thái biết rằng Đức Giê-su chính là Đấng Ki-tô. Bởi họ chống đối và nói lộng ngôn, nên ông giũ áo mà bảo họ: 'Máu các người cứ đổ xuống trên đầu các người! Phần tôi, tôi vô can; từ nay trở đi, tôi sẽ đến với người ngoại'. Ông rời bỏ chỗ ấy đến nhà một người ngoại tôn thờ Thiên Chúa, tên là Ti-xi-ô Giút-tô, ở sát bên hội đường. Ông Cơ-rít-pô, trưởng hội đường, tin Chúa, cùng với cả nhà. Nhiều người Cô-rin-tô đã nghe ông Phao-lô giảng cũng tin theo và chịu phép rửa".

  


Thứ Sáu sau Chúa Nhật VI Phục Sinh

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: Cv 18, 9-18

"Trong thành này, Ta có một dân đông đảo".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

(Khi Phaolô đang ở Côrintô), một đêm kia, Chúa hiện ra phán bảo Phaolô trong một thị kiến rằng: "Con đừng sợ, cứ giảng dạy, chứ đừng làm thinh; vì Ta ở cùng con, và không ai tra tay làm hại con, vì trong thành này, Ta có một dân đông đảo". Phaolô ở lại đó một năm sáu tháng mà giảng dạy lời Chúa cho họ.

(Ðến) thời Galliô làm tổng trấn xứ Akaia, người Do-thái đồng lòng nổi lên chống Phaolô và điệu ngài đến toà án mà thưa rằng: "Người này xui dân tôn thờ Thiên Chúa trái luật". Phaolô toan mở miệng, thì Galliô nói với người Do-thái rằng: "Hỡi người Do-thái, nếu quả thật là điều chi tội ác, ta sẽ có lý mà nghe các ngươi; nhược bằng chỉ là những tranh luận về đạo lý, danh từ và lề luật, thì các ngươi hãy liệu lấy; ta không muốn xử các việc ấy". Rồi ông đuổi họ ra khỏi toà án. Mọi người liền bắt Sosthênê, trưởng hội đường, và đánh đập ông ta trước toà án, thế mà Galliô cũng chẳng lưu tâm gì đến. Còn Phaolô thì lưu lại đó nhiều ngày, rồi từ giã anh em, xuống tàu đi Syria (với Priscilla và Aquila); tại Cenchri, ngài cạo trọc đầu, vì ngài đã khấn như thế.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 46, 2-3. 4-5. 6-7

Ðáp: Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian (c. 8a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Hết thảy chư dân, hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa tiếng reo vui! Vì Chúa là Ðấng Tối cao, khả uý, Người là Ðại Ðế trên khắp trần gian. - Ðáp.

2) Người bắt các dân tùng phục chúng tôi, và đặt chư quốc dưới chân chúng tôi. Người đã chọn cho chúng tôi phần gia sản, vinh dự của Giacob mà Người sủng ái. - Ðáp.

3) Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang. Hãy ca mừng, ca mừng Thiên Chúa, hãy ca mừng, ca mừng Vua của chúng ta. - Ðáp.

 

Alleluia: Cl 3, 1

Alleluia, alleluia! - Nếu anh em sống lại làm một với Ðức Kitô, thì anh em hãy tìm kiếm những sự cao siêu trên trời, nơi Ðức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 16, 20-23a

"Niềm vui của các con không ai sẽ lấy mất được".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thật, Thầy bảo thật các con: các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui. Người đàn bà khi sinh con thì lo buồn, vì giờ đã đến, nhưng khi đã sinh con rồi, thì bà mừng rỡ, không còn nhớ đến cơn đau, bởi vì đã có một người sinh ra đời. Các con cũng thế, bây giờ các con buồn phiền, nhưng Thầy sẽ gặp lại các con, và lòng các con sẽ vui mừng, và niềm vui của các con không ai sẽ lấy mất được. Và trong ngày đó các con sẽ không còn hỏi Thầy điều gì nữa".

Ðó là lời Chúa.


Suy Nghiệm Lời Chúa

 

 

Chiều kích hiện diện thần linh trong chủ đề "Thày là sự sống" cho Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh càng tỏ hiện trong bài Phúc Âm Thứ Sáu Tuần VI Phục Sinh hôm nay. Ở chỗ, "Thầy sẽ gặp lại các con, và lòng các con sẽ vui mừng", đến độ họ chỉ biết ngây ngất hoan hưởng sự hiện diện thần linh lạ lùng ấy không còn nói lên lời: "Và trong ngày đó các con sẽ không còn hỏi Thầy điều gì nữa".

 

"Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: 'Thật, Thầy bảo thật các con: các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui. Người đàn bà khi sinh con thì lo buồn, vì giờ đã đến, nhưng khi đã sinh con rồi, thì bà mừng rỡ, không còn nhớ đến cơn đau, bởi vì đã có một người sinh ra đời. Các con cũng thế, bây giờ các con buồn phiền, nhưng Thầy sẽ gặp lại các con, và lòng các con sẽ vui mừng, và niềm vui của các con không ai sẽ lấy mất được. Và trong ngày đó các con sẽ không còn hỏi Thầy điều gì nữa'".

 

Sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô nơi các tông đồ nói riêng và chung Giáo Hội được chứng tỏ nơi 2 dấu hiệu: khổ đau và vui mừng, hay khổ đau để sinh hoa kết trái, như người đàn bà quằn quại sinh con, hay như cành nho vì dính chặt với thân nho đã sinh trái lại càng cần được cắt tỉa cho sai trái hơn (xem Gioan 15:2). Chính niềm vui hay hoa trái trổ sinh nơi tình trạng gian nan khốn khó của Kitô hữu là những gì chứng tỏ đích thực nhất sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô nơi họ, như thân nho tràn đầy nhựa sống thần linh tuôn sang cho họ để họ sinh hoa kết trái như Người mong muốn, xứng với quyền lực thần linh phục sinh của Người (xem Mathêu 28:18).

Trong bài Phúc Âm hôm nay còn chất chứa một hình ảnh về người đàn bà sinh con. Việc sinh con có triệu chứng đớn đau. Và cơn đau đớn khi sinh con này bởi đâu mà có ngay lúc bấy giờ, nếu không phải bởi chính đứa con, vai chính trong cuộc, đã tới ngày giờ cần phải được sinh ra nên đòi ra, từ đó gây ra những biến động co thắt nơi bụng dạ của người mẹ, khiến bà cảm thấy đau đớn.

Trong lãnh vực siêu nhiên cũng thế. Mẹ Maria chịu đớn đau nhất vào lúc Chúa Giêsu bị lưỡi đòng đâm vào cạnh sườn, và bấy giờ Người không còn đau nữa nhưng Mẹ Maria bị nhói lên, đau cái đau của Người và đau cái đau thay Người, mà cái đau như gươm sắc thâu qua lòng của Mẹ (xem Luca 2:35) bấy giờ không phải bởi lưỡi đòng gây ra cho Mẹ mà là bởi chính Người Con yêu dấu của Mẹ bị đâm, tức là chính Con Mẹ làm cho Mẹ đau, như thai nhi đạp bụng mẹ khiến mẹ đau để nó có thể lọt lòng mẹ mình vậy. Dấu hiệu đớn đau khi sinh con của người đàn bà theo tự nhiên cũng phản ảnh chẳng những cái đau đớn thiêng liêng để sinh Chúa Kitô ra cho các linh hồn mà còn cả vai trò chủ động của Chúa Kitô trong việc cứu các linh hồn nhờ những đau thương của chi thể của Người, như các cành mnho đã sinh trái được cắt tỉa đi cho càng sinh hoa kết trái hơn nữa (xem Gioan 15:2).

Trong đời sống thiêng liêng cũng thế, để có thể sinh Chúa Giêsu ra cho các linh hồn, (hơn là hay cũng là sinh các linh hồn vào sự sống thần linh), linh hồn nào cũng phải trải qua một cơn đau đớn khủng khiếp với Chúa Giêsu và như Chúa Kitô Tử Giá, và chính cơn đau hiệp thông thần linh này là dấu hiệu cho thấy tình trạng hiệp thông thần linh của Kitô hữu lên đến tột đỉnh, đến độ Chúa Kitô nơi họ sắp được hay đang được sinh ra cho các linh hồn qua họ là một linh hồn được tuyển chọn, dù họ là nam nhân chứ không phải nữ nhân, như chính Chúa Giêsu đã khẳng định “ai là mẹ Tôi” khi Người chỉ tay vào thành phần môn đệ nam nhân của Người bấy giờ (xem Mathêu 12:49-50).

Bài Đọc 1 (Tông Vụ 18:9-18)

 

Sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô Phục Sinh và Thăng Thiên quả thực đã hiện diện một cách tỏ tường nơi vị tông đồ dân ngoại Phaolô trong bài đọc 1 hôm nay, khi Người tỏ mình ra cho ngài vào "một đêm kia" và trấn an ngài trong một thị kiến rằng: "Con đừng sợ, cứ giảng dạy, chứ đừng làm thinh; vì Ta ở cùng con, và không ai tra tay làm hại con, vì trong thành này, Ta có một dân đông đảo". Bởi thế, cho dù ngài bị kịch liệt chống đối và bị điệu ra tòa, đã có thẩm quyền bênh vực ngài:

 

"(Ðến) thời Galliô làm tổng trấn xứ Akaia, người Do-thái đồng lòng nổi lên chống Phaolô và điệu ngài đến toà án mà thưa rằng: 'Người này xui dân tôn thờ Thiên Chúa trái luật'. Phaolô toan mở miệng, thì Galliô nói với người Do-thái rằng: 'Hỡi người Do-thái, nếu quả thật là điều chi tội ác, ta sẽ có lý mà nghe các ngươi; nhược bằng chỉ là những tranh luận về đạo lý, danh từ và lề luật, thì các ngươi hãy liệu lấy; ta không muốn xử các việc ấy'. Rồi ông đuổi họ ra khỏi toà án. Mọi người liền bắt Sosthênê, trưởng hội đường, và đánh đập ông ta trước toà án, thế mà Galliô cũng chẳng lưu tâm gì đến. Còn Phaolô thì lưu lại đó nhiều ngày, rồi từ giã anh em, xuống tàu đi Syria (với Priscilla và Aquila); tại Cenchri, ngài cạo trọc đầu, vì ngài đã khấn như thế".

 

 

Ngày 14/5: Thánh Corona

 

Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona

Vâng, thật sự có vị Thánh Corona! Và hài cốt của Ngài đang ở miền Bắc nước Ý.
 
Corona chỉ mới 16 tuổi, và Ngài đã hi sinh mạng sống mình để an ủi một người công giáo.

Nằm ở giữa trung tâm của đại dịch virus Corona là thành phố Anzu, nước Ý. Có một vương cung thánh đường ở Anzu nơi các thánh tích của thánh Victor và thánh Corona đã được bảo tồn từ thế kỷ thứ 9. Từ Corona trong tiếng Latinh có nghĩa là vương miện. Trớ trêu thay, thánh Corona được xem là một trong những thánh bảo trợ của những cơn đại dịch.

Virus Corona đang hoành hành toàn cầu cũng được đặt tên là “vương miện”. Các nhà kinh tế học giải thích:
Ít được các nhà khoa học và công chúng chú ý, mãi đến sự bùng nổ của SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) bắt đầu ở Quảng Đông vào năm 2002, chủng virus Corona lần đầu tiên được khoa học công nhận vào thập niên những năm 1960. Chúng có tên như vậy, vì dưới kính hiển vi đầu tiên của thời kỳ này, hình dạng của chúng gợi nhớ đến vương miện của vua chúa. (Thực ra, những phương tiện hiện đại bây giờ lại cho thấy, chúng giống như là một thứ mỏ hải quân lỗi thời.) Hiện có hơn 40 loài trong chủng này, lây nhiễm cho một loạt những loài động vật có vú và chim, bao gồm hoét đen, dơi và mèo. Các nhà virus học thú y biết chúng rất rõ bởi vì những bệnh mà chúng gây ra ở lợn, gia súc và gia cầm.

Chúng ta biết rất ít về thánh Corona, nhưng Ngài và người mà Ngài đã cầu nguyện cho, thánh Victor, được liệt kê trong sách tử đạo La Mã và tiểu sử các Thánh của Giáo Hội. Ngày tháng và địa điểm xảy ra việc thánh Victor và Corona tử đạo vẫn là một sự mơ hồ. Hầu hết các nguồn tin nói rằng việc đó diễn ra ở Syria, nằm dưới sự cai trị của La Mã. Một số khác lại nói ở Damascus, và những người khác nữa, thì nói ở Antioch. Hầu hết đều đồng ý rằng họ bị kết án tử vào năm 170. Nhiều nhà sử học đồng ý họ chết trong triều đại của Marcus Aurelius và đã bị xử tử theo lệnh của một thẩm phán La Mã tên là Sebastian.

Câu chuyện (truyền thuyết) kể về việc một người lính La Mã tên là Victor. Những người La Mã phát hiện ra rằng Victor là một người công giáo. Những người lính đã đưa Victor ra trước thẩm phán, tên là Sebastian, một người coi thường các Kitô hữu. Ông ta quyết định lấy Victor làm ví dụ. Victor bị trói vào một cây cột và bị quất mạnh cho đến khi da của anh ấy bị tróc và lơ lửng trên cơ thể của anh, sau đó Sebastian đã móc mắt của Victor ra. Qua tất cả mọi việc, Victor vẫn không bao giờ chối bỏ Chúa Kitô.

Ở gần đó là một cô gái 16 tuổi, tên Corona. Cô là vợ của một trong số những người lính, và cô cũng là người công giáo. (Chồng của Corona không biết cô là người công giáo.) Khi Victor đang bị tra tấn, Corona quyết định sẽ giúp người đàn ông sắp chết này. Cô ấy quyết định công khai hóa đức tin của mình trước những ai đang hiện diện, và chạy nhanh tới chỗ người ta đang tra tấn Victor. Cô quỳ xuống và bắt đầu cầu nguyện cho anh ấy, cho anh ấy biết rằng cô ở đó vì anh ta. Sau đó không lâu cô cũng bị đưa đến trước mặt Sebastian.

Sebastian đã bị lừa dối rằng người phụ nữ trẻ ấy coi thường thẩm quyền của ông ta. Ngay lập tức, ông bắt cô ấy vào tù và tra tấn. Sau đó, ông ra lệnh trói cô ấy vào ngọn của hai cây cọ đã được kéo ghì xuống đất. Theo lệnh của ông ta, sợi dây thừng giữ hai cây cọ bị uốn cong đó liền bị cắt. Các cây mọc ngược ra xa nhau đến một vị trí thẳng đứng. Lực này lớn đến nỗi cơ thể Corona bị xé toạc. Rồi Sebastian ra lệnh chặt đầu Victor.

Hài cốt của các Ngài vẫn ở đó từ thế kỷ thứ 9.

Vào năm 1943 và sau đó là vào năm 1981, các Ngài đã được kiểm tra, và xương thuộc về một nam và một nữ. Trong lần kiểm ra năm 1981, người ta đã phát hiện ra phấn hoa tuyết tùng, một loại cây điển hình từ lưu vực Địa Trung Hải trong thời gian mà họ nghi vấn. Các nhà khảo cổ học xác nhận rằng phấn hoa này đã có ở Syria và Đảo Síp.

Thánh Victor và thánh Corona là các vị thánh tiền hội đồng, có nghĩa là họ đã được công nhận nhận là các thánh trước khi các quy trình phong thánh của Giáo Hội được chuẩn hóa. (Vị thánh đầu tiên được phong bởi một vị Giáo Hoàng là Ulrich, giám mục ở Augsburg, qua đời vào năm 973. Ông được Giáo Hoàng Gioan thứ XV phong thánh tại Hội đồng Lateran năm 993. Nghi lễ tuyên thánh trở thành luật chung của Giáo Hội dưới thời Giáo Hoàng Gregory IX (1227-1241).

Ngày kính nhớ thánh Corona, cùng với thánh Victor là ngày 14 tháng 5. Chúng ta hãy cùng xin các Ngài cầu nguyện cho cơn đại dịch này lắng xuống.
*********
Một số độc giả đã hỏi chúng tôi về việc thánh Corona trở thành thánh bảo trợ chống lại các đại dịch. Điều này có thể được xác minh trong các nguồn tiếng Đức khác nhau, vì khía cạnh đặc biệt này của Ngài phổ biến nhất ở Áo và Bavaria.

Ngoài ra, tên của Ngài liên quan đến từ trong tiếng La tinh có nghĩa là vương miện, chắc chắn đề cập đến việc tử đạo của Ngài, bởi vì Ngài nhận được “vương miện tử đạo”. Chúng ta có thể nói, điều này tương tự như thánh Veronica, được biết đến với việc lau mặt cho Chúa trên đường Ngài vác thập giá. Veronica, theo nghĩa đen, có nghĩa là “hình ảnh thật”, một sự tương đồng với sự việc hình ảnh khuôn mặt của Chúa để lại trên tấm vải của thánh Veronica.

Thật tốt khi nhớ rằng các vị thánh thuộc về Giáo Hội hoàn vũ, và do đó, vị bảo trợ này hay khác có thể thay đổi từ nước này sang nước khác. Ví dụ như, ở một số quốc gia nói tiếng Anh, nếu bạn hỏi ai là người bảo trợ cho những người yêu động vật, chắc chắn họ sẽ nói là thánh Phan-xi-cô. Nhưng nếu bạn hỏi cùng câu hỏi đó ở Ý hay Tây Ban Nha, bạn sẽ nghe họ trả lời là thánh An-tôn viện phụ (Anthony the Abbot).

Do đó, về thánh Corona, chúng ta có thể nói rằng Sự quan phòng của Chúa thực sự đã ban Ngài cho chúng ta trong thời gian này, và chắc chắn rằng Ngài và các vị Thánh khác, đang cầu nguyện cho thế giới chúng ta trong tình huống thảm khốc này.

Tác giả: Larry Peterson
Nguồn:[aleteia.org]
Chuyển ngữ: Têrêsa Kim Hạnh (GLV Giáo Xứ Tân Lộc)
https://dongnuvuonghoabinh.org/hanh-cac-thanh/ngay-145-thanh-corona-38542.html 

Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona

WGPSG / Catholic Exchange -- Những tuần lễ vừa qua quả là khoảng thời gian thật khó khăn cho nhiều người khi phải sống trong một tình huống mới do dịch bệnh covid-19 gây ra. 

Trong khi virus corona đang đe dọa bạn bè, gia đình và những người hàng xóm dễ bị tổn thương, thì cho dù bạn chưa bị nhiễm bệnh, bạn cũng vẫn có thể cảm nhận được tác động khủng khiếp của nó. Tình trạng khó khăn về vật chất và kinh tế hiện nay đang tác động mạnh mẽ trên chúng ta từ mọi phía. Trong những khoảnh khắc như thế, những lo lắng sẽ rất dễ làm suy kiệt niềm hy vọng của chúng ta. 

Là một người tương đối phải lo lắng với vô số những vấn đề về sức khỏe, trải nghiệm của tôi trong vài tuần qua rất khó khăn. Thời gian cách ly này cũng là thời gian cầu nguyện mãnh liệt đối với tôi. Tôi nằm trong số những người có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn và viêm phế quản mãn tính, cần hết sức đề phòng ngay cả trước khi thành phố của chúng tôi ban hành lệnh ‘trú ẩn tại chỗ’. Nhưng tôi biết đây không phải là lúc để thực sự cô lập và xa cách xã hội. Bây giờ là thời gian để yêu người lân cận, sám hối và quan trọng nhất là cầu nguyện nhiều hơn trước đây. 

Kêu cầu cùng các Thánh 

Các tín hữu Công giáo đã từng trải qua nhiều đại dịch trong suốt chiều dài lịch sử Giáo hội. Trong những lúc như vậy, khi con người cảm thấy bị đè bẹp vì bất lực, các tín hữu đã tìm thấy niềm hy vọng, sự trợ giúp và thậm chí là phương thuốc thần kỳ nhờ sự can thiệp của các vị Thánh. Các ngài nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải đối mặt với cuộc khủng hoảng này cách đơn độc; chúng ta có Chúa và các Thánh của Ngài - những vị sẵn sàng chuyển cầu cho những người khẩn cầu với các ngài.

Các ‘cột đài dịch hạch’ - trang trí quảng trường của các thành phố lớn ở châu Âu - đứng sừng sững như muốn minh chứng cho sức mạnh của lời cầu nguyện giữa cơn dịch bệnh đầy hoang mang. Những tượng đài lớn này kể cho ta nghe câu chuyện về toàn bộ thành phố đã được cứu khỏi dịch bệnh nhờ sức mạnh của Chúa Ba Ngôi và lời chuyển cầu của các vị Thánh. Và trong thời điểm đầy hoang mang này, chúng ta cũng có thể nài xin các Thánh chuyển cầu nhiều hơn cho chúng ta và cho tha nhân. 

Trong khi Thánh Giuse là vị thánh mà tôi chạy đến khẩn nài khi có bất cứ điều gì cần kêu xin, thì có một vị thánh mà tôi mới biết gần đây, mà tên của ngài dường như nói lên một sự quan phòng tuyệt vời: Thánh Corona. 

Thánh Corona, cầu cho chúng con!

Không có nhiều thông tin về Thánh Corona. Giống như ,Thánh Valentine và rất nhiều vị tử đạo đầu tiên, chỉ có Chúa mới biết đầy đủ những việc làm và sự thánh thiện của vị Thánh nữ này. 

Bộ sử các thánh thuở đầu cho chúng ta biết rằng: Thánh Corona đã chứng kiến cuộc tử đạo của Thánh Victor, một người lính vì đức tin mà bị các chiến hữu của mình mang ra xử tử. Trong lúc Victor đang bị tra tấn đến biến dạng, thì cô bé 16 tuổi dũng cảm này đã lên tiếng an ủi và khích lệ khi Victor đang cố giữ vững niềm tin và hy sinh mạng sống vì Chúa. Những kẻ bắt bớ Victor đã lập tức quay về phía cô và xử tử cô bằng cách kéo những cây cọ xuống rồi trói cô vào đó. Những cành cọ bung lên đã xé toạc cô ra làm đôi, nhưng vị thánh trẻ đó không bao giờ từ bỏ đức tin của mình. 

Trong một thời gian - khi mà việc rao giảng niềm tin, hy vọng và tình yêu có vẻ là điều điên rồ - Thánh Corona đã là tấm gương gắn bó với Chúa Kitô ngay cả khi dường như đã mất hết mọi sự. Khi virus corona tàn phá và khuấy động tất cả chúng ta, đấy chính là lúc Thánh Corona giúp chúng ta nhớ đến đức tin của mình mà giữ vững niềm hy vọng với bất cứ giá nào. 

Tên corona, tất nhiên chỉ có một nghĩa là vương miện, và vì vậy tên này khiến ta liên tưởng đến sự trùng hợp. Trong thời điểm hiện nay, khi nỗi lo corona xuất hiện trong tâm trí chúng ta, chúng ta có một người nữ thánh thiện tên là Corona có thể giúp chúng ta gánh vác những gánh nặng do virus corona gây ra và xoa dịu tâm hồn chúng ta khi ta cần đến. 

Chỉ còn vài tuần nữa là đến lễ Thánh Corona, ngày 14-5. Trong những tuần này, khi các hoạt động của chúng ta bị hạn chế, do thời gian cô lập và cách ly, chúng ta hãy tìm đến Thánh Corona để học cách giữ vững niềm hy vọng và xin ngài chuyển cầu cùng Chúa chữa lành và bảo vệ mọi người thoát khỏi dịch bệnh corona. 

Kinh cầu cùng Thánh Corona trong thời đại dịch 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã xuống thế để cứu độ chúng con. Chúng con cầu xin Chúa thương nhìn đến chúng con và tất cả những người đang phục vụ Chúa được giữ gìn an toàn khỏi dịch bệnh này. 

Xin chữa lành các bệnh nhân, an ủi những ai đau khổ, đưa những người lạc lối trở về, và trên hết, xin gia tăng đức tin của chúng con, Chúa ơi! 

Xin ban cho chúng con ơn đi theo Chúa để vác thập giá mình hằng ngày mà không sợ hãi hay do dự, như Thánh tử đạo Corona đã sẵn sàng hy sinh mạng sống vì yêu Chúa. 

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, xin thương xót chúng con và toàn thế giới. 

Lạy Thánh Corona, Đấng bảo trợ các nạn nhân dịch bệnh, xin cầu cho chúng con. 

Chú thích 

Hầu hết các nhà sử học đồng ý rằng Thánh Victor và Thánh Corona đã chết trong triều đại của Hoàng đế Marcus Aurelius và bị xử tử theo lệnh của một thẩm phán La Mã tên là Sebastiano.  

Thánh tích của Thánh Corona hiện được bảo quản trong một Vương cung thánh đường ở thành phố Anzu của Ý. Thành phố Anzu nằm ngay giữa trung tâm đại dịch corona hiện nay của nước Ý. 

Nhờ lời cầu bầu của Thánh Corona và Thánh Victor, đã có rất nhiều phép lạ xảy ra trong các thời dịch bệnh.   

Michael J. Lichens (Catholic Exchange) / Vi Hữu chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG  

https://tgpsaigon.net/bai-viet/cau-xin-cung-thanh-nu-corona-trong-con-dai-dich-corona-59976  

Làng mang tên Thánh Corona ở Áo phiền muộn vì trùng tên với virus corona


Làng mang tên Thánh Corona ở Áo phiền muộn vì trùng tên với virus corona - Ảnh 1.Làng mang tên Thánh Corona ở Áo phiền muộn vì trùng tên với virus corona - Ảnh 4.
TTO - "Lúc đầu chúng tôi còn nói giỡn, nhưng giờ thì, xin lỗi, đùa hết nổi", trưởng làng Saint Corona (Sankt Corona am Wechsel) nước Áo than thở.  
 Ông Michael Gruber, trưởng làng cho biết có thể họ sẽ phải suy nghĩ lại về chiến dịch quảng bá du lịch ở đây sau khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến làng Saint Corona bỗng nhiên được chú ý ngoài mong muốn.

Cụ thể, linh vật (mascot) của chiến dịch quảng bá này có tên là Corona, là một chú kiến mặc trang phục thể thao truyền thống được in trên tờ rơi phát cho du khách. Hiện dân làng rất muốn đổi tên cho linh vật này.

Ban đầu thì chúng tôi cười vì tên virus giống tên làng mình, nhưng rồi không ai còn đùa được nữa vì dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo AFP, du lịch sinh thái là nguồn thu chính của làng Saint Corona, một nơi bình yên ở nước Áo với khoảng 400 cư dân, cách thủ đô Vienna 100km về phía nam, dưới chân núi Alps.

Theo AFP, làng nổi tiếng với các hoạt động trượt máng mùa hè và đạp xe trên núi.

Áo đã ghi nhận 5.499 trường hợp dương tính với virus corona chủng tới, 30 ca tử vong và 9 ca hồi phục.

Dân số của Áo vào khoảng 9 triệu người. Đất nước châu Âu này đã áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế sự di chuyển của người dân nhằm làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.

Làng mang tên Thánh Corona ở Áo phiền muộn vì trùng tên với virus corona - Ảnh 2.

https://dulich.tuoitre.vn/lang-mang-ten-thanh-corona-o-ao-phien-muon-vi-trung-ten-voi-virus-corona-20200325190431579.htm  

 

Thứ Bảy sau Chúa Nhật VI Phục Sinh

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: Cv 18, 23-28

"Apollô trưng Thánh Kinh để minh chứng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Sau khi ở lại Antiôkia ít lâu, Phaolô ra đi, lần lượt ngài đi qua các vùng Galata và Phrygia, làm cho tất cả môn đồ thêm vững mạnh.

Bấy giờ có một người Do-thái tên là Apollô, quê ở Alexan-dria, rất lợi khẩu và thông biết Thánh Kinh, ông đến Êphêxô. Ông đã học thông đạo Chúa; ông nhiệt tâm rao giảng và siêng năng dạy những điều về Ðức Kitô, mặc dầu ông chỉ biết phép rửa của Gioan. Vì thế ông bắt đầu hành động mạnh dạn trong hội đường. Khi Priscilla và Aquila nghe ông, liền đón ông (về nhà) và trình bày cặn kẻ hơn cho ông biết đạo Chúa. Ông muốn sang Akaia, thì các anh em khuyến khích ông và viết thơ cho các môn đồ xin họ tiếp đón ông. Ðến nơi, ông đã giúp các tín hữu rất nhiều, vì ông đã công khai phi bác những người Do-thái cách hùng hồn; ông trưng Thánh Kinh để minh chứng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 46, 2-3. 8-9. 10

Ðáp: Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian (c. 8a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Hết thảy chư dân, hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa tiếng reo vui! Vì Chúa là Ðấng Tối cao, khả uý, Người là Ðại Ðế trên khắp trần gian. - Ðáp.

2) Vì Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian, hãy xướng ca vịnh mừng Người, Thiên Chúa thống trị trên các nước, Thiên Chúa ngự trên ngai thánh của Người. - Ðáp.

3) Vua chúa của chư dân, đã nhập đoàn với dân riêng Thiên Chúa của Abraham. Vì các vua chúa địa cầu thuộc quyền Thiên Chúa: Người là Ðấng muôn phần cao cả! - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 28, 19 và 20

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 16, 23b-28

"Cha yêu mến các con, bởi vì các con yêu mến và tin Thầy".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thật, Thầy bảo thật các con: điều gì các con sẽ nhân danh Thầy mà xin Cha, thì Người sẽ ban cho các con. Cho đến bây giờ, các con chưa nhân danh Thầy mà xin điều gì. Hãy xin thì sẽ được, để các con được niềm vui trọn vẹn. Tất cả những điều đó, Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói với các con. Ðã đến giờ Thầy sẽ không còn dùng dụ ngôn mà nói nữa, Thầy sẽ loan truyền rõ ràng cho các con về Cha. Ngày đó các con sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không bảo là chính Thầy sẽ xin Cha cho các con đâu. Chính Cha yêu mến các con, bởi vì chúng con yêu mến Thầy và tin rằng Thầy bởi Thiên Chúa mà ra. Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha".

Ðó là lời Chúa.

Suy Nghiệm Lời Chúa

 

Sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô nơi thành phần môn đệ của Người sẽ lên tới tột đỉnh khi mà họ được hiệp nhất nên một với Người như thể họ là chính Người. Ở chỗ, như lời Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Bảy Tuần VI Phục Sinh đang tiếp tục chiều kích Hiện Diện Thần Linh theo chủ đề "Thày là sự sống" trong Mùa Phục Sinh hậu Bát Nhật Phục Sinh, không phải họ chỉ "nhân danh Thầy mà xin Cha", mà còn lấy chính tư cách Chúa Kitô để xin Cha: "Ngày đó các con sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không bảo là chính Thầy sẽ xin Cha cho các con đâu". 

 

Tại vì chính họ được Cha của Người yêu thương nhờ sự hiện diện thần linh của Người nơi họ, tức là nhờ họ tin vào Người, tin rằng Người "bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha", chấp nhận Người đúng với căn tính thần linh của Người, chứ không tin Người chỉ là một con người thuần túy, và chỉ khư khư giữ chặt lấy Người như Người là của họ, thuộc về họ theo như ý của họ. 

 

"Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: 'Thật, Thầy bảo thật các con: điều gì các con sẽ nhân danh Thầy mà xin Cha, thì Người sẽ ban cho các con. Cho đến bây giờ, các con chưa nhân danh Thầy mà xin điều gì. Hãy xin thì sẽ được, để các con được niềm vui trọn vẹn. Tất cả những điều đó, Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói với các con. Ðã đến giờ Thầy sẽ không còn dùng dụ ngôn mà nói nữa, Thầy sẽ loan truyền rõ ràng cho các con về Cha. Ngày đó các con sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không bảo là chính Thầy sẽ xin Cha cho các con đâu. Chính Cha yêu mến các con, bởi vì chúng con yêu mến Thầy và tin rằng Thầy bởi Thiên Chúa mà ra. Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha'".

Trong bài Phúc Âm hôm nay, ở câu cuối, chúng ta chẳng những đọc thấy những lời Chúa Kitô báo trước về biến cố thăng thiên về trời của Người: "Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha", mà còn, ở câu đầu, đọc thấy một hiện diện thần linh sâu xa, một hiệp thông thần linh trọn hảo giữa Chúa Kitô và Giáo Hội nói chung và các môn đệ của Người nói riêng, ở chỗ: "Ngày đó các con sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không bảo là chính Thầy sẽ xin Cha cho các con đâu".

Ở trong bài Phúc Âm hôm qua, chúng ta đã thấy được tột đỉnh của tình trạng hiệp thông thần linh nơi các môn đệ Chúa Kitô, đó là được thông phần đau khổ với Người và như Người, nhờ đó mới có thể làm chứng về Người và cho Người, nghĩa là mới có thể sinh Người ra nơi các linh hồn, ở chỗ làm cho các linh hồn nhận biết Người mà được sống, nhờ đó, những đau khổ của họ đã trở thành niềm vui cho họ là thế, vì được chịu khổ vì Chúa Kitô và cho phần rồi các linh hồn, một niềm vui thần linh tràn đầy bình an không thể nào có được trên thế gian này nếu không xuất phát từ quyền lực phục sinh của Chúa Kitô.

 

Tột đỉnh của tình trạng hiệp thông thần linh trong bài Phúc Âm hôm nay cũng thế, cũng trở nên một với Chúa Kitô, đến độ Người không cầu cho các môn đệ của Người nữa mà chính các môn đệ của Người cầu cùng Cha của Người như Người đã làm, và Cha của Người sẽ nghe họ như đã nghe Người. Tức là họ có thần thế trước nhan Cha của Người, Đấng nhìn thấy Người nơi họ và chắc chắn sẽ đáp ứng lời nguyện cầu của họ, và lời nguyện cầu của họ bấy giờ không phải của họ nữa mà là của chính Chúa Kitô, Đấng chỉ mong phần rỗi cho nhân loại, và chuyển cầu cho nhân loại được cứu rỗi, một lời chuyển cầu đẹp lòng Thiên Chúa nhất, vì Ngài sai Con Ngài xuống trần gian (xem Gioan 3:16) và không dung tha cho Con Ngài (xem Roma 8:32) chỉ có một mục đích duy nhất là cứu độ nhân loại mà thôi.

 

Bài Đọc 1 (Tông Vụ 18:23-28)

 

Trong bài đọc 1 hôm nay, chúng ta thấy Chúa Kitô hiện diện thần linh nơi một con người đặc biệt tuy chưa chính thức thuộc về thành phần môn đệ của Người, đó là Apollô, một con người chỉ mới biết phép rửa thống hối của Tiền hô Gioan, nhưng đã tỏ ra "nhiệt tâm rao giảng và siêng năng dạy những điều về Ðức Kitô... bắt đầu hành động mạnh dạn trong hội đường".

 

"Bấy giờ có một người Do-thái tên là Apollô, quê ở Alexan-dria, rất lợi khẩu và thông biết Thánh Kinh, ông đến Êphêxô. Ông đã học thông đạo Chúa; ông nhiệt tâm rao giảng và siêng năng dạy những điều về Ðức Kitô, mặc dầu ông chỉ biết phép rửa của Gioan. Vì thế ông bắt đầu hành động mạnh dạn trong hội đường".

 

Vấn đề ở đây là với một con người như vậy, từ vô danh tiểu tốt tự nhiên được nổi tiếng, thế mà nhờ sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô trong thành phần môn đệ của Người, nên các vị chẳng những không ghen tị và đố kị, như tông đồ Gioan xưa kia tỏ ra đối với một người không thuộc về nhóm tông đồ đã nhân danh Thày mà trừ quỉ (xem Marco 9:38; Luca 9:49), trái lại, còn giúp thêm cho nhân vật mới lạ này nữa, để vị này càng nổi nang hơn, nghĩa là càng làm rạng danh Chúa Kitô hơn:

 

"Khi Priscilla và Aquila nghe ông, liền đón ông (về nhà) và trình bày cặn kẻ hơn cho ông biết đạo Chúa. Ông muốn sang Akaia, thì các anh em khuyến khích ông và viết thơ cho các môn đồ xin họ tiếp đón ông. Ðến nơi, ông đã giúp các tín hữu rất nhiều, vì ông đã công khai phi bác những người Do-thái cách hùng hồn; ông trưng Thánh Kinh để minh chứng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô".

 

 

 

Lễ Thăng Thiên Năm A-B-C (chỉ Phúc Âm)

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: Cv 1, 1-11

"Trước sự chứng kiến của các ông, Người lên trời".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Hỡi Thêôphilê, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những điều Ðức Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, cho đến ngày Người lên trời, sau khi căn dặn các Tông đồ, những kẻ Người đã tuyển chọn dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần. Sau cuộc thương khó, Người đã tỏ cho các ông thấy Người vẫn sống, với nhiều bằng chứng Người đã hiện ra với các ông trong khoảng bốn mươi ngày và đàm đạo về Nước Thiên Chúa. Và trong một bữa ăn, Người đã ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa. Người nói: "Như các con đã nghe chính miệng Thầy rằng: Gioan đã làm phép rửa bằng nước, phần các con, ít ngày nữa, các con sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần".

Vậy các kẻ có mặt hỏi Người rằng: "Lạy Thầy, có phải đã đến lúc Thầy khôi phục Nước Israel chăng?" Người bảo họ rằng: "Ðâu phải việc các con hiểu biết thời gian hay kỳ hạn mà Cha đã ấn định do quyền bính Ngài. Nhưng các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất". Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông.

Ðang khi các ông còn ngước mắt lên trời nhìn theo Người đang xa đi, thì bỗng có hai người mặc áo trắng đứng gần các ông và nói rằng: "Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời? Ðức Giêsu, Ðấng vừa lìa các ông mà lên trời, sẽ đến cùng một thể thức như các ông đã thấy Người lên trời".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 46, 2-3. 6-7. 8-9

Ðáp: Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang (c. 6).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Hết thảy chư dân, hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa tiếng reo vui! Vì Chúa là Ðấng Tối cao, khả uý, Người là Ðại Ðế trên khắp trần gian. - Ðáp.

2) Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang. Hãy ca mừng, ca mừng Thiên Chúa' hãy ca mừng, ca mừng Vua ta! - Ðáp.

3) Vì Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian, hãy xướng ca vịnh mừng Người. Thiên Chúa thống trị trên các nước, Thiên Chúa ngự trên ngai thánh của Người. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Ep 1, 17-23

"Người đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời".

Trích thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Anh em thân mến, xin Thiên Chúa của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha vinh hiển, ban cho anh em thần trí khôn ngoan và mạc khải, để nhận biết Người, xin cho mắt tâm hồn anh em được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi, thế nào là sự phong phú gia nghiệp vinh quang nơi các thánh, và thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta, là những kẻ tin, chiếu theo hành động của sức mạnh quyền năng Người, công việc mà Chúa đã thực hiện trong Ðức Kitô, tức là làm cho Ngài từ cõi chết sống lại, và đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời, vượt trên mọi cấp trật, các lãnh thần, quyền thần, dũng thần, và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Ðấng chu toàn mọi sự trong mọi người.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Mt 28, 19 và 20

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 28, 16-20 (Năm A)

"Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy".

Bài kết Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu đã chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng có ít kẻ còn hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: "Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế".

Ðó là lời Chúa.

 

Phúc Âm: Mc 16, 15-20 (Năm B)

"Ðang khi Người chúc phúc cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời".

Bài kết Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ và phán: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những phép lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân sẽ được lành mạnh".

Vậy sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa.

Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và củng cố lời giảng dạy bằng những phép lạ kèm theo.

Ðó là lời Chúa.

 

Phúc Âm: Lc 24, 46-53 (Năm C)

"Ðang khi Người chúc phúc cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời".

Bài kết Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như đã ghi chép là Ðức Kitô phải chịu khổ hình và ngày thứ ba từ cõi chết sống lại; và nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem. Các con là nhân chứng những sự việc ấy. Thầy sẽ sai đến với các con Ðấng Cha Thầy đã hứa; vậy các con hãy ở lại trong thành cho đến khi mặc lấy quyền lực từ trên cao ban xuống". Rồi Người dẫn các ông ra ngoài, đến làng Bêtania, và giơ tay chúc phúc cho các ông. Sự việc xảy ra là đang khi Người chúc phúc cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời. Các ông thờ lạy Người, và trở về Giêrusalem lòng đầy vui mừng. Các ông luôn luôn ở trong đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa. Amen.

Ðó là lời Chúa.

 

 

 Thứ Năm Tuần VI Phục Sinh hay Chúa Nhật Tuần VII Phục Sinh

 


Suy Nghiệm Lời Chúa

 

Phụng vụ Lời Chúa của Lễ Trọng Thăng Thiên này, bao gồm bài đọc 1 cho cả 3 chu kỳ A-B-C được trích từ 11 câu đầu tiên của Sách Tông Vụ: 1:1-11, và ba bài Phúc Âm cho từng chu kỳ A, B và C được trích từ 3 3 Phúc Âm khác nhau, Thánh Mathêu (những câu sau hết trong đoạn cuối cùng 28:16-20) cho Năm A, Thánh Marco (cũng những câu sau hết trong đoạn cuối cùng 16:15-20) cho Năm B, và Thánh Luca (cũng vậy, ở những cầu sau hết trong đoạn cuối cùng 24:46-53).

 

Nếu căn cứ vào ý nghĩa của biến cố Chúa Giêsu Thăng Thiên thì chỉ có Thánh ký Luca, trong cả Sách Tông Vụ (bài đọc 1) và Phúc Âm (chu kỳ Năm C), là diễn tả rõ ràng nhất, như sau:

 

"... 'Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất'. Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông. Ðang khi các ông còn ngước mắt lên trời nhìn theo Người đang xa đi, thì bỗng có hai người mặc áo trắng đứng gần các ông và nói rằng: 'Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời? Ðức Giêsu, Ðấng vừa lìa các ông mà lên trời, sẽ đến cùng một thể thức như các ông đã thấy Người lên trời'". (Tông Vụ 1:8-11).

 

"'Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống' Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa" (Luca 24:49-53).

 

Căn cứ vào những chi tiết được Thánh ký Luca thuật lại trong Sách Tông Vụ và Phúc Âm của ngài trên đây thì biến cố Thăng Thiên xẩy ra, về địa điểm: ở "gần Bêtania" (Luca 24:50), về hình thức và thể lý như sau: "đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời" (Luca 24:51), bằng cách: "Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông" (Tông Vụ 1:9). 

 

Như thế, các tông đồ, cho dù không được tận mắt chứng kiến thấy giây phút Chúa Giêsu sống lại từ trong cõi chết, cũng vẫn được đích thân thấy "trước mắt các ông" Người Thăng Thiên về cùng Cha của Người là Đấng đã sai Người, cho đến khi có "một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông".  

 

"Đám mây bao phủ Người" đây ám chỉ Thánh Thần, như đã xẩy ra ở biến cố biến hình trên núi của Người nơi sự kiện "có tiếng phán ra từ đám mây" (Mathêu 17:5; Marco 9:7; Luca 9:35). "Một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông" phải chăng bao gồm mấy ý nghĩa sau đây: 

 

1- Các tông đồ không còn được thấy Thày của mình bằng con mắt thể lý nữa, vì Người đã về cùng Cha trong mối hiệp thông thần linh đời đời với Cha trong Thánh Thần; 

 

2- Sứ vụ trần thế của Người đã hoàn toàn thật sự hoàn tất sau 40 ngày Người sống lại, khoảng thời gian 40 ngày Người hiện diện một cách linh thiêng giữa các vị để "nói với các vị về triều đại Thiên Chúa" (Tông Vụ 1:3); 

 

3- Các vị cần phải tiếp tục sứ vụ của Người "cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 1:8) bằng "quyền năng của Thánh Thần" (Tông Vụ 1:8; xem Luca 24:49) là Đấng Người sẽ từ Cha sai đến và cũng là Đấng đến để làm chứng về Người với họ và qua họ (xem Gioan 15:26-27). 

  

Thật ra, sau khi tắt thở trên Thánh Giá, linh hồn của Chúa Kitô đã về cùng Cha của Người ngay lúc ấy rồi, chứ không phải đợi cho tới khi Người Thăng Thiên. Và thật ra, trước khi "hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), Người đã đời đời hiệp nhất nên một với Cha trong Thánh Thần rồi, chứ không phải cho tới khi Người Thăng Thiên. 

 

Thế nhưng, từ đời đời Người chỉ hiệp nhất nên một với Cha trong Thánh Thần về phương diện "đồng bản thể với Cha" (Kinh Tin Kính), nhưng một khi "đã hóa thành nhục thể", bản tính nhân loại của Người chỉ đạt tới tầm mức hoàn toàn hiệp thông thần linh với Cha hay hiệp nhất nên một với Cha trong Thánh Thần khi Người Thăng Thiên mà thôi.

 

Nhờ Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp xẩy ra ngay sau lời "Xin Vâng" (Luca 1:38) của Trinh Nữ Maria trong Biến Cố Truyền Tin, bản tính nhân loại của Lời Nhập Thể đã được hiệp thông thần linh với bản tính Thiên Chúa của Người rồi, tới độ, thân xác của Người đã trở thành bất tử và bất diệt, không thể nào chết được, ngoại trừ Người tự bỏ sự sống (thể lý) của Người đi (xem Gioan 10:17-18) "để làm giá chuộc cho nhiều người" (Mathêu 20:28). 

 

Tuy nhiên, tự bản chất là tạo vật hữu hạn và hữu hình, bản tính nhân loại (nhân tính) của Lời Nhập Thể và nơi Lời Nhập Thể, theo tiến trình phát triển tự nhiên, cũng cần phải từ từ tiến tới độ hiệp thông thần linh hoàn trọn nhất, ở chỗ, bản tính Thiên Chúa của Người (Thiên Tính) càng ngày càng tỏ hiện một cách hết cỡ, nhờ đó "ai thấy Thày là thấy Cha" (Gioan 14:9), nhất là nơi Biến Cố Vượt Qua của Người từ Tử Giá đến Phục Sinh.   

 

Vấn đề ở đây là cái gì được sinh ra, cái gì chịu khổ giá, cái gì đã sống lại và cái gì đã lên trời, nếu không phải chính yếu là thân xác của Lời Nhập Thể nói riêng. Chính thân xác của Người, sau khi sống lại từ trong kẻ chết, đã tràn đầy Thánh Thần đến độ có thể thông Thánh Thần sang cho các tông đồ từ thân xác phục sinh của Người: "Đoạn Người thở hơi trên các vị mà nói: 'Các con hãy nhận lấy Thánh Linh'" (Gioan 20:22). 

 

Thế nhưng, cho dù các tông đồ đã lãnh nhận Thánh Thần từ thân xác phục sinh của Chúa Kitô Lời Nhập Thể như thế, các ngài, để có thể làm chứng cho Chúa Kitô, có thể hiệp nhất nên một với Người, "như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha" (Gioan 17:21), trở thành một Alter Christus - Chúa Kitô Khác, vẫn còn phải chờ đợi để "được mặc lấy quyền lực từ trên cao" (Luca 24:49), "khi Thánh Thần xuống trên các con" (Tông Vụ 1:8), Đấng được Người hứa (xem Tông Vụ 1:4) "từ Cha sai đến" (Gioan 15:26) với các vị sau khi Người Thăng Thiên về cùng Cha, ở thực tại thần linh hiệp thông với Cha trong Thánh Thần bao gồm cả bản tính nhân loại của Người nữa.

 

Tóm lại, Mầu Nhiệm Thăng Thiên, về không gian, là biến cố Chúa Kitô đã hoàn toàn chấm dứt sứ vụ trần gian của mình do đích thân Người thực hiện theo đúng như ý Cha là Đấng đã sai Người, nhưng về thời gian, Người vẫn tiếp tục sứ vụ cứu độ trần gian qua vai trò thừa tác của Giáo Hội "cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 1:8), một Giáo Hội Người "ở cùng cho đến tận thế" (Mathêu 28:20), bằng Thánh Thần là Đấng "bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra" (Kinh Tin Kính Giáo Hội Công Giáo)Đấng đến để truyền đạt cho các tông đồ và Giáo Hội tất cả những gì của Cha nơi Chúa Kitô (xem Gioan 15:26), nhờ đó, "Con sống trong họ, Cha sống trong Con, để sự hiệp nhất của họ được nên trọn. Cho thế gian nhận biết rằng Cha đã sai Con và Cha đã yêu thương họ như Cha đã yêu mến Con" (Gioan 17:23).

Nếu Chúa Kitô phục sinh chiến thắng tội lỗi và sự chết thì Người thăng thiên về trời "ngự bên hữu Thiên Chúa" có hai nghĩa: Người cai trị Vương Quốc của Thiên Chúa đã qua Người được thiết lập trên trần gian, bao gồm cả việc thống trị quyền lực hỏa ngục và báo hiệu Người sẽ trở lại để canh tân đổi mới tất cả mọi sự; và ý nghĩa thứ hai đó là nhân tính của loài người nơi Người đã đạt tới tột đỉnh hiệp thông thần linh, và nhân loại nhờ Người hay nhớ nhân tính của Người mà được Thiên Chúa yêu thương hơn tất cả được tạo vật, hơn cả các thần thiêng, loài có thể nói là ở bên trái Thiên Chúa, căn cứ vào ý nghĩa của Bài Đọc II: "Chúa đã làm cho Ngài từ cõi chết sống lại, và đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời, vượt trên mọi cấp trật, các lãnh thần, quyền thần, dũng thần, và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này lẫn đời sau".

 

Ôi, con người cao cả biết là chừng nào trước nhan Thiên Chúa nơi Chúa Kitô Nhập Thể và Thăng Thiên!