GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2021

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Giáo Lý Cầu Nguyện:

 

Bài 26: Cầu Nguyện hướng về Chúa Ba Ngôi - phần 1

 

 

Pope Francis gives his catechesis during the weekly General Audience

 

Xin chào anh chị em thân mến,

Trong hành trình giáo lý của chúng ta về cầu nguyện, hôm nay và tuần tới, chúng ta sẽ thấy, nhờ Chúa Giêsu Kitô, cầu nguyện hướng chúng ta về Chúa Ba Ngôi - về Chúa Chúa, Chúa Con và Thánh Linh - về đại dương của Thiên Chúa là Tình Yêu. Chính Chúa Giêsu đã mở Nước Trời ra cho chúng ta và đem chúng ta vào mối liên hệ với Thiên Chúa. Chính Người là Đấng đã làm điều ấy, ở chỗ, Người đã mở ra cho chúng ta mối liên hệ này với Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần. Đó là những gì Tông Đồ Gioan đã khẳng định ở câu kết đoạn mở đầu Phúc Âm ngài: "Chưa ai đã từng thấy Thiên Chúa: Người Con duy nhất, Đấng ở trong lòng Cha, đã tỏ Cha ra" (Gioan 1:18). Chúa Giêsu đã tỏ cho chúng ta biết căn tính, căn tính này của Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần. Chúng ta thực sự không biết phải cầu nguyện ra sao: đâu là những lời lẽ, những cảm xúc và những ngôn từ thích đáng với Thiên Chúa. Trong lời yêu cầu được các vị môn đệ ngỏ cùng Thày của các vị, một lời yêu cầu chúng ta thường nhắc lại trong loạt bài giáo lý này, có tất cả những gì là vụng về, những nỗ lực lập đi lập lại, thường bất thành, ngỏ cùng Đấng Hóa Công: "Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện" (Luca 11:1).

Không phải là tất cả mọi lời cầu nguyện đều ngang nhau, và không phải tất cả đều thuận lợi: Chính Thánh Kinh chứng thực thành quả tiêu cực của nhiều lời cầu nguyện, những lời cầu nguyện bị loại trừ. Dường như Thiên Chúa có những lúc không hài lòng với những lời cầu nguyện của chúng ta, và chúng ta thậm chí không nhận thức được điều ấy. Thiên Chúa nhìn vào bàn tay của những ai cầu nguyện: để làm cho chúng nên tinh sạch chứ không cần rửa chúng; đáng lẽ người ta cần phải kềm chế các hành động gian ác xấu xa. Thánh Phanxicô đã cầu nguyện rằng: «Nullu homo ène dignu te mentovare», tức là "không ai đáng kêu danh Ngài" (Bài Ca Mặt Trời).

Thế nhưng, có lẽ việc nhận biết cảm động nhất về tình trạng bần cùng của lời chúng ta cầu nguyện đã xuất phát từ môi miệng của viên đại đội trưởng Roma, vị hôm ấy đã van xin Chúa Giêsu chữa lành cho người đầy tớ yếu bệnh của ông (cf Mk 8:5-13). Ông ta đã cảm thấy hoàn toàn bất xứng, ở chỗ, ông ta không phải là người Do Thái, ông là một sĩ quan thuộc quân đội chiếm đóng đáng ghét. Thế nhưng mối quan tâm đến người đầy tớ của ông ta khiến ông ta vững tâm mà thân thưa rằng: "Lạy Chúa, tôi không xứng đáng được rước Ngài vào nhà của tôi; nhưng chỉ xin Ngài phán thôi thì người đầy tớ của tôi được lành mạnh" (v.8). Đây là câu chúng ta cũng lập lại mỗi khi cử hành phụng vụ Thánh Thể. Đối thoại với Thiên Chúa là một ơn huệ, vì chúng ta không đáng làm việc này, chúng ta chẳng có quyền thỉnh cầu, chúng ta "cà lăm" khi nói năng cùng nghĩ tưởng... Thế nhưng, Chúa Giêsu là cửa dẫn chúng ta vào cuộc đối thoại này với Thiên Chúa.

Tại sao nhân loại lại được Thiên Chúa yêu thương chứ? Chẳng có lý do nào hiển nhiên cả, chẳng có vấn đề cân xứng gì hết... Đến độ các câu truyện hoang đường thần thoại nhất không thấy được cái khả thể về một vị thần chăm sóc các thứ chuyện của loài người; trái lại, những chuyện này bị coi là những gì phiền toái và chán chường, thật đáng bỏ qua chẳng cần để ý đến. Hãy nhớ câu Thiên Chúa phán với dân của Ngài, được Sách Đệ Nhị Luật lập lại rằng: "Vì có quốc gia vĩ đại nào lại có một vị thần rất gần gũi với nó như Chúa là Thiên Chúa của chúng ta với chúng ta hay chăng?" Việc Thiên Chúa gần gũi kề cận là một mạc khải! Có một số triết gia nói rằng Thiên Chúa chỉ có thể nghĩ về Ngài mà thôi. Đáng lẽ chính loài người chúng ta cố gắng thuyết phục vị thần linh này và làm hài lòng vị ấy. Vì thế mà nhiệm vụ của "tôn giáo", bằng việc tiến hành các thứ hy tế và tôn sùng cứ được tiếp tục hiến dâng để làm cho mình trở thành đáng yêu với một vị thần xa vời nào đó, một vị Thiên Chúa dửng dưng lãnh đạm. Chẳng có chuyện đối thoại gì hết. Chỉ duy Chúa Giêsu, chỉ duy mạc khải của Thiên Chúa cho Moisen trước Chúa Giêsu, khi Thiên Chúa tỏ mình ra; chỉ có Thánh Kinh đã mở ra cho chúng ta việc đối thoại với Thiên Chúa. Hãy nhớ rằng: "Có quốc gia vĩ đại nào lại có một vị thần rất gần gũi với nó như Chúa là Thiên Chúa của chúng ta với chúng ta hay chăng?" Đó là việc Thiên Chúa gần gũi cận kề, đã mở ra cho chúng ta để chúng ta đối thoại với Ngài.

Một Vị Thiên Chúa yêu thương nhân loại: chúng ta sẽ chẳng bao giờ có can đảm để tin vào Ngài, nếu chúng ta không nhận biết Chúa Giêsu. Việc nhận biết Chúa Giêsu làm cho chúng ta hiểu được điều ấy, nó giúp cho điều ấy được tỏ ra cho chúng ta. Thật là những gì ngạo ngược - một thứ ngạo ngược! - nơi dụ ngôn người cha nhân hậu, hay nơi dụ ngôn vị mục tử tìm kiếm con chiên lạc (cf. Lk 15). Chúng ta sẽ không thể nào nghĩ tới, hay thậm chí hiểu được, những câu chuyện như thế, nếu chúng ta đã không gặp Chúa Giêsu. Thiên Chúa gì mà sẵn sàng chết cho con người? Thiên Chúa nào? Thiên Chúa nào mà lại hằng nhẫn nại yêu thương mà lại chẳng đòi phải yêu lại chứ? Thiên Chúa nào mà lại chấp nhận tấm lòng vô ơn ghê gớm của một người con xin chia phần gia tài của nó trước, rồi bỏ nhà ra đi phung phá tất cả mọi sự chứ? (cf. Lk 15:12-13).

Chính Chúa Giêsu đã tỏ cho thấy tấm lòng của Thiên Chúa. Bởi thế Chúa Giêsu nói với chúng ta bằng đời sống của Người những gì tỏ ra Thiên Chúa là một Người Cha. Tam Pater nemo: Chẳng có ai là Cha như Ngài. Tình phụ tử đó là sự gần gũi, lòng cảm thương và nỗi dịu dàng. Đừng quên ba chữ cho thấy kiểu cách của Thiên Chúa này: gần gũi, cảm thương và dịu dàng. Đó là cách thức thể hiện tình phụ tử của Ngài đối với chúng ta. Chúng ta khó lòng mà nghĩ tưởng được từ xa thứ tình yêu tràn đầy nơi Ba Ngôi, cùng với chiều sâu của lòng luyến ái nhau giữa Cha, Con và Thánh Thần. Những hình ảnh bên Đông phương cống hiến cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về mầu nhiệm ấy, một mầu nhiệm là nguồn mạch và là niềm vui của toàn thể vũ trụ.

Trên hết, chúng ta không thể nào tin được rằng tình yêu thần linh này lại có thể vươn trải, xuống tận bến bờ nhân loại chúng ta: chúng ta là thành phần lãnh nhận một thứ tình yêu không thể nào có được trên trái đất này. Giáo Lý dẫn giải rằng: "Nhân tính linh thánh của Chúa Giêsu vì thế là đường lối nhờ đó Thánh Linh dạy chúng ta cầu cùng Thiên Chúa là Cha của chúng ta" (khoản 2664). Đó là ơn đức tin của chúng ta. Chúng ta thật sự không thể nào hy vọng có được một ơn gọi nào cao cả hơn, đó là nhân tính của Chúa Giêsu - Thiên Chúa đã đến gần với chúng ta nơi Chúa Giêsu - đã trở thành thuận lợi cho chúng ta hoan hưởng chính sự sống của Ba Ngôi, và đã mở toang cánh cửa mầu nhiệm tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần.

(Sau bài giáo lý, ĐTC đã lên tiếng kêu gọi và xin cầu nguyện như sau:)

Từ Myanmar vẫn tiếp tục xẩy ra tin buồn về những cuộc đụng độ đổ máu và mất mạng sống. Tôi xin kêu gọi các vị thẩm quyền trong cuộc chú trọng đến sự kiện là đối thoại hơn là đàn áp và hòa hợp hơn là bất hòa. Tôi cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo đảm những ước vọng của nhân dân Myanmar không bị dập tắt đi bởi bạo lực. Chớ gì giới trẻ của đất nước thân yêu này có được niềm hy vọng về một tương lai mà hận thù và bất công nhường bước cho hội ngộ và hòa giải. Sau hết, tôi lập lại niềm ước muốn tôi đã bày tỏ một tháng trước đây, đó là con đường hướng tới dân chủ đã được thực hiện trong mấy năm gần đây bởi dân nước Myanmar được phục hồi, bằng cử chỉ cụ thể thả ra các vị lãnh đạo chính trị khác nhau đang bị giam giữ (see Address to the Diplomatic Corps, 8 February 2021).

Nữ tu quỳ xin cảnh sát Myanmar ngừng trấn áp người biểu tình - Ảnh 3.

Nữ tu quỳ xin cảnh sát Myanmar ngừng trấn áp người biểu tình

Nữ tu quỳ xin cảnh sát Myanmar ngừng trấn áp người biểu tình - Ảnh 2.

18 người biểu tình Myanmar chết trong một ngày

Ngày kia, nếu Thiên Chúa muốn, tôi sẽ hành hương 3 ngày đến Iraq. Đã lâu rồi tôi muốn gặp gỡ dân chúng ấy đã chịu rất nhiều đau khổ; để gặp gỡ Giáo Hội tử đạo ở mảnh đất của Abraham này. Cùng với các vị lãnh đạo tôn giáo, chúng tôi cũng sẽ thực hiện việc bước tới tình huynh đệ giữa các tín hữu. Tôi xin anh chị em hãy hỗ trợ chuyến tông du này bằng lời cầu nguyện của anh chị em, nhờ đó chuyến tông du này được diễn tiến tốt đẹp bao nhiêu có thể, và sinh hoa kết quả như đã được hy vọng. Nhân dân Iraq đang đời chờ chúng ta; họ đã đợi chờ Thánh GP II, vị đã không được phép đến đó. Người ta không thể nào làm cho một dân tộc bị thất vọng lần thứ hai. Chúng ta hãy cầu nguyện cho cuộc hành trình này được tốt đẹp.

 

An Iraqi citizen takes a "selfie" against a banner welcoming Pope Francis

Một công dân Iraq chụp hình lấy cả minh lẫn hình ĐTC Phanxicô trong tấm bảng quảng bá chuyến tông du lịch sử của ngài!

Căn cứ không quân Mỹ bị tập kích rocket

Trước ngưỡng cửa cuộc tông du của Đức Thánh Cha tại Iraq