GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2021

 

 

 

 

ĐTC Phanxicô: Giáo Lý về Thư Galata

 

Bài 7 - Những Người Galata Khờ Dại

 

 

Xin chào anh chị em,

Chúng ta sẽ tiếp tục việc dẫn giải của Thư Galata được Thánh Phaolô gửi Kitô hữu giáo đoàn Galata. Đây không phải là một điều gì mới mẻ, tức là việc dẫn giải này, nó không phải là cái gì đó của tôi: những gì chúng ta đang học hỏi là những gì Thánh Phaolô nói hết sức xung khắc với Kitô hữu Galata. Nó cũng là Lời Chúa nữa, vì nó thuộc về Thánh Kinh. Chúng không phải là những gì được ai tạo ra: không. Nó là những gì đã xẩy ra vào thời đó và còn có thể tái diễn nữa. Đấy chỉ là một bài giáo lý về Lời Chúa được diễn tả trong Thư Thánh Phaolô gửi cho Giáo đoàn Galata; ngoài ra không còn gì khác. Cần phải nhớ như thế. Trong các bài giáo lý trước đây, chúng ta đã thấy cách thức Thánh Phaolô tỏ cho những Kitô hữu tiên khởi ở Galata mối nguy hiểm khi họ lìa bỏ đường lối họ đã bắt đầu hành trình bằng việc đón nhận Phúc Âm. Thật vậy, mối nguy cơ là ở chỗ chiều theo khuynh hướng hình thức, một trong những khuynh hướng dẫn đến chỗ giả hình, thái độ chúng ta đã nói đến ở những lúc khác. Việc chiều theo hình thức và chối bỏ phẩm vị mới mẻ mà họ đã lãnh nhận, phẩm vị của những ai được Chúa Kitô cứu chuộc. Đoạn thư chúng ta vừa nghe là đoạn bắt đầu phần hai của bức Thư này. Cho đến lúc này thì Thánh Phaolô đã nói về đời sống của ngài và ơn gọi của ngài: về cách thức ơn Chúa đã biến đổi cuộc sống của ngài, khiến ngài hoàn toàn dấn thân cho việc phục vụ phúc âm hóa. Đến đây, ngài trực tiếp thách thức những Kitô hữu Galata: ngài đưa cho họ những chọn lựa của họ và tình trạng bấy giờ của họ, những gì có thể vô hiệu hóa cảm nghiệm về ân sủng họ đã sống.

Những từ ngữ được Vị Tông đồ này sử dụng để ngỏ cùng Kitô hữu Galata thật sự là không lịch sự gì hết, như chúng ta đã nghe thấy. Ở các Thư khác, chúng ta dễ dàng thấy được những lời bày tỏ như "Chư huynh" hay "các bạn thân mến"; ở đây lại không, vì ngài cảm thấy giận dữ. Ngài nói chung chung về Kitô hữu Galata, và không ít hơn 2 lần ngài cho họ là "khờ dại", một lời lẽ không được lịch sự. Khờ dại, cù lần, có thể mang nhiều ý nghĩa... Ngài nói thế không phải vì họ thiếu thông minh, mà vì, hầu như không ý thức, họ đang có nguy cơ mất đi đức tin nơi Chúa Kitô mà họ đã lãnh nhận hết sức nhiệt tâm. Họ khờ dại vì họ không ý thức thấy rằng mối nguy hiểm ở đây là mối nguy hiểm bị mất đi kho tàng quí giá, mất đi vẻ đẹp, nơi tính chất mới mẻ của Chúa Kitô. Nỗi ngỡ ngàng và phiền muộn của vị Tông đồ này là những gì hiển nhiên. Cảm thấy đắng cay chua xót, ngài đã gợi lên cho những Kitô hữu này ký ức về việc loan báo ban đầu của ngài, được ngài cống hiến cho họ cái khả thể đạt tới một thứ tự do mới mẻ, bất ngờ có được cho tới lúc ấy.

Vị Tông đồ này đặt vấn đề với Kitô hữu Galata, chủ ý làm cho họ bừng tỉnh lương tâm của họ: đó là lý do tại sao nó lại thật mãnh liệt như thế. Chúng là những vấn đề có tính cách hùng biện, vì Kitô hữu Galata ý thức rõ được rằng việc họ tin tưởng vào Chúa Kitô là hoa trái của ân sủng họ nhận được nhờ việc rao giảng Phúc Âm. Ngài đưa họ về lại khởi điểm của ơn gọi Kitô hữu. Lời mà họ đã nghe từ Thánh Phaolô đều tập trung vào tình yêu của Thiên Chúa, hoàn toàn được tỏ hiện nơi cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Thánh Phaolô không tìm thấy được một bày tỏ nào thuyết phục hơn những gì ngài có lẽ đã lập đi lập lại cho họ một số lần trong việc ngài rao giảng rằng: "Không phải là tôi sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong tôi. Sự sống tôi hiện sống trong xác thịt đây là tôi sống niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và hiến Mình cho tôi" (Galata 2:20). Thánh Phaolô không muốn biết gì khác ngoài Chúa Kito tử giá (cf. 1Cor 2:2). Kitô hữu Galata cần phải nhìn vào biến cố này, đừng để mình bị phân tâm bởi những thứ rao truyền khác. Tóm lại - ý muốn của Thánh Phaolô là thúc bách các Kitô hữu hãy nhận thức được những gì đang nguy biến ở chỗ họ để mình bị thu hút bởi những tiếng nói của thành phần muốn dẫn họ tới một thứ đạo giáo chỉ biết tuân giữ các chỉ thị một cách thận trọng. Vì họ, thành phần rao giảng mới mẻ đã đến Galata, đã thuyết phục họ phải quay đầu trở lại với các luật lệ những người này đã tuân giữ và hoàn trọn trước khi Chúa Kitô xuất hiện, Đấng nhưng không ban ơn cứu độ.

Ngoài ra, những Kitô hữu Galata đã hiểu rất rõ những gì vị Tông đồ này muốn nói tới. Họ thật sự đã cảm nghiệm được tác động của Thánh Linh nơi cộng đồng của họ, ở chỗ, như nơi các cộng đồng khác, dức bác ái và các đặc sủng khác nhau đã tỏ hiện cả giữa họ nữa. Khi bị thử thách, họ cần phải đáp lại để những gì họ đã nghiệm thấy trở thành hoa trái về tính chất mới mẻ của Thần Linh. Bởi thế, khởi điểm việc họ chấp nhận đức tin là việc khởi động của Thiên Chúa, chứ không phải bởi con người. Thánh Thần đã là tác nhân nơi cảm nghiệm của họ; vậy việc đẩy Thánh Linh vào hậu trường để ưu tiên cho c ác việc làm của họ - tức là việc hoàn trọn các chỉ thị của Lề Luật - sẽ là những gì liều lĩnh dại dột. Tính chất thánh đức là những gì xuất phát từ Thánh Linh và là việc cứu chuộc nhưng không của Chúa Giêsu: chúng ta được công chính hóa là như vậy.

Như thế, Thánh Phaolô mời gọi cả chúng ta nữa hãy suy nghĩ xem chúng ta đang sống đức tin của chúng ta ra sao? Tình yêu của Chúa Kitô, Đấng tử giá và phục sinh, vẫn là tâm điểm của đời sống chúng ta hằng ngày như nguồn mạch cứu độ hay chăng, hay chúng ta cảm thấy hài lòng về một vài hình thức đạo nghĩa để xoa dịu lương tâm của chúng ta? Chúng ta đang sống đức tin của chúng ta ra sao? Chúng ta có gắn bó với kho tàng quí báu, với vẻ đẹp nơi tính chất mới mẻ của Chúa Kitô, hay chúng ta thích một cái gì đó thu hút chúng ta trong chốc lát nhưng rồi lưu lại trong chúng ta những gì là trống rỗng? Những gì là phù du thường hay gõ cửa trong những ngày sống của chúng ta, nhưng nó lại là một thứ ảo tưởng u buồn, khiến chúng ta nông nổi chiều theo và ngăn trở chúng ta khỏi nhận thức được những gì là thực sự đáng sống.

Anh chị em ơi, tuy nhiên, chúng ta hãy tin tưởng rằng ngay cả khi chúng ta bị cám dỗ quay đi thì Thiên Chúa vẫn tiếp tục ban các tặng ân của Ngài. Qua giòng lịch sử, thậm chí ngay cả hôm nay đây, những sự việc xẩy ra giống như những gì đã xẩy ra cho Kitô hữu Galata. Ngay cả hôm nay đây, người ta hô hào chúng ta rằng: "Không, thánh đức là ở nơi các thứ chỉ thị này, nơi những điều kia, các bạn cần phải làm điều này điều nọ", và đề ra một thứ đạo nghĩa có tính cách uyển chuyển, một tính chất uyển chuyển lấy đi khỏi chúng ta cái tự do theo Thần Linh được ơn cứu chuộc của Chúa Kitô ban cho chúng ta. Hãy coi chứng tính cách cứng cỏi họ đề ra cho anh chị em: hãy cẩn thận. Vì ở đằng sau hết những gì là uyển chuyển đều có một cái gì xấu xa tệ hại, không xuất phát từ Thần Linh Chúa. Đó là lý do bức Thư này sẽ giúp chúng ta không nghe theo thánh phần có vẻ bảo thủ này đề ra để làm cho chúng ta thoái hóa đời sống thiêng liêng của chúng ta, và sẽ giúp chúng ta tiến bước  theo ơn gọi vượt qua của Chúa Giêsu.

 Đó là những gì vị Tông đồ này lập lại cho Kitô hữu Galata, khi ngài nhắc nhở họ rằng Chúa Cha "ban Thần Linh cho anh em và thực hiện các phép lạ giữa anh em" (3:5). Ngài nói ở thời hiện tại, ngài không nói "Chúa Cha đã ban cho anh em Thần Linh", đoạn 3, câu 5, không, ngài nói "đang ban"; ngài không nói "đã thực hiện" mà là "đang thực hiện". Vì, bất chấp tất cả mọi khó khăn chúng ta có thể gây ra cho tác động của mình, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi chúng ta, trái lại còn ở với chúng ta bằng tình yêu nhân hậu của Ngài. Ngài như một người cha hằng ngày ngong ngóng đứa con của mình trở về: tình yêu thương này của Chúa Cha không bao giờ biết mỏi mệt về chúng ta. Chúng ta hãy xin ơn khôn ngoan luôn nhận thức được thực tại này, và hãy tránh xa thành phần bảo thủ đề ra cho chúng ta một đời sống khắc khổ có tính cách nhân tạo, đẩy chúng ta xa khỏi cuộc phục sinh của Chúa Kitô. Việc khổ hạnh thì cần thiết đấy, nhưng khổ hạnh một cách khôn ngoan chứ không phải một cách nhân tạo.

 

https://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20210901_udienza-generale.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu