GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

2021

 

 

 

 

ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật XXIII Thường Niên Năm B

 

 

Thân ái chào anh chị em,

 

Phúc Âm cho phụng vụ hôm nay cho thấy Chúa Giêsu chữa lành cho một người câm điếc. Điều nổi bật trong câu chuyện này là cách thức Chúa thực hiện sự lạ kỳ diệu này. Người đã

 đưa người điếc này ra một nơi khác, đặt ngón tay vào tai của anh ta, và đã lấy nước bọt chạm vào lưỡi của anh ta. Đoạn Người ngước lên trời, than thở, mà nói cùng anh ta rằng:

 "Ephrata", tức là "Hãy mở ra!" (Mk 7:33-34). Ở những lần chữa lành khác, như với những thứ bệnh nạn bất toại hay phong cùi, Chúa Giêsu không làm nhiều điều như vậy. Vậy thì tại

 sao Người lại làm tất cả những điều này, cho dù họ chỉ xin Người đặt tay lên người bệnh thôi (v.32)? Có thể là vì tình trạng của người này có một giá trị tiêu biểu đặc biệt chăng. Tình

 trạng bị điếc cũng là một tiêu biểu có thể nói với chúng ta một cái gì đó. Về những gì chứ? Điếc lác. Người không thể nói vì họ không thể nghe. Thật vậy, để chữa lành cho bệnh nhân

 này, Chúa Giêsu đã đặt những ngón tay của Người vào tai của họ trước hết, rồi mới tới miệng, nhưng tai trước.

Tất cả chúng ta có tai đó, nhưng rất thường chúng ta không thể nghe thấy gì. Tại sao vậy? Thưa anh chị em, có một thứ điếc lác nội tâm chúng ta có thể xin Chúa Giêsu chạm tới và chữa lành hôm nay đây. Tình trạng điếc lác nội tâm là tình trạng điếc lác tệ hơn tình trạng điếc lác về thể lý, vì nó là thứ điếc lác của tâm can. Vội vàng chộp bắt với nhiều thứ phải nói và làm, chúng ta không tìm thấy giờ để ngưng lại lắng nghe những người muốn nói với chúng ta. Chúng ta có nguy cơ trở thành trơ trơ với tất cả mọi sự, và không giành chỗ cho những ai cần được lắng nghe. Tôi thường nghĩ về trẻ em, giới trẻ, người già, nhiều người thật sự không cần đến những lời nói và bài giảng mà là cần được lắng nghe. Chúng ta hãy tự vấn xem khả năng lắng nghe của chúng ta ra sao? Tôi có để mình được tác động bởi đời sống dân chúng hay chăng? Tôi có biết bỏ giờ ra với những ai gần gũi tôi để lắng nghe hay chăng?

Về vấn đề này, tất cả chúng ta, đặc biệt là cả các vị linh mục nữa. Linh mục cần phải lắng nghe dân chúng, không phải một cách hối hả gấp rút, mà là lắng nghe để biết có thể giúp đáp, nhưng chỉ sau khi lắng nghe. Tất cả chúng ta đều phải lắng nghe đã rồi sau đó đáp ứng. Hãy nghĩ về đời sống gia đình: biết bao nhiêu lần chúng ta nói mà không lắng nghe đã, lập đi lập lại những điều giống nhau, bao giờ cũng là những điều như vậy! Không có khả năng lắng nghe thì chúng ta bao giờ cũng nói lại những điều như nhau, hay chúng ta không để cho người khác nói xong, bày tỏ, mà ngăn chặn họ. Việc bắt đầu một cuộc đối thoại thường xẩy ra không phải bằng lời nói mà bằng thinh lặng, không phải bằng việc nhấn mạnh, mà bằng cách nhẫn nại bắt đầu lắng nghe người khác, nghe những gì họ chống chọi và những gì họ ấp ủ trong lòng. Việc chữa lành tâm can bắt đầu bằng việc lắng nghe. Lắng nghe. Đó là những gì phục hồi tâm can. "Thế nhưng, thưa cha, có những con người buồn chán cứ nói những gì giống nhau mãi thôi...". Hãy lắng nghe họ. Để rồi, khi họ đã nói xong, anh chị em có thể nói, nhưng hãy lắng nghe tất cả mọi sự.

Với Chúa cũng thế. Cần phải trình bày với Người đầy giẫy những điều yêu cầu, thế nhưng tốt hơn trước hết chúng ta hãy lắng nghe Người. Chúa Giêsu yêu cầu như vậy. Trong Phúc Âm, khi họ hỏi Người đâu là giới răn trọng nhất, Người đã trả lời rằng: "Hãy lắng nghe hỡi Israel". Sau đó Người mới nói đến giới răn trọng nhất: "Người phải kính mến Chúa là Thiên Chúa của người hết lòng... (và) tha nhân của người như bản thân ngươi" (Mk 12:28-31). Thế nhưng, trước hết là "Hãy lắng nghe, hỡi Israel". Chúng ta có nhớ lắng nghe Chúa hay chăng? Chúng ta là Kitô hữu, nhưng đôi khi hằng ngày chúng ta nghe cả trăm ngàn lời nói, chúng ta không tìm thấy một giây phút để cho mấy câu Phúc Âm âm vang trong chúng ta. Chúa Giêsu là Lời: nếu chúng ta không dừng lại để lắng nghe Người thì Người sẽ băng ngang qua chúng ta. Thánh Augustino đã nói: "Tôi sợ rằng Chúa Giêsu sẽ băng ngang qua tôi mà tôi không ngờ". Nỗi sợ này là ở chỗ để Người ngang qua mình mà không nghe Người. Thế nhưng, nếu chúng ta giành giờ cho Phúc Âm, chúng ta sẽ thấy cái bí quyết cho sức khỏe thiêng liêng của chúng ta. Đó là phương dược, ở chỗ, hằng ngày hãy thinh lặng một chút mà lắng nghe, bớt đi những lời nói vô ích và tăng thêm Lời Chúa. Hãy luôn có trong túi Phúc Âm là những gì rất hữu ích. Hôm nay đây, như vào ngày Rửa Tội của chúng ta, chúng ta nghe những lời Chúa Giêsu ngỏ cùng chúng ta rằng: "Ephrata, hãy mở ra!" Hãy mở tai của anh chị em ra. Lạy Chúa Giêsu, con muốn cởi mở bản thân con cho Lời của Chúa; Chúa Giêsu ơi, xin hãy mở bản thân của con để con biết lắng nghe Chúa; lạy Chúa Giêsu, xin hãy chữa lành cho tâm can của con khỏi bị khép kín, chữa lành cõi lòng của con cho khỏi vội vàng hấp tấp, hãy chữa tâm hồn con cho khỏi tình trạng bất nhẫn.

Chớ gì Đức Trinh Nữ Maria, Vị đã cởi mở lắng nghe Lời đã hóa thành nhục thể nơi Mẹ, giúp chúng ta hằng ngày biết lắng nghe Con của Mẹ trong Phúc Âm và lắng nghe anh chị em của chúng con bằng một con tim dễ dạy, một con tim nhẫn nại và một con tim chăm chú.

 

https://www.vatican.va/content/francesco/en/angelus/2021/documents/papa-francesco_angelus_20210905.html

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC còn nói thêm một số điều, trong đó có những vấn đề thời cuộc được ngài quan tâm nhất hiện nay say đây:

Tân Chân Phước Người Á Căn Đình: Yesterday, in Catamarca (Argentina), Mamerto Esquiú, Friar Minor and Bishop of Cordoba, was beatified. Finally, an Argentinean Blessed! He was a zealous proclaimer of the Word of God in building up the Church and civil society. May his example help us to always unite prayer and the apostolate, and to serve peace and fraternity. Let us applaud together the new Blessed!

Dân A Phú Hãn tỵ nạn: In these troubled times that see Afghans seeking refuge, I pray for the most vulnerable among them. I pray that many countries will welcome and protect those seeking a new life. I pray also for the internally displaced persons and that they may receive assistance and the necessary protection. May young Afghans receive education, an essential good for human development. And may all Afghans, whether at home, in transit, or in host countries, live with dignity, in peace and fraternity with their neighbours.

Dân Hoa Kỳ bị bão Ida: I assure my prayers for the people of the United States of America who have been hit by a strong hurricane in recent days. May the Lord receive the souls of the deceased and sustain those suffering from this calamity.

ĐTC s tông du tuần tới: Next Sunday I will travel to Budapest for the conclusion of the International Eucharistic Congress. My pilgrimage will continue after the Mass for a few days in Slovakia, and will conclude the following Wednesday with the great popular celebration of Our Lady of Sorrows, Patroness of that country. These will be days marked by adoration and prayer in the heart of Europe.