SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

 

 

"Thày là Sự Sống"
(Gioan 11:25)



Tái Sinh Thần Linh


Phụng Vụ Lời Chúa Tuần III Phục Sinh


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


Nếu "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) là chủ đề chính yếu của toàn Mùa Phục Sinh, trong đó, chủ đề "Thày là sự sống lại" cho nguyên Tuần Bát Nhật Phục Sinh là thời điểm 8 ngày có các bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ý chọn đọc hoàn toàn liên quan đến các lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra mà thôi, thì chủ đề "Thày là sự sống" là chủ đề cho những ngày còn lại, bao gồm cả Chúa Nhật lẫn ngày trong tuần.

Vậy chủ đề "Thày là sự sống" ở Phụng Vụ Lời Chúa cho cả Chúa Nhật lẫn các ngày trong tuần lễ thứ ba của Mùa Phục Sinh như thế nào, nếu không phải, nếu so sánh với nội dung của phụng vụ Lời Chúa cho các tuần còn lại, thì nội dung của Phụng Vụ Lời Chúa cho Tuần III Phục Sinh này cho thấy chủ đề "Thày là sự sống" liên quan đến chiều kích Tái Sinh Thần Linh và Bánh Sự Sống là bản thân Người để nuôi dưỡng những ai được tái sinh bởi Người.
Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Phục Sinh, tuy vẫn còn các bài Phúc Âm trình thuật về 3 cuộc hiện ra khác nhau của Chúa Kitô Phục Sinh, nhưng cả 3 bài đều đã bắt đầu hướng về chủ đề "Thày là sự sống" ở khía cạnh tái sinh thần linh, như chúng ta thấy các bài phúc âm ngày thường trong tuần thứ hai Phục Sinh, nhất là 3 ngày đầu tuần, liên quan đến vấn đề tái sinh từ trên cao, tái sinh bởi trời, bởi nước và Thánh Linh v.v., một cuộc tái sinh thần linh đã xẩy ra nơi hai môn đệ đi Emmau sau khi gặp Đấng Phục Sinh (Năm A), một cuộc tái sinh thần linh xẩy ra nơi chung các tông đồ sau khi nhận ra Đấng Phục Sinh để có thể sửa soạn làm chứng nhân cho Người (Năm B), một cuộc tái sinh thần linh xẩy ra nơi sự kiện các tông đồ đã không còn sợ hãi và ra khỏi nhà đi đánh cá, nhất là riêng Tông Đồ Phêrô đã tỏ thái độ nhiệt tình đáp ứng lòng mong ước của Đấng Phục Sinh (Năm C).  
Năm A 

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm A

 

Bài Ðọc I: Cv 2, 14. 22-28

"Không thể nào để cho Người bị cầm giữ trong cõi chết".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô cùng với mười một Tông đồ đứng ra, lên tiếng nói rằng: "Hỡi các người Do-thái và tất cả những ai ở Giêrusalem, xin hãy biết điều này và lắng nghe lời tôi! Hỡi những người Israel, hãy nghe những lời này: Ðức Giêsu Nadarét là người đã được Thiên Chúa chứng nhận giữa anh em bằng những việc vĩ đại, những điều kỳ diệu và những phép lạ mà Thiên Chúa đã dùng Người để thực hiện giữa anh em, như chính anh em đã biết. Theo như Thiên Chúa đã định và biết trước, Người đã bị nộp, và anh em đã dùng tay những kẻ độc ác mà hành hạ rồi giết đi. Sau khi bẻ gãy xiềng xích tử thần, Thiên Chúa đã giải thoát Người khỏi những đau khổ của cõi chết mà cho Người phục sinh, vì không thể nào để cho Người bị cầm giữ trong đó. Vì chưng Ðavít đã nói về Người rằng: 'Tôi hằng chiêm ngưỡng Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu tôi, để tôi không nao núng. Vì thế, lòng tôi hân hoan, miệng lưỡi tôi hát mừng, và xác tôi yên nghỉ trong niềm cậy trông: vì Chúa không để linh hồn tôi trong cõi chết, và không để Ðấng Thánh của Chúa thấy sự hư nát. Chúa đã cho tôi biết con đường sự sống và cho tôi đầy hân hoan tận hưởng nhan thánh Chúa'".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 15, 1-2a và 5. 7-8. 9-10. 11

Ðáp: Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh (c. 11a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa. Con thưa cùng Chúa: "Ngài là chúa tể con, Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận mạng của con". - Ðáp.

2) Con chúc tụng Chúa vì đã ban cho con lời khuyên bảo, đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm khuya. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng. - Ðáp.

3) Bởi thế lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài thấy sự hư nát. - Ðáp.

4) Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa tới muôn muôn đời! - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: 1 Pr 1, 17-21

"Anh em được cứu độ bằng Máu châu báu của Ðức Kitô, Con Chiên tinh tuyền".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

Anh em thân mến, nếu anh em gọi Người là Cha, Ðấng không thiên vị ai khi xét đoán mỗi người theo việc họ làm, thì anh em hãy sống trong sự kính sợ suốt thời anh em còn lưu trên đất khách. Anh em biết rằng không phải bằng vàng bạc hay hư nát mà anh em đã được cứu chuộc khỏi nếp sống phù phiếm tổ truyền, nhưng bằng máu châu báu của Ðức Kitô, Con Chiên tinh tuyền, không tì ố. Người đã được tiền định trước khi tác thành vũ trụ và được tỏ bày trong thời sau hết vì anh em. Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa, Ðấng làm cho Người sống lại từ cõi chết, và ban vinh quang cho Người để anh em đặt cả lòng tin và niềm hy vọng nơi Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: x. Lc 24, 32

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa Giêsu, xin giải thích cho chúng con những lời Thánh Kinh; xin làm cho tâm hồn chúng con sốt sắng khi nghe Chúa nói với chúng con. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 24, 13-35

"Hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra. Ðang khi họ nói truyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người. Người hỏi: "Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?" Một người tên là Clêophas trả lời: "Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay". Chúa hỏi: "Việc gì thế?" Các ông thưa: "Sự việc liên can đến ông Giêsu quê thành Nadarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi, quả thật, đã làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng sáng. Và không thấy xác Người, họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng: Người đang sống. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các phụ nữ đã nói; còn Người thì họ không gặp".

Bấy giờ Người bảo họ: "Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói! Chớ thì Ðấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?" Ðoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn". Người liền vào với các ông.

Ðang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Ðoạn Người biến mất. Họ bảo nhau: "Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư?" Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: "Thật Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon". Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.

Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm


Cuộc 
tái sinh thần linh đã xẩy ra nơi hai môn đệ đi Emmau sau khi gặp Đấng Phục Sinh.

Phúc Âm (Luca 24:13-35, bài Phúc Âm như Thứ Tư Bát Nhật Phục Sinh): "Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem... thuật lại các việc đã xẩy ra dọc đường và hai vị đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào".

Bài đọc 1 (Tông Vụ 2:14,22-28) - sự sống ở khía cạnh tái sinh thần linh là nhờ ở: "Đức Giêsu Nazarét... đã bị nộp và anh em đã dùng tay những kẻ độc ác mà hạnh hạ rồi giết đi... Thiên Chúa đã cho Người phục sinh"
Bài đọc 2 (1Phêrô 1:17-21) - sự sống ở khía cạnh tài sinh thần linh là nhờ ở: "Máu châu báu của Đức Kitô, Con Chiên tinh tuyền không tì ố... Nhờ Người anh em tin vào Thiên Chúa là Đấng đã làm cho Người sống lại từ trong cõi chết". 


Nếu để ý chúng ta sẽ thấy Phụng Vụ Lời Chúa nói chung và bài Phúc Âm nói riêng được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh này hơi ngoại lệ. Trước hết, như chúng ta đã nhận định, chủ đề cho toàn Mùa Phục Sinh 7 tuần lễ là mạc khải thần linh "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25). Sau nữa, nếu chúng ta đã thấy rằng Tuần Bát Nhật Phục Sinh theo phần đầu của chủ đề chung Mùa Phục Sinh này "Thày là sự sống lại", bởi trong suốt Tuần Bát Nhật Phục Sinh, ngày nào cũng thế, cả 2 Chúa Nhật đầu và cuối Tuần Bát Nhật, cũng như các bài Phúc Âm cho ngày thường trong tuần, đều về các lần Chúa Kitô hiện ra để chứng thực Người "là sự sống lại".

Sau hết, như vậy 6 tuần Phục Sinh còn lại về phần sau của chủ đề chung Mùa Phục Sinh, đó là "Thày là Sự Sống", nhưng tại sao ở ngay Chúa Nhật đầu tuần lễ thứ 3 Phục Sinh này lại có 3 bài Phúc Âm (đã được đọc trong Tuần Bát Nhật Phúc Sinh) về biến cố Chúa Kitô Phục Sinh, trong đó, có 2 bài Phúc Âm của Thánh Luca khác nhau cho cả Năm A (đáng lẽ theo Thánh Mathêu) lẫn Năm B (đáng lẽ theo Thánh Marco), và Bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho Năm C (đáng lẽ theo Thánh Luca)? Vậy Giáo Hội cố ý chọn đọc các Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật 3 Phục Sinh có vẻ "lộn xộn" như thế chắc chắn phải có ý nghĩa, chứ không thể nào vô nghĩa! Ở chỗ nào? Xin mạo muội suy diễn như sau.

Thật thế, chủ đề của 6 tuần lễ còn lại (trong 7 tuần) của Mùa Phục Sinh vẫn "Thày là sự sống", vẫn được tiếp tục với các Bài Đọc 1 theo Sách Tông Vụ, liên quan đến "sự sống" mới nơi cộng đồng Kitô giáo tiên khởi và công cuộc truyền giáo liên quan đến "sự sống" mới cần được truyền đạt "cho tới tận cùng trái đất", cũng như với các bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cũng về "sự sống" ở chỗ "tái sinh", với "bánh sự sống", ở nơi "cây nho", từ "Người mục tử nhân lành... cho chiên được sự sống", bởi Thánh Linh là Đấng ban sự sống v.v. Do đó, ngày tuần thứ 2, các bài Phúc Âm trong tuần cho chúng ta thấy "Thày là sự sống" ở chỗ con người cần phải được "tái sinh bởi trời", tức "bởi nước và Thánh Linh".

Thế nhưng, 2 bài Phúc Âm cuối tuần 2, lại về phép lạ bánh hóa ra nhiều, liên quan đến "bánh sự sống" ở những bài Phúc Âm cho ngày thường trong Tuần 3 Phục Sinh. Mà "bánh sự sống" đây ám chỉ Chúa Kitô Vượt Qua và liên quan đến bữa ăn hay vấn đề ăn uống. Bởi thế mà trong cả 3 bài Phúc Âm cho Chúa Nhật III Phục Sinh, 2 của Thánh Luca cho Năm A và B, và 1 của Thánh Gioan cho Năm C, đều về Chúa Kitô Phục Sinh nhưng bao gồm chi tiết ăn uống, chi tiết liên quan đến "sự sống". Phúc Âm Thánh Luca Năm A có chi tiết Chúa Kitô Phục Sinh ngồi vào bàn ăn với 2 môn đệ; bài Phúc Âm của Thánh Luca cho Năm B cũng có chi tiết ăn uống khi Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra và Người đã ăn trước mặt các tông đồ; bài Phúc Âm Thánh Gioan cũng có chi tiết Chúa Giêsu dọn bữa sáng cho các tông đồ và mời các vị ăn.

Vậy thì ý nghĩa về "sự sống" của Mùa Phục Sinh nơi Chúa Nhật III Năm A hôm nay như thế nào nơi bữa ăn giữa Chúa Kitô Phục Sinh với 2 môn đệ về Emmau? Trước hết, 2 môn đệ về Emmau, đã được Lời Chúa dọn lòng sẵn cho các vị dọc suốt quãng đường đi của các vị, nên nhờ đó các vị cuối cùng đã nhận ra người lữ khách nhiệm lạ đồng hành với hai vị chính là Thày của các vị, ở chỗ và vào lúc: "đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người". Tuy nhiên, trong 4 tác đồng liên tục theo thứ tự Chúa Kitô làm trước mắt 2 vị: cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông", thì có lẽ hay phải nói rằng tác động quan trọng nhất, ý nghĩa nhất và chính yếu nhất đó là tác động "Người bẻ ra". Tại sao?

Tại vì, tất cả Mầu Nhiệm và Biến Cố Vượt Qua đều ở tác động "Người bẻ ra" này! "Người bẻ ra" cái gì, nếu không phải là "bánh" Người đang cầm trên tay, một tấm "bánh", trên hết, được dâng lên Thiên Chúa là Đấng đã sai Người chỉ vì yêu thương nhân loại và cho họ được hiệp thông thần linh với Ngài qua Con của Ngài, và sau đó là để "trao cho các ông", ám chỉ Người ban tặng cho Giáo Hội và qua Giáo Hội cho chung loài người. Bởi vì Người chính là tấm bánh bẻ ra, ám chỉ cuộc khổ giá của Người, theo ý muốn Chúa Cha, "Đấng đã không dung tha cho Con Một của Mình, nhưng đã phó nộp Người vì tất cả chúng ta" (Roma 8:32), một tấm bánh bẻ ra, ám chỉ "vì họ mà Con tự hiến để họ (Giáo Hội) được thánh hóa trong chân lý" (Gioan 17:19), và ám chỉ "Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ, để hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người" (Mathêu 20:28).

Bài Đọc 1, trích Sách Tông Vụ hôm nay đã nhắc nhở Kitô hữu chúng ta về Thiên Chúa là Đấng đã sai Con Một của Ngài như tấm bánh bẻ ra cho phần rỗi của loài người tội lỗi đáng thương, Đấng được chính Người Con Ngài sai đã hướng về bằng "lời chúc tụng" khi "cầm lấy bánh" trước khi "bẻ ra và trao cho hai ông":

"Ðức Giêsu Nadarét là người đã được Thiên Chúa chứng nhận giữa anh em bằng những việc vĩ đại, những điều kỳ diệu và những phép lạ mà Thiên Chúa đã dùng Người để thực hiện giữa anh em, như chính anh em đã biết. Theo như Thiên Chúa đã định và biết trước, Người đã bị nộp, và anh em đã dùng tay những kẻ độc ác mà hành hạ rồi giết đi. Sau khi bẻ gãy xiềng xích tử thần, Thiên Chúa đã giải thoát Người khỏi những đau khổ của cõi chết mà cho Người phục sinh, vì không thể nào để cho Người bị cầm giữ trong đó".

Bài Đọc 2, trích Thư thứ 1 của Thánh Phêrô, trong đó, vị tông đồ tác giả lãnh đạo tông đồ đoàn đã nhấn mạnh đến giá trị vô cùng cao quí của Chúa Kitô Vượt Qua chp phần rỗi vô cùng quan trọng của Kitô hữu đã tin vào Người và đã lãnh nhận Phép Rửa để thông phần vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người:


"Anh em biết rằng không phải bằng vàng bạc hay hư nát mà anh em đã được cứu chuộc khỏi nếp sống phù phiếm tổ truyền, nhưng bằng máu châu báu của Ðức Kitô, Con Chiên tinh tuyền, không tì ố. Người đã được tiền định trước khi tác thành vũ trụ và được tỏ bày trong thời sau hết vì anh em. Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa, Ðấng làm cho Người sống lại từ cõi chết, và ban vinh quang cho Người để anh em đặt cả lòng tin và niềm hy vọng nơi Thiên Chúa".

Như 2 môn đề về Emmau nhận ra được Đấng Vượt Qua Thày mình nơi tác động "bẻ bánh" của Người trong bữa ăn tối với họ ở dọc đường, Kitô hữu chúng ta không thể nào không cưu mang tâm tình tri ân cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương chúng ta vô cùng bất tận và nhưng không nơi Con Một của Người, và quyết tâm chỉ theo đường lồi của Ngài như chính Con Ngài đã vạch ra và đi trước chúng ta hoàn toàn vì phần rỗi của nhân loại, như tấm bánh bẻ ra. Và tâm tình tri ân cảm tạ Thiên Chúa cùng quyết tâm theo đường lối của Ngài nơi gương tấm bánh bẻ ra là Con Ngài được chất chứa trong Bài Đáp Ca hôm nay như sau:

1) Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa. Con thưa cùng Chúa: "Ngài là chúa tể con, Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận mạng của con".

2) Con chúc tụng Chúa vì đã ban cho con lời khuyên bảo, đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm khuya. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng.

3) Bởi thế lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài thấy sự hư nát.

4) Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa tới muôn muôn đời!



Năm B 

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B

 

Bài Ðọc I: Cv 3, 13-15. 17-19

"Ðấng ban sự sống thì anh em đã giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Khi ấy, Phêrô nói với dân chúng rằng: "Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, Thiên Chúa Giacóp, Thiên Chúa các tổ phụ chúng ta đã làm vinh danh Chúa Giêsu, Con của Ngài, Ðấng mà anh em đã nộp và chối bỏ trước mặt Philatô, trong khi Philatô xét là phải tha cho Người. Anh em đã chối bỏ Ðấng Thánh, Ðấng Công Chính, và xin tha tên sát nhân cho anh em, còn Ðấng ban sự sống thì anh em lại giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại, điều đó chúng tôi xin làm chứng.

"Hỡi anh em, thế nhưng tôi biết rằng anh em đã hành động vì không biết, như các thủ lãnh anh em đã làm. Thiên Chúa đã hoàn tất việc Người dùng miệng các tiên tri mà báo trước. Ðức Kitô của Ngài phải chịu khổ hình. Vậy anh em hãy ăn năn hối cải, ngõ hầu tội lỗi anh em được xoá bỏ".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 4, 2. 7. 9

Ðáp: Lạy Chúa, xin chiếu sáng thiên nhan Chúa trên mình chúng con! (c. 7a)

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Khi con cầu, nguyện Chúa nghe, lạy Chúa công bình của con, Chúa đã giải thoát con trong cơn khốn khó, nguyện xót thương và nghe tiếng con cầu! - Ðáp.

2) Nhiều người nói: "Ai chỉ cho ta thấy điều thiện hảo?" Lạy Chúa, xin chiếu sáng thiên nhan Chúa trên mình chúng con! - Ðáp.

3) Ðược an bình, con vừa nằm xuống, thoắt ngủ ngon, vì lạy Chúa, duy có Chúa cho con yên hàn. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: 1 Ga 2, 1-5a

"Chính Người là của lễ đền tội, không những cho chúng ta mà thôi, nhưng còn cho cả thế gian".

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, Cha viết những điều này cho các con, để các con đừng phạm tội. Nhưng nếu có ai đã phạm tội, thì chúng ta có Ðức Giêsu Kitô, Ðấng công chính, làm trạng sư nơi Ðức Chúa Cha. Chính Người là của lễ đền tội chúng ta; không nguyên đền tội chúng ta mà thôi, nhưng còn đền tội cho cả thế gian. Chính nơi điều này mà chúng ta biết rõ được là chúng ta biết Chúa Giêsu, nếu chúng ta giữ các giới răn Người. Ai nói mình biết Người, mà không giữ giới răn Người, là kẻ nói dối, và nơi người ấy không có chân lý. Còn ai giữ lời Người, thì quả thật, tình yêu của Thiên Chúa đã tuyệt hảo nơi người ấy.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: x. Lc 24, 32

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa Giêsu, xin giải thích cho chúng con những lời Thánh Kinh; xin làm cho tâm hồn chúng con sốt sắng khi nghe Chúa nói với chúng con. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 24, 35-48

"Họ nhận ra được Người khi họ nhận bánh do Người bẻ trao cho".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.

Mọi người còn đang bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: "Bình an cho các con! Thầy đây, đừng sợ". Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa lại phán: "Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây". Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: "Ở đây các con có gì ăn không?" Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Ðoạn Người phán: "Ðúng như lời Thầy đã nói với các con, khi Thầy còn ở với các con, là cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh". Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.

Người lại nói: "Có lời chép rằng: Ðấng Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy".

Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm

Cuộc tái sinh thần linh xẩy ra nơi chung 
các tông đồ sau khi nhận ra Đấng Phục Sinh để có thể sửa soạn làm chứng nhân cho Người.  

Bài đọc 1 (Tông Vụ 3:13-15,17-19) - sự sống ở khía cạnh tái sinh thần linh là nhờ ở: "Đấng ban sự sống thì anh em giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại".
Bài đọc 2 (1Gioan 2:1-5a) - sự sống ở khía cạnh tái sinh thần linh là nhờ ở: "Đức Giêsu Kitô, Đấng công chính, làm trạng sư nơi Đức Chúa Cha. Chính Người là của lễ đền tội chúng ta".

Phúc Âm (Luca 24:35-48, bài Phúc Âm như Thứ Năm Bát Nhật Phục Sinh): "Có lời chép rằng: Đức Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lĩnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ Thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy".



Có thể nói, Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III Phục Sinh vẫn có ý nghĩa và tính chất Lòng Thương Xót Chúa như Chúa Nhật II Phục Sinh, Lễ Lòng Thương Xót Chúa. Ở chỗ, ngay trong bài Phúc Âm của Thánh ký Luca, bài Phúc Âm có nhiều tình tiết hơn của bài Phúc Âm Thánh ký Gioan, (vì cả hai vị cùng thuật lại sự kiện Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ lần thứ nhất và tối ngày thứ nhất trong tuần), những tình tiết nhiều hơn được Thánh ký Luca thuật lại liên quan đến tiến trình tỏ mình ra của Chúa Kitô tùy theo trình độ tin tưởng của các tông đồ bấy giờ:

"Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa lại phán: 'Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây'. Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: 'Ở đây các con có gì ăn không?' Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Ðoạn Người phán: 'Ðúng như lời Thầy đã nói với các con, khi Thầy còn ở với các con, là cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh'. Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh".

Ở phần thứ hai của Phúc Âm Thánh Luca cũng thế, cũng được ngài nói rõ hơn về nội dung của Sứ Điệp Phục Sinh cần phải loan truyền và Sứ Vụ Chứng Nhân các tông đồ cần phải thực hiện, liên quan đến cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô Phục Sinh:

"Người lại nói: 'Có lời chép rằng: Ðấng Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy'".


Trong khi đó, Thánh ký Gioan (20:19-23) chỉ vắn gọn về lần hiện ra đầu tiên này như sau (có thể là vì ngài đã biết Thánh Luca đã thuật lại các chi tiết khác rồi, ngài không cần phải lập lại nữa, mà chỉ thêm 2 chi tiết chưa được Thánh ký Luca đề cập tới, liên quan đến Thánh Linh, cho trọn vẹn đầy đủ chi tiết cho lần hiện ra đầu tiên này của Chúa Kitô Phục Sinh với các tông đồ, ngoài ra, ngài muốn nhấn mạnh đến lần hiện ra thứ hai sau đó 8 ngày, đoạn Phúc Âm dài hơn đoạn về lần hiện ra thứ nhất):

"Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: 'Bình an cho các con'. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: 'Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con'. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: 'Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại'".
 


Tuy nhiên, cả hai bài Phúc Âm, dù vắn hay dài, cũng chỉ qui tụ lại một điểm giống nhau duy nhất đó là Lòng Thương Xót Chúa. Bởi vì, Lòng Thương Xót Chúa liên quan đến tội lỗi của con người, mà tội lỗi thì cần được thứ tha. Do đó, ở cả 2 bài Phúc Âm, Chúa Giêsu đều nói đến ơn tha thứ tội lỗi: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại" (Phúc Âm Thánh Gioan) - "phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân" (Phúc Âm Thánh Luca) .



Thế nhưng, ơn tha thứ được ban cho nhân loại ra sao từ Lòng Thương Xót Chúa, nếu không phải nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Người Con mà "Thiên Chúa đã không dung tha, một phó nộp Người vì tất cả chúng ta" (Roma 8:32), Đấng được Bài Đọc II hôm nay khẳng định là "Ðấng công chính, làm trạng sư nơi Ðức Chúa Cha. Chính Người là của lễ đền tội chúng ta; không nguyên đền tội chúng ta mà thôi, nhưng còn đền tội cho cả thế gian". Và đó cũng là lý do ngay trước Sứ Điệp Phục Sinh về ơn tha thứ ở Phúc Âm Thánh Luca hôm nay, Chúa Giêsu đã nhắc đến lời Thánh Kinh về bản thân Người:
"Có lời chép rằng: Ðấng Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại".

Và chính vì thế mà mở đầu Sứ Điệp Phục Sinh là 3 chứ "nhân danh Người" làm gì: "rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem". Và chính Chúa Kitô Phục Sinh sau khi từ trong kẻ chết sống lại và tỏ mình ra cho các môn đệ tông đồ thì ủy thác cho các vị Sứ Vụ Minh Chứng về Người: "các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy". "Điều ấy" là điều nào? Nếu không phải trước hết là sự kiện Vượt Qua của Chúa Kitô mà chính các vị đã thấy rõ ràng là Thày của các vị đã chết mà nay đã sống lại thật, nhưng trên hết và thực ra, "điều ấy" là chính Lòng Thương Xót Chúa mà nếu không có Lòng Thương Xót Chúa thì cũng chẳng có vấn đề Vượt Qua.

Chính các vị đã cảm nghiệm thấy Lòng Thương Xót Chúa Vượt Qua ngay nơi bản thân của từng vị. Ở chỗ, chính các vị đã được Người tha tội cho, tội bỏ Thày mà thoát thân của tất cả mọi tông đồ, nhất là tội trắng trọn phản bội chối bỏ Thày v.v., khi Người thông ban Thánh Linh từ Thánh Thể đã chịu khổ nạn và tử giá sống lại của Người cho các vị, không phải chỉ để các vị có thẩm quyền và năng quyền thay Người tha tội cho thành phần hối nhân như các vị, mà còn cho chính các vị trước hết và trên hết.

Bởi đó, không lạ gì, chính vị lãnh đạo tông đồ đoàn Phêrô, sau khi cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa, ngài đã thương cảm chính thành phần lãnh đạo Do Thái giáo nói riêng và thành phần dân chúng nói chung về những lỗi lầm họ vấp phạm trong việc nhúng tay tàn bạo đầy lòng hận thù ghen ghét của họ sát hạt Con Thiên Chúa, với câu nói hoàn toàn phản ảnh Lòng Thương Xót Chúa, như chính Chúa Kitô đã tỏ hiện trên thập giá lúc Người xin Cha của Người tha cho thành phần làm khốn và sát hại Người chỉ vì "lầm, không biết việc mình làm" (Luca 23:34). Câu của Thánh Phêrô trong bài giảng thứ hai hậu Hiện Xuống của ngài như sau:

 

"Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, Thiên Chúa Giacóp, Thiên Chúa các tổ phụ chúng ta đã làm vinh danh Chúa Giêsu, Con của Ngài, Ðấng mà anh em đã nộp và chối bỏ trước mặt Philatô, trong khi Philatô xét là phải tha cho Người. Anh em đã chối bỏ Ðấng Thánh, Ðấng Công Chính, và xin tha tên sát nhân cho anh em, còn Ðấng ban sự sống thì anh em lại giết đi, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại, điều đó chúng tôi xin làm chứng. Hỡi anh em, thế nhưng tôi biết rằng anh em đã hành động vì không biết, như các thủ lãnh anh em đã làm. Thiên Chúa đã hoàn tất việc Người dùng miệng các tiên tri mà báo trước. Ðức Kitô của Ngài phải chịu khổ hình. Vậy anh em hãy ăn năn hối cải, ngõ hầu tội lỗi anh em được xoá bỏ".


Năm C
 

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm C

 

Bài Ðọc I: Cv 5, 27b-32. 40b-41

"Chúng tôi là chứng nhân các lời đó cùng với Thánh Thần".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, thầy thượng tế hỏi các tông đồ rằng: "Ta đã ra lệnh cấm các ngươi nhân danh ấy mà giảng dạy. Thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý các ngươi khắp cả Giêrusalem; các ngươi còn muốn làm cho máu người đó lại đổ trên chúng tôi ư?" Phêrô và các tông đồ trả lời rằng: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta. Thiên Chúa cha ông chúng ta đã cho Ðức Giêsu sống lại, Ðấng mà các ông đã giết khi treo Người trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tôn Ngài làm thủ lãnh và làm Ðấng Cứu Ðộ, để ban cho Israel được ăn năn sám hối và được ơn tha tội. Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người!" Họ ra lệnh đánh đòn các tông đồ và tuyệt đối cấm không được nhân danh Ðức Giêsu mà giảng dạy nữa, đoạn tha các ngài về. Vậy các ngài ra khỏi công nghị, lòng hân hoan vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì Danh Ðức Giêsu.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 29, 2 và 4. 5 và 6. 11 và 12a và 13b

Ðáp: Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con (c. 2a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân thù hoan hỉ về con. Lạy Chúa, Ngài đã đưa linh hồn con thoát xa Âm phủ, Ngài đã cứu con khỏi số người đang bước xuống mồ. - Ðáp.

2) Các tín đồ của Chúa, hãy đàn ca mừng Chúa, và hãy cảm tạ thánh danh Ngài. Vì cơn giận của Ngài chỉ lâu trong giây phút, nhưng lòng nhân hậu của Ngài vẫn có suốt đời. Chiều hôm có gặp cảnh lệ rơi, nhưng sáng mai lại được mừng vui hoan hỉ. - Ðáp.

3) Lạy Chúa, xin nhậm lời và xót thương con, lạy Chúa, xin Ngài gia ân cứu giúp con. Chúa đã biến đổi lời than khóc thành khúc nhạc cho con; lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con sẽ tán tụng Chúa tới muôn đời. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Kh 5, 11-14

"Chiên Con đã bị giết, xứng đáng lãnh nhận quyền năng, ...vinh quang và lời chúc tụng".

Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.

Tôi là Gioan, đã thấy và nghe tiếng các thiên thần đông đảo vòng quanh ngai vàng, tiếng các sinh vật và các vị kỳ lão; số họ đông hằng ngàn hằng vạn, họ lớn tiếng tung hô rằng: "Chiên Con đã bị giết, xứng đáng lãnh nhận quyền năng, phú quý, khôn ngoan, sức mạnh, danh dự, vinh quang và lời chúc tụng". Tôi lại nghe mọi thọ tạo trên trời, trên đất, dưới đất, trên biển và dưới biển, tung hô rằng: "Chúc Ðấng ngự trên ngai và chúc Chiên Con được ca tụng, danh dự, vinh quang, quyền năng đến muôn đời". Bốn sinh vật thưa: "Amen", và hai mươi bốn vị kỳ lão sấp mặt xuống và thờ lạy Ðấng hằng sống muôn đời.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 10, 27

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 21, 1-14 {hoặc 1-19}

"Chúa Giêsu đến, cầm bánh và cá trao cho họ ăn".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria, Chúa Giêsu lại hiện đến. Công việc đã xảy ra như sau: "Simon-Phêrô, Tôma (cũng gọi là Ðiđymô), Nathanael quê tại Cana xứ Galilêa, các con ông Giêbêđê, và hai môn đệ khác nữa đang ở với nhau. Simon Phêrô bảo: "Tôi đi đánh cá đây". Các ông kia nói rằng: "Chúng tôi cùng đi với ông". Mọi người ra đi xuống thuyền. Nhưng đêm ấy các ông không bắt được con cá nào. Lúc rạng đông, Chúa Giêsu hiện đến trên bờ biển, nhưng các môn đệ không biết là Chúa Giêsu. Người liền hỏi: "Này các con, có gì ăn không?" Họ đồng thanh đáp: "Thưa không". Chúa Giêsu bảo: "Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được". Các ông liền thả lưới và hầu không kéo nổi lưới lên, vì đầy cá. Người môn đệ Chúa Giêsu yêu liền nói với Phêrô: "Chính Chúa đó". Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào, vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. Các môn đệ khác chèo thuyền vào và kéo lưới đầy cá theo, vì không còn xa đất bao nhiêu, chỉ độ hai trăm thước tay.

Khi các ông lên bờ, thấy có sẵn lửa than, trên để cá và bánh. Chúa Giêsu bảo: "Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây". Simon Phêrô xuống thuyền kéo lưới lên bờ. Lưới đầy toàn cá lớn; tất cả được một trăm năm mươi ba con. Dầu cá nhiều đến thế, nhưng lưới không rách. Chúa Giêsu bảo rằng: "Các con hãy lại ăn". Không ai trong đám ngồi ăn dám hỏi "Ông là ai?", vì mọi người đã biết là Chúa. Chúa Giêsu lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ; Người cũng cho cá như thế. Ðây là lần thứ ba, Chúa Giêsu đã hiện ra với các môn đệ khi Người từ cõi chết sống lại.

[Vậy khi các Ngài đã điểm tâm xong, Chúa Giêsu hỏi Simon Phêrô rằng: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người lại hỏi: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy". Người hỏi ông lần thứ ba: "Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Phêrô buồn phiền, vì thấy Thầy hỏi lần thứ ba: "Con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho con biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già, con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn đến". Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa. Phán những lời ấy đoạn, Người bảo ông: "Con hãy theo Thầy".]

Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm


Cuộc tái sinh thần linh x
ẩy ra nơi sự kiện các tông đồ đã không còn sợ hãi và ra khỏi nhà đi đánh cá, nhất là riêng Tông Đồ Phêrô đã tỏ thái độ nhiệt tình đáp ứng lòng mong ước của Đấng Phục Sinh. 

Phúc Âm (Gioan 21:1-14 hay 1-19, bài Phúc Âm như Thứ Sáu Bát Nhật Phục Sinh): "Simon Phêrô bảo: 'Tôi đi đánh cá đây'. Các vị kia nói rằng: 'Chúng tôi cùng đi với anh'. Mọi người ra đi xuống thuyền... Chúa Giêsu hỏi Simon Phêrô rằng 'con có yêu mến Thày không?' (3 lần)... 'Thày biết con yêu mến Thày' (3 lần)... 'Con hãy theo Thày' (sau khi báo cho vị tông đồ này biết 'sẽ chết cách nào)". 



B
ài đọc 1 (Tông Vụ 5:27b-32,40b-41) - sự sống ở khía cạnh tái sinh thần linh là nhờ ở: "Đấng mà các ông đã giết khi treo Người trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tôn Người làm thủ lãnh và làm Đấng Cứu Độ".
Bài đọc 2 (Khải Huyền 5:11-14) - sự sống ở khía cạnh tái sinh thần linh là nhờ ở: "Chiên Con đã bị giết, xứng đáng lãnh nhận quyền năng, phú quí, khôn ngoan, sức mạnh, danh dự, vinh quang và lời chúc tụng". 

Bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan cho chu kỳ phụng vụ Năm C, theo chiều hướng và ý nghĩa, là bài Phúc Âm tiếp theo 2 bài Phúc Âm của Thánh ký Luca, một cho Năm A và một cho Năm B, hai bài phúc âm thuật lại biến cố Chúa Kitô hiện ra với chung các môn đệ lần thứ nhất để chứng thực với các vị là Người quả thực đã sống lại từ trong kẻ chết (Phúc Âm Năm A), và để hướng các vị về sứ vụ chính yếu là "làm chứng" về Người và cho Người bằng tất cả những gì các vị đã thấy nơi Người (Phúc Âm Năm B), một sứ vụ làm cho nhân loại tin vào Người, chẳng khác gì như những tay chài lưới bắt cá người, tiêu biểu như 7 vị tông đồ ở trong Bài Phúc Âm (Năm C) được Thánh Gioan thuật lại.

Bài Phúc Âm cho Năm C của Thánh ký Gioan hôm nay còn được Giáo Hội bao gồm cả phần cuối không buộc đọc là phần liên quan đến tông đồ Phêrô, vị tông đồ đã phải khẳng định với Thày mình 3 lần rằng "con yêu mến Thày". Sở dị đoạn Phúc Âm cuối này không buộc đọc là vì theo ý nghĩa nó chỉ liên quan đến nội bộ Giáo Hội hơn là truyền giáo là chiều hướng chung của ba bài Phúc Âm A-B-C, như đã nhận định trên đây.

Sự kiện tông đồ Phêrô phải tuyên xưng lòng mến của ngài với Thày của mình không phải chỉ để bù lại cho 3 lần ngài đã chối bỏ Thày mà nhất là còn cho thấy khả năng thiết yếu bất khả thiếu để thi hành sứ vụ thủ lãnh Giáo Hội của ngài, liên quan đến 3 trách vụ chính yếu của ngài nói riêng và của hành giáo phẩm nói chung, đó là thánh hóa ("chăm nuôi đám chiên con của Thày" - "feed my lambs"), giảng dạy ("chăn dắt chiên lớn của Thày" - "tend my sheep", nhất là những con chiên cho mình là khôn lớn nên bị lầm lạc) và cai quản ("chăn dắt chiên lớn của Thày" - "tend my sheep", kể cả các vị giám mục trong hàng giáo phẩm).

Tông đồ Phêrô, vị thay mặt Chúa Kitô đầu tiên trong Hội Thánh để chăn dắt đoàn chiên của Người đây không thể nào chăm nuôi và chăn dắt chiến con và chiên lớn của Người nếu không yêu mến Người gấp đôi các chiên con và gấp ba chiên lớn, nhờ đó, nhờ lòng yêu mến này, ngài mới có thể hiệp nhất nên một với Đấng đã tin tưởng ủy thác đoàn chiên của Người cho ngài, đến độ ngài dám thí mạng sống mình vì chiên như Người, đúng như lời tiên báo của Chúa Kitô về thân phận đóng vai trò lãnh đạo thay Người của ngài, nhưng nhờ thế ngài đã thực sự trở thành chứng nhân đích thực của Người.

C
ái tuyệt vời ở đây là sự liên kết chặt chẽ hết sức mạch lạc giữa các bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho các Chúa Nhật nói riêng rất ăn khớp với nhau và liên tục với nhau theo đúng chủ đề chung. Điển hình nhất là bài Phúc Âm của Thánh Ký Gioan cho Năm C trên đây, liên quan đến vai trò mục tử của Thánh Phêrô sẽ được diễm phúc trở nên giống như vai trò Mục Tử Nhân Lành của Chúa Kitô hy sinh cho chiên được sống, và vai trò mục tử nhân lành gương mẫu này của Người được mạc khải cho thấy rõ ràng trong cả 3 bài Phúc Âm A-B-C của Tuần IV Phục Sinh kế tiếp

(xin xem lại bài 
Chủ Đề "Thày là sự sống" cho Các Chúa Nhật Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh)
  Phụng Vụ Lời Chúa Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh
    

Thứ Hai sau Chúa Nhật III Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 6, 8-15

"Họ không thể đương đầu với sự khôn ngoan và Thánh Thần vẫn giúp cho ông nói".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Têphanô đầy ân sủng và sức mạnh, làm nên những điều kỳ diệu và những phép lạ cả thể trong dân. Bấy giờ có nhóm người kia thuộc hội đường mệnh danh là "của những người Tự Do, người Xirênê và Alexandria", và những người khác từ xứ Cilicia và Tiểu Á, đã nổi dậy. Họ tranh luận với Têphanô, nhưng họ không thể đương đầu với sự khôn ngoan và Thánh Thần vẫn giúp cho ông nói. Họ xúi giục một số người nói lên rằng: "Chúng ta đã nghe nó nói những lời lộng ngôn phạm đến Môsê và Thiên Chúa". Họ xách động dân chúng, các kỳ lão và luật sĩ; rồi họ tuôn đến bắt Têphanô điệu tới công nghị. Họ đưa ra những người làm chứng gian nói rằng: "Tên này không ngớt nói những lời xúc phạm đến nơi thánh và lề luật, vì chúng tôi nghe nó nói rằng: "Ông Giêsu Nadarét sẽ phá nơi này, và thay đổi các tập tục Môsê truyền lại cho chúng ta". Toàn thể cử toạ trong công nghị chăm chú nhìn Têphanô, thấy mặt người giống như mặt thiên thần.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 118, 23-24. 26-27. 29-30

Ðáp: Phúc cho ai theo đường lối tinh toàn (c. 1a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Dầu vua chúa hội lại và buông lời đả kích, tôi tớ Ngài vẫn suy gẫm về thánh chỉ Ngài. Vì các lời nghiêm huấn của Ngài là điều con ưa thích, các thánh chỉ Ngài là những bậc cố vấn của con. - Ðáp.

2) Con đã trình bày đường lối của con và Chúa nghe con, xin dạy bảo con các thánh chỉ của Ngài. Xin cho con am hiểu đường lối huấn lệnh của Chúa, để con suy gẫm các điều kỳ diệu của Ngài. - Ðáp.

3) Xin đưa con xa cách con đường gian dối, và rộng tay ban luật pháp của Ngài cho con. Con đã chọn con đường chân lý, con quyết tâm theo các thánh chỉ của Ngài. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 16, 28

Alleluia, alleluia! - Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 6, 22-29

"Hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Hôm sau, đám người còn ở lại bên kia biển thấy rằng không có thuyền nào khác, duy chỉ có một chiếc, mà Chúa Giêsu không lên thuyền đó với các môn đệ, chỉ có các môn đệ ra đi mà thôi. Nhưng có nhiều thuyền khác từ Tibêria đến gần nơi dân chúng đã được ăn bánh. Khi đám đông thấy không có Chúa Giêsu ở đó, và môn đệ cũng không, họ liền xuống các thuyền kia và đến Capharnaum tìm Chúa Giêsu.

Khi gặp Người ở bờ biển bên kia, họ nói với Người: "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ?" Chúa Giêsu đáp: "Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm ta không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Ðấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu". Họ liền thưa lại rằng: "Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?" Chúa Giêsu đáp: "Ðây là công việc của Thiên Chúa, là các ngươi hãy tin vào Ðấng Ngài sai đến".

Ðó là lời Chúa.



Suy Niệm

Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Hai trong Tuần III Phục Sinh 
về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm liên quan đến lời Chúa Giêsu nói như thể Người muốn nói rằng ai được tái sinh thần linh phải là những người làm việc của Thiên Chúa, tin vào Chúa Kitô: 
"'Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Ðấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu'. Họ liền thưa lại rằng: 'Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?' Chúa Giêsu đáp: 'Ðây là công việc của Thiên Chúa, là các ngươi hãy tin vào Ðấng Ngài sai đến'".

Trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy người Do Thái biết được Chúa Kitô thùng xuất hiện ở chỗ nào nhất, do đó, ai đã đến đúng nơi đó:

"Khi đám đông thấy không có Chúa Giêsu ở đó, và môn đệ cũng không, họ liền xuống các thuyền kia và đến Capharnaum tìm Chúa Giêsu. Khi gặp Người ở bờ biển bên kia, họ nói với Người: "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ?" 

Và khi họ gặp được Người thì Người cho họ biết được cốt lõi của toàn bộ Thánh Kinh, của dự án cứu độ thần linh, đó là "công việc của Thiên Chúa", một "công việc" có hai mặt, mặt mạc khải thần linh về phía Thiên Chúa và mặt đức tin tuân phục về phía nhân loại. Ở chỗ, "công việc của Thiên Chúa" hay "việc làm của Thiên Chúa" về phía Thiên Chúa đó là việc Ngài liên lỉ tỏ mình ra cho nhân loại, và "việc làm của Thiên Chúa" về phía nhân loại đó là "tin", là nhận biết mạc khải thần linh của Ngài và chấp nhận mạc khải thần linh của Ngài là chính Chúa Giêsu Kitô Con Ngài. Có thể tóm lại cả hai mặt thành một ở chỗ "công việc của Thiên Chúa" hay "việc làm của Thiên Chúa" đó là làm cho nhân loại tin vào Ngài bằng cách tỏ mình ra cho họ vậy.

Chủ đề "Thày là sự sống" ở trong bài Phúc Âm hôm nay như thế nào, nếu không phải ở chỗ "của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi" và ở chỗ: "các ngươi hãy tin vào Ðấng Ngài sai đến". Thật vậy, "của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi", một "của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời" đây chính là những gì Chúa Giêsu nói và làm để cho dân của Người tin vào Người mà được sự sống.

Thoạt nghe thì tín hữu Công giáo hiểu "của ăn Con Người sẽ ban cho" họ đây ám chỉ về Thánh Thể, như Người sẽ từ từ tiết lộ trong đoạn Phúc Âm 6 của Thánh Gioan được Giáo Hội chọn đọc cho ngày thường của Tuần III Phục Sinh này. Nhưng ở đây bao gồm tất cả những gì Người nói và làm, nhất là chính bản thân Người là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa, một bản thân sẽ hoàn toàn tỏ hiện trong cuộc khổ nạn và tử giá của Người. Tất cả những gì Người nói và làm đều là bánh ban sự sống thần linh bất diệt cho những ai tin tưởng đón nhận.

Nếu "của ăn của Thày là làm theo ý Đấng đã sai và hoàn tất công việc của Ngài" (Gioan 4:34) thì khi Chúa Giêsu nói và theo tất cả mọi sự theo ý Cha của Người là Người đang cống hiến cho chúng ta chính "của ăn" của Người, chính lương thực của Người. Bởi thế, đối với Thiên Chúa thì việc của Ngài là tỏ mình ra qua Chúa Giêsu Kitô Thiên Sai của Ngài, như thể Thiên Chúa ban cho con người lương thực thần linh để được sống, còn việc của con người là thành phần được Thiên Chúa tỏ mình ra hay ban bánh sự sống thần linh cho họ là "tin vào Đấng Ngài sai".  


Bài Đọc I (Tông Vụ 6:8-15)
Điển hình nhất trong số thành phần tái sinh làm việc của Thiên Chúa là tin vào Chúa Kitô được bài đọc 1 hôm nay cho thấy đó là Phó Tế Stephanô, một con người đúng là đã được tái sinh thần linh theo ý nghĩa Chúa Kitô nói trong bài phúc âm, một con người làm việc của Thiên Chúa và tin vào Chúa Kitô nên mới có thể làm chứng cho Người trước thành phần đối chất với ngài nhưng thất bại nên tìm cách sát hại ngài:  
"Trong những ngày ấy, Têphanô đầy ân sủng và sức mạnh, làm nên những điều kỳ diệu và những phép lạ cả thể trong dân. ... Họ tranh luận với Têphanô, nhưng họ không thể đương đầu với sự khôn ngoan và Thánh Thần vẫn giúp cho ông nói. .... Toàn thể cử toạ trong công nghị chăm chú nhìn Têphanô, thấy mặt người giống như mặt thiên thần".

 

 

 

Thánh Anathasio Giám Mục Tiến Sĩ

 

2/5

 

St. Athanasius - Saints & Angels - Catholic Online

 

ĐTC Biển Đức XVI về Thánh Anathasia ở cái link dưới đây:

 

Thứ Tư 20/6/2007 - Bài Giáo Lý 42 Thánh giáo phụ Athanasius

 

I. CON NGƯỜI VÀ CUỘC ĐỜI

Thánh Athanasiô (Athanasius) sinh vào khoảng năm 297 tại Alêxanđria, nước Ai Cập. Thánh nhân đã trung thành tận hiến đời mình để minh chứng Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa chân thật. Điều này quan trọng bởi vì một số người theo bè rối Ariô đã chối bỏ chân lý này. Ngay trước khi làm linh mục, Thánh Athanasiô đã đọc nhiều sách dạy về đức tin. Đó là lý do tại sao Thánh nhân có thể dễ dàng vạch ra những giáo huấn sai lầm của bè rối Ariô.

Thánh Athanasiô làm Tổng Giám mục thành Alêxanđria khi chưa đầy ba mươi tuổi. Suốt bốn mươi sáu năm, Athanasiô là một mục tử hết sức anh dũng. Cả bốn vị hoàng đế Rôma đã không thể nào bắt ép Athanasiô thôi viết những bài giải thích rất hay và rất rõ ràng về đức tin thánh thiện của Kitô giáo. Các kẻ thù của Athanasiô thì tìm mọi cách để khủng bố ngài.

Trong cuộc đời, Thánh Athanasiô bị đuổi ra khỏi giáo phận của ngài tất cả năm lần. Lần lưu đày đầu tiên kéo dài hai năm. Năm 336, Athanasiô bị đưa đến thành phố Trier, ở biên giới Đức. ở đây Ngài gặp được vị giám mục quảng đại tốt lành là Thánh Maximilianô đã tiếp đón rất nồng hậu. Những lần lưu đày khác kéo dài lâu hơn. Thánh Athanasiô bị những kẻ thù ngài săn đuổi. Trong một kỳ lưu đày, các đan sĩ đã trông giữ Athanasiô cách an toàn trong sa mạc suốt bảy năm. Do đó, các kẻ thù của Thánh Athanasiô đã không thể nào tìm được ngài.

Một lần kia, các binh lính của hoàng đế rượt đuổi Athanasiô trên bờ sông Nile.”Họ đang đuổi bắt chúng ta!” các bạn hữu của Thánh nhân thét lên như thế. Nhưng Athanasiô chẳng lo lắng gì cả.”Hãy quay thuyền vòng lại, “ ngài nói cách bình thản, “và hãy chèo về phía họ!” Các binh lính ở trong thuyền kia la lên: “Các anh có thấy Athanasiô đâu không?” Đằng sau có tiếng trả lời: “Chúng ta chẳng còn cách xa ông ấy bao nhiêu!” Rồi chiếc thuyền của kẻ thù cố sức phóng nhanh hơn vận tốc bình thường; và thế là thánh Athanasiô đã an toàn thoát nạn!

Dân thành Alêxanđria rất yêu mến Đức Tổng Giám mục tốt lành của mình. Ngài thực là người cha của họ. Với những năm tháng trôi qua, họ hiểu rõ được những đau khổ ngài đã phải chịu vì Đức Chúa Giêsu và Giáo hội của Người. Chính giáo dân, những người đã cùng làm việc với thánh nhân, làm chứng rằng Athanasiô đã góp phần rất lớn vào việc kiến tạo hòa bình.

Ngài đã sống bảy năm sau cùng với họ trong niềm vui thư thái. Các kẻ thù của Athanasiô đã lùng bắt ngài nhưng không thể nào tìm được ngài ở đâu. Suốt thời gian ấy, Thánh Athanasiô viết truyện “Cuộc đời thánh Antôn ẩn tu”. Thánh Antôn là người bạn chí thân của Athanasiô lúc Athanasiô còn trẻ.

Thánh Athanasiô qua đời trong an bình vào ngày mùng 2 tháng Năm năm 373. Ngài luôn là một trong những vị Thánh can đảm đặc biệt nhất qua mọi thời đại.(Theo tinmung.net)

II. SỰ NGHIỆP

1. Sự nghiệp lớn nhất của thánh Athanasiô là vai trò của ngài trong việc bảo vệ đức tin chính thống của Giáo Hội chống lại Arius và học thuyết cùng tên về Giáo lý Chúa Ba Ngôi.

Thế học thuyết Arius là học thuyết như thế nào?

Nói một cách thật vắn gọn thì học thuyết này: Cũng như nhiều lạc thuyết khác, giáo thuyết Arius bắt đầu với một quan điểm trung thực: Thiên Chúa là Đấng duy nhất và tự hữu, không thể sinh ra bởi nguyên nhân nào khác. Nhưng ông nói thêm: Thiên Chúa không thể thông bản tính mình cho ai được, vì nếu chủ trương khác, tức là phủ nhận Thiên Chúa, Đấng đơn thuần duy nhất. Bởi ông kết luận tất cả mọi vật ngoài Thiên Chúa đều là thụ tạo, trong đó có cả Đấng Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa. Theo Arius, Chúa Kitô không phải là Thiên Chúa, không ngang hàng không đồng bản tính với Ngôi Cha. Ngài chỉ là một tạo vật hoàn hảo nhất, có trước thời gian, nhưng không phải vô thủy vô chung. Ngài được chọn làm Con Thiên Chúa, được tham dự Thiên tính, được đặt làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Arius mượn lời trong Phúc âm thánh Gioan: ”Cha Ta cao trọng hơn Ta” (XIV, 28), để minh chứng sự xa cách giữa Chúa Cha và Chúa Con.

Phải nói giáo phái Arius là một trong những thử thách nặng nề và đáng sợ nhất, mà Giáo hội thời Thượng cổ phải đối phó. Trong gần một thế kỷ, nó gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi về Thiên tính Chúa Kitô, mà cả hai bên: bên Công giáo cũng như phe Arius đều không nhượng bộ nhau. Nhiều giáo phụ Công giáo có những thái độ anh hùng, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ đức tin. Nhiều người có đầu óc và có địa vị đã tiếp tay cho giáo phái với những lời tuyên truyền và tranh đấu rất khôn khéo, mềm dẻo.

Năm 325 trong Công Đồng Nicêa I, dù mới chỉ là một phó tế, mới 27 tuổi, Thánh Athanasiô đã là người chính yếu tiên phong trong việc bảo vệ giáo lý về Ba Ngôi, chống lại học thuyết Arius lúc bấy giờ.

Tháng 6 năm 328, ở tuổi 30, Athanasiô trở thành Tổng giám mục Alêxanđria sau khi vị tiền nhiệm qua đời. Ngài tiếp tục dẫn dắt cuộc tranh luận chống phái Arius cho tới cuối đời và tham gia đấu tranh chính trị cũng như thần học chống lại Constantius II và các giáo sĩ theo thuyết Arius có thế lực và ảnh hưởng, do Eusebius thành Nicomedia cùng các nhân vật khác dẫn dắt. Chính vì thế mà người ta đã gán cho ngài một danh hiệu rất đáng tự hào: Athanasius Contra Mundum (“Athanasiô chống lại thế giới”). Vài năm sau khi ngài qua đời, Grêgôriô thành Nazianzô đã gọi ngài là “Trụ cột của Giáo hội”. Các tác phẩm của Athanasiô được các giáo phụ sau này từ cả Đông phương lẫn Tây phương coi trọng.

Trong suốt bốn mươi lăm năm làm giám mục, Đức cha Athanasiô là mục tiêu tấn công quyết liệt của bè rối Ariô và đã bị đi lưu đày năm lần. Ngài đã trải qua tất cả mười sáu năm bị lưu đày, liên tục bị phế truất và phục hồi khi quyền lực thay đổi cả trong Giáo Hội lẫn trong triều đình. Tuy nhiên, khi Đức Giám mục Athanasiô qua đời vào năm 373, bè phái ariô đã bị suy yếu bởi những sự chia rẽ nội bộ và không còn là mối đe dọa lớn cho Giáo Hội nữa.

2. Bên cạnh sự nghiệp bảo vệ Giáo Hội chống lại bè rối Arius, chúng ta thấy thánh Athanasiô còn nhiều hoạt động khác làm cho Giáo lý trong sáng của Chúa càng ngày càng phát triển và thêm mạnh mẽ trở nên sức sống cho Giáo Hội do Chúa thiết lập

Chúa Giêsu Ngôi Hai của Thiên Chúa Cha là Người Đã Mang lấy Cái Chết của Chúng Ta. Đó là lý do tại sao Ngôi Lời vô hình và bất diệt của Thiên Chúa đã bước vào thế giới của chúng ta… .

Ngôi Lời Đã Trở Nên Người Phàm

Người (Đức Giêsu) là Người Con, là Sự Khôn Ngoan và Quyền Năng (Sức Mạnh) của Thiên Chúa không? Thậm chí, Người còn khiến cho trời đất vạn vật phá vỡ sự im lặng của nó: Ngay cái chết của Người – hay đúng hơn là nơi thập giá, đó là chiến tích của Người về cái chết – tất cả các vạn vật đều thú nhận rằng Người … không chỉ là một con người, mà còn là Con Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ của tất cả mọi loài. Mặt trời ẩn mặt đi, trái đất chuyển rung, những tảng đá nứt ra và tất cả mọi người đều kinh hoàng, sợ hãi. Tất cả những điều này cho thấy rằng Chúa Kitô trên thập giá là Thiên Chúa và rằng tất cả mọi thọ tạo là tôi tớ của Người và đang làm chứng bằng sự sợ hãi của chúng trước sự hiện diện của Chủ mình.

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã cho thánh giám mục Athanasiô được can đảm đứng lên bênh vực niềm tin của Giáo Hội về thần tính của Đức Kitô, Con Một Chúa. Xin nhận lời thánh nhân chuyển cầu, cho chúng con biết nghe lời Người giảng dạy, để ngày càng hiểu biết và yêu mến Chúa hơn.”( lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Athanasiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh).

https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-02-05-thanh-athanasiogiam-muc-tien-si-hoi-thanh-295-373-48720

 

Tại công đồng Nicea, thánh Athanassiô tháp tùng Đức Giám mục Alaxander và đã góp phần vào bản văn chung quyết của cộng đồng, trong đó định tín rằng: Chúa Con đồng bản tính với Chúa Cha.

Thánh Athanasiô sinh khoảng năm 295 có lẽ tại Alexandria. Gia đình Ngài rõ ràng là khá giả vì sau này Ngài có dịp trốn ở phần mộ của gia đình, Ngài đã theo môn cổ học và sau này thường trích dẫn các tác giả cổ. Có lẽ Ngài cùng theo học tại một trường Giáo lý ở Caêsarêa nên tư tưởng của Ngài thấm nhuần Kinh thánh, cả những chú giải Kinh thánh và cũng theo truyền thống các giáo phụ nữa.

Vào khoảng 25 tuổi Athanasiô đã có một thời sống với thánh Antôn ẩn tu. Bốn mươi năm sau, Ngài đã mời thánh An tôn ẩn tu về Alexandria để góp phần bảo vệ đức tin. Khi qua đời thánh ẩn tu đã nhường lại cho Athanasiô cái áo choàng Ngài vẫn dùng đắp mình khi ngủ và tấm da chiên để dùng sưởi ấm lúc tuổi già. Những năm chung sống nơi sa mạc với vị thánh ẩn tu này đã tạo nên nét thánh thiện và nhân cách của Athanasiô.

Vào năm 320, Athanasiô mới bắt đầu góp phần vào lịch sử. Khi ấy Đức Cha Alexander Giám mục Alexandria cảm phục và triều vời Athanasiô từ sa mạc về, đặt làm phó tế. Khi ấy Ariô là cha sở Boucalis. Ông ta là một nhà giảng thuyết danh tiếng, có một cuộc sống khắc khổ và hướng dẫn các trinh nữ hiến mình cho Thiên Chúa. Ariô đã sáng nghĩ và rao giảng những ý tưởng lầm lạc cho rằng: "Ngôi Lời Thiên Chúa không có từ đời đời, không cùng bản tính với Chúa Cha mà chỉ là một thụ tạo được mang danh hiệu Con Thiên Chúa". Athanasiô đã bảo bỏ những sai lầm này. Bút pháp và nội dung của bức thông điệp Đức Giám mục Alexander ban hành năm 322 cho thấy tác giả chính là Athanasiô.

Tại công đồng Nicea, thánh Athanassiô tháp tùng Đức Giám mục Alaxander và đã góp phần vào bản văn chung quyết của cộng đồng, trong đó định tín rằng: Chúa Con đồng bản tính với Chúa Cha. Ngài đã trở thành mục tiêu cho bọn lạc giáo ghen ghét.

Mùa hạ năm 328, Đức Giám mục Alexander qua đời và đặt Athanasiô lên kế vị. Nhận thấy mình bất xứng, Athanasiô đã bỏ trốn, nhưng rồi bị ép buộc lãnh nhận trách nhiệm. Ngài đã tỏ ra có nhân cách khôn sánh, có ý chí bất khuất và rất thông minh. Rảo quanh khắp giáo phận rộng lớn, Ngài gặp thánh Dachômiô từ trong sa mạc, là Đấng đã nghe Chúa nói với mình rằng: - Ta đã đặt Athanasiô làm cột trụ Giáo hội, nhưng Ngài sẽ bị đau khổ nhiều.

Nhưng Athanasiô không sợ đau khổ. Nhiều lần Ngài đã bị trục xuất khỏi giáo phận. Trước hết, dưới ảnh hưởng của những người theo phái Ariô, năm 335 thánh Athanasiô bị vua Constantinô đầy đi Trier ở biên thùy nước Đức. Tại đây Ngài trước tác một số tác phẩm nay vẫn còn danh tiếng.

Nhưng rồi năm sau. Ariô chết cách khốn khổ. Vua Constantinô cho thánh nhân được trở về giáo phận, Ngài chỉ trở lại hai năm sau tức năm 337 khi thấy nhà vua mới Constance ngả về phía lạc giáo. Cuộc trở về của thánh nhân diễn ra như một cuộc khải hoàn. Tuy nhiên từ năm 337 đến năm 366, cuộc đời Ngài là một cuộc chiến đấu liên tục với nhóm người ngả theo Ariô có, bảo thủ có, buông thả để an phận có. Chính hoàng đế cũng muốn can thiệp để sửa đổi giáo thuyết Hội Thánh khiến các thù địch tỏ ra độc ác và tìm cách tiêu diệt vị giám mục. Lần kia đang lúc thánh Athanasiô dâng lễ, bọn lính xâm nhập thánh đường. Thánh nhân trốn thoát được và ẩn mình trong sa mạc. Sợ những người chứa chấp bị liên lụy Ngài ẩn mình trong một hang đá. Và không ngừng trung thành với đức tin chân chính.

Hoàng đế Constance qua đời, Juliano người sẽ mang biệt danh là kẻ bội giáo, lên kế vị và cho phép những kẻ lưu đày trở về. Đức Giám mục Athanasiô trở lại giáo phận và thiết lập trật tự trong giáo đoàn cũng như lo truyền bá đức tin sang Ethiopie và Ả Rập.

Ngài chống lại các mê tín dị đoan khiến các lương dân tức giận. Họ quyết sát hại thánh nhân. Lần này, Ngài lại phải chạy trốn theo lệnh của nhà vua, bội giáo chèo thuyền dọc sông Nil, Ngài bị quân lính đuổi theo sát nút. Nguy ngập Ngài quay thuyền lại để gặp họ. Bọn lính hung hăng hỏi thăm xem còn cách vị giám mục bao xa. Ngài trả lời : - Chèo mạnh lên, ông không ở xa đâu.

Bọn lính vội vã làm theo và thánh nhân thoát nạn, Ngài lang thang đây đó cho tới khi Vua Julianô qua đời, vào năm sau. Jovianô, vị tân hoàng đế rất kính phục đức giám mục và thích đàm luận với Ngài. Nhưng triều đại của ông lại quá vắn vỏi. Khi Valens lên nắm quyền cai trị, lại một cuộc bách hại mới mở ra. Một lần nữa thánh Athanasiô lại phải trốn đi. Trong bốn tháng liền, Ngài ẩn mình trong phần mộ của gia đình.

Sau cùng Valens vì hiểu được lòng kính phục của dân Ai cập đối với vị giám mục của họ, và không muốn xa rời dân chúng nên chịu cho Ngài trở về. Những năm cuối đời, thánh nhân được sống trong yên ổn phần nào, bởi vì lúc ấy cuộc tranh chấp thực sự chưa ngã ngũ, Ngài qua đời ngày 02 tháng 5 năm 373. Phải đợi năm năm sau, cuộc tranh luận của cộng đồng Nicêa mới toàn thắng với cái chết của Valens.

Thánh Athanasiô đã viết những tác phẩm vĩ đại nhất trong 30 năm xáo trộn. Cuốn Uncarnatione Verbi hoàn thành năm 337, cuốn Virginitate và Orationes khoảng năm 357, cuốn Contra Arianô có thể sau năm 362. Ngài đã viết rất nhiều và mọi tư tưởng Ngài cũng như cuộc sống Ngài tập trung vào hai ý niệm: Chúa Con là sự bày tỏ của Chúa Cha, và Giáo hội là sự bày tỏ của Chúa Con. Giáo hội Tây phương kính nhớ Ngài như thánh tiến sĩ Chúa Ba Ngôi, nhưng trước hết, Ngài là Thánh Tiến sĩ về mầu nhiệm nhập thể và về Ơn thánh.

https://giaophanlangson.org/news/cac-thanh-theo-lich-phung-vu/ngay-02-5-thanh-athanasio-giam-muc-tien-si-hoi-thanh-295-373-6292.html

 

Thánh Athanasiô không sợ gian nan, nguy hiểm, hình phạt. Thánh Athanasiô với cương vị mục tử từ năm 328 tới 373, đã 5 lần bị lưu đầy, tù tội. Thánh nhân thực hiện lời Chúa dậy:” củng cố lòng tin”, Ngài đã hiên ngang, anh dũng, đã giữ vững đức tin, với một ý chí sắt đá, với một lòng tin không gì lay chuyển nổi, thánh Athanasiô đã luôn bảo vệ giáo lý chân chính của Chúa Kitô.

Ca hiệp lễ, lễ  thánh giám mục có viết:” Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em. Để anh em ra đi, thu được kết quả, và kết quả của anh em được lâu bền”( Ga 15, 16 ). Thánh Athanasiô đã được Chúa tuyển chọn để làm chứng cho Chúa và củng cố lòng tin cho các tín hữu.

THIÊN CHÚA QUAN PHÒNG

Giáo Hội của Chúa ở trần gian có lúc thịnh, có lúc xem ra đầy an bình, nhưng có những lúc đen xen ánh sáng và bóng tối. Hội Thánh trong mọi thăng trầm của mình đã được Chúa Thánh Thần luôn chở che, gìn giữ và soi sáng. Giữa những phong ba bão táp, bách hại đạo, cấm cách đạo ở muôn thời, Giáo Hội của Chúa Kitô luôn đứng vững vì Chúa luôn thực hiện lời hứa:” Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Năm 311, cơn cấm cách, bắt đạo vừa chấm dứt, Giáo Hội lại bị bè rối nổi lên, phá phách, xuyên tạc giáo lý, làm nhiều người chưa vững đức tin bị lung lay. Arius tại Alexandria tuyên truyền giáo thuyết lạc đạo chối bỏ thiên tích của Chúa Giêsu. Hội Thánh được tràn đầy Thánh Thần luôn cương quyết bảo vệ đức tin, vào năm 325, Giáo Hội triệu tập công đồng Nicée để lên án Arius và xác quyết:” Đức Kitô là Thiên Chúa, được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Đức Chúa Cha”. Cuộc chống lại Giáo Hội với giáo thuyết lạc đạo này đã kéo dài tới 50 năm, Arius đã làm lung lạc nhiều người, làm cho nhiều người không biết đâu là bến bờ, là chân lý. Thiên Chúa có cách của Ngài như lời thánh vịnh nói:” Hãy nói với chư dân: Chúa là vua hiển trị, Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu chẳng lay chuyển, Người xét xử muôn nước theo đường ngay chính”( TV 96, 10 ). Thiên Chúa đã ban cho Hội Thánh nhiều vị bênh vực đầy Thánh Thần và khôn ngoan mà nổi bật nhất là thánh Athanasiô.

THÁNH ATHANASIÔ BÊNH VỰC GIÁO HỘI

Không sợ Hoàng Đế, không ngán ngẩm, sợ sệt các giám mục chạy theo  bè rối chống lại Hội Thánh. Thánh Athanasiô không sợ gian nan, nguy hiểm, hình phạt. Thánh Athanasiô với cương vị mục tử từ năm 328 tới 373, đã 5 lần bị lưu đầy, tù tội. Thánh nhân thực hiện lời Chúa dậy:” củng cố lòng tin”, Ngài đã hiên ngang, anh dũng, đã giữ vững đức tin, với một ý chí sắt đá, với một lòng tin không gì lay chuyển nổi, thánh Athanasiô đã luôn bảo vệ giáo lý chân chính của Chúa Kitô. Thánh nhân đã viết nhiều bài giảng ca tụng đức trinh khiết và bậc sống ẩn tu, Ngài đã diễn tả tình yêu mật thiết với Đức Kitô, Đấng đến trần gian để cho nhân loại được sống và sống dồi dào( Ga 10, 10 ). Thánh nhân đã luôn tâm niệm lời thánh vịnh: “ Ai gieo trong nước mắt sẽ về giữa tiếng cười…”. Thánh Athanasiô đã được Giáo Hội tôn vinh và đặt Ngài làm tiến sĩ Hội Thánh.

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã cho thánh giám mục Athanasiô được can đảm đứng lên bênh vực niềm tin của Giáo Hội về thần tính của Đức Kitô, Con Một Chúa. Xin nhận lời thánh nhân chuyển cầu, cho chúng con biết nghe lời Người giảng dạy, để ngày càng hiểu biết và yêu mến Chúa hơn.” (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Athanasiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh).

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

http://giaophanthaibinh.org/a11130/Ngay-2-5-THANH-ATHANASIO-St-Athanasius-Giam-muc-tien-si-Hoi-Thanh.aspx

https://giaophannhatrang.org/vi/news/Phung-Vu-343/02-05-thu-bay-thanh-athanasio-giam-muc-tien-si-hoi-thanh-19527.html



 

Thứ Ba sau Chúa Nhật III Phục Sinh

 

 

Ngày 3 tháng 5

THÁNH PHI-LÍP-PHÊ VÀ THÁNH GIA-CÔ-BÊ, TÔNG ĐỒ

lễ kính

 

Thánh Phi-líp-phê quê ở Bét-xai-đa. Ban đầu người là môn đệ của thánh Gio-an Tẩy Giả, sau đó, người theo Chúa Giê-su. Còn thánh Gia-cô-bê, người là anh em bà con với Chúa và là con của ông An-phê. Người đã lãnh đạo giáo đoàn Giê-ru-sa-lem và đã giúp cho nhiều người Do-thái đón nhận đức tin. Người còn để lại một bức thư. Người chịu tử đạo năm 62.


Lễ Thánh Philípphê và Giacôbê, Tông Ðồ


Lễ Kính

Ngày 3 tháng 5

 

 

Bài Ðọc I: 1 Cr 15, 1-8

"Chúa hiện ra với Giacôbê, rồi với tất cả các Tông đồ".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin Mừng mà tôi đã rao giảng cho anh em, và anh em đã lãnh nhận và đang tin theo, nhờ đó anh em được cứu độ, nếu anh em tuân giữ lời lẽ tôi đã rao giảng cho anh em, bằng không anh em đã tin cách vô ích.

Tôi đã rao truyền cho anh em trước tiên điều mà chính tôi đã nhận lãnh: đó là Ðức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng theo như lời Thánh Kinh. Người được mai táng và ngày thứ ba Người đã sống lại đúng theo như lời Thánh Kinh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi sau với mười một vị. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em trong một lúc; nhiều người trong số anh em đó hãy còn sống tới nay, nhưng có vài người đã chết. Thế rồi Người hiện ra với Giacôbê, rồi với tất cả các Tông đồ. Sau cùng, Người cũng hiện ra với chính tôi như với đứa con đẻ non.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 18, 2-3. 4-5

Ðáp: Tiếng chúng đã vang cùng trái đất (c. 5a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự nghiệp tay Người. Ngày này nhắc nhủ cho ngày khác, đêm này truyền tụng cho đêm kia. - Ðáp.

2) Ðây không phải lời cũng không phải tiếng, mà âm thanh chúng không thể lọt tai. Nhưng tiếng chúng đã vang cùng trái đất, và lời chúng truyền ra khắp cõi địa cầu. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 6b và 9c

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Hỡi Philipphê, ai thấy Thầy là xem thấy Cha Thầy". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 14, 6-14

"Nếu điều gì các con nhân danh Thầy mà xin, Thầy sẽ làm cho".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng Tôma rằng: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, các con biết và đã xem thấy Người".

Philipphê thưa: "Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là đủ cho chúng con".

Chúa Giêsu nói cùng ông rằng: "Thầy ở với các con bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy ư? Philipphê, ai thấy Thầy là xem thấy Cha. Sao con lại nói: 'Xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha?' Con không tin Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự mình mà nói, nhưng chính Cha ở trong Thầy, Ngài làm mọi việc. Các con hãy tin rằng Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy. Ít ra các con hãy tin vì các việc Thầy đã làm. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm được những việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha. Và điều gì các con nhân danh Thầy mà xin Cha, Thầy sẽ làm, để Cha được vinh hiển trong Con. Nếu điều gì các con nhân danh Thầy mà xin cùng Thầy, Thầy sẽ làm cho".

Ðó là lời Chúa.


ĐTC Biển Đức XVI về 2 vị Thánh Tông Đồ:
Thứ Tư 21/6/2006 - Bài 12: Tông Đồ Giacôbê Tiền  
Thứ Tư  6/9/2006 - Bài 18: Tông Đồ Philiphê  

Lạy Chúa, hằng năm Chúa cho chúng con được hân hoan mừng lễ hai thánh tông đồ Phi-líp-phê và Gia-cô-bê. Xin Chúa thương nhậm lời các ngài cầu thay nguyện giúp, mà cho chúng con biết thông phần vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Ki-tô Con Một Chúa, để được chiêm ngưỡng nhan thánh Chúa muôn đời. Chúng con cầu xin

 




PVLC theo ngày trong tuần nếu không bị Lễ Kính (feast) Hai Thánh Tông Đồ Giacôbê Tiền và Philiphê át đi như năm 2022 này

 

 

Bài Ðọc I: Cv 7, 51-59

"Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn con".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Khi ấy, Têphanô nói với dân chúng, các kỳ lão và luật sĩ rằng: "Hỡi những tên cứng cổ, lòng và tai chẳng cắt bì kia, các ngươi luôn luôn chống đối Thánh Thần; cha ông các ngươi làm sao, các ngươi cũng vậy. Có tiên tri nào mà cha ông các ngươi lại không bắt bớ? Họ đã giết những người tiên báo về việc Ðấng Công chính sẽ đến, Ðấng mà ngày nay các ngươi đã nộp và giết chết; các ngươi đã lãnh nhận lề luật do thiên thần truyền cho, nhưng đã không tuân giữ".

Nghe ông nói, họ phát điên lên trong lòng, và họ nghiến răng phản đối ông. Nhưng Têphanô đầy Thánh Thần, nhìn lên trời, đã xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông đã nói rằng: "Kìa, tôi xem thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa". Bấy giờ họ lớn tiếng kêu la và bịt tai lại, và họ nhất tề xông vào ông. Khi lôi ông ra ngoài thành, họ ném đá ông. Và các nhân chứng đã để áo của họ dưới chân một người thanh niên tên là Saolô. Rồi họ ném đá Têphanô, đang lúc ông cầu nguyện rằng: "Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn con". Thế rồi ông quỳ xuống, lớn tiếng kêu lên rằng: "Lạy Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi này". Nói xong câu đó, ông đã an giấc trong Chúa. Còn Saolô thì đã tán thành việc giết ông (Têphanô).

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 30, 3cd-4. 6ab và 7b và 8a. 17 và 21ab

Ðáp: Lạy Chúa, con phó thác tâm hồn trong tay Chúa (c. 6a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Xin Chúa trở thành núi đá cho con trú ẩn, thành chiến luỹ kiên cố để cứu độ con, bởi Chúa là Tảng đá, là chiến luỹ của con; vì uy danh Ngài, Ngài sẽ dìu dắt và hướng dẫn con. - Ðáp.

2) Con phó thác tâm hồn trong tay Chúa, lạy Chúa, lạy Thiên Chúa trung thành, xin cứu chữa con. Còn phần con, con tin cậy ở Chúa, con sẽ hân hoan mừng rỡ vì đức từ bi của Chúa. - Ðáp.

3) Xin cho tôi tớ Chúa được thấy long nhan dịu hiền, xin cứu sống con theo lượng từ bi của Chúa. Chúa che chở họ dưới bóng long nhan Ngài, cho khỏi người ta âm mưu làm hại. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 16, 7 và 13

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ sai Thần Chân Lý đến cùng các con; Người sẽ dạy các con biết tất cả sự thật". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 6, 30-35

"Không phải Môsê, mà chính Cha Ta mới ban bánh bởi trời đích thực".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, đám đông thưa Chúa Giêsu: "Ngài sẽ làm dấu lạ gì để chúng tôi thấy mà tin Ngài? Ngài làm được việc gì? Cha ông chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc, như đã chép rằng: "Người đã ban cho họ ăn bánh bởi trời". Chúa Giêsu đáp: "Thật Ta bảo thật các ngươi, không phải Môsê đã ban cho các ngươi bánh bởi trời, mà chính Cha Ta mới ban cho các ngươi bánh bởi trời đích thực. Vì bánh của Thiên Chúa phải là vật tự trời xuống, và ban sự sống cho thế gian". Họ liền thưa với Ngài rằng: "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi bánh đó luôn mãi". Chúa Giêsu nói: "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta sẽ không hề đói; ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ".

Ðó là lời Chúa.

 




Suy Niệm

Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Ba trong Tuần III Phục Sinh 
về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm liên quan đến lời Chúa Giêsu nói về chính bản thân mình là Người sẽ trở thành bánh sự sống cho thành phần tái sinh thần linh được một sự sống viên mãn, không còn đói khát thiết tha bất cứ sự gì phàm tục thấp hèn trên trần gian này nữa: 
"'Thật Ta bảo thật các ngươi, không phải Môsê đã ban cho các ngươi bánh bởi trời, mà chính Cha Ta mới ban cho các ngươi bánh bởi trời đích thực. Vì bánh của Thiên Chúa phải là vật tự trời xuống, và ban sự sống cho thế gian'. Họ liền thưa với Ngài rằng: 'Thưa Ngài, xin cho chúng tôi bánh đó luôn mãi'. Chúa Giêsu nói: 'Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta sẽ không hề đói; ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ'".



Trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy câu Chúa Giêsu khẳng định "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta sẽ không hề đói; ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ", liên quan đến chính bản thân của Người là mạc khải thần linh và đến cả dân Do Thái liên quan đến đức tin tuân phục.

Trước hết, liên quan đến Người là "bánh ban sự sống", một thứ "bánh ban sự sống" chẳng những cần phải là "vật từ trời" chứ không phải từ một nơi nào khác, mà còn phải có khả năng "ban sự sống" nữa, bằng không cho dù có "từ trời" nhưng vẫn không phải là chính "bánh ban sự sống", nhưng chỉ giống như manna nuôi dân Do Thái tạm thời trong thời gian họ băng qua sa mạc tiến về đất hứa vậy thôi, nên khi ăn thứ lương thực cũng rớt xuống từ trời này vào tổ phụ dân Do Thái vẫn chết.

Chúa Giêsu quả thực "là bánh ban sự sống", như hôm qua đã chia sẻ, ở nơi chính bản thân Người là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa, Đấng "đã ban cho các ngươi bánh từ trời" nơi lời nói và việc làm của Con Ngài, nhất là nơi cuộc khổ nạn và tử giá của Người. Chúa Giêsu "là bánh ban sự sống" nơi lời Người nói: "lời Thày nói với các con đều là thần linh và là sự sống" (Gioan 6:63), và nơi việc Người làm: "Tôi sẽ hiến sự sống mình cho những con chiên này" (Gioan 10:15).

Thế nhưng, "Bánh ban sự sống" là Chúa Kitô đây vẫn không thể ban sự sống cho người Do Thái đến với Người bấy giờ như Người nói: "Ai đến với Ta sẽ không hề đói", bởi vì họ đến với Người chỉ vì "của ăn hay hư nát" như Người đã hóa bánh ra nhiều nuôi họ mà thôi, một "dấu lạ" tỏ tường trước mắt họ mà họ vẫn chưa chấp nhận, cứ đòi một dấu lạ khác theo ý của họ.

Bởi thế, cho dù có đến với Người, có tìm Người, có biết được chỗ ở của Người, nhưng họ vẫn khát, vì họ chưa tin vào Người, chưa chịu "làm công việc của Thiên Chúa" như Người khuyên họ trong bài Phúc Âm hôm qua. Do đó Người mới tiếp tục "làm việc của Thiên Chúa" đó là tỏ mình ra cho họ như "bánh sự sống" để họ từ từ nhận biết Người, tin vào Người như chúng ta sẽ thấy trong bài phúc âm ngày mai.

Bài Đọc I (Tông Vụ 7:51-59):
Điển hình của thành phần được tái sinh thần linh này là một Phó Tế Staphanô trong bài đọc 1 hôm nay, vị tử đạo tiên khởi của Kitô giáo, một tạo vật mới tràn đầy Thánh Thần, tràn đầy sự sống viên mãn của Chúa Kitô, đến độ ngài đã sống chính Chúa Kitô nên mới có thể tỏ ra một thái độ giống hệt như Chúa Kitô trên thập tự giá đối với thành phần ra tay sát hại mình:  

"Têphanô đầy Thánh Thần, nhìn lên trời, đã xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông đã nói rằng: 'Kìa, tôi xem thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa'. Rồi họ ném đá Têphanô, đang lúc ông cầu nguyện rằng: 'Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn con'. Thế rồi ông quỳ xuống, lớn tiếng kêu lên rằng: 'Lạy Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi này'. Nói xong câu đó, ông đã an giấc trong Chúa".

 


Thứ Tư sau Chúa Nhật III Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 8, 1-8

"Ðến đâu, họ cũng rao giảng lời Thiên Chúa".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Ngày ấy, Hội Thánh ở Giêrusalem bị bách hại dữ tợn. Ngoài các tông đồ, mọi người đều phân tán đi các miền Giuđêa và Samaria. Còn những người đạo đức lo chôn cất Têphanô; họ than khóc ông rất nhiều. Lúc đó Saolô tàn phá Hội Thánh; ông vào nhà này sang nhà nọ, bắt đàn ông lẫn đàn bà và tống ngục họ.

Những người bị phân tán, đã đi khắp nơi rao giảng lời Thiên Chúa. Phần Philipphê thì đi xuống một thành thuộc xứ Samaria rao giảng Ðức Kitô cho họ. Dân chúng chú ý đến những lời Philipphê rao giảng, vì họ cùng nghe biết và xem thấy các phép lạ ngài làm, quỷ ô uế đã ám nhiều người trong họ, lúc đó kêu lớn tiếng và xuất ra. Nhiều người bất toại và què quặt được chữa lành. Bởi đó, cả thành được vui mừng khôn tả.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 65, 1-3a. 4-5. 6-7a

Ðáp: Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa (c. 1).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa, hãy ca ngợi vinh quang danh Ngài, hãy kính dâng Ngài lời khen ngợi hiển vinh. Hãy thưa cùng Thiên Chúa: kinh ngạc thay sự nghiệp Chúa. -Ðáp.

2) Toàn thể đất nước thờ lạy và ca khen Ngài, ca khen danh thánh của Ngài. Hãy tới và nhìn coi sự nghiệp của Thiên Chúa, Ngài thi thố những chuyện kinh ngạc giữa con cái người ta! - Ðáp.

3) Người biến bể khơi thành nơi khô cạn, người ta đã đi bộ tiến qua sông, bởi đó ta hãy hân hoan trong Chúa. Với quyền năng, Ngài thống trị tới muôn đời. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 10, 27

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 6, 35-40

"Ý muốn của Cha Ta là: hễ ai thấy Con thì có sự sống đời đời".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán với đám đông rằng: "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ. Nhưng Ta đã bảo các ngươi rằng: Các ngươi đã thấy Ta, nhưng các ngươi không chịu tin. Những ai Cha đã ban cho Ta sẽ đến với Ta. Và ai đến với Ta, Ta sẽ không xua đuổi ra ngoài. Bởi vì Ta từ trời xuống không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Ðấng đã sai Ta. Vậy ý của Cha, Ðấng đã sai Ta, là hễ sự gì Người đã ban cho Ta, Ta chẳng để mất, nhưng ngày sau hết, Ta sẽ cho nó sống lại. Quả vậy, ý của Cha Ta là hễ ai thấy Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời".

Ðó là lời Chúa.





Suy Niệm


Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Tư trong Tuần III Phục Sinh 
về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm liên quan đến lời Chúa Giêsu khẳng định về ý muốn của Chúa Cha đối với những ai được tái sinh thần linh, tức những ai tin vào Chúa Kitô:  
"Những ai Cha đã ban cho Ta sẽ đến với Ta. Và ai đến với Ta, Ta sẽ không xua đuổi ra ngoài. Bởi vì Ta từ trời xuống không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Ðấng đã sai Ta. Vậy ý của Cha, Ðấng đã sai Ta, là hễ sự gì Người đã ban cho Ta, Ta chẳng để mất, nhưng ngày sau hết, Ta sẽ cho nó sống lại. Quả vậy, ý của Cha Ta là hễ ai thấy Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời".

Vậy "ý của Cha" được Chúa Kitô tiết lộ đây bao gồm hai chiều kích, chiều kích mạc khải thần linh và chiều kích đức tin tuân phục. Chiều kích mạc khải thần linh liên quan đến Chúa Kitô: "ý của Cha, Ðấng đã sai Ta, là hễ sự gì Người đã ban cho Ta, Ta chẳng để mất, nhưng ngày sau hết, Ta sẽ cho nó sống lại". Chiều kích đức tin tuân phục liên quan đến phần rỗi của nhân loại: "ý của Cha Ta là hễ ai thấy Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời".

Tóm lại, Chúa Cha muốn ban sự sống cho nhân loại, nhưng Ngài ban qua Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, nên chỉ có những ai tin Con Ngài mới có sự sống đó mà thôi: "Thiên Chúa đã ban sự sống đời đời cho chúng ta và sự sống này ở nơi Con của Ngài. Ai có Con (tức là tin Con) là có sự sống, ai không có Con (tức là không tin Con, không chấp nhận Con) thì không có sự sống" (1Gioan 5:11-12). 

Đó là lý do ngay ở đầu bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã khẳng định "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ". Tuy nhiên, vì Chúa Kitô tự mình là một mầu nhiệm (xem Epheso 3:4), bởi thế con người không thể nào có thể nhận biết Người, cho dù Người có tự tỏ mình ra cho họ chăng nữa.

Bởi thế, cũng Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu đã khẳng định rằng: "Các ngươi đã thấy Ta, (hay đã đến với Ta) nhưng các ngươi không chịu tin. Những ai Cha đã ban cho Ta sẽ đến với Ta. Và ai đến với Ta, Ta sẽ không xua đuổi ra ngoài". Nghĩa là, cho dù người Do Thái có "đến" với Chúa Giêsu, "thấy" Người, vẫn chưa "tin" Người, vẫn không nhận biết và chấp nhận Người.

Vì chỉ có "những ai Cha Ta đã ban cho Ta (mới có thể) đến với Ta", cho dù họ không phải là người Do Thái là dân tộc đã được tuyển chọn và được Thiên Chúa tỏ mình ra cho trong suốt giòng lịch sử cứu độ của họ, hay cho dù là một một tội nhân như viên trưởng ban thu thuế Giakêu lùn (xem Luca 19:1-10), hay như người trộm bị đóng đanh ở bên phải Thánh Giá Chúa Kitô (xem Luca 23:39-43), hoặc như người phụ nữ tội lỗi có tiếng trong thành (xem Luca 7:36-49).

Bài Đọc I 
(Tông Vụ 8:1-8)
Điển hình trong thành phần được tái sinh thần linh này là trường hợp của một Phó Tế Philipphê trong bài đọc 1 hôm nay, một phó tế cũng tràn đầy sự sống nơi lời rao giảng đầy thuyết phục về một Đức Kitô Thiên Sai mà ngài đã tin tưởng, và lời rao giảng của ngài còn được kèm theo quyền năng làm phép lạ ở một thành thuộc Xứ Samaria, khiến cho thành này như được biến đổi: 
"Phần Philipphê thì đi xuống một thành thuộc xứ Samaria rao giảng Ðức Kitô cho họ. Dân chúng chú ý đến những lời Philipphê rao giảng, vì họ cùng nghe biết và xem thấy các phép lạ ngài làm, quỷ ô uế đã ám nhiều người trong họ, lúc đó kêu lớn tiếng và xuất ra. Nhiều người bất toại và què quặt được chữa lành. Bởi đó, cả thành được vui mừng khôn tả".

Trong bài đọc 1 hôm nay, chúng ta thấy những gì quan phòng thần linh của Thiên Chúa thật tuyệt vời, vượt trên tất cả mọi dự tính hoàn toàn tự do của con người, ở chỗ, ngay khi quyền lực sự dữ bắt đầu công khai dữ dội tấn công cộng đoàn Giáo Hội tiên khở ở Giêrusalem thì lại chính là thời điểm Giáo Hội được dịp lan rộng ra khỏi Giêrusalem, đầu tiên là sang Samaria, cho tới tận cùng trái đất, đúng như lời Chúa Giêsu đã tiên báo cho các tông đồ trước khi Người về trời (xem Tông Vụ 1:8).

Thứ Năm sau Chúa Nhật III Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 8, 26-40

"Nếu ông tin hết lòng, thì được chịu phép rửa".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, thiên thần Chúa nói cùng Philipphê rằng: "Hãy chỗi dậy, đi về mạn nam, theo con đường từ Giêru-salem xuống Gaxa. Ðường ấy vắng vẻ". Người chỗi dậy ra đi. Và này có một người Êthiôpi là thái giám quyền thế của nữ hoàng Canđa, xứ Êthiôpi, và là tổng quản công khố của nữ hoàng, ông đến chầu lễ tại Giêrusalem. Lúc trở về, ông ngồi trên xe, đọc sách Tiên tri Isaia. Thánh Thần bảo Philipphê: "Hãy tiến lên và theo cho kịp xe kia". Philipphê chạy tới, nghe thấy ông ấy đọc sách Tiên tri Isaia, liền hỏi: "Ngài có hiểu được điều ngài đọc không?" Nhà quan trả lời: "Làm sao tôi hiểu được, nếu không ai chỉ giáo cho tôi". Nhà quan liền mời Philipphê lên xe ngồi với mình. Ðoạn Thánh Kinh ông đang đọc như sau: "Như con chiên bị đem đi làm thịt, Người phải điệu đi; như con chiên trước người thợ xén lông không kêu một tiếng, Người chẳng mở miệng. Trong cảnh nhục nhã, Người bị lên án bất công. Còn ai kể lại dòng dõi của Người, vì mạng sống Người bị cất khỏi trần gian". Viên thái giám lên tiếng hỏi Philipphê rằng: "Tôi xin hỏi ông: đấng tiên tri nói điều ấy về ai? Về chính mình hay về người nào khác?" Philipphê mở miệng rao giảng Tin Mừng Ðức Giêsu cho ông, bắt đầu từ đoạn Thánh Kinh đó. Ðang đi dọc đường, đến nơi có nước, vị thái giám liền nói: "Này nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không?" Philipphê nói: "Nếu ông tin hết lòng thì được". Nhà quan đáp lại: "Tôi tin Ðức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa". Ông ra lệnh cho dừng xe lại, Philipphê và viên thái giám, cả hai đi xuống nước, và Philipphê làm phép rửa cho ông. Khi họ lên khỏi nước, Thánh Thần Chúa đem Philipphê đi mất và viên thái giám không còn thấy ngài nữa. Ông hân hoan tiếp tục hành trình. Còn Philipphê thì người ta gặp thấy tại Azô, ngài rảo khắp mọi thành phố, rao giảng Tin Mừng cho đến thành Cêsarêa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 65, 8-9. 16-17. 20

Ðáp: Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa (c. 1).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Hỡi chư dân, hãy chúc tụng Thiên Chúa chúng tôi, và loan truyền lời ca ngợi khen Ngài: là Ðấng đã ban cho linh hồn chúng tôi được sống, và không để chân chúng tôi xiêu té. - Ðáp.

2) Phàm ai tôn sợ Chúa, hãy đến, hãy nghe tôi kể lại, Chúa đã làm cho linh hồn tôi những điều trọng đại biết bao! Tôi đã mở miệng kêu lên chính Chúa, và lưỡi tôi đã ngợi khen Ngài. - Ðáp.

3) Chúc tụng Chúa là Ðấng không hắt hủi lời tôi nguyện, và không rút lại lòng nhân hậu đối với tôi. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 18

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 6, 44-51

"Ta là bánh từ trời xuống".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán với dân chúng rằng: "Không ai đến được với Ta, nếu Cha, là Ðấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy, và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Trong sách các tiên tri có chép rằng: "Mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo". Ai nghe lời giáo hoá của Cha, thì đến với Ta. Không một ai đã xem thấy Cha, trừ Ðấng bởi Thiên Chúa mà ra, Ðấng ấy đã thấy Cha. Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời. Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết. Ðây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống".

Ðó là lời Chúa.



Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Năm trong Tuần III Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm liên quan đến lời Chúa Giêsu khẳng định về bản thân Người là bánh ban sự sống, đặc biệt cho những ai tin vào Người, tức cho những ai được tái sinh thần linh bởi Người:
"Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết. Ðây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống".

Trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy:

1- Manna tuy từ trời xuống nhưng không phải là thứ bánh ban sự sống thiêng liêng, sự sống đời đời như Bánh Sự Sống là chính Chúa Kitô từ trời xuống, vì manna chỉ nuôi phần xác nên ai ăn vẫn chết như thường, còn ai ăn Chúa Kitô là Bánh Sự Sống  "thì khỏi chết" mà còn "sẽ sống đời đời";

2- "Ăn" Bánh Sự Sống là Chúa Kitô đây tức là "nhận biết", "chấp nhận" Chúa Kitô, là "tin vào" Chúa Kitô, vì nhờ đó họ mới "có sự sống đời đời": Vậy "ai ăn bánh này sẽ sống đời đời" cũng chính là "ai tin vào Ta thì có sự sống đời đời";

3- Tuy nhiên, nếu "những ai Cha Ta đã ban cho ta thì đến với Ta" như Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm hôm qua, thì trong bài Phúc Âm hôm nay Người tái khẳng định một cách rõ ràng hơn nữa là: "Không ai đến được với Ta, nếu Cha, là Ðấng sai Ta, không lôi kéo kẻ ấy" - Đúng thế, Bánh Sự Sống là những gì vô cùng cao quí, không phải ăn muốn ăn cũng được, cũng xứng đáng, trái lại, cần phải được tuyển chọn, cần phải được mời gọi đặc biệt đến Bàn Tiệc Thánh Nước Trời;

4- Cũng trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu còn mạc khải thêm về bản thân là Bánh Sự Sống của mình nữa, ở chỗ, Người xác định Bánh Sự Sống ấy không phải chỉ là chính bản thân Người "Ta là" mà còn là "thịt" của Người nữa: "Bánh Ta sẽ ban chính là thịt Ta cho thế gian được sống" - ở đây Người dường như ám chỉ tới cuộc tử nạn của Người: "Này là mình Thày sẽ bị nộp vì các con" (Luca 22:19).

Bài Đọc I (Tông Vụ 8:26-40)
Điển hình của thành phần được tái sinh thần linh đó là viên quan ở Ethiopia trong bài đọc 1 hôm nay, một nhân vật được tái sinh thần linh bởi Phó Tế Philipphê, nhờ vị phó tế này dẫn giải Thánh Kinh về Đức Kitô Thiên Sai được vị phó tế tin tưởng và rao giảng, để Chúa Kitô trở thành sự sống cho những ai tin vào Người nhờ lời chứng và chứng từ của những ai sống sự sống Người ban như Phó Tế Philiphê:  
"Ðang đi dọc đường, đến nơi có nước, vị thái giám liền nói: 'Này nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không?' Philipphê nói: 'Nếu ông tin hết lòng thì được'. Nhà quan đáp lại: 'Tôi tin Ðức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa'. Ông ra lệnh cho dừng xe lại, Philipphê và viên thái giám, cả hai đi xuống nước, và Philipphê làm phép rửa cho ông. Khi họ lên khỏi nước, Thánh Thần Chúa đem Philipphê đi mất và viên thái giám không còn thấy ngài nữa. Ông hân hoan tiếp tục hành trình".


Thứ Sáu sau Chúa Nhật III Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 9, 1-20

"Người này là lợi khí Ta chọn, để mang danh Ta đến trước mặt các dân tộc".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Saolô còn mải say mê hăm doạ giết các môn đồ Chúa, ông đến thượng tế, xin chứng minh thư gởi đến hội đường ở Ðamas, để nếu gặp ai theo đạo ấy bất luận nam nữ, ông trói đem về Giêrusalem. Ðang khi đi đường lúc đến gần Ðamas, bỗng nhiên một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông, ông ngã xuống đất và nghe tiếng phán rằng: "Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta?" Ông thưa: "Lạy Ngài, Ngài là ai?" Chúa đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ; giơ chân đạp mũi nhọn thì khổ cho ngươi". Saolô run sợ và kinh hoàng hỏi rằng: "Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?" Chúa phán: "Hãy chỗi dậy, vào thành, và ở đó người ta sẽ nói cho ngươi phải làm gì". Những kẻ đồng hành với ông đứng lại, hoảng hốt; họ nghe rõ tiếng mà không thấy ai. Saolô chỗi dậy khỏi đất, mắt ông vẫn mở, mà không trông thấy gì. Người ta cầm tay dẫn ông vào thành Ðamas; ông ở lại đấy ba ngày mà không thấy, không ăn, cũng không uống.

Bấy giờ ở Ðamas, có một môn đồ tên là Anania; trong một thị kiến, Chúa gọi ông rằng: "Anania". Ông thưa: "Lạy Chúa, này con đây". Chúa phán: "Hãy chỗi dậy và đến phố kia gọi là phố "Thẳng", và tìm tại nhà Giuđa một người tên là Saolô, quê ở Tarsê; ông ta đang cầu nguyện". (Saolô cũng thấy một người tên Anania bước vào, và đặt tay trên ông để ông được sáng mắt). Anania thưa: "Lạy Chúa, con đã nghe nhiều người nói về người này rằng: ông đã gây nhiều tai ác cho các thánh của Chúa tại Giêrusalem; tại đây, ông đã được các vị thượng tế cho phép bắt trói tất cả những ai kêu cầu danh Chúa". Nhưng Chúa phán: "Cứ đi, vì người này là lợi khí Ta đã chọn, để mang danh Ta đến trước dân ngoại, vua quan và con cái Israel. Ta sẽ tỏ cho nó biết phải chịu nhiều đau khổ vì danh Ta". Anania ra đi, bước vào nhà, và đặt tay trên Saolô mà nói: "Anh Saolô, Chúa Giêsu, Ðấng hiện ra với anh trên đường đi đến đây, sai tôi đến cùng anh, để anh được thấy và được tràn đầy Thánh Thần". Tức thì có thứ gì như những cái vảy rơi khỏi mắt ông, và ông được sáng mắt; ông chỗi dậy chịu phép rửa, và sau khi ăn uống, ông được lại sức. Ông ở lại ít ngày cùng với các môn đồ thành Ðamas. Và lập tức ông rao giảng trong các hội đường rằng: Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 116, 1. 2

Ðáp: Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian (Mc 16, 15).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Toàn thể chư dân, hãy khen ngợi Chúa! Hết thảy các nước, hãy chúc tụng Người. - Ðáp.

2) Vì tình thương Chúa dành cho chúng tôi thực là mãnh liệt, và lòng trung thành của Chúa tồn tại muôn đời. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 16

Alleluia, alleluia! - Thầy sẽ xin Chúa Cha, và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để ở cùng các con luôn mãi. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 6, 53-60

"Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, những người Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt mình mà cho chúng ta ăn được?"

Bấy giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời".

Người giảng dạy những điều này tại Hội đường Caphar-naum.

Ðó là lời Chúa.



Suy Niệm

Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Sáu trong Tuần III Phục Sinh 
về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm liên quan đến lời Chúa Giêsu khẳng định về máu thịt ban sự sống của Người, vì máu thịt của Người đã Vượt Qua, đã tử giá để tiêu diệt tội lỗi cùng sự chết và phục sinh để thông ban Thánh Linh và sự sống, đặc biệt cho những ai "ăn thịt" "uống máu" của Người, nghĩa là cho những ai tin vào Người là Đấng Tử Giá và Phục Sinh, tức cho những ai nhờ Người mà được tái sinh thần linh
"Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta, và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng như Cha là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta".
Bài Đọc (Tông Vụ 9:1-20)
Điển hình của thành phần được tái sinh thần linh là trường hợp của một nhân vật biệt phái hết sức nhiệt tình với Do Thái giáo trong bài đọc 1 hôm nay, một nhân vật được tái sinh thần linh bởi một người môn đệ tên là Anania ở Damasco, và ngay sau khi được chữa lành cái mù lòa về cả thể xác lẫn tâm linh của mình, nhân vật tên Saolê ấy liền công khai rao giảng về Đấng vừa mới bị chàng bách hại trước đó: 
"Anania ra đi, bước vào nhà, và đặt tay trên Saolô mà nói: 'Anh Saolô, Chúa Giêsu, Ðấng hiện ra với anh trên đường đi đến đây, sai tôi đến cùng anh, để anh được thấy và được tràn đầy Thánh Thần'. Tức thì có thứ gì như những cái vảy rơi khỏi mắt ông, và ông được sáng mắt; ông chỗi dậy chịu phép rửa, và sau khi ăn uống, ông được lại sức. Ông ở lại ít ngày cùng với các môn đồ thành Ðamas. Và lập tức ông rao giảng trong các hội đường rằng: Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa".

Thứ Bảy sau Chúa Nhật III Phục Sinh

 

Bài Ðọc I: Cv 9, 31-42

"Hội thánh được tổ chức và đầy ơn an ủi của Thánh Thần".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, Hội Thánh được bình an trong khắp miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ Chúa, được tổ chức và đầy ơn an ủi của Thánh Thần.

Phêrô đi khắp các miền, đến với các thánh đang ở Lyđa. Ở đó ngài gặp một người tên là Ênêa, bị bất toại đã liệt giường suốt tám năm. Phêrô nói với anh ta: "Ênêa, Chúa Giêsu Kitô chữa anh lành bệnh; hãy chỗi dậy và dẹp giường đi". Lập tức anh ta đứng lên. Tất cả dân cư ở Lyđa và Sarôna thấy vậy, đều trở lại cùng Chúa.

Tại Gióp-pê, có một nữ môn đồ tên là Tabitha, nghĩa là Sơn Dương. Bà làm nhiều việc lành và hay bố thí. Xảy ra trong những ngày ấy bà lâm bệnh mà chết; người ta rửa xác bà, rồi đặt trên lầu. Vì Lyđa ở gần Gióp-pê, các môn đồ nghe tin Phêrô đang ở đó, liền sai hai người đến xin ngài rằng: "Xin ngài hãy mau đến với chúng tôi". Phêrô chỗi dậy đi với họ. Ðến nơi, người ta dẫn ngài lên lầu; tất cả các quả phụ bao quanh ngài, khóc nức nở, chỉ cho ngài xem các áo trong áo ngoài mà chị Sơn Dương may cho họ. Phêrô bảo mọi người ra ngoài, rồi quỳ gối cầu nguyện, và quay mặt về phía thi thể mà nói: "Tabitha, hãy chỗi dậy". Bà liền mở mắt, thấy Phêrô và ngồi dậy. Phêrô đưa tay đỡ bà đứng dậy, rồi gọi các thánh, và các quả phụ đến, và chỉ cho thấy bà đã sống lại. Cả thành Gióp-pê hay biết việc ấy, nên nhiều người tin vào Chúa. Phêrô lưu lại Gióp-pê nhiều ngày tại nhà Simon thợ thuộc da.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 115, 12-13. 14-15. 16-17

Ðáp: Tôi lấy gì dâng lại cho Chúa, để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho tôi? (c. 12)

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Tôi lấy gì dâng lại cho Chúa, để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho tôi? Tôi sẽ lãnh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa. - Ðáp.

2) Tôi sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài. Trước mặt Chúa thật là quý hoá, cái chết của những bậc thánh nhân Ngài. - Ðáp.

3) Ôi lạy Chúa, con là tôi tớ Chúa, con là tôi tớ Ngài, con trai của nữ tỳ Ngài, Ngài đã bẻ gãy xiềng xích cho con. Con sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. - Ðáp.

 

Alleluia: Mt 28, 19 và 20

Alleluia, alleluia! - Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 6, 61-70

"Chúng con sẽ đi đến với ai? Thầy mới có những lời ban sự sống".

Trích Phúc Âm theo Thánh Gioan.

Khi ấy, có nhiều môn đệ của Chúa Giêsu nói rằng: "Lời này chói tai quá! Ai nghe được!" Tự biết rằng các môn đệ đang lẩm bẩm về chuyện ấy, Chúa Giêsu nói với họ: "Ðiều đó làm các ngươi khó chịu ư? Vậy nếu các ngươi thấy Con Người lên nơi đã ở trước thì sao? Chính thần trí mới làm cho sống, chứ xác thịt nào có ích gì? Nhưng lời Ta nói với các ngươi là thần trí và là sự sống. Nhưng trong các ngươi có một số không tin". Vì từ đầu Chúa Giêsu đã biết ai là những kẻ không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. Và Người nói: "Bởi đó, Ta bảo các ngươi rằng: Không ai có thể đến với Ta, nếu không được Cha Ta ban cho". Từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui không còn theo Người nữa. Chúa Giêsu liền nói với nhóm Mười Hai rằng: "Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?" Simon Phêrô thưa Người: "Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa".

Ðó là lời Chúa.



Suy Niệm

 

Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Bảy trong Tuần III Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm liên quan đến thái độ kiên trì của các tông đồ, một thái độ tin tưởng cho dù có trái tai bất khả chấp nhận theo bản tính tự nhiên, một thái độ được bày tỏ qua lời tuyên xưng của Tông Đồ Phêrô đại diện cho Nhóm 12 về niềm tin của mình về Đức Kitô, Thày của các vị: 

 

"Thầy đã bảo anh em: 'không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho'. Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa. Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai: 'Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?' Ông Si-môn Phê-rô liền đáp: 'Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa'". 

 

Bài Đọc (Tông Vụ 9:31-42)
Cũng nhờ niềm tin tưởng này của thành phần được tái sinh thần linh như các vị mà các tông đồ đã rao giảng về Đấng Phục Sinh một cách đầy quyền lực, đến độ các vị có thể chữa lành và hồi sinh con người ta, như trường hợp của Tông Đồ Phêrô trong bài đọc 1 hôm nay đã thực hiện ở 2 nơi khác nhau, khiến cho nhiều người được tái sinh thần linh trong Chúa Kitô ở chỗ họ tỏ ra tin tưởng vào Người
"'Anh Ê-nê, Đức Giê-su Ki-tô chữa anh khỏi. Anh hãy đứng dậy và tự dọn giường lấy'. Lập tức anh đứng dậy. Tất cả những người cư ngụ ở Lốt và đồng bằng Sa-ron thấy anh, và họ trở lại cùng Chúa... 'Bà Ta-bi-tha, hãy đứng dậy!' Bà ấy mở mắt ra, và khi thấy ông Phê-rô, liền ngồi dậy. Ông đưa tay đỡ bà đứng dậy, rồi gọi dân thánh và các bà goá lại và cho thấy bà đang sống. Cả thành Gia-phô đều biết việc này, và có nhiều người tin vào Chúa".