SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 

 

Phụng Vụ Lời Chúa Tuần X Thường Niên

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô

 

Phép Lạ Thánh Thể ở Bolsena

 

Nhà thờ Thánh Christina / Santa Cristina là một đền thờ Công giáo Roma ở Bolsena, giáo tỉnh Viterbo, miền Lazio Ý quốc.

Nhà thờ này trở thành nổi tiếng là vì đó là nơi xẩy ra Phép Lạ Thánh Thể năm 1263, và trở thành bất hủ bởi bức danh họa Mass of Bolsena của Raphael trong dinh Vatican,

đồng thời cũng là nơi chôn táng vị thánh nữ tử đạo Christina thành Bolsena, và cũng dẫn tới việc thiết lập Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô bấy giờ.

Bên trái của Nhà Thờ Thánh Christina là ngôi Nhà Thờ cũ, nơi có bàn thờ xẩy ra Phép Lạ Thánh Thể

3 tấm mầu trắng hình chữ nhật ở phía sau và 1 tấm cũng trắng gần như vuông ở chính giữa, đều có những vết Máu Thánh, được trưng ở bàn thờ trong gian nhà thờ cũ.

Phép lạ Thánh Thể này xẩy ra khi vị linh mục người Đức là Cha Phêrô ở Prague thuộc cộng hòa Czech, trên đường hành hương tới Roma đã ghé nhà Thờ Thánh Christina này dâng lễ,

nhưng bấy giờ ngài bị ảnh hưởng thời đại đã mang tâm trạng hoài nghi về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, nên sau khi ngài truyền phép thì 5 giọt máu đã chảy ra từ Bánh Thánh!

Đây mới là bàn thờ đã xẩy ra Phép Lạ Thánh Thể, ở gian bên phải bàn thờ lưu giữ 4 Vết Máu Thánh vừa rồi.

Ngay bên dưới lòng Bàn Thờ xẩy ra Phép Lạ Thánh Thể này có một tảng đá còn in 2 dấu chân lạ lùng của Thánh nữ tử đạo Christina, vị còn ngôi mộ ở ngay bên phải bàn thờ.

(Các tấm hình trên đây bé tĩnh đã chụp ngày 13/11/2021, trong chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021 ở Ý quốc và Roma với Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương)

 

Câu chuyện lịch sử về Phép Lạ Thánh Thể này xẩy ra như sau: vào năm 1263, một linh mục người Đức là Cha Phêrô ở Prague là thủ đô của Cộng Hòa Séc / Czech hiện nay, thực hiện một chuyến hành hương đến Roma. Ngài đã dừng chân lại ở Bolsena để cử hành Thánh lễ ở Nhà Thờ Thánh Christina. Vào lúc ấy ngài đang cảm thấy nghi hoặc về thực tại hiện diện thực sự của Chúa Giêsu nơi Bí Tích Thánh. Ngài bị ảnh hưởng bởi cuộc tranh cãi dữ dội giữa một số thần học gia, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, đã đặt vấn đề ngờ vực về sự hiện diện của Chúa Giêsu nơi hình bánh và hình rượt đã được thánh hiến...

Vị linh mục này đã tường trình cho Đức Thánh Cha Urban IV, vị bấy giờ đang ở gần Orvieto. Đức giáo hoàng này sai các vị đại diện đến điều tra và truyền kiệu Bánh Thánh và khăn thánh thấm Máu Thánh đến Orvieto. Những di tích thánh này sau đó đã được để ở Vương Cung Thánh Đường Orvieto, cho đến ngày nay. Phép Lạ Thánh Thể này xẩy ra như thể đã xác nhận  những thị kiến Chị Thánh nữ tu thần bí Juliana ở Bỉ (1193-1258) đã được Chúa cho thấy về một vầng trăng bị khuyết, để xin Giáo Hội thiết lập Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Cuối cùng chị đã thuyết phục được vị giám mục sau này là Đức Giáo Hoàng Urbanô IV thực hiện sau khi chị qua đời ít lâu, và chính ngài là người đầu tiên cử hành lễ này ở Orvieto năm 1264, tức một năm sau Phép Lạ Thánh Thể...

Vị Giáo hoàng này cũng truyền cho Thánh Toma Aquinas soạn phụng vụ Thánh lễ và giờ kinh cho lễ này, vị thánh tiến sĩ này đồng thời cũng sáng tác các bản thánh ca về Thánh Thể vẫn được Giáo Hội sử dụng cho tới ngày nay, như bài Bánh Thiên Thần / Panis Angelicus nhất là Bài Đây Nhiệm Tích / Tantum Ergo v.v.

 

 

Chúa Nhật X Thường Niên

 

(nếu không trùng với Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu như Năm 2023 này)

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: St 3,9-15

"Ta sẽ gây mối thù giữa dòng giống mi và dòng giống người đàn bà".

Trích sách Sáng thế.

Sau khi con người ăn trái cây biết lành biết dữ, Ðức Chúa là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: "Ngươi ở đâu?" Con người thưa: "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẫn trốn". Ðức Chúa là Thiên Chúa hỏi: "Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng? Có phải ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi ăn không?" Con người thưa: "Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn". Ðức Chúa là Thiên Chúa hỏi người đàn bà: "Ngươi đã làm gì thế?" Người đàn bà thưa: "Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn". Ðức Chúa là Thiên Chúa phán với con rắn:

"Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị nguyền rủa nhất

trong mọi loài súc vật và mọi loài dã thú.

Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà,

giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy;

dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 129, 1-2.3-4.5-6a.6b-8

Ðáp: Chúa luôn luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. (c. 7bc)

Xướng: 1) Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu. - Ðáp.

2) Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. - Ðáp.

3) Mong đợi Chúa, tôi hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Hồn tôi trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông. - Ðáp.

4) Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Ítraen hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Ítraen cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: 2Cr 4,13 - 5,1

"Chúng tôi tin, nên chúng tôi mới nói".

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Thưa anh em, có được cùng một lòng tin, như đã chép: Tôi đã tin, nên tôi mới nói, thì chúng tôi cũng tin, nên chúng tôi mới nói. Quả thật, chúng tôi biết rằng: Ðấng đã làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy, cũng sẽ làm cho chúng tôi được trỗi dậy với Chúa Giêsu, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em. Thật vậy, tất cả những điều ấy xảy ra là vì anh em. Như thế, ân sủng càng dồi dào, thì càng có đông người hơn dâng lên Thiên Chúa muôn ngàn lời cảm tạ, để tôn vinh Người.

Cho nên chúng tôi không chán nản. Trái lại, dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới. Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận tuyệt vời. Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn.

Quả thật, chúng ta biết rằng: nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia: Ga 12,31b-32

Alleluia, alleluia! - Chúa nói: Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài! Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mc 3,20-35

"Xatan đã tận số".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Ðức Giêsu và các môn đệ trở về nhà, và đám đông lại kéo đến, nên Người và các môn đệ không sao ăn uống được. Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí.

Còn các kinh sư từ Giêrusalem xuống thì lại nói rằng Người bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám, và người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ. Ðức Giêsu liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: "Xatan làm sao trừ Xatan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền; nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững. Vậy Xatan mà chống Xatan, Xatan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số. Không ai có thể vào nhà kẻ mạnh mà cướp của được, nếu không trói kẻ mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó.

"Tôi bảo thật các ông: mọi tội lỗi và lời phạm thượng, dù nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng sẽ được tha cho con cái loài người. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời". Ðó là vì họ đã nói: "Ông ấy bị thần ô uế ám".

Mẹ và anh em Ðức Giêsu đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra. Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy!" Nhưng Người đáp lại: "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?" Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Ðây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi".

Ðó là lời Chúa.

 

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa

 

Phụng niên của Giáo Hội bao gồm 2 giai đoạn của Mùa Thường Niên hay cũng gọi là Mùa Quanh Năm, giai đoạn đầu sau Mùa Giáng Sinh và giai đoạn cuối sau Mùa Phục Sinh. Giai đoạn Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh chỉ kéo dài nhất là 9 tuần lễ, và ngắn nhất là 5 tuần lễ. Tuần 10 Thưòng Niên, đối với năm nào có giai đoàn Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh dài 8 hay 9 tuần, là tuần kể như bắt đầu giai đoạn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh. Mà giai đoạn Mùa Thường Niên nào cũng thế, cũng liên hệ với Mùa Phụng Vụ ngay trước đó, với Mùa Giáng Sinh hay với Mùa Phục Sinh. Nếu giai đoạn Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh liên quan đến Mùa Giáng Sinh, ở chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha đầy ân sủng và chân lý" (Gioan 1:14), thì giai đoạn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh cũng liên quan đến Mùa Phục Sinh, ở chủ đề: "Tôi đến cho chiên được sự sống và là một sự sống viên mãn" (Gioan 10:10).

 

Như thế, sự sống ngay từ ban đầu của loài người được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh thần linh và tương tự thần linh (xem Khởi Nguyên 1:26-27) dù là sự sống thần linh đấy, vì bấy giờ con người đang ở trong tình trạng công chính nguyên thủy, đang được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa, nhưng vẫn chưa phải là "sự sống viên mãn", một "sự sống viên mãn" tràn đầy Thánh Linh chỉ được thông ban cho loài người tạo vật qua Con Một của Ngài mà thôi. Bởi vậy, ngay sau khi hai nguyên tổ vừa sa ngã phạm tội mất lòng Thiên Chúa Hóa Công của mình, Thiên Chúa dường như đã chộp ngay lấy cơ hội ấy để hứa ban cho họ "sự sống viên mãn" này, nơi Đấng được Ngài hứa ngay trong bản án nguyên tội được Bài Đọc I hôm nay ghi lại: "Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó".

 

Trong bản án nguyên tội này bao gồm lời hứa cứu chuộc, lời hứa ban cho loài người được "sự sống và là sự sống viên mãn" hơn như thế, Thiên Chúa như thể đáp ứng ước vọng sâu xa của con người muốn nên giống như Thiên Chúa (xem Khởi Nguyên 3:5), tức muốn được "sự sống và là sự sống viên mãn" như Ngài và với Ngài, nhưng con người đã sử dụng phương cách để đạt được mục đích ấy không đúng, bằng cách tự động muốn hái trái cấm mà ăn, thay vì hái trái cây sự sống. Đúng thế, "sự sống viên mãn" chỉ có ở nơi Thiên Chúa và do Thiên Chúa ban mới được. Bởi thế, sau khi thấy được ước vọng của con người muốn nên giống như Ngài, Ngài đã hứa ban chính bản thân Ngài là Con Một của Ngài, là "sự sống viên mãn" của Ngài cho họ.

 

Tuy nhiên, "sự sống viên mãn" chỉ được ban cho con người nói chung và Giáo Hội nói riêng chỉ sau khi Chúa Kitô từ trong kẻ chết sống lại mà thôi, khi "Người thở hơi trên các môn đệ mà phán 'các con hãy nhận lấy Thánh Linh'" (Gioan 20:22), nhất là sau khi Người thăng thiên về cùng Cha và từ Cha sai Thánh Thần xuống trên các tông đồ (xem Gioan 15:26) vào Ngày Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem (xem Tông Vụ 2:1-4;1:8), nhờ đó, các tông đồ đã thông ban "sự sống viên mãn" của mình ra qua việc các ngài, điển hình nhất là trường hợp tông đồ Phêrô được sai đến nhà của viên đại đội trưởng Corneliô ở Cesarea để rao giảng và làm phép rửa (xem Tông Vụ 10:44-48).

 

Bởi thế, chẳng lạ gì, vì chưa được "sự sống viên mãn" nên hai nguyên tổ sa ngã phạm tội thế nào, thì một khi Chúa Kitô chưa Phục Sinh, chính các môn đệ nói chung và cả thành phần tông đồ thân tín nhất của Người "tất cả đã bỏ Người mà tẩu thoát" (Marco 14:50), khi Người bị bắt điệu đi từ Vườn Cây Dầu vào Đêm Thứ Năm Tuần Thánh, thậm chí người môn đệ lãnh đạo tông đồ đoàn cũng trắng trợn chối bỏ Người 3 lần đúng như Người đã tiên báo (xem Marco 14:27-31). Nếu các tông đồ của Chúa Kitô còn như thế thì cũng chẳng lạ gì thái độ lạ đời nơi "thân nhân của Người", và thái độ quái gở như lộng ngôn phạm đến Thánh Linh của thành phần "kinh sư từ Giêrusalem xuống", vì họ "nói rằng Người bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám, và người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ".

 

Là "chân dung thương xót - misericordiae vultus" của Thiên Chúa là tình yêu vô cùng nhân hậu, Chúa Giêsu chẳng những không tỏ ra giận dữ trước những lời lộng ngôn phạm thượng quá sức của họ như thế, những lời như thể cho Người bị quỉ ám, trái lại, Người vẫn bình tĩnh, nhẫn nại và nhịn nhục, tìm cách làm cho họ thấy được chính cái sai lầm của họ, ngay ở nơi lập luận mâu thuẫn của họ, nhờ đó mà họ có thể nhận biết Người hơn: "Ðức Giêsu liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: 'Xatan làm sao trừ Xatan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền; nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững. Vậy Xatan mà chống Xatan, Xatan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số'".

 

Trong cùng Bài Phúc Âm hôm nay, về phần tích cực, Chúa Giêsu cũng chỉ cách để được "sự sống viên mãn" của Người và với Người, như Người Mẹ đầy ơn phúc của Người, đó là: "Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi". Ngoài Mẹ của Người ra, còn một con người nữa có thể nói là tiêu biểu cho thành phần có được "sự sống viên mãn" này, đó là vị Tông Đồ Dân Ngoại, vị mà trong Bài Đọc 2 hôm nay đã tràn đầy Thánh Thần đến độ hết sức phấn khởi trong việc bày tỏ tất cả lòng tin tưởng của mình ra để có thể loan báo và khuyến dụ tín hữu Cộng Đoàn Corinto trong Thư Thứ 2 gửi họ rằng:

 

"Quả thật, chúng tôi biết rằng: Ðấng đã làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy, cũng sẽ làm cho chúng tôi được trỗi dậy với Chúa Giêsu, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em.... Cho nên chúng tôi không chán nản. Trái lại, dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới. Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận tuyệt vời. Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình. Quả vậy, những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn".

 

Tuy nhiên, vì "sự sống viên mãn" là của Chúa và do Chúa ban cho, nên dù con người Kitô hữu chưa có được "sự sống viên mãn" như Thánh Phaolô, vị dám nói rằng "tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi" (Galata 2:20), một khi họ thực lòng thống hối ăn năn, nhận biết mình và nhận biết Chúa, và hết sức khao khát nhân đức trọn lành thì chắc chắn họ sẽ được no đủ vậy (xem Mathêu 5:7), bằng cách họ hoàn toàn tin tưởng trông cậy vào Chúa, thì Chúa sẽ trở thành tất cả của họ, thành "sự sống viên mãn" của họ, ở tầm mức xứng với họ, đúng như tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay: 

 

1) Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu.

2) Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài.

3) Mong đợi Chúa, tôi hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Hồn tôi trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông.

4) Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Ítraen hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Ítraen cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn.  

 

Thứ Hai sau Chúa Nhật 10 Quanh Năm

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm I) 2 Cr 1, 1-7

"Thiên Chúa an ủi chúng tôi để chính chúng tôi có thể an ủi những ai lâm cảnh gian truân".

Khởi đầu thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Phaolô, Tông đồ của Ðức Giêsu Kitô do ý Thiên Chúa, và anh Timôthêu kính gởi Hội thánh Thiên Chúa tại Côrintô và hết thảy các thánh ở khắp miền Acaia: Nguyện xin ân sủng và bình an của Thiên Chúa, Cha chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô, ở cùng anh em.

Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha nhân từ cùng là Thiên Chúa mọi niềm an ủi, là Ðấng an ủi chúng tôi trong mọi nỗi gian truân, để chính chúng tôi có thể an ủi những ai lâm cảnh gian truân, với niềm an ủi mà Thiên Chúa đã an ủi chúng tôi. Bởi vì cũng như các nỗi đau khổ của Ðức Giêsu Kitô chan chứa trong chúng tôi thể nào, thì nhờ Ðức Kitô, chúng tôi cũng được an ủi chứa chan thể ấy. Nếu chúng tôi chịu gian truân là để anh em được an ủi và được cứu rỗi; nếu chúng tôi được an ủi là để anh em được an ủi; nếu chúng tôi được uỷ lạo là cho anh em được uỷ lạo và được cứu rỗi; niềm an ủi đó sẽ làm cho anh em kiên nhẫn chịu các nỗi đau khổ mà chính chúng tôi cũng đang chịu, hầu cho niềm hy vọng của chúng tôi về anh em được vững mạnh, (vì) biết rằng nếu anh em thông phần vào các nỗi đau khổ, thì anh em cũng sẽ thông phần vào niềm an ủi.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7. 8-9

Ðáp: Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi cho biết Chúa thiện hảo nhường bao (c. 9a).

Xướng: 1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. - Ðáp.

2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ. - Ðáp.

3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn. - Ðáp.

4) Thiên thần Chúa hạ trại đồn binh chung quanh những người sợ Chúa và bênh chữa họ. Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao. Phúc đức ai tìm nương tựa ở nơi Người. - Ðáp.

 

Alleluia: 1 Sm 3, 9

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 5, 1-12

"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng: "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. - Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ".

"Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời. Người ta cũng đã từng bắt bớ các tiên tri trước các con như vậy".

Ðó là lời Chúa.

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa

 

Phúc Đức Trọn Lành Kitô Giáo


Hôm nay, Tuần X Thường Niên Năm Lẻ, theo phụng vụ cho ngày thường trong tuần, dù chu kỳ phụng niên thuộc năm lẻ hay năm chẵn (giành cho chỉ bài đọc 1 trích các sách thuộc bộ Thánh Kinh Cựu Ước), bắt đầu sang Phúc Âm của Thánh ký Mathêu, sau 9 tuần lễ đầu theo Phúc Âm của Thánh ký Marco.  

Và đoạn Phúc Âm đầu tiên của Phúc Âm Thánh kỳ Mathêu được Giáo Hội chọn đọc để tiếp nối các bài Phúc Âm của Thánh ký Marco cho 9 tuần lễ đầu của Mùa Thường Niên đó là đoạn về Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành trên núi của Chúa Giêsu huấn dụ các môn đệ của Người.  

Mối liên hệ giữa việc chuyển tiếp từ Phúc Âm Thánh ký Marco ở cuối đoạn 12 cho Thứ Bảy Tuần IX Thường Niên sang Phúc Âm của Thánh ký Mathêu ở đoạn 5 cho Thứ Hai Tuần X Thường Niên thật là khít khao và tuyệt vời. Ở chỗ, trong bài Phúc Âm cuối cùng của Thánh ký Marco cho Thứ Bảy Tuần IX Thường Niên trước, Chúa Giêsu vừa mới chỉ cho các tông đồ thấy gương sống trọn lành của bà góa 1 xu, thì trong bài Phúc Âm Thứ Hai bắt đầu của Thánh ký Mathêu (5:1-12) Tuần X Thường Niên này Người nói ngay với các tông đồ v Các Phúc Đức Trọn Lành. 

"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. - Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời. Người ta cũng đã từng bắt bớ các tiên tri trước các con như vậy".

Trong bài Phúc Âm về Phúc Đức Trọn Lành này, Thánh ký Mathêu đã mô tả một cảnh tượng rất thích hợp với nội dung của bài giảng Phúc Đức Trọn Lành ấy: "Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng...". 

Trước hết, về thời điểm, bài giảng này của Chúa Giêsu chỉ được Người thực hiện và chỉ xẩy ra vào lúc "khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi...", tức là vì dân chúng mà có bài giảng này, nhưng, ngay câu sau đó lại cho thấy lại bài giảng này giành riêng cho các tông đồ, nghĩa là giáo huấn của Người được truyền đạt từ cao (tấm mức tông đồ, Giáo Hội) xuống thấp (tầm mức dân chúng, giáo dân, cộng đồng) 

Sau nữa, về địa điểm, bài giảng này được Chúa Giêsu giảng không phải là dưới thung lũng, hay ở đồng bằng, hoặc trong thành phố, hay ở trên thuyền ngoài bờ biển như các lần khác sau này, mà là ở trên "núi", một biểu hiệu cho ý nghĩa trọn lành, sống trổi vượt hơn thế gian, hơn phàm nhân;  

Sau hết, về tính cách, bài giảng này được Chúa Giêsu giảng một cách thân tình, ở tư thế "ngồi xuống" với thành phần "các môn đệ đến gần Người" để Người có thể dạy bảo các vị những gì giúp các vị "là ánh sáng thế gian" (5:14). Cử chỉ "ngồi" đây còn ám chỉ quyền giảng dạy của Chúa Giêsu nữa, một quyền giảng dạy được Người trao ban cho chung Tông Đồ Đoàn (xem Mathêu 18:18) và cho riêng Tông Đồ Phêrô (xem Mathêu 16:19), một quyền bính được Giáo Hội hằng năm tưởng kính nơi phụng vụ Lễ "Ngai Tòa Thánh Phêrô - Chair of Peter" vào ngày 22/2 hằng năm.  

Một chi tiết được Thánh ký Mathêu ghi nhận cũng cần lưu ý ở đây nữa là: "lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người", tức là thế giá và uy tín của Chúa Giêsu đã lôi kéo các môn đệ đến cùng Người, và chỉ có từ Chúa Kitô và bởi lằng nghe Chúa Kitô, thấm nhuần giáo huấn của Người, các tông đồ mới có thể trở thành chứng nhân tiên khởi của Người và cho Người sau này.  

Nếu căn cứ vào các chữ "phúc" ở đầu mỗi phúc thì có tất cả là 9 Phúc hơn là chỉ có 8 phúc. Phúc thứ 9 này liên quan đến riêng thành phần môn đệ Chúa Kitô, thành phần chứng nhân ngôn sứ của Chúa Kitô. Bởi thế, sau chữ "phúc" như 8 phúc trước, Chúa Giêsu không nói đến đại danh từ chung chung "ai" hay "người nào", mà là đến đại danh xưng "các con", thành phần môn đệ nếu thật sự là chứng nhân trung thực và sống động của Người thì sẽ có cùng một thân phận như Người, nghĩa là cũng bị thế gian chống đối, bách hại và sát hại, thế nhưng nhờ đó mà "phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời", nghĩa là những gì trực tiếp liên quan đến đời sau, chứ không phải là những cái "phúc" tất yếu có được ở ngay đời này, như "Nước Trời" chẳng hạn, một "Nước Trời" ám chỉ sự sống siêu nhiên, những gì là chân thực và thiện hảo vượt trên tầm mức tự nhiên tầm thường và giả tạo, một "Nước Trời" giành sẵn cho cả "những ai có tinh thần nghèo khó" (phúc thứ 1) lẫn "những ai bị bách hại vì lẽ công chính" (phúc thứ 8).

Thật vậy, phúc nào trong 9 phúc được Chúa Kitô thứ tự liệt kê một cách liên kết với nhau cũng ngược đời hết. Ở chỗ, trong khi thế gian cho những 9 điều được Chúa Giêsu gọi là và cho là phúc thì họ cho là khốn, đặc biệt là 3 phúc đầu và 2 phúc cuối. Theo tu đức Kitô giáo vốn có 3 bậc hay 3 giai đoạn nên trọn lành thì 9 phúc được Chúa Giêsu liệt kê theo thứ tự trong bài Phúc Âm hôm nay, về ý nghĩa liên hệ của chúng với nhau, có thể được ghép lại thành 3 phúc cho một giai đoạn hay một bậc nên trọn lành. Chẳng hạn, 3 phúc đầu (1-2-3) thuộc về bậc hay giai đoạn tu đức khởi sinh (từ bỏ), 3 phúc tiếp theo (4-5-6) thuộc về bậc hay giai đoạn tu đức tiến sinh (tập đức), và 3 phúc cuối cùng (7-8-9) thuộc về bậc hay giai đoạn tu đức hiệp sinh (nên một).

Đúng thế, tất cả những gì Chúa Giêsu giảng dạy riêng cho thành phần môn đệ của Người nói chung và về Phúc Đức Trọn Lành nói riêng ở Bài Giảng Trên Núi hôm nay, không phải chỉ cho riêng các vị mà qua các vị cho chung dân chúng, cho nhân loại, cho thế gian nữa, nhất là cho đàn chiên được các vị thay Người chăn dắt sau này. Đó là lý do, trong bài đọc 1 hôm nay, bắt đầu trích từ Thư 2 Corintô (2:1,1-7), Thánh Phaolô đã bày tỏ ý hướng về sứ vụ nhận lãnh để chia sẻ, như kinh nghiệm của chính bản thân ngài là vị tông đồ dân ngoại như sau:

"Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha nhân từ cùng là Thiên Chúa mọi niềm an ủi, là Đấng an ủi chúng tôi trong mọi nỗi gian truân, để chính chúng tôi có thể an ủi những ai lâm cảnh gian truân, với niềm an ủi mà Thiên Chúa đã an ủi chúng tôi....  Nếu chúng tôi chịu gian truân là để anh em được an ủi và được cứu rỗi; nếu chúng tôi được an ủi là để anh em được an ủi; nếu chúng tôi được ủy lạo là cho anh em được ủy lạo và được cứu rỗi...".

Như thế, Thiên Chúa là Đấng thương yêu tất cả mọi người, chứ không phải riêng một mình ai và cho một mình ai. Ở chỗ, Ngài có ban ơn đặc biệt riêng cho ai hay cho một nhóm người nào, như cho riêng dân Do Thái được Ngài tuyển chọn trong Cựu Ước hay cho Giáo Hội được Con Ngài thiết lập, cũng là để cho phần rỗi chung của loài người, của tất cả mọi người: "Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý" (1Timôthêu 2:4). 

Đó là lý do câu Đáp Ca chính trong Thánh Vịnh 33 (2-3,4-5,6-7,8-9) ở phần phụng vụ Lời Chúa hôm nay đã kêu gọi rất chí lý rằng: "Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi cho biết Chúa thiện hảo nhường bao". 


 

 

Thứ Ba sau Chúa Nhật 10 Quanh Năm

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

 

Bài Ðọc I: (Năm I) 2 Cr 1, 18-22

"Ðức Giêsu không phải vừa "Có" lại vừa "Không", nhưng nơi Người chỉ "Có" mà thôi".

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, xin Thiên Chúa là Ðấng trung tín, chứng giám cho rằng lời nói của chúng tôi đối với anh em không phải là vừa "Có" lại vừa "Không". Quả thế, Con Thiên Chúa là Ðức Giêsu Kitô, Ðấng mà tôi, Silvanô và Timôthêu đã rao giảng nơi anh em, Người không phải vừa "Có" lại vừa "Không"; trái lại, nơi Người chỉ là "Có" mà thôi. Bởi chưng bao nhiêu lời hứa của Thiên Chúa đã thành "Có" ở nơi Người. Vì thế, nhờ Người mà chúng tôi hô lên lời "Amen" tôn vinh Thiên Chúa. Vậy Ðấng đã làm cho chúng tôi và anh em được đứng vững trong Ðức Kitô, và đã xức dầu cho chúng ta, chính là Thiên Chúa, Ngài đã ghi dấu trên mình chúng ta, và đã ban vào lòng chúng ta bảo chứng của Thánh Thần.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 118, 129. 130. 131. 132. 133. 135

Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ cho tôi tớ Chúa thấy long nhan hiền hậu của Chúa (c. 135a).

Xướng: 1) Kỳ diệu thay những lời Ngài nghiêm huấn, bởi thế linh hồn con vẫn tuân theo. - Ðáp.

2) Sự mạc khải lời Ngài soi sáng, và dạy bảo những người chưa kinh nghiệm. - Ðáp.

3) Con há miệng để hút nguồn sinh khí, vì con ham muốn những chỉ thị của Ngài. - Ðáp.

4) Xin Chúa nhìn lại thân con và thương xót, như Chúa quen xử với những người yêu mến danh Chúa. - Ðáp.

5) Xin hướng dẫn con bước theo lời răn của Chúa, và chớ để điều gian ác thống trị trong mình con. - Ðáp.

6) Xin tỏ cho tôi tớ Ngài thấy long nhan hiền hậu, và dạy bảo con những thánh chỉ của Ngài. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 8, 12

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 5, 13-16

"Các con là sự sáng thế gian".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn xử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó. Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được. Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời".

Ðó là lời Chúa.

Sermons | Cross Roads Pentecostal Assembly

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa

 

Muối Mặn Sáng Soi

 

Bài Phúc Âm cho Thứ Ba Tuần X Thường Niên hôm nay tiếp tục ngay sau bài Phúc Âm hôm qua, một bài Phúc Âm về Các Phúc Đức Trọn Lành được Chúa Giêsu chỉ dạy riêng cho các môn đệ thân tín của Người, để các vị có thể "giảng dạy cho họ tất cả những gì Thày đã truyền dạy các con" (Mathêu 28:20), trước hết bằng đời sống chứng nhân của các vị, như "ánh sáng" chiếu tỏa trên "thế gian" này.  

Đúng thế, nội dung của những lời Chúa Giêsu tiếp tục dạy cho các môn đệ của Người trong bài Phúc Âm hôm nay (5:13-16) đã cho thấy rõ ý hướng của Người, như câu mở đầu của bài Phúc Âm hôm qua, tỏ lộ, ở chỗ Người dạy riêng cho các môn đệ nhưng nhắm đến lợi ích chung dân chúng và riêng đoàn chiên của các vị sau này: "Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng...". 

Đó là lý do Người đã khẳng định với các môn đệ của Người rằng: "Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn xử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó. Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được. Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời". 

Chúa Giêsu đã ví các môn đệ của Người như "muối đất" và như "ánh sáng thế gian". Tại sao Người không đề cập đến "ánh sáng thế gian" trước mà là "muối đất" trước. Phải chăng Người có ý nói đến 2 phương diện tối yếu bất khả thiếu và bất khả phân ly của thành phần môn đệ được Người tuyển chọn, đó là phương diện nội tâm (cần phải có trước) và phương diện làm chứng (thành quả tất yếu đến sau)?  

Đúng vậy, nếu một người tông đồ mà không có đời sống nội tâm sâu xa mặn mà như "muối đất", trái lại, nội tâm của họ hết sức nông cạn, hời hợt, sống theo tình cảm, đầy ắp kiến thức suông, mang tâm tình tự phụ tự mãn v.v., chẳng kết hợp với Chúa Kitô và theo tác động thần linh của Chúa Thánh Thần, thì làm sao họ có thể có cùng một tâm tưởng của Chúa Kitô, có những lời nói sưởi ấm lòng người như Chúa Kitô, có những tác hành và phản ứng nhân ái yêu thương với Chúa Kitô, và vì thế họ không thể nào làm chứng cho Người theo đúng như ơn gọi và sứ vụ chuyên biệt trổi vượt cao cả của họ như "một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được nữa".

Nếu áp dụng hai yếu tố "muối đất...ưóp" và "ánh sáng soi" này theo chiều kích hướng ngoại, hơn là vào chủ thể là thành phần môn đệ của Chúa Kitô trên đây, thì "muối đất" có tác dụng tiêu cực, giữ cho "đất" ám chỉ thế gian, ám chỉ con người nhiễm nguyên tội, mang sẵn trong bản thân mỗi người mầm mống tội lỗi là đam mê nhục dục cùng với tính mê nết xấu, khỏi hư đi, và "ánh sáng thế gian" có tác dụng tích cực, giúp cho "thế gian yêu tối tăm hơn ánh sáng" (Gioan 3:19), có thể nhận biết chân lý, nhận biết Chúa Kitô mà được cứu rỗi.

Một cặp thánh nhân trẻ nhất trong Giáo Hội là Thánh Phnxicô và Giaxinta, 2 trong 3 Thiếu Nhi thụ khải ở Fatima năm 1917, đã quả thực "là muối đất... và ánh sáng thế gian": Thánh Phanxicô đã là "muối đất" ở chỗ Đền Tạ Chúa Giêsu Thánh Thể, và Thánh Giaxinta là "ánh sáng thế gian" ở chỗ cứu các linh hồn. Hai vị thánh trẻ là anh em ruột, đều là thụ khải nhân, đều nên thánh với nhau và như nhau đây cho chúng ta thấy rằng "muối đất và ánh sáng thế gian" là những gì bất khả phân ly, ở chỗ: phải biết xót xa đau đớn như Chúa Kitô và với Chúa Kitô, môn đệ của Người mới có thể trân quí các linh hồn và làm hết cách để cứu lấy họ cho Chúa Kitô.

Chính vì ý thức được thâm sâu những gì Chúa Giêsu truyền dạy như thế mà Giáo Hội, qua Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962 - 8/12/1965), đã khẳng định về căn tính và sứ vụ chính yếu bất khả thiếu của mình là "Ánh Sáng Chư Dân - Lumen Gentium", nhan đề của Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, một căn tính và sứ vụ chiếu soi muôn dân, sứ vụ làm chứng cho Chúa Kitô: "Tự bản chất, Giáo Hội lữ hành là truyền giáo" (Công Đồng Chung Vaticanô II - Sắc Lệnh 'Ad Gentes - Cho Chư Dân' về Việc Truyền Giáo của Giáo Hội - đoạn 2), nhờ đó mới có thể mang "vui mừng và hy vọng / gaudium et spes" (nhan đề của Hiến chế về mục vụ của Công đồng Chung Vaticanô II) đến cho thế giới loài người trong suốt giòng lịch sử của Giáo Hội.

Trong Bài Đọc 1 hôm nay, Thánh Phaolô, qua bức Thư 2 Corintô (1:18-22), đã làm chứng cho một Đấng chân thật "là Đức Giêsu Kitô, Đấng mà tôi, Silvanô và Timôthêu đã rao giảng nơi anh em, Người không phải vừa 'Có' lại vừa 'Không'; trái lại, nơi Người chỉ là 'Có' mà thôi". Bằng chính tư cách tông đồ đích thực của ngài, hoàn toàn phản ảnh Chúa Kitô. Ở chỗ nếu Chúa Kitô chỉ 'có' thì ngài cũng 'có': "Xin Thiên Chúa là Đấng trung tín, chứng giám cho rằng lời nói của chúng tôi đối với anh em không phải là vừa 'Có' lại vừa 'Không'". 

Nếu Chúa Kitô cũng là "ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12), mà các môn đệ của Chúa Kitô cũng "là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14), thì có nghĩa là tự mình các môn đệ của Người không phải "là ánh sáng thế gian", nên các vị được trở thành "ánh sáng thế gian" và chiếu tỏa ra "ánh sáng thế gian" là vì Chúa Kitô "ánh sáng thế gian" chiếu tỏa ra qua họ, nhờ đó, họ chỉ là phản chiếu "ánh sáng thế gian" là Chúa Kitô thôi, nhờ đời sống nội tâm như "muối đất" của họ. "Muối đất" ở đây còn ám chỉ cả thành phần nữ đan sĩ tu kín hay nam đan sĩ khổ tu ở trong nhà dòng sống đời nội tâm cầu nguyện. "Muối đất" ở đây cũng có thể hiểu về các tâm hồn đang âm thầm đau khổ nhưng hy sinh chấp nhận mọi sự theo Thánh ý Chúa cho phần rỗi nhân loại. "Muối đất" ở đây chính là lòng thương xót như chính Thiên Chúa đã khẳng định qua tiên tri Isaia 58:6-8.

Vì "các con là muối đất", "là ánh sáng thế gian", phản chiếu Chúa Kitô "là ánh sáng thế gian" như thế mà Bài Đáp Ca từ Thánh Vịnh 118 (129,130,131,132,133,135) đã đề cập tới hai chiều kích liên quan đến chính Thiên Chúa, nhất là ở câu Đáp Ca thứ 6: "Xin tỏ cho tôi tớ Ngài thấy long nhan hiền hậu (liên quan đến 'ánh sáng' tự bản chất là 'tỏ' ra), và dạy bảo con những thánh chỉ của Ngài (liên quan đến 'muối đất' sống công chính nội tâm nhờ 'các thánh chỉ Chúa')".

Thánh Antôn ở Padua
(1195-1231)

ĐTC Biển Đức XVI: 10/2/2010 - Bài 105 về Thánh Anton Padua


Các phép lạ của thánh Antôn Padua

Quy tắc đời sống của Thánh Antôn là “từ bỏ mọi sự và theo Ðức Kitô”, đúng như lời ghi trong Phúc Âm. Nhiều lần Thiên Chúa đã gọi thánh nhân đến các hoạch định mới và ngài đã đáp ứng một cách nhiệt thành và tận tụy hy sinh để phục vụ Ðức Giêsu Kitô cách trọn vẹn hơn.
Vị thánh rất nổi tiếng này sinh ở Bồ Ðào Nha, và tên rửa tội là “Ferdinand.” Ngài được sự giáo dục kỹ lưỡng của các tu sĩ dòng Augustine và sau đó đã gia nhập Dòng. Khi hai mươi lăm tuổi, cuộc đời ngài chuyển hướng. Lúc bấy giờ, ngài nghe tin một số tu sĩ dòng Phanxicô bị bách hại bởi người Moor và được tử đạo ở Morocco – đó là Thánh Bernard và các bạn. Ferdinand khao khát được chết vì Ðức Kitô nên ngài gia nhập dòng Phanxicô. Lúc bấy giờ, dòng này mới thành lập và Thánh Phanxicô vẫn còn sống. Ferdinand lấy tên là “Antôn” và đến Phi Châu để rao giảng cho người Moor. Nhưng ngay sau đó, ngài lâm bệnh nặng phải trở về Ý và sống trong một nơi hiu quạnh, chấp nhận công việc rửa chén trong nhà bếp và dành thời giờ để cầu nguyện, đọc Kinh Thánh.
Thầy Antôn không bao giờ nói về mình, nên không ai trong nhà dòng biết được sự thông minh và tài giỏi thực sự của ngài. Mãi cho đến khi có buổi lễ tấn phong, và vì không ai trong dòng kịp chuẩn bị nên Thầy Antôn đã được chọn để diễn giảng. Những năm tìm kiếm Ðức Kitô trong sự cầu nguyện, trong Kinh Thánh và phục vụ Chúa trong sự nghèo hèn, khiêm hạ đã chuẩn bị Thầy Antôn được sẵn sàng để Thần Khí dùng đến khả năng của thầy. Bài giảng của thầy đã làm mọi người kinh ngạc và từ đó trở đi, cho đến khi ngài từ trần vào chín năm sau đó, Thầy Antôn đã đi rao giảng khắp nước Ý. Ngài nổi tiếng đến nỗi dân chúng phải đóng cửa tiệm để đến nghe ngài giảng.
Ðược công nhận là một người siêng năng cầu nguyện, hiểu biết Kinh Thánh và thần học, Thầy Antôn là thầy dòng đầu tiên được dạy thần học cho các thầy khác. Kiến thức uyên thâm của thầy lại được Thiên Chúa dùng để rao giảng cho những người lạc giáo và hoán cải những kẻ lầm lạc.
Người thời ấy thường tìm đến Thầy Antôn để xin chữa lành hồn xác. Nhiều phép lạ đã xảy ra qua lời cầu bầu của thánh nhân ngay khi còn sống.
Thầy Antôn từ trần ở Arcella, gần Padua, nước Ý khi ngài ba mươi sáu tuổi. Chỉ một năm sau, ngài đã được Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô IX phong Thánh.
Người ta thường vẽ Thánh Antôn bế Hài Nhi Giêsu vì Ðức Giêsu đã hiện ra với ngài. Thánh Antôn là người hiểu biết thâm sâu, nhất là về Kinh Thánh, do đó Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã tuyên xưng ngài là “Tiến Sĩ Tin Mừng”, hoặc Tiến Sĩ Kinh Thánh.
Lời Bàn: Nhiều khi chúng ta muốn được người đời để ý đến những công việc tốt lành của chúng ta, nhưng ít ai muốn chú ý. Ðó là lúc chúng ta cầu xin Thánh Antôn giúp chúng ta vui lòng chấp nhận, và chú tâm đến những gì chúng ta có thể đem lại cho đời, hơn là nhận được từ người đời.
Lời Trích: Trong một bài giảng, Thánh Antôn nói: “Các thánh giống như các vì sao. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, Ngài đã giấu họ nơi kín đáo để đừng chiếu tỏa trước mặt người khác dù đôi khi họ muốn như vậy. Tuy nhiên, họ phải sẵn sàng hy sinh đời sống chiêm niệm âm thầm để đổi lấy việc bác ái, một khi tâm hồn họ nhận ra đó là lời mời của Ðức Kitô”.

https://dongten.net/2019/06/12/hanh-cac-thanh-13-06-thanh-anton-padua/


Người ta thường gọi thánh Antôn Padua là “ông thánh hay làm phép lạ”. Ngài là linh mục dòng Phanxicô, tiến sĩ Hội Thánh. Có lẽ, bạn đang đọc những dòng này, đã lần nào đó nhận được ơn lạ ngài ban sau khi khẩn cầu với Ngài. Tuy ngay lúc sinh thời Ngài đã làm rất nhiều phép lạ, nhưng Ngài một mực hạ mình khiêm nhu. Chính sự khiêm nhượng cùng với lòng mến Chúa yêu Ðức Mẹ say mê và thương người tha thiết của Ngài đã làm nên nhiều phép lạ …

 

THỜI THƠ ẤU


Antôn sinh vào tháng 8 năm 1195, tại Lisbon, kinh đô nước Bồ Đào Nha. Cha là ông Matinô, mẹ là bà Têrêsa. Hai ông bà thuộc hàng quý tộc, đầy lòng mộ đạo và kính mến Đức Mẹ cách riêng. Khi Antôn vừa bập bẹ, mẹ đã dạy cho cậu kêu cầu Thánh danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, cùng dạy cho một kinh kính Đức Mẹ mà Antôn hằng nhớ trọn đời.


Từ tấm bé, Antôn đã tỏ ra hiền lành, không thường chạy chới với trẻ lân cận. Cậu chỉ ở nhà với mẹ hoặc theo mẹ đi nhà thờ. Khi bà quỳ trước bàn thờ Đức Mẹ thì cậu cũng chấp tay quỳ gối, chăm chú như người lớn vậy. Khi vừa đến tuổi khôn lớn, thì Antôn theo ơn Chúa Thánh Thần, đã khấn giữ mình trinh khiết trọn đời theo gương Đức Mẹ. Vì lòng bác ái nên cậu rất vui sướng khi được cha mẹ giao tiền, gạo giúp người nghèo.


Antôn được 10 tuổi thì cha mẹ gởi cho học trong nhà cha sở ở gần đó, ở chung cùng với một số thiếu nhi khác, nhưng Antôn trội hơn bạn bè về học hành, nết na và đạo đức. Nhất là cậu mến mộ việc phụng vụ, cậu giúp lễ, xông hương nghiêm trang, sốt sắng như thiên thần vậy. Vì thế, cậu được thầy thương bạn mến. Ma quỷ thấy vậy thì căm tức, toan hại cậu. Một hôm, cậu đang cầu nguyện trên bậc đá bàn thờ Đức Mẹ như thường lệ, bỗng quỷ lấy hình gớm ghiếc nhảy lên vai toan bóp cổ. Muốn kêu Giêsu Maria mà không kêu được, cậu liền lấy ngón tay vẽ dấu Thánh Giá vào bậc đá. Quỷ thấy vậy thì rút lui. Lạ lùng là dấu Thánh Giá ăn sâu vào đá, đến nay vẫn còn. Và khách hành hương hằng đua nhau đến tôn kính.

 

ANTÔN VÀO DÒNG VÀ LÀM LINH MỤC


Năm 15 tuổi, Antôn tỏ ý muốn dâng mình vào một tu hội, để tận tình phụng sự Chúa. Cha mẹ, bà con, bạn hữu đều ngăn cản vì cậu là trưởng nam, cần ở đời để nối dõi tông đường. Kẻ thì khuyên hãy giãn ra một thời gian để biết rõ Thánh ý Chúa hơn. Kẻ thì chê cười là dại dột, bỏ tiền tài danh vọng mà theo đường khắc khổ vô danh. Nhưng Antôn coi phú quý vinh hoa như phân bón, và cậu quyết chí chọn phần là dâng mình phụng thờ Chúa trọn đời. Và thế là một sớm kia, Antôn trốn nhà đến tu viện Augustin gần đó, xin vào tu. Bề trên xem danh tính người thì sẵn lòng tiếp nhận. Biết vậy, Antôn vui sướng dường nào! Chẳng bao lâu thầy đã quen nếp sống nhà dòng và trở nên khiêm nhường, phục tùng, chăm chỉ chẳng kém gì các thầy kỳ cựu. Bề trên sai thầy tới Cônimbriga. Tại đây thầy học hành rất thông giỏi và nổi tiếng nhân đức. Nhưng thầy luôn xưng mình là vô dụng, và chỉ muốn làm những công việc hèn hạ.


Sau khi khấn dòng, nhiệm vụ của thầy là coi sóc bệnh nhân. Thầy rất yêu thích nhiệm vụ này vì có dịp hãm mình và tỏ lòng yêu thương anh em. Một lần, nhân dịp Lễ Chúa Giáng Sinh, vì ngăn trở giúp bệnh nhân nên thầy không thể dự lễ chung với nhà dòng. Khi nghe chuông báo hiệu dâng Mình Thánh Chúa, thầy liền quì gối quay về phía nhà thờ. Bỗng nhiên bức tường ngăn cách giữa nhà thờ và phòng y tế nứt ra, dành chỗ cho thầy chiêm ngắm Mình Thánh Chúa trên bàn thờ …


Thầy có trí thông minh phi thường, hiểu thấu những lẽ cao siêu: nhớ dai những điều đã học chỉ một lần. Thầy chăm học lắm. Dù đêm dù ngày, thầy không rời sách. Tuy nhiên, thầy lấy việc đi đàng nhân đức làm trọng hơn nữa. Để tập đức khiêm nhường, việc hèn như làm bếp, quét nhà thầy đều tranh làm hết. Vì lòng bác ái, thầy xin được chăm sóc anh em bệnh tật. Có lần Chúa cho thầy lấy áo của thầy khoác áo cho bệnh nhân thì người ấy liền khỏi.


Năm thầy 25 tuổi, nghĩa là gần 10 năm tu trì, thầy đã vâng lời bề trên mà thụ phong linh mục.


Đang sống trong dòng Augustin, thì xãy ra vài biến cố làm cho thầy Antôn muốn đổi dòng. Số là tu viên Augustin có thông lệ bố thí tiền gạo cho người đến xin mỗi tuần một lần vào ngày thứ tư. Một hôm, thầy Antôn thấy hai tu sĩ Phan Sinh mặc áo vải thô, sắc mặt võ vàng, lưng đeo bị đến ăn xin thì thầy Antôn động lòng tôn kính, mến các thầy ấy, mà cho là kẻ có phước, vì đã bắt chước đức khó nghèo Chúa Giêsu cách trọn vẹn. Cũng độ ấy, có cuộc rước xác 5 Thánh tử đạo, là tu sĩ Phan Sinh từ Bắc Phi về nước Bồ Đào Nha. Cuộc khải hoàn ấy thật linh đình, long trọng, nhất là có nhiều kẻ ốm đau bệnh tật nhờ ơn các đấng ấy mà đã lành. Sự kiện này làm cho thầy Antôn càng trọng, càng mến dòng Phan Sinh và ao ước được gia nhập dòng ấy để truyền giáo và được phúc tử đạo. Nhưng nghĩ lại, bỏ dòng Augustin đã đào tạo nên mình thì mang tiếng là vô ơn, nên thầy ra sức xua đuổi ý tưởng ấy đi. Song càng xua đuổi thì nó càng trở lại mạnh hơn. Người lo lắng ngày đêm nên xin Chúa soi sáng cho biết Thánh ý Chúa. Một hôm, trong lúc Người đang quỳ cầu nguyện trước tượng chuộc tội, bỗng thấy thánh Phanxicô Khó Khăn, gương mặt sáng láng hiện đến bảo rằng:


– Hỡi Antôn, đừng lo lắng sợ hãi nữa. Chúa sai cha đến báo cho con biết Thánh ý Ngài muốn con vào dòng mà Ngài đã truyền cho cha lập. Cha sẽ làm cha con và con sẽ làm con cha.


Thánh Phanxicô biến đi rồi, thì thầy Antôn mừng rỡ hết sức và quyết theo ơn thiên triệu mới. Ngày hôm sau là ngày mùng 1 tháng 4, thầy Antôn từ tạ bề trên và bạn dòng mà sang tu viện Phan Sinh gần đó; liền được thâu nhận, cho mặc áo dòng và đổi tên là Antôn, vì trước đó tên Người là Phêđinăng.

 

SỰ CHUẨN BỊ CHO MỘT SỨ MẠNG TÔNG ĐỒ


Thời gian đầu tại dòng Phanxicô, người ta chưa biết tiếng nhân đức và sự thông thái của Antôn, nên thầy được trao cho nhiệm vụ rửa bát đĩa và quét nhà. Mới vào dòng Phan Sinh được mấy tháng, thầy Antôn đã tình nguyện đi truyền giáo ở Bắc Phi, hầu thực hiện lý tưởng của mình. Bạn đồng hành là thầy Philiphê. Nhưng vừa đến nơi thì thầy Antôn ngã bệnh, nằm liệt bốn tháng tròn, chẳng hoạt động chi được. Khi được loan báo, bề trên dạy đưa thầy về chữa trị trong một tu viện Bồ Đào Nha. Trên đường đi gặp bão to gió lớn, nên tàu dạt vào đảo Sicilia nước Ý. Và từ đó, thầy Antôn không về đến quê hương được nữa. Trên đảo này có dòng Phan Sinh mới thành lập, còn thiếu thốn nhiều điều, nhất la nước uống. Đã đào nhiều nơi trong vườn mà không co nước. Thấy vậy, thầy Antôn liền cầu nguyện một lúc rồi chỉ một địa điểm trong vườn, tức thì gặp được mạch nước ngọt trong. Giếng ấy nay vẫn còn và người ta gọi là giếng Thánh Antôn. Cũng còn một quả chuông gọi là chuông Thánh Antôn do Người lưu lại; hễ gặp phong ba sấm sét thì thỉnh lên để cầu bình yên.


Ở đó dưỡng bệnh được hơn một tháng, thầy Antôn cùng với thầy Philiphê đi Asidi, cách xa 10 ngày đàng để dự Công đồng toàn dòng, dưới quyền chủ toạ là đấng sáng lập các bậc đàn anh trong dòng. Nhưng khi bế mạc, bề trên không cắt cử Người vào công tác nào vì thấy Người còn quá yếu. Đang khi Người bơ vơ, thì cha Casianô, bề trên dòng tại xứ Phêlixia gặp Người và hỏi:


– Thầy đã có bài sai chưa?


– Thưa cha, chưa. Thầy Antôn đáp.


– Thầy đã chịu chức linh mục chưa?


– Thưa cha rồi.


– Thầy có muốn đi với tôi chăng?


– Thánh ý Đức Chúa Trời muốn cho con đi đâu thì con đi đó.


– Vậy thì thầy hãy đi với tôi.


Thầy Antôn liền đi theo bề trên Casianô về tu viện xứ Phêlixia. Bề trên dạy Người rửa bát, quét nhà, dọn phòng các thầy. Người vui mừng lắm. Sau đó, được bề trên chấp thuận, Người lên hang núi cao mà ăn chay cầu nguyện trong vòng chín tháng, như các thánh tu rừng xưa. Đó là phương cách Chúa dùng để chuẩn bi cho Người rao giảng lời Chúa sau này.

 

NHÀ GIẢNG THUYẾT LỪNG DANH


Trong truyện các vĩ nhân, ta thường thấy rằng: xuyên qua một sự việc bất ngờ mà thiên hạ nhận ra thiên tài của các vị ấy. Trường hợp của Thánh Antôn cũng vậy. Năm ấy, Đức Giám Mục thành Phôli truyền chức linh mục cho nhiều tu sĩ hai dòng Đa Minh và Phan Sinh, các bề trên đều đến dự lễ, trong số đó có bề trên Casianô mà thầy Antôn tháp tùng.


Trong lễ truyền chức, Đức Giám Mục vốn quen giảng một bài trọng thể. Nhưng hôm ấy ngài mệt không giảng được nên có lời nhờ các bề trên trong dòng giảng thay. Các vị đều xin kiếu vì chưa kịp soạn bài. Bấy giờ, bề trên Casianô gọi thầy Antôn và truyền cho Người phải giảng. Người cũng xin kiếu, vì từ thuở vào dòng chưa giảng bao giờ. Nhưng vì bề trên cứ yêu cầu, nên Người vâng lời lên tòa giảng ngay. Thấy Người đứng trên tòa giảng, các tu sĩ đều ái ngại cho Người. Một kẻ chỉ quen quét nhà, rửa bát, mà dám lên giảng ư? Nhưng khi Antôn giảng thao thao bất tuyệt về đề tài: “Đức Kitô đã vâng lời cho đến chết vì lòng thương chúng ta” thì mọi người mới ngẩn ra trước tài hùng biện của Người. Người đưa ra những lý mạnh, lẽ cao; dẫn chứng lời Thánh Kinh, lời giáo phụ một cách mạch lạc, chính xác như thể là bậc thầy chuyên về giảng thuyết xưa nay vậy. Giọng Người thì âm vang, lời Người thì sốt sắng thấu tận lòng người nghe. Đức Giám Mục và toàn thể cử tọa đều cảm động ra nước mắt và nói xưa nay chưa được nghe đấng nào giảng thấm thía đến như vậy.


Dòng Phan Sinh vui mừng có một nhà hùng biện sẽ làm sáng danh Chúa. Bề trên Casianô liền ban bài sai cho phép thầy được đi giảng khắp miền lân cận. Đồng thời người cũng loan báo cho thánh Phanxicô biết nữa. Thánh phụ mừng lắm, ngước mắt lên trời tạ ơn Chúa: “Chúa đã ban cho chúng con một người xuất sắc”. Rồi truyền cho thầy Antôn phải dạy thần học cho các tu sĩ ở dòng. Người vâng lời, đi dạy thần học trong các tu viện Phan Sinh thuộc nước Ý và nước Pháp rất thành công.


Nhưng Thiên Chúa chọn Người làm đèn sáng thiên hạ, nên chẳng bao lâu, thánh tổ phụ truyền cho Người giảng tại nước Ý và nước Pháp cho kẻ tội lỗi, người rối đạo hối cải ăn năn. Sứ vụ tông đồ ấy, Người đã hoàn thành với vô vàn hiệu quả thiêng liêng, trong vòng 10 năm từ khi Người 25 tuổi cho đến khi qua đời. Bấy lâu trước, thiên hạ chưa từng thấy đấng nào giảng sốt sắng và làm nhiều phép lạ cho bằng (có lẽ chỉ có thánh Vinh Sơn, hai thế kỷ sau mới sánh được với thánh Antôn). Thầy Antôn lừng danh khắp mọi nơi. Ai cũng háo hức muốn xem thấy mặt, cũng muốn lắng nghe lời Người. Khi được tin Người đến đâu thì người nông thôn, dù ngày mùa, cũng bỏ hết công việc; người thành thị, dù đang buôn bán, cũng đóng hết cửa hàng, để tuông đến nghe thầy giảng, có kẻ đi suốt cả đêm mà đến. Số thính giã từ một vạn đến ba bốn vạn người. Thầy phải giảng ngoài trời: ở công viên, giữa chợ hoặc ngoài đồng. Ngoài tài hùng biện tự nhiên, dường như thầy còn có sự hấp dẫn siêu nhiên nữa. Khi thầy dừng giảng, thì người ta tưởng như nghe một vị thiên thần nói với mình. Lý lẽ mạnh, cùng giọng thiết tha của thầy làm cho những lòng chai đá cũng mềm ra. Biết bao kẻ có tội ăn năn, người rối đạo trở lại, kẻ thù địch làm hòa, người bất công trả của. Chúa cũng cho thầy làm phép lạ nhãn tiền để khuất phục kẻ cứng lòng.


Trải qua 15 năm lưu thuyết, khắp các vùng hai nước Pháp và Ý, thầy Antôn cùng với lời giảng đã làm vô vàn phép lạ đến nỗi người đương thời gọi thầy là “Ông thánh hay làm phép lạ”. Thiên Chúa đã dùng Antôn làm nhiều phép lạ để xác nhận những chân lý và mầu nhiệm trong đạo Công Giáo.


Một người giầu có, nhưng sống đời hà tiện, tham lam của cải. Sau khi ông chết, cha Antôn trưng lời Chúa Kitô đã phán: “của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đo?, đồng thời sai người đi mở két vàng của người quá cố thì thấy một trái tim bằng thịt đang nằm chình ình trong két! Vàng bạc bạn ở đâu, con tim bạn cũng ở nơi đó!


Một lần cha Antôn giảng về mầu nhiệm Chúa Giêsu ngự thật trong Thánh Thể. Có người lạc đạo không tin, đến thưa với Ngài:


-Nếu xem thấy phép lạ, tôi mới tin!


Cha Antôn nói với anh:


-Hãy để con lừa của anh nhịn đói 3 ngày, rồi đem nó tới cửa nhà thờ, anh sẽ thấy phép lạ.


Ðúng ngày hẹn, người kia đem còn lừa đã nhịn đói ba ngày và thúng đồ ăn đến trước cửa nhà tờ, thấy thúng đồ ăn trước mắt, nó vội vàng chạy tới ăn lấy ăn để. Nhưng vừa lúc đó, cha Antôn kiệu Mình Thánh Chúa tới cửa nhà thờ. Lạ lùng thay, con lừa đột nhiên bỏ ăn, đến trước Thánh Thể Chúa: Nó quì gối, cúi đầu lậy ba lần. Người lạc đạo đã tin, và sau đó trở lại Công Giáo.

 

http://memaria.net/eBookThanhAnton_Padua.html



Các Phép Lạ Của Thánh Antôn Padua

 

 

Lời giảng nảy lửa của thánh Antôn có phép lạ Chúa đi kèm, nên làm cho nhiều kẻ bỏ đạo, được ăn năn, người lạc đạo trở lại đường ngay.

1. Cá về nghe giảng.

Tại thành Điminô, nước Ý, có nhiều kẻ lạc đạo, nhưng không muốn đi nghe thầy Antôn giảng, sợ kẻo phải trở lại chăng. Một hôm, do ơn Chúa thúc giục, thầy ra bờ biển gọi các cá đến nghe giảng, cá kéo đến rất nhiều nhưng lớp lang thứ tự, nhỏ trước lớn sau. Ngóc đầu lên khỏi mặt nước, chúng đều hướng về thầy Antôn, người liền bảo cá rằng:

“Hỡi loài cá mú! Hãy tạ ơn ngợi khen Thiên Chúa. Vì Ngài đã tạo dựng nên bay: đã ban biển cả mênh mông cho bay bơi lội, đã khoét hang hóc an toàn cho bay ẩn mình lúc phong ba bão táp. Đại hồng thuỷ đã tiêu diệt loài người, loài vật, nhưng Chúa vẫn bảo tồn bay, cho bay được sống, được sinh sản thêm nhiều và ban lương thực hàng ngày cho bay. Vì thế hỡi loài cá mú! Bay phải tạ ơn Thiên Chúa chẳng cùng ”.

Khi được tin cá đến nghe thầy Antôn giảng, thì dân thành nô nức kéo ra. Họ thấy khi thầy Antôn giảng, cá cất đầu, hà hơi, vẫy đuôi tỏ ý vui sướng, tán thành. Sau khi ban phép lành và cho cá giải tán, thầy Antôn quay lại bảo kẻ rối đạo rằng:
“Anh xem đó! Cá là loài vô tri mà còn biết nghe lời Thiên Chúa; mà anh em là loại hữu tri, đã được cứu chuộc bằng giá máu Chúa Giêsu, mà chẳng muốn nghe lời Thiên Chúa, chẳng muốn phụng sự kính mến Ngài hay sao?”. Từ đó về sau, kẻ rối đạo siêng năng đến nghe lời thầy Antôn giảng, và có nhiều người quy hồi chính đạo.

2. Thuốc độc hại.

Cũng tại thành Điminô, có kẻ rối đạo muốn sát hại thầy Antôn cho bõ ghét, nó mời thầy đến dùng bữa và nó bỏ thuốc độc vào. Vốn không quen đi ăn tại nhà ai: nhưng lần này thầy nhận lời và muốn có dịp mà khuyên răn gia chủ.

Nhưng khi mới ngồi bàn ăn thì Chúa soi sáng cho Người biết mưu sâu chước độc của nó. Người khiển trách nó rằng: “Anh làm thế không tốt đâu! Hoặc giả anh nghĩ: tôi chết đi thì không còn có ai giảng đạo nữa chăng?” thấy mưu sâu mình bị lộ, anh chủ nhà chữa thẹn rằng: “Tôi không dụng tâm giết thầy nhưng có ý thử xem lời Kinh Thánh nói rằng: “kẻ tin Ta dù có uống thuốc độc cũng không hại gì” có thật vậy hay là không thôi. Nếu thầy ăn của độc này mà vô sự thì tôi sẽ tin theo đạo thầy”. Thầy Antôn liền làm dấu thánh giá trên thực phẩm rồi ăn ngay, mà bằng an vô sự. Kẻ rối đạo thấy vậy thì trở lại thật.

3. Ngựa đói chê cỏ.

Tại thành Tulu, nước Pháp, thầy Antôn tranh luận với nhóm rối đạo về mầu nhiệm Chúa Giêsu ngự thật trong Thánh Thể. Sau khi nghe thầy trình bày những luận cứ vững vàng, thì một người rối đạo nói:

– “Đã hay lời Chúa Giêsu thì rõ ràng lắm, song nếu con mắt tôi không tỏ tường, thì tôi không tin”.

Thầy Antôn liền hỏi:
– Vậy anh muốn tôi làm phép lạ nào?

– Tôi có một con ngựa. Ngày thứ bốn tôi sẽ dắt ra đây cùng một bó bỏ non. Còn thầy, thầy sẽ đưa Thánh Thể ra trước mặt nó. Nếu nó bỏ cỏ không ăn mà quỳ lạy Thánh Thể, thì tôi sẽ tin có Chúa Giêsu ngự thật trong đó.

Thầy Antôn nhận cuộc, rồi quay về tu viện ăn chay, cầu nguyện ba ngày ba đêm.

Đến ngày hẹn, từ sáng sớm, dân chúng đã tuôn đến đầy chợ. Ông chủ dắt ngựa đi trước, đầy tớ đội cỏ theo sau. Đồng thời, thầy Antôn cũng kiệu Mình Thánh Chúa đến và nói lớn: “Hỡi con vật vô tri, nhân danh Chúa Giêsu đã dựng nên mi, và đang ngự trước mặt mi, ta truyền cho mi phải quỳ gối thờ lạy Chúa, để thiên hạ biết rằng vạn vật trên trời, dưới đất phải thờ lạy Ngài”.

Đang khi thầy nói, thì đầy tớ vâng lời chủ vội đem sọt cỏ đặt ngay trước mõm ngựa, nhưng nó chẳng thèm để ý tới: chỉ vội vàng quỳ hai chân trước xuống thờ lạy Chúa; dù tên đầy tớ ra sức ấn cỏ vào mồm, nhưng ngựa vẫn không thèm ăn, cứ quỳ yên cho đến khi thầy Antôn kiệu Mình Thánh Chúa về mới đứng lên ăn. Phần người rối đạo nói trên cùng cả dòng họ thì đã trở lại đạo thật và sống đạo nên gương. Ông lại còn bỏ tiền của xây một đền thờ tôn kính thánh Phêrô tại thành Tulu, đến nay hãy còn.

Có những sự kiện tỏ ra thầy Antôn được Thiên Chúa thương yêu chừng nào thì ma quỷ ghen ghét chừng ấy.

4. Chúa Hài đồng hiện ra.

Trong khi lưu thuyết trên nước Pháp; một hôm thầy trọ đêm trong phòng vắng vẻ của một nhà kia. Bỗng nửa đêm phòng thầy sáng rực. Chủ nhà mon men tới xem thì thầy Người đang ngất trí cầu nguyện và Chúa Hài đồng hiện đến ngự trị trên cánh tay Người vẻ đơn sơ, âu yếm để cho Người ẵm bồng và hôn kính.

Rồi chủ nhà nhẹ nhàng rút lui, tưởng thánh nhân không biết. Chẳng dè, sáng hôm sau, trước khi ra đi, Người dặn chủ nhà không được tiết lộ việc ấy ra. Vâng theo lời dặn, ông ấy giữ kỹ điều bí mật. Đến khi thánh nhân qua đời rồi, ông mới tỏ ra vinh danh của ông thánh, vì Người đã được Chúa Giêsu yêu mến như vậy. Do tích này mà tượng thánh Antôn thường có bồng Chúa Hài đồng trên tay.

5. Quỷ quấy phá thánh nhân.

Thầy Antôn làm sáng danh Thiên Chúa và cứu vớt nhiều linh hồn, nên quỷ giận ghét Người lắm. Chẳng những nó cố sức ngăn cản công việc của Người mà có toan giết, hãm hại Người nữa.

Một hôm, người vừa ngả mình được một lát, quỷ liền xông vào bóp cổ Người, chặt đến nỗi, nếu như không được Đức Mẹ cứu kịp thời, thì Người đã tắt thở. Nhưng Người mau mắn làm dấu Thánh Giá trên mình và đọc thầm trong trí Kinh Đức Mẹ mà Người vốn thuộc từ bé, thì quỷ buông Người ra và biến đi.

Một đêm khác, thầy Antôn đang cầu nguyện nơi hang đá kia, bỗng chốc quỷ lấy hình hung ác hiện ra, giơ tay lên toan đánh chết Người, Người liền đọc Kinh Đức Mẹ, thì Đức Mẹ hiện ra sáng chói trên đám mây, giữa muôn vàn thiên thần, quỷ tức thì sợ hãi trốn mất dạng. Về sau, người ta xây một bàn thờ trong hang ấy để tạ ơn Đức Mẹ, bàn thờ ấy ngày nay vẫn còn và người ta năng đến kính viếng.

6. Ơn nói tiên tri.

Tại thành Anisi, nước Pháp, có một người đàn ông giàu sang, nhưng bê bối về đạo vợ chồng. Một hôm, thầy Antôn gặp ông và nói: “Tôi quý ông, vì tôi biết sau này ông sẽ sửa mình, đi truyền giáo và được phúc tử đạo nữa”.

Người ấy nghe nói vậy thì cúi đầu cười rồi bỏ đi. Chẳng bao lâu, ông ấy được ơn hối cải: lại nhiệt thành theo Đức Giám Mục Giáo Phận sang giảng đạo cho người Hồi giáo tại Đất Thánh được nhiều thành quả và sau cùng được phúc tử đạo cùng với Đấng Giám Mục ấy .

Cũng tại thành Anisi, có một bà đến xin làm phép thai, thầy Antôn bảo: “bà hãy vui mừng, con bà sẽ gọi là Philliphê, sẽ tu Dòng Phan Sinh và nên cao trọng trước mặt Chúa vì phúc tử đạo”.

Mọi việc xảy ra đúng như thầy báo trước. Người con ấy đã làm linh mục Phan Sinh, sang Đất Thánh lo việc đạo, chẳng may bị người Hồi bắt sống cùng nhóm bạn đông lắm. Bấy giờ quân Hồi cho các giáo hữu chọn một trong hai điều này: một là bỏ đạo mình mà theo đạo Hồi, hai là bị xử chém tất cả. Thầy Philliphê sốt sắng khuyên anh em thà chết hơn là bỏ đạo Đức Giêsu.
Và mọi người cùng với thầy giữ vững đức tin xưng đạo ra, để lãnh lấy nhành thiên tuế tử đạo.

Thầy Antôn hằng hiếu thảo với cha mẹ và đền đáp kẻ làm ơn cho mình.

7. Cứu cha khỏi oan khổ.

Ta không có tài liệu để biết cách Người hiếu thảo thế nào với cha mẹ, mà Người hằng thương nhớ vô cùng; nhưng nói về cha thì có tích sau đây:

Cha Người là ông Matinô, là quản khố Nhà Nước tại kinh thành Lisbon . Ông là người công minh, chính trực, không hề tơ hào đến của cải nhà Vua, nhưng có tính dễ dãi thương người. Ông cho mấy bạn đồng liêu vay tạm của kho, mà không bắt làm khế tự. Đáng lẽ những người ấy biết ơn ông mới phải. Nhưng than ôi, đời này biết ơn thì hiếm lắm! Họ đã không trả nợ, lại cùng nhau tố cáo là phân tán của kho.

Nhà Vua cho mở cuộc điều tra. Ông Matinô khai đúng sự thật, nhưng ban điều tra không tin, vì khẩu thuyết vô bằng. Nên chẳng những phải bồi hoàn, mà còn bị tù tội nữa.

Được tin ấy, thầy Antôn cầu xin Chúa thương cứu giúp cha mình cách nào. Bỗng Thiên Thần đem Người từ nước Ý về nước Bồ Đào Nha trong nháy mắt. Người vào toà án nơi đang xử cha Người. Người liền nói cho các quan biết tên những kẻ đã vay của kho, mỗi người là bao nhiêu, rồi cho đòi chúng đến. Trước uy quyền của thánh nhân, chúng đã thú nhận mọi sự và cha Người được minh oan.

Nhưng chưa hết, ông Matinô còn gặp một vụ khó khăn lớn hơn thế nữa. Số là dân thành đánh nhau làm cho một người mất mạng. Để thoát tay thần công lý, chúng lén chôn xác nạn nhân vào vườn nhà ông Matinô và vu oan cho ông tội giết người. Tòa luận cho Matinô và một tên đầy tớ của ông phải án tù. Bấy giờ, thầy Antôn đang ở nước Ý, được Thiên Thần mang ngay về thành Lisbon, Bồ Đào Nha, chính lúc cha Người bị điệu ra pháp trường. Người liền bảo đưa quan tài người chết đến, thầy sấp mình cầu nguyện rồi lấy giọng oai nghiêm bảo kẻ chết rằng: “Nhân danh Chúa Giêsu, ta truyền cho ngươi sống lại và nói cho mọi người ở đây ai là người giết ngươi”.

Người chết liền sống lại và nói rõ ràng: “Không phải ông Matinô giết nhưng chính kẻ vu khống đã giết tôi”. Các quan tòa liền thả ông Matinô và người gia bộc đồng thời lên án tù cho kẻ vu cáo.

8. Ly vỡ lại lành.

Thầy Antôn hay đền đáp cho kẻ làm ơn cho mình. Trên đường từ Pháp về Ý, Người cùng một bạn đồng hành vào trọ đêm trong nhà của một bà đạo đức và nghèo khó. Bà chỉ mượn hàng xóm một cái ly cho hai người, thế mà tu sĩ đồng hành lại đánh rơi vỡ nát. Đã vậy, thùng rượu vang dưới nhà lại quên khóa vòi lại, chảy tràn lan. Hai tai vạ một trật, bà chịu không nổi liền đem tâm sự với thầy Antôn.

Người vừa cúi đầu cầu nguyện thì bà thấy các mảnh vỡ đã ráp lại và cái ly trở lại nguyên lành như trước.
Bà liền nghĩ: “Đấng làm ly vỡ lại lành, ắt cũng có phép làm cho vò rượu vơi lại đầy như cũ”. Cho nên, bà chạy xuống nhà xem sao, thì quả nhiên thấy vò rượu đã đầy. Bà liền chạy lên quỳ gối tạ ơn ông thánh.

Thanh Huyền

Https://Conggiaovn.Com/Cac-Phep-La-Cua-Thanh-Anton-Padua/

 

Mặt trước của mộ Thánh Antôn Padua trong Đền Thờ Thánh Antôn ở Padua Bắc Ý

 

3 khung chính lưu giữ các thánh tích quí báu nhất của vị linh mục tu sĩ Antôn Padua Dòng anh em hèn mọn Thánh Phanxicô Assisi,

trong đó, ở khung giữa, còn có hàm của ngài, lưỡi của ngài và thanh quản của ngài.

Anh chị em trong phái đoàn hành hương TĐCTT ngày 9/11/2021 đang chiêm ngắm và chụp hình các thánh tích của Thánh Antôn Padua.

 

(bé tĩnh chụp 2 trong nhiều tấm hình lưu niệm ở đây dịp Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh Ý quốc và Roma 12 ngày 8-19/11/2021)

 

 

 

 

 

Thứ Tư sau Chúa Nhật 10 Quanh Năm

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

 

Bài Ðọc I: (Năm I) 2 Cr 3, 4-11

"Người đã làm cho chúng tôi trở nên thừa tác viên của Tân Ước, không phải của văn tự, mà là của Thần Trí".

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, chúng tôi tin tưởng như thế trước mặt Thiên Chúa nhờ Ðức Kitô. Không phải chúng tôi có thể nghĩ tưởng điều gì như là bởi chính chúng tôi, nhưng điều đó là do Thiên Chúa: chính Người là Ðấng đã làm cho chúng tôi trở nên thừa tác viên của Tân Ước, không phải của văn tự, mà là của Thần trí, vì văn tự chỉ giết chết, còn Thần trí mới tác sinh.

Nếu việc phục vụ sự chết, được khắc thành chữ trên bia đá, rạng ngời vinh quang, khiến con cái Israel không thể nhìn thẳng vào mặt Môsê vì vinh quang trên mặt ông, dầu đó chỉ là vinh quang nhất thời, thì việc phục vụ Thần trí lại chẳng được vinh quang hơn sao? Thật vậy, nếu việc phục vụ án phạt đem lại vinh quang, thì việc phục vụ công chính lại càng đem vinh quang rực rỡ hơn; và về phương diện này, điều xưa kia là vinh quang, không còn vinh quang nữa so với sự vinh quang cao cả này. Bởi lẽ điều nhất thời mà còn được vinh quang, thì điều vĩnh cửu lại càng được vinh quang nhiều biết mấy.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 98, 5. 6. 7. 8. 9

Ðáp: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Ðấng Thánh (c. 9c).

Xướng: 1) Hãy cao rao Chúa là Thiên Chúa chúng ta, hãy sấp mình dưới bệ kê chân Ngài, đây là bệ ngọc chí thánh. - Ðáp.

2) Trong hàng tư tế của Ngài có Môsê và Aaron, và có Samuel trong số người cầu đảo danh Ngài: các ông kêu cầu Chúa và chính Ngài nhậm lời các ông. - Ðáp.

3) Trong cột mây, bấy giờ Ngài phán bảo, các ông đã nghe những huấn lệnh của Ngài, và chỉ thị Ngài đã truyền cho các ông giữ. - Ðáp.

4) Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, Ngài đã nhậm lời các ông; lạy Chúa, với các ông Ngài xử khoan hồng, tuy nhiên, Ngài đã oán phạt điều các ông lầm lỗi. - Ðáp.

5) Hãy cao rao Chúa là Thiên Chúa chúng ta; hãy sấp mình trên núi thánh của Ngài: vì Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Ðấng Thánh.. - Ðáp.

 

Alleluia: Tv 24, 4c và 5a

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 5, 17-19

"Thầy không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đừng tưởng Thầy đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Thầy không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Thầy bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời".

Ðó là lời Chúa.

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa

 

                                                 "Văn tự chỉ giết chết, còn Thần trí mới tác sinh"


Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Tư trong Tuần X Thường Niên, vẫn tiếp tục và theo sát bài Phúc Âm hôm qua và hôm kia cả về đoạn 5 lẫn 3 câu tiếp ngay sau 2 bài Phúc Âm Thứ Hai và Thứ Ba đầu tuần. 

Trong bài Phúc Âm này, Chúa Giêsu khẳng định 3 điều rất quan trọng, thứ tự như sau:  

1- Lề luật cần được Người kiện toàn hơn là hủy hoại: "Các con đừng tưởng Thầy đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Thầy không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn". Trong Đoạn 5 và 6 về Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành Trên Núi này đã làm sáng tỏ lời khẳng định này của Chúa Giêsu, khi Người thường dùng công thức: lề luật thì dạy cho chung Dân Do Thái một cách căn bản như thế này... còn Thày thì dạy cho các con sống trọn lành theo tinh thần của lề luật 

2- Lề luật là những gì bất biến và vĩnh viễn: "Thầy bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành". Bởi vì, lề luật từ Thiên Chúa mà có, nên không bao giờ sai lầm, được Ngài ban bố cho dân Do Thái qua Moisen, để giúp cho dân của ngài sống xứng đáng với Ngài, sống vượt lên trên các dân tộc ngoại bang không nhận biết Chúa nên họ thờ tà thần và sống lăng loàn theo tự nhiên. 

3- Lề luật là những gì cần phải tuân giữ và giảng dạy một cách chính xác: "Bởi vậy, ai hủy bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời". Chúa Giêsu đến là để làm lề luật của Cha Người ban bố cho dân Do Thái được nên trọn hảo hơn, để nhờ đó phản ảnh "Cha trên trời là Đấng trọn lành" (5:48), và cũng nhờ đó ai càng tỉ mỉ tuân theo lời Người khuyên dạy càng nên giống Cha, tức càng "cao cả trong Nước Trời".

Chúa Kitô đến để làm trọn lề luật ở chính lề luật, như các điều luật về ngoại tình, về sát nhân v.v., hay như ý nghĩa về Ngày Hưu Lễ để làm lành, và nhất là hoàn tất lề luật nơi chính bản thân của Người, biến Lễ Vượt Qua của Do Thái giáo thành Cuộc Vượt Qua cứu độ toàn thể nhân loại của Người.

Thánh Phaolô, trong Thư 2 Corintô hôm nay (3:4-11), cũng đã bày tỏ nhận định và niềm xác tín liên quan đến "văn tự" của lề luật cựu ước cũng như đến tinh thần của lề luật hay đến thần trí của tân ước, hoàn toàn phản ảnh câu Chúa Giêsu nói "Thầy không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn": "Không phải chúng tôi có thể nghĩ tưởng điều gì như là bởi chính chúng tôi, nhưng điều đó là do Thiên Chúa: chính Người là Đấng đã làm cho chúng tôi trở nên thừa tác viên của Tân Ước, không phải của văn tự, mà là của Thần trí, vì văn tự chỉ giết chết, còn Thần trí mới tác sinh". 

Thánh Phaolô đã từng là một người Pharisiêu nhiệt thành với lề luật của Do Thái giáo của ngài, đến độ đã xin cho mình quyền hành bách hại Kitô hữu vào thuở Giáo Hội sơ khai, nhưng từ khi "bị" Chúa quật ngã trên đường ngài phóng ngựa đi Damasco, đôi mắt của ngài bấy giờ vẫn mở mà lại chẳng thấy gì hết, một hiện tượng như ám chỉ ngài thông luật một cách mù quáng theo "văn tự" hơn là theo tinh thần của lề luật, bởi thế, sau đó, vì ngài đã được tuyển chọn "làm dụng cụ để mang danh Ta cho Dân Ngoại, cho vua chúa của họ cũng như cho dân Do Thái" (Tông Vụ 9:15) mà ngài đã được chữa lành, nhờ đó ngài đã thấy được "tất cả sự thật" (Gioan 16:13) và rao giảng sự thật về Chúa Kitô, Đấng đã "không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn" bằng Thần Linh của Người.  

Câu Đáp Ca "Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Đấng Thánh" trong Thánh Vịnh 98 (5,6,7,8,9) là niềm xác tín và tuyên xưng của Cựu Ước về vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của mình, một Vị Thiên Chúa đã ban cho dân tuyển chọn của Ngài lề luật thánh và truyền dạy họ phải "nên thánh vì ta là Đấng Thánh" (Levi 19:2, 20:26). Và Chúa Kitô "là phản ảnh vinh quang Cha" (Do Thái 1:3) đã đến để "tỏ Cha ra" (Gioan 1:18), nên đã dạy cho chung con người và riêng thành phần môn đệ của Người, đặc biệt là qua Bài Giảng Trên Núi về Phúc Đức Trọn Lành, những gì cần phải thuục hành để có thể "nên trọn lành như Cha của các con trên trời là Đấng trọn lành" (Mathêu 5:48). 


 

Thứ Năm sau Chúa Nhật 10 Quanh Năm

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: (Năm I) 2 Cr 3, 15 - 4, 1. 3-6

"Thiên Chúa chiếu sáng trong lòng chúng ta, hầu làm sáng tỏ sự hiểu biết về vinh quang của Người".

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, cho đến nay, mỗi lần đọc sách Môsê, vẫn còn có cái màn che lòng con cái Israel. Nhưng khi người ta đã trở lại cùng Chúa, màn ấy mới được cất đi. Chúa là Thần linh, và ở đâu có Thần linh Chúa, thì ở đấy có tự do. Phần chúng ta hết thảy, không màn che mặt, chúng ta phản ảnh vinh quang của Chúa, được biến hoá giống hình ảnh Chúa, từ vinh quang này đến vinh quang khác, xứng với tác động của Thần Linh Chúa.

Bởi thế, đảm nhiệm việc phục vụ do lòng thương xót chúng tôi đã được hưởng, chúng tôi không ngã lòng. Nếu Phúc Âm chúng tôi còn ẩn khuất, thì cũng chỉ ẩn khuất cho những ai hư mất, cho những ai không tin, vì thần thế gian này đã làm cho tâm trí họ trở thành mù quáng, khiến họ không còn thấy sáng chói Phúc Âm của vinh quang Ðức Kitô, Người là hình ảnh của Thiên Chúa. Thật vậy, chúng tôi không rao giảng bản thân chúng tôi, nhưng rao giảng Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng tôi: chúng tôi chỉ là tôi tớ anh em vì Ðức Giêsu, bởi Thiên Chúa, Ðấng đã phán: "Sự sáng hãy từ bóng tối toả ra", chính Người chiếu sáng trong lòng chúng ta, hầu làm sáng tỏ sự hiểu biết về vinh quang của Người trên tôn nhan của Ðức Giêsu Kitô.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14

Ðáp: Vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi (c. 10b).

Xướng: 1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi. - Ðáp.

2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nhìn xuống. - Ðáp.

3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng tôi sẽ sinh bông trái. Ðức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người. - Ðáp.

 

Alleluia: Ga 14, 29

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Nếu ai yêu Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy". - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 5, 20-26

"Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu.

"Các con đã nghe dạy người xưa rằng: "Không được giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt nơi toà án". Còn Thầy, Thầy sẽ bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là "ngốc", thì bị phạt trước công nghị. Ai rủa anh em là "khùng", thì sẽ bị vạ lửa địa ngục. Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con, thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em con trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ. Hãy liệu làm hoà với kẻ thù ngay lúc còn đi dọc đường với nó, kẻo kẻ thù sẽ đưa con ra trước mặt quan toà, quan toà lại trao con cho tên lính canh và con sẽ bị tống ngục. Ta bảo thật cho con biết: Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng!"

Ðó là lời Chúa.

Morning Prayer: 27 Feb – Ez 18:21-28; Mt 5:20-26 ~ think, turn, live – The  Peanut Gallery

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa

 

"vạ lửa địa ngục" nơi những tấm lòng hận thù


Trong bài Phúc Âm cho Thứ Năm Tuần X Thường Niên hôm nay (Mathêu 5:20-26), Chúa Giêsu bắt đầu cho thấy những gì là căn bản theo lề luật vẫn được thành phần "luật sĩ và biệt phái" tỉ mỉ tuân hành một cách "văn tự", thứ tuân hành của họ "chẳng được vào Nước Trời", và những gì lề luật cần được Người hoàn trọn bằng một tinh thần trọn lành hơn nơi từng khoản lề luật được Người tự ý nêu lên cho các môn đệ của Người thấy. 

Bài Phúc Âm hôm nay thuật lại điều luật đầu tiên được Chúa Giêsu nhắc đến liên quan đến điều răn Thứ 5 trong Thập Giới, để dạy các môn đệ của mình sống trọn lành hơn như sau: 

"Các con đã nghe dạy người xưa rằng: 'Không được giết người. Ai giết người, sẽ bị luận phạt nơi toà án'. Còn Thầy, Thầy sẽ bảo các con: Bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt. Ai bảo anh em là 'ngốc', thì bị phạt trước công nghị. Ai rủa anh em là 'khùng', thì sẽ bị vạ lửa địa ngục". 

Ở đây, theo luật cũ thì phạm nhân giết người "sẽ bị luận phạt nơi toà án", còn đối với Chúa Giêsu thì không cần phải phạm tội ác giết người, mà chỉ cần "phẫn nộ với anh em mình, thì sẽ bị toà án luận phạt" rồi. Chưa hết, tội còn nặng hơn nữa nếu "ai bảo anh em là 'ngốc', thì bị phạt trước công nghị". Sau hết, tội càng trầm trọng hơn bao giờ hết với hình phạt tương xứng có thể nói là nặng nhất kèm theo đó là "Ai rủa anh em là 'khùng', thì sẽ bị vạ lửa địa ngục".  

Đến đây, khi đọc lại đoạn Chúa dạy này, chúng ta thấy hình như tội giết người có vẻ nhẹ nhất, không bằng tội nguyền rủa anh em mình là khùng! Hình như Chúa Giêsu muốn ngầm cho các môn đệ của Người biết rằng, nếu con người ta mang tâm tư phẫn nộ giận dữ anh chị em mình, có tâm trạng khinh thường anh chị em mình đến độ dám nguyền rủa anh chị em mình thì kể như họ đã giết anh chị em họ ngay trong tâm hồn của họ, và nếu có súng trong tay họ có thể giết anh em của họ bất cứ khi nào họ muốn, nhất là khi họ không cầm được cơn giận.  

Bởi thế, ngay sau đó, Chúa Giêsu đã khuyên các môn đệ, nếu các vị là nạn nhân, chẳng hạn như các vị bị ai hận tức, khinh bỉ hay nguyền rủa, thì hãy hi hành một việc rất khó làm, hoàn toàn phản khắc với lý lẽ tự nhiên trần tục, thậm chí bị trần gian coi là nhu nhược và điên khùng, đó là "Nếu các con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em của các con có điều gì bất bình với các con, thì các con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, rồi đi làm hoà với người anh em của các con trước đã, rồi hãy trở lại mà dâng của lễ".  

Ở đây, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ thực hành một điều thật là trái khuấy, ở chỗ nạn nhân phải tự động làm hòa với phạm nhân trước, chứ không phải phạm nhân, theo phép công bằng, phải đi xin lỗi nạn nhân. Hành động trọn lành được Chúa Giêsu dạy đây đã được chính bản thân Người thực hiện, đó là Vị Thiên Chúa bị loài người xúc phạm, qua nguyên tổ của họ ngay từ ban đầu, đã tự động giải hòa với con người phạm nhân tội lỗi, bằng bửu huyết tử giá Con của Ngài (xem Colose 1:20). 

Hành động bác ái trọn lành khác thường đến phi thường này có thể nói còn có giá trị hơn cả việc con người dâng lễ vật lên cho Thiên Chúa nữa. Hay nói đúng hơn, để xứng đáng dâng lễ vật cho Ngài con người ta còn cần phải yêu thương trọn lành như Ngài, biết tha thứ cho những ai làm khốn mình. Đó là lý do, ở phần đầu Thánh Lễ có nghi thức xám hối, một nghi thức để ngay bấy giờ chúng ta âm thầm tha thứ cho những ai phạm đến chúng ta, như thể chúng ta bỏ của lễ lại mà về làm hòa vậy. 

Trong Thư 2 Corintô (3:15, 4:1,3-6) ở bài đọc 1 hôm nay Thánh Phaolô tiếp tục đề cập đến cái khác biệt giữa lề luật ("sách Moisen") và Thần Linh, mà Kitô hữu được kêu gọi sống theo Thần Linh, sống một cách tự do và vinh hiển, không bị lệ thuộc vào xác thịt hay bị trần tục chi phối:  

"Anh em thân mến, cho đến nay, mỗi lần đọc sách Môsê, vẫn còn có cái màn che lòng con cái Israel. Nhưng khi người ta đã trở lại cùng Chúa, màn ấy mới được cất đi. Chúa là Thần linh, và ở đâu có Thần linh Chúa, thì ở đấy có tự do. Phần chúng ta hết thảy, không màn che mặt, chúng ta phản ảnh vinh quang của Chúa, được biến hoá giống hình ảnh Chúa, từ vinh quang này đến vinh quang khác, xứng với tác động của Thần Linh Chúa".  

Thánh Phaolô còn nhấn mạnh đến thành phần không thể hay chưa thể thi hành được những gì cao quí và cao cả của Phúc Âm, của Lời Chúa dạy, chẳng hạn những kẻ giận tức anh em mình, khinh thường anh em mình hay nguyền rủa anh em mình, như sau: "Nếu Phúc Âm chúng tôi còn ẩn khuất, thì cũng chỉ ẩn khuất cho những ai hư mất, cho những ai không tin, vì thần thế gian này đã làm cho tâm trí họ trở thành mù quáng, khiến họ không còn thấy được sự sáng chói Phúc Âm của vinh quang Đức Kitô, Người là hình ảnh của Thiên Chúa". 

Những sự trọn lành Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ của Người liên quan đến đức ái trọn hảo để họ tuân giữ nhờ đó họ trở thành "ánh sáng thế gian" chính là những gì phản ánh "vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi", như câu Đáp Ca chính của bài Thánh Vịnh 84 (9ab-10,11-12,13-14). 



 

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria

(Thứ Sáu và Thứ Bảy)

 

Catholic SACRED HEART of JESUS + IMMACULATE HEART of MARY 8x10" ready to  frame | eBay

 

 

Thứ Sáu

(Nếu không bị Lễ Thánh Tâm Chúa át đi như năm 2023 này)

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Đọc I: (Năm I) 2 Cr 4, 7-15

"Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại, cũng sẽ làm cho chúng tôi được sống lại với Đức Giêsu và sẽ đặt chúng tôi bên Người làm một với anh em".

Bài trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, chúng ta chứa đựng kho tàng ấy trong những bình sành, để biết rằng quyền lực vô song đó là của Thiên Chúa, chứ không phải phát xuất tự chúng ta. Chúng ta chịu khổ cực tư bề, nhưng không bị đè bẹp; chúng ta phải long đong, nhưng không tuyệt vọng; chúng ta bị bắt bớ, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Bởi vì chúng ta luôn mang trên thân xác mình sự chết của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện nơi thân xác chúng ta. Vì chưng, mặc dầu đang sống, nhưng vì Đức Giêsu, chúng tôi luôn luôn nộp mình chịu chết, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện trong thân xác hay chết của chúng tôi. Vậy sự chết hoành hành nơi chúng tôi, còn sự sống hoạt động nơi anh em. Nhưng anh em hãy có một tinh thần đức tin, như đã chép rằng: "Tôi đã tin, nên tôi đã nói", và chúng tôi tin, nên chúng tôi cũng nói, bởi chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại, cũng sẽ làm cho chúng tôi được sống lại với Đức Giêsu, và sẽ đặt chúng tôi bên Người làm một với anh em. Mọi sự đều vì anh em, để ân sủng càng tràn đầy, bởi nhiều kẻ tạ ơn, thì càng gia tăng vinh quang Thiên Chúa.

Đó là lời Chúa.

  

   Đáp Ca: Tv 115, 10-11. 15-16. 17-18

Đáp: Lạy Chúa, con sẽ hiến dâng lời ca ngợi làm sinh lễ (c. 17a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Tôi đã tin cậy ngay cả trong lúc tôi nói: "Tấm thân tôi trăm phần khổ cực!" Trong lúc kinh hoàng tôi đã thốt ra: "Hết mọi người đều giả dối". - Đáp.

2) Trước mặt Chúa thật là quý hoá cái chết của những bậc thánh nhân Ngài. Ôi lạy Chúa, con là tôi tớ Chúa, tôi tớ Ngài, con trai của nữ tì Ngài, Ngài đã bẻ gãy xiềng xích cho con. - Đáp.

3) Con sẽ hiến dâng lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. Tôi sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài. - Đáp.

 

 

Alleluia: Ga 1, 14 và 22b

Alleluia, alleluia! - Ngôi lời đã làm người và ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 5, 27-32

"Ai nhìn người nữ mà ước ao phạm tội, thì đã ngoại tình với người ấy trong lòng rồi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đã nghe dạy người xưa rằng: "Chớ ngoại tình". Phần Thầy, Thầy bảo các con: Ai nhìn người nữ mà ước ao phạm tội, thì đã ngoại tình với người ấy trong lòng rồi. Nếu mắt bên phải con làm con vấp phạm, thì hãy móc quăng khỏi con đi: thà mất một chi thể còn lợi cho con hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Và nếu tay phải con làm con vấp phạm, thì hãy chặt mà quăng đi, vì thà mất một chi thể còn lợi cho con hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục.

"Có lời dạy rằng: "Ai bỏ vợ mình, hãy trao cho vợ một giấy ly dị". Phần Thầy, Thầy bảo các con: bất cứ ai bỏ vợ mình-ngoại trừ vì lý do gian dâm-là làm cớ cho vợ ngoại tình; và ai cưới người vợ bị bỏ, cũng phạm tội ngoại tình nữa".

Ðó là lời Chúa.

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa

 

"Sự chết hoành hành" 

 

Nếu Bài Phúc Âm hôm qua, Bài Giảng về Phúc Đức Trọn Lành của Chúa Giêsu cho các môn đệ của Người liên quan đến điều răn thứ 5 là "chớ giết người", thì bài Phúc Âm hôm nay, lời của Người dạy liên quan đến điều răn thứ 9 là "chớ muốn vợ chồng người": "Chớ ngoại tình".

 

Tuy nhiên, hành động "ngoại tình" hay tội "ngoại tình" ở đây, như Chúa Kitô dạy, không phải chỉ ở chỗ trực tiếp liên hệ xác thịt với người khác phái, mà còn ở chỗ, cách riêng với nam nhân, ước muốn hoan hưởng thân xác của người phụ nữ nữa. Chính cái thèm khát dâm dục với bất cứ người phụ nữ nào nơi nam nhân thì họ đã ngoại tình với người nữ ấy rồi, cho dù người nữ ấy không có chồng: "Thầy bảo các con: Ai nhìn người nữ (ở đây Chúa nói trống và nói chung về "người nữ", chứ không phải là người nữ có chồng) mà ước ao phạm tội, thì đã ngoại tình với người ấy trong lòng rồi".

 

Chúa Giêsu nói đến chuyện ngoại tình ở đây không phải chỉ liên quan đến nam nhân, mà theo tinh thần của điều răn Thứ 9 "chớ muốn vợ chồng ngưòi" và theo ý của Người về vấn đề cái xấu xuất phát từ trong lòng và phạm tội ngay từ trong lòng, ngoại tình ngay từ trong lòng, thì lời Người nói bao gồm cả nữ giới nữa, nếu bất cứ một người nữ nào nói chung và người vợ nào nói riêng, có tư tình với một người đàn ông đã có vợ (nơi trường hợp cả người nữ chưa chồng hay đã có chồng) hay một người đàn ông chưa có vợ (nơi trường hợp người vợ đã có chồng), thì đã phạm tội ngoại tình với ngưoòi đàn ông ấy rồi, cho dù chưa ăn nằm với chàng ta. Chẳng hạn lúc nào cũng mơ tưởng về chàng đến độ lén lút tìm cách liên lạc với chàng hoặc gặp chàng v.v.

 

Còn trường hợp họ có chồng mà bị chồng bỏ, không phải vì lý do gian dâm là hành vi hoàn toàn phản nghịch lại với bản chất của hôn nhân vợ chồng nên một xác thịt với nhau (chứ không phải với bất cứ một ai khác ngoài chồng của mình hay vợ của mình), thì người chồng bỏ vợ ấy đã tạo cơ hội chẳng những cho vợ mình ngoại tình mà còn cho cả người nào ăn nằm với nàng nữa: "bất cứ ai bỏ vợ mình-ngoại trừ vì lý do gian dâm-là làm cớ cho vợ ngoại tình; và ai cưới người vợ bị bỏ, cũng phạm tội ngoại tình nữa".

 

Ở đây Chúa Kitô chỉ nói đến trách nhiệm của người chồng bỏ vợ nếu nàng ăn ở với người khác, hay nếu người nam khác ăn nằm với nàng, nhưng không phải vì thế mà Người không bao gồm tội ngoại tình của người chồng, ở chỗ, một khi không có vợ, người chồng bỏ vợ ấy có thể sẽ đi đến chỗ thèm thuồng dâm dục với bất cứ người đàn bà nào không phải là vợ của mình, thậm chí vì đã thèm thuồng người nữ khác ngon hơn vợ của mình nên họ đã bỏ vợ mình, hay họ trực tiếp liên hệ dâm dục với những người đàn bà mà chàng cảm thấy bị thu hút bất khả chống cưỡng, khi không còn vợ nữa, đến độ họ có thể cưỡng hiếp người ta khi bị chống cự cho thỏa mãn thú tính lăng loàn của họ.

 

Một trong những lý do chính yếu khiến con người sa ngã phạm tội đó là vì họ quên mất sự hiện diện thần linh của Thiên Chúa trong tâm hồn của họ và trong cuộc đời của họ. Ngài là Thiên Chúa thấu suốt mọi sự, cho dù những gì sâu thẳm nhất trong thâm tâm của họ, như ước muốn hoan hưởng xác thịt của người nữ nào mà họ đang thèm khát. Và cũng chính vì Thiên Chúa biết cả những gì kín mật nhất và xấu xa của họ như thế mà tác động ước muốn ấy mới xấu xa và có tội phạm đến Ngài.

 

Bởi thế, muốn giữ mình sạch tội nói chung và khỏi tội dâm dục ngay từ ước muốn nói riêng, con người Kitô hữu tự bản chất vốn yếu hèn như tất cả mọi phàm nhân trên trần gian này, cho dù có Thánh Sủng trong tâm hồn từ khi lãnh nhận Phép Rửa, nhưng Thánh Sủng như kho tàng thần linh cô cùng quí báu ấy nơi chúng ta chẳng khác gì, như Thánh Phaolô diễn tả trong Bài Đọc I hôm nay: "chúng ta chứa đựng kho tàng ấy trong những bình sành", dễ vỡ và dễ bị mất đi, cần phải có ơn Chúa gìn giữ đặc biệt, bởi "quyền lực vô song đó là của Thiên Chúa, chứ không phải phát xuất tự chúng ta", như Vị Tông Đồ Dân Ngoại này đã thâm tín và khẳng định trong cùng Bài Đọc I hôm nay.

 

Nhờ ơn Chúa, nhờ "quyền lực vô song của Thiên Chúa" nơi mình, Kitô hữu mới có thể sống trọn lành, đến độ có thể nói như Thánh Phaolô trong Bài Đọc 1 hôm nay: "Mặc dầu đang sống, nhưng vì Đức Giêsu, chúng tôi luôn luôn nộp mình chịu chết, để sự sống của Đức Giêsu được tỏ hiện trong thân xác hay chết của chúng tôi", đến độ Kitô hữu có thể thông đạt sự sống thần linh trọn hảo đó cho anh chị em của mình đúng như cảm nghiệm của Thánh Phaolô Tông Đồ được ngài bày tỏ ngay sau đó: "Vậy sự chết hoành hành nơi chúng tôi, còn sự sống hoạt động nơi anh em".

 

Vì kho tàng Thánh Sủng vô cùng quí báu nơi Kitô hữu được chứa đựng nơi bình sành thân xác vô cùng yếu hèn của họ mà không có quyền lực vô song của Thiên Chúa họ không thể nào giữ mình sạch tội và trong sạch về xác thịt trên thế gian đầy những cám dỗ khiến con người vốn hướng hạ không thể nào không sa ngã, mà họ cần phải tin tưởng vào Thiên Chúa và gắn bó van xin cùng Thiên Chúa theo chiều hướng của Bài Đáp Ca hôm nay:

  

1) Tôi đã tin cậy ngay cả trong lúc tôi nói: "Tấm thân tôi trăm phần khổ cực!" Trong lúc kinh hoàng tôi đã thốt ra: "Hết mọi người đều giả dối".

2) Trước mặt Chúa thật là quý hoá cái chết của những bậc thánh nhân Ngài. Ôi lạy Chúa, con là tôi tớ Chúa, tôi tớ Ngài, con trai của nữ tì Ngài, Ngài đã bẻ gãy xiềng xích cho con.

3) Con sẽ hiến dâng lời ca ngợi làm sinh lễ, và con sẽ kêu cầu danh Chúa. Tôi sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài.

 

 

Thứ Bảy

(Nếu không bị Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria át đi như năm 2023 này)

 

Phụng Vụ Lời Chúa

 

Bài Đọc I: (Năm I) 2Cor 5, 14-21

"Đấng không hề biết tội lỗi, Thiên Chúa đã làm thành tội vì chúng ta".

Bài Bài trích thơ thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, lòng mến Đức Kitô thôi thúc chúng tôi nghĩ rằng: nếu một người đã chết cho mọi người, tức là mọi người đã chết; và Đức Kitô đã chết cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho mình.

Bởi thế, từ nay chúng tôi không còn biết ai theo huyết nhục nữa, cho dầu có một thời chúng tôi đã biết Đức Kitô theo phương diện huyết nhục, thì bây giờ chúng tôi không biết Người như vậy nữa.

Ai ở trong Đức Kitô là một thọ sinh mới: những gì cũ đã biến đi: này mọi sự đã được đổi mới.

Và mọi sự đều do Thiên Chúa là Đấng giải hòa chúng ta với Người nhờ Đức Kitô, và đã trao chức vụ giải hòa cho chúng tôi.

Chính Thiên Chúa ở trong Đức Kitô đã giải hòa thế gian với Người, không còn qui trách tội lỗi cho họ nữa và đã đặt lời giải hòa trên môi miệng chúng tôi.

Vậy chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như là Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên bảo vậy.

Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi van nài anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa.

Đấng không hề biết tội lỗi, Thiên Chúa đã làm thành tội vì chúng ta, để trong Đức Kitô, chúng ta được trở thành sự công chính của Thiên Chúa.

Đó là Lời Chúa.

 

   Đáp Ca: Tv 102, 1-2, 3-4, 9-10, 11-12

Đáp: Chúa là Đấng thương xót và nhân ái. (8a)

Xướng 1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Chúa, toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá bao giờ quên mọi ân huệ của Người. - Đáp.

2) Người đã tha thứ mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội lên đầu ngươi mão từ bi, và ân sủng. - Đáp.

3) Người không chấp tranh triệt để, cũng không đời đời giữ thế căm hờn. Người không xử với chúng tôi như chúng tôi đắc tội, và không trả đũa theo điều oan trái chúng tôi. - Đáp.

4) Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, Lòng nhân hậu Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa khỏi chúng tôi. - Đáp.

 

Alleluia: Lc 19, 38

Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Ðức Vua, Ðấng nhân danh Chúa mà đến; bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Mt 5, 33-37

"Thầy bảo các con: đừng thề chi cả".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con lại còn nghe dạy người xưa rằng: "Ðừng bội thề, nhưng hãy giữ lời ngươi đã thề với Chúa". Phần Thầy, Thầy bảo các con: Ðừng thề chi cả, đừng lấy trời mà thề, vì là ngai của Thiên Chúa; đừng lấy đất mà thề, vì là bệ đặt chân của Người; đừng lấy Giêrusalem mà thề, vì là thành của Vua cao cả; cũng đừng chỉ đầu mà thề, vì con không thể làm cho một sợi tóc ra trắng hoặc ra đen được. Nhưng lời các con phải: có thì nói có, không thì nói không; nói thêm thắt là do sự dữ mà ra".

Ðó là lời Chúa. 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa

 

Con người - "Không" ; Thiên Chúa - "Có"

 

Nếu Bài Phúc Âm Thứ Năm tuần này liên quan đến điều răn Thứ 5 "chớ giết người" và bài Phúc Âm Thứ 6 "chớ ngoại tình" thì bài Phúc Âm Thứ 7 hôm nay, có thể nói, liên quan đến điều răn thứ 8 "chớ làm chứng dối":

 

"Ðừng thề chi cả, đừng lấy trời mà thề, vì là ngai của Thiên Chúa; đừng lấy đất mà thề, vì là bệ đặt chân của Người; đừng lấy Giêrusalem mà thề, vì là thành của Vua cao cả; cũng đừng chỉ đầu mà thề, vì con không thể làm cho một sợi tóc ra trắng hoặc ra đen được. Nhưng lời các con phải: có thì nói có, không thì nói không; nói thêm thắt là do sự dữ mà ra".

 

Thật ra, nội dung của lời Chúa Giêsu dạy các môn đệ trong bài Phúc Âm hôm nay, bề ngoài có vẻ liên quan đến giới răn thứ 8 "chớ làm chứng dối", nhưng về tinh thần liên quan đến tính chất chân thật nơi con người, được thể hiện qua lòng trung thành của con người với sự thật bất biến với bất cứ giá nào, không thay đổi hay bóp méo hoặc giảm khinh hay thỏa hiệp sự thật ấy bằng bất cứ cách nào, ở bất cứ khía cạnh nào, vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu: "lời các con phải: có thì nói có, không thì nói không; nói thêm thắt là do sự dữ mà ra".

 

"Ðừng thề chi cả" đó là lời khuyên dậy vô cùng khôn ngoan của Đấng "là sự thật" (Gioan 14:6), "là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12), Đấng không bao giờ thề chi hết, cho dù gặp những trường hợp mà theo quan điểm nhân loại cần phải thề để thêm uy tín và lấy lòng tin của đối tượng là dân Người nói chung và các môn đệ của Người nói riêng, nhất là trường hợp các môn đệ bỏ đi sau khi nghe Bài Giảng về Bánh Sự Sống của Người (xem Gioan 6:60,66).

 

Bởi lời của Người chính "là thần linh và là sự sống" (Gioan 6:63) sẽ làm cho những ai tin vào Người nhận biết Người, nhờ đó chính họ sẽ được lời Người là chân lý giải phóng cho họ: "Nếu quí vị sống theo giáo huấn của Tôi thì quí vị thực là môn đệ của Tôi, rồi quí vị sẽ nhận biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng quí vị" (Gioan 8:31-32).

 

Như thế, muốn cho những gì mình nói và làm có một uy tín đáng tin, không cần phải thề thốt gì hết, không cần phải nhân danh một cái gì đó cao hơn mình để chứng giám, để tăng thêm uy tín cùng thế lực thu hút cùng chinh phục lòng người, con người cần phải sống thực với mình, phải sống với tất cả sự thật và sống trong sự thật, đến độ sự thật được hiện tỏ nơi con người họ, nơi tư tưởng, lời nói, việc làm và thái độ của họ, khiến người khác cảm mến và tin theo, nhờ đó những ai tin vào họ cũng được sự thật giải phóng.

 

Ngay từ ban đầu, cho dù chưa xẩy ra nguyên tội, hai nguyên tổ đã chứng tỏ khuynh hướng "yêu chuộng tối tăm hơn ánh sáng" (Gioan 3:19), bằng không các vị đã cứ tiếp tục nói "có" với Thiên Chúa là Đấng đã không cho hai vị đụng đến những gì Ngài cấm đoán, bằng cách nói "không" với rắn quỉ, trái lại, các vị lại nói "không" với Thiên Chúa chân thật và lại nói "có" với "cha của các thứ dối trá" (Gioan 8:44).

 

Tuy nhiên, vì là tình yêu vô cùng nhân hậu nên Thiên Chúa vẫn nói "có" với loài người bất trung phạm thượng, ở chỗ, Ngài vẫn tiếp tục yêu thương con người và vì thế đã tự động hứa ban Đấng Cứu Thế cho họ để cứu chuộc họ, để chứng tỏ Ngài quả là "Đấng Có" (Xuất Hành 3:14), bằng cách "Đấng không hề biết tội lỗi, Thiên Chúa đã làm thành tội vì chúng ta, để trong Đức Kitô, chúng ta được trở thành sự công chính của Thiên Chúa", như Thánh Phaolô cảm nghiệm trong Bài Đọc 1 hôm nay.

 

Bởi thế và nhờ thế, chúng ta là loài tạo vật vô cùng khốn nạn thấp hèn trước nhan Thiên Chúa mới có thể từ bỏ cái "không" với Ngài mà nói "có" với Ngài, như lời khuyên giục của Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô: "Chính Thiên Chúa ở trong Đức Kitô đã giải hòa thế gian với Người, không còn qui trách tội lỗi cho họ nữa và đã đặt lời giải hòa trên môi miệng chúng tôi. Vậy chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như là Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên bảo vậy. Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi van nài anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa".

 

Đó là lý do, trước tình yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa liên lỉ "có" với loài tạo vật liên lỉ "không" của chúng ta, Kitô hữu chúng ta cần phải có một cảm nghiệm và tâm tình tri ân cảm tạ "Chúa là Đấng thương xót và nhân ái" như Thánh Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay:

 

1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Chúa, toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá bao giờ quên mọi ân huệ của Người.

2) Người đã tha thứ mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội lên đầu ngươi mão từ bi, và ân sủng.

3) Người không chấp tranh triệt để, cũng không đời đời giữ thế căm hờn. Người không xử với chúng tôi như chúng tôi đắc tội, và không trả đũa theo điều oan trái chúng tôi.

4) Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, Lòng nhân hậu Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa khỏi chúng tôi.