Maria: 

“Niềm vinh phúc duy nhất

cho bản tính nhân loại sa ngă.”

 

 

John Hampsh, C.M.F.

(The Art of Loving God: “Mary, Our Tainted Nature’s Solitary Boast”, pp 83-86) 

 

 

Có một bà thuộc trào lưu “giải phóng phụ nữ” đă khởi đầu bài thuyết tŕnh của ḿnh bằng câu hỏi sau:  “Đàn ông ngày nay sẽ phải ở đâu nếu không có đàn bà?”  Một ông có vẻ bực tức đang ngồi phía sau hội trường lúc đó thốt lớn lên một câu trả lời cho câu hỏi tuy không nhằm t́m câu đáp ấy:  “Ông đă được ở lại trong vườn địa đàng mà ăn dâu rồi.” (Ông ta cũng biết rằng miễn không phải táo là được.)

 

Phải chăng một người phụ nữ đă là nguyên cớ cho mọi vấn nạn trong xă hội?  Nói cho cùng, chính bà Evà đă phạm tội đầu tiên, như Thánh Phaolô đă xác định (xem 1 Timothy 2:14).  Tuy nhiên, thánh Phaolô cũng tuyên bố rằng “tội đă đến trong thế gian qua một người nam, và cái chết qua tội lỗi” (Rom 5:12).  Không phải cái tội đầu tiên, tội của Evà, đă tạo nên vấn nạn cho chúng ta;  mà chính là tội thứ hai, tội của Adong, đă làm ô nhiễm toàn thể nhân loại, luôn cả Evà.  Mâu thuẫn thay, tội đầu tiên tự nó đă chưa trở thành “tội nguyên tổ” (xét theo phương diện thần học).

         

Tội bất tuân của Evà đă làm hạ giá trạng thái luân lư của bà.  Tuy nhiên, tự chỉ một tội này thôi đă không đủ để gieo trong bà xu hướng thiên về sự dữ.  Với Adong th́ không vậy; tội của ông đă gây nhiễm cho cả nhân loại, trong đó có Evà, một khuynh hướng thiên về sự dữ cùng những sa ngă yếu đuối khác. 

         

Evà đă khiêu khích Adong phạm tội nhưng đă không làm nhiễm độc ông, nhưng Adong, khi phạm tội, đă làm nhiễm độc Evà.  Tuy không phải là kẻ phạm tội đầu tiên, ông đă là con người đầu tiên; chính v́ vậy ông là con người duy nhất mà khi phạm tội có thể làm ô nhiễm toàn thể loài người - tất cả hậu duệ - và lấy mất đi tính chất vô tội nguyên thủy mà lẽ ra họ phải được hưởng khi được tạo dựng trong một  trạng thái vô nhiễm.

         

Như vậy, có hai loại sa ngă trong hai cử chỉ bất tuân Thánh Ư Chúa này.  Nhưng qua hai cử chỉ tuân phục Thánh ư Chúa sau này, đôi sự bất tuân ấy đă được lật ngược lại và Satan phải thảm bại, như đă được tiên tri.  “Ta sẽ đặt mối hận thù giữa ngươi và người nữ và giữa ḍng dơi ngươi và ḍng dơi người nữ ấy,”  Chúa phán với con rắn;  người ấy sẽ đạp đầu mày” (Gn 3:15)

         

Cả hai cử chỉ vâng phục đă xảy ra cùng lúc, ngay trong giây phút của sự can thiệp phi thường từ ơn trên xuống trong lịch sử nhân loại: Thiên Chúa xuống thế, tính chất thần thánh mặc lấy xác người!  Một cử chỉ tán dương vâng phục Thiên Chúa Cha đă được thực hiện bởi Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa.  “Ngôi Lời Nhập Thể” (Jn 1:14) để cứu chuộc nhân loại.  Chỉ bằng cách trở thành “Adong mới” mà Người mới có thể thực hành một sứ mạng cứu độ qua cực h́nh, điều kiện đ̣i hỏi để đền bù cho tội lỗi của ḍng giống Adong (xem Hebrews 2:14; Romans 3:25).  Qua việc này, Người như là đă tái tạo dựng một ḍng giống mới:  “Như trong Adong tất cả phải chết, th́ trong Chúa tất cả lại được tái sinh” (1 Cor 15:22).

         

Cũng cùng lúc Ngôi Lời Nhập Thể, một cử chỉ tuân phục vĩ đại khác đă được thực hiện bởi Đức Maria, một “Evà mới”:  “Xin cứ hăy làm cho tôi” (Luca 1:38).  Để sửa soạn cho vai tṛ này Mẹ Maria đă được giữ “tràn đầy ơn phúc.”  Mẹ là con người không hề phạm tội đầu tiên, được giữ ǵn tinh tuyền bởi ơn bảo tŕ của Chúa để đối chiếu lại với tội lỗi của Evà, con người phạm tội đầu tiên.  Trái ngược lại với Evà dụ dỗ Adong, Đức Maria đă bằng ḷng hợp tác trực tiếp với Adong mới; Mẹ đă cưu mang Người vào trong chính thế giới mà Người sẽ cứu chuộc, trong khi thấu hiểu rằng Người là con người duy nhất được sinh ra với một sứ mạng độc đáo là để chết.

         

Mầu Nhiệm Nhập Thể và Cức Chuộc – Nagiarét và Canvê – là hai ngoặc mở và đóng để ấn định ranh giới giải pháp cứu độ cho cơn đại dịch của tội lỗi Adong.  Đức Maria đă có can hệ một cách mật thiết với cả hai cực điểm ấy.  Sự thuần phục toàn diện của Mẹ đối với chương tŕnh của Chúa đă bắt đầu từ khi Ngôi Hai nhập thể trong cung ḷng Mẹ và kết thúc trên đồi Canvê.  Trên Thánh Giá, đức vâng lời của Chúa Kitô đă được tỏ tường qua cuộc Khổ Nạn của Người, và đức vâng lời của Mẹ Maria cũng được thể hiện trong cuộc khổ nạn của riêng Mẹ khi Mẹ “đứng dưới chân Thánh Giá.” (Jn 19:25).  Cũng như Evà đă đồng tác trong việc sa ngă tuy không là nguyên nhân cho việc đó, Evà mới đă đồng tác cho việc tái thiết (cứu chuộc) nhân loại mà không làm nguyên nhân cho việc này.

         

"Hơn nữa, việc Mẹ Maria đồng hành với Con Mẹ đă được biểu hiện trong lễ Hiện Xuống, khi nhiệm thể của Chúa là Hội Thánh, được khai sinh.  Lẽ dĩ nhiên, một người mẹ hay có mặt với con ḿnh đang trong lúc sinh nở!  Mẹ Maria đă chiếm một địa vị vinh dự trong sự kiện đó (TĐCV 1:14).  Chính v́ vậy mà Mẹ có một sự liên hệ độc đáo đối với riêng từng người trong chúng ta, dù là phần tử hiện hữu hay phần tử khả hữu của thân thể mầu nhiệm đă được cứu chuộc của Chúa.  Chúa Kitô chính là đầu của một thân thể mà chúng ta đă được liên kết, và Thiên Chúa đă ban sự liên hệ của Mẹ đối với người con đầu ḷng của Mẹ cho chúng ta, là huynh đệ thiêng liêng với Chúa; “Người là đầu của thân thể Hội Thánh; Người là khởi đầu và là trưởng tử” (Col 1:18)

         

Trong Lễ Hiện Xuống, vai tṛ của Mẹ Maria là một Evà mới đă được hoàn thành trong vai tṛ một người mẹ mới cho cả nhân loại.  Trong khi không là nguyên nhân ơn cứu chuộc, Mẹ Maria đă được Chúa kêu gọi để hành động liên kết với Con Mẹ trong công cuộc trở ngược lại sự hủy hoại toàn diện do tội lỗi Adong;  Mẹ đă làm điều này qua cách chủ yếu là cưu dựng một thân thể mà qua đó Chúa mới có thể chịu đau khổ để đền bù cứu chuộc.

         

Thánh Phaolô cắt nghĩa mầu nhiệm này như sau:  “Người đă giao hoà với anh em bởi cơ thể của Người qua cái chết, để anh em được đặt trước mặt Người một cách thánh thiện không hoen ố” (Col 1:22).  Mối liên hệ mẫu tử của Mẹ Maria đối với Con-Đấng Cứu Thế qua cơ thể của Người được song song, trong sự sắp đặt của Chúa, với sự liên hệ mẫu tử của Mẹ với tất cả chúng ta trong nhiệm thể đă được cứu chuộc của Người.  Tại sao?  Bởi v́ bằng cách nào đó, chúng ta, loài người được cứu chuộc, cũng thuộc về Người, Đấng Cứu Chuộc:  “Chúng ta là phần tử của thân thể Người” (Eph 5:30), và “trong Người mọi sự được nối kết lại với nhau” (Col 1:17).   Ư định siêu phục và vĩ đại của Chúa trong chương tŕnh lịch sử cứu độ đă nâng Đức Maria lên một vị trí tuyệt đối độc đáo trong toàn nhân loại".

 

                                                         

                                                                   Maria Thanh Gương

 

                                                                   Ngày 1 tháng 10, 2005

                                                                   Dâng Mẹ tháng Mân Côi.