Dự Án Fatima

 

6. FATIMA: DẤU CHỈ THỜI ĐẠI CỨU RỖI NHỜ TRÁI TIM MẸ TRỞ VỀ CÙNG CHÚA  BẰNG KINH MÂN CÔI

 

Trước t́nh trạng khô đạo khủng khiếp hiện đại, một số người thường nghĩ hay nói rằng tại sao ngày nay Thiên Chúa không làm phép lạ nữa để con người khoa học thực nghiệm đă trở nên hết sức cứng ḷng lúc này đây có thể dễ dàng tin tưởng hơn? Thế nhưng, chỉ sợ khi phép lạ thực sự xẩy ra nhăn tiền rồi con người văn minh vẫn không chịu tin nhận mà trở lại với Ngài, như trường hợp những người Pharisiêu bảo việc Chúa Giêsu trừ quỉ ám cho một người vừa mù vừa câm ngay trước mắt họ là do quỉ cả chứ không phải do chính Người (xem Mt 12:22-28): “Mặc dù Người đă làm nhiều dấu lạ trước mắt họ song họ vẫn không chịu tin Người” (Jn 12:37).

 

Đúng thế, quyền lực cứu độ con người là đức tin chứ không phải phép lạ: “Đức tin của con đă cứu con” (Lk 7:50 cũng xem 17:19, 18:42 và Mk 5:34, 10:52), bởi thế, nếu không có đức tin th́ phép lạ có xẩy ra con người cũng không chấp nhận: “Nếu họ đă không nghe Moisen và các tiên tri th́ cho dù kẻ chết có hiện về họ cũng sẽ không tin” (Lk 16:31). Tuy nhiên, phép lạ hay sự lạ, tự bản chất của ḿnh, dầu sao cũng là những ǵ cần thiết để làm cho con người hữu h́nh dễ tin tưởng hơn, nhất là để chứng tỏ cho thấy đức tin Kitô Giáo không phải là một cái ǵ dị đoan mù quáng chẳng có một căn cứ nào cả: “Thày nói với các con điều này bây giờ đây trước khi nó xẩy ra, để khi nó xẩy ra th́ các con tin” (Jn 14:29; xem Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, số 156).

 

·         Vậy Fatima có phải là một sự lạ hay chăng?

·         Nếu thực sự Fatima là một sự lạ th́ Sự Lạ Fatima này có ư nghĩa ǵ trong lúc này đây??

·         Phải chăng Fatima là Dấu Chỉ Thời Đại Cứu Độ???

 

 

PHẢI CHĂNG FATIMA THỰC SỰ LÀ MỘT SỰ LẠ?

– NHỜ TRÁI TIM MẸ …

 

 

Để biết Fatima có phải thực sự là một sự lạ hay không, chúng ta cần phải nắm vững tính cách lịch sử của Biến Cố Fatima. Biến Cố Fatima là việc Mẹ Maria hiện ra với ba trẻ mục đồng là Lucia (10 tuổi), Phanxicô (gần 9 tuổi) và Giaxinta (7 tuổi) tại một thôn làng Fatima hẻo lánh ở nước Bồ Đào Nha vào năm 1917. Thời điểm xẩy ra Biến Cố Fatima này bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1917, một thời điểm xẩy ra ngay ở khoảng giữa cuộc Cách Mạng Nga, cuộc cách mạng được bắt đầu từ ngày ông tổ đảng Cộng Sản là Lênin về Nga, 16/4/1917, và được kết thúc thành công vào ngày 7/11/1917.

 

Thật vậy, Cách Mạng Nga nói riêng và Cộng Sản Nga nói chung có một liên hệ hết sức mật thiết với Biến Cố Fatima. Đến nỗi, có thể nói, trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đă chọn dùng dân tộc Do Thái để tỏ ḿnh ra cho lịch sử thế nào, trong thế kỷ 20 Thiên Chúa cũng đă chọn dùng dân tộc Nga Sô để tỏ ḿnh ra cho nhân loại như vậy. Ở chỗ, ngoài việc Thiên Chúa cố ư làm cho xẩy ra trùng hợp một cách khít khao giữa Biến Cố Fatima (5-10/1917) và Cách Mạng Nga (4-11/1917), mà c̣n ở trong chính nội dung của những ǵ được gọi là Bí Mật Fatima nữa. Không phải hay sao, được chị nữ tu Lucia, một trong ba trẻ mục đồng được thị kiến Đức Mẹ Maria hiện ra ở Fatima năm 1917, viết ra từ ngày 31/8/1941 trong Hồi Kư phần thứ ba của chị, Bí Mật Fatima đă tiên báo về Nước Nga như sau:

 

        “Chiến tranh sắp chấm dứt, nhưng nếu người ta không thôi xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến khốc liệt hơn sẽ bùng nổ trong đời Đức Piô XI. Khi các con thấy ánh sáng lạ lùng chiếu giữa ban đêm, th́ các con hăy biết rằng đó là điềm lạ vĩ đại Thiên Chúa muốn cho các con hay Ngài sắp sửa trừng phạt thế giới tội lỗi, bằng chiến tranh, đói khát và việc bắt bớ Giáo Hội cùng Đức Thánh Cha. Để ngăn ngừa điều này, Mẹ sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và xin rước lễ đền tạ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng. Nếu người ta nghe lời Ta yêu cầu, Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có ḥa b́nh. Bằng không, Nước Nga sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới, gây chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Nhiều người lành sẽ chịu tử v́ đạo, Đức Thánh Cha sẽ phải khổ; nhiều nước sẽ biến mất. Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng hiến Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được ban cho một thời gian ḥa b́nh”.

(Documents on Fatima, Fatima Family Apostolate, United States of America,       English edition, 1992, trang 366, 402)

 

Sự kiện về việc Nước Nga sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới, gây chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Nhiều người lành sẽ chịu tử v́ đạo, Đức Thánh Cha sẽ phải khổ; nhiều nước sẽ biến mất” được tiên báo và cảnh báo trong Bí Mật Fatima này ba tháng trước Cách Mạng Tháng Mười 1917 ở Nga đă hoàn toàn xẩy ra ứng nghiệm đúng như vậy trong gần hết thế kỷ 20, nghĩa là cho tới đầu thập niên cuối cùng của thế kỷ, qua việc lănh tụ Gorbachev chính thức từ chức vào ngày 25/12/1991. “Nước Nga sẽ trở lại” quả là một sự lạ, một sự lạ chẳng những v́ nó đă được tiên báo mà c̣n ở đường lối dẫn đến việc ứng nghiệm của lời tiên báo này nữa. Đúng thế, là một đầu năo của chế độ Cộng Sản, cũng là một siêu cường quốc của thế giới Cộng Sản và là một lực lượng đệ nhất đối đầu với thế giới tự do tư bản, “Nước Nga sẽ trở lại” bằng cách nào, nếu không phải bởi một quyền lực siêu nhiên, như cũng đă được tiên báo trong Bí Mật Fatima phần thứ hai: “Cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng. Đức Thánh Cha sẽ dâng hiến Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được ban cho một thời gian ḥa b́nh”.

Quyền lực siêu nhiên làm cho “Nước Nga sẽ trở lại” đây, theo Bí Mật Fatima, đó là chính Trái Tim của Mẹ Maria: “Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng”. Chữ “cuối cùng” trực tiếp mở đầu cho lời tiên báo “Trái Tim Mẹ sẽ thắng” này cho thấy, cho dù những ǵ đă xẩy ra trước đó do Nước Nga gây ra, như “Nước Nga sẽ truyền bá lầm lạc khắp thế giới, gây chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Nhiều người lành sẽ chịu tử v́ đạo, Đức Thánh Cha sẽ phải khổ; nhiều nước sẽ biến mất” đi nữa,cuối cùng” Trái Tim Mẹ cũng sẽ giải độc cho họ, làm cho họ hoàn toàn từ bỏ chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản vô thần duy vật. Thế nhưng, siêu quyền lực là “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria” thắng quyền lực thần dữ được hiện thân nơi chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản vô thần duy vật ở Nước Nga này chỉ thực sự xẩy ra qua vai tṛ trung gian của Giáo Hội Chúa Kitô nói chung và Giáo Hội Công Giáo Rôma nói riêng mà thôi. Bởi thế, ngay sau khi tiên báo “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng” và ngay trước khi tiên báo “Nước Nga sẽ trở lại”, Bí Mật Fatima phần thứ hai liền tiên báo “Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ”.

 

Thế nhưng, thực tế cho thấy, việc hiến dâng Nước Nga là một điều kiện duy nhất quá dễ làm như thế lại không phải là một việc làm dễ. Bởi v́, vừa là nền tảng đức tin của chung Kitô Giáo vừa là thủ lănh của Hàng Giáo Phẩm của riêng Giáo Hội Công Giáo Rôma, Đức Thánh Cha không thể nào dễ dàng nghe theo và làm theo một việc phát xuất từ một mạc khải tư như Bí Mật Fatima này. Bằng không, chẳng những cá nhân ngài mà c̣n cả khối Kitô Giáo và Công Giáo sẽ trở thành một đám người mê tín dị đoan trước mắt thế giới văn minh vật chất ngày nay, nếu sau khi ngài hiến dâng Nước Nga xong rồi sau đó chẳng bao giờ thấy Nước Nga trở lại ǵ cả. Chính v́ thế, cho dù nữ tu Lucia có viết thư đệ tŕnh Đức Thánh Cha Piô XII từ ngày 24/10/1940 đi nữa về việc ngài cần phải hiến dâng Nước Nga vẫn không thực sự xẩy ra (như ngày 31/10/1942 của Đức Thánh Cha Piô XII và ngày 21/11/1964 của Đức Thánh Cha Phaolô VI) hay hoàn toàn xẩy ra (như ngày 7/7/1952 của Đức Thánh Cha Piô XII và ngày 13/5/1982 của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II) cho măi tới ngày 25/3/1984, ngày Lễ Trọng Kính Đức Mẹ được thiên thần truyền tin thụ thai Con Thiên Chúa.

 

Tuy nhiên, mặc dù có là một vị giáo hoàng đặc biệt sùng kính Mẹ Maria, qua khẩu hiệu “Totus Tuus” (tất cả thuộc về Mẹ) Ngài nhận từ ngày lên làm giám mục ở Balan đi nữa, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng vẫn không thực hiện việc hiến dâng Nước Nga cho Mẹ ngay từ khi Ngài mới lên làm giáo hoàng vào tháng 10 năm 1978. Thực tế cho thấy, phải đợi cho đến chính lúc bàn tay từ mẫu của Mẹ Maria trực tiếp và hiển nhiên chạm đến sự sống của ḿnh, khi Mẹ cứu Ngài thoát khỏi cuộc mưu sát tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào chính ngày 13/5/1981, ngày kỷ niệm Mẹ Maria hiện ra lần đầu tiên tại Fatima, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mới hoàn tất việc hiến dâng Nước Nga vô cùng khó khăn này. Thật thế, sau khi bị ám sát trọng thương hồi tỉnh lại và cảm nghiệm được thực sự những ǵ trong Bí Mật Fatima phần thứ ba mà Ngài đă đọc thấy về “một vị giám mục mặc áo trắng…... bị bắn gục xuống đất như chết” đó là chính ḿnh, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă sang tận Linh Địa Fatima ngày 13/5/1982, kỷ niệm sau đúng một năm thoát nạn mưu sát, để trước hết cảm tạ Mẹ Maria đă ra tay cứu mạng của Ngài và sau nữa hiến dâng Nước Nga cho Mẹ.

 

Như thế, “cuối cùng Trái Tim Mẹ sẽ thắng” ở đây chẳng những được hiểu là Mẹ Maria quyền năng đă làm cho Nước Nga trở lại mà Mẹ c̣n làm chủ được cả thần dữ, một quyền lực tối tăm âm mưu sử dụng bàn tay loài người (mà t́nh báo thế giới vẫn có đủ lư do t́nh nghi là do Cộng Sản quốc tế gây ra) để tiêu diệt Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, một vị giáo hoàng đến từ một nước Cộng Sản (Balan) và đă đóng vai tṛ chủ yếu trong việc sụp đổ của Biến Cố Đông Âu, như chủ tịch Gorbachev sau này đă công nhận. Nếu việc ám sát hụt của lực lượng tối tăm đă thực sự khiến cho Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hoàn tất việc hiến dâng Nước Nga cho Mẹ th́, không phải hay sao, “cuối cùng Trái Tim Mẹ sẽ thắng” đây c̣n được hiểu là Mẹ đă sử dụng chính bàn tay thần dữ để làm việc cho Mẹ, tức là thần dữ đă không ngờ âm mưu đen tối của ḿnh lại làm sáng tỏ những ǵ đă được tiên báo trong Bí Mật Fatima, tức đă làm cho “Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại” hoàn toàn ứng nghiệm đúng như Bí Mật Fatima.

 

Đúng vậy, sau khi thấy việc hiến dâng Nước Nga cho Mẹ ở Fatima ngày 13/5/1982 chưa hoàn tất đúng như cách thức Thiên Chúa muốn, ở chỗ Ngài c̣n cần phải hợp với các vị giám mục trên thế giới nữa, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă tái hiến dâng Nước Nga cho Mẹ ngày 25/3/1984 (như trên đă đề cập tới), sau khi đă gửi thư kêu mời các vị giám mục trên thế giới hiệp dâng với Ngài từ ngày 8/12/1983. Chính v́ cuộc hiến dâng Nước Nga cho Mẹ này đă thực sự hoàn tất mà, ngay một năm sau, tức vào tháng 3 năm 1985, Gorbachev đă xuất hiện, để rồi, với chủ trương glasnot về việc cởi mở tư tưởng và parestroika về việc cải tổ kinh tế của ông, Biến Cố Đông Âu đă xẩy ra hoàn toàn bất ngờ trước mặt thế giới vào cuối năm 1989, và kết thúc bằng việc Nước Nga trở lại vào ngày Lễ Giáng Sinh 25/12/1991. Biến cố Nước Nga trở lại, một sự kiện đă được tiên báo trong Bí Mật Fatima, như thế không phải là một sự lạ hay sao? Nếu Nước Nga trở lại đúng như Bí Mật Fatima tiên báo như thế th́ chính Fatima phải là một sự lạ hơn nữa. Bởi v́, Sự Lạ Fatima không phải chỉ chấm dứt khi Nước Nga trở lại mà là mở màn cho nhân loại càng thấy rơ hơn Fatima chính là một Dấu Chỉ Thời Đại Cứu Rỗi vậy.

 

 

SỰ LẠ FATIMA CÓ Ư NGHĨA G̀ TRONG LÚC NÀY ĐÂY?

– TRỞ VỀ CÙNG CHÚA!

 

 

Đúng thế, chính v́ là một Sự Lạ mà Fatima cũng là một Dấu Chỉ, tức là một sự kiện lịch sử do quyền lực tác nhân làm nên có ngụ ư siêu nhiên ǵ đó muốn tỏ cho con người biết để họ kịp thời đáp ứng. Về ư nghĩa của Sự Lạ Fatima, chắc không ai thấu triệt bằng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, v́ chính bản thân Ngài đă nhận ra Dấu Chỉ Fatima qua vụ Ngài bị ám sát song thoát chết ngày 13/5/1981 và từ đó đă hiến dâng Nước Nga cho Mẹ để kịp thời đáp ứng dự án cứu độ của Thiên Chúa vào đúng thời điểm Ngài ấn định. Sau đây là những cảm nghiệm của Ngài về ư nghĩa của Sự Lạ Fatima được bộc lộ ở bài giảng trong Thánh Lễ Phong Chân Phước cho hai Thiếu Nhi Fatima là Phanxicô và Giaxinta ngày 13/5/2000 tại chính Linh Địa Fatima:

 

·         ’Một điềm lạ khác xuất hiện trên trời; đó là một con rồng đỏ khổng lồ’ (Rev 12:3). Những lời này trích từ bài đọc thứ nhất trong Thánh Lễ khiến chúng ta nghĩ đến một cuộc đối chọi lớn lao giữa thiện và ác, làm cho chúng ta thấy được rằng, một khi con người loại trừ Thiên Chúa ra ŕa, th́ họ không thể nào chiếm được hạnh phúc, trái lại, họ sẽ kết liễu ḿnh bằng việc tự hủy hoại bản thân. Đă có biết bao nhiêu là nạn nhân dọc suốt thế kỷ vừa qua của thiên niên thứ hai! Chúng ta nhớ đến những cảnh kinh hoàng của Thế Chiến Thứ Nhất và Thứ Hai, cũng như nhớ đến những cuộc chiến tranh khác ở rất nhiều phần đất trên thế giới, đến các trại tập trung và thảm sát, đến các trại lao động cải tạo, đến các cuộc thanh lọc và bách hại chủng tộc, đến nạn khủng bố, đến các cuộc bắt cóc, đến các thứ thuốc nghiện, đến các cuộc tấn công sự sống c̣n đang cưu mang và gia đ́nh.

 

Sứ điệp Fatima là một lời kêu gọi cải thiện đời sống, ở chỗ cảnh tỉnh nhân loại đừng dính dáng ǵ tới ‘con rồng’ có ‘cái đuôi quét đi một phần ba tinh tú trên trời mà hất xuống đất’ (Rev 12:4). Đích điểm cuối cùng của nhân loại là thiên đàng, ngôi nhà đích thực của họ, nơi Cha trên trời chờ đợi mọi người bằng cả mối t́nh yêu nhân hậu của Ngài.

“Thiên Chúa không muốn một ai bị hư đi; đó là lư do tại sao 2000 năm trước đây Ngài đă sai Con Ngài xuống thế, ‘để t́m kiếm và cứu vớt kẻ hư khốn’ (Lk 19:10). Và Ngài đă cứu chúng ta bằng cái chết của Người trên thập giá. Chớ ǵ đừng có ai làm cho quyền năng của Thập Giá hóa ra hư không! Chúa Giêsu đă chết và đă sống lại từ trong kẻ chết để làm ‘trưởng tử của nhiều anh em’ (Rm 8:29).

 

Bằng tấm ḷng quan tâm từ mẫu của ḿnh, Đức Trinh Nữ đă đến Fatima đây để xin con người nam cũng như nữ ‘đừng xúc phạm đến Thiên Chúa là Chúa của chúng ta, Đấng đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi’. Chính niềm đau thương của một người mẹ đă thúc đẩy Người nói lên điều này; số phận của con cái của Người đang gặp hiểm nguy. Bởi thế mà Người đă xin các trẻ mục đồng nhỏ là: ‘Các con hăy cầu nguyện, hăy cầu nguyện nhiều và hy sinh cho các tội nhân; nhiều linh hồn sa hỏa ngục v́ họ đă không được một người nào cầu nguyện và hy sinh cho họ’”.

 

(L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 17/5/2000, đoạn 3)

 

Trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư hằng tuần 17/5/2000 tại Đại Thính Đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă cho biết lư do tại sao Ngài quyết định tiết lộ phần Bí Mật Fatima c̣n lại, phần mà các vị tiền nhiệm của ḿnh, Đức Gioan XXIII và Phaolô VI, không muốn tiết lộ, đó là v́ Ngài muốn cho nhân loại cũng nhận ra Dấu Chỉ Fatima như Ngài để có thể tích cực đáp ứng Sứ Điệp Fatima. Nguyên văn lời  Ngài như sau:

·         Tôi cảm thấy đă đến lúc thích hợp cần phải công khai tiết lộ những ǵ được chất chứa trong phần được gọi là thứ ba của bí mật này. ... Tôi dâng lời cảm tạ t́nh thương Thiên Chúa đă tỏ hiện qua việc can thiệp từ mẫu của Đức Maria trong thế kỷ 20. Các biến cố của một giai đoạn lịch sử với đầy những khủng hoảng ấy đă được đặc biệt sáng tỏ theo chiều kích của những lần Đức Mẹ hiện ra ở Fatima. Bởi thế, tất cả những ǵ Thiên Chúa t́nh thương đă tỏ cho Giáo Hội cũng như cho loài người thấy qua Đức Maria cũng không khó hiểu cho lắm”.

 

(Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 17/5/2000, đoạn 3)

 

·         Sứ điệp cải thiện đời sống và hy vọng từ Fatima đă truyền đi khắp thế giới, một sứ điệp hợp với mạc khải Kitô Giáo đă được ăn sâu vào lịch sử loài người. Sứ điệp ấy mời gọi các tín hữu hăy thiết tha nguyện cầu cho ḥa b́nh trên thế giới cũng như hăy hy sinh đền tội cho các tâm hồn biết sẵn sàng cải thiện đời sống. Đó thực sự là Phúc Âm của Đức Kitô, một Phúc Âm được tŕnh bày một cách mới mẻ cho thế hệ chúng ta đă bị các biến cố trong quá khứ đặc biệt thử thách. Ngày nay lời Thiên Chúa kêu gọi chúng ta qua Đức Trinh Nữ Maria tất cả vẫn c̣n tính cách hợp thời của nó”.

 

(cùng nguồn vừa được trích dẫn dẫn trên đây, đoạn 4)

 

Thật vậy, tất cả ư nghĩa của Sự Lạ Fatima là ở chính Sứ Điệp Fatima. Tuy nhiên, như Bí Mật Fatima đă làm nên Sự Lạ Fatima thế nào, th́ Sứ Điệp Fatima cũng được làm nên bởi Dự Án Fatima như vậy. Mà Dự Án Fatima là ǵ, nếu không phải Dự Án Fatima là phần rỗi các linh hồn và ḥa b́nh thế giới, đúng như đoạn mở đầu của toàn bộ Bí Mật Fatima:

 

·         “Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi tội nhân khốn nạn rơi xuống. Để cứu họ, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những điều Mẹ dạy được thi hành th́ nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh...”

(Documents on Fatima, Fatima Family Apostolate, United States of America,       English edition, 1992, trang 366, 402)

 

Thế nhưng, để thực hiện Dự Án Fatima này, dự án cứu rỗi từ thời điểm thế kỷ 20 ấy, Thiên Chúa đă làm như thế nào, nếu không phải là Ngài muốn thực hiện dự án cứu rỗi của ḿnh trong thời điểm khẩn cấp này đây nhờ Mẹ Maria, qua Mẹ Maria và cho Mẹ Maria. Đó là lư do Đức Mẹ đă tuyên bố: “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những điều Mẹ dạy được thi hành...”. Phải, như chị nữ tu Lucia xác định trong phần Hồi Kư thứ ba của chị về trọng tâm của Bí Mật Fatima phần thứ hai như sau:

 

·         “Bí mật được làm nên bởi ba phần khác nhau, hai trong ba phần này con sắp tiết lộ ra đây. Phần thứ nhất là thị kiến hỏa ngục... Phần thứ hai liên quan đến việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria...”.

 

(cùng nguồn vừa được trích dẫn dẫn trên đây, trang 365 và 368)

 

Và lịch sử loài người đă chứng thực điều này, chứng thực là, như phần thứ nhất của bài này đă tŕnh bày, chỉ sau khi Đức Thánh Cha hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga mới trở lại mà thôi. Qua việc Nước Nga trở lại này không phải chứng tỏ là Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ Maria được nhận biết và yêu mến hay sao. Ư định này của Ngài đă được xác định rơ qua chị Lucia hai lần, lần thứ nhất vào ngày 13/6/1917, lần Mẹ Maria hiện ra thứ hai, lần Mẹ cho chị biết về số phận riêng của ḿnh so với Phanxicô và Giaxinta:

 

·         Phải, Mẹ sẽ đưa Giaxinta và Phanxicô về trời sớm, c̣n con sẽ phải ở lại thế gian lâu hơn. Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến. Người muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”.

 

(cùng nguồn vừa được trích dẫn dẫn trên đây, trang 400)

 

Vào ngày 18/5/1939, tại Pontevedra, Tây Ban Nha, chị Lucia đă đề cập đến ư định của Thiên Chúa muốn Mẹ Maria được nhận biết và yêu mến qua bức thư viết cho cha Gonzalvez như sau:

 

·         “... Cách đây không lâu, con đă hỏi Chúa tại sao Chúa không làm cho Nước Nga trở lại mà không cần đến việc Đức Thánh Cha hiến dâng này?

 

“V́ Cha muốn cả Giáo Hội của Cha nhận biết việc hiến dâng đó như là một cuộc chiến thắng của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria, để sau này Giáo Hội có thể phát triển ḷng tôn sùng này và đặt ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội bên cạnh ḷng tôn sùng Thánh Tâm Cha”.

 

(cùng nguồn vừa được trích dẫn dẫn trên đây, trang 5)

 

Nếu sứ mệnh của bé mục đồng Lucia được Mẹ Maria cho biết từ năm 1917 là “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, th́ có thể chị nữ tu Lucia 93 tuổi này (22/3/1917-2000) đă hoàn thành sứ mệnh của ḿnh. V́ quả thực chị đă hết sức nỗ lực để chu toàn sứ mệnh chuyên biệt của ḿnh này, qua việc vận động để giáo quyền chấp nhận (ngày 13/9/1939) việc giữ các Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, việc xin Giáo Hội thành lập (ngày 4/5/1944) Lễ Kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ cho toàn thể hoàn vũ, và việc Đức Thánh Cha (ngày 25/3/1984) hiệp cùng hàng giáo phẩm hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Giờ đây, Bí Mật Fatima phần thứ ba đă được hoàn toàn tiết lộ, Mẹ càng được nhận biết và yêu mến th́ cũng chính là lúc chị sắp được về với Mẹ để gặp lại hai người em họ Á Thánh của ḿnh là Phanxicô và Giaxinta.

 

Ư định Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ Maria được nhận biết và yêu mến này đă được bộc lộ từ ngày 13/7/1917 trong phần Bí Mật Fatima thứ hai và đă được hiển nhiên thực hiện trong thế kỷ 20 qua việc Đức Thánh Cha hiến dâng Nước Nga và Nước Nga thực sự trở lại. Tuy nhiên, ư định này cũng đă được tiên báo từ đầu thế kỷ 18 qua Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort), người đă viết trong cuốn “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của ḿnh như sau:

 

·         Vào lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria phải được Thánh Linh làm cho nhận biết và tỏ hiện, để qua Mẹ, Chúa Giêsu Kitô cũng được nhận biết, yêu mến và phụng sự” (đoạn 49)

 

        Quyền năng của Mẹ Maria trên tất cả quỉ ma sẽ đặc biệt chiếu sáng vào những thời buổi sau này, khi mà Satan giăng bẫy gót chân của Mẹ, tức là giăng bẫy các tôi tớ khiêm hạ và các con cái nghèo hèn của Mẹ, thành phần Mẹ sẽ lập nên để chống lại với hắn” (đoạn 54).

 

Nếu câu nói thứ nhất của Thánh Long Mộng Phố trên đây được ứng nghiệm đặc biệt vào ngày 13/7/1917, khi Mẹ Maria tiết lộ ư định của “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, th́ câu nói thứ hai của Thánh Long Mộng Phố trên đây đă hoàn toàn ứng nghiệm nơi sự kiện “cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng, Đức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, Nước Nga sẽ trở lại”, đúng như quyền năng của Mẹ đă khôn khéo điều khiển thần dữ và hoàn toàn làm chủ thần dữ để thực hiện lời tiên báo này (như đă tŕnh bày ở phần thứ nhất của bài viết đây).

 

 

FATIMA LÀ DẤU CHỈ THỜI ĐẠI CỨU ĐỘ?

– BẰNG KINH MÂN CÔI.

 

 

Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ Maria được nhận biết và yêu mến qua sự kiện Nước Nga trở lại như thế nghĩa là Ngài muốn thế giới nhận biết Mẹ như chính Mẹ nhận biết Mẹ: “Thiên Chúa là Đấng toàn năng đă làm cho tôi những điều trọng đại” (Luca 1:49). Sở dĩ Thiên Chúa toàn năng đă làm cho Mẹ những sự trọng đại chẳng những v́ chính “Ngài đă thương đến phận thấp hèn tôi tớ của Ngài” (Luca 1:48) là Mẹ mà c̣n “v́ Mẹ đă tin vào những ǵ Thiên Chúa phán sẽ được thực hiện” (Luca 1:45). Như thế, Mẹ Maria “đầy ân phúc” (Luca 1:28) là một kỳ công của Thiên Chúa, v́ một đàng Mẹ được Thiên Chúa yêu thương “ở cùng” (Luca 1:28) hơn hết mọi tạo vật, mà c̣n v́ về phần ḿnh Mẹ cũng đă sống trọn cuộc đời hết ḿnh làm cho Ngài “đẹp ḷng mọi đàng” (Luca 3:22), tức Mẹ hoàn toàn “được ơn nghĩa trước mặt Thiên Chúa” (Luca 1:30).

 

Thật vậy, ở Fatima, Thiên Chúa muốn làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, ở chỗ “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”. Nghĩa là Thiên Chúa muốn cả loài người (“thế giới”), chứ không riêng ǵ con cái Giáo Hội, nhận biết uy thế của Mẹ trước nhan Ngài và quyền năng của Mẹ trên tạo vật, đến nỗi “nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới được ḥa b́nh” đều tùy thuộc vào “ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”. Xin lưu ư là, ở Fatima, Thiên Chúa không bảo con người tôn sùng Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, một đặc ân Mẹ đă xác nhận ḿnh có ở Lộ Đức ngày 25/3/1858, mà là Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ khác nhau ở chỗ, một đàng, Đặc Ân là những ǵ Thiên Chúa ban cho, đàng khác, Trái Tim là biểu hiệu cho tất cả những ǵ con người đáp ứng ân sủng Chúa ban. Vậy tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria nghĩa là nhận biết vai tṛ Mẹ Đồng Công với Chúa trong việc cứu loài người.

 

Trong đoạn kết của bản dẫn giải thần học về phần Bí Mật Fatima thứ ba được phổ biến ngày 26/6/2000, Đức Hồng Y Ratzinger, Tổng Trưởng Thánh Bộ Đức Tin, đă nhận định về Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ như sau:

 

·         “Sau hết, tôi muốn đề cập đến một diễn đạt chính yếu khác của ‘bí mật’, một diễn đạt đă thực sự trở thành nổi tiếng, đó là ‘Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng’. Điều này nghĩa là ǵ? Trái Tim hướng về Thiên Chúa này, được tinh tuyền bằng việc chiêm ngưỡng Thiên Chúa, c̣n mănh lơn cả súng ống và tất cả mọi loại vũ khí. Tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria, một tiếng nói phát xuất từ con tim của Mẹ, đă làm thay đổi lịch sử thế giới, v́ lời xin vâng ấy đă đem Đấng Cứu Thế đến trong thế gian, v́ nhờ tiếng ‘Xin Vâng’ của Mẹ, Thiên Chúa mới trở nên con người trong thế giới của chúng ta và cứ như vậy qua mọi thời đại. Tên Gian Ác có quyền trên thế gian này, như chúng ta nhận thấy và liên tục cảm nghiệm; hắn có quyền là v́ tự do của chúng ta tiếp tục để ḿnh bị dẫn xa ĺa Thiên Chúa.

 

“Thế nhưng, v́ chính Thiên Chúa đă có một trái tim nhân loại, nhờ đó, đă hướng tự do của con người về những ǵ là thiện hảo mà việc tự do chọn theo sự dữ không c̣n thắng cuộc nữa. Từ bấy giờ trở đi, lời thắng cuộc chính là lời này: ‘Trên dương gian các con sẽ phải chịu gian nan khốn khó, nhưng hăy vững ḷng, Thày đă chiến thắng thế gian’. Sứ điệp Fatima mời gọi chúng ta hăy tin tưởng vào lời hứa hẹn này”.

 

(L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 28/6/2000)

 

Mở đầu phần Bí Mật Fatima thứ ba, thị kiến cho thấy uy quyền cả thể của Mẹ Maria, uy thế đến nỗi có thể thắng vượt được cả phán quyết của Thiên Chúa đang tính giáng xuống trên thế gian tội lỗi:

 

        “Ở bên trái của Đức Mẹ và cao hơn một chút, chúng con thấy có một vị Thiên Thần cầm một lưỡi gươm cháy lửa nơi tay trái; thanh gươm chớp chớp phát ra những ngọn lửa như muốn thiêu đốt thế giới; tuy nhiên, những ngọn lửa ấy đă bị tắt mất trước ánh quang sáng ngời từ bàn tay phải của Đức Mẹ phát ra chiếu về phía vị Thiên Thần”.

 

(cùng nguồn vừa được trích dẫn)

 

Đó cũng là lư do tại sao Mẹ Maria xưng ḿnh “Ta là Đức Mẹ Mân Côi” vào lần hiện ra cuối cùng ở Fatima, 13/10/1917. “Ta là Đức Mẹ Mân Côi” ở Fatima đây chẳng những bao gồm ư nghĩa “Ta là Đấng Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội” ở Lộ Đức ngày 25/3/1858, mà c̣n chất chứa và bộc lộ cả quyền năng Mẹ muốn tỏ ra cho con người thấy nữa, như Mẹ đă tỏ ra qua hiện tượng mặt trời xoay múa ngay sau khi kết thúc Biến Cố Fatima 13/10/1917 trước mặt cả 70 ngàn người ở đó bấy giờ, cũng như Mẹ cũng đă tỏ ra cho thế giới biết khi làm cho Nước Nga trỡ lại. Chính v́ thế, vào lần hiện ra thứ ba, trước khi cho 3 Thiếu Nhi Fatima thị kiến thấy hỏa ngục và tiết lộ Bí Mật Fatima cho các em, Mẹ Maria đă phán:

 

        Ta muốn các con tiếp tục cầu Kinh Mân Côi hằng ngày để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi mà cầu cho ḥa b́nh thế giới cũng như cho việc chấm dứt chiến tranh, v́ chỉ có Người mới có thể cứu giúp được thôi”.

 

(Documents on Fatima, Fatima Family Apostolate, United States of America,      English edition, 1992, trang 401)

Thật vậy, không ǵ tỏ ra ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, như Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới, bằng việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày”, như Mẹ Maria lần nào hiện ra ở Fatima, tức cả sáu lần hiện ra ở Fatima, đều lập đi lập lại. Không phải hay sao, khi sốt sắng tuyên xưng “kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Con ḷng Bà gồm phúc lạ”, ở nửa phần trên của Kinh Kính Mừng, loài người không tỏ ra ḿnh nhận biết “Thiên Chúa là Đấng toàn năng đă làm cho tôi những sự trọng đại” (Luca 1:49) hay sao? Cũng qua Kinh Kính Mừng này, ở nửa phần sau, khi nhận biết ḿnh trước vinh hiển tuyệt vời Chúa đă ban riêng cho Mẹ cũng là ban chung cho loài người: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”, không phải là loài người tội lỗi tỏ ḿnh ra muốn thực sự cải thiện đời sống để được cứu rỗi hay sao, tức là họ tỏ ra tin vào t́nh yêu thương vô cùng của Thiên Chúa, Đấng đă ban cho Mẹ quyền năng chẳng những về phương diện thiên nhiên, qua hiện tượng Mẹ làm cho mặt trời xoay múa, mà c̣n về cả phương diện tâm linh, qua việc Mẹ làm cho Nước Nga trở lại và thế giới được ḥa b́nh, nhất là về phương diện siêu nhiên, qua việc làm cho “nhiều linh hồn được cứu rỗi” nữa? Như thế, việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” chính là việc thực hiện Sứ Điệp Fatima đích thực nhất, trọn vẹn nhất và dễ dàng nhất, một sứ điệp kêu gọi loài người hăy nhờ Mẹ Maria trở về cùng Thiên Chúa, Đấng Mẹ Maria đă hết sức đau thương van nài loài người trước khi công khai kết thúc Biến Cố Fatima ngày 13/10/1917:

 

·         “Đứng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi”.

 

(cùng nguồn vừa được trích dẫn dẫn trên đây, trang 405)

 

Nếu Dự Án Fatima là phần rỗi các linh hồn và ḥa b́nh thế giới, như đầu phần Bí Mật Fatima thứ hai tiết lộ cho biết, th́ dự án này cũng ở ngay nơi Kinh Mân Côi nữa. Trước hết, Kinh Mân Côi liên hệ đến ḥa b́nh thế giới, ở chỗ, bao giờ kêu gọi và nhắc nhở các em Thiếu Nhi Fatima sứ giả của ḿnh “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, Mẹ Maria hầu như cũng thêm ư chỉ “để chấm dứt chiến tranh” (như vào lần hiện ra thứ 5) hay “để thế giới ḥa b́nh và chấm dứt chiến tranh” (như vào lần hiện ra thứ 1, 3 và cả lần 6). Sau nữa, Kinh Mân Côi c̣n liên hệ đến phần rỗi các linh hồn nữa, ở chỗ, sau khi tiết lộ xong toàn bộ Bí Mật Fatima ngày 13/7/1917, Mẹ Maria đă xin ba em Thiếu Nhi Fatima thế này:

 

·         Khi các con lần hạt, sau mỗi một mầu nhiệm, các con hăy nguyện: ‘Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn’”.

 

(cùng nguồn vừa được trích dẫn dẫn trên đây, trang 402)

 

Đúng thế, bất cứ một tội nhân nào, dù tội lỗi đến đâu đi nữa, một khi đă biết cầm đến tràng chuỗi Mân Côi, tức biết “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, th́ chắc chắn sẽ được Thiên Chúa yêu thương cứu rỗi qua lời cầu bầu vạn năng của Mẹ Maria đầy ơn phúc. Bởi v́, để trở về với Thiên Chúa là Đấng vô cùng Thánh Hảo và Toàn Thiện, đặc biệt qua việc Ngài thực sự và sống động hiện diện nơi Bí Tích Thánh Thể, con người cần phải sạch tội mới có thể đến được với Ngài, tức mới có thể rước lấy Ngài mà được sống (xem Gioan 6:54). Tuy nhiên, kinh nghiệm sống đạo cho thấy, con người yếu đuối không thể nào không phạm tội, mà đă phạm tội, nhất là tội trọng, con người càng ngại đi xưng tội, v́ đi xưng tội th́ phải chừa tội, và càng ngại xưng tội càng không có đủ ơn Chúa để xa lánh tội nên càng phạm tội, tức càng xa Chúa, để rồi càng xa Chúa, con người càng xa nhau, càng bất an và hỗn loạn, như t́nh trạng xă hội của nền “văn hoa sự chết” ngày nay hiển nhiên cho thấy. Vậy để làm sao con người có thể đến được với ṭa giải tội, tức trở về với t́nh thương của Chúa nơi Bí Tích Ḥa Giải, để nhờ đó trở về với nhau, và cũng nhờ đó thế giới được ḥa b́nh, nếu không phải trước hết bằng Kinh Mân Côi, một kinh con người thành tâm tỏ ra nh́n nhận ḿnh “là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử”, một kẻ có tội “cần đến ḷng Chúa thương xót hơn”.

 

Tuy nhiên, cả đến việc làm sao cho con người tội lỗi có thể cầm đến tràng hạt Mân Côi cũng là một điều hết sức khó khăn nữa. Chẳng những v́ con người tội nhân, càng biết đâu là sự thật, hay càng biết lành biết dữ, họ lại càng rất sợ phải cải thiện đời sống, tức sợ phải bỏ đi lối sống rộng răi buông thả của đa số và phải ép ḿnh đi vào con đường hẹp Phúc Âm của thiểu số (xem Mathêu 7:13-14), mà c̣n v́ con người tội lỗi ngày nay không c̣n nh́n nhận ḿnh có tội nữa, tức đă mất đi ư thức tội lỗi, thậm chí họ c̣n biến lành thành dữ và lấy ác làm thiện, như những khoản luật vô luân phản nhân bản cho phép ly dị, phá thai, hôn nhân đồng tính và tạo sinh ngoại nhiên v.v., th́ làm sao họ có thể mở miệng xin ơn tha thứ, có thể làm ḥa với Chúa và với nhau được. Đó là lư do tại sao, ngay lần đầu tiên vừa hiện ra với ba em Thiếu Nhi Fatima, chưa cho các em biết ḿnh là ai và đến để làm ǵ, như lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917, Mẹ Maria đă triệu tập ngay một Lực Lượng Fatima, qua lời Mẹ kêu gọi các em nhỏ này hiến thân làm vật hy sinh cứu rỗi các tội nhân như sau:

 

·         Các con có muốn dâng ḿnh cho Thiên Chúa để chấp nhận tất cả mọi đau khổ Ngài muốn gửi đến cho các con, như một việc đền tạ các tội lỗi Ngài phải chịu mà cầu cho tội nhân ơn ăn năn cải thiện đời sống không?”

 

 (cùng nguồn vừa được trích dẫn dẫn trên đây, trang 399)

 

Vào lần hiện ra thứ bốn, 19/8/1917, Mẹ Maria đă tiết lộ cho các em biết lư do tại sao các em cần phải:

 

·         “Cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều và hy sinh cho các tội nhân, v́ nhiều linh hồn phải sa hỏa ngục là bởi họ không có ai hy sinh và cầu nguyện cho họ”.

 

(cùng nguồn vừa được trích dẫn dẫn trên đây, trang 403)

 

Chính v́ thế, ba Thiếu Nhi Fatima năm 1917 nói chung và riêng hai vị tân Á Thánh Thiếu Nhi Phanxicô và Giaxinta nói riêng đă thực sự trở thành tông đồ đích thực của Đức Mẹ Mân Côi Maria, Đấng đến Fatima không phải chỉ để ban Sứ Điệp Fatima mà c̣n để thành lập một Lực Lượng Fatima. Nếu Giaxinta là Thiếu Nhi Fatima nhỏ nhất, em thiếu nhi bị kinh khiếp nhất khi thị kiến thấy hỏa ngục, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các tội nhân và t́m đủ mọi hy sinh hăm ḿnh để cầu nguyện cho họ ăn năn trở lại, th́ Phanxicô là Thiếu Nhi Fatima nam duy nhất, em thiếu nhi bị dung nhan sầu buồn của Mẹ Maria chiếm đoạt, lúc nào cũng nghĩ đến Chúa Giêsu ẩn thân và t́m dịp để âm thầm an ủi Người bằng tràng chuỗi Mân Côi luôn cầm trong tay. Trong bài giảng cho Thánh Lễ Phong Chân Phước cho hai em Thiếu Nhi Fatima này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nhận định như sau:

 

·         Điều gây ấn tượng nhất và đă hoàn toàn chiếm đoạt Chân Phước Phanxicô là việc Thiên Chúa ở trong luồng ánh sáng vô tận đă thấu nhập tận thâm tâm ba em ấy. Thế nhưng, Thiên Chúa chỉ nói với một ḿnh Phanxicô, như em cho biết, là Ngài “buồn biết bao”. Có một đêm kia, bố của em nghe thấy em thổn thức th́ hỏi em tại sao em khóc; người con của ông liền trả lời rằng: ‘Con đang nghĩ đến Chúa Giêsu là Đấng rất buồn phiền v́ các tội lỗi đă xúc phạm đến Người’. Em đă được thúc đẩy bởi một ước vọng duy nhất đó là ‘an ủi Chúa Giêsu và làm cho Người được vui’ – thật lạ lùng về ư nghĩ của các trẻ em.

 

Một cuộc biến đổi đă xẩy ra trong cuộc đời em, một cuộc đổi thay chúng ta có thể gọi là tận gốc rễ: một cuộc biến đổi hoàn toàn khác thường đối với trẻ nhỏ ở vào lứa tuổi của em. Em hăng say dấn ḿnh vào cuộc sống thiêng liêng, được biểu lộ bằng việc chuyên tâm sốt sắng cầu nguyện, và đă đạt tới một thứ thần hiệp thực sự với Chúa. Cuộc sống thiêng liêng này thôi thúc em tiến đến việc thanh tẩy tâm linh bằng việc từ bỏ những thích thú riêng tư và ngay cả những tṛ chơi vô tội của thuở thiếu thời.

 

“Phanxicô không hề than phiền khi chịu đựng các đau đớn cả thể do bệnh nạn gây ra làm cho em phải chết. Để an ủi Chúa Giêsu, tất cả hầu như là quá ít đối với em, ở chỗ, em đă chết với một nụ cười trên môi. Bé Phanxicô đă có một ước vọng cả thể trong việc đền bồi những xúc phạm của các tội nhân, bằng việc nỗ lực sống tốt lành và hiến dâng các hy sinh và lời cầu nguyện. Đời sống của Giaxinta, đứa em gái của em, nhỏ hơn em gần hai tuổi, cũng được những cảm thức này tác động.

 

(L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 17/5/2000, đoạn 2)

 

·         Bé Giaxinta đă cảm được và nghiệm thấy nơi bản thân ḿnh nỗi sầu thương của Đức Mẹ, bằng việc anh hùng hiến ḿnh như một vật hy sinh cho các tội nhân. Một ngày kia, khi em và Phanxicô bị bệnh làm cho các em phải nằm giường, Đức Maria đă đến thăm các em ở nhà, như bé gái thuật lại: ‘Đức Mẹ đă tới thăm chúng con và nói rằng chẳng mấy chốc nữa Người sẽ đến mang Phanxicô về trời. Và Người hỏi con có muốn hoán cải các tội nhân hơn nữa không. Con thứa Người là có’. Rồi tới lúc Phanxicô ra đi, nhỏ gái nói với anh ḿnh rằng: ‘Xin anh cho em gửi lời chào Chúa và Đức Mẹ nhé, và thưa cùng các Ngài rằng em đang chịu đựng mọi sự các Ngài muốn để cầu cho các tội nhân ăn năn cải thiện đời sống’. Giaxinta đă bị kích động sâu xa bởi thị kiến hỏa ngục vào lần Đức Mẹ hiện ra 13/7, đến nỗi không một việc hy sinh hăm ḿnh hay đền tội nào em cho là quá sức trong việc cứu các tội nhân”.

 

(cùng nguồn vừa được trích dẫn dẫn trên đây, đoạn 4.1)

Trọng tâm của phần Bí Mật Fatima thứ ba là ǵ, nếu không phải phần rỗi các linh hồn, thế nhưng, một phần rỗi vô cùng quan trọng này lại được Thiên Chúa thực hiện bằng máu của các vị chứng nhân tử đạo, tức máu của “gịng dơi người nữ” (Rev 12:17), thành phần  giống như Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria “đă theo Con Chiên đi đến bất cứ nơi nào Con Chiên đi” (Rev 14:4) , cho đến khi “đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu” (Jn 19:25), để Đồng Công Cứu Chuộc với Người.

 

        “Dưới hai cánh Thập Giá có hai Thiên Thần, mỗi vị cầm trong tay ḿnh một b́nh nước thánh bằng pha lê để chứa đựng máu của các vị Tử Đạo và hai vị dùng máu ấy vẩy trên những linh hồn đang t́m đường đến cùng Thiên Chúa”.

 

(L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 28/6/2000)

 

 

Tóm lại, nếu Dự Án Fatima là phần rỗi các linh hồn và ḥa b́nh thế giới th́ Đường Lối Fatima là ḷng “tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới” như Thiên Chúa muốn, một đường lối được thể hiện qua việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” nhất là của thành phần Tông Đồ Fatima trong việc dâng ḿnh làm vật hy sinh cầu nguyện cho “nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới ḥa b́nh”. Fatima thực sự là một Dấu Chỉ Thời Đại Cứu Độ, một Dấu Chỉ Thời Đại nhờ Mẹ Maria trở về cùng Thiên Chúa bằng Kinh Mân Côi.

 

Nếu Fatima được biểu tượng bằng một ṿng tṛn, với tâm điểm ở giữa và ngoại tuyến ở ngoài, cả hai được liên kết với nhau bằng một đường bán kính, th́ tất cả Cấu Trúc Fatima, như những ǵ đă được tŕnh bày và chia sẻ trên đây, sẽ hiện lên như sau:

 

Về Nội Dung Fatima, nếu Tâm Điểm Fatima là “Chúa, Thiên Chúa của chúng ta”, và Ngoại Tuyến Fatima là “các linh hồn cần đến ḷng thương xót Chúa hơn”, th́ Bán Kính Fatima là “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa” (lời Mẹ nói với Lucia ngày 13/6/1917).

 

Về Thiếu Nhi Fatima, nếu Tâm Điểm Fatima là Thiên Chúa được Phanxicô an ủi đền tạ, và Ngoại Tuyến Fatima là các tội nhân được Giaxinta hy sinh đền tội cho, th́ Bán Kính Fatima là Trái Tim Mẹ được Lucia phụ trách làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến.

 

Về Sứ Điệp Fatima, nếu Tâm Điểm Fatima là Thiên Chúa, Đấng con người phải Cải Thiện Đời Sống trở về với Ngài, và Ngoại Tuyến Fatima là các tội nhân, thành phần cần “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” để xin ơn cứu rỗi, th́ Bán Kính Fatima là Trái Tim Mẹ cần được thế giới nhận biết và tôn sùng.

 

Về Bí Mật Fatima, nếu Ngoại Tuyến Fatima là phần thứ nhất của bí mật về Hỏa Ngục, liên quan đến số phận đời đời của các linh hồn tội nhân cần được cứu độ, và Bán Kính Fatima là phần thứ hai của bí mật về ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, th́ Tâm Điểm Fatima là phần thứ ba của bí mật về T́nh Thương Thiên Chúa muốn cứu rỗi các linh hồn.