Dự Án Fatima

 

7. MARIA: ĐIỂM HẸN THẦN LINH

 

Hướng về Đấng Đầy Ơn Phúc trong Đại Năm Thánh 2000

 

 

 

LỜI ĐĂ NHẬP THỂ TRONG L̉NG TRINH NỮ MARIA

VÀ ĐĂ LÀM NGƯỜI

 

 

Phải, chính v́ “là t́nh yêu” (1Jn 4:8, 16), nên sau khi con người sa ngă nơi hai nguyên tổ của ḿnh, Thiên Chúa chẳng những đă không tiêu diệt loài tạo vật đă được Ngài dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Ngài để họ có thể thay Ngài nắm quyền làm chủ thế giới hữu h́nh (x Gen 1:26), trái lại, Ngài c̣n lợi dụng nỗi yếu đuối và thân phận tạo vật bất toàn của con người để tỏ ra thiện hảo tính “là Cha toàn năng” (Kinh Tin Kính) vô cùng của ḿnh nữa, khi Ngài tự động lên tiếng hứa với đứa con loài người bất trung bất nghĩa với ḿnh qua bản án Ngài tuyên phạt “con cựu xà là ma quỉ hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev 12:9): “Ta sẽ gây mối thù giữa ngươi và người nữ, giữa gịng dơi ngươi và miêu duệ người nữ; Người sẽ đạp nát đầu ngươi khi ngươi ŕnh cắn gót chân Người” (Gen 3:15).

·         Dự án của Chúa Cha bắt đầu được mạc khải qua ‘Protoevangelium’ (phúc âm tiên khởi), khi mà, sau lúc Adong và Evà sa ngă phạm tội, Thiên Chúa loan báo cho biết rằng Ngài sẽ gây mối thù giữa con rắn và người nữ: chính người con trai của người nữ sẽ đạp nát đầu con rắn (x.Gen 3:15). Lời hứa này đă được nên trọn trước hết ở biến cố Truyền Tin, khi Mẹ Maria được mời gọi trở nên Người Mẹ của Đấng Cứu Thế.

 

’Hăy vui lên hỡi đầy ân phúc’ (Lk 1:28). Lời đầu tiên Chúa Cha nói với Mẹ Maria, qua thiên thần của Ngài, là một thể thức chào mừng có thể được coi như một lời kêu mời hăy hân hoan vui mừng, một lời kêu mời âm vang lời tiên tri Zacaria nói với toàn thể dân Yến Duyên: ‘Hăy vui mừng hớn hở, hỡi nữ tử Sion! Ḱa đức vua của các cô đang đến với các cô’ (Zec 9:9; xem Zep 3:14-18). Qua lời nói đầu tiên với Mẹ Maria ấy, Chúa Cha đă tỏ cho thấy chủ ư Ngài muốn thông đạt niềm vui chân thực và hoàn toàn cho nhân loại. Niềm vui của Chúa Cha, ở chỗ có Con của Ngài ở với Ngài, được hiến ban cho hết mọi người, nhưng trước hết được kư thác cho Mẹ Maria, để niềm vui ấy được từ Mẹ lan ra khắp cộng đồng nhân loại”.

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng cũng là bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày 5/1/2000, đoạn 1 ở phần trên và đoạn 2 ở phần dưới, tuần san L’O sservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 12/1/2000).

 

Như thế, Mẹ Maria chính là Điểm Hẹn Thần Linh, là nơi Thiên Chúa toàn năng và toàn thiện muốn hẹn ḥ để gặp gỡ loài tạo vật vô cùng bất toàn và bất lực hết sức đáng thương mà Ngài đă dựng nên cho họ được thông phần vào Sự Sống Thần Linh của Ngài (xem sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, số 1 và 51), một sự sống họ đă bị “tên sát nhân ngay từ đầu” (Jn 8:44) làm mất đi song đă được Ngài ban lại cho họ c̣n “dồi dào hơn” (Jn 10:10) trước nữa, c̣n ngon hơn trước nữa (x Jn 2:10), nơi Người Con Thiên Sai của Ngài và qua một “người trinh nữ tên là Maria” (Lk 1:27): “Người đă Nhập Thể trong ḷng Trinh Nữ Maria và đă làm Người” (Kinh Tin Kính).

 

·         Chính Ngài muốn có sự hiện diện của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ. Khi quyết định sai Con ḿnh vào trần gian, Ngài đă muốn Người đến với chúng ta bằng việc được hạ sinh bởi một người nữ (x Gal 4:4). Như thế là Ngài đă muốn người nữ này, con người đầu tiên lănh nhận Con của Ngài, phải thông truyền Người ra cho toàn thể nhân loại.

 

Bởi vậy, trên con đường từ Chúa Cha đến loài người, Mẹ Maria đă có mặt như là một người mẹ tặng ban Người Con Cứu Thế cho tất cả mọi người. Đồng thời Mẹ c̣n có mặt trên cả con đường nhân loại phải đi qua để đến với Chúa Cha qua Chúa Kitô trong Thần Linh nữa (x Eph 2:18).

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày

12/1/2000, đoạn 1, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 19/1/2000)

 

 

GIÂY PHÚT LỜI NHẬP THỂ LÀ

GIÂY PHÚT “TUYỆT ĐỈNH THỜI GIAN”

 

 

Thật vậy, giây phút linh thiêng nhất và quan trọng nhất trong lịch sử tạo vật (kể cả thần thiêng) nói chung và loài người nói riêng là giây phút “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14). Giây phút Lời Nhập Thể này là giây phút gồm tóm tất cả những ǵ Thiên Chúa Toàn Hữu muốn tỏ cũng như muốn thông chính bản thân Ngài ra bên ngoài, từ mầu nhiệm tạo dựng đầu tiên (trong Sách Khởi Nguyên 1:1-31) cho đến mầu nhiệm canh tân sau hết (xem Sách Khải Huyền 21:1-27).

 

·         “Có thể nói, đối với Công Cuộc Cứu Độ, Mầu Nhiệm Nhập Thể được coi là khởi điểm, c̣n Mầu Nhiệm Vượt Qua mới là đích điểm. Bởi thế, theo Phụng Vụ của Giáo Hội, thời điểm trọng nhất trong Phụng Niên là Tam Nhật Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh. Thế nhưng, đối với Dự Án Cứu Độ, Mầu Nhiệm Nhập Thể mới thực sự là chính tâm điểm, bởi v́, có Mầu Nhiệm Nhập Thể mới có Mầu Nhiệm Vượt Qua, hay nói cách khác, Mầu Nhiệm Vượt Qua chỉ là tột đỉnh của Mầu Nhiệm Nhập Thể mà thôi, hoặc cũng có thể nói, Mầu Nhiệm Nhập Thể là Mầu Nhiệm bao gồm cả Mầu Nhiệm Phục Sinh, Mầu Nhiệm Giáo Hội và Mầu Nhiệm Cánh Chung. Tức là, nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể đă có cả Mầu Nhiệm Phục Sinh (v́ thân xác của Đức Kitô được ngôi hiệp với thần tính của Lời sẽ không bao giờ bị hư hoại), Mầu Nhiệm Giáo Hội (v́ Đức Kitô sẽ hiến mạng sống thân xác của ḿnh để cho chiên được sự sống viên măn hơn), và Mầu Nhiệm Cánh Chung (v́ Thiên Chúa hằng sống đă đi vào thời gian, nên thời gian đă được mặc lấy vĩnh cửu, và v́ nhân tính đă được kết hiệp với thần tính hằng sống, nên đă được, đang được và vĩnh viễn sẽ được canh tân, để xứng đáng làm nơi Thiên Chúa ngự trị, một ‘Tân Gialiêm’ – Rev.21:2)”.

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Lời Nhập Thể: Tuyệt Đỉnh Thời Gian,

các Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu, Dân Chúa Âu Châu và Hiệp Nhất,

cùng số tháng 12/1999)

 

Giây phút “Tuyệt Đỉnh Thời Gian” này là giây phút Trời Đất Hội Ngộ, là giây phút Đất Trời Giao Duyên, qua Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp của Lời Nhập Thể, của một Vị Thiên Chúa làm Người, đến nỗi, ngôn ngữ loài người có thể nói Thiên Chúa là một Con Người Thần LinhCon Người là Thiên Chúa Hiện Thân. Bởi v́, ngay giây phút “Tuyệt Đỉnh Thời Gian” này, Thần Tính và nhân tính đă hiệp nhất nên một nơi Ngôi Vị duy nhất là “con người Đức Giêsu Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người” (1Tim 2:5). Trong Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp, nhân tính không có trước Thần Tính, như kiểu xác thể con người có trước hồn thiêng khi họ được thụ thai và cưu mang trong ḷng mẹ, bằng không, “con người Đức Giêsu Kitô” chỉ là một con người được thần linh hóa, hay được thánh hóa ngay từ trong ḷng mẹ của ḿnh, như trường hợp của thai nhi Gioan Tẩy Giả mà thôi (x Lk 1:44), và như thế Người sẽ không c̣n là, hay nói đúng hơn, không phải là “Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người” nữa.

 

Tuy nhiên, dù hai bản tính Thần Nhân làm nên một Ngôi Vị duy nhất là “con người Đức Giêsu Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại”, song v́ tác nhân tạo nên “con người Đức Giêsu Kitô” này trong ḷng Trinh Nữ Maria không phải do loài người mà là “bởi Thánh Thần Thiên Chúa” (Mt 1:20; x Lk 1:35), nên chủ thể của “con người Đức Giêsu Kitô” ấy chính là Thiên Chúa, tức nơi Con Người Thần Linh độc nhất vô nhị ấy, Thần Tính mới là chính yếu, là bản thể, c̣n nhân tính chỉ là phụ thuộc, là tùy thể.

 

·         “Toàn thể biến cố Nhập Thể độc nhất vô nhị của Con Thiên Chúa không có nghĩa là Đức Giêsu Kitô một phần là Thiên Chúa và một phần là loài người, cũng không có ám chỉ Người là sản phẩm của việc trộn lẫn giữa những ǵ thần linh và loài người. Người đă thực sự trở nên con người mà vẫn thực sự là Thiên Chúa. Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật”

 

(Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo 1992, số 464, xem cả số 469)

 

·         “… Nhân tính của Đức Kitô không có một chủ thể nào khác ngoài ngôi vị thần linh Con Thiên Chúa, Đấng đă mặc lấy nhân tính ấy và biến nhân tính ấy thành nhân tính của ḿnh…” (cùng nguồn vừa dẫn, số 466)

 

·         “…Như thế, mọi sự nơi nhân tính của Chúa Kitô, chẳng những các phép lạ Người làm mà cả đến những khổ đau, thậm chí sự chết của Người nữa, đều phải được qui về ngôi vị thần linh của Người là chủ thể xứng hợp của nhân tính ấy…” (cùng nguồn vừa dẫn, số 468, xem cả câu thứ hai trong số 470)

 

·         “… Từ những chiếc tă vào đời cho tới dấm chua Khổ Nạn và khăn liệm Phục Sinh của Người, hết mọi sự nơi đời sống của Chúa Giêsu đều là dấu hiệu nói lên mầu nhiệm của Người (x Lk 2:7; Mt 27:48; Jn 20:7). Những việc làm, phép lạ và lời nói của Người, tất cả đều tỏ ra cho thấy rằng ‘toàn thể trọn vẹn thần tính ngự trị một cách thể lư ở nơi Người’ (Col 2:9). Nhân tính của Người như là ‘một bí tích’, tức như là một dấu hiệu và là một dụng cụ, của thần tính Người cũng như của ơn cứu độ Người mang đến, ở chỗ, những ǵ hữu h́nh nơi đời sống trần gian của Người đều dẫn đến mầu nhiệm vô h́nh của vai tṛ thiên tử và sứ vụ cứu chuộc của Người” (cùng nguồn vừa dẫn, số 515)

 

 

MẦU NHIỆM NGÔI HIỆP XẨY RA

NƠI CUNG L̉NG TRINH NỮ MARIA

 

 

Thế mà giây phút “Tuyệt Đỉnh Thời Gian” ấy, giây phút của Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp ấy, lại xẩy ra nơi cung ḷng của “một người trinh nữ đă đính hôn… tên là Maria ở Nazarét” (Lk 1:27). Như nơi biến cố Phục Sinh, cách thức thân xác của Chúa Kitô sống lại sẽ hoàn toàn và vĩnh viễn là một Mầu Nhiệm thế nào, nơi biến cố Nhập Thể cũng vậy, không một ai trên thế gian này có thể biết được, kể cả chính đương sự là Mẹ Maria cũng không thể nào biết được giây phút “Tuyệt Đỉnh Thời Gian” ấy đă diễn ra như thế nào ngay trong chính ḷng dạ của ḿnh, nghĩa là biết được cách thức thụ thai (theo khoa học) “có thể xẩy ra (cho một trinh nữ) không biết đến nam nhân” (Lk 1:34).

 

Vẫn biết, theo nguyên tắc, “cái ǵ sinh bởi thần linh là thần linh, cái ǵ sinh bởi xác thịt là xác thịt” (Jn 3:6), mà “trẻ thánh được trinh nữ sinh ra được gọi là Con Thiên Chúa” (Lk 1:35), chứ không phải chỉ là một con trẻ b́nh thường hay dù là một con trẻ siêu việt như “con trẻ” Gioan Tẩy Giả đi nữa (Lk 1:66; xem Mt 11:11), nên việc Mẹ Maria thụ thai, theo lời tổng thần Gabiên, là do “quyền phép Đấng Tối Cao” (Lk 1:35). Tuy nhiên, việc đậu thai của Trinh Nữ Maria trong giây phút “Tuyệt Đỉnh Thời Gian” ấy đă xẩy ra như thế nào, hay nói rơ hơn, “quyền phép Đấng Tối Cao” đă làm sao, trong khi “không bởi huyết nhục (ở đây hiểu là tinh chất đàn ông), hay bởi đam mê nhục dục, hoặc bởi ư muốn con người” (Jn 1:13), mà lại có thể tạo thành cho “Lời ở nơi Thiên Chúa và Lời là Thiên Chúa” (Jn 1:1) một thân xác làm nên nhân tính của Người ở trong tử cung của Trinh Nữ Maria?

 

Theo tự nhiên, đă sinh con th́ người phụ nữ không c̣n đồng trinh. Thế mà khoa học và kỹ thuật tối tân tiến ngày nay có thể tạo nên một trinh nữ sinh con nhân tạo cả trong việc thụ thai cũng như sinh con, bằng cách làm cho người trinh nữ nhân tạo ấy thụ thai qua việc cấy tinh trùng vào tử cung của họ thay v́ họ cần phải giao hợp, cũng như làm cho trinh nữ nhân tạo ấy sinh con qua việc mổ xẻ thay v́ họ phải đau đớn tự nhiên khi sinh con (x Gen 3:16). Ngoài ra, nếu khoa học và kỹ thuật thật kỳ diệu ngày nay, (vào tháng 2 năm 1997), cho thấy các ngành ấy vừa mới tạo nên được một con Dolly bằng việc phối bào nhân tạo (cloning), tức không cần đến việc sinh lư tự nhiên giữa hai giống tính đực cái nơi con vật, (hay giữa hai phái tính nam nữ nơi con người trong tương lai sắp đến?), Tuy nhiên, dù tân tiến đến đâu đi nữa, không bao giờ và măi măi sẽ không bao giờ khoa học và kỹ thuật có thể tạo nên được một trinh nữ sinh con thực thụ như trường hợp độc nhất vô nhị và vô tiền khoáng hậu là Mẹ Maria, một người nữ “không biết đến nam nhân” (Lk 1:34). Thật vậy, đối với Đấng “không việc ǵ là bất khả” (Lk 1:37; Mt 19:26), Ngài có thể tạo nên được một trinh nữ sinh con hoàn toàn tự nhiên vượt trên tầm kiến thức hạn hẹp và vượt ngoài ṿng tay khả năng của con người trần thế?!? Không phải hay sao, Phúc Âm đă cho con người thấy rằng, “bởi Chúa Thánh Thần” (Mt 1:20), Thiên Chúa đă thực sự tạo nên “một trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai”, đúng như lời Ngài tuyên phán qua miệng tiên tri Isaia (7:14) cả 7 thế kỷ trước.

 

Nếu Con Thiên Chúa nhập thể trong ḷng Trinh Nữ Maria là một con người thật sự, th́ dù được “thụ thai bởi quyền phép Đấng Tối Cao” (Lk 1:35), Người Con Thiên Chúa làm người mang tên “Giêsu” (Mt 1:21; Lk 1:31) này cũng phải có huyết nhục và h́nh dạng như nhân loại chúng ta, một thứ huyết nhục được phát xuất từ thân thể của người mẹ trần gian của ḿnh là Trinh Nữ Maria, và một thứ h́nh dạng được cấu thành trong tử cung của Người Mẹ diễm phúc này. Ở chỗ, vào chính giây phút nhập thể “Tuyệt Đỉnh Thời Gian” ấy, “bởi quyền phép Đấng Tối Cao” (Lk 1:35), Thánh Thể của Lời Nhập Thể đă được thụ thai bởi nguyên một ḿnh huyết nhục của thân xác Người Nữ “có phúc hơn mọi người nữ” (Lk 1:28, 42) này, để sau thời gian chín tháng được cưu mang ấy, Thai Trứng Thần Linh đă dần dần được cấu tạo và trở thành tầm vóc của “con người Đức Giêsu Kitô, Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người” (1Tim 2:5)!

 

Như thế, xét về xuất thân, Vị “Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người” là Đức Giêsu Kitô, theo thần tính, chỉ có một Cha duy nhất đồng bản thể ở trên trời (mà không có mẹ), và theo nhân tính, Người cũng chỉ có một người mẹ duy nhất dưới thế gian (mà không có cha):

 

·         Maria là người mẹ duy nhất, khi nói về Chúa Giêsu, có thể nói ‘con của Mẹ’, cũng như Chúa Cha nói: ‘Con là Con của Cha’ (Mk 1:11). Về phần ḿnh, Chúa Giêsu gọi Chúa Cha là ‘Abba, lạy Cha’, ‘Ba’ (x. Mk 14:36), trong khi đó Người gọi Mẹ Maria là ‘Má’, bằng tất cả ḷng cảm mến của ḿnh khi xưng hô như vậy”.

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng

cũng là bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày 5/1/2000, đoạn 4,

tuần san L’O sservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 12/1/2000).

 

Như thế, nơi Lời Nhập Thể là Đức Giêsu Kitô, Trời đất đă chính thức trở thành một gia đ́nh, trở thành một cộng đồng yêu thương và hiệp thông sự sống, trong đó có đủ thành phần cha mẹ và con cái, “Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn 17:3), Mẹ là “Người Nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Rev 12:1), và con cái, nói chung, là thành phần được dựng nên giống h́nh ảnh Thiên Chúa, tương tự như Ngài (x Gen 1:26), nói riêng, là “những ai chấp nhận Người” (Jn 1:12), “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14), “trưởng tử của tất cả mọi tạo vật, nơi Người mọi sự trên trời dưới đất được tạo thành, cả những vật hữu h́nh cũng như vô h́nh… tất cả mọi sự được dựng nên nhờ Người và cho Người” (Col 1:15-17).

 

Nơi Lời Nhập Thể là Đức Giêsu Kitô, chẳng những “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) mà Thiên Chúa thực sự c̣n là một Con Người, một con người “có xương có thịt” (Lk 24:39) nữa; và cũng chính v́ Thiên Chúa thực sự là một Con Người “có xương có thịt” nơi “con người Đức Giêsu Kitô”, mà loài người chẳng những là một con vật có lư trí mà c̣n là Thiên Chúa Hiện Thân (Mt 1:23; x Is 7:14, Jn 1:14). Đúng thế, theo bản tính của ḿnh, con người chỉ là h́nh ảnh Thiên Chúa, thế nhưng, nơi Đức Giêsu Kitô, thân phận của con người đă đạt đến Tuyệt Đỉnh Thần Linh, ở chỗ, con người đă Nhân Cách Hóa Thiên Chúa, đă trở thành Chân Dung của Thiên Chúa, và đă trở thành Mạc Khải của Thiên Chúa.

Nơi Đức Giêsu Kitô, con người đă thực sự và hoàn toàn Nhân Cách Hóa Thiên Chúa:

 

·         Chính Con Thiên Chúa khi nhập thể đă kết hợp với mỗi một người cách nào đó. Người đă làm việc với bàn tay của con người, đă suy nghĩ bằng trí óc của con người, đă hành động bằng ư muốn của con người, đă yêu mến bằng quả tim của con người

 

(Công Đồng Chung Vaticanô II, Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, đoạn 22)

 

Nơi Đức Giêsu Kitô, con người đă thực sự trở thành Chân Dung của Thiên Chúa nhất là  qua Mẹ Maria là con người “Đầy Ơn Phúc” (Lk 1:28):

 

·         Dung nhan Mẹ Maria phản ảnh thiên nhan của Chúa Cha. Vẻ êm ái vô cùng của Thiên Chúa T́nh Yêu được tỏ hiện nơi những tính chất từ mẫu của Mẹ Chúa Giêsu”.

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng

cũng là bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày 5/1/2000, đoạn 3,

tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 12/1/2000)

 

Con người đă hoàn toàn trở thành Mạc Khải của Thiên Chúa qua Mẹ Maria là người “đă tin tưởng những ǵ Chúa phán sẽ được thực hiện” (Lk 1:45):

 

·         Ánh mắt tin cậy của Mẹ đặc biệt sáng gương ở chỗ, trong lúc hỗn loạn xẩy ra nơi cuộc khổ nạn của Con Mẹ, Mẹ vẫn hoàn toàn tin tưởng tận đáy ḷng ḿnh vào Người cũng như vào Chúa Cha. Trong khi các môn đệ choáng váng trước những biến cố đó và niềm tin của các vị bị lung lay đến tận gốc, th́ Mẹ Maria, mặc dầu sầu khổ, vẫn hoàn toàn tin tưởng rằng lời tiên phán của Chúa Giêsu sẽ được nên trọn, đó là ‘Con Người… sẽ được sống lại vào ngày thứ ba’ (Mt 17:22-23). Mẹ không bao giờ mất niềm tin, ngay cả lúc ṿng tay của Mẹ ôm lấy thân thể bất động của Người Con tử giá”.

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày 12/1/2000, đoạn 3, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 19/1/2000)

 

 

 

LINH ĐẠO MARIA

DẪN CON NGƯỜI ĐẾN GẶP GỠ THIÊN CHÚA

 

 

Việc Thiên Chúa chẳng những mạc khải ư định cứu độ yêu thương của Ngài mà c̣n ban chính Con của Ngài là sự sống (x Jn 14:6, 11:25; 1Jn 5:11) cho riêng cá nhân con người Mẹ Maria trước, để nhờ Mẹ và từ Mẹ “sự sống ấy trở nên hữu h́nh cho chúng ta” (1Jn 1:2) và được ban một cách “viên măn hơn” (Jn 10:10) cho chúng ta sau, đă thực sự hùng hồn nói lên rằng Mẹ Maria là Con Người Tiêu Biểu duy nhất Thiên Chúa muốn dùng làm Đại Diện loài người. Vẫn biết Thiên Chúa vô cùng toàn năng có thể đến với con người bằng bất cứ đường lối nào hay cách thức nào Ngài muốn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Thiên Chúa vô cùng thượng trí khôn ngoan lại chỉ đến với con người qua Con Đường Maria. Do đó, con người không thể nào đến được với Thiên Chúa và có thể gặp được Ngài ngoài Con Đường Maria tuyệt hảo này, tức ngoài con đường (tiêu biểu cho Con Người Mẹ Maria hay Tinh Thần Mẹ Maria) hoàn toàn tuyệt đối “nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô” (Jn 17:3).

 

·         Như Tôi đă nói rơ trong Thông Điệp Mẹ Đấng Cứu Thế Redemptoris Mater, vai tṛ trung gian từ mẫu của Mẹ Maria ‘là vai tṛ trung gian trong Chúa Kitô’ (đoạn 38). Công Đồng Chung Vaticanô II đă giải thích rằng: ‘Ảnh hưởng cứu độ của Đức Nữ Trinh nơi con người không phát xuất từ một quan thiết nội tại nào, mà là từ việc Thiên Chúa ấn định. Ảnh hưởng ấy bắt nguồn từ công nghiệp dồi dào của Chúa Kitô, dựa vào vai tṛ trung gian của Người, hoàn toàn lệ thuộc vào vai tṛ trung gian của Người, và lấy được tất cả quyền lực của ḿnh từ vai tṛ trung gian của Người. Ảnh hưởng ấy không hề ngăn cản mối hiệp nhất trực tiếp giữa tín hữu với Chúa Kitô, trái lại, c̣n bồi dưỡng cho mối hiệp nhất này nữa’ (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, đoạn 60)... Theo quan điểm ấy th́ vai tṛ trung gian của Mẹ Maria phát xuất như là một hoa trái cao quí nhất từ vai tṛ trung gian của Chúa Kitô và chính yếu nhắm đến việc mang chúng ta tới cuộc hội ngộ với Chúa Kitô một cách mật thiết và sâu xa hơn: ‘Giáo Hội không ngần ngại tuyên xưng vai tṛ phụ thuộc này của Mẹ Maria, vai tṛ mà Giáo Hội luôn luôn cảm thấy và khích lệ tín hữu hết sức chú tâm đến, để nhờ ơn phù giúp của Mẹ nâng đỡ, họ được gắn bó chặt chẽ hơn với Vị Trung Gian và Cứu Chuộc’ (cùng nguồn vừa dẫn)”.

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày 12/1/2000, đoạn 2, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 19/1/2000)

 

Nếu Maria thực là và chính là Điểm Hẹn Thần Linh, nơi Thiên Chúa đến với loài người qua Lời Nhập Thể và cũng là nơi loài người đă gặp gỡ Thiên Chúa qua toàn thể con người của Mẹ Maria, (linh hồn của Mẹ đă khiêm nhượng tin tưởng Xin Vâng theo Thánh Ư Thiên Chúa và thân xác trinh nguyên của Mẹ đă thụ thai cưu mang Lời Nhập Thể), th́ đến với Mẹ, (ở chỗ biệt tôn Mẹ, được thể hiện chân chính nhất bằng việc theo Linh Đạo Maria, tức là bằng cách bắt chước sống đức tin trọn lành như Mẹ cho đến khi đứng dưới chân thập giá của Chúa Giêsu Kitô), con người sẽ gặp được ngay “Giêsu Con ḷng bà gồm phúc lạ” (Kinh Kính Mừng), nghĩa là sẽ được nên giống Chúa Kitô, được nên một với Người, được “đạt đến tầm vóc thành toàn của Chúa Kitô là đầu” (Eph 4:15).

 

·         Thật vậy, Mẹ Maria không muốn kéo con người chú ư đến Mẹ. Mẹ đă sống trên thế gian bằng ánh mắt gắn chặt lấy Chúa Giêsu và Cha trên trời. Ước muốn lớn nhất của Mẹ là hướng chú tâm của mọi người về cùng một mục tiêu đó. Mẹ muốn khơi lên cái nh́n tin tưởng và cậy trông vào Chúa Cứu Thế là Đấng Chúa Cha đă sai đến với chúng ta” (cùng nguồn vừa dẫn, đoạn 3)

 

Nếu “ảnh hưởng cứu độ của Đức Nữ Trinh nơi con người không phát xuất từ một quan thiết nội tại nào, mà là từ việc Thiên Chúa ấn định”, và nếu “Ứớc muốn lớn nhất của Mẹ là hướng chú tâm của mọi người về cùng một mục tiêu đó. Mẹ muốn khơi lên cái nh́n tin tưởng và cậy trông vào Chúa Cứu Thế là Đấng Chúa Cha đă sai đến với chúng ta”, th́ quả thực lịch sử loài người nói chung và Kitô hữu chúng ta nói riêng đang sống trong Thời Điểm Maria, một thời điểm đă được Thánh Long-Mộng-Phố (Louis Montfort) tiên báo từ đầu thế kỷ 18 và đă hoàn toàn ứng nghiệm tại Fatima vào đầu thế kỷ 20.

 

“Thời Điểm Maria đă được Thánh Long-Mộng-Phố tiên báo từ đầu thế kỷ 18”:

 

·         Vào lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria phải được Thánh Linh làm cho nhận biết và tỏ hiện, để qua Mẹ, Chúa Giêsu Kitô cũng được nhận biết, yêu mến và phụng sự” (số 49); “Thiên Chúa muốn tỏ Mẹ Maria là công tŕnh bởi tay Ngài ra và làm cho Mẹ được nhận biết, vào những thời buổi sau này” (số 50).

 

(Thánh Long Mộng Phố, True Devotion to Mary, Tan Books and Publishers, Inc, 1985)

 

“Thời Điểm Maria đă hoàn toàn ứng nghiệm tại Fatima vào đầu thế kỷ 20”:

 

Trước hết, ở chỗ, “ảnh hưởng cứu độ của Đức Nữ Trinh nơi con người không phát xuất từ một quan thiết nội tại nào, mà là từ việc Thiên Chúa ấn định”:

 

·         Các con đă thấy hỏa ngục nơi các linh hồn tội nhân đáng thương phải sa xuống. Để cứu các tội nhân, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội trên thế giới. Nếu họ làm theo những ǵ Mẹ nói với các con th́ nhiều linh hồn sẽ được cứu độ và thế giới sẽ có ḥa b́nh”.

 

(Lời Mẹ Maria tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima ngày 13/7/1917,

Hồi Kư Thứ 4, Documents on Fatima and The Memoirs of Sister Lucia,

ấn bản Anh ngữ, Fatima Family Apostolate, 1992, trang 402)

 

Sau nữa, ở chỗ, “ứơc muốn lớn nhất của Mẹ là hướng chú tâm của mọi người về cùng một mục tiêu đó. Mẹ muốn khơi lên cái nh́n tin tưởng và cậy trông vào Chúa Cứu Thế là Đấng Chúa Cha đă sai đến với chúng ta”:

 

·         Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi”. (Lời Mẹ Maria kêu gọi chung loài người ngày 13/10/1917, nguồn vừa dẫn, trang 405)

 

·         Lời khuyên của Mẹ đă được tuân theo khi các người phục dịch đổ nước đầy vào chum. Mẹ Maria ngỏ với chúng ta cùng một lời mời gọi ấy. Mẹ thúc giục chúng ta hăy tiến vào giai đoạn mới của lịch sử này bằng một ư hướng thi hành những ǵ Chúa Kitô nói trong Phúc Âm thay Cha Người và nay tỏ ra cho chúng ta biết qua Chúa Thánh Thần là Đấng ở trong chúng ta”.

 

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên, thứ tư ngày 12/1/2000, đoạn 4, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 19/1/2000)

 

 

 

(Bài viết này đă được Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu phổ biến tháng 5/2000)