Tổng Kết

 

Fatima: Tột Đỉnh, Mùa Vọng Cánh Chung
 


Như lịch sử Giáo Hội và thế giới, ít là trong thế kỷ 20, đă chứng tỏ Biến Cố Tuyệt Đại Thánh Mẫu Fatima ở đầu thế kỷ này, đă không chấm dứt sau lời Mẹ Maria kêu gọi “đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”, lời làm nên cốt lơi của Sứ Điệp Fatima và cho thấy mục đích chính yếu của Biến Cố Fatima. Theo chiều hướng của Tuyệt Đại Biến Cố Thánh Mẫu Fatima này th́ lời Mẹ Maria kết thúc Biến Cố Fatima năm 1917, được kèm theo bằng phép lạ mặt trời nhẩy múa trên không trung, mới là phần dẫn nhập cho thấy một Viễn Ảnh Cứu Độ hiện lên như là một Chân Trời Cứu Độ.

Thật vậy, chính trong Bí Mật Fatima phần thứ hai, được tiết lộ cho 3 Thiếu Nhi Fatima vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917, Mẹ Maria đă hứa là “Mẹ sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và xin rước lễ đền tạ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng”. Và Mẹ đă quả thực hoàn thành lời hứa của Mẹ với Thiếu Nhi Fatima Lucia, em thiếu nhi lớn nhất bấy giờ đă được Mẹ cho biết số phận của ḿnh là “phần con cần phải ở lại thế gian lâu hơn. Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến. Người muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”.

Về việc xin dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Mẹ Maria đă hiện ra ngày 13-6-1929 với chị Lucia tại thành Tuy ở nước Tây Ban Nha, sau khi chị thấy thị kiến "Ân Sủng và T́nh Thương", Mẹ đă báo cho chị biết rằng: "Đă đến lúc Thiên Chúa xin Đức Thánh Cha hiệp với tất cả các giám mục trên thế giới để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Ngài hứa sẽ cứu Nước Nga bằng cách này".

Về việc xin rước lễ đền tạ trong các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, Mẹ Maria cùng Chúa Giêsu Hài Nhi đă hiện ra ngày 10-12-1925 với chị Lucia tại thành Pontevedra nước Tây Ban Nha, một tay Mẹ để lên vai chị và một tay cầm Trái Tim bị gai nhọn quấn chung quanh, mà nói: "Hỡi con yêu dấu, con hăy nh́n Trái Tim Mẹ bị gai nhọn quấn chung quanh do những kẻ vong ân bội nghĩa hằng liên lỉ đâm vào bằng những tội lộng ngôn và vô ơn của họ. Ít là con, con hăy gắng an ủi Mẹ. Mẹ hứa trong giờ sau hết sẽ ban các ơn cần thiết cho những ai, trong năm ngày Thứ Bảy Đầu Tháng liên tiếp, xưng tội cũng như rước lễ, lần hạt 50 kinh Mân Côi và suy ngắm 15 phút 15 mầu nhiệm Mân Côi, có ư đền tạ Mẹ".

Quả thế, ngay từ ban đầu, khi 2 Thiếu Nhi Fatima nhỏ là Phanxicô và Giaxinta chưa “được đưa về trời sớm”, th́ cả 3 đều có một ơn gọi chung, đó là Ơn Gọi Tế Hiến được các em mau mắn đáp lại khi thưa “chúng con muốn”. Và ba Thiếu Nhi Fatima nhỏ bé này, như được Hồi Kư Lucia thuật lại cũng như đă được trưng dẫn trong chương “Thiếu Nhi Fatima: Lực Lượng Cứu Độ”, đă thực sự sống trọn ơn gọi chung cũng như riêng của ḿnh một cách anh hùng như những vị thánh nhân. Tuy Thiếu Nhi Fatima Lucia đă sống Ơn Gọi Tế Hiến chung với Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta, cũng như sống ơn gọi riêng của ḿnh bấy giờ là “chấp nhận mọi đau khổ” do Biến Cố Fatima gây ra cho em nhất là trong gia đ́nh, em Thiếu Nhi Fatima lơn nhất này c̣n có một ơn gọi đặc biệt khác, một ơn gọi bắt em phải sống lâu hơn trên trần gian này, và là một ơn gọi làm nên sứ vụ trần gian của em. Thật vậy, ơn gọi chính yếu làm nên sứ vụ cuộc đời trần gian của Thiếu Nhi Fatima Lucia đó là sứ vụ thực hiện Bí Mật Fatima phần thứ hai liên quan đến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, liên quan đến ư “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”. Bởi v́, như Mẹ Maria đă xác định với riêng em vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917 là: “Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến. Người muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”.

Thiếu Nhi Fatima Lucia quả thực đă hết sức hoàn thành sứ vụ này của ḿnh sau khi đă dâng ḿnh cho Chúa trong hội ḍng Đorothêu và trước khi vào Ḍng Kín Carmêlô. Tôi đă viết về hoạt động của chị ḍng Lucia này trong cuốn “Sứ Điệp Fatima: Màng Lưới Cứu Rỗi Trong Mùa Biển Động Cuối Thời” (Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima TGP/LA xuất bản năm 1993) ở chương 24, trang 257-258, như sau:

“Trước hết, chị Lucia đă truyền bá việc sùng kính Trái Tim Mẹ bằng cách làm cho người ta nhận biết Mẹ. Chị Lucia đă làm thế nào để làm cho Mẹ được nhận biết?

“Bốn tập hồi kư do chị v́ vâng lời mà viết ra cho Giáo Quyền nói riêng và nhân loại nói chung biết về sứ điệp Fatima và bí mật Fatima là một chứng cớ ràng nhất. Qua và nhờ các tập hồi kư này của chị được viết từ năm 1935 cho đến năm 1941, kể cả bức thư của chị viết tŕnh lên Đức Thánh Cha Piô XII ngày 24/10/1940, mà Đức Mẹ đă thực sự được nhiều người nhận biết. Người được nhận biết ở chỗ, giáo quyền đă làm theo ‘yêu cầu’ của Mẹ khi các Đức Thánh Cha đă hiến dâng Nước Nga và thế giới cho Trái Tim Mẹ. Kết cục, loài Người nói chung và con cái Mẹ nói riêng cũng nhận biết Mẹ ở chỗ khi thấy lời Mẹ phán từ năm 1917, đă được linh nghiệm, qua việc Nước Nga trở lại ngày 25/12/1991.

“Sau nữa, chị Lucia đă truyền bá việc sùng kính Trái Tim Mẹ bằng cách làm cho người ta yêu mến Mẹ. Để làm cho người ta yêu mến Mẹ hay làm cho Mẹ được yêu mến, Lucia ít nhất đă thực hiện hai việc:

“Việc thứ nhất, đó là phổ biến và cổ động việc giữ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng như Đức Mẹ dạy cho chị ngày 13/6/1929. Việc này đă được giáo quyền địa phương Fatima chính thức công nhận và công bố ngày 13/9/1939. Cho đến nay, lệ giữ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng đă được loan truyền và thi hành trong đám con cái thành thực sùng kính Mẹ.

“Việc thứ hai, đó là xin Đức Thánh Cha Piô XII ban phép cho lễ Kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ được mừng chung trong giáo hội hoàn vũ như là một lễ chính. Điều này đă được thực hiện vào năm 1944, khi Đức Thánh Cha ban phép kính Lễ Trái Tim Mẹ vào ngày 22/8 hàng năm, để tưởng nhớ việc Ngài hiến dâng thế giới cho Trái Tim Mẹ ngày 31/10/1942. (Lễ Trái Tim Mẹ, sau Công Đồng Vaticanô II, đă được dời ngày kính, vào ngày thứ bảy sau thứ sáu lễ Kính Thánh Tâm Chúa trong tuần lễ của Chúa Nhật Kính Ḿnh Máu Thánh Chúa)”.

Như thế, chúng ta thấy, qua vai tṛ của 3 Thiếu Nhi Fatima, cả một Cấu Trúc Cứu Độ hiện lên, một cấu trúc tôi cũng đă diễn tả trong cuốn “Fatima: Dấu Chỉ Thời Đại”, (Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp xuất bản năm 2000), ở Chương Sáu, trang 95-96:

“Tóm lại, nếu Dự Án Fatima là phần rỗi các linh hồn và ḥa b́nh thế giới th́ Đường Lối Fatima là ḷng ‘tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới’ như Thiên Chúa muốn, một đường lối được thể hiện qua việc ‘cầu Kinh Mân Côi hằng ngày’ nhất là của thành phần Tông Đồ Fatima trong việc dâng ḿnh làm vật hy sinh cầu nguyện cho ‘nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới ḥa b́nh’. Fatima thực sự là một Dấu Chỉ Thời Đại Cứu Độ, một Dấu Chỉ Thời Đại nhờ Mẹ Maria trở về cùng Thiên Chúa bằng Kinh Mân Côi.

“Nếu Fatima được biểu tượng bằng một ṿng tṛn, với tâm điểm ở giữa và ngoại tuyến ở ngoài, cả hai được liên kết với nhau bằng một đường bán kính, th́ tất cả Cấu Trúc Fatima, như những ǵ đă được tŕnh bày và chia sẻ trên đây, sẽ hiện lên như sau:

“Về Nội Dung Fatima, (hay Dự Án Fatima), nếu Tâm Điểm Fatima là ‘Chúa, Thiên Chúa của chúng ta’, và Ngoại Tuyến Fatima là ‘các linh hồn cần đến ḷng thương xót Chúa hơn’, th́ Bán Kính Fatima là ‘Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa’ (lời Mẹ nói với Lucia ngày 13/6/1917).

“Về Thiếu Nhi Fatima, nếu Tâm Điểm Fatima là Thiên Chúa được Phanxicô an ủi đền tạ, và Ngoại Tuyến Fatima là các tội nhân được Giaxinta hy sinh đền tội cho, th́ Bán Kính Fatima là Trái Tim Mẹ được Lucia phụ trách làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến.

“Về Sứ Điệp Fatima, nếu Tâm Điểm Fatima là Thiên Chúa, Đấng con người phải Cải Thiện Đời Sống trở về với Ngài, và Ngoại Tuyến Fatima là các tội nhân, thành phần cần ‘cầu Kinh Mân Côi hằng ngày’ để xin ơn cứu rỗi, th́ Bán Kính Fatima là Trái Tim Mẹ cần được thế giới nhận biết và tôn sùng.

“Về Bí Mật Fatima, nếu Ngoại Tuyến Fatima là phần thứ nhất của bí mật về Hỏa Ngục, liên quan đến số phận đời đời của các linh hồn tội nhân cần được cứu độ, và Bán Kính Fatima là phần thứ hai của bí mật về ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, th́ Tâm Điểm Fatima là phần thứ ba của bí mật về T́nh Thương Thiên Chúa muốn cứu rỗi các linh hồn”.

Vẫn biết Tuyệt Đại Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, qua vai tṛ của Thiếu Nhi Fatima Lucia trong sứ vụ “làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến” để thực hiện ư “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, đă không chấm dứt sau hiện tượng mặt trời nhẩy múa ngày 13/10/1917, mà c̣n tiếp tục kéo dài trong lịch sử Giáo Hội hoàn vũ cũng như lịch sử thế giới… Thế nhưng, những ǵ đă được Mẹ Maria tiên báo trong phần thứ hai của Bí Mật Fatima đă được thực hiện, như sự kiện Đức Thánh Cha hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ vào ngày kết thúc Năm Thánh Mừng Kỷ Niệm 1950 Ơn Cứu Độ, 25/3/1984, và biến cố Nước Nga thực sự đă trở lại vào chính ngày Lễ Giáng Sinh 25/12/1991 đầu thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, cũng như những ǵ đă được thị kiến thấy trong phần thứ ba của bí mật này, như sự kiện Kitô hữu nói chung, nhất là Đức Thánh Cha bị sát hại trong thế kỷ 20, cũng đă xẩy ra, phải chăng đó là những dấu hiệu chứng tỏ và chứng thực cho thấy Biến Cố Fatima đă hoàn toàn kết thúc? Và như thế Sứ Điệp Fatima không c̣n giá trị và cần thiết nữa (!); ai truyền bá Sứ Điệp Fatima này đều là thành phần lỗi thời và uổng công vô ích (!); phong trào Thiếu Nhi Fatima cần phải giải tán…?

Thế nhưng, cũng theo Bí Mật Fatima phần thứ hai, c̣n một vấn đề hết sức quan trọng chưa được hoàn toàn giải quyết, và vẫn c̣n xẩy ra liên quan thực sự đến Bí Mật Fatima là Dự Án Cứu Độ này, đó là vấn đề “thế giới sẽ được ban cho một thời gian ḥa b́nh”, một lời tiên báo đă được Mẹ Maria tiết lộ cho biết ngay sau khi Mẹ hé mở bí mật “Nước Nga sẽ trở lại”. Thật thế, sau khi “Nước Nga trở lại”, một quốc gia rất nguy hiểm cho thế giới nói chung về cả hai phương diện ư hệ văn hóa (“gieo rắc lầm lạc”) và chính trị chiến tranh (có thể gây ra thế chiến nguyên tử, như sắp sửa xẩy ra ở Vịnh Cuba đầu tháng 10/1962, ngay trước khi Công Đồng Chung Vaticanô II khai mạc 11/10/1962), người ta không biết được “thế giới sẽ được ban cho một thời gian ḥa b́nh” kéo dài bao lâu.

Trái lại, lịch sử thế giới cho thấy rằng h́nh như “thời gian thế giới được ban cho ḥa b́nh” này đă hoàn toàn chấm dứt khi đệ tam thiên kỷ vừa mở màn, qua biến cố khủng bố tấn công Hoa Kỳ ngày 11/9/2001, (được gọi tắt là Biến Cố 911, hay nếu được dịch theo ư nghĩa của con số 911 được người Mỹ sử dụng th́ đây c̣n là Biến Cố Cấp Cứu). Từ đó tới nay, lịch sử đă chứng kiến thấy một thế giới càng ngày càng bạo loạn và hỗn loạn.

Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong buổi triều kiến chung hằng tuần, Thứ Tư 24/3/2005, áp ngày kỷ niệm 20 Năm Ngài hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, đă nhận định về t́nh h́nh thế giới 20 năm sau, một thế giới Ngài đă nguyện cầu ở phần kết thúc bài huấn từ của Ngài như sau:

“Vào những lúc ấy nhân loại đang phải trải qua những thời buổi lo âu sợ hăi và bất ổn. Hai mươi năm sau, thế giới vẫn bị tan nát bởi hận thù, bạo lực, khủng bố và chiến tranh... Quá nhiều máu tiếp tục đổ ra ở các phần đất khắp thế giới. Con người vẫn cần phải mở ḷng ḿnh ra để can đảm thực hiện việc cố gắng hiểu biết nhau. Việc trông mong công lư và ḥa b́nh càng ngày càng lâu dài hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng ta làm sao có thể đáp ứng nỗi khát khao niềm hy vọng và yêu thương này nếu không phải với Chúa Kitô qua Mẹ Maria?

“Lạy Mẹ Chúa Kitô, chớ ǵ quyền năng cứu độ vô biên của Ơn Cứu Chuộc, một quyền năng của t́nh yêu thần linh, một lần nữa tỏ ḿnh ra trong lịch sử của thế giới! Chớ ǵ quyền lực này ngăn chặn sự dữ! Chớ ǵ quyền lực ấy biến đổi lương tâm của chúng con! Chớ ǵ ánh sáng hy vọng nơi Trái Tim Vô Nhiễm Tội Mẹ chiếu tỏ cho tất cả chúng con!”

Thật vậy, bạo loạn về chính trị được thể hiện qua những cuộc khủng bố tấn công ở khắp nơi, ngoài những cuộc khủng bố tấn công liên tục xẩy ra ở Thánh Địa cũng như ở Iraq thời hậu chiến, c̣n phải kể đến những vụ lớn như đă xẩy ra ở Nam Dương ngày 12/10/2002 (gây thiệt mạng cho 180 người và thất tung trên 200 người); ở Nga ngày 23/10/2002 (chết 120 người), và ngày 4/2/2004 (39 chết và 129 bị thương); ở Thổ Nhĩ Kỳ 15+19/11/2003 và 9/3/2004 (trên 60 người bị chết và trên 450 bị thương); ở Tây Ban Nha ngày 11/3/2004 (chết 199 và bị thương 1.400).

Thêm vào đó, thế giới c̣n bị hỗn loạn về văn hóa nữa, nào là vụ các khoa học gia Đại Hàn tuyên bố vào ngày 12/2/2004 rằng họ đă thành công trong việc tạo sinh sao bản (cloning) phôi thai bào con người, nào là vụ thị trưởng của thành phố San Francisco ở Bắc California mở cửa cấp hôn thú cho cả hơn 3.400 cặp đồng tính luyến ái kể từ dịp Ngày T́nh Nhân (Valentine Day) 14/2/2004.

Đó là lư do, theo chiều hướng của Biến Cố Fatima, nếu ḥa b́nh thế giới liên hệ với Kinh Mân Côi (một kinh nguyện có một nội dung chất chứa tất cả mầu nhiệm cứu độ hay có tâm điểm là Chúa Cứu Thế), cũng như với Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria (đồng công cứu chuộc), và liên hệ bất khả chuẩn chước với việc Cải Thiện Đời Sống của con người nói chung và Kitô hữu nói riêng, th́ quả nhiên, trong Thời Điểm Maria, vĩnh viễn Biến Cố Fatima là Dấu Hiệu Cứu Độ, Bí Mật Fatima là Dự Án Cứu Độ, Sứ Điệp Fatima là Linh Đạo Cứu Độ, và Thiếu Nhi Fatima là Lực Lượng Cứu Độ.

Không phải là ngẫu nhiên đă xẩy ra biến cố Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima 3 lần vào năm 1916, thời điểm mở màn cho Đại Tuyệt Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, để dạy cho 3 em về Chúa Giêsu Thánh Thể, về Vị “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”, nhờ đó, phải chăng chính Thiên Thần Ḥa B́nh và ba em Thiếu Nhi Fatima, thành phần thiếu nhi hầu như c̣n ngây thơ vô tội đă trở thành như những vị thiên thần qua đời sống thanh sạch đầy sốt mến của ḿnh, đă được sai đến cho Mùa Gặt Cuối Thời (x Mt 13:30) cũng như cho Mẻ Cá Cuối Cùng: “Các thiên thần sẽ xuất hiện để phân chia kẻ gian ác với người lành” (Mt 13:49)? Nếu thực sự là như thế, th́ cần phải công nhận rằng “Sứ Điệp Fatima là Màng Lưới Cứu Rỗi Trong Mùa Biển Động Cuối Thời”, và trong Thời Điểm Maria như một Mùa Vọng Cánh Chung này, Fatima là Chân Trời Cứu Độ!

 

Cùng Mẹ “Ngợi Khen Chúa”
Viết xong Ngày 25/3/2004, Lễ Mẹ Thai Lời
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL