Sứ Điệp Fatima – Linh Đạo Cứu Độ
Mỗi nơi Mẹ Maria hiện ra Mẹ đều muốn nhắn nhủ chung loài người và riêng Kitô hữu Công Giáo chúng ta một điều ǵ đó hết sức hệ trọng liên quan đến phần rỗi đời đời của chúng ta, tức đến việc trị đến của vương quốc Thiên Chúa. Chẳng hạn cả 2 lần đầu tại Pháp quốc, ở Paris với chị Catarina Labuarê tập sinh Ḍng Vinh Sơn Phaolô năm 1830, cũng như ở La Salette với hai thiếu niên Melanie Mathieu (nữ) và Maximin Giraud (nam) năm 1846, Mẹ đă báo động về t́nh h́nh phá sản đức tin khủng khiếp ở nước này; để rồi, vào lần thứ ba cũng tại Pháp Quốc, Mẹ đă hiện ra ở Lộ Đức với thiếu nữ Bernadetta năm 1858, để kêu gọi Kitô hữu thống hối cùng cầu nguyện cho các tội nhân và xưng Mẹ là Đấng Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tuy nhiên, ở đâu th́ ở, nhắn nhủ ǵ th́ nhắn nhủ, sứ điệp duy nhất Mẹ kêu gọi vào mỗi lần và trong tất cả mọi lần Mẹ hiện ra đó là sứ điệp Mẹ đă nói với thành phần phục dịch tiệc cưới ở Cana: “hăy làm những ǵ Người bảo” (Jn 2:5).
Đúng thế, Mẹ đến là để mang con cái của ḿnh về với Thiên Chúa, để lay tỉnh họ dạy và để dọn đường cho Con Mẹ, hầu khi đến Người được nghênh đón bởi thành phần phù dâu khôn ngoan cầm đèn sáng trong tay (x Mt 25:4,10). Theo ư nghĩa này th́ câu Chúa Giêsu nói trống trong Phúc Âm Thánh Mathêu về dụ ngôn 10 cô phù dâu chờ đón tân lang “Vào lúc nửa đêm, có tiếng kêu: ‘Chàng rể đến, hăy ra nghênh đón Người’” (Mt 25:6) phải được áp dụng đặc biệt vào trường hợp của Mẹ Maria. Chính Mẹ là nguồn phát ra, là người hô lên, là chính tiếng kêu báo ấy. Quả thực chúng ta không biết đích xác ngày giờ Chúa Kitô đến lần thứ hai (x Mt 24:36), nhưng chúng ta cũng vẫn có thể tự hỏi là tại sao trong cả hai ngàn năm lịch sử Kitô giáo, Mẹ Maria của chúng ta, như Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ngày xưa, không hề hiện ra để cảnh báo con cái ḿnh cũng như để kêu gọi họ “hăy cải thiện đời sống! Triều đại Thiên Chúa đă đến” (Mt 3:2), mà chỉ cho tới đầu thế kỷ 19, thời điểm thế giới Kitô Giáo Âu Châu nói chung và Pháp quốc nói riêng bắt đầu bị trầm trọng khủng hoảng đức tin, một dấu hiệu cho thấy ứng nghiệm lời tiên báo của chính Chúa Kitô: “Khi Con Người đến liệu Người có c̣n thấy được đức tin trên thế gian này nữa hay chăng?” (Lk 18:8).
Trong tất cả mọi sứ điệp Mẹ Maria ban bố ở những nơi Mẹ hiện ra trên thế giới trong Thời Điểm Maria của Mẹ từ đầu thế kỷ 19, qua Biến Cố Thánh Mẫu ở Paris năm 1830, phải công nhận là không có một sứ điệp nào bằng sứ điệp Mẹ đă ban bố ở Fatima. Sở dĩ như thế chẳng những là v́ tính cách quan trọng của chính Biến Cố Fatima liên quan đến vai tṛ của Giáo Hội Hoàn Vũ cũng như liên quan đến lịch sử thế giới, những ǵ đă được tŕnh bày ở những chương trước đây, mà c̣n bởi chính nội dung của sứ điệp có thể được gọi là Linh Đạo Cứu Độ này nữa. Thật ra khi hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima năm 1917 sáu lần liền, từ tháng 5 tới tháng 10, không lần nào Mẹ noí rơ rằng, chẳng hạn như, “Đây, Mẹ ban cho các con ba mệnh lệnh, đó là cải thiện đời sống, lần hạt Mân Côi và tôn sùng Trái Tim Mẹ”. Thế nhưng, căn cứ vào những ǵ chính yếu Mẹ kêu gọi ở Đệ Nhất Biến Cố Thánh Mẫu này, chúng ta thấy Sứ Điệp Fatima bao gồm 3 Mệnh Lệnh Fatima.
Mệnh Lệnh Fatima thứ nhất: Cầu Kinh Mân Côi
Mệnh Lệnh cần phải được kể đến trước nhất là việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”. Bởi v́, ngay từ lần đầu tiên, khi hai mệnh lệnh kia chưa được đề cập tới, th́ Mẹ Maria, ngay trước khi biến đi, đă đề cập đến mệnh lệnh này rồi. Chưa hết, sau đó, cứ mỗi lần hiện ra là mỗi lần Mẹ lập lại mệnh lệnh “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” này. Ở đây, chúng ta để ư đến 3 điểm chính yếu liên quan đến hay được chất chứa trong lời Mẹ Maria kêu gọi thực hiện Mệnh Lệnh Fatima thứ nhất là Lần Hạt Mân Côi này.
Thứ nhất, Mẹ Maria không kêu gọi là “hăy lần hạt Mân Côi” (say Rosary), mà là “cầu Kinh Mân Côi” (pray Rosary). Bởi v́, Mẹ chú trọng đến chính cốt lơi của việc cầu nguyện là tấm ḷng của con người, v́ cầu nguyện chính là tác động con người bộc phát hay bày tỏ nỗi khao vọng thần linh của con người. Đó là lư do, trong Kinh Lạy Cha rất vắn gọn, Chúa Giêsu đă cho chúng ta thấy tinh thần và đường lối cũng như cung cách cầu nguyện bày tỏ nỗi khát vọng thần linh của con người, những nỗi khát vọng được thể hiện qua các ước nguyện về Chúa, như ước “nguyện cho danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”, cũng như các ước nguyện về chính bản thân ḿnh, như ước nguyện được “lương thực hằng ngày” là luôn biết chu toàn ư muốn của Cha, ước nguyện được Cha thương “tha nợ” nếu có nhỡ yếu đuối làm trái ư của Cha cách nào, và ước nguyện được đời đời thông hưởng sự sống thần linh với Cha bằng việc nhờ ơn Cha thắng vượt các chước cám dỗ và sự dữ phản lại ư muốn tối cao của Cha trên đời này. Nếu chúng ta “cầu Kinh Mân Côi” bằng cả tâm hồn của ḿnh, chúng ta mới thực sự “cùng Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô”, như ĐTC GPII định nghĩa về việc cầu Kinh Mân Côi trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của Ngài ban hành ngày 16/10/2002, ở đoạn 3. Nhờ đó, chúng ta mới chứng tỏ chúng ta thật sự khao khát sống đức tin đầy ơn phúc như Mẹ Maria, một đức tin có sức đồng công cứu chuộc.
Thứ hai, qua Mệnh Lệnh Fatima thứ nhất là Lần Hạt Mân Côi (nên đổi lại là Cầu Kinh Mân Côi) này, chúng at c̣n thấy một điểm thứ hai Mẹ Maria muốn nhấn mạnh ở đây, đó là “hằng ngày” (every day). Có cái vừa lạ vừa hay là Mẹ Maria không buộc hay không đ̣i chúng ta phải cần Kinh Mân Côi bao nhiêu mỗi ngày. Mẹ hoàn toàn để tùy ḷng và tùy hoàn cảnh của mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, Mẹ quả thực muốn chúng ta và kêu gọi chúng ta “hăy cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, chứ không phải hai ngày một lần hay một tuần một lần hay một tháng một lần hoặc thỉnh thoảng một lần hay hứng th́ làm không hứng th́ thôi. Đúng thế, nếu “cầu Kinh Mân Côi” là tác động của ḷng muốn, của khát vọng thần linh nơi con người, như trên vừa nhận định liên quan đến điểm thứ nhất nơi lời kêu gọi của Mẹ đối với Mệnh Lệnh Fatima thứ nhất này, th́ con người sẽ không thể nào thôi khát vọng cho đến khi được hoàn toàn thỏa nguyện, nghĩa là con người sẽ liên lỉ bày tỏ và bộc lộ khát vọng thần linh của ḿnh ra bằng việc sốt sắng “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, chẳng những tối thiểu 3 kinh trước khi đi ngủ, hay khá hơn với 1 chuỗi 50 kinh, mà thậm chí có thể lên tới cả 1 tràng 200 kinh, như vị Giáo Hoàng Totus Tuus của Mẹ là Đức Gioan Phaolô II, vị có thể nói là bận bịu hơn chúng ta gấp trăm lần, thành phần thường viện lư không có giờ để “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, nhưng có giờ để làm những việc ưa thích và cho là ưu tiên, như xem truyền h́nh, phim bộ v.v. Việc tỏ ra chưa sốt sắng “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” của chúng ta là dấu chứng tỏ chúng ta chưa thực sự hay chưa hết sức khao khát thần linh, chưa liên lỉ cùng Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô bằng Kinh Mân Côi để có thể Sống Chúa Kitô như Mẹ.
Vẫn biết chúng ta có thể tỏ ra khao khát thần linh bằng những cách cầu nguyện khác, như viếng Chúa hay chầu Thánh Thể, rước lễ thiêng liêng, đi Đường Thánh Giá, lần Chuỗi Thương Xót, nguyện Kinh Nhật Tụng, lănh nhận Bí Tích, nhất là cử hành Thánh Lễ. Thế nhưng, chúng ta có làm những việc giao tiếp thần linh này hay không, hoặc chỉ lấy lư để biện minh cho việc không thích hay coi thường việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” mà thôi. Vả lại, cho dù chúng ta có làm tất cả những việc cầu nguyện là giao tiếp thần linh ấy đi nữa, nhất là có chú trọng đến Phụng Vụ mấy đi nữa, th́ việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” cũng vẫn không phải là đồ bỏ, là việc làm vô ích, như ĐTC GPII đă thẳng thắn giải quyết vấn đề này trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của Ngài, ở đoạn 4 là: “Như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă làm sáng tỏ, kinh nguyện này chẳng những không tương khắc với Phụng Vụ mà c̣n bảo tŕ Phụng Vụ, v́ kinh nguyện ấy như là một thứ dẫn nhập tuyệt hảo cho Phụng Vụ và là một vang vọng của Phụng Vụ, giúp con người tham dự trọn vẹn và sâu xa vào Phụng Vụ cùng gặt hái được những hoa trái của Phụng Vụ trong đời sống thường nhật của họ”.
Thứ ba, lời Mẹ Maria kêu gọi “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” c̣n liên quan đến vấn đề “ḥa b́nh thế giới” nữa. Đó là lư do, ngoại trừ lần 2, 4 và 6, Mẹ Maria chỉ kêu gọi trống là “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, c̣n các lần khác, bao giờ Mẹ cũng thêm, “để chấm dứt chiến tranh” (lần 5) hay “để cầu cho ḥa b́nh thế giới và chấm dứt chiến tranh” (lần 1 và 3). Sở dĩ Kinh Mân Côi và t́nh trạng ḥa b́nh thế giới có liên quan mật thiết với nhau là v́ quyền lực lịch sử của Kinh Mân Côi cũng như v́ quyền lực cứu độ của Kinh Mân Côi.
Về quyền lực lịch sử của Kinh Mân Côi, chúng ta thấy ngay nơi nguồn gốc của chính Lễ Đức Mẹ Mân Côi, v́ ngay từ đầu lễ này đă được gọi là Lễ Đức Mẹ Thắng Trận. Đúng thế, ĐTC Lêô XIII, trong Thông Điệp Supremi Apostolatus ban hành ngày 1/9/1883, đă nhắc đến sự kiện này như sau:
“Công hiệu và quyền lực của việc tôn sùng này c̣n được thể hiện trong thế kỷ 16, khi mà lực lượng hùng hậu của người Thổ Nhĩ Kỳ đang đe dọa chụp cái gông hoang đường và man rợ lên gần hết cả Âu Châu. Đức Giáo Hoàng lúc ấy là Thánh Piô V, sau khi khơi động ḷng nhiệt thành của các vua chúa trong việc cùng nhau tự vệ, đă hăng hái nỗ lực, hơn hết mọi sư, để xin Mẹ Thiên Chúa hết sức quyền năng thương đến thế giới Kitô giáo. Tấm gương hết sức cao qúi này được dâng lên thiên đ́nh, và tất cả hợp một ḷng một ư với ngài lúc bấy giờ. Thế là, sẵn ḷng hy sinh mạng sống và máu đào để bảo toàn Đức Tin và quê hương của ḿnh, các chiến sĩ tín hữu Chúa Kitô hiên ngang đối đầu với địch quân ở gần vịnh Côrintô; trong khi đó, những người không thể đi chiến đấu như họ th́ hợp lại thành đạo quân sốt sắng nguyện cầu, hiệp nhất trong lời kinh Mân Côi liên tục chúc tụng Mẹ Maria, kêu xin Người ban chiến thắng cho thành phần đang chiến đấu của ḿnh. Đức Mẹ cao sang quả thật đă ban ơn trợ giúp. Trong trận thủy chiến gần quần đảo Echinades, hạm đội Kitô hữu đă đại thắng mà không bị thiệt hại nặng và địch quân hoàn toàn thảm bại. Để tưởng nhớ đặc ân này và để kỷ niệm một cuộc chiến đáng ghi nhớ như thế, vị Thánh Giáo Hoàng này đă muốn lập một lễ tôn kính Đức Mẹ Thắng Trận, một lễ mà Đức Giáo Hoàng Gregôriô XIII đă đặt cho danh xưng là ‘Rất Thánh Mân Côi’. ”
Về quyền lực cứu độ của Kinh Mân Côi, quyền lực không phải chỉ liên quan đến lănh vực chiến tranh chính trị như vừa được kể đến, mà c̣n liên quan đến chính phần rỗi đời đời của các linh hồn nữa. Thật thế, chiến tranh không phải là việc Thiên Chúa giáng phạt loài người tội lỗi, đúng hơn, là hậu quả của tội lỗi loài người. Chiến tranh là dấu chứng thực cho thấy con người không có đức bác ái thương yêu, trái lại, ḷng họ tràn đầy những hận thù ghen ghét, tức chất chứa đầy những chết chóc trong bản thân ḿnh (x 1Jn 3:14-15). Đó là lư do, để thoát khỏi chiến tranh, con người cần phải cải thiện đời sống, cần phải nhận biết sự thật, cần phải trở về với Đấng là Chủ Lịch Sử. Thế nhưng, thực tế cho thấy, đến với Chúa là Đấng Thánh, là Đấng Toàn Thiện, không phải là chuyện dễ, dù chính Ngài đă tự hạ đến với loài người chúng ta và ở giữa chúng ta qua Mầu Nhiệm Nhập Thể, nhất là đă cứu chuộc và thánh hóa chúng ta qua Mầu Nhiệm Vượt Qua của Ngài nơi Con Ngài là Đức Giêsu Kitô.
Chẳng hạn, muốn đến với Ngài trong Bí Tích Thánh Thể bằng việc lên rước lễ, con người phải sạch trọng tội; và muốn được sạch tội lỗi để có thể rước lấy Người, con người lại c̣n phải đến với Ngài trong ṭa giải tội, và phải thực ḷng thống hối ăn năn dốc ḷng chừa không tái phạm tội được xưng thú nữa. Có những trường hợp, điển h́nh nhất là việc ăn ở vợ chồng với nhau bất hợp pháp, con người không thể nào đến với Chúa được nếu không dứt khoát bỏ nhau. Vậy th́ con người vô cùng yếu đuối làm sao có thể trở về với Chúa, có thể đến với Chúa đây, nếu không qua Mẹ Maria, bằng việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”. V́, qua việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” này, tội nhân chúng ta chẳng những tỏ ra nhận biết Thiên Chúa là Đấng đă hóa thành nhục thể nơi cung ḷng Trinh Nữ Maria, khi chúng ta nguyện Kinh Lạy Cha, cũng như tỏ ra tri ân cảm tạ Thiên Chúa v́ đă yêu thương cứu chuộc chúng ta nơi Mầu Nhiệm Chúa Kitô, khi chúng ta đọc Kinh Sáng Danh sau mỗi chục kinh, mà c̣n nhận biết và yêu mến Mẹ (x Lk 1:48-49) nơi mỗi lời Kinh “Kính Mừng Maria Đầy Ơn Phúc”, và xin Mẹ thương đến thân phận tội lỗi của ḿnh nơi lời Kinh “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời”.
Như thế, chính việc thực hành Mệnh Lệnh Fatima thứ nhất, mệnh lệnh “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” là Kitô hữu Công giáo chúng ta đă gián tiếp thực hiện (ít là bằng ước vọng) cả hai Mệnh Lệnh Fatima c̣n lại, mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm, khi chúng ta tỏ ra nhận biết và yêu mến Mẹ: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”, và mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống, khi chúng ta xưng thú ḿnh là những tội nhân đáng thương cần được cứu độ ở mọi nơi và trong mọi lúc, nhất là trong giờ lâm tử: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”.
Mệnh Lệnh Fatima thứ hai: Tôn Sùng Mẫu Tâm
Có thể nói, theo thứ tự của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, cũng như theo cấu trúc của toàn bộ Sứ Điệp Fatima, th́ việc Tôn Sùng Mẫu Tâm là Mệnh Lệnh Fatima thứ hai. Bởi v́, vào lần hiện ra thứ hai và thứ ba, tức sau lần hiện ra thứ nhất Đức Mẹ bắt đầu kêu gọi kêu gọi “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, Đức Mẹ đă nói đến vấn đề Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Ở lần hiện ra thứ hai, 13/6, Mẹ Maria đă tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima xem thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, một trái tim bị gai cuốn chung quanh và đâm vào cần phải được đền tạ để rút những gai ấy ra. Riêng Lucia, cũng ở vào lần hiện ra thứ hai này, trước đó, tức trước khi tỏ cho cả 3 em thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của ḿnh, Mẹ đă an ủi em về số phận em phải ở lại thế gian lâu hơn Phanxicô và Giaxinta, là “Con đừng buồn, Mẹ sẽ không bỏ rơi con đâu. Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”. Và sở dĩ Thiếu Nhi Lucia phải ở lại thế gian lâu hơn là v́, ngay trước khi an ủi em như thế, Mẹ Maria cũng đă tiết lộ cho em biết về sứ vụ hết sức diễm phúc và đặc biệt của em trên trần gian này, đó là: “Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến. Người muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ”.
Tuy nhiên, vào lần hiện ra thứ ba, 13/7, trong những bí mật được Mẹ Maria tiết lộ riêng cho các em biết, chúng ta mới thấy được lư do tại sao Thiếu Nhi Lucia cần phải làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, cũng như lư do tại sao Chúa Giêsu muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Thật thế, chỉ sau khi 3 Thiếu Nhi Fatima được thị kiến thấy hỏa ngục, thấy cảnh vô cùng kinh hoàng và vô cùng bất hạnh của những linh hồn bị hư đi ở phần Bí Mật Fatima thứ nhất, bắt đầu sang phần Bí Mật Fatima thứ hai, Mẹ Maria mới tỏ cho các em cho biết như sau: “Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi tội nhân khốn nạn rơi xuống. Để cứu họ (tức cứu các tội nhân cho khỏi sa hỏa ngục như thế), Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những điều Mẹ dạy được thi hành th́ nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh”. Như vậy, sở dĩ Mẹ Maria cần phải được Thiếu Nhi Fatima Lucia làm cho được nhận biết và yêu mến, hay sở dĩ Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới qua trung gian Lucia, tức qua việc Lucia làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, là v́ phần rỗi đời đời của các linh hồn tội nhân nói riêng và v́ ḥa b́nh thế giới nói chung, nghĩa là Thiên Chúa muốn cứu con người bằng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.
Như Mệnh Lệnh Fatima “Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” có 3 vấn đề được đặt ra, Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm cũng có 3 điểm cần phải được sáng tỏ như sau: Trước hết, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Mẹ, chứ không phải tôn sùng những ǵ khác, như tôn sùng Thánh Tâm hay Thánh Thể hoặc Thánh Linh; sau nữa, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ chứ không phải tôn sùng Trái Tim Đau Thương hay Trái Tim Đồng Trinh hoặc vai tṛ Mẹ Thiên Chúa hay quyền thế Mẹ Mân Côi; và sau hết Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới, chứ không phải ở một nơi nào, như chỉ ở trong Giáo Hội mà thôi.
Trước hết, sở dĩ Thiên Chúa tỏ ra “pro” Mẹ Maria, tỏ ra “tôn sùng” Mẹ Maria ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, là v́ Thời Điểm Maria của Mẹ, thời điểm Mẹ đến để dọn đường sửa soạn cho Con Mẹ, như Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) khẳng định trong tác phẩm Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của ngài từ đầu thế kỷ 18, ở đoạn 49: “Chính nhờ Mẹ Maria mà việc cứu độ thế giới đă được bắt đầu thế nào th́ nó cũng cần phải nhờ Mẹ Maria để được hoàn thành như vậy… Thế nhưng, vào lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria cần phải được Thánh Linh làm cho nhận biết và tỏ hiện, để qua Mẹ, Chúa Giêsu Kitô cũng được nhận biết, mến yêu và phụng sự”. Lời khẳng định của Thánh Long Mộng Phố này không ngờ đă trở thành một lời tiên tri nơi Bí Mật Fatima phần thứ hai về Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ được Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới đây. Nếu quả thực đây là một lời tiên tri đă được hoàn toàn ứng nghiệm nơi Biến Cố Thánh Mẫu Fatima nói chung và nơi Bí Mật Fatima nói riêng th́ có thể kết luận rằng Thời Điểm Maria là Thời Điểm Sau Hết, là Mùa Vọng Cánh Chung.
Sau nữa, sở dĩ Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ chứ không phải Trái Tim Đau Thương hay Trái Tim Đồng Trinh của Mẹ Maria, là v́ Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc loài người. Vẫn biết Trái Tim Đau Thương (như chúng ta thấy có tấm ảnh Trái Tim Mẹ có 7 lưỡi gươm đâm vào) cũng có liên quan đến vai tṛ Đồng Công Cứu Chuộc của Mẹ, nhưng chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh đau thương bề ngoài mà thôi. Trong khi đó, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ cho thấy chính cốt lơi của vai tṛ Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc với Chúa Giêsu Con Mẹ. Tại sao?
Tại v́, “Trái Tim” đây là biểu hiệu cho chính đức tin của Mẹ, một đức tin làm cho Mẹ Maria không bao giờ làm mất ḷng Chúa, tức không bao giờ làm cho mức độ đầy ân sủng Mẹ lănh nhận ngay từ khi được hoài thai trong ḷng mẹ qua đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội bị vơi đi, trái lại, đức tin tuyệt đối của Mẹ c̣n làm cho Mẹ nên một với Con Mẹ hơn, tới mức độ “đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu” (Jn 19:25), nghĩa là tới mức độ của một hạt giống trổ sinh gấp trăm (x Mt 13:23), một mức độ chỉ có thể xẩy ra nơi một ḿnh Mẹ Maria với Trái Tim Đồng Công Vô Nhiễm Nguyên Tội mà thôi. Như thế, tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ tức là chúng ta chẳng những nh́n nhận ơn cứu chuộc của Thiên Chúa nơi riêng Mẹ cũng như nơi chung loài người, mà c̣n được thừa hưởng “đức tin tuân phục” (Rm 1:5) của Mẹ, một đức tin đầy sinh lực thần linh đă hạ sinh Chúa Kitô nơi các linh hồn, tức làm cho các linh hồn nhận biết Chúa Kitô, đón nhận Chúa Kitô. Trong việc “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, chúng ta chẳng những cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô qua các Mầu Nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua của Người, mà c̣n tuyên nhận Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc, Đấng Trung Gian Ân Sủng, một vai tṛ Đồng Công và Trung Gian được phản ảnh hay bao hàm nơi chính tước hiệu Mẹ Mân Côi, một danh xưng Mẹ đă chính thức tuyên nhận tại Biến Cố Thánh Mẫu Fatima vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917.
Thật thế, Mẹ Mân Côi là một tước hiệu cho thấy Mẹ Maria, với vai tṛ Đồng Công Cứu Chuộc, đă tham dự vào tất cả mọi Mầu Nhiệm Chúa Kitô, được biểu hiện qua 20 biến cố làm nên nội dung của Kinh Mân Côi và được gọi là Mầu Nhiệm Mân Côi, một tham dự trọn vẹn bằng một “đức tin tuân phục”, một đức tin đă trổ sinh gấp trăm, có khả năng của một Đấng Trung Gian Ân Sủng, của một bà Mẹ, bởi quyền phép Thánh Linh, có thể thông ban sự sống thần linh là Chúa Kitô cho con cái của ḿnh. Đến đây chúng ta thấy được rằng, tước hiệu “Ta là Mẹ Mân Côi” do Mẹ tự tuyên nhận vào lần hiện ra cuối cùng ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima rất ăn khớp với ư định của Thiên Chúa trong việc Ngài muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới.
Sau hết, sở dĩ Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới, chứ không phải chỉ trong nội bộ Giáo Hội mà thôi, là v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ đóng vai tṛ Đồng Công Cứu Chuộc toàn thể loài người.
Thật vậy, Mẹ Maria, với vai tṛ Đồng Công Cứu Chuộc của ḿnh, chẳng những là Mẹ của Giáo Hội, một tước hiệu đă được ĐTC Phaolô VI tuyên bố ngay trong Công Đồng Chung Vaticanô II vào dịp ban hành Hiến Chế tín lư về Giáo Hội Lumen Gentium ngày 21/11/1964, tức là Mẹ của mỗi và mọi Kitô hữu, mà c̣n là Mẹ của Nhân Loại nữa, với tư cách là một Tân Evà, “mẹ của tất cả mọi sinh linh” (Gen 3:20), một Đệ Nhất Tạo Vật về Ân Sủng và là Đấng Trung Gian Ân Sủng. Chính v́ Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới mà, theo nhiệm ư của ḿnh, Ngài đă muốn Giáo Hội hoàn vũ, qua hàng giáo phẩm thế giới hợp với đầu của ḿnh là Đức Giáo Hoàng hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Bởi v́, qua biến cố “Nước Nga sẽ trở lại” này, đúng như lời Mẹ đă tiên báo ở cuối phần Bí Mật Fatima thứ hai, thành phần thiện tâm, như ba chiêm tinh gia Đông Phương nhận ra ngôi sao của Người (x Mt 2:2), trước những dấu chỉ thời đại, như dấu chỉ của một Đông Âu Cộng Sản sụp đổ, một Liên Sô Nga Cộng giải thể, sẽ nhận ra Đấng Làm Chủ Lịch Sử loài người, Đấng đă thực sự muốn cứu loài người bằng Con Đường Maria, bằng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, một “đức tin tuân phục” có thể làm cho giờ của Thiên Chúa xẩy ra, làm cho vương quốc của Ngài trị đến, như đức tin tuân phục này đă từng làm cho vinh quang của Chúa Kitô được tỏ hiện ra trước mắt các môn đệ tiên khởi nơi t́nh trạng thiếu rượu ở tiệc cưới Cana vậy.
Mệnh Lệnh Fatima thứ ba: Cải Thiện Đời Sống
Mệnh Lệnh Fatima cuối cùng là mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống. Bởi v́, theo tiến tŕnh của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, sau khi đă kêu gọi “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” ở ngay lần hiện ra thứ nhất cũng như liên tục vào những lần c̣n lại sau đó, và sau khi tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima biết bí mật về ư định của Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới để cứu các linh hồn cho khỏi hư đi đời đời cũng như để thế giới được sống trong ḥa b́nh, vào lần hiện ra thứ hai và thứ ba, Mẹ Maria đă đề cập đến vấn đề cải thiện đời sống, ở ngay lần hiện ra thứ ba, và nhất là lần hiện ra cuối cùng.
Thật vậy, vào lần hiện ra thứ ba, 13/7, ngay trong phần Bí Mật Fatima thứ hai, sau khi đă tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima biết bí mật về ư định Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới để cứu các linh hồn cho khỏi hư đi đời đời cũng như để thế giới được sống trong ḥa b́nh, Mẹ Maria đă gián tiếp kêu gọi chung loài người cải thiện đời sống qua lời cảnh giác như sau: “Nếu những điều Mẹ dạy (về việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ như Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới) được thi hành th́ nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh. Chiến tranh sắp chấm dứt, nhưng nếu người ta không thôi xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến khốc liệt hơn sẽ bùng nổ trong đời Đức Piô XI. Khi các con thấy ánh sáng lạ lùng chiếu giữa ban đêm, th́ các con hăy biết rằng đó là điềm lạ vĩ đại Thiên Chúa muốn cho các con hay Ngài sắp sửa trừng phạt thế giới tội lỗi, bằng chiến tranh, đói khát và việc bắt bớ Giáo Hội cùng Đức Thánh Cha. Để ngăn ngừa điều này, Mẹ sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và xin rước lễ đền tạ các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng. Nếu người ta nghe lời Ta yêu cầu, Nước Nga sẽ trở lại và sẽ có ḥa b́nh. Bằng không…”.
Tuy nhiên, Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống được Mẹ Maria nói rơ ràng qua lời kêu gọi cuối cùng để kết thúc Biến Cố Thánh Mẫu Fatima vào lần hiện ra cuối cùng 13/10, như sau:
“- Bà muốn con làm ǵ?
- Ta muốn có một nhà nguyện được xây lên ở đây để tôn kính Ta. Ta là Đức Mẹ Mân Côi. Hăy tiếp tục cầu kinh Mân Côi hằng ngày. Chiến tranh sẽ chấm dứt và binh sĩ sẽ trở về với gia đ́nh.
- Con có nhiều điều cầu xin với Bà là xin Bà chữa cho một số bệnh nhân, hoán cải tội nhân và một số chuyện khác v.v.
- Được, một số nào thôi chứ không phải tất cả. Họ cần phải cải thiện đời sống và xin ơn thứ tha mọi tội lỗi. Đừng phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi”.
Như thế, trọng tâm của Sứ Điệp Fatima là ở Mệnh Lệnh cuối cùng này, Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống. Bởi v́, hai mệnh lệnh trước chỉ là đường dẫn đến đích điểm ấy mà thôi. Không có mệnh lệnh này, như hữu thể con người không có linh hồn không c̣n là con người thế nào, hay chỉ là một cái xác vô hồn thế nào, th́ Sứ Điệp Fatima cũng không phải là Sứ Điệp Fatima như vậy. Đó là lư do “Trái Tim Mẹ (mới) là đường dẫn con đến với Thiên Chúa”. Đó cũng là lư do “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” mới chính là “cùng Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô”. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu kỹ lời kêu gọi cốt lơi của Sứ Điệp Fatima nói riêng và của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima nói chung này chúng ta mới có thể đáp ứng đúng những ǵ được chất chứa nơi Sứ Điệp Fatima rất quan trọng hoàn toàn phản ảnh lời công bố tiên khởi của Chúa Giêsu trong Phúc Âm này: “Hăy cải thiện đời sống! Nước trời đă đến!” (Mt 4:17), rơ ràng hơn nữa: “Thời gian đă trọn. Triều đại Thiên Chúa đă đến. Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm” (Mk 1:15).
Phải, lời công bố tiên khởi này của Chúa Giêsu khi Người bắt đầu cuộc sống công khai của Người là tất cả chương tŕnh hoạt động và mục tiêu cần phải đạt thành của Người. “Thời gian đă trọn”, bởi v́, “Triều đại Thiên Chúa đă đến”: “Tới thời điểm ấn định, Thiên Chúa đă sai Con Ngài đến, sinh bởi một người nữ, sinh ra dưới lề luật để cứu những kẻ lụy thuộc lề luật, để chúng ta được ơn làm nghĩa tử” (Gal 4:4-5). Chính v́ “Thời gian đă trọn. Triều đại Thiên Chúa đă đến” như thế, đến như “ánh sáng chiếu trong tăm tối” (Jn 1:5), đến như một con người sống động là “tất cả sự thật” (Jn 16:13) về Cha: “Ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9) như thế, mà con người cần phải “cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm”; bằng không, không cải thiện đời sống, tức cứ “chuộng tối tăm hơn ánh sáng” (Jn 3:19), con người không thể “tin vào Phúc Âm”, tức không thể tin vào Đấng Thiên Sai, tin vào tất cả Mạc Khải Thần Linh là Chúa Giêsu Kitô, trái lại, như một tổng trấn Philatô uy quyền, đứng ngay trước Chân Lư mà lại khù khờ không nhận ra Chân Lư: “chân lư là ǵ?” (Jn 18:18). Đối với Sứ Điệp Fatima, một Sứ Điệp có thể nói và phải nói là chính Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống, một mệnh lệnh là cốt lơi và làm nên chính Sứ Điệp Fatima, th́ cải thiện đời sống đây tức là “đừng xúc phạm” nữa, đừng phạm tội nữa, đừng làm khổ “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa”.
Tuy nhiên, theo lời Mẹ Maria kêu gọi về Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống này, chúng ta thấy có 3 vấn đề: thứ nhất vấn đề đối tượng bị xúc phạm, thứ hai là vấn đề chủ thể xúc phạm, và thứ ba là chính vấn đề xúc phạm.
Về đối tượng bị xúc phạm, đó là chính “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”, Đấng ở giữa chúng ta nơi Bí Tích Thánh Thể, Đấng đă được Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima ngay từ năm 1916 ba lần, nhất là lần cuối cùng, để cho các em rước Ḿnh Máu Thánh Chúa và dạy cho các em biết đền tạ Người. Theo hồi niệm của Thiếu Nhi Fatima Lucia thuật lại th́ Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima lần thứ ba vào một buổi chiều Mùa Thu năm 1916, trên đường các em từ Pregueira về Lapa, để cho ba em rước Ḿnh Máu Thánh Chúa Giêsu, rồi kêu gọi các em đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể. Thiên Thần Ḥa B́nh cho 3 Thiếu Nhi Fatima rước Ḿnh Máu Thánh Chúa Giêsu, bằng cách, ngài cho Lucia (bấy giờ đă được xưng tội rước lễ lần đầu) rước Ḿnh Thánh và cho Phanxicô cùng với Giaxinta (bấy giờ chưa xưng tội rước lễ lần đầu) rước Máu Thánh. Thiên Thần Ḥa B́nh kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể như sau:
"Các em hăy nhận lănh Ḿnh và uống Máu Chúa Kitô bị xúc phạm khủng khiếp bởi những tội vong ân bội nghĩa. Các em hăy đền bồi tội lỗi của họ và hăy an ủi Thiên Chúa của các em".
Ngài sấp ḿnh trước Thánh Thể mà nguyện 3 lần:
"Lạy Chúa Ba Ngôi Chí Thánh là Cha và Con và Thánh Thần, con sấp ḿnh thờ lạy Chúa. Con xin dâng lên Chúa Ḿnh Máu châu báu, linh hồn và Thiên Tính của Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện trong các nhà tạm trên khắp thế giới, để đền tạ những lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lănh đạm mà chính Người đă phải chịu. Xin v́ công nghiệp vô cùng của Thánh Tâm Chúa Giêsu và của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, xin Chúa ban cho các tội nhân ơn ăn năn hối cải".
Về chủ thể xúc phạm, nếu “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” đây là Chúa Giêsu Thánh Thể, th́ phạm nhân chính là thành phần Kitô hữu Công giáo. Bởi v́, Giáo Hội Công Giáo tin thờ Chúa Giêsu Thánh Thể hết sức đặc biệt, chẳng những qua việc cử hành Mầu Nhiệm Đức Tin là Thánh Lễ mà c̣n qua việc ban phát các Bí Tích Thánh. Đến nỗi, “Phụng vụ là tột đỉnh hướng về việc Giáo Hội hoạt động và đồng thời là nguồn mạch phát sinh mọi năng lực cho Giáo Hội” (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, đoạn 10). Do đó, Kitô hữu Công Giáo “xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” khi họ không tin Người ngự trong Bí Tích yêu thương này nữa, khi họ bỏ không tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật hằng tuần nữa, khi họ coi thường các bí tích thánh, khi họ lên rước lễ với trọng tội trong ḿnh, khi họ (ở một số trường hợp chính mắt người viết này thấy) vừa nhai kẹo cạo su vừa lên rước lễ, khi họ lấy Bánh Lễ mang về hạ nhục Chúa trong Black Mass, khi họ cho rước Máu Thánh không hết th́ đem đổ vào gốc cây (như một vị linh mục bạn của người viết trông thấy kể lại), khi các vị thừa tác viên tư tế cẩu thả với Ḿnh máu Thánh Chúa khi dâng lễ, khi Thánh Thể bị bỏ vào tủ đựng đồ ở buồng áo (trong Ngày Thứ Năm Tuần Thánh như một chứng nhân thân thiết của người viết này đă thấy kể lại), khi Thánh Lễ đă và đang bị biến thể hay biến chất thành một bữa tiệc có tính cách xă hội hóa theo chiều ngang nhiều hơn trang trọng theo hàng dọc của thứ Phụng Vụ cũ v.v.
Về vấn đề xúc phạm, vẫn biết chủ thể của những xúc phạm đến Chúa Giêsu Thánh Thể, đến “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” đây chính yếu là thành phần chủ thể Kitô hữu Công giáo. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những chữ kết là “v́ Ngài đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”, th́ chúng ta có thể kết luận rằng, vấn đề xúc phạm đến Ngài không phải chỉ có những tội lỗi liên quan trực tiếp đến Thánh Thể hay Phụng Vụ mà thôi, do thành phần Kitô hữu Công giáo chúng ta gây ra cho Ngài. Vậy những ǵ “Ngài đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi” đây là ǵ, nếu không phải là tội lỗi của chung loài người đă xúc phạm đến Ngài như là một vị Thiên Chúa của loài người, một vị Thiên Chúa đă nhập thể làm người như họ trên thế gian.
Đúng thế, khi mặc lấy nhân tính của loài người, Ngài đă nên một với loài người, đă là “đồng loại”, là anh em của loài người, đặc biệt khi Ngài sống nghèo hèn ở Bêlem và Nazarét, nhất là khi Ngài bị khinh chê giầy đạp như một đồ ghê tởm trước mắt loài người trên cây thập tự giá giữa hai tên tử tội, Ngài đă đồng hóa với những ai bần cùng nhất, khốn nạn nhất trên thế gian này, thành phần trong ngày chung thẩm được Ngài gọi là “những người anh em hèn mọn nhất của Ta” (Mt 25:40,45). Bởi thế, một khi con người xúc phạm đến nhau là xúc phạm đến Ngài. Không tích cực yêu thương nhau, nhất là thành phần cần được cảm thương và giúp đỡ, đă là một trọng tội đáng bị đời đời xua đuổi “xa khuất mắt Ta” (Mt 25:41; x Lk 16:19-26), huống chi lại c̣n hận thù ghen ghét nhau, đến nỗi nhào vô đâm chém nhau, chẳng những giữa hai nước với nhau mà cả một số nước, như Thế Chiến Thứ Nhất (1914-1918) đang xẩy ra vào thời điểm của Biến Cố Thánh Mẫu Fatima bấy giờ. “V́ Chúa là Thiên Chúa của chúng ta đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi” là như thế.
Chưa hết, nếu yêu thương nhau thật th́ cả hai sẽ trở nên một, cái đau của người yêu cũng là của ḿnh. Không ai yêu mến Chúa bằng Mẹ Maria. Bởi thế, khi thấy Ngài bị “xúc phạm đến nhiều lắm rồi”, Mẹ làm sao không cảm thấy nhức buốt đau thương. Đó là lư do khi thốt lên lời cuối cùng liên quan trực tiếp đến Mệnh Lệnh Cải Thiện Đời Sống ấy, gương mặt của Mẹ Maria trở nên buồn thương hơn bao giờ hết. Và đó cũng là lư do, như Mẹ đă hứa trong phần thứ hai của Bí Mật Fatima, là “Khi các con thấy ánh sáng lạ lùng chiếu giữa ban đêm, th́ các con hăy biết rằng đó là điềm lạ vĩ đại Thiên Chúa muốn cho các con hay Ngài sắp sửa trừng phạt thế giới tội lỗi, bằng chiến tranh, đói khát và việc bắt bớ Giáo Hội cùng Đức Thánh Cha. Để ngăn ngừa điều này, Mẹ sẽ đến để xin dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ và xin rước lễ đền tạ vào các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng”.
Đến đây, qua câu “rước lễ đền tạ” chúng ta mới thấy rơ hơn nữa “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta” đây chính là Chúa Giêsu Thánh Thể, và qua những lời tiếp theo đó “vào các ngày Thứ Bảy Đầu Tháng”, (ngày vốn để biệt kính Mẹ Maria, chứ không phải Thứ Sáu Đầu Tháng vốn kính Thánh Tâm Chúa), tội phạm đến Ngài là những ǵ đă làm Mẹ đau ḷng nữa. Mẹ đă quả thực hiện ra với chị Lucia, Thiếu Nhi Fatima tiên khởi “c̣n phải ở lại thế gian lâu hơn”, vào ngày 10/12/1925, tại tu viện ḍng Dorothy của chị ở Pontevedra nước Tây Ban Nha, chỉ cho chị thấy Trái Tim bị gai nhọn quấn chung quanh ở trên tay của Mẹ, (h́nh ảnh Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội mà Mẹ đă tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima thấy vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917), với những lời kêu gọi như sau:
“Hỡi con yếu dấu, con hăy nh́n Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị gai nhọn cuốn chung quanh mà những kẻ vô ơn bội nghĩa hằng đâm nát từng giây từng phút bởi tội lộng ngôn và vô ơn của họ. Ít là con, con hăy gắng an ủi Mẹ. Mẹ hứa sẽ phù giúp, trong giờ lâm tử, bằng những ơn cần thiết đến phần rỗi, cho những ai, trong năm ngày thứ bảy đầu tháng liên tiếp, xưng tội và rước lễ, lần hạt 50 kinh Mân Côi và suy gẫm 15 phút 15 mầu nhiệm Mân Côi, với ư chỉ đền tạ Mẹ".
Như thế, tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, về bản chất chẳng những ở tại việc nhận biết và yêu mến Mẹ, mà c̣n, về việc làm cụ thể, ở tại việc đền tạ Trái Tim Mẹ, đền tạ những tội lộng ngôn và vô ơn xúc phạm đến Mẹ. Qua cụm từ “những tội lộng ngôn và vô ơn” đây, chúng ta, một lần nữa, thấy rơ hơn bản chất hay chân tướng của vấn đề xúc phạm, chẳng những xúc phạm đến “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”, mà c̣n xúc phạm cả đến Mẹ là Mẹ của chúng ta nữa. V́ Mẹ là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc với Chúa Kitô. Đáng lẽ Kitô hữu nói chung và Kitô hữu Công Giáo nói riêng, một khi thâm tín được ơn cứu chuộc cao quí vô cùng là dường nào, họ phải tỏ ra hết ḷng cảm mến và tri ân, chứ không quay ra lộng ngôn và vô ơn là những thái độ làm đau ḷng cả Chúa lẫn Mẹ như thế.
Đó là lư do, để đền tạ cả Chúa lẫn Mẹ, một việc, như Mẹ hứa, sẽ bảo đảm phần rỗi đời đời cho những ai thực hiện trong năm ngày thứ bảy đầu tháng liền, một việc được tỏ rằng bằng 4 hành động khác nhau: xưng tội và rước lễ, lần hạt 50 Kinh Mân Côi và suy ngắm Mầu Nhiệm Mân Côi 15 phút. Riêng về việc lần hạt 50 Kinh Mân Côi và suy ngắm Mầu Nhiệm Mân Côi đây, chúng ta thấy rất hợp với ư nghĩa của việc đền tạ những tội lộng ngôn và vô ơn. Bởi v́, để đền tạ những tội lộng ngôn, Kitô hữu Công Giáo chúng ta dâng lời chúc tụng Thiên Chúa toàn năng đă làm cho Mẹ những sự trọng đại (x Lk 1:49), bằng lời Kinh “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc… Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời…”; và để đền tạ những tội vô ơn, quên lăng hay khinh thường những ǵ Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đến ban Con Một ḿnh (x Jn 3:16), thậm chí “đă phó nộp Con ḿnh v́ tất cả chúng ta” (Rm 8:32), chúng ta tỏ ra bằng việc suy ngắm Mầu Nhiệm Mân Côi.
Tóm lại, Sứ Điệp Fatima quả thực là một Linh Đạo Cứu Độ. Chẳng những bởi v́ 3 Mệnh Lệnh Fatima làm nên Sứ Điệp Fatima đều là những phương thế cứu độ, là đường dẫn con người đến với Chúa, và cả 3 Mệnh Lệnh Fatima này có một liên hệ hết sức mật thiết với nhau. Ở chỗ, nếu “Thời gian đă nên trọn. Triều đại Thiên Chúa đă đến. Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm” (Mk 1:15), th́, áp dụng vào lịch sử cận đại và hiện đại, “thời gian đă nên trọn” đây được hiểu là Thời Điểm Maria, Thời Điểm Sau Hết, Mùa Vọng Cánh Chung. “Triều đại Thiên Chúa đă đến” đây được hiểu là Ư “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”. “Hăy cải thiện đời sống” đây được hiểu rằng “đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”. Và “tin vào Phúc Âm” đây được hiểu là “cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”, v́ Kinh Mân Côi “là bản tóm lược Phúc Âm” (Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của ĐTC GPII, đoạn 19).