w

 

Yếu Tố Sống Tu Đức:

Mạc Khải và Đức Tin

 

  

Q

ua những ǵ liên quan tới tiến tŕnh sống tu đức được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chia sẻ trên đây, chúng ta có thể tự hỏi đâu là nguồn gốc của các thứ ánh sáng liên quan tới những giá trị của tạo vật đối với linh hồn từ bậc thanh tẩy sang bậc sáng tỏ, và đâu là nguyên lư và yếu tố làm cho linh hồn được hiệp nhất với Thiên Chúa?

 

Đúng thế, nếu Tu Đức trực tiếp liên quan tới đích điểm hiệp thông thần linh của Kitô hữu, th́ nó là cả một tiến tŕnh bao gồm hai yếu tố chính yếu làm nên Kitô Giáo, đó là yếu tố Mạc Khải Thần Linh và yếu tố Đức Tin Cứu Độ.

Đúng thế, để con người có thể được hiệp thông thần linh với ḿnh, “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) đă chẳng những tỏ ḿnh ra cho con người mà c̣n thông ban ḿnh cho con người nữa. Ngài đă tỏ ḿnh ra cho con người qua Lời Nhập Thể, để “ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9), và đă thông ban ḿnh ra cho con người nơi Chúa Kitô Vượt Qua, “Vị Mục Tử Nhân Lành đến cho chiên được sự sống và là sự sống viên măn” (Jn 10:10), khi Người thông Thánh Thần là Đấng ban sự sống cho con người sau khi Người từ trong kẻ chết sống lại (x Jn 20:22).

 

Phần con người, để có thể hiệp thông thần linh với Vị “Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn 17:3) là Đấng “đă yêu thương thế gian đến ban Con Một của ḿnh” (x Jn 3:16), và cũng là Đấng “đă tuôn đổ t́nh yêu của Ngài vào ḷng chúng ta qua Thánh Thần Ngài đă ban cho chúng ta” (Rm 5:5), họ cần phải có một “đức tin tuân phục” (Rm 1:5), để có thể đáp ứng một cách tương xứng Mạc Khải Thần Linh, tức để họ có thể chấp nhận Lời Nhập Thể (x Jn 1:12), nhờ đó, họ được nên một với Người, như cành nho dính liền với thân nho, hầu trổ sinh muôn vàn hoa trái (x Jn 15:5), hay như chi thể liên kết với đầu, để có thể sinh động, đạt đến tầm vóc viên trọn của một thân thể. 

 

Thế nhưng, t́nh trạng Kitô hữu được nên một với Chúa Kitô như cành nho dính liền với thân nho, để có thể trổ sinh hoa trái đây, chính là nhờ một yếu tố thiết yếu bất khả thiếu là nhựa của cây nho, tức nhờ Thánh Thần của Lời Nhập Thể, vị Thánh Thần đă được Chúa Kitô Tử Giá và Phục Sinh thông ban cho con người, khi Người từ cơi chết sống lại thở hơi trên các vị tông đồ vào tối Ngày Thứ Nhất trong tuần (x Jn 20:22). Đúng thế, khi Kitô hữu lấy “đức tin tuân phục” mà chấp nhận Chúa Kitô th́ cũng do bởi Thánh Thần là “Thần Chân Lư… dẫn vào tất cả sự thật” (Jn 16:13; x. 1Cor 12:3). Bởi thế, tiến tŕnh tu đức của Kitô hữu chính là linh đạo thánh hóa của Chúa Thánh Thần, là linh đạo Thánh Thần Kitô Hóa con người, cho đến khi họ thực sự trở thành hiện thân của Chúa Kitô và là chứng nhân cho Chúa Kitô (x Lk 24:48; Acts 1:8).

 

Về phía Kitô hữu, theo tiến tŕnh được Kitô Hóa này của Chúa Thánh Thần, họ càng ngày sẽ càng có được một Cảm Nghiệm Thần Linh sâu xa hơn, thấm thía hơn, chân thực hơn, hoàn hảo hơn. Cảm Nghiệm Thần Linh này chính là kiến thức về Thiên Chúa nơi họ, là nhận thức Thiên Chúa nơi họ như Ngài là, như Ngài tỏ ḿnh ra nơi Lời Nhập Thể và Vượt Qua (x Jn 17:3), chứ không phải là Vị Thiên Chúa theo t́nh cảm của họ mường tượng thấy, hay theo lư trí của họ nghĩ ra. Tiến tŕnh cảm nghiệm thần linh này đă được chứng thực qua biến cố Chúa Giêsu hỏi các tông đồ rằng: “Phần các con, các con cho Thày là ai?” (x Mt 16:15). Bấy giờ mới thấy được mức độ cảm nghiệm thần linh của thành phần chứng nhân tiên khởi là tông đồ đoàn này như thế nào và tới đâu, (đúng nhưng chưa trọn – Mt 16:23), sau một thời gian khá đủ để trắc nghiệm các vị về Đấng mà hai người trong họ đă trực giác cảm nghiệm thấy ngay từ ban đầu: “Chúng tôi đă gặp Đức Kitô” (Jn 1:41).

 

Phải, theo tiến tŕnh tu đức tam cấp của Kitô Giáo th́ cảm nghiệm thần linh “chúng tôi đă gặp Đức Kitô” có tính cách trực giác ban đầu này nơi thành phần môn đệ Chúa Kitô sẽ c̣n phải và cần phải được “duc in altum – nước sâu thả lưới” (Lk 5:4) nữa, nó mới thực sự làm cho họ trở thành “ánh sáng thế gian” (Mt 5:14), trở thành “chứng nhân của Thày… cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8). Đó là lư do vị trưởng tông đồ đoàn là Thánh Phêrô, sau khi đă bỏ mọi sự mà theo Chúa (x Mt 4:20, 19:27), vẫn c̣n phải tiếp tục cuộc hành tŕnh đức tin “theo Thày” là “Đường” (Jn 14:6) đầy cam go này, thậm chí đến chỗ trắng trợn chối bỏ chính Đấng là “Sự Thật” (Jn 14:6) đă được người tông đồ nắm trong tay ch́a khóa Nước Trời ấy cương quyết thà chết cũng theo cho tới cùng (x Mt 26: 31, 33, 35, 70, 72, 74). Thế nhưng, tiến tŕnh tu đức “theo Thày” một cách tự nhiên ban đầu nhưng lại hết sức chân thành đầy nhiệt t́nh ấy nơi tông đồ Phêrô thực sự đă càng ngày càng dẫn ngài tới chỗ gần với Đấng là “Sự Sống” (Jn 14:6) hơn, Đấng sau khi phục sinh đă tái kêu gọi ngài ở bờ hồ Tibêria rằng: “Hăy theo Thày” (Jn 21:19). Để rồi, cuối cùng, ngài đă được hoàn toàn Kitô Hóa, tức được hoàn toàn nên giống Thày, được trở thành chứng nhân trung thực của Thày và cho Thày bằng việc tử nạn với Thày và như Thày (x Jn 21:18).

 

Căn cứ vào tiến tŕnh tu đức của chung các vị tông đồ và của riêng Thánh Phêrô, như được nhận định trên đây, th́ tiến tŕnh tu đức Kitô Giáo ba bậc hay ba giai đoạn theo các vị thánh thần bí, th́ chẳng những liên quan tới chính bản thân Chúa Kitô, theo lời tuyên nhận của Người: “Thày là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Jn 14:6), mà c̣n liên quan tới bản thân Kitô hữu nữa, tức liên quan tới việc “theo Thày” của họ, một cuộc theo đuổi đă được Người dứt khoát khẳng định với thành phần môn đệ của Người là: “Ai muốn theo Thày, phải bỏ ḿnh đi, vác thập giá ḿnh mà theo Thày” (Mt 16:24).

 

Ở đây, dù tiến tŕnh tu đức Kitô Giáo là một linh đạo có 3 bậc hay 3 giai đoạn, nhưng chỉ được cấu tạo bởi nguyên 2 yếu tố, đó là Mạc Khải Thần Linh và Đức Tin Tuân Phục, (như đă được đề cập đến trước đây). Mạc Khải Thần Linh đây là chính Chúa Giêsu Kitô, và Đức Tin Tuân Phục được tỏ lộ ở Cảm Nghiệm Thần Linh. Bởi thế mà tuyệt đỉnh của tiến tŕnh tu đức Kitô Giáo là ở chỗ, nhờ Thần Chân Lư, Kitô hữu Cảm Nghiệm Thần Linh được “tất cả sự thật”, tất cả Chúa Kitô, tức được hoàn toàn Kitô Hóa, đến độ Chúa Kitô hoàn toàn chiếm đoạt họ, làm chủ họ, sống trong họ (x Gal 2:20; Jn 15:5), và họ đạt đến tầm vóc viên trọn của Người (x Eph 4:13,15), nhờ đó, họ trở thành hiện thân của Người, trở thành chứng nhân sống động cho Người, như Người đă là hiện thân của Cha (x Heb 1:3), để “ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:11). Nếu theo 2 yếu tố tu đức này th́ 3 giai đoạn tu đức sẽ diễn tiến như sau.

 

Bậc tu đức thứ nhất, tức bậc tu đức ở vào giai đoạn khởi sinh, giai đoạn Kitô hữu bắt đầu đi “Đường” nhân đức trọn lành, tức bắt đầu “theo Thày”, Đấng “là Đường Lối” (Jn 14:6). Ở giai đoạn tu đức đầu tiên này, Kitô hữu bắt đầu theo Chúa Kitô là “Đấng tuy thân phận là Thiên Chúa song đă không tự cho ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa, mà đă tự hủy ra như không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i…” (Phil 2:6-7). Thật vậy, sau giây phút đột nhiên có được một cảm nghiệm thần linh sơ khởi một cách nào đó, chẳng hạn qua một câu Thánh Kinh, đặc biệt là qua những biến cố đau thương phải gánh chịu bởi hậu quả việc làm sai trái của ḿnh, Kitô hữu tự nhiên cảm thấy được sự thật về chính bản thân ḿnh cũng như về Vị “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24). Và một khi đă nhận ra sự thật và chấp nhận sự thật, một sự thật tự bản chất có mănh lực giải phóng con người (x Jn 8:32), họ tự động cảm thấy cần phải “ra khỏi tối tăm” (x 1Pt 2:9; Jn 3:19), tức cần phải “bỏ ḿnh đi”. Ở chỗ, trước hết, về phần tiêu cực, từ bỏ tội lỗi cùng các việc làm của ma quỉ, đúng như lời hứa rửa tội, để rồi, về phần tích cực, họ cố gắng tuân giữ tỉ mỉ và kỹ lưỡng tất cả mọi giới luật của Chúa và kỷ luật của Giáo Hội. Điển h́nh nhất ở bậc tu đức khởi sinh này là trường hợp của người phụ nữ tội lỗi có tiếng trong thành, (theo người viết th́ người nữ này chính là Mai Đệ Liên, v́ nữ nhân vật này liên quan đến những ǵ được Thánh Kư Gioan xác nhận trong Phúc Âm của ngài ở đoạn 11 câu 2), có lẽ v́ cô đă thấy được chính Chúa Kitô vô cùng trọn lành nhân ái mà cô cảm thấy cô tội lỗi, đâm ra ăn năn thống hối, đến nỗi đă cương quyết từ bỏ tội lỗi và đường lối giả dối để trở về với Chân Lư, với Chúa Kitô, qua việc lấy nước mắt mà rửa chân cho Người, lấy tóc mà lau, rồi hôn chân Người và lấy thuốc thơm xức chân Người, một biến cố đă được Thánh Kư Luca thuật lại ở đoạn 7 câu 37-38.

 

Bậc tu đức thứ hai, tức bậc tu đức ở vào giai đoạn tiến sinh, cũng gọi là giai đoạn tiến đức, giai đoạn Kitô hữu, về kiến thức, chẳng những ư thức được những giá trị của sự vật và sự việc, mà c̣n, về thực hành, tỏ ra tôn trọng và siêu nhiên hóa những giá trị ấy nữa, bằng việc họ sử dụng các sự vật theo đúng mục đích của chúng được dự án thần linh ấn định, chứ không phải lạm dụng theo ư ḿnh như trước nữa, và thực hiện những sự việc theo đúng ư muốn của Thiên Chúa là Đấng ủy thác chứ không phải theo hứng chí tự nhiên và mưu đồ tư lợi. Trong giai đoạn tu đức tiến sinh này của Kitô hữu, Chúa Kitô “là Sự Thật” (x Jn 14:6), sau khi đă lôi cuốn họ theo Người “là Đường” ở giai đoạn tu đức khởi sinh, bắt đầu từ từ tỏ ḿnh Người ra cho họ, như Người đă tỏ ḿnh ra cho các tông đồ xưa, qua lời nói, việc làm và đời sống của Người, nhất là qua Cuộc Vượt Qua của Người. Đó là lư do, trong giai đoạn tu đức thứ hai này, Kitô hữu không c̣n cảm nghiệm thần linh ở mức độ sốt sắng đầy xúc động như thuở ban đầu nữa, mà ở mức độ lư trí, để rồi từ đó, từ mức độ lư trí này, mức độ nhận biết Sự Thật, nhận biết Chúa Kitô theo những ǵ họ hiểu được qua Lời Chúa trong Thánh Kinh soi sáng, họ sẽ đi đến chỗ cảm nghiệm thần linh bằng việc “vác thập giá”, trải qua một đêm tối tăm, để có được một đức tin tinh tuyền. Điển h́nh cho giai đoạn tu đức tiến sinh thứ hai này là trường hợp cũng của Thánh Nữ Mai Đệ Liên, người đă chọn phần tốt hơn là ngồi dưới chân Chúa để nghe lời của Người (x Lk 10:39,42), cũng là người xức dầu thơm chân Chúa và lấy tóc mà lau chân Người (một việc làm cho thấy h́nh ảnh người nữ tội lỗi đă làm trong Phúc Âm Thánh Luca 7:37-38), như ngưỡng vọng tới việc Người được an táng (x Jn 12:3,7), và là người đă trải qua đêm tối tăm đức tin khi cùng với Mẹ Maria và Tông Đồ Gioan đứng dưới chân thập giá Chúa Kitô (x Jn 19:25). 

 

Bậc tu đức thứ ba, bậc tu đức hiệp sinh, cũng gọi là giai đoạn tu đức lên đến chỗ nguyện cầu thần hiệp, tức giai đoạn Kitô hữu được hiệp thông thần linh với Thiên Chúa, đến nỗi, họ có thể nói như Thánh Phaolô Tông Đồ là không ǵ có thể tách họ ra khỏi t́nh yêu Chúa Kitô (x Rm 8:35-39). Bởi v́, Chúa Kitô “là Sự Sống” (Jn 14:6), Đấng Phục Sinh “được toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28:18), Đấng đă chiến thắng tội lỗi và sự chết, tỏ ḿnh ra cho họ, như Người đă chẳng những tỏ ḿnh ra cho các tông đồ sau khi sống lại từ trong kẻ chết, mà c̣n ban Thánh Thần cho họ nữa, để nhờ chính Thánh Thần ban sự sống này của Người, họ được nên một với Người, được quyền năng như Người, được cảm nghiệm thần linh thấy tất cả Ḷng Thương Xót Chúa của Người, đối với chính bản thân của họ cũng như đối với tội nhân, và trở thành thừa tác viên (nếu được tuyển chọn trong thiên chức linh mục) ban phát Ḷng Thương Xót Chúa, và là chứng nhân cho Ḷng Thương Xót này (x Lk 24:47-48), đến nỗi, họ có thể khống chế sự dữ và không sự dữ nào có thể tác hại được họ (x Mk 16:17-18). Điển h́nh cho giai đoạn tu đức thứ ba hiệp sinh này nơi người Kitô hữu cũng là trường hợp của Thánh Nữ Mai Đệ Liên, người đă được Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra một cách đặc biệt, nhờ đó chị đă trở thành tông đồ cho các tông đồ (x Jn 20:11-18), trở thành chứng nhân cho Chúa Kitô “là Sự Sống”: “Tôi đă thấy Chúa” (Jn 20:18). Phải, khi tới bậc tu đức hiệp sinh cao nhất, Kitô hữu có một cảm nghiệm thần linh sâu xa nhất và trọn hảo nhất, ở chỗ họ cầu nguyện không bằng tác động cảm xúc hay suy tưởng như ở giai đoạn tu đức khởi sinh và tiến sinh nữa, mà là cầu nguyện bằng tác động đức tin tinh tuyền, tác động chiêm niệm với cả con người được thấm đẫm “ánh sáng sự sống” (Jn 8:12), “một sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10), trở thành cành nho sinh muôn vàn hoa trái thần linh (x Jn 15:5).

 

Trong bài giảng cho Thánh Lễ Truyền Dầu vào sáng Thứ Năm 13/4/2006 ở Quảng Trường Thánh Phêrô, Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă nói về và với chư huynh trong hàng giáo phẩm và giáo sĩ của ngài liên quan đến mối liên hệ thân t́nh giữa Chúa Kitô với thành phần được chia sẻ vào thiên chức linh mục của Người, một mối liên hệ có tính chất tu đức và nội tâm, một tính chất quan thiết cho hoạt động mục vụ của các vị như sau (người viết tự ư nhấn mạnh ở những chỗ in nghiêng và đậm):

 

“Chúa Kitô đă đặt tay của Người trên chúng ta. Người đă bày tỏ ư nghĩa của cử chỉ như thế qua những lời Người nói rằng: ‘Thày không c̣n gọi các con là tôi tớ nữa, v́ tôi tớ không biết ǵ về những việc chủ làm. Thày gọi các con là bạn hữu, v́ Thày đă nói với các con hết mọi sự Thày đă nghe nơi Cha Thày’ (Jn 15:15). Thày không c̣n gọi các con là tôi tớ mà là bạn hữu: Nơi những lời ấy người ta thậm chí có thể thấy được việc thiết lập thiên chức linh mục. Chúa Kitô làm cho chúng ta thành bạn hữu của Người, ở chỗ, Người kư thác cho chúng ta tất cả mọi sự; Người phó chính bản thân Người cho chúng ta để chúng ta có thể nói bằng cái tôi của Người: ‘in persona Christi capitis’. Ôi Người tin tưởng chúng ta biết là dường nào! Người thực sự phó ḿnh vào tay của chúng ta.

 

“Những dấu hiệu thiết yếu của việc truyền chức linh mục là tất cả những biểu lộ sâu xa của lời ấy: dấu hiệu đặt tay; trao sách – trao lời Người ủy thác cho chúng ta; trao chén biểu hiệu cho việc Người truyền đạt cho chúng ta mầu nhiệm sâu xa và thân mật nhất của Người. Trong tất cả những sự ấy c̣n có quyền năng tha tội nữa: Người cũng làm cho chúng ta tham dự vào việc Người nhận thức thấy t́nh trạng thảm thương của tội lỗi cùng với tất cả những ǵ là tối tăm trên thế giới, và trao cho ch́a khóa vào tay chúng ta để mở lại cửa Nhà Cha trên trời. Thày không c̣n gọi các con là tôi tớ nữa mà là bạn hữu. Đó là ư nghĩa sâu xa của việc làm linh mục, đó là trở thành bạn hữu của Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta cần phải tái dấn thân cho mới thân hữu hằng ngày này.

 

“T́nh thân hữu là để chia sẻ tâm tư và ước muốn. Trong mối hiệp thông này, Thánh Phaolô nói với chúng ta ở Thư gửi giáo đoàn Philiphê (x 2:2-5), chúng ta cần phải làm cho ḿnh tưởng nghĩ như Chúa Giêsu. Và mối hiệp thông về tâm tưởng này không phải chỉ là những ǵ về tri thức, mà là một thứ chia sẻ về những cảm thức cùng ư muốn nên cũng chia sẻ về cả hành động nữa.

 

Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải nhận biết Chúa Giêsu một cách thân t́nh hơn bao giờ hết, lắng nghe Người, chung sống với Người, bỏ giờ ra với Người. Việc lắng nghe Người – nơi việc ‘lectio dinina’, tức là việc đọc Thánh Kinh, không phải theo kiểu học thức mà là theo kiểu thiêng liêng; nhờ đó chúng ta biết cách gặp gỡ Chúa Giêsu là Đấng đang hiện diện và nói với chúng ta. Chúng ta cần phải suy nghĩ và phản tỉnh những lời của Người cũng như những hành động của Người trước nhan Người và cùng với Người.

 

Việc đọc Thánh Kinh là việc cầu nguyện, nó phải là việc cầu nguyện – nó phải xuất phát từ việc nguyện cầu và dẫn tới việc nguyện cầu. Các thánh kư nói với chúng ta rằng Chúa Kitô thường ẩn ḿnh ở trên núi cầu nguyện thâu đêm. Chúng ta cũng cần đến thứ ‘núi’ này: đó là độ cao nội tâm chúng ta cần phải leo lên, đó là ngọn núi nguyện cầu. Chỉ có thế mối thân hữu mới phát triển. Chỉ có thế chúng ta mới có thể thi hành công việc phục vụ tư tế của chúng ta, chỉ có thế chúng ta mới có thể đem Chúa Kitô và Phúc Âm của Người đến cho con người. Việc chỉ biết hăng say hoạt động thậm chí có thể là những ǵ anh hùng. Thế nhưng hoạt động bề ngoài, cuối cùng, vẫn chẳng sinh hoa kết trái và mất đi hiệu năng, nếu nó không được xuất phát từ mối hiệp thông sâu xa thân mật với Chúa Kitô.

 

“Thời gian chúng ta giành cho việc làm này thực sự là thời gian của hoạt động mục vụ, của hoạt động mục vụ đích thực. Một linh mục trước hết là một con người nguyện cầu. Thế giới thường lạc hướng của ḿnh theo chiều hướng duy hoạt động cuồng loạn của nó. Hoạt động của nó và các khả năng của nó trở thành những ǵ hủy hoại, nếu không có sức mạnh của việc nguyện cầu là những ǵ xuất phát gịng nước sự sống có khả năng làm cho đất đai khô cằn trở nên mầu mở ph́ nhiêu. 

 

“Thày không c̣n gọi các con là tôi tớ mà là bạn hữu. Yếu tính của thiên chức linh mục đó là làm bạn của Chúa Giêsu Kitô. Chỉ có thế chúng ta mới thực sự nói ‘thay cho Chúa Kitô – in persona Christi’, cho dù nội tâm chúng tax a ĺa Chúa Kitô vẫn không thể làm tổn thương tới tính cách hiệu thành của bí tích. Làm bạn với Chúa Giêsu, làm linh mục nghĩa là làm một con người nguyện cầu. Vậy chúng ta hăy t́nh bạn này và hăy thoát khỏi cảnh vô tri của những người tôi tớ quê mùa. Vậy chúng ta hăy biết làm sao để sống, để chịu khổ và để tác hành với Người và cho Người.

 

“T́nh bằng hữu với Chúa Giêsu bao giờ cũng là t́nh bằng hữu đệ nhất với những ai thuộc về Người. Chúng ta có thể làm bạn của Chúa Kitô chỉ trong mối hiệp thông với toàn thể Chúa Kitô, tức với cả đầu lẫn thân, nơi sự sống dồi dào phong phú của Giáo Hội được sinh động bởi Chúa Kitô. Chỉ trong Giáo Hội, nhờ Chúa Kitô, Thánh Kinh mới là Lời sống động và hợp thời. Không có chủ thể sống động Giáo Hội ấp ủ các thời đại này, th́ Thánh Kinh bị đổ bể thành những bản văn thường bất nhất hỗn tạp, do đó trở thành một cuốn sách của quá khứ. Thánh Kinh là những ǵ sống động vào lúc này đây chỉ ở nơi nào có ‘Sự Hiện Diện’ thôi – nơi nào Chúa Kitô măi đồng thời với chúng ta: tức nơi thân thể Giáo Hội của Người.

 

“Là linh mục tức là làm bạn với Chúa Giêsu Kitô, và điều này càng trở nên hơn thế nữa qua cả cuộc sống của chúng ta. Thế giới cần đến Thiên Chúa – không cần đến bất cứ một thần linh nào, mà là cần đến Vị Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, đến Vị Thiên Chúa hóa thành huyết nhục, Vị đă yêu thương chúng ta đến chết v́ chúng ta, Vị đă phục sinh và đă tao nên nơi bản thân Ngài một khoảng trống cho con người. Vị Thiên Chúa này cần phải sống trong chúng ta và chúng ta cần phải sống trong Ngài. Đó là ơn gọi linh mục của chúng ta: Chỉ có thế hoạt động linh mục của chúng ta mới sinh hoa kết trái mà thôi”.

 

Những lời của Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói với thành phần tư tế thừa tác và nói về thiên chức linh mục thừa tác trên đây liên quan đến tu đức, đến đời sống thân t́nh với Chúa Kitô, như cành nho dính liền với thân nho để sinh muôn vàn hoa trái, cũng có thể áp dụng cho hết mọi tín hữu giáo dân, thành phần thật sự, qua Phép Rửa, đă lănh nhận thiên chức linh mục phổ quát, do đó, cũng cần phải làm chứng nhân cho Chúa Kitô qua các hoạt động tông đồ giáo dân của ḿnh, những hoạt động tông đồ một phần nào cũng mang tính cách mục vụ như các vị tư tế thừa tác.

 

Ngay trong ba vai tṛ vương giả, tư tế và ngôn sứ của Kitô hữu sau khi lănh nhận Phép Rửa cũng cho thấy linh đạo tam cấp của Kitô Giáo. Ở chỗ, Kitô hữu đóng vai tṛ vương giả khi tỏ ra làm chủ mọi sự, không bị bất cứ một sự ǵ chi phối, một thái độ như ở trong bậc khởi sinh tu đức; nhờ làm chủ trái đất như thế, Kitô hữu mới có thể xứng đáng đóng vai tư tế, thay cho và cùng với tất cả mọi sự chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa, một t́nh trạng thuộc về bậc tu đức tiến sinh; thế rồi nhờ tác vụ tư tế có sức thánh hóa mọi sự của ḿnh như thế, Kitô hữu quả thực đă chu toàn vai tṛ ngôn sứ chứng nhân, một vị thế của bậc tu đức hiệp sinh dồi dào và truyền đạt sự sống.