x

  

Sống Tu Đức với Ba Bí Tích Nhập Môn Kitô Giáo

 

  

B

a Bí Tích nhập môn Kitô Giáo là Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể. Đây là thứ tự trong thang cấp 7 Bí Tích của Giáo Hội Công Giáo, được đặc biệt áp dụng cho trường hợp tân ṭng người lớn, theo truyền thống của Giáo Hội từ thời sơ khai. Ngay nơi thứ tự của 3 Bí Tích nhập môn Kitô Giáo này, chúng ta cũng tổng quát thấy được tiến tŕnh linh đạo tam cấp của Kitô Giáo: khởi sinh (với Bí Tích Rửa Tội), tiến sinh (với Bí Tích Thêm Sức) và hiệp sinh (với Bí Tich Thánh Thể).

 

Sống Tu Đức với Bí Tích Rửa Tội

Nếu tiến tŕnh tu đức Kitô Giáo là linh đạo dẫn Kitô hữu đến chỗ Hiệp Thông Thần Linh, th́ đích điểm Hiệp Thông Thần Linh này đă được bắt đầu từ khi họ lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, một bí tích làm cho họ được Hiệp Thông Thần Linh, được thông phần Sự Sống Thần Linh với Thiên Chúa Ba Ngôi, với tư cách là con cái của Chúa Cha, là chi thể của Chúa Giêsu Kitô, và là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần.

 

Ơn Thánh Sủng được phú ban cho Kitô hữu nơi Bí Tích Rửa Tội giống như Hạt Giống Thần Linh gieo vào mảnh đất nhân tính của con người, và tùy theo mảnh đất nhân tính này (x Mt 13:4,5,7,8), Hạt Giống Thánh Sủng là Sự Sống Thần Linh ấy như hạt cải phát triển tối đa, cho tới khi thành một cây vĩ đại, có thể làm tổ cứu độ cho thành phần chim trời là các linh hồn nữa (x Mt 13:31-32). Theo đó, tiến tŕnh tu đức ở đây là tiến tŕnh NÊN THÁNH, tiến tŕnh Chúa Kitô lớn lên nơi Kitô hữu, hay Kitô hữu lớn lên trong Chúa Kitô.

 

Tuy nhiên, nếu nhờ Bí Tích Rửa Tội, Kitô hữu đă được thánh hóa, đă LÀ THÁNH, th́ có thể nói rằng họ không NÊN THÁNH mà là LÀM THÁNH hay SỐNG THÁNH, tức sống bản chất Thánh của ḿnh, thể hiện bản chất Thánh của ḿnh , một bản chất đă được phú bẩm từ khi họ được sinh vào đời sống siêu nhiên. Giống như con người, v́ sinh ra “là người”, mang bản tính con người, nên họ sống là sống cuộc đời “làm người”. Nếu chữ “nên người” diễn tả một cái ǵ đó dường như phủ nhận chính nhân tính của con người, khiến cho người ta có cảm giác liên quan tới tiến tŕnh “làm người”, từ chỗ chưa “là người” đến chỗ “nên người”, hay ít là từ chỗ “là người” bất toàn đến chỗ “nên người” thành toàn, th́ chữ NÊN THÁNH cũng thế, mặc dù chữ này cho thấy t́nh trạng Kitô hữu đă được Thánh Hóa song vẫn c̣n mầm mống tội lỗi và vẫn có thể phạm tội, vẫn có thể hư đi, song nó vẫn không tích cực, không chính xác và mănh liệt bằng quan niệm LÀM THÁNH hay ư niệm SỐNG THÁNH.

 

Theo quan niệm LÀM THÁNH hay SỐNG THÁNH này th́ muốn làm một linh mục Thánh, một giám mục Thánh, một giáo hoàng Thánh, một tu sĩ Thánh, một sinh viên Thánh, một bác sĩ Thánh, một luật sư Thánh, một thương gia Thánh v.v., Kitô hữu phải là một vị Thánh linh mục, một vị Thánh giám mục, một vị Thánh giáo hoàng, một vị Thánh tu sĩ, một vị Thánh sinh viên, một vị Thánh bác sĩ, một vị Thánh luật sư, một vị Thánh thương gia v.v. Chữ “Thánh” ở đây, về văn phạm Việt Nam, được đứng trước và đứng sau mỗi ơn gọi của Kitô hữu. Chữ “Thánh” đứng sau mỗi ơn gọi của Kitô hữu chỉ nói lên được tính chất (quality) của ơn gọi này thôi, c̣n chữ “Thánh” (kèm theo chữ “vị”) đứng trước mỗi ơn gọi cho thấy được chính bản chất (nature) của Kitô hữu. Tức, nếu Kitô hữu sống đúng bản chất “LÀ THÁNH” của ḿnh th́ họ tỏa ra tính chất Thánh Thiện của họ.

 

Quan niệm Sống Thánh Chứng Nhân này sẽ dễ hiểu hơn khi áp dụng lời Chúa Giêsu khẳng định và kêu gọi thành phần môn đệ của Người ở ngay đầu bài Giảng Phúc Đức rằng: “Các con là ánh sáng thế gian… Một thành xây trên núi không thể khuất được nữa… Sự sáng của các con phải chiếu giăi ra trước mặt thế nhân, để họ thấy việc lành các con làm mà ngợi khen Cha các con ở trên trời” (Mt 5:14,16). Thật vậy, tự bản chất của ḿnh, Kitô hữu “là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14), phản chiếu chính Đấng “là ánh sáng thế gian” (Jn 8:12). Nếu ánh sáng không chiếu soi sẽ không phải là ánh sáng thế nào, th́ Kitô hữu không soi chiếu cũng không thực sự là Kitô hữu như thế. Nếu “ánh sáng thế gian” đây là Chúa Kitô, th́ nếu Kitô hữu không chiếu soi Chúa Kitô, không làm chứng cho Chúa Kitô, không làm cho thế gian nhận biết Chúa Kitô, th́ họ chỉ là thành phần Kitô hữu hữu danh vô thực. Và nếu Kitô hữu hoàn toàn chiếu tỏa Chúa Kitô th́ phải chân nhận rằng họ đă đầy Chúa Kitô, đă được Chúa Kitô chiếm đoạt, được Chúa Kitô sử dụng nhân tính của họ, như nơi Chân Phước Têrêsa Calcutta hay Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II, để tiếp tục tỏ ḿnh ra là “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần”.

 

 

Sống Tu Đức với Bí Tích Thêm Sức

 

Thế nhưng, thực tế cho thấy, cho dù đă được thánh hóa, đă được công chính hóa bởi ơn cứu độ của Chúa Kitô, tự “bản chất yếu nhược” (x Mt 26:41), và vẫn c̣n mầm mống tội lỗi ở khuynh hướng “chuộng tối tăm hơn ánh sáng” (Jn 3:19), mảnh đất nhân tính Kitô hữu vẫn có thể, vào một lúc nào đó, hay có nhiều lúc trở thành lề đường, sỏi đá hay bụi gai là những môi trường bất thuận lợi hay gây trở ngại trầm trọng cho việc phát triển của hạt giống thần linh là Ơn Thánh Sủng, thậm chí c̣n nguy hiểm đến cả số phận sống c̣n của hạt giống Thánh Sủng nữa (x Mt 13:4,5,7), một hạt giống tự ḿnh có tiềm năng và khả năng làm cho đất đai sinh hoa kết trái.

 

Đó là lư do, khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, Kitô hữu chẳng những được lănh nhận Thánh Sủng, mà c̣n cả Thánh Linh nữa, v́, qua Phép Rửa, họ chẳng những được chôn táng với Chúa Kitô mà c̣n được sống lại với Người nữa (x Rm 6:4), tức nhờ Phép Rửa, họ đă cởi bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới (x Eph 4:22,24), một con người mới được tái sinh bởi trên cao, bởi nước và Thần Linh (x Jn 3:1,5), một con người được Chúa Kitô Phục Sinh thông ban Thánh Thần của Người cho (x Jn 20:22), để nhờ đó, nhờ có cùng một Thánh Thần của Người và với Người, họ được trở thành anh em với Người (x Jn 20:17).

 

Tuy nhiên, dù các tông đồ có lănh nhận Thánh Thần từ Thánh Thể Phục Sinh của Chúa Kitô vào tối ngày thứ nhất trong tuần, các ngài vẫn cần phải lănh nhận quyền lực từ trên cao (x Lk 24:49), qua việc Thánh Thần Hiện Xuống vào Lễ Ngũ Tuần ở Giêrusalem (x Acts 1:8;2:1,4) nữa, các vị mới có thể làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh. Cũng thế, cho dù Kitô hữu đă lănh nhận Thánh Thần khi được tái sinh trong Bí Tích Thánh Tẩy, họ c̣n phải lănh nhận Thánh Thần nơi Bí Tích Thêm Sức nữa họ mới có thể trở thành chứng nhân của Chúa Kitô và cho Chúa Kitô: “Các con sẽ lănh nhận quyền lực khi Thánh Thần đến với các con; bấy giờ các con là những chứng nhân của Thày… cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8).

 

Thánh Thần Kitô hữu lănh nhận nơi Phép Rửa là Thánh Thần tái sinh họ vào đời sống thần linh, Thánh Thần thanh tẩy (x Lk 24:47-48 và Jn 20:22-23), c̣n Thánh Thần họ lănh nhận nơi Phép Thêm Sức là Quyền Lực truyền sinh thần linh, một Quyền Lực làm cho Kitô hữu có khả năng làm mẹ Chúa Kitô (x Mt 12:50), khả năng sinh sản thần linh, khả năng làm cho thế gian nhận biết Chúa Kitô, như một chứng nhân sống động và trung thực của Người. Đó là lư do chỉ khi nào Kitô hữu được lănh nhận Thánh Thần nơi Bí Tích Thêm Sức, như các Tông Đồ tại Nhà Tiệc Ly vào ngày Lễ Ngũ Tuần, họ mới thực sự và hoàn toàn được rửa trong Thánh Thần, đúng như lời Chúa Giêsu khẳng định trước khi Thăng Thiên về cùng Cha: “Gioan làm phép rửa bằng nước, nhưng trong ít hôm nữa thôi các con sẽ được rửa bằng Thánh Thần” (Acts 1:5).

 

Thật thế, khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, Kitô hữu đă được rửa trong Chúa Kitô thế nào (x Rm 6:3), th́ khi lănh nhận Bí Tích Thêm Sức, Kitô hữu cũng được rửa trong Thánh Thần như vậy. Tuy nhiên, chính lúc lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, được rửa trong Chúa Kitô, Kitô hữu thực sự đă được lănh nhận Thánh Thần rồi. Nếu Thánh Thần Kitô hữu lănh nhận nơi Bí Tích Thêm Sức là Thánh Thần từ trời, Thánh Thần nhiệm xuất từ Cha và được Con sai đến (x Jn 15:26), Thánh Thần hiệp thông thần linh Ba Ngôi, th́ Thánh Thần họ lănh nhận nơi Bí Tích Rửa Tội là Thánh Thần xuất phát từ Thánh Thể của Chúa Kitô Phục Sinh, từ Nhân Tính Thần Linh của Lời Nhập Thể. Thánh Thần được thông ban từ nhân tính thần linh của Lời Nhập Thể này, xuất phát từ Thánh Thể Phục Sinh của Người đây, như đền thờ được tái thiết sau ba ngày này (x Jn 2:19-21), chẳng khác ǵ như nước từ đền thờ chảy ra (x Ez 47:1 và Jn 19:34) hay nước vọt lên sự sống đời đời (x Jn 4:14, 7:37-38).

 

Bởi thế, khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội là Kitô hữu cũng được rửa trong Nước, tức trong Thánh Thần của Chúa Kitô Phục Sinh. Vậy sau khi lănh nhận Bí Tích Thêm Sức, Kitô hữu quả thực đă được tái sinh bởi trời, tức được tái sinh bởi cả Nước là Thánh Thần từ Thánh Thể Phục Sinh của Lời Nhập Thể, lẫn Thánh Thần là Quyền Lực từ trên cao, là Thánh Thần hiệp thông thần linh, một Thánh Thần không phải chỉ làm cho cá nhân Kitô hữu hiệp thông thần linh với Thiên Chúa Ba Ngôi qua Giáo Hội Nhiệm Thể Chúa Kitô, như Ngài đă làm nơi Bí Tích Rửa Tội, mà c̣n làm cho họ, cùng với Giáo Hội, trở thành một bí tích hiệp thông (x Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, 1), hiệp thông loài người với Thiên Chúa và với nhau.

 

Bởi v́, nhờ Bí Tích Thêm Sức, Kitô hữu chẳng những lănh nhận đức tin tông truyền, một đức tin của chính các vị tông đồ là thành phần chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô, (đó là lư do họ được chính thành phần thừa kế các tông đồ là các vị giám mục ban Bí Tích Thêm Sức cho, chứ không phải linh mục), mà c̣n lănh nhận cả những khả năng thần linh bất khả thiếu để có thể làm chứng cho Chúa Kitô đến cùng như các vị tông đồ xưa nữa. Những khả năng thần linh bất khả thiếu để Kitô hữu có thể làm chứng cho Chúa Kitô một cách hiệu lực đây chính là các Linh Ân của Thánh Thần, những linh ân được Thánh Thần sử dụng để hoạt động nơi Kitô hữu và qua Kitô hữu trong việc dùng họ làm chứng về Chúa Kitô (x Jn 16:26-27), cũng là việc dùng họ tỏ Chúa Kitô ra, hầu nhờ đó thế gian tin mà được hiệp thông thần linh (x Jn 17:23; 1Jn 1:3).

 

Các Linh Ân của Thánh Thần đó là: Khôn Ngoan và Thâm Hiểu, Huấn Dụ và Dũng Cảm, Tri Thức và Kính Sợ (x Is 11:2). Với và nhờ các Linh Ân này của Thánh Thần, Kitô hữu mới có thể hết sức khôn ngoan trong việc nhận thấy Thánh Ư Chúa trong tất cả mọi sự, nhờ đó, họ thâm hiểu được tất cả mọi sự theo dự án thần linh của Đấng Thượng Trí Vô Cùng Khôn Ngoan Quan Pḥng tất cả mọi sự một cách Toàn Năng, để rồi, căn cứ vào đó, họ đóng vai tṛ như những vị ngôn sứ huấn dụ người khác, bằng lời nói và việc làm của ḿnh, một cách thuyết phục, và sẵn sàng dũng cảm chịu đựng tất cả những hậu quả gây ra bởi chứng từ của họ thường phản khắc với thế gian, làm cho thế gian cảm thấy nhức nhối và muốn dập tắt đi, nhưng thế gian cuồng bạo vẫn không thể nào dập tắt được tri thức rạng ngời chân lư sáng soi của họ và ḷng kính sợ của họ trong việc họ nghe lời Thiên Chúa hơn là loài người, để làm chứng cho chính sự thật giải phóng con người (x Acts 4:19-20; Jn 8:32). Trái lại, chính ḷng kính sợ Thiên Chúa của họ, Đấng là “Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn 17:3) được họ coi trọng trên hết mọi sự và mến yêu với tất cả con người của họ (x Deut 6:4-5 và Mt 22:37), c̣n làm cho họ cảm thấy hân hoan vui sướng (x Is 11:3) v́ được chịu khổ v́ Ngài nữa (x Acts 5:41).

 

Nếu Thánh Thể là Hy Tế Cứu Độ được hiện thực hóa trên bàn thờ nơi mỗi Thánh Lễ được Giáo Hội, qua các vị thừa tác viên tư tế của ḿnh “làm mà tưởng nhớ đến Thày” (Lk 22:19), th́ cuộc đời của người Kitô hữu sống thánh chứng nhân, bằng các Linh Ân Thánh Thần trên đây, qua đời sống tu đức lên đến bậc hiệp sinh của họ, đến được chịu khổ nạn và tử nạn như Thày và với Thày, một thân phận họ không thể nào thoát được v́ tôi tớ không hơn được chủ (x Jn 15:18-21), cũng là tất cả những ǵ họ làm để tưởng nhớ đến Thày của họ, nhờ đó họ hiện thực hóa Hy Tế Cứu Độ của Người trong cuộc đời của họ và trên khấu trường thế giới.

 

 

Sống Tu Đức với Bí Tích Thánh Thể

 

Đến đây, chúng ta thấy đời sống tu đức của Kitô Giáo chẳng những liên quan tới Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thêm Sức mà c̣n liên quan cả tới Bí Tích Thánh Thể nữa. Thật vậy, một Kitô hữu đă đạt tới tŕnh độ tu đức thần hiệp, họ được hoàn toàn hiệp thông thần linh với Thiên Chúa, được nên giống Chúa Kitô Vượt Qua, một Chúa Kitô Tử Giá và Phục Sinh, một mầu nhiệm Vượt Qua được hiện thực nơi việc cử hành Thánh Thể. Cuộc đời của họ trở thành một Hiến Tế Cứu Độ, Hiến Tế Thánh Thể. Đó là lư do Thánh Thể chính là nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống Giáo Hội nói chung và của họ nói riêng (x Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, 10). Kinh nghiệm tu đức và lịch sử thánh nhân cho thấy không một vị thánh nào có thể hăng say truyền giáo và hoạt động tông đồ một cách thần hiệu, như cành nho sinh muôn vàn hoa trái, mà lại không thiết tha gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể. Điển h́nh nhất trong thời hiện đại của chúng ta là Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II (qua đời ngày 2/4/2005), với một Lễ an táng đầy vui mừng và cả thể có thể nói vô tiền khoáng hậu, và Chân Phước Têrêsa Calcutta (qua đời ngày 5/9/1997), vị sáng lập Ḍng Thừa Sai Bác Ái, một ḍng đă phát triển nhanh nhất trong lịch sử Giáo Hội, (chưa đầy nửa thế kỷ – 1950-1997 – đă có mặt ở 120 quốc gia), vị được coi là một biểu hiệu Đức Ái Kitô Giáo trên thế giới nhất là nơi thế giới Ấn Giáo, cũng được tôn kính bằng một nghi thức quốc táng của Ấn Độ.

 

Tuy nhiên, trong chính Thánh Lễ, chính việc cử hành Thánh Thể, chúng ta cũng thấy được rơ ràng tiến tŕnh tu đức Kitô Giáo của ḿnh, một tiến tŕnh, như đă nhận định và phân tích, có tam cấp (khởi sinh, tiến sinh và hiệp sinh) và nhị tố (Mạc Khải Thần Linh và Đức Tin Tuân Phục).

 

Trong cuốn “Nguồn Sống Thần Linh”, (Cao-Bùi, 2005, trang 87-88), người viết cũng đă chia sẻ nhận định của ḿnh về vấn đề này như sau:

“Đời sống tu đức của chúng ta được phản ảnh qua việc cử hành Thánh Lễ. Ở chỗ, ba bậc nhân đức trọn lành được thể hiện rơ ràng nơi các phần của việc cử hành Thánh Lễ. Đúng thế, theo tu đức Kitô Giáo, có ba bậc nhân đức trọn lành Kitô hữu cần phải nỗ lực theo đuổi để đáp ứng ơn gọi nên thánh của ḿnh là con cái Thiên Chúa, là chi thể Chúa Kitô và là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần. Ba bậc đó là khởi sinh, tiến sinh và hiệp sinh.

 

“Bậc khởi sinh trong đời sống tu đức, mức độ con người mới bước vào đường nhân đức cần phải thanh tẩy và xa lánh tội lỗi, được thể hiện nơi phần Thống Hối Đầu Lễ.

 

“Bậc tiến sinh của đời sống tu đức là mức độ linh hồn sống đạo dễ qui hướng về Chúa và t́m kiếm Chúa, được thể hiện bằng những việc hy sinh khổ chế hăm ḿnh, bởi v́, chính trong giai đoạn này, chính Thiên Chúa từ từ tỏ ḿnh ra cho họ, thu hút họ bằng những soi động âm thầm, khi họ đọc sách thiêng liêng, đọc kinh hay bàn hỏi chuyện tâm hồn, một giai đoạn được thể hiện nơi phần Phụng Vụ Lời Chúa.

 

“Bậc tu đức hiệp sinh là mức độ linh hồn, sau khi được Lời Chúa thanh tẩy (x Jn 15:3) trong giai đoạn tu đức tiến sinh, hiểu biết Chúa hơn và bắt đầu tỏ ra tin tưởng phó thác bản thân cùng mọi sự của ḿnh cho Ngài, để Ngài muốn làm ǵ th́ làm theo Thánh Ư Tối Thượng và Toàn Thiện của Ngài; phần Thiên Chúa, Ngài chấp nhận của lễ thiện chí của linh hồn, bằng việc cho lửa trời (biểu hiệu cho Thánh Thần) xuống thiêu đốt (biểu hiệu cho Thánh Giá) của lễ của linh hồn, như Ngài sai Thánh Thần xuống trên lễ vật trên bàn thờ trong phần Hiến Tế vậy; để rồi, sau khi linh hồn được ‘thánh hóa trong chân lư’ (Jn 17:19), tức trong Thánh Ư Thiên Chúa và bởi Thánh Thần bằng Thánh Giá như thế, linh hồn tiến tới chỗ thần hiệp, tức được hiệp nhất nên một với Chúa Kitô, sống một cuộc sống như Người, đến độ, không phải là họ sống nữa mà là Chúa Kitô sống trong họ (x Gal 2:20), một mức độ tu đức thần hiệp được thể hiện nơi phần Hiệp Lễ”.

 

Ở đây, trong Thánh Lễ hay trong việc cử hành Thánh Thể, chúng ta thấy được mầu nhiệm thần hiệp xẩy ra nơi Kitô hữu tương tự như mầu nhiệm biến thể trên bàn thờ khi vị linh mục chủ tế đọc lời truyền phép trên bánh và rượu để bánh và rượu được biến thành Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô.

 

Thật vậy, Kitô hữu được biến đổi, được chính thức bắt đầu vào bậc tu đức thần hiệp là bậc tu đức cao nhất, bậc cầu nguyện tột đỉnh, giống như trường hợp Bánh và Rượu khi  truyền phép nhờ đó được biến đổi trở thành những ǵ là thần linh vậy. Việc biến đổi ở đây xẩy ra là họ (tuy bề ngoài vẫn thế, như h́nh bánh và h́nh rượu vẫn c̣n nguyên) nhưng về bản chất không c̣n là họ nữa mà được biển đổi nên Chúa Kitô.

 

Mầu nhiệm biến đổi theo tu đức xẩy ra nơi Kitô hữu ở bậc hiệp sinh tương tự như trong phụng vụ Thánh Thể này đă được Chúa Giêsu nói tới qua dụ ngôn men trong bột, men đă làm dậy lên cả 3 đấu bột. Đúng vậy, nếu nơi Thánh Lễ chỉ có bánh và rượu được biến thành Ḿnh và Máu Chúa Kitô, th́ nơi Kitô hữu cả nhân tính (tiêu biểu như bánh) và nhân phẩm (tiêu biểu như rượu) của họ cũng được biến đổi như thế. Tuy nhiên, sẽ không có Bánh và Rượu là những chất thể thiết yếu được biến đổi này nếu thiếu yếu tố “lao công của con người”. Vậy nếu việc biến đổi trên bàn thờ bao gồm cả yếu tố bất khả thiếu là “lao công của con người” th́ tất cả mọi tác động của Kitô hữu liên quan tới nhân tính và nhân phẩm của họ cũng được biến đổi nữa.

 

Như thế, nếu men đây là Lời Chúa, Lời đầy thần linh và sự sống (x Jn 6:63), Lời ban sự sống đời đời (x Jn 6:68), th́ “ba đấu bột” được dậy hết lên men đây là nhân tính, nhân phẩm và nhân cách của Kitô hữu.

 

Và nếu bánh và rượu được lao công con người làm nên nhờ đó được biến đổi thành Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô trên bàn thờ thế nào th́ nhân tính, nhân phẩm và nhân cách của Kitô hữu cũng được quyền lực Thần Linh nơi men Lời Chúa làm dậy lên Chúa Kitô, tức được biến đổi thành nhân tính của Chúa Kitô như vậy.

 

Để rồi, được Người chiếm đoạt, sống trong, và sử dụng nhân tính của họ, (nghĩ với óc của họ, muốn bằng ḷng của họ và làm bằng tay của họ), như nhân tính của Người, để tỏ ḿnh ra cho con người, thông ḿnh cho con người và phục vụ con người, như Người đă thực hiện trong lịch sử khi c̣n tại thế.

 

Một khi nhân tính của họ được biến đổi giống nhân tính của Chúa Kitô th́ nhân phẩm của họ cũng được rạng ngời biến đổi, bởi thế gian thấy họ là thấy Chúa Kitô, v́ nhân cách của họ bộc lộ tác động thần linh vô giá và thần hiệu của Chúa Kitô. Bấy giờ, cảm nghiệm Đức Tin của họ nơi Mạc Khải Thần Linh, được trưởng thành theo tầm vóc Thập Giá Cứu Độ là trạng thái b́nh an Đức Cậy, trở thành một Đức Ái phục sinh đầy quyền năng trong việc thông ban Sự Sống Thần Linh.