Đích Điểm

 

“Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”

  

 

 

N

ếu Mẹ Maria xuất hiện ở Fatima năm 1917, đầu thế kỷ 20, là để dẫn dắt con người về với “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”, với Ḷng Thương Xót Thần Linh của Ngài, và Đạo Binh Dàn Trận Fatima được Mẹ Mân Côi Fatima thành lập và huấn luyện là để chống lại đạo binh Satan trong việc cứu các linh hồn tội nhân bằng việc Sống Thánh Chứng Nhân theo Linh Đạo Thánh Mẫu của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ được tóm gọn trong bài Ca Vịnh Thánh Mẫu ngợi khen Ḷng Thương Xót Chúa là Ca Vịnh Magnificat, th́ quả thực Đấng được Mẹ kêu gọi loài người “đừng xúc phạm đến nữav́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi” ở Fatima ngày 13/10/1917 ấy, sau đó, qua những sứ giả của ḿnh là Thánh Nữ Faustina người Balan trước Thế Chiến Thứ Hai, cũng như nữ giáo dân Magarita người Bỉ, Người đă chính thức tỏ Ḷng Thương Xót Chúa ra cho loài người biết và kêu gọi loài người trở về với Ḷng Thương Xót của Người, thậm chí Người c̣n chính thức thành lập một lực lượng là Đạo Binh Hồn Nhỏ để hoạt động cho T́nh Yêu Nhân Hậu của Thánh Tâm Người nữa.

Đối với tôi, mỗi lần nghĩ đến Thánh Tâm Chúa Giêsu là tôi hết sức nghẹn ngào cảm động, đến nỗi, đúng như một câu đáp ca Thánh Vịnh đă diễn tả: “Lưỡi tôi dính vào cuống họng” (Ps 137:6). Bởi khi nghĩ đến Thánh Tâm Chúa tôi thường cảm nhận sâu xa những điều sau đây:

 

Thứ nhất, Thiên Chúa không phải chỉ là một Thần Linh Toàn Năng mà c̣n là một Người Cha Toàn Thiện nữa.

 

Nếu trong thời Cựu Ước, Ngài đă tỏ ra Ngài là một Vị Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất Toàn Năng thế nào th́ trong thời Tân Ước Ngài cũng đă tỏ ra Ngài là vị Thiên Chúa Ba Ngôi Toàn Thiện như vậy. Ngài Toàn Thiện ở chỗ yêu thương con người. Ngài yêu thương con người ở chỗ muốn cho họ được Hiệp Thông Thần Linh với Ngài, được sống chính Sự Sống Thần Linh vô cùng trọn hảo và viên măn của Ngài. Để con người được Hiệp Thông Thần Linh với Ngài, Ngài chẳng những đă tỏ ḿnh ra cho họ qua Lời Nhập Thể là Con Một của Ngài, mà c̣n, ngay trong chính khi tỏ ḿnh ra cho họ nơi Con Người Giêsu Kitô Thiên Sai của ḿnh, Ngài đă ban Thánh Thần của Ngài cho họ nữa, để đúng như lời Chúa Giêsu đă mạc khải ở Lời Nguyện Hiến Tế kết Bữa Tiệc Ly “như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha, để họ cũng được hiệp nhất trong Chúng Ta” (Jn 17:21-22). Mối Hiệp Thông Thần Linh này đă được hiện thực một cách cụ thể ngay trên trần gian này nơi Bí Tích Thánh Thể, một Bảo Chứng Hiệp Thông Vĩnh Hằng.

 

Thứ Hai, Thiên Chúa Toàn Thiện chẳng những tỏ ḿnh ra cho chung con người qua biến cố Lời Nhập Thể và Vượt Qua, cũng như ban Thánh Thần của Ngài cho chung Giáo Hội qua biến cố Thánh Thần Hiện Xuống vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, mà c̣n tiếp tục tỏ ḿnh ra với mỗi một con người, trong đó có tôi, như con chiên lạc thứ 100 của Ngài (x Lk 15:4), một ngôi vị con người đă được Ngài biết trước khi tôi xuất hiện trong ḷng thai mẫu (x Jer 1:5).

 

Nghĩa là Ngài tiếp tục tỏ ḿnh ra và thông ḿnh ra cho tôi, cho mỗi một người chúng ta, bằng cách làm cho chúng ta được nhận biết Ngài hơn như Chúa Kitô nhận biết Ngài, cũng như được hiệp thông với Ngài hơn bằng Thánh Thần của Ngài. Đó là lư do tôi cảm thấy vô cùng xúc động và thấm thía khi đọc đến những lời mạc khải tư sau đây của Chúa Giêsu với nữ giáo dân Magarita trong Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu của Người. V́ tôi thấy những lời ấy chẳng những hợp với cảm nghiệm sống đạo thực tế của tôi mà c̣n hoàn toàn hợp với tinh thần Phúc Âm nữa.

 

Lời mạc khải tư thứ nhất về t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa đó là: “Thời giờ con sống trong những khoái lạc hăo huyền là thời giờ Cha đợi chờ con” (ngày 11-7-1967).

 

Ôi, thật là chí lư. Thật là cảm kích. Trong khi tôi sống trong tội lỗi, đang t́m kiếm những sự giả trá mau qua một cách mù tối, th́ Thiên Chúa là Cha tôi ở trên trời vẫn đợi chờ tôi. Đó là h́nh ảnh một vị Thiên Chúa Nhập Thể đang ngồi ở bờ giếng Giacóp vào buổi trưa nóng bức để chờ đợi và gặp cho bằng được người nữ Samaritanô ngoại lai tội lỗi sống với 6 người chồng, một con người cảm thấy ḿnh tội lỗi chỉ dám ra giếng kín nước vào lúc vắng người nhất nhưng có ngờ đâu lại là lúc Thiên Chúa đang ngồi chờ gặp chị (x Jn 4:6-7).

 

Lời mạc khải tư thứ hai về t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa đó là: “Trong con mắt của Cha, một tội nhân t́m kiếm Cha th́ không c̣n là một tội nhân nữa, mà là một linh hồn bị thương đang trên đường t́m về Ánh Sáng và Chân Lư” (ngày 21-1-1969).

 

Ôi, Cha trên trời luôn sẵn sàng tha thứ cho tội nhân chúng ta trước khi chúng ta ngỏ lời xin Ngài tha thứ nữa ḱa. Bởi thế, điều Ngài làm đau ḷng nhất và tội phạm đến Ngài nhất không phải là tội sát nhân, loạn luân, trộm cướp v.v. mà là thái độ không tin tưởng vào ḷng thương xót vô cùng nhân hậu của Ngài, tức là tội phạm đến Thánh Linh, một tội không thể tha thứ cả ở đời này lẫn đời sau. Không phải hay sao, trong thời gian đứa con thứ đang phung phá gia tài ân sủng được Cha chia cho, th́ Ngài chẳng những đợi chờ nó, mà c̣n trông ngóng nó về, đến nỗi, vừa trông thấy bóng nó xuất hiện từ đằng xa, nghĩa là nó chưa thấy Cha nó, th́ chính ông đă tự động chạy lại với nó, đón nó, ôm choàng lấy nó mà hôn lấy hôn để rồi (x Lk 15:20). Chứ không cần phải đợi nó bước chân vào đến nhà và qú xuống van lạy ông mới tha cho nó, thậm chí bị ông chửi cho một trận rồi mới chịu tha, như thường xẩy ra nơi người cha trần gian hay sao?

 

Lời mạc khải tư thứ ba về t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa đó là: “Một Thiên Chúa báo oán chỉ là một Người Cha tội nghiệp khi phải trừng phạt con cái ḿnh để buộc chúng phải hồi tâm nghĩ lại” (ngày 19-12-1973).

 

Ôi, tội nghiệp Cha tôi, v́ mỗi khi con người tội lỗi gặp khổ đau là hậu quả xẩy ra cho họ bởi tội lỗi do chính họ gây ra, họ chẳng những không thức tỉnh mà c̣n lao đầu thêm vào tội lỗi, phạm thêm tội lỗi, ở chỗ than trách trời cao không có mắt. Tất cả mọi đau khổ trên đời này thật sự không phải trực tiếp từ Thiên Chúa mà đến. Thiên Chúa Toàn Thiện không bao giờ lại dựng lên sự dữ, như đau khổ và chết chóc. Thế nhưng, Ngài Toàn Thiện và Toàn Năng ở chỗ Ngài đă dùng chính những hậu quả bởi tội lỗi loài người này để cứu chuộc họ, để làm cho họ nhận biết bản thân yếu đuối của họ mà tin tưởng Ngài hơn. Đó là lư do, cho dù vô cùng toàn năng và khôn ngoan thượng trí, Ngài đă không dùng cách nào khác để cứu chuộc con người, ngoài Thập Giá Chúa Kitô. Đúng thế, nếu người đàn bà ngoại t́nh không bị Thiên Chúa công minh trừng phạt bằng sự kiện chị bị bắt quả tang đang làm việc tồi bại trước mắt thế gian và phản luật Moisen cũng là luật Chúa, th́ chị đâu có dịp được trực diện với Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa là T́nh Yêu ở giữa loài người, và nhờ đó, chị đă cảm nhận được Người xót thương nhân hậu là chừng nào để có thể nhận biết ḿnh mà trở về với Người bằng cuộc sống tốt lành hơn (x Jn 8:3-4, 10-11).

 

Vâng, đó là Vị “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta”, Đấng vô cùng đáng yêu như thế, vô cùng nhân hậu như thế, thậm chí vô cùng đáng thương như thế, mà vẫn chưa chiếm được ḷng con người trần gian!?! Phải chăng v́ thế mà Người mới cần đến Đạo Binh Hồn Nhỏ, đến Đạo Binh Dàn Trận Fatima, đến Chân Phước PhanxicôGiaxinta, đến Người Tôi Tớ Chúa Đức Gioan Phaolô II, thành phần sống đời hy tế cứu độ?!? Để Người chẳng những được giảm bớt nỗi buồn đến nỗi chết được, được giăn cơn khát núi sọ, bởi những tâm hồn rất thân t́nh tỉnh thức với Người và đứng bên Thập Giá của Người như Mẹ Maria, nhờ đó, nhờ những hy sinh khổ đau đến tận cùng theo khả năng chịu đựng của họ, Người tiếp tục “yêu thương đến cùng” (Jn 1:13) một nhân loại hiện đại càng ngày càng vô cùng nguy vong về phần rỗi. Ôi, diễm phúc là chừng nào thành phần được T́nh Thương Nhân Hậu tuyển chọn trong việc dự phần uống cạn chén đắng khổ đau tử nạn của Người và với Người, nhờ đó, nhân tính hiệp thông thần linh của họ được bản tính Là T́nh Yêu toàn thiện của Người chiếm đoạt và biến đổi, trở thành hiện thân cho Ḷng Thương Xót Chúa!

 

Phải, trong tất cả loài người, nếu chỉ có một con người duy nhất “đầy ơn phúc” là Mẹ Maria, th́ cũng chỉ có một ḿnh Mẹ đă được trọn vẹn thông phần vào cuộc Khổ Nạn và Tử Giá với Con Thiên Chúa đến tột đỉnh núi cứu độ mà thôi. Đến nỗi, nhân tính của Mẹ đă “rực rỡ như mặt trời” (Song 6:10) và “mặc mặt trời” (Rev 12:1), hoàn toàn phản ảnh Bản Tính Là T́nh Yêu của Thiên Chúa. Hiện tượng mặt trời nhẩy múa trước khi hoàn toàn kết thúc Biến Cố Fatima năm 1917 hôm 13/10 là những ǵ hiển nhiên hàm ư cho thấy thực sự “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, tức muốn con người nhận biết và nhận lănh Ḷng Thương Xót Chúa nơi “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Con ḷng Bà gồm phúc lạ”, Vị tự xưng ḿnh “Ta là Mẹ Mân Côi” (trước hiện tượng mặt trời), một tước hiệu theo lịch sử Giáo Hội ngay từ ban đầu (thế kỷ 16) nghĩa là “Mẹ Thắng Trận”: Vâng, “Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ thắng” - “Oai hùng như Đạo Binh Dàn Trận”, nơi Các Hồn Nhỏ Sống Thánh Chứng Nhân vậy!

 

Cùng Mẹ con xin cảm tạ ”ngợi khen Chúa”

Đầu Tháng Hoa 1/5/2006

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL