Tông Thư

 

KINH MÂN CÔI TRINH NỮ MARIA


của

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
gửi

Các Vị Giám Mục, Giáo Sĩ và Tín Hữu
về

Kinh Mân Côi Rất Thánh
 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chuyển dịch theo bản Anh Ngữ từ Màn Điện Toán VIS của Ṭa Thánh)

Nội Dung

Dẫn Nhập

1. Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria
2. Các Vị Giáo Hoàng và Kinh Mân Côi
3. Năm Mân Côi: 10/2002-10/2003
4. Chống Đối Kinh Mân Côi
5. Một Đường Lối Chiêm Niệm
6. Kinh Cầu Cho Ḥa B́nh Và Gia Đ́nh
7. “Này Là Mẹ Con” (Jn 19:27)
8. Theo Gương Các Chứng Nhân

Chương Nhất
Chiêm Ngưỡng Chúa Kitô Với Mẹ Maria

9. Một Dung Nhan Tỏa Rạng Như Mặt Trời
10. Mẹ Maria, Mô Phạm Chiêm Niệm
11. Mẹ Maria Tưởng Nhớ
12. Kinh Mân Côi, Một Kinh Nguyện Chiêm Niệm
13. Tưởng Nhớ Chúa Kitô Với Mẹ Maria
14. Học Hỏi Chúa Kitô Nơi Mẹ Maria
15. Nên Giống Chúa Kitô Với Mẹ Maria
16. Cầu Xin Chúa Kitô Với Mẹ Maria
17. Loan Truyền Chúa Kitô Với Mẹ Maria

Chương Hai
Những Mầu Nhiệm Của Chúa Kitô – Những Mầu Nhiệm Của Mẹ Người

18. Kinh Mân Côi, “Một Tổng Tóm Phúc Âm”
19. Một Đề Nghị Thêm Vào Mẫu Kinh Truyền Thống
20. Những Mầu Nhiệm Vui Mừng
21. Những Mầu Nhiệm Ánh Sáng
22. Những Mầu Nhiệm Thương Đau
23. Những Mầu Nhiệm Vinh Hiển
24. Từ ‘Các Mầu Nhiệm’ Đến ‘Mầu Nhiệm’: Con Đường Thánh Mẫu
25. Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Mầu Nhiệm Con Người

Chương Ba
“Đối Với Tôi Sống Là Chúa Kitô”

26. Kinh Mân Côi, Đường Lối Đồng Hóa Với Mầu Nhiệm
27. Một Phương Pháp Giá Trị…
28. … Nhưng Vẫn Có Thể Được Cải Tiến
29. Công Bố Từng Mầu Nhiệm
30. Lắng Nghe Lời Chúa
31. Thinh Lặng
32. Kinh “Lạy Cha”
33. Mười Kinh “Kính Mừng”
34. Kinh “Vinh Danh”
35. Lời Nguyện Ngắn Kết Thúc
36. Các Hạt Kinh Mân Côi
37. Khai Mào Và Kết Thúc
38. Phân Phối Thời Gian

Kết Luận

39. “Kinh Mân Côi Thánh Của Mẹ Maria,
Sợi Giây Xích Êm Ái Thắt Cột Chúng Ta Với Thiên Chúa
40. Ḥa B́nh
41. Gia Đ́nh: Cha Mẹ…
42. … Và Con Cái
43. Kinh Mân Côi, Một Kho Tàng Cần Phải Được Tái Khám Phá


Nhập Đề


1.- Kinh Mân Côi của Trinh Nữ Maria, một kinh đă từ từ h́nh thành trong thiên kỷ thứ hai theo sự hướng dẫn của Thần Linh Thiên Chúa, là một kinh được vô vàn Vị Thánh mến chuộc cũng như được Huấn Quyền khuyến khích. Tuy đơn giản nhưng sâu xa, kinh nguyện này, vào đầu thiên kỷ thứ ba đây, vẫn là một kinh nguyện có một tầm vóc quan trọng trong việc mang lại một mùa gặt thánh đức. Kinh nguyện này dễ dàng ḥa trộn với cuộc hành tŕnh thiêng liêng của đời sống Kitô hữu, một cuộc hành tŕnh mà, sau hai ngàn năm, vẫn không mất đi vẻ tươi mới của thuở ban đầu, và cảm thấy được Thần Linh Thiên Chúa lôi kéo đến chỗ “thả lưới ở chỗ nước sâu” (duc in altum!) để một lần nữa loan báo, thậm chí la lên, trước thế giới rằng Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Thế, là “đường, là sự thật và là sự sống” (Jn 14:6), là “mục đích của lịch sử loài người và là điểm qui tụ cho những ước muốn của lịch sử và nền văn minh” (Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 45).


Mặc dù rơ ràng là mang đặc tính Thánh Mẫu, Kinh Mân Côi tự bản chất là một kinh nguyện có tâm điểm là Chúa Kitô. Nơi những yếu tố b́nh dị của ḿnh, Kinh Mân Côi chất chứa tất cả những ǵ sâu xa của toàn thể sứ điệp Phúc Âm, có thể nói được rằng Kinh Mân Côi là một tổng hợp Phúc Âm (Pope Paul VI, Apostolic Exhortation Marialis Cultus [2 February 1974], 42: AAS 66 [1974], 153). Kinh này c̣n là tiếng vọng của lời Mẹ Maria cầu nguyện, đó là Ca Vịnh Ngợi Khen bất hủ của Mẹ về công cuộc của Việc Nhập Thể cứu chuộc được bắt đầu trong cung ḷng trinh nguyên của Mẹ. Với Kinh Mân Côi, dân Kitô Giáo ngồi học ở ngôi trường Maria và được dẫn đến chỗ chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên dung nhan của Chúa Kitô cũng như đến chỗ cảm thấy được những vực thẳm sâu của t́nh Người yêu thương. Nhờ Kinh Mân Côi tín hữu lănh nhận được muôn vàn ân sủng, như thể từ chính bàn tay của Người Mẹ Chúa Cứu Chuộc ban cho.


Các Vị Giáo Hoàng và Kinh Mân Côi


2.- Nhiều vị tiền nhiệm của Tôi đă mặc cho kinh nguyện này một tầm quan trọng đặc biệt. Nổi bật nhất về điều này có Đức Lêô XIII đă ban hành một Thông Điệp ngày 1/9/1883 (Cf. Acta Leonis XIII, 3 (1884), 280-289), một văn kiện rất sáng giá, một trong những điều Ngài dạy về kinh nguyện này, một kinh nguyện Ngài cho là một khí giới thiêng liêng hiệu nghiệm trong việc chống lại những sự dữ đang tác hại xă hội. Trong những vị Giáo Hoàng gần đây, vị mà từ thời Công Đồng Chung Vaticanô II, đă nổi bật về việc cổ vơ Kinh Mân Côi, Tôi muốn nhắc đến là Vị Giáo Hoàng Chân Phước Gioan XXIII (đáng chú ư nhất là bức Tông Thư về Kinh Mân Côi Il religioso convegno [29 September 1961]: AAS 53 [1961], 641-647), nhất là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, vị mà trong Tông Huấn Marialis Cultus, theo tinh thần của Công Đồng Chung Vaticanô II, đă nhấn mạnh đến đặc tính phúc âm của Kinh Mân Côi cũng như đến cái hồn sống của kinh này là Chúa Kitô. Chính Tôi vẫn thường khuyến khích thường xuyên lần hạt Mân Côi. Từ thời c̣n trẻ, kinh nguyện này đă giữ một vai tṛ quan trọng trong đời sống thiêng liêng của Tôi. Tôi đă mạnh mẽ nhắc nhở về việc này trong cuộc tông du Balan gần đây của Tôi, nhất là ở Đền Kalwaria. Kinh Mân Côi đă theo Tôi trong những lúc vui mừng cũng như trong những khi gặp khốn khó. Tôi đă phó thác cho kinh này biết bao nhiêu là điều quan tâm; Tôi luôn luôn t́m thấy nguồn ủi an nơi kinh ấy. Hai mươi bốn năm trước đây, vào ngày 29/10/1978, gần hai tuần sau khi được tuyển chọn lên Ngai Ṭa Thánh Phêrô, Tôi đă minh nhiên công nhận rằng: “Kinh Mân Côi là kinh nguyện Tôi yêu chuộng. Một kinh nguyện tuyệt vời! Tuyệt vời ở tính cách đơn sơ mà lại sâu xa của kinh ấy. […]. Có thể nói rằng, ở một nghĩa nào đó, Kinh Mân Côi là một kinh nguyện chú giải cho chương cuối cùng của Hiến Chế Công Đồng Chung Vaticanô II Ánh Sáng Muôn Dân Lumen Gentium, một chương bàn về sự hiện diện của Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội. Dựa vào bối cảnh của những lời Kinh Kính Mừng mà những biến cố chính yếu của cuộc đời Chúa Giêsu Kitô được tuần tự diễn xuất trước mắt của linh hồn. Những biến cố này làm thành một chuỗi đầy đủ những mầu nhiệm vui mừng, đau thương và vinh hiển, và là những biến cố đem chúng ta đến chỗ được sống hiệp thông với Chúa Giêsu nhờ trái tim Mẹ của Người, chúng ta có thể nói như thế. Đồng thời ḷng của chúng ta bao gồm nơi những chục Kinh Mân Côi tất cả mọi biến cố làm nên cuộc sống của cá nhân, gia đ́nh, quốc gia, Giáo Hội và toàn thể loài người. Những quan tâm riêng của chúng ta cũng như những quan tâm của tha nhân chúng ta, nhất là của những người gần chúng ta nhất, những người thân yêu nhất của chúng ta. Như thế, kinh nguyện đơn sơ Mân Côi làm nên nhịp sống của con người vậy” (Angelus: Insegnamenti di Giovanni Paolo II, I [1978]: 75-76).


Anh Chị Em thân mến, với những lời này, Tôi đă bắt đầu năm đầu tiên của Giáo Triều Tôi trong nhịp Kinh Mân Côi hằng ngày. Hôm nay đây, khi Tôi bắt đầu năm thứ 25 việc Tôi phục vụ như Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, Tôi cũng muốn làm giống như vậy. Biết bao nhiêu là ân sủng Tôi đă nhận được từ Đức Trinh Nữ nhờ Kinh Mân Côi trong những năm này: Magnificat anima mea Dominum! Linh hồn tôi ngợi khen Chúa! Tôi muốn dâng lời cảm tạ Chúa bằng những lời của Người Mẹ Rất Thánh, Đấng Tôi đă đặt thứa tác vụ Phêrô của Tôi cho sự bảo vệ của Mẹ: Totus Tuus! Tất cả của con là của Mẹ!


Năm Mân Côi: 10/2002-10/2003


3.- Bởi thế, để tiếp tục ư tưởng của Tôi trong Tông Thư “Vào Lúc Mở Màn Cho Một Ngàn Năm Mới”, một bức tông thư Tôi đă mời gọi dân Chúa sau khi cảm nghiệm được Năm Thánh hăy “bắt đầu lại từ Chúa Kitô” (AAS 93 [2001], 285), Tôi cảm thấy được thúc đẩy cần phải cống hiến những suy tưởng về Kinh Mân Côi, như một thứ bổ túc về Thánh Mẫu cho Bức Tông Thư ấy và như là một lời kêu gọi hăy chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô với Mẹ Rất Thánh của Người và tại học đường của Mẹ Người. Việc lần hạt Mân Côi không là ǵ khác ngoài việc cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô. Như là một cách thức để nhấn mạnh đến lời mời gọi này, nhân dịp kỷ niệm 120 năm tới đây của bức Thông Điệp đă được nhắc đến ở trên của Đức Lêô XIII, Tôi muốn rằng trong thời gian của năm này, Kinh Mân Côi phải được đặc biệt đề cao và phát động nơi các cộng đồng Kitô giáo khác nhau. Vậy Tôi công bố từ Tháng 10/2002 tới 10/2003 là Năm Mân Côi.

Tôi xin trao phó dự án mục vụ này cho sáng kiến của mỗi một cộng đồng Giáo Hội. Tôi không có ư chất thêm gánh nặng mà là làm hoàn trọn và củng cố những chương tŕnh mục vụ của Các Giáo Hội Riêng. Tôi tin tưởng rằng dự án này sẽ được đón nhận mau mắn và nhiệt t́nh. Kinh Mân Côi, với tất cả ư nghĩa của ḿnh, nằm ngay tâm điểm của đời sống Kitô hữu; kinh này cống hiến một cơ hội quen thuộc nhưng lại đầy linh thiêng và giáo huấn cho việc chiêm ngưỡng của mỗi người, cho việc đào luyện Dân Chúa cũng như cho việc tân truyền bá Phúc Âm Hóa. Tôi hân hoan xác nhận lại về vấn đề Kinh Mân Côi này cũng là để vui mừng tưởng nhớ đến một kỷ niệm khác, đó là kỷ niệm 40 năm khai mạc Công Đồng Chung Vatican II vào ngày 11/10/1962, một “đại ân phúc” Thần Linh Chúa đă ban cho Giáo Hội trong thời đại của chúng ta (trong thời gian sửa soạn cho công đồng này, ĐGH Gioan XXIII không ngừng khuyến khích cộng đồng Kitô hữu lần hạt Mân Côi để cầu cho công đồng được thành quả tốt đẹp: cf. Letter to the Cardinal Vicar [28 September 1960]: AAS 52 [1960], 814-816).

Chống Đối Kinh Mân Côi

4.- Thời điểm của việc phác họa này rơ ràng nói lên cho thấy một số quan tâm. Thứ nhất là nhu cầu khẩn trương trong việc phải đối đầu với một số khủng hoảng về Kinh Mân Côi, một kinh mà trong tương quan lịch sử và thần học hiện nay có thể đang bị mất đi cái giá trị của ḿnh một cách sai lầm, mà bởi vậy thành phần thế hệ trẻ không c̣n được dạy cho đọc nữa. Có một số người nghĩ rằng vai tṛ chính yếu của phụng vụ đă được Công Đồng Chung Vaticanô II có lư nhấn mạnh cần phải tiến đến chỗ làm cho Kinh Mân Côi ít quan trọng đi. Tuy nhiên, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă làm sáng tỏ, chẳng những kinh nguyện này không tương khắc với Phụng Vụ, kinh này c̣n bảo dưỡng cho phụng vụ nữa, v́ kinh này đóng vai tṛ dẫn lối tuyệt vời tới Phụng Vụ và là một tiếng vang trung thực của Phụng Vụ, giúp tín hữu tham dự Phụng Vụ một cách trọn vẹn và sâu xa hơn, cũng như giúp cho họ gặt hái được những hoa trái phụng vụ trong đời sống hằng ngày của họ.

Lại nữa, cũng có một số người sợ rằng Kinh Mân Côi là một cái ǵ phản đại kết làm sao ấy, bởi đặc tính Thánh Mẫu của kinh này. Thế nhưng, Kinh Mân Côi lại rơ ràng là một thứ tôn kính Mẹ Thiên Chúa được Công Đồng diễn đạt: một việc tôn sùng hướng đến tâm điểm Kitô học của đức tin Kitô giáo, tới nỗi, “khi Người Mẹ được tôn vinh th́ Người Con cũng được nhận biết, yêu mến và hiển vinh cách xứng đáng” (Dogmatic Constitution on the Church Lumen Gentium, 66). Nếu được tái sinh động một cách thích hợp, Kinh Mân Côi là một việc trợ giúp cho vấn đề đại kết, chắc chắn không phải là một trở ngại cho vấn đề đại kết!

Một Đường Lối Chiêm Niệm

5.- Thế nhưng, lư do quan trọng nhất để hết sức phấn khởi thực hành phép lần hạt Mân Côi đó là v́ kinh này tiêu biểu cho một phương tiện hiệu nghiệm nhất để nuôi dưỡng nơi tín hữu việc hăng say chiêm ngưỡng mầu nhiệm Kitô Giáo, một việc Tôi đă phác họa trong Tông Thư Mở Màn Cho Một Thiên Kỷ Mới như là một cuộc thực sự “huấn luyện nên thánh”: “Điều cần thiết đó là đời sống Kitô hữu trước hết phải nổi bật về nghệ thuật cầu nguyện” (No. 32: AAS 93 [2001], 288). V́ nền văn hóa hiện đại, ngay giữa rất nhiều thứ phản khắc, cũng đă chứng kiến thấy một t́nh trạng nở hoa của tiếng gọi mới về tâm linh, do bởi cả ảnh hưởng của các tôn giáo khác nữa, các cộng đồng Kitô hữu chúng ta lại càng cần phải khẩn trương hơn bao giờ hết trở nên “những học đường cầu nguyện” (Ibid., 33: loc. cit., 289).

Kinh Mân Côi là một trong những truyền thống chiêm niệm Kitô Giáo đẹp nhất và đáng kể nhất. Được phát triển ở Tây Phương, kinh này là một kinh nguyện suy niệm kiểu mẫu, ở một ư nghĩa nào đó, tương đương với “kinh nguyện của cơi ḷng” hay “kinh nguyện của Chúa Giêsu” là kinh nguyện đă từng ăn rễ sâu ở mảnh đất Kitô giáo Đông phương.

Kinh Cầu Cho Ḥa B́nh Và Gia Đ́nh

6. Một số những hoàn cảnh về lịch sử cũng cho thấy việc làm tái sinh động Kinh Mân Côi là việc rất hợp thời. Trước hết là nhu cầu nài xin Thiên Chúa ban cho tặng ân ḥa b́nh. Có nhiều lần Kinh Mân Côi đă được những vị tiền nhiệm của Tôi cũng như chính Tôi đề ra như là một kinh nguyện cầu cho ḥa b́nh. Vào lúc mở màn cho một thiên kỷ được bắt đầu bằng cuộc khủng bố tấn công kinh hoàng ngày 11/9/2001, một thiên kỷ mà hằng ngày chứng kiến thấy vô số phần đất trên thế giới những cảnh tượng đổ máu và bạo loạn mới, th́ việc tái nhận thức Kinh Mân Côi là việc d́m ḿnh vào việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng “là ḥa b́nh của chúng ta”, v́ Người đă làm cho “chúng ta là hai trở thành một, và đă phá đổ bức tường hận thù ngăn cách” (Eph 2:14). Bởi thế, người ta không thể lần hạt Mân Côi mà lại không cảm thấy gắn bó với việc dứt khoát dấn thân phát động ḥa b́nh, nhất là ở miền đất của Chúa Giêsu vẫn c̣n phải chịu rất nhiều đau thương và rất thân thương với cơi ḷng của hết mọi người Kitô hữu.

Một nhu cầu tương tự cũng cần phải dấn thân và cầu nguyện liên quan đến một vần đề hiện đại quan trọng khác, đó là gia đ́nh, tế bào căn bản của xă hội, đang càng ngày càng bị nguy biến bởi những lực lượng phân tán về cả phương diện ư hệ lẫn thực hành, khiến cho chúng ta lo sợ tương lai của cơ cấu nên tảng bất khả thiếu này, theo đó, lo sợ đến cả tương lai của toàn thể xă hội nữa. Việc làm sống lại Kinh Mân Côi nơi gia đ́nh Kitô giáo, trong tương quan của một thừa tác mục vụ bao rộng hơn về gia đ́nh, sẽ là một trợ giúp hữu hiệu để đối đầu với những ảnh hưởng tác hại của thứ khủng hoảng này nơi thời đại chúng ta.

“Này Là Mẹ Con” (Jn 19:27)

7. Có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng ngày nay Đức Trinh Nữ muốn thực hiện, qua kinh nguyện này, mối quan tâm từ mẫu Mẹ cần phải tỏ ra đối với tất cả mọi người con nam nữ của Giáo Hội đă được Đấng Cứu Chuộc trên thập giá trao phó cho Mẹ nơi bản thân của người môn đệ dấu yêu: “Này Bà, đó là con của bà!” (Jn 19:26). Những trường hợp nổi tiếng ở thế kỷ 19 và 20 cho thấy Mẹ Chúa Kitô đă tỏ ḿnh và lên tiếng để kêu gọi Dân Chúa sử dụng h́nh thức của kinh nguyện chiêm niệm này. V́ ảnh hưởng lớn lao của những nơi này đối với đời sống của Kitô hữu cũng như v́ đă được Giáo Hội chính thức công nhận, Tôi muốn đề cập đặc biệt đến những lần Mẹ hiện ra ở Lộ Đức và Fatima; những trung tâm Thánh Mẫu này vẫn được rất đông người hành hương đến viếng thăm để t́m thấy nguồn ủi an và hy vọng.

Theo Gương Các Chứng Nhân

8.- Không thể nào liệt kê hết tất cả những Vị Thánh đă khám phá ra nơi Kinh Mân Côi một con đường nên thánh đích thực. Chúng ta chỉ cần nói đến Thánh Louis Marie Grignion de Montfort, tác giả của một tuyệt phẩm về Kinh Mân Côi (Bí Mật Kinh Mân Côi), và gần chúng ta hơn là Cha Pio Năm Dấu, vị Tôi mới hoan hỉ phong thánh. Là một tông đồ thực sự của Kinh Mân Côi, Chân Phước Bartolo Longo đă có một đặc sủng riêng. Con đường nên thánh của ngài là ở nguồn hứng khởi phát xuất từ đáy ḷng của ngài: “Ai phổ biến Kinh Mân Côi là người được cứu rỗi!” (Blessed Bartolo Longo, Storia del Santuario di Pompei, Pompei, 1990, 59). Bởi thế, ngài cảm thấy ḿnh được kêu gọi để xây cất một Thánh Đường dâng kính Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi ở Bom-Bay trong bối cảnh đổ nát của thành phố cổ này, một thành phố hiếm khi nghe thấy loan báo về Chúa Kitô trước khi bị tàn rụi vào năm 79 sau Công Nguyên bởi biến cố núi lửa Mount Vesuvius, một thành phố chỉ hồi sinh từ tro tàn sau đó nhiều thế kỷ như là một chứng từ cho ánh sáng và tối tăm của một nền văn minh cổ xưa. Bằng hoạt động cả cuộc đời của ḿnh, nhất là bằng việc thực hành “15 Ngày Thứ Bảy”, Chân Phươc Bartolo Longo đă phát động Kinh Mân Côi theo chiều hướng lấy Chúa Kitô làm chính cũng như bằng việc chiêm niệm với cả tâm hồn, và đă được Đức Lêô XIII, “Vị Giáo Hoàng của Kinh Mân Côi”, hết sức khuyến khích cùng nâng đỡ.
 


Chương Nhất

Chiêm Ngưỡng Chúa Kitô Với Mẹ Maria

9. Một Dung Nhan Tỏa Rạng Như Mặt Trời
10. Mẹ Maria, Mô Phạm Chiêm Niệm
11. Mẹ Maria Tưởng Nhớ
12. Kinh Mân Côi, Một Kinh Nguyện Chiêm Niệm
13. Tưởng Nhớ Chúa Kitô Với Mẹ Maria
14. Học Hỏi Chúa Kitô Nơi Mẹ Maria
15. Nên Giống Chúa Kitô Với Mẹ Maria
16. Cầu Xin Chúa Kitô Với Mẹ Maria
17. Loan Truyền Chúa Kitô Với Mẹ Maria

 


Một Dung Nhan Tỏa Rạng Như Mặt Trời

9. “Và Người biến h́nh trước mắt các vị, mặt Người sáng láng như mặt trời” (Mt 17:2). Cảnh tượng được Phúc Âm thuật lại về việc biến h́nh của Chúa Kitô làm cho ba vị Tông Đồ là Phêrô, Giacôbê và Gioan đầy hân hoan vui thú có thể được coi như là một h́nh ảnh cho Kitô hữu chiêm ngắm. Việc nh́n lên dung nhan Chúa Kitô, việc nhận biết vể mầu nhiệm của dung nhan này ở giữa những biến cố và khổ đau hằng ngày nơi cuộc sống con người, để rồi thấu nhập vào ánh rạng ngời thần linh đă được trọn vẹn tỏ hiện nơi Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng hiển vinh ngự bên hữu Chúa Cha, đó là việc làm của hết mọi người môn đệ theo Chúa Kitô, do đó, cũng là công việc của mỗi một người chúng ta. Trong việc chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô, chúng ta tiến đến chỗ mở ḷng ḿnh ra đón nhận mầu nhiệm sự sống Chúa Ba Ngôi, cảm nghiệm sống động hơn bao giờ hết t́nh yêu của Chúa Cha và hân hoan trong niềm vui của Chúa Thánh Thần. Bấy giờ những lời của Thánh Phaolô sau đây mới được thể hiện nơi chúng ta: “Chúng ta càng ngày càng được biến đổi trong vinh hiển của Chúa là điều được thực hiện bởi Thần Linh Chúa” (2Cor 3:18).

Mẹ Maria, Mô Phạm Chiêm Niệm

10. Việc chiêm ngắm Chúa Kitô đă được thể hiện nơi một mô phạm khôn sánh là Mẹ Maria. Dung nhan của Người Con này đặc biệt thuộc về Mẹ Maria. Chính trong cung ḷng của Mẹ mà Chúa Kitô đă được h́nh thành, khi Người nhận lấy từ nơi Mẹ một h́nh ảnh giống như con người, một h́nh ảnh cho thấy cái giống nhau thiêng liêng c̣n hơn thế nữa. Không một ai đă từng chú trọng vào việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô một cách trung thành cho bằng Mẹ Maria. Ánh mắt của trái tim Mẹ đă hướng về Người vào lúc Truyền Tin, khi Mẹ thụ thai Người bởi quyền phép Thánh Linh. Vào những tháng sau đó, Mẹ bắt đầu cảm nhận được sự hiện diện của Người và mường tượng thấy được những đường nét của Người. Cho đến khi Mẹ hạ sinh Người ở Bêlem, đôi mắt của Mẹ tŕu mến nh́n vào dung nhan Người Con Mẹ, khi Mẹ “bọc Người trong khăn và đặt Người vào máng cỏ” (Lk 2:7).

Sau đó, ánh mắt đầy kính tôn và suy tưởng của Mẹ Maria không bao giờ xa ĺa Người. Có những lúc nó là một cái nh́n thắc mắc, như trong tŕnh thuật t́m thấy Người trong Đền Thờ: “Hỡi Con, sao con lại đối xử với chúng tôi như vậy?” (Lk 2:48); nó bao giờ cũng là một cái nh́n thấu suốt, một cái nh́n có khả năng thấu hiểu được Chúa Giêsu , cho đến độ nhận thấy được cả những xúc cảm kín đáo của Người và tiên vọng được cả những quyết định của Người, như ở tiệc cưới Cana (x Jn 2:5). Có những lúc nó là một cái nh́n sầu bi, nhất là ở dưới chân cây Thập Giá, nơi mà cái nh́n của Mẹ cũng giống như cái nh́n của một người mẹ đang lâm bồn sinh con, v́ Mẹ Maria chẳng những thông phần khổ nạn và tử nạn với Con Mẹ, mà c̣n nhận lấy một người con mới được trao phú cho Mẹ nơi bản thân của người môn đệ Chúa Giêsu yêu (x Jn 19:26-27). Vào buổi sáng lễ Phục Sinh, cái nh́n của Mẹ là một ánh mắt rạng ngời niềm vui Phục Sinh, và sau hết, vào ngày Lễ Ngũ Tuần, cái nh́n của Mẹ là một ánh mắt bừng sáng bởi Thần Linh được tuôn đổ xuống (x Acts 1:14).

Mẹ Maria Tưởng Nhớ

11. Mẹ Maria đă sống động bằng đôi mắt gắn chặt vào Chúa Kitô, lưu giữ hết mọi lời Người nói: “Mẹ giữ lấy tất cả những điều này mà suy niệm trong ḷng” (Lk 2:19; x 2:51). Những kư ức về Chúa Giêsu được in sâu trong ḷng Mẹ ấy luôn luôn ở với Mẹ, khiến cho Mẹ suy nghĩ vào những giây phút khác nhau của cuộc đời Mẹ ở bên Con Mẹ. Những điều Mẹ tưởng niệm này có thể được coi như là “kinh mân côi” Mẹ không ngừng lần suốt cuộc sống trần gian của Mẹ.

Ngay cả cho đến lúc này, giữa những bài ca hân hoan trên Giêrusalem thiên quốc, những lư do khiến cho Mẹ dâng lời tạ ơn và chúc tụng vẫn cứ thế không thay đổi. Những lư do ấy thôi thúc Mẹ quan tâm đến Giáo Hội lữ hành, một Giáo Hội Mẹ tiếp tục diễn lại những tŕnh thuật Phúc Âm về Mẹ. Mẹ Maria không ngừng bầy ra trước mắt tín hữu “những mầu nhiệm” của Con Mẹ, ước mong rằng việc chiêm ngưỡng những mầu nhiệm này sẽ làm cho những mầu nhiệm ấy phát sinh ra tất cả quyền lực cứu độ của ḿnh. Khi lần hạt Mân Côi, cộng đồng Kitô hữu đi đến chỗ giao tiếp với những ǵ Mẹ Maria tưởng nhớ cũng như với ánh mắt chiêm ngắm của Mẹ.

Kinh Mân Côi, Một Kinh Nguyện Chiêm Niệm

12. Chính v́ được bắt nguồn từ cảm nghiệm riêng của Mẹ Maria, Kinh Mân Côi là một kinh chiêm niệm tuyệt hảo. Thiếu chiều kích chiêm niệm này, Kinh Mân Côi sẽ mất đi ư nghĩa của ḿnh, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă tỏ tường vạch ra cho thấy: “Thiếu chiêm niệm, Kinh Mân Côi là một cái xác không hồn, và việc lần hạt có nguy cơ sẽ trở thành một việc lập đi lập lại theo công thức cách máy móc, phạm đến lời cảnh cáo của Chúa Kitô: ‘Khi cầu nguyện chớ lảm nhảm như kiểu của Dân Ngoại, v́ họ nghĩ rằng cứ phải nhiều lời th́ việc cầu nguyện của họ mới có công hiệu’ (Mt 6:7). Tự bản chất của ḿnh, việc lần hạt Mân Côi đ̣i phải có một nhịp điệu nhẹ nhàng và một tốc độ chậm răi, giúp cho con người nhờ đó có thể suy niệm về các mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Kitô là những ǵ đă được nh́n thấy bằng ánh mắt của Vị đă ở gần Người nhất. Nhờ đó, kho tàng khôn thấu của các mầu nhiệm này mới được tỏ hiện” (Apostolic Exhortation Marialis Cultus [2 February 1974], 47: AAS [1974], 156).

Cần phải ngừng lại để suy nghĩ về điều minh thức sâu xa này của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, để làm sáng tỏ một số khía cạnh về Kinh Mân Côi là kinh cho thấy rằng kinh này thực sự là một h́nh thức chiêm niêm nhắm vào Chúa Kitô.

Tưởng Nhớ Chúa Kitô Với Mẹ Maria

13. Trước hết, việc Mẹ Maria chiêm niệm là việc Mẹ tưởng niệm. Chúng ta cần hiểu chũ tưởng niệm (zakar) này theo nghĩa của Thánh Kinh như là việc làm hiện thực những công cuộc của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ. Thánh Kinh là một tŕnh thuật về các biến cố cứu độ mà tuyệt đỉnh là chính bản thân Chúa Kitô. Những biến cố này chẳng những thuộc về “ngày hôm qua”; những biến cố cứu độ ấy c̣n làm nên ơn cứu độ của “ngày hôm nay” nữa. Việc làm hiện thực này trước hết diễn ra nơi Phụng Vụ, ở chỗ, những ǵ Thiên Chúa đă hoàn tất nhiều thế kỷ trước đây chẳng những có tác dụng trực tiếp nơi những chứng nhân thấy được các biến cố đó; mà c̣n tiếp tục tác dụng con người ở mọi thời đại bằng ân sủng phát xuất từ những việc làm của Thiên Chúa ấy nữa. Ở một mức độ nào đó, điều này cũng đúng đối với hết mọi cách thức đạo đức nào khác dẫn tới những biến cố này, v́ việc “tưởng nhớ” những biến cố ấy trong tinh thần đức tin và yêu thương là việc mở ḷng ḿnh ra trước ân sủng đă được Chúa Kitô chiếm lấy cho chúng ta bằng những mầu nhiệm đời sống, tử nạn và phục sinh của Người.

Tóm lại, trong khi cần phải theo Công Đồng Chung Vaticanô II tái xác nhận rằng Phụng Vụ, một cử hành bởi vai tṛ tư tế của Chúa Kitô và một hành động tôn thờ công khai, là “tột đỉnh mà hoạt động của Giáo Hội phải qui về và là nguồn mạch phát sinh ra tất cả quyền lực của Giáo Hội” (Constitution on the Sacred Liturgy Sacrosanctum Concilium, 10), cũng cần phải nhắc lại rằng đời sống thiêng liêng “không chỉ được giới hạn trong việc tham dự phụng vụ. Kitô hữu chẳng những được kêu gọi cầu nguyện chung c̣n cần phải vào pḥng riêng của ḿnh để âm thầm cầu cùng Cha của ḿnh (x Mt 6:6); thật vậy, theo giáo huấn của Thánh Tông Đồ, họ phải cầu nguyện không ngừng (x 1Thes 5:17)” (Ibid., 12). Theo đường lối riêng của ḿnh, Kinh Mân Côi là yếu tố thuộc về cái toàn cảnh khác nhau của việc “không ngừng” cầu nguyện này. Nếu Phụng Vụ, hoạt động của Chúa Kitô và Giáo Hội, là một tác động cứu độ tuyệt hảo nhất, th́ Kinh Mân Côi cũng thế, việc cùng với Mẹ Maria “suy niệm” về Chúa Kitô, là việc chiêm niệm bổ ích. Bằng việc đi sâu vào các mầu nhiệm của đời sống Đấng Cứu Chuộc tức là bảo đảm những ǵ Người đă thực hiện và những ǵ phụng vụ hiện thực được ḥa nhập và làm nên cuộc sống của chúng ta.

Học Hỏi Chúa Kitô Nơi Mẹ Maria

14. Chúa Kitô là vị Tôn Sư tối cao, là đấng mạc khải và là người được mạc khải. Đây không phải là vấn đề học hỏi những ǵ Người đă dạy dỗ mà là “học hỏi chính Người”. Về vấn đề này chúng ta c̣n vị sư phụ nào hơn Mẹ Maria đây? Theo quan điểm mạc khải th́ Thần Linh là vị thầy nội tâm làm cho chúng ta hiểu biết tất cả sự thật về Chúa Kitô (x Jn 14:26; 15:26; 16:13). Thế nhưng, trong các tạo sinh, không ai biết Chúa Kitô bằng Mẹ Maria; không ai có thể hiến cho chúng ta một kiến thức sâu xa về mầu nhiệm của Người hơn Mẹ Maria.

“Dấu lạ” đầu tiên Chúa Giêsu làm, biến nước lă thành rượu ở tiệc cưới Cana, rơ ràng cho thấy Mẹ Maria dưới h́nh thức của một bậc thày, khi Mẹ thúc giục những người phục dịch hăy làm theo những ǵ Chúa Giêsu truyền khiến (x Jn 2:5). Chúng ta có thể cho rằng Mẹ cũng làm như vậy cho các môn đệ sau khi Chúa Thăng Thiên, lúc mà Mẹ hợp với các vị đời chờ Chúa Thánh Thần và nâng đỡ các vị trong cuộc truyền giáo đầu tiên của các vị. Cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm các cảnh tượng của Kinh Mân Côi là cách thức học hỏi nơi Mẹ “việc đọc” Chúa Kitô, khám phá ra những bí mật của Người và hiểu biết sứ điệp của Người.

Học đường Maria này lại càng có tác hiệu hơn khi chúng ta thấy rằng Mẹ dạy dỗ bằng việc xin cho chúng ta muôn vàn tặng ân của Chúa Thánh Thần, thậm chí Mẹ hiến cho chúng ta một tấm gương khôn sánh về “cuộc hành tŕnh đức tin” của Mẹ (Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on the Church Lumen Gentium, 58). Khi chúng ta chiêm ngắm mỗi mầu nhiệm của cuộc đời Con Mẹ là Mẹ mời gọi chúng ta hăy làm như Mẹ đă làm vào lúc Truyền Tin, ở chỗ, hăy khiêm nhượng nêu lên những câu hỏi làm cho chúng ta sáng tỏ để rồi kết thúc bằng một đức tin tuân phục: “Này tôi là nữ tỳ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” (Lk 1:38).

Nên Giống Chúa Kitô Với Mẹ Maria

15. Linh đạo Kitô Giáo nổi bật ở việc thành phần môn đệ quyết tâm nên giống càng ngày càng trọn vẹn hơn Vị Tôn Sư của ḿnh (x Rm 8:29; Phil 3:10,12). Việc Chúa Thánh Linh được tuôn đổ xuống khi lănh nhận Phép Rửa đă ghép tín hữu như cành nho với cây nho là Chúa Kitô (x Jn 15:5), và làm cho họ trở thành một chi thể của Thân Ḿnh mầu nhiệm Chúa Kitô (x 1Cor 12:12; Rm 12:5). Tuy nhiên, mối hiệp nhất nguyên khởi này đ̣i phải mỗi ngày một đồng hóa hơn, một cuộc đồng hóa càng ngày càng uốn nắn các tác hành của người môn đệ cho hợp với “tinh thần” của Chúa Kitô hơn. “Anh em hăy đối xử với nhau theo tinh thần này của Chúa Giêsu Kitô” (Phil 2:5). Theo lời của Thánh Tông Đồ th́ chúng ta được kêu gọi “để mặc lấy Chúa Giêsu Kitô” (x Rm 13:14; Gal 3:27).

Trong cuộc hành tŕnh thiêng liêng của Kinh Mân Côi bằng việc liên lỉ cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan của Chúa Kitô, lư tưởng cần phải nên giống Người này được thể hiện bằng việc liên kết có thể được diễn tả bằng t́nh thân hữu. Nhờ đó chúng ta có thể dễ dàng đi vào cuộc sống của Chúa Kitô và thực sự được chia sẻ với những cảm thức sâu xa nhất của Người. Về vấn đề này, Chân Phước Bartolo Longo đă viết: “Giống hệt như hai người bạn trong mối giao hữu với nhau thường có khuynh hướng bắt chước những thói quen như nhau thế nào, th́ chúng ta cũng vậy, với thân phận thấp hèn của ḿnh, cũng có thể trở nên giống Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ, và có thể học được nơi những mô phạm tối thượng này một đời sống khiêm hạ, khó nghèo, ẩn thân, nhẫn nại và trọn lành, bằng việc đối thoại thân t́nh với các vị, bằng việc suy niệm về các mầu nhiệm Mân Côi, cũng như bằng việc sống cùng một sự sống nơi Thánh Thể” (I Quindici Sabati del Santissimo Rosario, 27th ed., Pompei, 1916, 27).

Trong tiến tŕnh nên giống Chúa Kitô bằng Kinh Mân Côi ấy, chúng ta phó ḿnh một cách đặc biệt cho việc chăm sóc từ mẫu của Đức Trinh Nữ. Mẹ, Đấng vừa là Mẹ của Chúa Kitô vừa là chi thể của Giáo Hội, “một chi thể nổi bật và chuyên nhất” (Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on the Church Lumen Gentium, 53), đồng thời cũng là “Mẹ của Giáo Hội”. Bởi thế, Mẹ tiếp tục sinh hạ con cái cho Thân Ḿnh mầu nhiệm của Con Mẹ. Người làm điều này bằng việc chuyển cầu của Mẹ, xin ban xuống trên họ tràn đầy Thần Linh vô tận. Mẹ Maria là h́nh ảnh tuyệt hảo cho vai tṛ thân mẫu của Giáo Hội.

Kinh Mân Côi đưa chúng ta một cách kỳ diệu về ở bên cạnh Mẹ Maria khi Mẹ bận coi sóc việc phát triển về nhân bản của Chúa Kitô ở nhà Nazarét. Nhờ đó Mẹ có thể huấn luyện chúng ta và khuôn đúc chúng ta bằng cùng một việc chăm sóc ấy, cho đến khi Chúa Kitô “được h́nh thành trọn vẹn” nơi chúng ta (x Gal 4:19). Vai tṛ này của Mẹ Maria, một vai tṛ hoàn toàn gắn liền với vai tṛ của Chúa Kitô và thực sự đóng vai phụ cho vai tṛ của Chúa Kitô, “không thể nào lại làm lu mờ hay suy giảm đi vai tṛ trung gian chuyên nhất của Chúa Kitô, trái lại, c̣n cho thấy quyền lực của vai tṛ ấy” (Ibid., 60). Đây là một nguyên tắc sáng tỏ được Công Đồng Chung Vatican II bày tỏ, một nguyên tắc Tôi đă cảm nhận hết sức mănh liệt trong đời sống của Tôi và đă đặt nền tảng cho khẩu hiệu làm giáo phẩm của Tôi: Totus Tuus Tất cả của con là của Mẹ (Cf. First Radio Address Urbi et Orbi [17 October 1978]: AAS 70 [1978], 927). Thực sự th́ khẩu hiệu này đă được khơi hứng từ giáo huấn của Thánh Louis Marie Grignion Montfort, vị đă cắt nghĩa vai tṛ của Mẹ Maria trong tiến tŕnh nên giống Chúa Kitô bằng những lời lẽ sau đây: “Việc chúng ta hoàn toàn nên trọn lành là ở chỗ nên giống như, hiệp nhất với và thánh hiến cho Chúa Kitô. Bởi thế, việc tôn sùng tuyệt hảo nhất phải là việc tôn sùng làm cho chúng ta nên giống như, hiệp nhất với và thánh hiến cho Chúa Giêsu Kitô một cách hoàn hảo nhất. Vậy, nếu Mẹ Maria là một trong những tạo sinh giống như Chúa Giêsu Kitô nhất th́ trong tất cả mọi việc tôn sùng làm cho linh hồn thánh hiến cho và nên giống như Chúa Kitô đó là việc tôn sùng Mẹ Maria, Mẹ Thánh của Người, và linh hồn càng tận hiến cho Mẹ lại càng được thánh hiến cho Chúa Giêsu Kitô” (Treatise on True Devotion to the Blessed Virgin Mary). Chưa bao giờ thấy cuộc sống của Chúa Giêsu và cuộc đời của Mẹ Maria tỏ ra liên kết với nhau sâu xa như ở nơi Kinh Mân Côi. Mẹ Maria chỉ sống trong Chúa Kitô và cho Chúa Kitô mà thôi!

Cầu Xin Chúa Kitô Với Mẹ Maria

16. Chúa Giêsu đă kêu gọi chúng ta hăy trở về cùng Thiên Chúa một cách thiết tha và tin tưởng như chúng ta đă nghe: “Hăy xin các con sẽ được; hăy t́m các con sẽ thấy; hăy gơ các con sẽ được mở cho” (Mt 7:7). Nguồn gốc phát xuất quyền năng từ lời cầu nguyện này chẳng những là sự thiện hảo của Chúa Cha, mà c̣n là vai tṛ trung gian của chính Chúa Kitô (x 1Jn 2:1) cùng với hoạt động của Chúa Thánh Thần là Đấng “chuyển cầu cho chúng ta” theo đúng như ư muốn của Thiên Chúa (x Rm 8:26-27). V́ “chúng ta không biết phải cầu nguyện làm sao cho phải” (Rm 8:26), và có những lúc chúng ta không được nhận lời “v́ chúng ta xin không đúng” (x Jas 4:2-3).

Để nâng đỡ lời cầu được Chúa Kitô và Thần Linh khơi lên trong ḷng của chúng ta, Mẹ Maria đă thực hiện việc chuyển cầu từ mẫu của Mẹ. “Lời cầu của Giáo Hội được bảo dưỡng bằng lời cầu của Mẹ Maria” (Catechism of the Catholic Church, 2679). Nếu Chúa Giêsu, Đấng Trung Gian duy nhất, là Đường Lối cho việc cầu nguyện của chúng ta, th́ Mẹ Maria, h́nh ảnh trung thực tinh tuyền và tỏ tường nhất của Người, tỏ cho chúng ta thấy Đường Lối ấy. “Được bắt đầu bằng việc góp phần đặc biệt của Mẹ Maria cùng với hoạt động của Chúa Thánh Thần, các Giáo Hội đă đặt ra lời nguyện cầu của ḿnh để dâng lên Người Mẹ Thánh của Thiên Chúa, tập trung lời nguyện cầu này nơi con người của Chúa Kitô được thể hiện qua các mầu nhiệm của Người” (Ibid., 2675). Ở tiệc cưới Cana, Phúc Âm rơ ràng cho thấy quyền năng của việc Mẹ Maria chuyển cầu khi Mẹ tỏ bày cho Chúa Giêsu biết các nhu cầu cần thiết của những người khác: “Họ hết mất rượu rồi” (Jn 2:3).

Kinh Mân Côi vừa là việc suy niệm vừa là việc kêu cầu. Lời cầu nguyện thiết tha dâng lên Mẹ Thiên Chúa được căn cứ vào ḷng tin tưởng là việc chuyển cầu từ mẫu của Mẹ có thể xin được tất cả những ǵ từ trái tim Con Mẹ. Mẹ “toàn năng theo ân sủng”, nếu nói theo lời bày tỏ táo bạo này, một lời cần phải hiểu một cách đúng đắn, của Chân Phước Bartolo Longo trong Lời Cầu Khẩn Cùng Đức Mẹ của thánh nhân (Lời cầu khẩn này được viết vào năm 1883 để đáp lại lời kêu gọi của ĐGH Lêô XIII trong Thông Điệp đầu tiên về Kinh Mân Côi, lời cầu khẩn cho tất cả mọi người Công Giáo tỏ ra quyết tâm chiến đấu với những tệ nạn xă hội. Lời cầu khẩn này được long trọng đọc lại mỗi năm hai lần, một vào Tháng Năm và một vào Tháng Mười). Đây là niềm xác tín được khơi nguồn từ Phúc Âm đă càng ngày càng phát triển vững mạnh hơn nơi cảm nghiệm của dân Kitô Giáo. Đại thi hào Dante đă diễn tả niềm xác tín này một cách lạ lùng bằng những gịng thơ được Thánh Bênađô hát lên rằng: “Ôi Tôn Nữ, Mẹ hết sức cao cả và quyền năng, đến nỗi ai muốn được ân sủng mà lại không hướng về Mẹ th́ ước muốn của họ chẳng khác ǵ muốn bay mà không có cánh” (Divina Commedia, Paradiso XXXIII, 13-15). Khi chúng ta dùng Kinh Mân Côi nài xin Mẹ Maria, cung thánh của Chúa Thánh Thần (x Lk 1:35), Mẹ liền chuyển cầu cho chúng ta trước Chúa Cha là Đấng làm cho Mẹ đầy ân sủng, cũng như trước Chúa Con là Đấng đă được sinh ra từ ḷng Mẹ, bằng cách Mẹ cầu nguyện với chúng ta và cho chúng ta.

Loan Truyền Chúa Kitô Với Mẹ Maria

17. Kinh Mân Côi cũng là một đường lối loan báo và tăng thêm kiến thức giúp cho mầu nhiệm của Chúa Kitô được lập đi lập lại ở những tŕnh độ cảm nghiệm Kitô hữu khác nhau. H́nh thức của kinh này là h́nh thức của một sự bày tỏ của nguyện cầu và chiêm ngắm có khả năng h́nh thành Kitô hữu theo ḷng mong ước của Chúa Kitô. Khi lần hạt Mân Côi được kèm theo với tất cả mọi yếu tố cần thiết cho việc suy niệm hiệu nghiệm, nhất là trong việc cử hành chung nơi các giáo xứ và đền thánh, th́ việc lần hạt Mân Côi này có thể trở thành một cơ hội dạy giáo lư đáng kể mà các vị chủ chiên cần phải lợi dụng. Cũng qua đường lối này, Đức Mẹ Mân Côi cũng tiếp tục công việc loan báo Chúa Kitô của Mẹ. Lịch sử của Kinh Mân Côi chứng tỏ cho thấy kinh nguyện này đă được các tu sĩ Ḍng Đaminh đặc biệt sử dụng ra sao vào thời kỳ Giáo Hội gặp khó khăn v́ t́nh trạng tràn lan những lạc thuyết. Ngày nay chúng ta đang đối diện với những thử thách mới. Tại sao chúng ta không sử dụng Kinh Mân Côi một lần nữa, với cùng một đức tin như những người đă ra đi trước chúng ta? Kinh Mân Côi vẫn giữ được tất cả mănh lực của ḿnh và tiếp tục là một mạch nguồn mục vụ đáng giá cho hết mọi truyền bá phúc âm nhân tốt lành.
 

 

Chương Hai

Những Mầu Nhiệm Của Chúa Kitô
– Những Mầu Nhiệm Của Mẹ Người



18. Kinh Mân Côi, “Một Tổng Tóm Phúc Âm”
19. Một Đề Nghị Thêm Vào Mẫu Kinh Truyền Thống
20. Những Mầu Nhiệm Vui Mừng
21. Những Mầu Nhiệm Ánh Sáng
22. Những Mầu Nhiệm Thương Đau
23. Những Mầu Nhiệm Vinh Hiển
24. Từ ‘Các Mầu Nhiệm’ Đến ‘Mầu Nhiệm’: Con Đường Thánh Mẫu
25. Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Mầu Nhiệm Con Người
 

 



Kinh Mân Côi, “Một Tổng Tóm Phúc Âm”

18. Đường lối duy nhất để tiến đến việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô là ở chỗ lắng nghe trong Thần Linh tiếng của Chúa Cha, v́ “không ai biết Con ngoài trừ Cha” (Mt 11:27). Ở miền Caesarea Philippi, Chúa Giêsu đă đáp lại lời tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô bằng việc xác định cho thấy nguồn gốc của cái trực giác rơ ràng về căn tính của Người ấy là: “Không phải xác thịt và máu mủ đă tỏ cho con biết điều này, mà là Cha Thày ở trên trời” (Mt 16:17). Vậy, điều cần là làm sao có thể nhận được mạc khải từ trên cao. Để nhận được mạc khải này, không thể nào thiếu được việc chăm chú lắng nghe: “Chỉ có việc cảm nghiệm được sự thinh lặng và nguyện cầu mới tạo nên một hoàn cảnh thích thuận cho việc tăng thêm và phát triển một thứ kiến thức xác đáng, trung thực và nhất quán về mầu nhiệm ấy mà thôi” (John Paul II, Apostolic Letter Novo Millennio Ineunte [6 January 2001], 20: AAS 93 [2001], 279).

Kinh Mân Côi là một trong những đường lối truyền thống của việc Kitô hữu cầu nguyện hướng đến việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă diễn tả điều này qua những lời sau đây: “Là lời cầu nguyện của Phúc Âm, đặt trọng tâm vào mầu nhiệm Nhập Thể cứu chuộc, Kinh Mân Côi là kinh nguyện rơ ràng có một chiều hướng Kitô học. Thật vậy, yếu tố đặc thù nhất của kinh nguyện này, yếu tố của một kinh cầu, như việc liên tục đọc các Kinh Kính Mừng, tự ḿnh đă trở thành một lời liên lỉ chúc tụng Chúa Kitô, Đấng là đối tượng tối hậu của lời Thiên Thần loan báo cũng như của lời Thân Mẫu Thánh Gioan Tẩy Giả chào mừng: ‘Phúc thay quả phúc của ḷng Người’ (Lk 1:42). Chúng ta có thể đi xa hơn nữa khi nói rằng việc liên tục đọc các Kinh Kính Mừng đă tạo nên một tấm vải thêu được đan kết với việc chiêm niệm các mầu nhiệm. Chúa Giêsu mà mỗi một Kinh Kính Mừng nhắc lại cũng là Chúa Giêsu được các mầu nhiệm liên tục theo nhau bấy giờ cho chúng ta thấy là Con Thiên Chúa, là Con của Vị Trinh Nữ” (Apostolic Exhortation Marialis Cultus [2 February 1974], 46: AAS 6 [1974], 155).

Một Đề Nghị Thêm Vào Mẫu Kinh Truyền Thống

19. Trong nhiều mầu nhiệm về cuộc đời của Chúa Kitô chỉ có một ít được thấy nơi Kinh Mân Côi theo thể thức đă được thiết lập một cách chung chung đă được Giáo Hội đóng chấm chuẩn nhận. Việc chọn lựa những mầu nhiệm ấy được ấn định ngay từ khi bắt đầu có kinh nguyện này, một kinh nguyện dựa vào con số 150, 150 Thánh Vịnh trong Sách Thánh Vịnh.

Tuy nhiên, Tôi tin rằng, để lột tả hết chiều sâu của Kitô học nơi Kinh Mân Côi, th́ việc thêm vào kiểu mẫu kinh nguyện truyền thống này cũng là việc thích hợp, song tùy tự do sử dụng của cá nhân và cộng đồng, một sự thêm thắt nới rộng hơn Kinh Mân Côi với các mầu nhiệm về thừa tác vụ công khai của Chúa Kitô giữa khoảng Người Chịu Phép Rửa và Cuộc Khổ Nạn của Người. Trong tiến tŕnh của những mầu nhiệm này chúng ta chiêm ngưỡng những khía cạnh quan trọng của con người Chúa Kitô như là một mạc khải tối hậu của Thiên Chúa. Được Cha công bố là Người Con yêu dấu ở biến cố Phép Rửa nơi Sông Dược-Đăng, Chúa Kitô đóng vai tṛ là Đấng loan báo Nước Thiên Chúa đă đến, làm chứng cho thực tại này bằng những việc làm của Người, và công bố những đ̣i hỏi của thực tại ấy. Chính trong những năm thi hành thừa tác vụ công khai của Người mà mầu nhiệm về Chúa Kitô hiện lên hết sức rơ ràng như là một mầu nhiệm ánh sáng: “Trong khi Thày c̣n ở thế gian, Thày là ánh sáng thế gian” (Jn 9:5).

Bởi thế, để cho Kinh Mân Côi trở thành “một tổng lược Phúc Âm” trọn vẹn hơn nữa, cần phải suy niệm thêm những lúc đặc biệt quan trọng nơi việc thi hành thừa tác vụ công khai của Chúa Kitô (những mầu nhiệm ánh sáng), sau khi suy niệm biến cố Nhập Thể và cuộc đời ẩn dật của Người (những mầu nhiệm vui mừng), và trước khi chú tâm đến những đau thương nơi Cuộc Khổ Nạn của Người (những mầu nhiệm đau thương) cùng với việc Phục Sinh vinh thắng của Người (những mầu nhiệm vinh hiển). Việc thêm những mầu nhiệm mới này, một việc thêm thắt không gây tổn hại cho một khía cạnh chính yếu nào nơi thể thức truyền thống của kinh nguyện này, nhằm mục đích là để hiến cho kinh nguyện này một sự sống mới, cũng như để làm bừng lên một lần nữa sự chú trọng vào vị trí của Kinh Mân Côi nơi linh đạo Kitô Giáo, một vị trí như cửa ngơ thực sự dẫn vào vực thẳm của Trái Tim Chúa Kitô, một đại dương đầy vui mừng và ánh sáng, đầy khổ đau và vinh hiển.

Những Mầu Nhiệm Vui Mừng

20. Năm chục đầu tiên, “những mầu nhiệm vui mừng”, được đánh dấu bằng niềm vui mừng phát tỏa ra từ biến cố Nhập Thể. Điều này rơ ràng ngay ở mầu nhiệm thứ nhất, mầu nhiệm Truyền Tin, với lời Tổng Thần Gabiên chào Trinh Nữ Nazarét được liên kết với lời mời gọi mừng vui cứu độ: “Hỡi Maria, hăy vui lên”. Toàn thể lịch sử cứu độ, ở một nghĩa nào đó, toàn thể lịch sử thế giới nữa, đă hướng về lời chào này. Nếu dự án của Chúa Cha là kết hợp tất cả mọi sự lại trong Chúa Kitô (x Eph 1:10), th́ toàn thể vũ trụ, một cách nào đó, đă được ân sủng thần linh này chạm đến, một ân sủng khiến Chúa Cha nh́n đến Mẹ Maria và làm cho Mẹ trở thành Mẹ của Con Ngài. Về phần ḿnh, toàn thể loài người đă được gồm tóm trong lời xin vâng Mẹ đă tỏ ra để sẵn sàng tuân theo ư muốn của Thiên Chúa.

Tác động nhảy mừng là điều then chốt trong việc Mẹ Maria gặp gỡ bà Isave, biến cố mà tiếng vang của lời Mẹ Maria chào và sự hiện diện của Chúa Kitô trong ḷng Mẹ đă khiến cho Gioan “nhảy mừng” (x Lk 1:44). Niềm vui mừng cũng dâng lên cả ở cảnh Bêlem, khi những vị thiên thần hát lên và loan báo cho các mục đồng “một tin hết sức vui mừng” (Lk 2:10) về việc giáng sinh của Con Trẻ thần linh là Đấng Cứu Thế.

Hai mầu nhiệm cuối cùng của 5 chục đầu này, trong khi vẫn có một bầu khí vui mừng, đă cho thấy màn thảm kịch sẽ xẩy ra. Biến cố Dâng Con vào Đền Thờ chẳng những cho thấy niềm vui của việc thánh hiến Con Trẻ và nỗi ngất ngây của ông già Simêon; nó c̣n ghi lại lời tiên báo Chúa Kitô sẽ là “một dấu hiệu phản khắc” cho dân Yến-Duyên và một lưỡi gươm sẽ xuyên thâu qua ḷng Mẹ của Người (x Lk 2:34-35). Niềm vui lẫn lộn với thảm thương đánh dấu mầu nhiệm thứ năm, mầu nhiệm t́m thấy con trẻ Giêsu 12 tuổi trong Đền Thờ. Ở đây, Người cho thấy mức độ khôn ngoan thần linh của Người khi Người nghe và đặt những câu hỏi, đă chứng tỏ Người thực sự là Đấng “dạy bảo”. Mạc khải về mầu nhiệm Người là Con hết sức chú trọng đến việc Người thực hiện công việc của Cha Người đă bộc lộ cho thấy bản chất sâu xa của Phúc Âm, ở chỗ, cho dù là những liên hệ loài người thân mật nhất cũng phải chịu thử thách bởi những đ̣i hỏi tối hậu của Nước Thiên Chúa. Mẹ Maria và Thánh Giuse, sợ hăi và lo âu, “đă không hiểu” những lời Người nói (Lk 2:50).

Bởi vậy, việc suy niệm những mầu nhiệm “vui mừng” là việc đi vào những căn nguyên tối hậu và ư nghĩa sâu xa nhất của niềm vui Kitô Giáo. Việc suy niệm này chú trọng đến thực tại của mầu nhiệm Nhập Thể cũng như đến bóng tối báo hiệu mầu nhiệm của Cuộc Khổ Nạn cứu độ. Mẹ Maria dẫn chúng ta đến việc khám phá ra cái bí mật của niềm vui Kitô Giáo, khi Mẹ nhắc nhở cho chúng ta nhớ rằng Kitô giáo, trước hết và trên hết, là euangelion, là “tin mừng”, một tin mừng có cốt lơi cũng như có tất cả nội dung của ḿnh là con người Chúa Giêsu Kitô, Lời hóa thành nhục thể, Đấng Cứu Thế duy nhất.

Những Mầu Nhiệm Ánh Sáng

21. Đi từ thời thơ ấu và cuộc sống ẩn dật của Chúa Giêsu ở Nazarét đến cuộc sống công khai của Người, việc chiêm ngưỡng của chúng ta mang chúng ta tới những mầu nhiệm được đặc biệt gọi là “những mầu nhiệm ánh sáng”. Đă hẳn toàn thể mầu nhiệm của Chúa Kitô là mầu nhiệm ánh sáng. Người là “ánh sáng thế gian” (Jn 8:12). Tuy nhiên, sự thật này được tỏ hiện đặc biệt vào những năm công khai của Người, thời gian Người loan báo Phúc Âm về Nước Thiên Chúa. Trong việc đề ra cho cộng đồng Kitô hữu năm thời điểm quan trọng – những mầu nhiệm “ánh sáng” – thuộc đoạn đời này của Chúa Kitô, Tôi nghĩ rằng những mầu nhiệm được chọn sau đây sẽ thích hợp: (1) Người chịu Phép Rửa ở sông Dược-Đăng, (2) Người tỏ ḿnh ở tiệc cưới Cana, (3) Người loan báo Nước Thiên Chúa với lời kêu gọi hoán cải đời sống, (4) Người Biến H́nh và (5) Người thiết lập Thánh Thể như thể hiện Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người một cách bí tích.

Mỗi mầu nhiệm này là một mạc khải về Nước Thiên Chúa tỏ hiện nơi chính con người của Chúa Giêsu bấy giờ. Trước hết là việc Người chịu Phép Rửa ở sông Dược-Đăng là một mầu nhiệm ánh sáng. Nơi đây, khi Chúa Giêsu bước xuống nước, Đấng vô tội đă trở thành “tội lỗi” v́ chúng ta (x 2Cor 5:21), các tầng trời mở ra và có tiếng Chúa Cha phán Người là Con yêu dấu (x Mt 3:17 và các đoạn Phúc Âm Nhất Lăm tương đương), trong lúc Thần Linh hiện xuống trên Người để ủy thác cho Người sứ vụ Người cần phải thực hiện. Mầu nhiệm ánh sáng khác là dấu lạ đầu tiên được thực hiện ở Cana (x Jn 2:1-12), lúc Người biến nước lă thành rượu và hướng ḷng trí của các môn đệ về đức tin, nhờ việc can thiệp của Mẹ Maria, người tín hữu tiên khởi. Mầu nhiệm ánh sáng nữa là việc Chúa Giêsu giảng dạy để loan báo Nước Thiên Chúa đến, để kêu gọi ăn năn hoán cải (x Mk 1:15), và thứ tha tội lỗi của tất cả những ai đến gần Người với ḷng tin tưởng khiêm hạ (x Mk 2:3-13; Lk 7:47-48): Việc khai mào của thừa tác vụ t́nh thương này Người vẫn tiếp tục thi hành cho đến tận thế, nhất là qua Bí Tích Ḥa Giải được Người ủy thác cho Giáo Hội của Người (x Jn 20:22-23). Mầu nhiệm ánh sáng trên hết là Biến Cố Biến H́nh vốn được truyền thống tin rằng đă xẩy ra trên Nuí Tabor. Vinh quang của Thần Tính được chiếu tỏa nơi dung nhan của Chúa Kitô khi Chúa Cha truyền cho các vị Tông Đồ đang bàng hoàng bấy giờ là “hăy vâng nghe lời Người” (x Lk 9:35 và các đoạn Phúc Âm Nhất Lăm tương đương) và hăy sẵn sàng cùng Người trải qua cơn quằn quại Khổ Nạn, để cùng Người tiến đến niềm vui Phục Sinh và một cuộc sống được Thánh Linh biến đổi. Mầu nhiệm ánh sáng cuối cùng là việc Chúa Kitô thiết lập bí tích Thánh Thể, để Người hiến dâng ḿnh máu của Người như lương thực dưới h́nh bánh và h́nh rượu, cũng như để Người chứng thực t́nh Người yêu nhân loại “cho đến cùng” (Jn 13:1), thành phần Người đă tự hy hiến ḿnh để cứu độ họ.

Nơi những mầu nhiệm này, ngoại trừ phép lạ ở Cana, th́ việc Mẹ Maria hiện diện đều xẩy ra ở trong hậu trường. Các Phúc Âm chỉ đề cập hết sức ngắn ngủi đến việc Mẹ thỉnh thoảng hiện diện ở một lúc nào đó trong thời gian rao giảng của Chúa Giêsu (x Mk 3:31-5; Jn 2:12), và Phúc Âm không nói ǵ tới việc Mẹ có mặt ở Bữa Tiệc Ly cũng như trong việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể hay chăng. Tuy nhiên, vai tṛ Mẹ đóng ở tiệc cưới Cana, một cách nào đó, đă luôn luôn theo Chúa Kitô trong suốt thời gian Người thực hiện thừa tác vụ của Người. Điều Chúa Cha muốn trực tiếp mạc khải cho thấy nơi biến cố Phép Rửa ở sông Dược-Đăng, cũng là điều được Thánh Gioan Tẩy Giả làm âm vang, đă xuất hiện trên môi miệng của Mẹ Maria ở tiệc cưới Cana, và điều ấy đă trở thành lời khuyên dụ từ mẫu cao cả được Mẹ Maria dùng để nhắn nhủ Giáo Hội qua mọi thời đại, đó là lời “hăy làm những ǵ Người bảo” (Jn 2:5). Lời khuyên dụ này là một lời dẫn nhập xứng hợp với những lời nói cùng những dấu lạ Chúa Kitô tỏ ra trong thời gian công khai thi hành thừa tác vụ của Người và là lời đặt nền tảng Thánh Mẫu cho tất cả “những mầu nhiệm ánh sáng”.

Những Mầu Nhiệm Thương Đau

22. Các Phúc Âm đều nhấn mạnh đến tầm mức trọng đại nơi những mầu nhiệm đau thương của Chúa Kitô. Ngay từ ban đầu, ḷng đạo đức của Kitô hữu, nhất là ḷng tôn sùng Đường Thánh Giá trong Mùa Chay, đă chú trọng đến những giây phút đặc biệt của Cuộc Khổ Nạn, với nhận thức rằng tuyệt đỉnh của mạc khải t́nh yêu Thiên Chúa và nguồn mạch cứu độ của chúng ta là ở nơi Cuộc Khổ Nạn này. Kinh Mân Côi chất chứa một số giây phút Khổ Nạn ấy, kêu gọi tín hữu hăy chiêm ngưỡng những giây phút này trong ḷng ḿnh và hăy sống lại những giây phút ấy. Thứ tự của những ngắm được bắt đầu ở vườn Cây Dầu, nơi Chúa Kitô đă trải qua giây phút hết sức sầu khổ trước ư muốn của Chúa Cha là những ǵ nỗi yếu hèn của xác thịt có khuynh hướng chống lại. Ở nơi đây Chúa Giêsu đă đụng độ với tất cả mọi cám dỗ và đă đương đầu với tất cả mọi tội lỗi của nhân loại để có thể thưa cùng Cha: “Xin đừng theo ư Con nhưng xin cho ư Cha được thể hiện” (Lk 22:42 và các đoạn Phúc Âm Nhất Lăm tương đương). Tiếng “Vâng” này của Chúa Kitô đảo lộn tiếng “Không” của những vị nguyên phụ mẫu của chúng ta trong Vườn Địa Đường. Và cái giá phải trả cho việc trung thành với ư muốn của Cha đă được sáng tỏ ở những mầu nhiệm sau đó; ở việc Người bị đánh đ̣n, bị đội mạo gai, vác Thập Giá và tử nạn trên Thập Giá, Chúa Kitô đă bị rơi vào một t́nh trạng khổ nhục nhất: Ecce homo! Đấy là Con Người!

T́nh trạng khổ nhục này cho thấy chẳng những t́nh yêu của Thiên Chúa mà c̣n cả ư nghĩa của chính con người nữa.

Ecce homo: ư nghĩa, nguồn gốc và tầm mức thành toàn của con người là ở nơi Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa đă v́ yêu hạ ḿnh “cho đến chết, chết trên thập giá” (Phil 2:8). Những mầu nhiệm đau thương giúp cho tín hữu sống lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, giúp cho họ đứng dưới chân Cây Thập Giá bên cạnh Mẹ Maria, giúp cho họ cùng với Mẹ tiến vào vực thẳm của t́nh yêu Thiên Chúa đối với loài người cũng như giúp cho họ cảm nghiệm được tất cả quyền năng ban sự sống của t́nh yêu này.

Những Mầu Nhiệm Vinh Hiển

23. “Việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô không thể ngưng lại nơi h́nh ảnh của Đấng Tử Giá. Người là Đấng Phục Sinh!” (John Paul II, Apostolic Letter Novo Millennio Ineunte [6 January 2001], 28: AAS 93 [2001], 284). Kinh Mân Côi bao giờ cũng cho thấy cái ư thức được phát xuất từ đức tin này và mời gọi tín hữu hăy nh́n xuyên qua cái tối tăm của Cuộc Khổ Nạn để hướng về vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh và Thăng Thiên. Khi chiêm ngưỡng Đấng Phục Sinh, Kitô hữu tái nhận thức được những lư do cho niềm tin của họ (x 1Cor 15:14) và sống lại niềm vui chẳng những của những ai được chứng kiến thấy Chúa Kitô hiện ra, như các vị Tông Đồ, như Mai Đệ Liên và các môn đệ trên đường về Emmau, mà c̣n là niềm vui của Mẹ Maria nữa, vị chắc chắn phải tràn đầy những cảm nghiệm như vậy về sự sống mới nơi Người Con vinh hiển của Mẹ. Nơi biến cố Thăng Thiên, Chúa Kitô được nâng lên trong vinh quang bên hữu Chúa Cha, bản thân Mẹ Maria cũng được nâng lên với cùng một hiển vinh ở biến cố Mông Triệu, được hoan hưởng trước, bằng một đặc ân độc nhất vô nhị, cái thân phận vốn giành cho tất cả những người công chính khi phục sinh từ trong kẻ chết. Được đội triều thiên trong vinh quang, h́nh ảnh Mẹ ở mầu nhiệm cuối cùng, Mẹ Maria chiếu tỏa rạng ngời như Vị Nữ Vương của các Thần Trời và của các Thánh Nhân, một tiên hưởng và là một hiện thực tối hậu cho t́nh trạng cánh chung của Giáo Hội.

Ở tâm điểm của việc tuần tự cho thấy vinh hiển của Người Con và Người Mẹ này, Kinh Mân Côi nêu lên trước mắt chúng ta mầu nhiệm vinh hiển thứ ba, mầu nhiệm Hiện Xuống, một mầu nhiệm cho thấy gương mặt của Giáo Hội như là một gia đ́nh qui tụ nhau lại với Mẹ Maria, một gia đ́nh sinh động bởi Vị Thần Linh được tuôn đổ xuống dồi dào và sẵn sàng thi hành sứ vụ truyền bá phúc âm hóa. Việc chiêm ngắm cảnh tượng này, cũng như việc chiêm ngắm các mầu nhiệm vinh hiển khác, phải dẫn tín hữu đến việc cảm nhận sâu xa hơn về cuộc sống mới của họ trong Chúa Kitô, một cuộc sống ở trong ḷng Giáo Hội, một cuộc sống được “tiêu biểu” thực sự nơi cảnh tượng của chính biến cố Hiện Xuống. Những mầu nhiệm vinh hiển như thế sẽ khiến tín hữu hy vọng đạt tới mục đích cánh chung hơn nữa, một mục đích mà cuộc hành tŕnh của họ như là phần tử của Dân Chúa đang lữ hành trong lịch sử phải hướng về. Niềm hy vọng này phải thôi thúc họ can đảm làm chứng cho “tin mừng” là những ǵ mang lại ư nghĩa cho cả cuộc sống của họ.

Từ ‘Các Mầu Nhiệm’ Đến ‘Mầu Nhiệm’: Con Đường Thánh Mẫu

24. Những luân chuyển của việc suy niệm được phác họa nơi Kinh Mân Côi không thể nào hết được, nhưng chúng thực sự mang lại cho tâm trí những ǵ là thiết yếu và chúng làm bừng lên nơi linh hồn một nỗi khát khao nhận biết Chúa Kitô một cách liên tục được nuôi dưỡng bởi nguyên mạch nguồn Phúc Âm. Hết mọi biến cố riêng biệt trong cuộc đời của Chúa Kitô, như được các Thánh Kư thuật lại, đều phản chiếu một Mầu Nhiệm vượt trên tất cả mọi hiểu biết (x Eph 3:19), đó là Mầu Nhiệm Lời đă hóa thành nhục thể, Đấng được “tất cả tầm vóc viên trọn của Thiên Chúa ngự trị cách hữu h́nh” (Col 2:9). Chính v́ lư do này mà Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo đă nhấn mạnh đến các mầu nhiệm của Chúa Kitô, khi cho thấy rằng “hết mọi sự nơi đời sống của Chúa Giêsu đều là dấu chỉ cho Mầu Nhiệm của Người” (No. 515). Việc Giáo Hội “thả lưới ở chỗ nước sâu” trong ngàn năm thứ ba được quyết định bởi khả năng của Kitô hữu trong việc tiến đến “tầm mức hiểu biết trọn vẹn mầu nhiệm của Thiên Chúa là Chúa Kitô, nơi Người chất chứa tất cả mọi kho tàng khôn ngoan và kiến thức” (Col 2:2-3). Bức Thư gửi tín hữu Êphêsô đă chân thành cầu chúc cho tất cả những ai đă lănh nhận phép rửa là: “Chớ ǵ Chúa Kitô ngự trong ḷng anh em bằng đức tin, để anh em, khi đâm rễ sâu trong đức ái, có được khả năng…. nhận biết t́nh yêu của Chúa Kitô vượt trên mọi kiến thức, nhờ đó anh em được tràn đầy tất cả sự viên măn của Thiên Chúa” (3:17-19).

Đó là đường lối mô phạm của Vị Trinh Nữ Nazarét, một người phụ nữ của ḷng tin, của thinh lặng, của việc chuyên chú lắng nghe. Đó cũng là đường lối tôn sùng Thánh Mẫu được tác động bởi việc ư thức về mối liên kết bất khả phân ly giữa Chúa Kitô và Mẹ Thánh Người, ở chỗ, các mầu nhiệm của Chúa Kitô cũng là các mầu nhiệm của Mẹ Người một cách nào đó, ngay cả trường hợp những mầu nhiệm ấy không trực tiếp liên quan đến Mẹ, v́ Mẹ sống bởi Người và nhờ Người. Bằng việc đọc lên những lời của Thiên Thần Gabiên và của bà Thánh Isave trong Kinh Kính Mừng, chúng ta cảm thấy ḿnh liên lỉ được thúc đẩy t́m kiếm lại nơi Mẹ Maria, nơi đôi cánh tay của Mẹ, cũng như nơi trái tim của Mẹ, “quả phúc của ḷng Mẹ” (x Lk 1:42).

Mầu Nhiệm Chúa Kitô, Mầu Nhiệm Con Người

25. Trong chứng từ năm 1978, như Tôi đă đề cập đến trước đây, năm Tôi bộc lộ cho biết Kinh Mân Côi là kinh nguyện Tôi yêu chuộng, Tôi đă có một ư nghĩ nay xin được nhắc lại ở đây. Bấy giờ Tôi đă nói rằng “Kinh Mân Côi đơn sơ này làm nên nhịp sống của con người” (Angelus Message of 29 October 1978 : Insegnamenti, I [1978], 76).

Theo ư nghĩa của những ǵ đă được nói đến về các mầu nhiệm của Chúa Kitô th́ cũng chẳng khó khăn ǵ khi đi sâu vào tầm quan trọng về nhân loại học này của Kinh Mân Côi, một kinh nguyện rất sâu xa hơn dự tưởng ban đầu nhiều. Người nào chiêm ngưỡng Chúa Kitô qua các đoạn đời của Người không thể nào không nhận thấy nơi Người sự thật về con người. Đây là một xác tín cả thể của Công Đồng Chung Vaticanô II mà Tôi rất hay bàn đến trong các giáo huấn của ḿnh kể từ bức Thông Điệp Redemptor Hominis Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần: “Chỉ trong mầu nhiệm Lời nhập thể mà mầu nhiệm về con người mới được sáng tỏ” (Second Vatican Ecumenical Council, Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 22). Kinh Mân Côi giúp vào việc mở đường dẫn đến ánh sáng này. Theo bước chân của Chúa Kitô, nơi Người con đường của con người được “qui hướng” (Cf. Saint Irenaeus of Lyons, Adversus Haereses, III, 18, 1: PG 7, 932), được thể hiện và được cứu chuộc, tín hữu tiến đến chỗ được giáp diện với h́nh ảnh của một con người thực sự. Khi chiêm ngưỡng Chúa Kitô giáng sinh, họ biết được tính cách linh thánh của sự sống; nh́n vào gia đ́nh Nazarét, họ biết được sự thật nguyên thủy của đời sống gia đ́nh theo dự án của Thiên Chúa; lắng nghe Vị Sư Phụ nơi những mầu nhiệm Người công khai thi hành thừa tác vụ của Người, họ thấy được ánh sáng dẫn họ vào Vương Quốc của Thiên Chúa; và theo Người trên con đường lên Canvê, họ biết được ư nghĩa của đau khổ cứu độ. Sau hết, khi chiêm ngưỡng Chúa Kitô và Thánh Mẫu của Người trong vinh quang, họ thấy được mục đích mà mỗi người trong chúng ta được kêu gọi tiến đến, nếu chúng ta để cho Thánh Linh chữa lành và biến đổi. Có thể nói rằng mỗi một mầu nhiệm Mân Côi được suy niệm cẩn thận sẽ làm sáng tỏ mầu nhiệm về con người.

Đồng thời, tất cả mọi rắc rối, lo âu, vất vả và nỗ lực xẩy ra làm nên đời sống của chúng ta cũng có thể được dễ dàng dẫn đến với cuộc gặp gỡ với nhân tính thánh hảo này của Đấng Cứu Chuộc. “Hăy phó mặc nỗi nhọc nhằn của anh em cho Chúa, Ngài sẽ nâng đỡ anh em” (Ps 55:23). Việc cầu Kinh Mân Côi là việc trao phó những gánh nặng của chúng ta cho trái tim nhân hậu của Chúa Kitô và Mẹ Người. Hai mươi lăm năm sau, khi nghĩ lại những khó khăn cũng là những ǵ làm nên thừa tác vụ Phêrô Tôi đă thực hiện, Tôi cảm thấy cần phải lập lại một lần nữa, như một lời thiết tha mời gọi hết mọi người hăy cảm nhận nơi bản thân ḿnh, đó là: Kinh Mân Côi thực sự “làm nên nhịp sống của con người”, khi làm cho nhịp sống này ḥa hợp với “nhịp” sống của Thiên Chúa trong mối hiệp thông hoan lạc của Thiên Chúa Ba Ngôi, đích điểm và là ước vọng sâu xa nhất của cuộc đời chúng ta.


 


Chương Ba

“Đối Với Tôi Sống Là Chúa Kitô”


26. Kinh Mân Côi, Đường Lối Đồng Hóa Với Mầu Nhiệm
27. Một Phương Pháp Giá Trị…
28. … Nhưng Vẫn Có Thể Được Cải Tiến
29. Công Bố Từng Mầu Nhiệm
30. Lắng Nghe Lời Chúa
31. Thinh Lặng
32. Kinh “Lạy Cha”
33. Mười Kinh “Kính Mừng”
34. Kinh “Sáng Danh”
35. Lời Nguyện Ngắn Kết Thúc
36. Các Hạt Chuỗi Mân Côi
37. Khai Mào Và Kết Thúc
38. Phân Phối Thời Gian
 

 



Kinh Mân Côi, Đường Lối Đồng Hóa Với Mầu Nhiệm

26. Việc suy niệm các mầu nhiệm Chúa Kitô nơi Kinh Mân Côi được thực hiện bằng phương pháp giúp cho những mầu nhiệm này thấm nhập. Đó là phương pháp căn cứ vào việc lập đi lập lại. Phương pháp này áp dụng nhất là cho Kinh Kính Mừng, được lập lại 10 lần ở mỗi chục. Nếu nông cạn suy nghĩ về việc lập đi lập lại này sẽ có khuynh hướng thấy rằng Kinh Mân Côi là một việc làm khô khan và nhàm chán. Tuy nhiên, vấn đề lại hoàn toàn khác hẳn, một khi Kinh Mân Côi được cho như là việc tuôn tràn một thứ yêu thương không ngừng trở về với người được yêu, bằng những bày tỏ như nhau ở nội dung của chúng, nhưng mới mẻ hơn, với đầy cảm nhận trong những lời bày tỏ này.

Nơi Chúa Kitô, Thiên Chúa đă thực sự có một “trái tim bằng thịt”. Thiên Chúa chẳng những có một trái tim thần linh, giầu ḷng từ bi và hay tha thứ, nhưng cũng có một trái tim nhân loại nữa, một trái tim có thể cảm nhận tất cả những rung động của t́nh yêu. Nếu cần chứng cớ về điều này nơi Phúc Aâm, chúng ta có thể dễ dàng thấy điều ấy nơi cuộc trao đổi cảm động giữa Chúa Kitô và Thánh Phêrô sau biến cố Phục Sinh: “Hỡi Simon, con Gioan, con có thương Thày không?” Câu hỏi này được đặt ra cho Thánh Phêrô ba lần, và cả ba lần đều được ngài đáp là: “Thưa Thày, Thày biết là con kính mến Thày” (x Jn 21:15-17). Không kể đến ư nghĩa riêng của đoạn Phúc Âm này, đoạn Phúc Âm rất quan trọng cho sứ vụ của Thánh Phêrô, không ai lại không nhận thấy vẻ đẹp của việc lập lại ba lần ấy, những lần lập lại một điều đ̣i hỏi dứt khoát cùng với một câu trả lời tương xứng đă bầy tỏ bằng những từ ngữ quen thuộc với cảm nghiệm chung về t́nh yêu nhân loại. Để hiểu được Kinh Mân Côi, người ta phải đi vào hoạt động tâm lư xứng hợp với t́nh yêu.


Có điều rơ ràng là, mặc dù Kinh Mân Côi lập đi lập lại được trực tiếp dâng lên Mẹ Maria, nhưng tác động yêu thương với Mẹ và nhờ Mẹ cuối cùng lại được nhắm đến Chúa Giêsu. Việc lập đi lập lại được nuôi dưỡng bằng ước muốn nên giống Chúa Kitô hoàn toàn hơn, một hoạt tŕnh đích thực của đời sống Kitô hữu. Thánh Phaolô đă diễn tả dự án này bằng những lời nóng bỏng như sau: “Đối với tôi sống là Chúa Kitô và chết là thắng lợi” (Phil 1:21). Một chỗ khác: “Không phải là tôi sống nữa, song Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2:20). Kinh Mân Côi giúp chúng ta nên giống Chúa Kitô mỗi ngày một hơn cho đến khi chúng ta đạt tới tầm mức thánh thiện thực sự.

Một Phương Pháp Giá Trị…

27. Chúng ta không được lấy làm lạ lùng về mối liên hệ giữa chúng ta với Chúa Kitô cũng cần phải theo phương pháp đàng hoàng. Thiên Chúa đă thông đạt chính ḿnh cho chúng ta hợp với bản tính nhân loại của chúng ta cùng với những nhịp sống của bản tính này. Bởi thế, trong khi linh đạo Kitô giáo tương tự với hầu hết các thể thức thinh lặng thần bí cao siêu nhất, một t́nh trạng thinh lặng mà tất cả các thứ h́nh ảnh, ngôn từ và cử chỉ có thể nói được rằng bị át đi bởi mối hiệp nhất với Thiên Chúa một cách sâu xa không mờ ảo, th́ linh đạo này thường đưa toàn thể con người vào một thực tại phức hợp về tâm lư, thể lư và tương giao của họ.

T́nh trạng này được thể hiện rơ ràng nơi Phụng Vụ. Các Bí Tích và á bí tích được thiết lập như một loạt nghi thức bao gồm tất cả mọi chiều kích của con người. Cũng thế đối với các thứ kinh nguyện không phải là phụng vụ. Điều này được xác nhận bởi sự kiện là, ở Đông phương, lời kinh nổi bật nhất trong việc suy niệm liên quan đến Kitô học, lời kinh được tập trung vào những lời “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Catechism of the Catholic Church, 2616), theo truyền thống là lời kinh được gắn liền với nhịp thở; việc thực hành này chẳng những nhắm đến vấn đề kiên tŕ nguyện cầu mà c̣n một cách nào đó tiêu biểu cho ước vọng muốn Chúa Kitô trở thành hơi thở, thành linh hồn và là “tất cả” của đời sống con người nữa.

… Nhưng Vẫn Có Thể Được Cải Tiến

28. Tôi đă đề cập đến trong Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ Novo Millennio Ineunte là Tây phương hiện nay đang cảm thấy nhu cầu cần phải canh tân việc suy niệm, một việc suy niệm mà nhiều lúc đă đi đến chỗ xu hướng hẳn về những chiều kích của các tôn giáo khác (Cf. No. 33: AAS 93 [2001], 289). Có một số Kitô hữu, ít hiểu biết về truyền thống chiêm niệm Kitô giáo, đă bị lôi cuốn bởi những thể thức cầu nguyện khác. Cho dù những thể thức cầu nguyện khác này có chất chứa nhiều yếu tố tích cực và nhiều khi cũng thích hợp với cảm nghiệm Kitô giáo, song chúng thường dựa trên những điều thực sự không thể nào chấp nhận được. Thịnh hành nhất trong số những cách thức này là các phương pháp nhắm đến việc đạt tới một mức độ cao trong việc tập trung về tinh thần, bằng cách sử dụng những kỹ thuật có bản chất tâm lư, lập lại và tiêu biểu. Kinh Mân Côi rơi ngay vào giữa hai thái cực bao rộng của hiện tượng tôn giáo này, nhưng lại là kinh được biệt phân bởi những đặc tính của ḿnh tương xứng với những đ̣i hỏi đặc biệt của Kitô giáo.

Thật vậy, Kinh Mân Côi chẳng qua chỉ là một phương pháp chiêm niệm. Là một phương pháp, Kinh Mân Côi đóng vai tṛ là một phương tiện để dẫn đến đích, chứ tự ḿnh không thể trở thành đích điểm được. Tuy nhiên, qua hoa trái của nhiều thế kỷ cho thấy, th́ không thể hạ giá phương pháp này. Nếu muốn, người ta có thể liệt kê kinh nghiệm của vô số các Vị Thánh. Thế nhưng, nói như vậy không có nghĩa là phương pháp ấy không thể cải tiến. Đó là ư hướng của việc thêm một chuỗi mới mysteria lucis mầu nhiệm ánh sáng vào trọn bộ các mầu nhiệm, cũng như của việc thêm một số đề nghị do Tôi nêu lên trong Bức Tông Thư này, liên quan đến cách thức lần hạt những mầu nhiệm mới ấy. Những đề nghị đây, vẫn tôn trọng cấu trúc vững chắc của kinh nguyện này, được nêu lên chỉ có ư là để giúp cho tín hữu hiểu được cách lần hạt một cách sâu xa, về tính cách biểu hiệu của nó cũng như tính cách hợp với những đ̣i hỏi của cuộc sống hằng ngày. Bằng không, Kinh Mân Côi có cơ nguy chẳng những không làm trổ sinh những hiệu quả thiêng liêng vốn có, thậm chí các hạt được dùng để lần có thể được coi như là một thứ bùa ngải hay một thứ đồ nghề ảo thuật, làm méo mó đi tất cả ư nghĩa và chức phận của những hạt kinh ấy.

Công Bố Từng Mầu Nhiệm

29. Việc công bố mỗi một mầu nhiệm, thậm chí có thể dùng một ảnh tượng xứng hợp nào đó về mầu nhiệm này, thực sự là việc mở ra cho thấy một thảm kịch cần chúng ta phải chú ư tới. Những lời đọc hướng trí tưởng tượng và tâm thần về một cảnh đời hay một giây phút nào đó trong cuộc sống của Chúa Kitô. Theo linh đạo truyền thống của Giáo Hội th́ việc tôn kính các ảnh tượng cùng với nhiều việc tôn sùng khác giúp cho các giác quan dễ cảm nhận, cũng như phương pháp cầu nguyện được Thánh Ignatiô Loyola đề ra trong những Khóa Linh Thao, bằng cách sử dụng những yếu tố khả giác và gợi h́nh (the compositio loci), được công nhận là rất hữu ích cho việc cầm trí để chuyên chú vào một mầu nhiệm đặc biệt nào đó. Hơn nữa, đây c̣n là một phương pháp học hợp với lư lẽ nội tại của biến cố Nhập Thể, ở chỗ, nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa muốn mặc lấy những đặc tính loài người. Chính nhờ thực tại thể lư của Người mà chúng ta được tiến đến chỗ giao tiếp với mầu nhiệm của thần tính Người.

Nhu cầu về tính cách cụ thể này càng cần được bầy tỏ hơn nữa trong việc loan báo những mầu nhiệm Mân Côi khác nhau. Những mầu nhiệm Mân Côi này hiển nhiên không thay thế được Phúc Âm, hay lột tả hết được nội dung của Phúc Âm. Bởi thế, Kinh Mân Côi không thay thế cho việc đọc sách thánh lectio divina; trái lại, Kinh Mân Côi dọn đường và nâng đỡ việc đọc sách thánh này. Tuy thế, các mầu nhiệm được chiêm ngắm trong Kinh Mân Côi, cho dù có thêm các mầu nhiệm ánh sáng mysteria lucis đi nữa, cũng không là ǵ khác ngoài những yếu tố chính yếu nơi cuộc đời của Chúa Kitô, những mầu nhiệm dễ dàng lôi kéo tâm trí đến việc suy niệm rộng răi hơn nữa những ǵ c̣n lại nơi Phúc Âm, nhất là khi Kinh Mân Côi được cầu nguyện ở một hoàn cảnh kéo dài việc suy niệm.

Lắng Nghe Lời Chúa

30. Để có một nền tảng Thánh Kinh và suy niệm sâu xa hơn, cần phải theo dơi việc công bố mầu nhiệm bằng việc loan báo một đoạn Thánh Kinh liên hệ với từng mầu nhiệm, dài hay ngắn cũng được, tùy hoàn cảnh cho phép. Không có một lời lẽ nào có thể đáp ứng được với công hiệu của lời được linh ứng cả. Khi lắng tai nghe, chúng ta cảm thấy vững ḷng hơn v́ đó là lời Chúa phán cho ngày hôm nay đây và phán “với tôi” đây.

Nếu được lănh nhận bằng cách thức này, lời Chúa có thể trở thành một phương pháp học của Kinh Mân Côi về việc lập đi lập lại mà không cảm thấy nhàm chán bởi việc thuần túy tưởng niệm một điều đă quá quen thuộc. Đây không phải là vấn đề liên quan đến những ǵ được gợi nhớ mà là vấn đề để cho Thiên Chúa nói với chúng ta. Ở những lần cử hành chung trọng thể, lời Chúa có thể được giăi bày bằng việc dẫn giải ngắn gọn.

Thinh Lặng

31. Việc lắng nghe và suy niệm được nuôi dưỡng bằng việc thinh lặng. Sau việc công bố mầu nhiệm và loan báo lời Chúa cần phải dừng lại một khoảng thời gian thích hợp để chú tâm đến mầu nhiệm liên hệ trước khi bước sang phần khẩu nguyện. Việc nhận thức ra tầm mức quan trọng của sự thinh lặng là một trong những bí quyết của việc thực hành chiêm niệm và suy niệm. Việc rút lui ra khỏi một xă hội đầy giẫy những kỹ thuật và những phương tiện truyền thông xă hội là sự kiện cho thấy vấn đề giữ thinh lặng này là một việc càng khó thực hiện. Như những giây phút thinh lặng được khuyên giữ trong Phụng Vụ thế nào, trong việc lần hạt Mân Côi cũng thế, cũng cần thinh lặng một chút sau khi nghe lời Chúa để tâm trí chúng ta chú ư đến nội dung của mầu nhiệm được công bố.

Kinh “Lạy Cha”

32. Sau khi nghe lời Chúa và chú ư đến mầu nhiệm được loan báo, tự nhiên tâm trí liền hướng về Chúa Cha. Nơi mỗi một mầu nhiệm của Chúa Giêsu, Người luôn dẫn chúng ta đến cùng Chúa Cha, v́ Người ở nơi Chúa Cha (x Jn 1:18) mà Người vẫn tiếp tục hướng về Ngài như vậy. Ngài muốn chúng ta tham dự vào mối thân mật này với Chúa Cha để chúng ta có thể thưa cùng Ngài rằng: “Cha ơi, Cha” (Rm 8:15; Gal 4:6). Nhờ mối liên hệ của Người với Cha, Chúa Giêsu làm cho chúng ta trở thành anh chị em của chính Người cũng như của nhau, khi thông đạt cho chúng ta Thần Linh cả của Người lẫn của Cha. Đóng vai tṛ như là một thứ kinh nguyện nền tảng cho việc suy niệm về Kitô học và Thánh Mẫu, một việc suy niệm được bày tỏ bằng việc lập đi lập lại Kinh Kính Mừng, Kinh Lạy Cha làm cho việc suy niệm mầu nhiệm Mân Côi trở thành một cảm nghiệm của Giáo Hội, cho dù chỉ thi hành riêng tư một ḿnh.

Mười Kinh “Kính Mừng”

33. Đây là yếu tố chính yếu nhất nơi Kinh Mân Côi và cũng là yếu tố làm cho kinh này thành một kinh Thánh Mẫu chính hiệu. Thế nhưng, khi hiểu đúng Kinh Kính Mừng, chúng ta sẽ thấy một cách rơ ràng là tính cách Thánh Mẫu của kinh này không nghịch lại với đặc tính Kitô học của kinh ấy, nhưng lại là đặc tính được kinh này thực sự nhấn mạnh và đề cao. Phần đầu của Kinh Kính Mừng, phát xuất từ những lời Thiên Thần Gabiên và Thánh Isave nói với Mẹ Maria, là việc khâm sùng chiêm ngưỡng mầu nhiệm được thực hiện nơi vị Trinh Nữ Nazarét. Những lời này bày tỏ cho thấy, có thể nói, một kỳ công lạ lùng của trời đất; những lời ấy có thể hiến cho chúng ta một thoáng nh́n thấy kỳ công riêng của Thiên Chúa khi Ngài ngắm nghía “tuyệt phẩm” của Ngài, đó là Biến Cố Nhập Thể của Con Ngài nơi cung ḷng Trinh Nữ Maria. Nếu chúng ta nhớ lại ở Sách Sáng Thế Kư việc Thiên Chúa “thấy tất cả những ǵ Ngài làm” (Gen 1:31) ra sao, chúng ta sẽ thấy nơi đây cái âm vang của “những lời cảm kích cho thấy Thiên Chúa vào lúc rạng đông của tạo thành đă nh́n đến công việc do tay Ngài làm ra” (John Paul II, Letter to Artists [4 April 1999], 1: AAS 91 [1999], 1155). Việc lập đi lập lại Kinh Kính Mừng nơi Kinh Mân Côi làm cho chúng ta được thông phần vào việc Thiên Chúa ngắm nghía và măn nguyện, ở chỗ, chúng ta hân hoan thán phục nh́n nhận phép lạ cả thể nhất lịch sử loài người. Lời tiên tri của Mẹ Maria ở đây đă được nên trọn: “Từ nay hết mọi thế hệ sẽ khen tôi diễm phúc” (Lk 1:48).

Trọng tâm nơi Kinh Kính Mừng, cái then chốt thực sự gắn nối hai phần của kinh này lại với nhau đó là tên của Chúa Giêsu. Đôi khi, v́ vội vàng lần hạt chúng ta đă không để ư đến trọng tâm này cho lắm, và bởi thế cũng chẳng chú ư tới việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm Chúa Kitô liên quan đến trọng tâm ấy. Tuy nhiên, chính việc chăm chú đến danh của Chúa Giêsu cũng như đến mầu nhiệm của Người là dấu hiệu chứng tỏ việc lần hạt Mân Côi có ư vị và hiệu quả. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, trong Tông Huấn Marialis Cultus của Ngài, đă để ư đến thói lệ ở một số nơi về việc đề cao tên của Chúa Kitô, bằng cách thêm vào một cụm từ nói đến mầu nhiệm đang được chiêm ngắm (Cf. No. 46: AAS 66 [1974], 155. Thói lệ này mới đây cũng đă được Thánh Bộ Thờ Phượng và Bí Tích ca ngợi trong văn kiện Direttorio su pietà popolare e liturgia. Principi e orientamenti [17 December 2001], 201, Vatican City, 2002, 165). Đây là một thói lệ đáng khen, nhất là khi lần hạt chung. Thói lệ này cho thấy việc bày tỏ mạnh mẽ đức tin của chúng ta nơi Chúa Kitô ở những lúc khác nhau trong cuộc đời của Đấng Cứu Chuộc. Nó đồng thời là một lời tuyên xưng đức tin và c̣n giúp cho cả việc cầm trí suy niệm của chúng ta nữa, v́ nó làm cho tiến tŕnh thấm nhập vào mầu nhiệm Chúa Kitô dễ dàng hơn ở việc lập đi lập lại lời Kinh Kính Mừng. Khi chúng ta lập lại tên Chúa Giêsu – một danh xưng duy nhất đă được ban cho chúng ta để nhờ đó chúng ta hy vọng được cứu rỗi (x Acts 4:12) – đi liền với tên của Vị Thánh Mẫu, một việc hầu như được thực hiện theo ư nghĩ của Mẹ, là chúng ta khởi sự con đường nhắm đến việc giúp chúng ta đi sâu hơn vào đời sống của Chúa Kitô.

Từ mối liên hệ ân huệ độc nhất vô nhị với Chúa Kitô ấy, mối liên hệ làm cho Người trở thành Mẹ Thiên Chúa, Theotokos, chúng ta có được một lời kêu cầu tha thiết để dâng lên Mẹ ở phần thứ hai của kinh nguyện này, khi chúng ta kư thác cho lời cầu bầu từ mẫu của Mẹ đời sống chúng ta cùng với giờ lâm tử của chúng ta.

Kinh “Sáng Danh”

34. Lời chúc tụng Ba Ngôi Thiên Chúa là đích điểm cho tất cả việc Kitô hữu chiêm niệm. V́ Chúa Kitô là đường dẫn chúng ta đến cùng Chúa Cha trong Thần Linh. Nếu chúng ta tiến bước theo con đường này cho đến cùng, chúng ta không ngừng gặp được mầu nhiệm Ba Ngôi thần linh, Đấng xứng đáng được chúc tụng, tôn thờ và cảm tạ. Vấn đề cần thiết là Kinh Sáng Danh, cao điểm của việc chiêm niệm, phải được nhấn mạnh xứng hợp ở Kinh Mân Côi. Khi lần hạt Mân Côi chung, có thể hát kinh này, như cách tỏ ra chú trọng cần phải có đối với công thức Ba Ngôi chính yếu cho tất cả mọi kinh nguyện Kitô giáo.

Nếu suy niệm mầu nhiệm Mân Côi một cách chuyên chú và thấm thía, và nếu việc suy niệm này được t́nh yêu Chúa Kitô và Mẹ Maria nung nấu từ Kinh Kính Mừng này đến Kinh Kính Mừng khác, th́ việc tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi ở cuối mỗi chục kinh hoàn toàn không phải là một kết thúc cho có lệ, trái lại, việc tôn vinh này c̣n có tính cách chiêm niệm, ở việc thực sự nâng tâm trí lên cao trên trời, cũng như ở việc khiến cho chúng ta sống lại một cách nào đó cảm nghiệm núi Tabor, một tiên hưởng cho cuộc chiêm ngưỡng đời sau: “Chúng con được ở đây th́ hay quá!” (Lk 9:33).

Lời Nguyện Ngắn Kết Thúc

35. Qua việc thực hành hiện nay, lời chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi được tiếp nối bằng một lời cầu nguyện kết tùy theo thói lệ địa phương. Cần phải ghi nhận ở đây là, việc suy niệm các mầu nhiệm Mân Côi không hề làm suy giảm giá trị của những lời nguyện ngắn này, mà c̣n có thể mang lại trọn vẹn hiệu quả thiêng liêng nếu cố gắng kết thúc mỗi chục kinh bằng một lời nguyện cầu cho những hoa trái đặc biệt đối với mỗi một mầu nhiệm. Như thế mới thấy được Kinh Mân Côi có liên hệ với đời sống Kitô hữu. Đề nghị nên sử dụng một lời nguyện phụng vụ đàng hoàng trong việc mời gọi chúng ta cầu nguyện để chúng ta, qua việc suy niệm các mầu nhiệm Mân Côi, có thể tiến đến chỗ “bắt chước những ǵ các mầu nhiệm này chất chứa và chiếm được những ǵ những mầu nhiệm ấy hứa hẹn” ("...concede, quaesumus, ut haec mysteria sacratissimo beatae Mariae Virginis Rosario recolentes, et imitemur quod continent, et quod promittunt assequamur". Missale Romanum 1960, in festo B.M. Virginis a Rosario).

Một lời cầu nguyện kết thúc như vậy có thể mặc những h́nh thức thích hợp khác nhau, như thực sự vẫn cho thấy như vậy. Nhờ đó, Kinh Mân Côi có thể thích ứng hơn với các truyền thống thiêng liêng khác nhau cũng như với các cộng đoàn Kitô giáo khác nhau. Thế nên, hy vọng là sẽ có những công thức thích hợp được phổ biến rộng răi theo nhận thức về mục vụ và có thể sau khi đă thử dùng ở các trung tâm hay đền thánh đặc biệt dâng hiến cho Kinh Mân Côi, để Dân Chúa được hưởng ích lợi từ sự phong phú của những kho tàng thiêng liêng chân thực, cũng như t́m thấy được của dưỡng nuôi cho việc họ chiêm niệm riêng tư.

Các Hạt Chuỗi Mân Côi

36. Việc lần hạt Mân Côi từ trước đến nay vẫn được thi hành bằng việc sử dụng một cỗ tràng hạt. Nếu lần hạt mà chẳng để ư ǵ lắm th́ các hạt chuỗi thường trở thành một cái máy thuần túy đếm thứ tự các Kinh Kính Mừng. Tuy nhiên, những hạt chuỗi này cũng có thể trở thành một biểu hiệu cho việc sâu xa chiêm niệm nữa.

Ở đây, điều đầu tiên phải để ư là cách thức những hạt chuỗi này đồng qui nơi Cây Thánh Giá, nơi vừa mở ra lại vừa đóng lại cái tiến tŕnh tỏ hiện của việc nguyện cầu. Đời sống và việc cầu nguyện của người tín hữu được tập trung vào Chúa Kitô. Hết mọi sự được bắt đầu từ Người, hết mọi sự đều qui về Người, hết mọi sự nhờ Người mà đến cùng Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần.

Là một phương tiện để đếm tiến tŕnh của kinh nguyện này, các hạt chuỗi gợi lên cho thấy h́nh ảnh về một con đường bất tận của việc chiêm niệm cũng như của sự hoàn thiện Kitô giáo. Chân Phước Bartolo Longo cũng thấy những hạt chuỗi ấy như là một “sợi giây xích” thắt kết chúng ta với Thiên Chúa. Phải, một sợi giây xích, nhưng lại là một sợi giây xích êm ái dịu dàng; v́ việc gắn bó với Thiên Chúa, Đấng cũng là Cha của chúng ta, thực sự th́ êm ái dịu dàng. Đó là sợi giây xích cửa “t́nh con thảo” làm cho chúng ta sống theo cung cách của Mẹ Maria, “người t́ nữ của Chúa” (Lk 1:38), nhất là theo cung cách của chính Chúa Kitô, Đấng mặc dù thân phận là Thiên Chúa những đă v́ yêu chúng ta biến ḿnh trở thành một “người nô bộc” (Phil 2:7).

Cách hay nhất để quảng diễn thêm tính cách biểu hiệu của các hạt chuỗi này là chúng ta dùng những hạt chuỗi ấy để nhớ đến những mối liên hệ của chúng ta, nhớ đến mối hiệp thông và huynh đệ liên kết tất cả chúng ta nên một trong Chúa Kitô.

Khai Mào Và Kết Thúc

37. Hiện nay, ở những nơi khác nhau trong Giáo Hội, có nhiều cách để bắt đầu Kinh Mân Côi. Tại một số nơi vẫn được bắt đầu bằng những lời mở của Thánh Vịnh 70: “Ôi Chúa Trời, xin hăy đến giúp con; Ôi Chúa, xin mau đến giúp con”, như để nuôi dưỡng nơi những ai đang nguyện cầu một nhận thức khiêm cung về t́nh trạng thiếu thốn của họ. Tại những nơi khác, Kinh Mân Côi được bắt đầu bằng việc đọc Kinh Tin Kính, để lấy lời tuyên xưng đức tin này làm khởi điểm cho hành tŕnh chiêm niệm sắp được thực hiện. Những thói lệ này và những thói lệ tương tự, một khi giúp vào việc sửa soạn cho tâm trí chiêm niệm, tất cả đều hợp pháp như nhau. Thế rồi Kinh Mân Côi được chấm dứt bằng lời nguyện cầu theo ư Đức Giáo Hoàng, để mở rộng nhăn giới của người cầu nguyện ra bao trùm tất cả mọi nhu cầu của Giáo Hội. Chính v́ để khuyến khích thực hành chiều kích Giáo Hội này nơi Kinh Mân Côi mà Giáo Hội đă thấy xứng hợp để ban ân xá cho những ai lần hạt hội đủ những điều kiện cần thiết.

Nếu được cầu nguyện như thế, Kinh Mân Côi thực sự trở thành một hành tŕnh thiêng liêng do Mẹ Maria đóng vai Thân Mẫu, Sư Phụ và Hướng Đạo, bằng việc Mẹ lấy lời cầu bầu quyền năng của Mẹ để nâng đỡ tín hữu. Vậy có lạ hay chăng khi linh hồn cảm thấy rằng, sau khi đọc kinh Mân Côi và cảm nghiệm sâu xa thấm thía được t́nh mẫu tử của Mẹ Maria, họ cần phải vang lên lời chúc tụng Đức Trinh Nữ bằng Kinh Lạy Nữ Vương hay bằng Kinh Cầu Đức Bà? Đây là giây phút tột đỉnh của một cuộc hành tŕnh nội tâm đă đưa người tín hữu đến chỗ được giao tiếp một cách sống động với mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Mẹ Thánh Người.

Phân Phối Thời Gian

38. Có thể đọc đầy đủ Kinh Mân Côi hết mọi ngày, và có những người thực hiện điều này một cách hết sức đáng khen. Nhờ đó, việc đọc Kinh Mân Côi làm cho ngày sống của nhiều người tràn đầy bầu khí nguyện cầu chiêm niệm, hay nó gắn liền với bệnh nhân và với những vị lăo thành, những người có rất nhiều thời giờ. Tuy nhiên, theo mẫu mực lần hạt hằng tuần, hiển nhiên là nhiều người sẽ không thể đọc hơn một phần của Kinh Mân Côi, nhất là có thêm bộ mầu nhiệm ánh sáng mysteria lucis. Việc phân phối hằng tuần có công dụng là làm cho các ngày khác nhau trong tuần có một “mầu sắc” thiêng liêng, tương tự như cách Phụng Vụ tô điểm cho những mùa phụng vụ khác nhau trong phụng niên vậy.

Theo cách thức thực hành hiện nay th́ Thứ Hai và Thứ Năm được giành cho “các mầu nhiệm vui mừng”, Thứ Ba và Thứ Sáu cho các “mầu nhiệm thương đau”, Thứ Tư, Thứ Bảy và Chúa Nhật cho các “mầu nhiệm vinh hiển”. Vậy th́ “các mầu nhiệm ánh sáng” được nhét vô đâu đây? Nếu chúng ta lưu ư là các “mầu nhiệm vinh hiển” được đọc vào cả hai ngày Thứ Bảy và Chúa Nhật liền, mà Ngày Thứ Bảy bao giờ cũng có hương vị đặc biệt Thánh Mẫu, th́ lần suy niệm thứ hai trong tuần về các “mầu nhiệm vui mừng”, các mầu nhiệm đặc biệt nói đến sự hiện diện của Mẹ Maria, có thể chuyển vào Ngày Thứ Bảy. Vậy Ngày Thứ Năm được giành cho việc suy niệm các “mầu nhiệm ánh sáng”.

Việc sắp xếp này không có ư giới hạn quyền tự do chính đáng cần có trong việc cầu nguyên tư riêng cũng như cộng đồng, một việc cầu nguyện cần phải lưu ư đến những nhu cầu thiêng liêng và mục vụ, cũng như đến việc diễn tiến những cử hành phụng vụ là những ǵ cần phải có những thích ứng xứng hợp. Vấn đề thực sự quan trọng ở đây là Kinh Mân Côi bao giờ cũng phải được coi và cảm nghiệm như là một đường lối chiêm niệm. Nơi Kinh Mân Côi, cũng như nơi những ǵ vốn xẩy ra trong Phụng Vụ, đặt trọng tâm vào ngày Chúa Nhật, ngày Phục Sinh, th́ tuần lễ Kitô giáo trở thành một hành tŕnh xuyên qua các mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Kitô, và Người đă được tỏ ḿnh ra như là Vị Chúa của thời gian cũng như của lịch sử nơi đời sống những người môn đệ của Người.


 

 

Kết Luận

39. “Kinh Mân Côi Thánh Của Mẹ Maria, Sợi Giây Xích Êm Ái Thắt Cột Chúng Ta Với Thiên Chúa
40. Ḥa B́nh
41. Gia Đ́nh: Cha Mẹ…
42. … Và Con Cái
43. Kinh Mân Côi, Một Kho Tàng Cần Phải Được Tái Khám Phá


 


“Kinh Mân Côi Thánh Của Mẹ Maria, Sợi Giây Xích Êm Ái Thắt Cột Chúng Ta Với Thiên Chúa”

39. Cho tới đây những ǵ đă nói rơ ràng cho thấy tính cách phong phú của kinh nguyện truyền thống này, một kinh nguyện có tính cách đơn sơ đối với ḷng sùng kính phổ thông, song cũng sâu xa về thần học như là một loại kinh nguyện xứng với những ai cảm thấy cần phải thực hiện việc chiêm niệm cao xa hơn.

Giáo Hội luôn luôn nhận thấy công hiệu đặc biệt của kinh nguyện này, khi kư thác những vấn đề khó khăn nhất cho Kinh Mân Côi, cho việc lần hạt chung, cũng như cho việc liên lỉ làm việc này. Có những lúc chính Kitô Giáo dường như bị đe dọa th́ kinh nguyện này đă trở thành phương thế cứu nguy, và Đức Mẹ Mân Côi được công nhận là Vị cầu bầu đă ra tay cứu độ.

Hôm nay đây Tôi cũng xin trao phó cho quyền năng của kinh nguyện này – như Tôi đă đề cập đến từ đầu – căn nguyên của ḥa b́nh thế giới cũng như của đời sống gia đ́nh.

Ḥa B́nh

40. Những thử thách trầm trọng mà thế giới đang phải đương đầu vào lúc mở màn cho một tân Thiên Kỷ đây đă khiến cho chúng ta nghĩ rằng chỉ có trời cao nhúng tay vào can thiệp, một can thiệp có thể hướng dẫn ḷng trí của những ai sống trong những t́nh trạng xung khắc cũng như những ai đang nắm vận mệnh các quốc gia, mới có thể mang lại hy vọng cho một tương lai sáng sủa hơn.

Kinh Mân Côi tự bản chất của ḿnh là một kinh nguyện cầu cho ḥa b́nh, v́ kinh này bao gồm việc chiêm ngắm Chúa Kitô, Vua Ḥa B́nh, Đấng là “ḥa b́nh của chúng ta” (Eph 2:14). Ai liên kết ḿnh với mầu nhiệm của Chúa Kitô – một liên kết thực sự là mục đích của Kinh Mân Côi – th́ biết được bí quyết ḥa b́nh và biến bí quyết này thành dự án hoạt động cho cuộc sống của ḿnh. Ngoài ra, v́ tính cách suy niệm của kinh này, ở chỗ âm thầm liên tục đọc các Kinh Kính Mừng, Kinh Mân Côi làm cho những ai lần hạt cảm thấy an b́nh, giúp cho họ lănh nhận và cảm nghiệm được tận đáy ḷng ḿnh, và truyền bá ra chung quanh họ, một thứ ḥa b́nh chân chính, ân huệ đặc biệt của Chúa Kitô Phục Sinh (x Jn 14:27; 20:21).

Kinh Mân Côi là một kinh nguyện cầu cho ḥa b́nh c̣n là v́ những hoa trái bác ái được trổ sinh từ kinh nguyện này. Khi được dùng để cầu nguyện theo đúng đường lối suy niệm, Kinh Mân Côi dẫn con người lần hạt đến chỗ gặp gỡ Chúa Kitô nơi các mầu nhiệm của Người, do đó, cũng không thể nào không chú ư tới dung nhan của Người nơi các kẻ khác, nhất là nơi thành phần khốn khổ nhất. Làm sao con người có thể chiêm ngưỡng mầu nhiệm về Con Trẻ Bêlem nơi các mầu nhiệm vui mừng mà lại không cảm thấy ước muốn tiếp nhận, bênh vực và cổ vơ sự sống, cũng như không chia sẻ gánh nặng của các em nhỏ đang chịu khổ đau trên khắp thế giới được chứ? Làm sao một con người có thể theo chân Chúa Kitô Cứu Chuộc nơi những mầu nhiệm ánh sáng mà lại không dứt khoát làm chứng cho các “Phúc Đức” của Người trong đời sống của ḿnh được chứ? Và làm sao một người có thể ngắm nh́n Chúa Kitô vác cây Thập Giá và Chúa Kitô Tử Giá mà lại không cảm thấy cần phải tác hành như một “Simêon thành Cyrênê”, đối với anh chị em của ḿnh là những người đang bị đè nặng bởi sầu thương hay đang bị nghiền nát bởi những nỗi thất vọng được chứ? Sau hết, làm sao con người có thể hướng nh́n lên vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh, hay của Nữ Vương Thiên Đ́nh Maria, mà lại không khao khát làm cho thế giới này trở nên đẹp đẽ hơn, công chính hơn, am hợp khít khao hơn với dự án của Thiên Chúa được chứ?

Tóm lại, khi chúng ta gắn mắt nh́n lên Chúa Kitô, Kinh Mân Côi biến chúng ta thành những con người đi xây dựng ḥa b́nh cho thế giới. Tự bản chất của ḿnh, đóng vai tṛ như là một tiếng vang liên tục kêu xin hợp với lời kêu gọi của Chúa Kitô “hăy cầu nguyện không ngừng” (Lk 18:1), Kinh Mân Côi khiến cho chúng ta hy vọng là, thậm chí kể cả ngày hôm nay đi nữa, chúng ta có thể chiến thắng trận chiến “khó khăn” để tạo lập ḥa b́nh này. Chẳng những không làm cho chúng ta lẩn tránh khỏi những rắc rối trục trặc của thế giới, Kinh Mân Côi c̣n bắt chúng ta phải nh́n những trục trặc rắc rối này bằng con mắt đầy trách nhiệm và dấn thân, và chiếm lấy cho chúng ta sức mạnh để chúng ta có thể đương đầu với những trục trặc rắc rối này bằng một ḷng tin tưởng vào ơn trợ giúp của Thiên Chúa, cũng như bằng một ư hướng mănh liệt muốn làm chứng ở mọi nơi mọi lúc cho một “t́nh yêu liên kết mọi sự lại với nhau trong ḥa hợp” (Col 3:14).

Gia Đ́nh: Cha Mẹ…

41. Là một kinh nguyện cầu cho ḥa b́nh, Kinh Mân Côi c̣n là và bao giờ cũng là một kinh nguyện của gia đ́nh và cho gia đ́nh. Có một thời kinh nguyện này được các gia đ́nh Kitô giáo đặc biệt mến chuộng, và kinh này chắc chắn đă làm cho họ gắn bó với nhau hơn. Vấn đề quan trọng là đừng làm mất đi cái gia sản quí báu ấy. Chúng ta cần phải trở lại với việc gia đ́nh cầu nguyện và cầu nguyện cho gia đ́nh, bằng cách tiếp tục đọc Kinh Mân Côi.

Trong Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ Novo Millennio Ineunte, Tôi đă khuyến khích tín hữu giáo dân hăy việc cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh trong sinh hoạt thường xuyên của các cộng đồng giáo xứ cũng như của các nhóm Kitô hữu (Cf. No. 34: AAS 93 [2001], 290).

Giờ đây Tôi cũng muốn làm điều này với Kinh Mân Côi nữa. Hai đường lối cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh và lần hạt Mân Côi này, trong việc chiêm niệm của Kitô Giáo, không hề loại trừ nhau; cả hai bổ túc lẫn cho nhau. Bởi thế, Tôi xin những ai dấn thân hoạt động mục vụ về gia đ́nh hăy kết ḷng khích lệ việc lần hạt Mân Côi.

Gia đ́nh cùng nhau cầu nguyện là gia đ́nh cùng nhau chung sống. Kinh Mân Côi Thánh, theo truyền thống lâu đời của ḿnh, đă cho thấy công hiệu đặc biệt của ḿnh như là một kinh nguyện làm cho gia đ́nh chung sống với nhau. Những phần tử của mỗi gia đ́nh, khi hướng mắt nh́n lên Chúa Giêsu, cũng lấy lại được khả năng nh́n vào mắt của nhau, khả năng nói chuyện với nhau, khả năng chứng tỏ t́nh đoàn kết gắn bó với nhau, khả năng tha thứ cho nhau, và khả năng nh́n thấy giao ước yêu thương của họ được canh tân trong Thần Linh Chúa.

Các gia đ́nh đương thời hiện nay đang phải đối diện với nhiều vấn đề, nhất là trong những xă hội phát triển về kinh tế, gây ra bởi t́nh trạng họ càng ngày càng cảm thấy khó nói chuyện trao đổi với nhau hơn. Các gia đ́nh ít khi tổ chức việc qui tụ các phần tử gia đ́nh của ḿnh lại với nhau, và khi họ thực hiện những cơ hội hiếm hoi này thường lại là việc họ ngồi coi truyền h́nh. Vấn đề quay về với việc lần hạt Mân Côi gia đ́nh nghĩa là việc làm cho đời sống thường nhật tràn đầy những h́nh ảnh khác hẳn, những h́nh ảnh về mầu nhiệm cứu độ, tức h́nh ảnh về Đấng Cứu Chuộc, h́nh ảnh về Người Mẹ Rất Thánh của Người. Gia đ́nh đọc Kinh Mân Côi chung với nhau làm phát sinh một cái ǵ đó giống như bầu khí của ngôi nhà Nazarét, ở chỗ, các phần tử của gia đ́nh lấy Chúa Giêsu làm tâm điểm của ḿnh, biết cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, biết đặt các nhu cầu và dự định của ḿnh vào bàn tay của Người, biết tím kiếm từ nơi Người niềm hy vọng và sức mạnh để tiến bước.

… Và Con Cái

42. Việc trao phó cho kinh nguyện này vấn đề tăng trưởng và phát triển của con cái cũng là một điều tốt đẹp và hữu ích. Kinh Mân Côi đă không theo bước cuộc đời của Chúa Kitô, từ khi Người được thụ thai cho đến khi Người tử nạn, rồi cho đến khi Người Phục Sinh và vinh hiển hay sao? Những người làm cha làm mẹ đang cảm thấy khó khăn hơn bao giờ hết, trong việc theo dơi cuộc đời của con cái ḿnh, vào thời gian chúng tăng trưởng cho tới tầm mức thành nhân. Trong một xă hội tân tiến về kỹ thuật, về các phương tiện truyền thông đại chúng, và về vấn đề toàn cầu hóa, th́ mọi sự đều trở nên vội vă gấp rút, và khoảng cách về văn hóa giữa các thế hệ càng ngày càng mở rộng hơn. Những sứ điệp hết sức khác lạ, cùng với những cảm nghiệm khôn lường nhất, đang nhanh chóng xâm nhập vào cuộc sống của trẻ em cũng như của các em vị thành nhân, làm cho cha mẹ hết sức lo âu về những nguy hiểm con cái của họ đang phải đối diện. Có những lúc cha mẹ cảm thấy hết sức thất vọng về việc con cái họ không thể cưỡng lại được trước những dụ dỗ của một thứ văn hóa nghiện hút, trước sức thu hút của một trào lưu buông thả hưởng lạc, trước khuynh hướng bạo động, và trước những h́nh thức đa điện của hoang mang và chán chường.

Cầu Kinh Mân Côi cho trẻ em, thậm chí cầu Kinh Mân Côi với trẻ em, dạy cho các em ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời các em việc “ngừng lại để cầu nguyện” hằng ngày với gia đ́nh, thực ra không phải là cách giải quyết cho hết mọi vấn đề, song cũng là một hỗ trợ thiêng liêng không được phép coi thường. Người ta có thể phản đối là Kinh Mân Côi dường như khó có thể hợp thị hiếu với trẻ em và giới trẻ ngày nay. Thế nhưng, có lẽ điều chống đối này cố ư nói đến phương pháp nghèo nàn trong việc cầu Kinh Mân Côi. Vả lại, miễn là không phạm ǵ đến câu trúc căn bản của Kinh Mân Côi, cũng không cấm trẻ em và giới trẻ cầu Kinh Mân Côi, trong gia đ́nh hay trong nhóm hội, với những phương trợ có tính cách biểu hiệu hay thực tế thích đáng để chúng có thể hiểu biết và cảm nhận. Tại sao lại không thử đi nhỉ? Với ơn Chúa giúp th́ phương pháp mục vụ cho giới trẻ có tính cách tích cực, hăng say và sáng tạo – như được thực hiện vào những Ngày Giới Trẻ Thế Giới! – vẫn có thể đạt được những thành quả hết sức lạ lùng. Nếu khéo thực hiện Kinh Mân Côi, Tôi bảo đảm là giới trẻ một lần nữa sẽ làm cho người lớn bỡ ngỡ lạ lùng, ở cách thức chúng yêu chuộng kinh nguyện này và sốt sắng đọc kinh ấy hợp với lứa tuổi của chúng.

Kinh Mân Côi, Một Kho Tàng Cần Phải Được Tái Khám Phá


43. Anh chị em thân mến! Một kinh nguyện quá dễ dàng song cũng hết sức phong phú này thật xứng đáng cho cộng đồng Kitô hữu thực hiện việc tái nhận thức kinh nguyện ấy. Chúng ta hăy làm điều này, nhất là trong năm nay, như một phương cách xác nhận chiều hướng đă được phác học trong Tông Thư Vào Lúc Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ Novo Millennio Ineunte của Tôi, một bức Tông Thư đă khởi hứng cho dự án mục vụ của rất nhiều Giáo Hội riêng, khi các Giáo Hội này đang hướng tới một tương lai trước mắt.

Tôi đặc biệt hướng về anh em, Quí Huynh Giám Mục, linh mục và phó tế thân mến, cũng như về anh chị em, những tác nhân mục vụ trong các thừa tác vụ khác nhau: chớ ǵ anh chị em, bằng cảm nghiệm bản thân về vẻ đẹp của Kinh Mân Côi, hăy tiến đến chỗ cổ vơ kinh này một cách xác tín.

Tôi cũng đặt tin tưởng vào anh chị em thần học gia: bằng sự khôn ngoan và việc suy tư nghiêm chỉnh của ḿnh, được bắt nguồn từ lời Chúa và sự nhậy cảm đối với cảm nghiệm sống của dân Kitô giáo, chớ ǵ anh chị em giúp cho họ khám phá ra được những nền tảng của Thánh Kinh, những kho tàng thiêng liêng cùng với giá trị mục vụ của kinh nguyện truyền thống này.

Tôi tin tưởng nơi anh chị em tu sĩ nam nữ được đặc biệt kêu gọi để chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô tại học đường Mẹ Maria.

Tôi hướng về tất cả anh chị em thuộc mọi cảnh đời, hướng về anh chị em gia đ́nh Kitô hữu, hướng về anh chị em bệnh nhân và lăo thành, cũng như hướng về anh chị em giới trẻ: anh chị em hăy tin tưởng trở về với Kinh Mân Côi. Hăy tái nhận thức Kinh Mân Côi theo ư nghĩa của Thánh Kinh, ḥa hợp với Phụng Vụ và liên quan tới đời sống thường nhật của anh chị em.

Chớ ǵ lời Tôi kêu gọi đây không bị để ra ngoài tai! Vào lúc mở màn cho năm thứ 25 của Giáo Triều Tôi, Tôi xin phó dâng Bức Tông Thư này đây cho bàn tay ưu ái của Trinh Nữ Maria, khi phục ḿnh xuống bằng tinh thần trước ảnh của Mẹ ở Đền Thánh hiển vinh được Chân Phước Bartolo Longo, vị tông đồ của Kinh Mân Côi xây cất cho Mẹ. Tôi xin mượn chính những lời cảm kích ngài đă viết để kết thúc Lời Nguyện Cầu Cùng Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi nổi tiếng của ngài: “Ôi Kinh Mân Côi Hồng Phúc của Mẹ Maria, sợi giây xích êm ái dịu dàng thắt cột chúng tôi với Thiên Chúa, là sợi giây liên kết chúng tôi với các thiên thần, ngọn tháp cứu giúp chống lại những cuộc tấn công của Hỏa Ngục, là bờ bến an toàn trong cuộc đắm tầu chung của chúng tôi, chúng tôi sẽ không bao giờ loại bỏ Kinh Mân Côi Hồng Phúc này. Kinh Mân Côi Hồng Phúc sẽ là niềm ủi an của chúng tôi trong giờ lâm tử: chiếc hôn cuối đời của chúng tôi khi sự sống tàn tạ là chiếc hôn của Kinh Mân Côi Hồng Phúc. Và lời cuối cùng thốt ra từ môi miệng của chúng con sẽ là tên gọi ngọt ngào của Mẹ, Ôi Vị Nữ Vương Mân Côi ở Bom-Bay, Ôi Mẹ chí ái, Ôi Nơi Ẩn Náu của Các Tội Nhân, Ôi Đấng An Ủi Uy Quyền của Thành Phần Khổ Đau. Chớ ǵ Kinh Mân Côi Hồng Phúc được khắp nơi chúc tụng, hôm nay và măi măi, dưới đất cũng như trên trời”.



Tại Vatican ngày 16/10/2002, bắt đầu năm thứ 25 Giáo Triều của Tôi
Gioan Phaolô II
 


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ bản Tiếng Anh của Màn Điện Toán Ṭa Thánh VIS)