Mẹ Đau Thương  Ngày 15 tháng 9

 

Thứ Bảy, 15/9/2007, Giáo Hội cử hành Lễ Mẹ Đau Thương cũng gọi là Lễ Mẹ Sầu Bi. Đức Thánh Cha Piô X là vị Giáo Hoàng chọn ngày 15/9 ngay sau Lễ Tôn Vinh Thánh Giá để kính nhớ Mẹ Đau Thương. Vấn đề được đặt ra ở đây là Lễ Mẹ Đau Thương sau Lễ Sinh Nhật Mẹ đúng 1 tuần. Nếu Lễ Mẹ Nữ Vương sau Lễ Mẹ Mông Triệu một tuần có một ư nghĩa mật thiết với nhau, như giữa Mầu Nhiệm Mân Côi thứ 4 và thứ 5 Mùa Mừng thế nào, th́ Lễ Mẹ Đau Thương sau Lễ Sinh Nhật Mẹ một tuần cũng thế. Phải chăng ư nghĩa về khoảng cách một tuần gần nhau giữa Lễ Mẹ Đau Thương sau và Lễ Sinh Nhật Mẹ trước này là ở chỗ, Mẹ Maria được sinh vào trần gian là để Đồng Công Cứu Chuộc, là để “đứng kề bên thập giá Chúa Giêsu”, như Chúa Kitô xuống thế là để cứu độ trần gian vậy? Chính tên gọi Maria của Mẹ đă mang ư nghĩa là “bể khổ”. Phải chăng đó cũng là lư do giữa Lễ Sinh Nhật Mẹ 8/9 và Lễ Mẹ Đau Thương 15/9, Giáo Hội đă cử hành Lễ Thánh Danh Mẹ 13/9, một lễ Giáo Hội đă bỏ sau Công Đồng Chung Vaticanô II song đă lấy lại từ Năm Thánh 2000?

 

Nếu Trái Tim Đau Thương của Mẹ Đồng Công Maria được tiêu biểu bằng một trái tim bị lưỡi gươm đâm thâu, như lời tiên báo của vị tư tế lăo thành Simêon nơi biến cố dâng Con của Mẹ Maria, th́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, một trái tim được tỏ cho loài người thấy qua 3 Thiếu Nhi Fatima Lucia, Phanxicô và Giaxinta vào ngày 13/6/1917, bị ṿng gai quấn chung quanh. Trong thị kiến ngày 10/12/1925 ở Pontevedra Tây Ban Nha, Mẹ Maria cùng với Chúa hài Đồng hiện ra với chị nữ tu Lucia và cho chị biết những ai nhọn quấn quanh và đâm vào Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ đó là những tội vô ơn và lộng ngôn của những người vong ân bạc nghĩa hằng liên lỉ đâm vào mà chị cần phải làm việc đền tạ để rút những gai nhọn ấy ra. Như thế, nếu Chúa Giêsu hay Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô đă trở thành như lưỡi gươm đâm thâu Trái Tim Đau Thương Mẹ thế nào th́ tội lỗi của thành phần vô ơn bội nghĩa cũng như gai nhọn xâu xé Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ như thế.

 

Xin Mẹ Đồng Công Maria giúp chúng con biết hoàn tất nơi thân xác chúng con những ǵ c̣n thiếu nơi cuộc khổ nạn của Chúa Kitô đă chịu v́ nhiệm thể Người là Giáo Hội. Amen.

 

 

 

Giáo Lư Thánh Mẫu:


 

ĐTC Gioan Phaolô II với Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 9/4/1997 về vai tṛ đồng công hợp tác của Mẹ Maria

 

1.         Qua các thế kỷ, Giáo Hội đă suy tư về vai tṛ hợp tác của Mẹ Maria trong công cuộc cứu độ, bằng cách sâu xa phân tính việc Mẹ liên kết với hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô. Thánh Âu Quốc Tinh đă tặng cho Đức Trinh Nữ này tước hiệu ‘vị đồng công’ vào Việc Cứu Chuộc (cf. De Sancta Virginitate, 6; PL 40, 399), một tước hiệu nhấn mạnh đến tác động Mẹ liên kết nhưng phụ thuộc vào Chúa Kitô Đấng Cứu Thế.

 

Việc suy tư đă được tiến triển theo những chiều hướng ấy, nhất là từ thế kỷ 15. Có một số cảm thấy lo sợ trước ư muốn như đặt Mẹ Maria lên ngang hàng với Chúa Kitô. Thật sự giáo huấn của Giáo Hội đă rơ ràng phân biệt giữa Người Mẹ và Người Con trong công cuộc cứu độ, khi giải thích về việc phụ trợ của Mẹ Maria như là một vị đồng hợp tác với Đấng Cứu Chuộc duy nhất. 

 

Ngoài ra, khi Thánh Phaolô nói: ‘V́ chúng ta là những người đồng tác hành của Thiên Chúa’ (1Cor 3:9), thánh nhân chủ trương con người thực sự có trách nhiệm hợp tác với Thiên Chúa. Việc hợp tác của các tín hữu, một thứ hợp tác hiển nhiên không hề bao gồm tính cách ngang hàng với Ngài, được thể hiện nơi việc loan báo Phúc Âm cũng như nơi việc họ góp phần của ḿnh để làm cho Phúc Âm đi sâu vào ḷng người.

 

2.         Tuy nhiên, áp dụng vào trường hợp của Mẹ Maria, chữ ‘vị đồng hợp tác’ có một ư nghĩa đặc biệt. Việc Kitô hữu hợp tác vào việc cứu độ xẩy ra sau biến cố Canvê, một biến cố có những hoa trái họ cần phải nỗ lực để lan truyền bằng việc nguyện cầu và hy sinh. Trái lại, Mẹ Maria, đă hợp tác trong chính biến cố này và bằng vai tṛ làm mẹ; bởi thế, vài tṛ hợp tác của Mẹ bao gồm toàn thể công cuộc cứu độ của Chúa Kitô. Một ḿnh Mẹ được liên kết như thế với một hy tế cứu chuộc chiếm đạt ơn cứu độ cho tất cả nhân loại. Hiệp nhất với Chúa Kitô và phụ thuộc vào Người, Mẹ đă cộng tác để chiếm đạt ơn cứu độ cho toàn thể loài người.

 

Vai tṛ của Đức Trinh Nữ này với tư cách là vị đồng hợp tác được bắt nguồn từ vai tṛ làm mẹ thần linh. Bằng việc hạ sinh Đấng được tiền định mang lại ơn cứu chuộc cho con người, bằng việc dưỡng nuôi Người, dâng Người trong đền thờ và chịu khổ với Người khi Người chết đi trên cây Thập Giá, ‘Mẹ đă hợp tác một cách hết sức đặc biệt… vào công cuộc của Đấng Cứu Thế’ (Lumen Gentium, 61). Việc Thiên Chúa kêu gọi cộng tác vào công cuộc cứu độ liên quan đến hết mọi người, nhưng việc tham phần của Mẹ Chúa Cứu Thế vào Việc Cứu Chuộcnhân loại là một sự kiện đặc thù không thể tái diễn.

 

Cho dù thân phận của Mẹ có chuyên biệt như thế, Mẹ Maria cũng là một người lănh nhận ơn cứu độ. Mẹ là người đầu tiên được cứu độ, được Chúa Kitô cứu chuộc ‘một cách cao vời nhất’ nơi việc Hoài Thai Vô Nhiễm Tội của Mẹ (cf. Bull Ineffabilis Deus, in Pius IX, Acta, 1, 605) và được tràn đầy tặng ân Thánh Linh.

 

3.         Chủ trương này giờ đây dẫn tới vấn đề đâu là ư nghĩa của việc Mẹ Maria đặc biệt hợp tác vào dự án cứu độ? Vấn đề này cần phải được t́m thấy nơi ư hướng đặc biệt của Thiên Chúa đối với Người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, vị mà, vào hai dịp trọng đại, một ở Caba và một dưới chân Thập Giá, Chúa Giêsu đă gọi là ‘Bà’ (cf. Jn 2:4;19:26). Chúa cũng muốn đặt vị Tân Evà này bên cạnh Tân Adong trong Việc Cứu Chuộc. Nhị vị cha mẹ tiên khởi của chúng ta đă chọn con đường tội lỗi với tư cách là một cặp thế nào th́ một đôi mới là Con Thiên Chúa và việc hợp tác của Mẹ Người, cũng tái thiết nhân loại trở về với phẩm vị nguyên thủy của họ.

 

Như thế, Mẹ Maria, Tân Evà, trở nên một h́nh ảnh toàn hảo của Giáo Hội. Theo dự án thần linh, ở dưới chân Thập Giá, Mẹ đại diện cho nhân loại được cứu chuộc, một nhân loại, trong việc cần được cứu độ, đă có thể thực hiện việc góp phần vào sự tỏ bày công cuộc cứu độ này.

 

4.         Công Đồng Vaticanô II đă ư thức được tín lư này và xác nhận nó, khi nhấn mạnh arằng việc góp phần của Đức Trinh Nữ chẳng những vào việc hạ sinh của Đấng Cứu Chuộc, mà c̣n vào đời sống của Nhiệm Thể Người qua các thế kỷ cho tới ‘cánh chung’: Nơi Giáo Hội, Mẹ Maria ‘đă cộng tác’ (cf. Lumen gentium, n. 63) và ‘đang cộng tác’ (cùng nguồn, 53) vào công cuộc cứu độ. Khi diễn tả mầu nhiệm Truyền Tin, Công Đồng đă nói rằng Vị Trinh Nữ Nazarét, ‘bằng việc tận tuyệt dấn thân và không bị trở ngại bởi tội lỗi đối với ư muốn của Thiên Chúa, đă hoàn toàn hiến ḿnh, như một tỳ nữ của Chúa, cho bản thân Con Mẹ và công cuộc của Con Mẹ, phụ thuộc vào Người và cùng với Người, phục vụ mầu nhiệm Cứu Chuộc theo ân sủng của Thiên Chúa Toàn Năng’ (cùng nguồn, 56).

 

Ngoài ra, Công Đồng Chung Vaticanô II c̣n cho thấy Mẹ Maria chẳng những như là ‘Người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc thần linh’, mà c̣n aaaaalà ‘một hợp tác viên quảng đại cách chuyên biệt’, vị ‘đă cộng tác bằng việc tuân phục của ḿnh, bằng đức tin, đức cậy và đức mến nồng cháy vào cộng việc của Chúa Cứu Thế’. Công Đồng này cũng nhắc lại rằng hoa trái cao quí của việc hợp tác này là vai tṛ mẹ hoàn vũ của Mẹ: ‘Đó là lư do Mẹ là mẹ đối với chúng ta trong lănh vực ân sủng’ (cùng nguồn, 61).

 

Bởi thế, chúng ta có thể hướng về Đức Trinh Nữ, tin tưởng kêu cầu Mẹ trợ giúp với ư thức về vai tṛ đặc thù của Mẹ được Thiên Chúa ủy thác cho, vai tṛ cộng tác vào việc Cứu Chuộc, một vai tṛ Mẹ đă thi hành suốt cuộc đời của Mẹ và đặc biệt là ở dưới chân Thập Giá.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_09041997_en.html

 

Mẹ Maria Liên Kết Bản Thân vào Hy Tế của Chúa Giêsu

ĐTC GPII


1.- Regina ceali laetare, alleluia! (Hăy vui lên, hỡi Nữ Vương Thiên Đàng hăy vui mừng!)
Giáo Hội đă xướng lên như thế trong Mùa Phục Sinh đây, kêu gọi tín hữu hăy dự phần vào niềm vui thiêng liêng của Mẹ Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Niềm hân hoan của Đức Trinh Nữ trong việc Phục Sinh của Chúa Kitô c̣n cao cả hơn nữa, nếu người ta xét đến việc Mẹ sâu xa tham dự vào cả cuộc sống của Chúa Giêsu.

Trong việc chấp nhận bằng tất cả tấm ḷng cởi mở trước những lời của Thiên Thần Gabiên, vị truyền tin cho Mẹ rằng Mẹ sẽ trở nên Mẹ Đấng Thiên Sai, Mẹ Maria đă bắt đầu tham dự vào thảm kịch Cứu Chuộc. Việc Mẹ gắn liền với hy tế Con của Mẹ, được Simêon tiết lộ cho biết ở việc Mẹ dâng Con Mẹ trong Đền Thờ, tiếp tục chẳng những trong đoạn Phúc Âm tŕnh thuật về việc lạc mất rồi t́m thấy thiếu nhi Giêsu 12 tuổi, mà c̣n suốt cả cuộc đời sống công khai của Người nữa.

Tuy nhiên, việc Đức Trinh Nữ liên kết với sứ vụ của Chúa Kitô chỉ đạt đến tột đỉnh của ḿnh ở Giêrusalem, vào lúc Khổ Nạn và Tử Giá của Chúa Kitô mà thôi. Như Phúc Âm Thứ Bốn chứng thực, Mẹ cũng đă có mặt ở Thành Thánh vào lúc có thể là thời gian cử hành lễ Vượt Qua của người Do Thái.

2.- Công Đồng đă nhấn mạnh đến khía cạnh sâu xa của việc Đức Trinh Nữ hiện diện ở đồi Canvê, khi nhắc nhở rằng: “Mẹ kiên tŕ một cách trung thành trong việc hiệp nhất với Con Mẹ cho đến chân cây Thập Giá” (Lumen Gentium, 58), và vạch ra cho thấy là cuộc hiệp nhất này “nơi công cuộc cứu độ được bộc lộ từ lúc Chúa Kitô hoài thai cho đến khi chết đi” (cùng nguồn vừa trích dẫn, 57).

Với ánh mắt được soi chiếu bằng ánh quang Phục Sinh, chúng ta hăy lặng thinh để suy niệm về việc Người Mẹ tham dự vào Cuộc Khổ Nạn cứu chuộc của Con ḿnh, một cuộc khổ nạn được hoàn tất bằng việc Mẹ thông phần vào cuộc khổ đau của Người. Một lần nữa chúng ta hăy trở lại, nhưng giờ đây theo quan điểm của biến cố Phục Sinh, với cây Thập Giá là nơi Người Mẹ này đă chịu đựng “cùng với Người Con duy nhất của ḿnh cơn khổ đau thống thiết của Người, bằng việc liên kết bản thân Mẹ với hy tế của Người trong ḷng của Mẹ, và bằng việc sẵn ḷng đồng ư với việc sát tế của hy vật được Mẹ sinh ra đó” (cùng nguồn vừa dẫn, 58).

Bằng những lời này, Công Đồng nhắc nhở chúng ta về “ḷng thương cảm của Mẹ Maria”; tất cả những ǵ Chúa Giêsu phải chịu đựng nơi thân xác và linh hồn của Người đều dội lại nơi trái tim Mẹ, v́ Mẹ sẵn ḷng thông phần vào hy tế cứu chuộc của Con Mẹ và liên kết nỗi đau khổ mẫu thân của Mẹ với lễ dâng tư tế của Người.

Bản văn của Công Đồng c̣n nhấn mạnh rằng việc ưng thuận của Mẹ cho việc Chúa Giêsu sát tế không phải là một việc chấp nhận một cách thụ động, mà là một tác động yêu thương đích thực, một tác động Mẹ thực hiện để hiến dâng Con Mẹ như là một “hy vật” đền bù tội lỗi của tất cả nhân loại.

Sau hết, Hiến Chế Lumen Gentium đă liên kết Đức Trinh Nữ với Chúa Kitô, Đấng đóng vai tṛ chính yếu trong việc Cứu Chuộc, bằng cách cho thấy rằng trong việc gắn bó bản thân ḿnh “với hy tế của Người”, Mẹ đă đóng vai tṛ phụ trợ cho Người Con thần linh của Mẹ.

3.- Ở Phúc Âm Thứ Bốn, Thánh Gioan viết rằng “đứng bên Thập Giá của Chúa Giêsu có Mẹ của Người, cùng người chị em của Mẹ Người là Maria vợ Clêôpha, và Maria Mai-Đệ-Liên” (19:25). Sử dụng động từ “đứng”, theo nghĩa đen có nghĩa là “ở trên đôi bàn chân”, là “thẳng đứng”, có lẽ vị Thánh Kư này muốn cho thấy tư cách và sức mạnh được tỏ ra nơi nỗi buồn khổ của Mẹ Maria và của hai người nữ kia.

Việc Đức Trinh Nữ “thẳng đứng” dưới chân Thập Giá đă nhắc lại việc Mẹ không ngừng trung thành và can đảm phi thường khi đối diện với khổ đau. Nơi những biến cố thảm thương ở đồi Canvê, Mẹ Maria vẫn vững tin, một đức tin kiên cường qua những biến cố của đời Mẹ, nhất là trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu. Công Đồng nhắc lại rằng “Đức Trinh Nữ tiến tới trong cuộc hành tŕnh đức tin của Mẹ và trung thành bảo tŕ việc Mẹ hiệp nhất với Con Mẹ cho đến chân cây Thập Giá” (Lumen Gentium, 58).

Chia sẻ với những cảm xúc sâu xa nhất của Người, Mẹ đă phản ngược lại những xỉ nhục ngạo mạn nhắm vào Đấng Thiên Sai bị đóng đinh, bằng sự chịu đựng và bằng một tấm ḷng thứ tha, liên kết ḿnh với lời Người nguyện cầu cùng Cha: “Xin tha cho họ, v́ họ không biết việc họ làm” (Lk 23:34). Trong việc thông phần vào cảm thức phó ḿnh cho ư muốn của Chúa Cha, qua lời cuối cùng Chúa Giêsu bày tỏ trên Thập Giá: “Lạy Cha, Con xin phó thần trí Con trong tay Cha” (Lk 23:46), Mẹ cũng đă, như Công Đồng ghi nhận, tỏ ra ḷng mến yêu ưng thuận của ḿnh “về việc sát tế của hy vật được sinh ra bởi Mẹ ấy” (Lumen Gentium, 58).

4.- Lời “xin vâng” hết ḿnh của Mẹ Maria này đă chiếu tỏa niềm hy vọng tin tưởng nơi một tương lai huyền nhiệm, một tương lai được bắt đầu với cái chết của Người Con tử giá của Mẹ. Những lời Chúa Giêsu dạy các môn đệ trong cuộc hành tŕnh lên Giêrusalem là “Con Người phải chịu nhiều khổ đau, bị các kỳ lăo, trưởng tế và luật sĩ loại trừ, rồi bị giết chết, rồi sau ba ngày Người sẽ sống lại” đă vang vọng nơi trái tim Mẹ vào giờ khắc thảm thiết trên đồi Canvê, khi khơi lên niềm mong đợi và hướng vọng Phục Sinh.

Niềm hy vọng của Mẹ Maria dưới chân Thập Giá chất chứa một thứ ánh sáng mạnh hơn thứ bóng tối cai trị nơi nhiều cơi ḷng, ở chỗ, trong việc Hy Tế cứu chuộc được thực hiện, niềm hy vọng của Giáo Hội cũng như của nhân loại đă được phát sinh nơi Mẹ Maria.



(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ
Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 9/4/1997)


 


Chiêm Ngưỡng Thánh Mẫu
 


Mẹ của Người đứng bên cây thập giá


(Thánh Bênađô, Đan Viện Phụ: Sermo in dom, infra oct. Assumptionis,

14-15: Opera omnia, Edit Cistere 5/1968, 273-274)
 

Cuộc tử đạo của Đức Trinh Nữ được bày tỏ nơi lời tiên tri của Simêon cũng như trong biến cố khổ nạn thực sự của Chúa Kitô. Ông già thánh thiện đă nói về hài nhi Giêsu là: Em đă được ấn định trở thành một dấu hiệu tương khắc. Ông nói tiếp với Mẹ Maria rằng: “Và ḷng của bà sẽ bị một lưỡi gươm đâm thâu”.

Ôi Thánh Mẫu, một lưỡi gươm thực sự đă đâm thâu ḷng Mẹ. V́ chỉ có xuyên qua ḷng của Mẹ lưỡi gươm mới có thể đâm vào xác thịt của Con Mẹ mà thôi. Thật thế, sau khi Chúa Giêsu, Đấng thuộc về hết mọi người, nhất là thuộc về Mẹ, đă tắt thở, th́ một lưỡi đ̣ng oan nghiệt, một lưỡi đ̣ng cũng không dung tha cho thi thể vô hồn của Người, đă đâm thủng cạnh sườn của Người. Nó hoàn toàn không chạm đến linh hồn của Người và không thể tác hại được Người, nhưng nó quả thực xuyên qua ḷng của Mẹ. V́ linh hồn của Người thực sự không c̣n ở đó nữa, nhưng linh hồn của Mẹ không thể nào không bị xâu xé. Bởi thế việc hành hung buồn đau đă làm cho ḷng Mẹ đoạn trường, và chúng con có lư để coi Mẹ c̣n hơn là một vị tử đạo nữa, v́ tác dụng cảm xúc khổ đau nơi Mẹ đă vượt ngoài sức chịu đựng khổ đau về thể lư.

Hay là những lời này: Hỡi bà, này là Con của Bà, không phải c̣n hơn là một lưỡi gươm đối với Mẹ hay sao, thực sự xuyên thấu ḷng Mẹ, cắt đôi linh hồn và thần trí của Mẹ hay sao? Ôi cuộc trao đổi! Tông đồ Gioan được trao phó cho Mẹ thay thế Chúa Giêsu, người tôi tớ thế chỗ cho Vị Chủ, người môn đệ thay chỗ cho sư phụ.; người con của Giêbêđê thay chỗ Con Thiên Chúa, một con người thuần túy thế chỗ cho chính Thiên Chúa. Làm sao những lời ấy lại không xuyên thấu trái tim rất yêu dấu của Mẹ được, khi mà nguyên việc chúng con tưởng nhớ đến những lời này mà thôi cũng đă làm cho ḷng của chúng con đau ḷng rồi, cho dù nó là tấm ḷng chai đá và sắt thiếc!

Anh em ơi, đừng có lấy làm lạ là Mẹ Maria được gọi là vị tử đạo trong tinh thần. Ai lạ lùng là v́ họ không nhớ những lời của Thánh Phaolô nói rằng, một trong những tội ác lớn nhất của Dân Ngoại là tội họ không có t́nh yêu. Điều này hoàn toàn không đúng với trái tim của Mẹ Maria; chớ ǵ nó cũng không đúng với các tôi tớ của Mẹ.

Có thể sẽ có người nói: “Chẳng lẽ Mẹ lại không biết trước rằng Người sẽ chết hay sao?”. Điều này không có hồ nghi ǵ cả. “Chẳng lẽ Mẹ lại không nghĩ rằng Người sẽ sống lại hay sao?”. Chắc chắn là thế rồi. “Và chẳng lẽ Mẹ cứ thương khóc Người Con tử giá của Mẹ ư?”. Một cách da diết. Anh em là ai và khôn ngoan của anh em ở đâu mà anh em lại tỏ ra lạ lùng về cảm xúc đớn đau của Mẹ Maria hơn là cuộc khổ nạn của Con Mẹ chứ? V́ nếu Người đă chết nơi thân xác bởi một mối t́nh cao cả chưa từng thấy trên đời. Th́ Mẹ cũng đă chết trong tinh thần bởi một mối t́nh không giống như bất cứ một thứ t́nh yêu nào khác ngoại trừ mối t́nh của Người.
 


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 1554-1555)

 


Mạc Khải Thánh Mẫu:

 

(Trích Thần Đô Huyền Nhiệm, phần truyện hợp với đời sống thầm lặng của Mẹ, một đời sống làm mẫu gương của Ḍng Carmêlô)

 

ĐỒI CAN-VÊ LOANG MÁU

Welcome to Catholic Online

Sau khi Thánh Giá đă được dựng lên trên đồi Canvê, Chúa Giêsu âm thần thưa lên với Cha của Ngài những lời sau đây, trước khi nói lên bảy lời từ Thánh Giá mà Phúc Âm đă thuật lại: "Lạy Cha, từ Thánh Giá con đang nằm đây, Con tôn vinh Cha v́ đă nâng Nhân Tính của Con lên chức phẩm tối cao là làm Đấng Cha tấn phong, ban cho toàn quyền thống trị mọi thụ tạo, cả trong phạm vi tự nhiên, cả trong phạm vi ân sủng. Chính v́ nhờ cón Thánh Giá, mà Con hoàn toàn công cuộc Cứu Chuộc loài người, nên Con xin cho Thánh Giá nên toà án công chính và nhân hậu của chúng ta, vừa đối với những kẻ bị luận phạt v́ ngoan cố nổi loạn nên chịu hỏa ngục, vừa đối với những người được tuyển chọn đă trung thành với lề luật của Con mà xứng đáng hưởng gia nghiệp Con lập. Đấng Chân Phúc trên hết là chính Mẹ rất trong sạc của con, con đặt Người là Đấng thừa kế, phổ quất toàn thể sản nghiệp tự nhiên ân sủng và vinh quan thuộc về con. Con đặt người làm chủ tuyệt đối trên các thiên thần và loài người, trên cả loài ma qủy và toàn thể các thụ tạo không có lư trí - Sau cùng, Con đặt Người làm chủ kho ban phát hết mọi của cải trên trời dưới đất, và tất cả những ǵ Người định đoạt trong Giáo Hội, đều được xác nhận ở cả trên trời". Đấy là đại ư bản chúc thư Chúa di lại cho loài người. Bản chúc thư này được dấu kín và cất giữ trong Trái Tim Mẹ Maria, để được thực hiện tuỳ thời gian.

Thánh Giá vừa là Ngai vương đế của Chúa Giêsu, vừa là toà giảng Chúa dạy khoa học sự sống thêm vào giáo thuyết của Ngài một mẫu gương Ngài làm, nên, trước hết, Ngài tuyên bố một lời chứa đựng đức ái ở cao độ tuyệt vời: “Lạy Cha, xin Cha tha cho họ, v́ họ không biết việc họ làm”. Như vậy là Ngài đă yêu thương cừu địch của Ngài, không những tha thứ cho họ, mà c̣n bào chữa cho họ, ngay trong lúc họ tỏ ra tàn ác đến độ cao nhất đối với Ngài. Nghe lời ấy, một trong hai tên đạo tặc Dimas, đă hiểu ra chút ít t́nh thương nhân hậu của Chúa, và nhờ có Mẹ Maria cầu xin cho, y được soi sáng trong tâm hồn, nhân ra Người chịu đóng đanh bên y là Đấng Cứu Thế. Cho nên, sau khi tự trách ḿnh và quở trách tên đồng bạn với ḿnh v́ đă phạm thượng, y kêu lên với Chúa: “Lạy Chúa, xin Chúa nhớ đến con khi Chúa vào nước Chúa”. Và Chúa Giêsu đă trả lời: “Ngay hôm nay, con sẽ được vào cơi phúc”, tức là u ngục, nơi mà Ngài sắp tới để mang nguồn vui thiên đàng đến cho. Sau cuộc ban ân sủng chinh phục đó, Chúa Giêsu thưa với Mẹ Ngài: “Thưa bà, Con bà đây này”. Chúa chỉ nói tiếng “Bà” để tự tước bỏ niềm an ủi đi liền với tiếng “Mẹ” rất dịu dàng trong lúc đau đớn ấy v́ loài người, nhưng trong thâm tâm, Chúa thêm rằng: “Mẹ là phụ nữ hạnh phúc hơn hết các phụ nữ, luôn luôn trung thành yêu mến con, luôn luôn ân cần phụng sự con, giờ đây, con sắp sửa về với Cha của Con, Con không sống với Mẹ nữa nhưng môn đệ dấu yêu của con sẽ phục vụ Mẹ như Con phục vụ Mẹ”. Từ lúc ấy, Mẹ Maria đă nhận Thánh Gioan làm con ḿnh với một niềm tùng phục khiêm nhượng. Chúa Giêsu cũng nói với Thánh Gioan: “Mẹ của con đây này”. Qua lời ấy, Thánh Gioan nhận được nhiều áng sáng mới về những vẻ cao trọng của Mẹ Maria, để phục vụ Mẹ cách hoàn hảo hơn.

Vào lúc khoảng 3 giờ, Chúa Giêsu kêu lên hiển hách bằng ngôn ngữ Hibá rằng: “Ôi thiên Chúa Tôi, tại sao Ngài bỏ rơi Tôi?”. Bấy giờ Ngài đặc biệt nh́n thấy những kẽ bị trầm luân: sự chúng phải xa ĺa Ngài đời đời, sau khi Ngài chịu biết bao đau khổ cho chúng như vậy làm cho Ngăi rất đau đớn, đau đớn như ở vườn Cây Dầu trong đêm vừa qua.

Để chứng tỏ tâm t́nh khao khát cho mọi người được cứu rỗi, Ngài kêu lên lời thứ năm: “Ta khát;” thật ra, những đau khổ Ngài chịu trong cuộc tử nạn rất có thể gây cho Ngài một sự khát nước tự nhiên, nhưng đó không phải lá duyên cớ để Ngài kêu khát. Khát đây là Ngài khát các linh hồn. Chỉ một ḿnh Mẹ Maria mới hiểu như thế. C̣n bọn lư h́nh hiểu theo lư thường, nên chúng muốn thỏa tính cười nhạo của chúng mà lấy một cái bọt bể, thấm vào mật đắng và dấm chua, cắm vào đầu một cái gậy, nâng lên tới miệng Ngài. Muốn làm trọn lời tiên báo của tiên tri Đavít, Chúa Giêsu đă uống một chút để tỏ ra rằng Ngài dung nhận số phận của những kẻ bị trầm luôn; song Ngài đă ngưng lại ngay v́ lời Mẹ rất thống thiết của Ngài cầu xin.

Cho nên, sau cùng, Ngài ngước mắt lên trời nói lời thứ bảy: “Lạy Cha, Con phó linh hồn con trong tay Cha”. Con đă từ Cha ra đi cốt để nhận một cuộc sống chết chóc, bây giờ con bỏ nó mà trở về với Cha. Sau lời cuối cùng này, Ngài lại gục đầu xuống và trút linh hồn.

Với tư cách là Mẹ Đấng Cứu Thế và là Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, Mẹ Maria không những thấu hiểu tất cả những mầu nhiệm ấy, mà c̣n cảm thấy tất cả những đau khổ trong cuộc tử nạn. Đau khổ v́ các chết của Con Mẹ dằn vặt Mẹ hơn tất cả những đau khổ khác, và c̣n vượt trên tất cả những đau khổ loài người phải chịu từ thuở tạo thành trời đất. Nếu Mẹ không chết v́ các chết ấy, đó là do một phép lạ vĩ đại hơn tất cả các phép lạ đă ǵn giữ Mẹ trong tất cả các phép lạ trong suốt cuộc Tự Nạn. Để ân thưởng cho sự đau đớn sau cùng này, Thiên Chúa làm cho chút hữu thể trần gian từng đă hoạt hoá thân xác Đồng Trinh của Mẹ nên thiêng liên cách đặc biệt hơn nữa.

Mẹ cũng được ân thưởng v́ đă muốn cho vạn vật đảo lộn bấy giờ. Trời đất xáo động, các tầng trời ngưng vận chuyển, trái đất run giùng, núi non vỡ lở, đá vỡ ra tan nát; mồ mả mở tung; màn trong Đền Thờ xé đôi. Nhiều người xúc động trước biến cố lạ lùng ấy đă nhận biết Chúa Giêsu là Thánh, chẳng hạn như ông bách quân trưởng, và nhiều người khác vừa từ núi Canvê trở về vừa đấm ngực hối hận. Nhưng người Do Thái ở Giêrusalem bấy giờ mặc dầu kinh hoàng, họ cũng không chịu mở mắt nh́n nhận sự thật mà cả vạn vật vô linh đều tuyền nhận qua những đảo lộn khác thường ấy.

Luciphe và chúng qủy mà Mẹ Maria đă bắt phải ở lại, bị vón lại như một lũ sâu bọ, đứng thất kinh bất động gần Thánh Giá. Lúc ấy, Chúng phải chịu những cực h́nh rất khốn nạn, chỉ muốn chui xuống hỏa ngục cho rồi, nhưng không thể được. Và khốn cho chúng là cứ mỗi lời Chúa phán từ Thánh Giá là chúng lại phải bẽ bàng khổ sở. Cực nhất là lời: “Thưa Bà, Con Bà đây này”, và “Đă hoàn tất”. Sau lời “Thưa Bà,” Lucia mới nhận ra rơ ràng Mẹ Maria là Đức Nữ Thiên Chúa đă cho Y thấy trên trời trước khi Y sa ngă. Bấy giờ Y và chúng qủi mới cào cấu nhau, cắn xé nhau, giận giữ như một đàn dă thú; nhất là Y càng căm giận Mẹ hơn, nhưng chẳng làm ǵ được nữa. Y nhục nhă qúa muốn hoá ra khói mà bay đi cho khuất, nhưng không sao được. Sau lời “Đă hoàn tất” đống ư với Chúa Giêsu, Mẹ Maria xô chúng qủi xuống hoả ngục. Chúng bị nhục nhă trong đó hết sức, đứa nào cũng muốn t́m một xó kẹt xâu kín nhất má chôn ḿnh vào. Chúng nhận ra chắc chắn Thần Tính Chúa Giêsu Kitô, hiệu qủa ơn cứu chuộc, những cao trọng của Mẹ Maria, quyền lực và các linh mục được thông phần với Chúa Cứu Thế để chống lại chúng và để giúp đỡ những người lành. Càng nhận ra, chúng càng căm hờn phẫn nộ. Chúng t́m những phương thế mới để báo thù Thiên Chúa và loài người. Chúng quyết gieo rắc nhiều tội lỗi để gặt hái những kẻ trầm luân. Chúng thúc giục nhau duy tŕ việc thờ ngẫu tượng nơi loài người, t́m ra những lạc giáo, hủ hoá tuổi trẻ, xáo trộn đời sống hôn nhân, bắt hại người lành, dục người ra đừng chịu các nhiệm tích, dập tắt ḷng đạo đức, nhất la xui người ta quên ơn Cứu Chuộc của Chúa, coi thường sự cầu bầu của Mẹ Maria, đừng chạy tới cầu xin Mẹ, đừng tôn kính Mẹ. Để làm những việc ấy, một mặt chúng quyết định dùng các vua chúa, các nhà cầm quyền làm tay sai để bắt bớ Giáo Hội, một mặt chúng nhất định dùng những linh mục làm dụng cụ để gieo rắc lầm lạc vào kho đức tin tinh ṛng của Giáo Hội, tạo ra những bèụ rối và bè đảng, để chia rẽ giáo hội của Chúa về những tín lư và hợp nhất. Chúng qủi đă dành hẳn một năm trời để bàn bạc và quyết nghị những kế hoạch gian hiểm ấy. Từ đó tới nay, chúng đă cuồng loạn bành trướng ác tâm của chúng như thế nào ta đều biết.

Về phần Mẹ Maria, Mẹ vẫn đứng bên Thánh Giá, vững vàng như một cột đồng trụ giữa muôn lớp sóng đau khổ mănh liệt hăi hùng. Tâm trí Mẹ suy niệm trong trí thức hết sứ thâm thúy những mầu nhiệm Cứu Chuộc, ca tụng ḥa điệu lạ lùng sự khôn ngoan Chúa đă xếp đặt trong việc Cứu Chuộc ấy. Càng hiểu thấu ơn Cứu Chuộc trời bể bao la, Mẹ lại càng đau đớn v́ thấy trước những bội bạc của loài người. Niềm đau này là niềm đau lớn lao nhất của Mẹ.

Nhưng Mẹ cũng không quên cẩn trọng lo đến việc an táng Con Chí Thánh Mẹ. Trong nỗi bối rối mà Thiên Chúa hữu ư gây nên cho Mẹ, Mẹ khiêm nhượng hỏi các thiên thần hầu cận cho biết phải làm thế nào để tháo Di Thể Chúa Giêsu xuống khỏi Thánh Giá, phải mai táng Chúa nơi nào cho xứng đáng. Nhưng các thiên thần trả lời Mẹ rằng: Xin Mẹ cứ chuẩn bị tâm hồn để chịu một đau khổ nữa đă. Luật không cho phép tháo xác tội nhân tử giá xuống khi chưa có phép quan trên. Mặt khác, Chúa cón muốn đổ tới giọt máu cuối cùng cho loài người.

Câu trả lời ấy càng làm tăng thêm nỗi xao xuyến b́nh thản của Mẹ. Một lát sau, thấy tiến lên đồn Canvê một bọn người có vơ trang, Mẹ nói với Thánh Gioan và ba bà Maria rằng: “Mẹ đau khổ thật đến mức rồi. Người ta c̣n đến hành hạ Xác Thánh Con Mẹ nữa kia ḱa;” Lúc ấy đă là chiều áp ngày Sabat đại lễ. Để chuẩn bị mừng lễ mà không phải bận tâm ǵ đến mấy tử tội, người Do Thái đến xin với Philatô cho phép họ đập dập ống chân ba người tử tội để họ chóng chết mà tháo xác xuống ngay chiều hôm ấy. Viên trấn thủ bằng ḷng. Bọn lính đến đập dập ống chân hai kẻ ác phạm c̣n sống, nhưng Chúa Giêsu, thấy Ngài đă chết, chúng không đập dập ống chân Ngài nữa, nhưng một người lính tên là Longinô, muốn chắc Chúa Giêsu đă chết thật đă đến gần Chúa phóng chiếu đ̣ng lên, cắm vào ngực Chúa. Đ̣ng cắm vào thấu Trái Tim Chúa, liền có Nước và Máu chảy ra, như Thánh Gioan chứng kiến đă thuật lại trong Phúc Aâm của Ngài.

Mẹ Maria lúc ấy cũng bị đâm thâu vào trái tim bằng một sự đau đớn y như chịu một lưỡi đ̣ng cắm vào, và cái đau của linh hồn Mẹ c̣n nhức nhối hơn nữa. Nhưng, cảm thương Longinô, Mẹ nói với anh ta: “Xin Thiên Chúa ghé mắt nhân từ thương nh́n đến anh v́ nỗi đau khổ anh vừa gây cho tôi”. Chúa Giêsu nhậm lời cầu khoan dung ấy của Mẹ: Mấy giọt Máu và Nước từ nơi Trái Tim Chúa chảy ra bắn lên khuân mặt khô cằn của người lính đó. Mắt anh ta vốn kém, gần như chỉ một mắt c̣n sáng, nhưng Nước và Máu ấy đă làm anh ta sáng luôn cả hai mắt, đồng thời con mắt linh hồn anh lại cũng được soi sáng, mở ra nh́n nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa mà anh đă đả thương một cách dă man. Anh khóc lóc tội ḿnh, tuyên xưng đức tin của anh vào Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, là Đấng Cứu Thế thật. Người Do Thái rất xấu hổ và căm giận anh.

Mẹ Maria hiểu ư nghĩa của mầu nhiệm vết thương đ̣ng thấu trái tim Chúa ấy: chính vết thương ấy đă sinh ra: Giáo Hội mới Chúa lập vớùi muôn muôn thác nguồn ân sủng. Mẹ sáng tác một ca khúc chúng tụng vinh quang Chúa Giêsu để mừng tạ những sự kiện cao cả ấy. Trong lúc đó, chiều cứ lên dần, Mẹ Maria chưa biết sẽ an táng Con Mẹ ở đâu. Một nỗi băn khoăn chùm kín ḷng Mẹ. Ngước mắt lên trời, Mẹ cầu xin Cha Hằng Hữu ban ánh sáng soi cho Mẹ và giúp phương tiện an táng Chúa.

Một lát sau, từ chân đồi tiến lên một bọn người có vác thang và những dụng cụ khác. Thấy thế, Mẹ Maria hốt hoảng, ngờ là họ lại lên làm khổ cho thi thể Chúa Giêsu. Mẹ nghẹn ngào nói với ông Gioan: “Con ơi; những người đó lại lên đây làm ǵ thế?” Ông Gioan nhướng mắt nh́n kỹ, rồi trả lời: “Thưa Mẹ, không hề ǵ đâu. Đấy là ông Giuse người Arimathê và ông Nicôđêmô, với gia nhân của họ. Họ là thân hữu và môn đệ của Thầy”.

Ông Giuse sinh trưởng từ một ḍng tộc quư phái đang giữ chức quan cao ở thành Giêrusalem. Ông có địa vị trong Hội Đồng Cộng Tọa, nhưng không bao giờ đồng ư với Hội Đồng trong việc luận giết Chúa Giêsu. Ông can đảm đến xin với Philatô cho phép ông được an táng Chúa Giêsu, đấng mà ông từng xưng nhận là Thiên Chúa. Philatô nể chức vụ của ông không dám chối từ. Để có người cộng tác, ông đi nói với ông Nicôđemô là người cũng tin Chúa Giêsu. Ông Nicôđêmô là một nhà bác học, thông thạo văn chương và thánh kính, đă từng đến nghe Chúa giảng ban đêm. Ông Giuse mua một khăn niệm trắng, hàng tốt; c̣n ông Nicôđêmô đem gần 100 cân hương liệu vẫn xử dụng vào việc khâm liệm những bậc quyền quư. Không những có các gia nhân của hai ông theo lên núi Canvê mà c̣n có cả nhiều người từng được nhờ ơn Chúa ban, cũng lên núi bấy giờ.

Khi lên tới đỉnh núi Canvê nh́n thấy Mẹ Maria đứng âu sầu bên Thánh Giá, hai ông xúc động ngây người quên cả chào hỏi Mẹ, cả hai cùng phủ phục dưới chân Mẹ, không cầm nổi được nước mắt, không thốt lên được một tiếng nào. Hai ông cứ phủ phục như thế mà khóc tấm tức nghẹn ngào. Cho tới lúc Mẹ Maria nâng dậy, an ủi và khuyến khích mới nguôi đi được. Bấy giờ hai ông mới lên tiếng chào kính Mẹ, tỏ ḷng phân ưu rất khiêm tốn và bầy tỏ ư định của ḿnh. Mẹ cảm ơn ḷng đạo hạnh của hai ông, và đoan chắc Thiên Chúa sẽ thương công hai ông bội hậu. Ông Giuse thưa lại rằng: “Kính lạy Đức Mẹ rất kính mến, nghe lời Đức Mẹ nói, chúng con cảm thấy trong tận đáy ḷng chúng con nguồn ơn, vừa êm dịu vừa mạnh mẽ, của Thần Trí Chúa đổ đầy tràn ḷng chúng con những tâm t́nh rất thân thiết, chúng con không thể nào đáng được và diễn tả ra”.

E rằng Mẹ sẽ phải đau đớn khi tháo Xác Chúa xuống, hai ông xin Mẹ tạm lui ra xa một chút. Nhưng mẹ trả lời rằng không sao, lúc Chúa Giêsu chịu đóng đanh mà Mẹ c̣n đứng bên được, lúc tháo Xác Thánh Chúa xuống, Mẹ cũng xin cho được ở gần bên. Qủa thật, nh́n thấy Thân Xác Chúa bị ta nát như thế, Trái Tim Mẹ bị xé nát nhừ, nhưng càng được nh́n thấy Chúa gần hơn, đau khổ của Mẹ càng dịu đi hơn. Hai ông liện sẵn sàng tháo Xác Chúa xuống. Bắc thang lên dựa vào Thánh Giá, hai ông bắt đầu bỏ mạo gai ra vừa cung kính vừa khóc đặt vào tay Mẹ Maria. Mẹ quỳ xuống đón nhận, dâng ḷng sốt sắng lạ lùng thờ lạy mạo gai, hôn kính thắm thiết và để nước mắt rơi đầy; Mẹ áp mạnh mạo gai lên môi, một số gai đâm thủng môi miệng Mẹ. Mẹ lại cầu xin Cha Hằng Hữu giục ḷng người ta luôn luôn hết sức tôn kính những chiếc gai đă được Máu Thánh Con Mẹ thánh hiến ấy. Và những đanh sắt thâu qua chân tay Chúa, Mẹ cũng tỏ ḷng cung kính với tâm t́nh thiết tha và thờ lạy như vậy. Tất cả những người ở bên Mẹ bấy giờ tất cả đều quỳ gối thờ lạy mạo gai và đanh sắt Thánh theo gương Mẹ.

Khi hai ông đă hạ Xác Thánh Chúa xuống, Mẹ cung kính quỳ gối xuống đón nhận lên hai cánh ta đă trải khăn liệm trắng của Mẹ. Ông Gioan đứng phía đầu Chúa, bà Mađalêla đứng phía chân, giúp ông Giuse và ông Nicôđêmô đem Xác Thánh từƠ Thánh Giá xuống. Rồi cả bốn người sầu thương, đôi mắt tràn lệ hết sức cung kính đặt lên tay Mẹ niềm cảm thương xoáy sâu vào tâm hồn Mẹ vừa tràn ra một đau khổ đến tuôn lệ Máu, vừa khơi dậy một vui mừng v́ chiếm lại được báu tàng thần linh của Mẹ. Sau khi thờ lạy Xác Thánh Chúa rồi, Mẹ ngồi xuống, ẵm Xác Chúa trên cánh tay cho các thiên thần, thánh Gioan và tất cả những người khác lần lượt theo thứ tự thờ lạy rất cung kính thiết tha.

Sau đó, ông Gioan và ông Giuse xin phép Mẹ để khâm liệm Xác Thánh Chúa mà an táng. Đặt Xác Thánh Chúa trên khăn liệm, các ông sức hương thơm khắp ḿnh Chúa rồi đặt trong một quan tài để đưa vào phần mộ. Mặc dầu rất đau khổ, Mẹ cũng chăm chú đến từng chi tiết nhỏ. Mẹ mời gọi một số rất đông thiên thần từ trời xuống hợp với các thiên thần hầu cận Mẹ, dự lễ an táng Đấng Sáng Tạo họ. Các thiên thần mặc h́nh người đến dự ngay, nhưng chỉ có một ḿnh Mẹ nh́n thấy. Cuộc hành tống bắt đầu. Ông Gioan, ông Giuse, ông Nicôđêmô và viên bách quan trưởng trở lại làm nô t́ khiêng quan tài. Mẹ Maria, ba bà Maria và một số người tin Chúa theo sau, những người này đă lên núa Canvê sau khi nghe tin ông Longinô đâm trái tim Chúa và các ông Giuse, Nicôđêmô lên tháo xác Chúa. Đám tang âu sầu lặng lẽ đi sang một khu vườn của ông Giuse, giáp bên chân đồi Canvê, trong vườn này có một cái hang khum cao, ông Giuse đă cho làm trong đó một ngôi huyệt, huyệt này chưa táng ai. Các ông đă táng Chúa trong huyệt ấy. Mẹ Maria và cả đoàn người theo tang đến thờ lạy Chúa một lần nữa. Trước khi ra về, các ông vần một tảng đá lớn lấp cửa hang nhưng Phúc Aâm thuật lại.

Khi cửa mồ Chúa Giêsu vừa được lấp lại, những ngôi mộ đă mở ra lúc Chúa chịu chết cũng tự đóng lại như là những mộ ấy đă mở ra đă đón Chúa vào tạm nghỉ. Theo ư muốn của Mẹ, nhiều vị Thiên Thần ở lại bên Mồ Chúa. C̣n tất cả những người dự đám tang đều chật tự và lặng lẽ trở lại núi Canvê, thờ lạy Thánh Giá một lần nữa, Sau khi Mẹ Maria đă tôn thờ.

Lúc ấy mặt trời đă lặn. Mẹ Maria từ núi Canvê trở về nhà Tiệc Ly, có cả đoàn người đáng kính ấy đi theo. Mẹ vào nhà với ông Gioan, ba bà Maria và bạn hữu của họ. C̣n những người khác từ giă Mẹ về nhà ḿnh, sau khi đă sụt sùi xin Mẹ ban phép lành. Mẹ cảm ơn họ v́ đă đến chia buồn với Mẹ và giúp táng Xác Con Mẹ. Họ ra về với ḷng tràn đầy ân sủng bên trong và cảm động v́ đức hiền từ khiêm tốn của Mẹ.

Người Do Thái bối rối trước đám tang của Chúa. Nhớ lại Lời Chúa đă nói trước là Ngài sẽ sống lại ba ngày sau khi chết, họ đến xin Philatô cho đặt lính canh mồ Chúa. Nhưng sự đề pḥng nham hiểm của họ chỉ làm vững vàng thêm phép lạ lẫy lừng phục sinh mà Ngài đă báo trước. Thật chẳng có ư muốn nào chống lại được Thiên Chúa cả.

 

 

Thỉnh Nguyện Thư gửi khắp thế giới kêu gọi đồng ḷng xin Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tuyên bố Tín Điều Thánh Mẫu thứ năm về vai tṛ Mẹ Đồng Công

 

Ngày 1/1/2008

Lễ Trọng Kính Mẹ Thiên Chúa

 

Quí Vị Hồng Y và Giám Mục thân mến,

 

Vào Tháng Năm 2005, chúng tôi, những hồng y đồng bảo trợ viên, đă đỡ đầu cho một cuộc hội nghị Thánh Mẫu Học được triệu tập tại đền thánh thuận hợp Fatima ở Bồ Đào Nha về chủ đề liên quan tới việc hợp tác của Đức Trinh Nữ Maria trong công việc Cứu Chuộc nhân loại.

 

Sau những bài tŕnh bày về thần học sâu rộng của một số quan trọng các vị hồng y, giám mục và thần học gia,  chúng tôi đă đúc kết hội nghị này bằng việc viết một votum – thỉnhnguyện thư lên Đức Thánh Cha là Giáo Hoàng Biển Đức XVI, bản thỉnh nguyện thư này như sau:

 

            Tâu Đức Thánh Cha Biển Đức XVI,

 

Để thực hiện nỗ lực làm gia tăng sứ vụ đại kết của Giáo Hội cũng như để loan báo Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô một cách trọn vẹn, chúng con, những hồng y và giám mục kư tên dưới đây đă họp nhau ở Đền Thánh Mẫu thuận lợi Fatima (3-7/5/2005), xin được bày tỏ cùng Đức Thánh Cha niềm hy vọng và ước mong đồng ḷng của chúng con về việc xin Đức Giáo Hoàng long trọng công bố tín lư của Giáo Hội về Rất Thánh Maria như là Người Mẹ Thiêng Liêng của toàn thể nhân loại, Vị Đồng Công với Chúa Giêsu Cứu Chuộc, Vị Trung Gian mọi ân sủng cùng với Chúa Giêsu là Trung Gian duy nhất, và là Vị Cầu Bầu cùng Chúa Giêsu Kitô cho nhân  loại.

 

Trong một thời điểm lẫn lộn trầm trọng giữa nhiều cơ chế về giáo hội khác nhau của Kitô Giáo cũng như ở cả thành phần  dân  chúng ngoài Kitô Giáo liên quan tới tín lư Thánh Mẫu này, chúng con tin rằng đây là thời điệm thuận lợi để long trọng minh định về giáo huấn liên tục của Giáo Hội liên  quan tới Người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc cùng với vai tṛ cộng tác đặc thù của Mẹ (x Hiến  Chế Ánh Sáng Muôn Dân, 61) trong công cuộc Cứu Chuộc, cũng như các vai tṛ sau đó của Mẹ về việc phân phát ân sủng và chuyển cầu cho gia đ́nh nhân loại.

 

Tâu Đức Thánh Cha, thật là quan trọng để làm sao cho thành phần dân chúng thuộc những truyền thống tôn giáo khác có được sự minh bạch ở tầm mức cao nhất của niềm tin tưởng đích thực về tín lư chúng ta có thể thực hiện, mà Giáo Hội Công Giáo cần phải phân biệt một cách chính yếu giữa vai tṛ duy nhất của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc thần linh và nhân trần của thế giới, và việc tham dự đặc thù về phía con người mặc dù phụ thuộc và tùy thuộc của Mẹ Chúa Kitô trong công cuộc Cứu Chuộc cao cả.

 

Thế nên, tâu Đức Thánh Cha, bằng sự tuân phục và ḷng trọng kính theo t́nh con thảo, chúng con muốn tŕnh lên Đức Thánh Cha bản thỉnh nguyện thư với niềm hy vọng liên kết là Đức Thánh Cha định tín Vị Trinh Mẫu của Thiên Chúa là Mẹ thiêng liêng của tất cả mọi dân nước nơi ba vai tṛ từ mẫu của Mẹ, vai tṛ Đồng Công Cứu Chuộc, Trung Gian mọi ân sủng và Trạng Sư, như là một biểu hiệu tối hậu cho việc làm sáng tỏ về tín lư để phục vụ anh chị em Kitô hữu và ngoài Kitô hữu của chúng ta, những người chưa hiệp thông với Rôma, cũng như với niềm hy vọng là giúp cho Dân  Chúa hiểu biết và cảm nhận sâu xa hơn tín lư được mạc khải liên quan tới Người Mẹ của Đấng Cứu Thế trong thời điểm mở màn cho đệ tam thiên kỷ Kitô Giáo.

 

Bởi vậy, chúng con xin đệ thỉnh nguyện thư này kèm theo một công thức khả dĩ duy nhất về khoản tín lư Thánh Mẫu mà chúng con, nếu đẹp ḷng Chúa, nguyện cầu để được Đức Thánh Cha long trọng định tín:

 

Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc của con người, đă ban cho loài người từ Cây Thánh Giá người mẹ Maria của Người để làm Mẹ thiêng liêng của tất cả mọi dân tộc, Vị Đồng Công cứu chuộc, vị tùy vào và cùng với Con  ḿnh đă hợp tác vào việc Cứu Chuộc tất cả mọi người; Vị Trung Gian tất cả mọi ân sủng, vị với tư cách làm Mẹ mang lại cho chúng ta những tặng ân của sự sống trường sinh; và là Trạng Sư, vị chuyển những lời nguyện cầu của chúng ta lên Con của Mẹ. 

 

Vào ngày 7 tháng 6 năm 2006, người anh em của chúng ta là ĐHY Telesphore Toppo đă đệ tŕnh bản thỉnh nguyện thư trên đây bằng tiếng Latinh lên Đức Thánh Cha thay cho tất cả mọi hồng y và giám mục tham dự Hội Nghị Fatima 2005, cùng với bản acta - biên bản được hội nghị này phổ biến. Đức Thánh Cha đă nhận bản thỉnh nguyện thư  tập biên bản với ḷng biết ơn sâu xa và bày tỏ ư định kỹ lưỡng xem xét tập biên bản ấy.

 

Giờ đây chúng tôi viết cho chư huynh, hồng y và giám mục để thông báo với chư huynh về thỉnh nguyện thư xin long trọng định tín Đức Mẹ là Người Mẹ Thiêng Liêng của nhân loại cùng với các vai tṛ thiết yếu làm mẹ này, và trân trọng yêu cầu chư huynh cứu xét tới việc chư huynh có thể tỏ ra sẵn sàng đồng ư với bức thỉnh nguyện thư đệ tŕnh Đức Thánh Cha đây. Chúng tôi đính kèm nguyên bản thỉnh nguyện thư bằng tiếng Latinh để chư huynh coi, và nếu chư huynh cảm thấy được Đức Mẹ thúc đẩy, chư huynh có thể tự nguyện kư và gửi nó đến cho Đức Thánh Cha.

 

Một điều chắc chắn là, nếu Đức Thánh Cha muốn tiến hành điều yêu cầu này th́ bất cứ một công thức định tín nào cũng được chứ không cần phải theo công thức được kèm theo trong bản thỉnh nguyện thư, hoàn toàn tùy đặc sủng của ngài với tư cách là Vị Thừa Kế Thánh Phêrô. Cũng cần phải ghi nhận là trên 15 năm qua, có hơn 500 vị giám mục đă gửi điều yêu cầu về việc long trọng định tín này cho Ṭa Thánh, cùng với khoảng 7 triệu thỉnh nguyện từ thành phần tín hữu trên khắp thế giới. 

 

Chúng tôi xin cám ơn chư huynh về việc chư huynh chú tâm nguyện cầu đến điều yêu cầu này v́ Đức Mẹ là Mẹ của Giáo Hội và là Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ. Chớ ǵ Mẹ hướng dẫn chư huynh trong việc chư huynh nhận thức vấn đề này đến với đức khôn ngoan của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc thần linh của chúng ta, nhờ Chúa Thánh Linh huấn dụ, để tất cả đạt đến việc hoàn thành ư muốn trọn hảo của Cha Trên Trời.

 

Thân ái nguyện chúc tốt đẹp nhất trong Chúa Giêsu và Mẹ Maria.

Telesphore Cardinal Toppo, ĐTGM Ranchi, Ấn Độ; Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ
Luis Cardinal Aponte Martínez, TGM Hưu Trí San Juan, Puerto Rico
Varkey Cardinal Vithayathil, TGM Emakulam-Angamaly, Ấn Độ
Riccardo Cardinal Vidal, TGM Cebu Phi Luật Tân
Ernesto Cardinal Corrippio Ahumada, Giáo Chủ Hưu Trí Mễ Tây Cơ

Các vị đồng bảo trợ Hồng Y của Hội Nghị Fatima về Thánh Mẫu Đồng Công

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu của mạng điện toán toàn cầu

 

http://www.motherofallpeoples.com/index.php?option=com_frontpage&Itemid=1