Lễ Mẹ Thai Lời
(Lễ Truyền Tin Mẹ Thụ Thai Lời Nhập Thể)



Maria là một Tân Evà đă tự nguyện tuân phục Thiên Chúa
 

Nhận định về biến cố Truyền Tin, Công Đồng Chung Vaticanô II đa đặc biệt nhấn mạnh đến giá trị của việc Mẹ Maria đa tỏ ra ưng thuận chấp nhận nhưng lời từ vị sứ giả của Thiên Chúa. Không giống như nhưng ǵ đa xẩy ra ở các tŕnh thuật Thánh Kinh tương tự, vị thiên thần đa thực sự đợi chờ việc ưng thuận của Mẹ Maria: “Vị Cha của nguồn mạch xót thương muốn việc Nhập Thể phải được mở lối bằng việc ưng thuận về phía của người mẹ tiền định, để, như một người nư đa góp phần vào việc mang lại sự chết thế nào th́ một người nư cung phải đóng góp vào sự sống như vậy” (Lumen Gentium, 56).

Hiến chế Lumen Gentium đa nhắc lại sự tương phản giưa tác hành của Evà và tác hành của Mẹ Maria, một tác hành đa được Thánh Irênê diễn tả thế này: “Như nhân vật trước là Evà đa bị nhưng lời của một thiên thần dụ dỗ làm cho bà bỏ Thiên Chúa bằng việc bất tuân phục lời của Ngài thế nào, th́ nhân vật sau là Mẹ Maria đa lanh nhận tin mừng từ lời loan báo của một thiên thần một cách cởi mở đối với Thiên Chúa bằng việc tuân phục lời Ngài như vậy; như nhân vật trước bị dụ dỗ đến độ tỏ ra bất tuân phục Thiên Chúa thế nào th́ nhân vật sau tỏ ra thâm tín tuân phục Thiên Chúa như vậy, bởi thế, Trinh Nư Maria đa trở nên người bênh chưa cho trinh nư Evà. Và như loài người đa bị chết bởi một trinh nư thế nào th́ cung được giải thoát bởi một Vị Nư Trinh như vậy; thế là việc bất phục tùng của một trinh nư đa được cân đối lại bằng việc phục tùng của một Vị Nư Trinh” (Adv. Haer., V, 19, 1).

2-Trong việc nói lên lời “xin vâng” toàn vẹn của ḿnh đối với dự án thần linh, Mẹ Maria hoàn toàn tự do trước nhan Thiên Chúa. Đồng thời Mẹ cung cảm thấy bản thân ḿnh có trách nhiệm đối với tương lai nhân loại, một tương lai có liên hệ đến lời thân thưa của Mẹ.
Thiên Chúa đặt định mệnh của tất cả loài người vào tay của một người nư trẻ trung. Lời “xin vâng” của Mẹ Maria là căn bản cho việc hoàn tất dự án mà Thiên Chúa đa yêu thương sửa soạn cho việc cứu độ thế giới.
Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo tóm tắt một cách ngắn gọn và đầy đủ giá trị quyết liệt của việc Mẹ Maria ưng thuận đối với toàn thể loài người trong dự án cứu độ thần linh như sau: “Trinh Nư Maria ‘cộng tác vào việc cứu độ loài người bằng đức tin tự do và bằng đức tuân phục’. Mẹ đa ‘nhân danh tất cả bản tính loài người’ thưa tiếng xin vâng. Bằng việc tuân phục của ḿnh, Mẹ đa trở nên một Tân Evà, mẹ của sinh linh” (số 511).

 

 3-Bằng việc làm của ḿnh, Mẹ Maria đa nhắc nhở mỗi một người chúng ta về trách nhiệm nghiêm chỉnh trong việc chấp nhận dự án của Thiên Chúa đối với cuộc đời của chúng ta. Trong việc hoàn toàn tuân phục ư định cứu độ của Thiên Chúa, một ư định được bộc lộ qua lời nói của thiên thần, Mẹ đa trở nên một mẫu gương cho nhưng ai Chúa tuyên bố cho biết là có phúc, v́ họ “nghe lời Thiên Chúa và tuân giư” (Lk 11:28). Để trả lời cho người đàn bà trong đám đông chúc tụng Mẹ Người có phúc, Chúa Giêsu đa tiết lộ lư do thực sự làm cho Mẹ Maria được diễm phúc, đó là việc Mẹ gắn bó với ư muốn của Thiên Chúa, một nỗi gắn bó khiến Mẹ chấp nhận vai tṛ Thiên Chúa Thánh Mẫu.


Trong Thông Điệp Redemptoris Mater, Tôi đa cho thấy là vai tṛ làm mẹ thiêng liêng mới mẻ được Chúa Giêsu nói tới ấy chẳng qua chỉ liên quan đến một ḿnh Mẹ mà thôi. Thật vậy, “không phải hay sao, Mẹ Maria là người đầu tiên trong số ‘nhưng ai nghe lời Thiên Chúa và thực hiện’? Thế nên, niềm hạnh phúc Chúa Giêsu nói tới khi trả lời cho người đàn bà trong đám đông không thực sự ám chỉ về Mẹ hay sao?” (số 20). Bởi vậy, theo một ư nghĩa nào đó, Mẹ Maria đa được công nhận là người môn đệ đầu tiên của Con Mẹ (x cùng nguồn vừa dẫn), và bằng mẫu gương của ḿnh, Mẹ mời gọi tất cả mọi tín hưu hay quảng đại đáp lại ơn Chúa.


4-Công Đồng Chung Vaticanô II đă cắt nghĩa việc toàn hiến của Mẹ Maria cho con người Chúa Kitô cũng như cho công cuộc của Chúa Kitô như thế này: “Như một nữ tỳ của Chúa Mẹ đă toàn hiến bản thân ḿnh cho con người của Con ḿnh cũng như cho công cuộc của Con ḿnh, với tư cách phụ giúp Người cũng như đóng vai tṛ cùng với Người trong việc phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc, nhờ ân sủng của Thiên Chúa toàn năng” (Lumen Gentium, 56).


Đối với Mẹ Maria, việc Mẹ hiến thân cho con người của Chúa Giêsu cũng như cho công việc của Chúa Giêsu nghĩa là việc Mẹ hiệp nhất với Con Mẹ, việc Mẹ dấn thân nuôi dưỡng Con Mẹ phát triển về phương diện loài người cũng như việc Mẹ cộng tác với công cuộc cứu độ của Người.


Mẹ Maria thực hiện khía cạnh cuối cùng trong việc hiến thân cho Chúa Giêsu này với tư cách “phụ giúp Người”, tức với thân phận phụ thuộc, thân phận là hoa trái của ân sủng. Tuy nhiên, đây là một việc cộng tác thực sự, v́ việc cộng tác này được thực hiện “cùng với Người”, và kể từ biến cố Truyền Tin việc cộng tác ấy cho thấy Mẹ tích cực tham phần vào công cuộc cứu chuộc. Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhận định: “Bởi thế, các Nghị Phụ thực sự thấy Mẹ Maria không phải chỉ được Thiên Chúa sử dụng một cách thụ động, mà là chủ động cộng tác vào công cuộc cứu độ loài người bằng đức tin và đức tuân phục. Như Thánh Irênêô nói, v́ nhờ vâng phục, Mẹ ‘đă trở nên căn do cứu độ cho chính bản thân Mẹ cũng như cho toàn thể loài người’ (Adv. Haer. III, 22, 4)” (cùng nguồn vừa dẫn).


Liên kết với việc Chúa Kitô chiến thắng tội lỗi gây ra do nhị vị cha mẹ nguyên tổ của chúng ta, Mẹ Maria đă xuất hiện như là “mẹ sinh linh” thực sự (cùng nguồn vừa dẫn). Tự nguyện tỏ ra vâng phục chấp nhận dự án thần linh, vai tṛ mẫu thân của Mẹ đă trở nên nguồn mạch sự sống cho toàn thể loài người.


(ĐTC Gioan Phaolô II, Thứ Tư 11/9/1996,
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano, ngày 18/9/1996)



__

ĐTC với Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần về ư nghĩa Lễ Truyền Tin và về việc hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria 20 năm trước

Thứ Tư 24/3/2004, áp ngày Lễ Mẹ Thai Lời 25/3 hằng năm, ĐTC đă dùng buổi triều kiến chung hằng tuần này, buổi triều kiến Ngài vẫn chia sẻ giáo lư từ năm 1979 đến nay, để nhắc lại ư nghĩa của việc Ngài tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ 20 năm trước đây vào dịp kết thúc Năm Thánh Cứu Chuộc, 25/3/1984. Buổi triều kiến chung hôm nay diễn ra tại Quảng Trường Thánh Phêrô thay v́ ở trong Sảnh Đường Đức Phaolô VI. ĐTC đă nhắc nhở con cái ḿnh rằng:

1.     Ngày mai chúng ta cử hành Lễ Trọng Truyền Tin, một lễ giúp chúng ta chiêm ngưỡng Lời Nhập Thể trong ḷng Mẹ Maria. Tiếng ‘xin vâng’ của Đức Trinh Nữ đă mở cửa cho việc hiện thực dự án cứu độ của Cha trên trời, một dự án cứu độ hết mọi người.

Lễ này, năm nay rơi vào giữa Mùa Chay, một mặt cho chúng ta thấy những giây phút khởi đầu của ơn cứu độ, mặt khác kêu gọi chúng ta hăy hướng về mầu nhiệm vượt qua. Chúng ta nh́n lên Chúa Kitô tử giá là Đấng cứu chuộc nhân loại, khi Người hoàn thành cho đến cùng ư muốn của Chúa Cha. Trên đồi Canvê, trong giây phút cuối cùng của cuộc sống, Chúa Giêsu đă kư thác chúng ta cho Mẹ Maria để Người làm Mẹ của chúng ta, và đă truyền dạy chúng ta làm con cái của Mẹ.

Liên kết với mầu nhiệm Nhập Thể, Đức Mẹ được đồng tham dự vào mầu nhiệm cứu chuộc. Tiếng xin vâng của Mẹ, một tiếng xin vâng chúng ta lập lại ngày mai, âm vang tiếng xin vâng của Lời Nhập Thể. Một cách hết sức đồng điệu với tiếng xin vâng của Chúa Kitô và của Đức Trinh Nữ này, mỗi một người chúng ta được kêu gọi để liên kết lời ‘xin vâng’ của chúng ta với những dự án nhiệm mầu của Đấng Quan Pḥng. Thật vậy, chỉ khi nào hoàn toàn gắn bó với ư muốn thần linh chúng ta mới thực sự hoan lạc và bằng an là những ǵ chúng ta tất cả đều thiết tha mong đợi cho thời đại của chúng ta đây.

2.     Vào ngày áp của lễ này, một lễ vừa có tính cách Kitô học vừa có tính cách Thánh Mẫu học, Tôi nghĩ đến một số thời điểm quan trọng vào lúc khởi đầu cho giáo triều của Tôi, đó là ngày 8/12/1978, tại Đền Thờ Đức Bà Cả, Tôi đă hiến dâng Giáo Hội và thế giới cho Đức Mẹ; ngày 4/6 năm sau đó, Tôi lập lại việc hiến dâng này ở Đền Thánh Mẫu Jasna Gora. Tôi đặc biệt nhớ đến ngày 25/3 năm 1984, Năm Thánh Cứu Chuộc (biệt chú của người dịch: ĐTC GPII mở Năm Thánh Cứu Độ, kỷ niệm 1950 năm Chúa Kitô cứu chuộc loài người vào năm Người 33 tuổi: nếu lấy 1950 + 33 = 1983; ngày 25/3/1984 là ngày kết thúc Năm Thánh Cứu Chuộc được bắt đầu từ năm 1983 này). Hai mươi năm đă qua đi từ ngày ở Quảng Trường Thánh Phêrô, hiệp nhất về tinh thần với tất cả các giám mục trên thế giới được ‘triệu tập’ trước đó, Tôi đă hiến dâng tất cả loài người cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria để đáp ứng lời yêu cầu của Đức Mẹ ở Fatima.

3.     Vào những lúc ấy nhân loại đang phải trải qua những thời buổi lo âu sợ hăi và bất ổn. Hai mươi năm sau, thế giới vẫn bị tan nát bởi hận thù, bạo lực, khủng bố và chiến tranh. Trong số biết bao nhiêu là nạn nhân được tin tức cho biết hằng ngày, có rất nhiều người vô tội bị sát hại trong khi họ thi hành công việc của họ. Hôm nay là ngày tưởng nhớ và nguyện cầu cho ‘các vị thừa sai tử đạo’, chúng ta cũng cần phải tưởng nhớ đến các vị linh mục, tu sĩ và giáo dân đă chết ở miền truyền giáo trong năm 2003. Quá nhiều máu tiếp tục đổ ra ở nhiều phần đất khắp thế giới. Con người vẫn cần phải mở ḷng ḿnh ra để can đảm thực hiện việc cố gắng hiểu biết nhau. Việc trông mong công lư và ḥa b́nh càng ngày càng lâu dài hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng ta làm sao có thể đáp ứng nỗi khát khao niềm hy vọng và yêu thương này nếu không phải với Chúa Kitô qua Mẹ Maria? Tôi xin lập lại hôm nay đây lời cầu khẩn Tôi đă dâng lên Mẹ bấy giờ. ‘Lạy Mẹ Chúa Kitô, chớ ǵ quyền năng cứu độ vô biên của Ơn Cứu Chuộc, một quyền năng của t́nh yêu thần linh, một lần nữa tỏ ḿnh ra trong lịch sử của thế giới! Chớ ǵ quyền lực này ngăn chặn sự dữ! Chớ ǵ quyền lực ấy biến đổi lương tâm của chúng con! Chớ ǵ ánh sáng hy vọng nơi Trái Tim Vô Nhiễm Tội Mẹ chiếu tỏ cho tất cả chúng con!’”
 

Tài liệu từ Zenit ngày 24/3/2004

________________________________________


Chiêm Niệm Ngôi Lời

 


Mầu Nhiệm Của Việc Con Người Ḥa Giải Với Thiên Chúa

(St. Lêô Cả, Epist. 28 ad Flavianum, 3-4: PL 54, 763-767)

 


Thấp hèn được bảo toàn nơi uy nghi, yếu đuối nơi quyền năng và sự chết nơi hằng hữu. Để trả món nợ cho t́nh trạng tội lỗi của chúng ta, một bản tính bất khả khổ đau đă hợp với một bản tính có thể đau khổ. Bởi thế, để thực hiện việc chữa lành cần thiết cho chúng ta, Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người này là con người Giêsu Kitô đă có thể chết đi nơi bản tính này và bất khả tử nơi bản tính kia.


Đấng là Thiên Chúa thật, bởi thế, cũng là Đấng đă được sinh ra trong một bản tính hoàn toàn trọn vẹn của một con người thực sự, toàn thể con người nơi bản tính riêng của Người, toàn thể con người nơi bản tính của chúng ta. Nói về bản tính của ḿnh là chúng ta muốn nói đến những ǵ Thiên Chúa đă h́nh thành nơi chúng ta ngay từ ban đầu, và Người cũng đă mặc lấy nó để phục hồi nó.

Bởi v́, nơi Đấng Cứu Thế, không có một dấu vết nào của những ǵ tên cám dỗ đă mở đường dẫn lối đánh lừa con người tự ḿnh bước vào. Như thế không có nghĩa là v́ Người đă chấp nhận tham phần vào nỗi yếu đuối của loài người chúng ta nên Người cũng can dự vào tội lỗi của chúng ta.

Người đă mặc lấy bản tính của một người tôi tớ mà không bị ô nhơ tội lỗi, thăng hóa nhân tính của chúng ta mà không suy giảm thần tính của Người. Người đă tự hư không hóa chính ḿnh; là Đấng vô h́nh Người đă trở nên hữu h́nh, là Hóa Công và là Chúa của tất cả mọi sự Người đă muốn trở thành một trong những con người hửu tử chúng ta. Tuy nhiên, đây là việc tự hạ của ḷng cảm thương, chứ không phải là sự mất mát của quyền toàn năng. Bởi thế, Đấng tự bản tính là Thiên Chúa đă dựng nên con người cũng đă trở thành chính con người nơi bản tính của một tôi tớ.

Như thế là Con Thiên Chúa đă đi vào cái thế giới thấp hèn này. Người đă từ thiên ngai mà xuống, tuy nhiên Người vẫn không tách ḿnh khỏi vinh quang Cha của Người. Người đă được sinh ra trong một thân phận mới, bằng một cuộc hạ sinh mới.

Người đă được sinh ra trong một thân phận mới, v́ vô h́nh nơi bản tính của ḿnh, Người đă trở nên hữu h́nh nơi bản tính của chúng ta. Ở ngoài tầm tay với của chúng ta, Người muốn ở trong tầm tay của chúng ta. Hiện hữu trước khi có thời gian, Người bắt đầu hiện hữu vào một khoảnh khắc trong thời gian. Là Chúa của vũ trụ, Người đă che giấu vinh quang vô cùng của ḿnh đi và mặc lấy bản tính của một tôi tớ. Bất khả khổ đau như là một vị Thiên Chúa, Người vẫn không ngại trở thành một con người để có thể chịu khổ. Vốn bất tử, Người đă muốn qui thuận lề luật tử thần.

Đấng là Thiên Chúa thật cũng là người thật. Nơi việc hiệp nhất này không có vấn dề sai trái, miễn là nỗi thấp hèn của loài người và sự cao sang của Thiên Chúa cùng nhau hiện hữu trong một mối liên hệ tương giao.

Như Thiên Chúa không đổi thay nơi việc tự hạ của ḿnh thế nào th́ con người cũng không bị mất hút khi được thăng hóa như vậy. Mỗi bản tính thể hiện theo sinh hoạt của ḿnh trong mối hiệp thông với nhau. Ngôi Lời làm những ǵ hợp với ḿnh, xác thịt hoàn tất những ǵ hợp với xác thịt.

Một bản tính th́ rạng rỡ với những phép lạ, c̣n bản tính kia lại trở thành nạn nhân của những tổn thương. Như Ngôi Lời không mất đi thân phận ngang hàng với vinh quang của Cha thế nào, xác thịt cũng không bỏ mất bản tính của loài người chúng ta như vậy.

Cần phải lập đi lập lại măi măi là, cùng một con người duy nhất lại thật sự là Con Thiên Chúa và cũng thực sự là con của con người. Người là Thiên Chúa, ở chỗ từ ban đầu đă có Lời và Lời ở nơi Thiên Chúa và Lời là Thiên Chúa. Người là con người, ở chỗ Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta.
 


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 1375-1376)
 


__________________________________________

 


Tuyên Tụng Thánh Mẫu
 


Toàn Thể Hoàn Vũ Đợi Chờ Lời Mẹ Maria Đáp Ứng

(St. Bênađô, viện phụ, Hom. 4:8-9: Ipera onmia, Edit. Cistere: 4 [1966]: 53-54)

 


Ôi Đức Nữ Trinh, Đức Nữ đă nghe thấy rằng Đức Nữ sẽ được thụ thai và hạ sinh một người con trai; Đức Nữ đă nghe thấy rằng việc này xẩy ra không bởi loài người mà là bởi Thánh Linh. Vị thiên thần đợi chờ câu trả lời của Đức Nữ; đă đến lúc ngài phải trở về cùng Thiên Chúa là Đấng đă sai ngài. Ôi Vị Nữ Lưu, cả chúng tôi cũng đợi chờ Người nữa, đợi chờ lời thương cảm của Người; bản án luận phạt đang đè nặng trên chúng tôi đây này.


Giá cứu chuộc của chúng tôi được trao cho Người. Chúng tôi sẽ được lập tức giải thoát miễm là Người tỏ ư ưng thuận. Nơi Lời Hằng Sống của Thiên Chúa, tất cả chúng tôi đă được hiện hữu, thế nhưng, này đây chúng tôi đă chết. Bằng lời đáp thưa ngắn ngủi của Người, chúng tôi sẽ được tái tạo để nhận lại sự sống.

Ôi Nữ Trinh ưu ái, trong cuộc lưu đầy khỏi Địa Đường, cùng với gia đ́nh sầu khổ của ḿnh, Adong đẫm lệ van xin Người hăy đáp lại. Abraham cầu khẩn Người làm việc này. Đavít van xin Người làm điều ấy. Tất cả mọi vị thánh tổ phụ khác là tổ tiên của Người trong chốn tối tăm chết chóc cũng xin Người điều này. Đó là điều mà toàn thể hoàn vũ qùi dưới chân Người đợi trông. Làm như vậy là phải, v́ lời của Người ảnh hưởng đến niềm an ủi cho kẻ bất hạnh, là giá chuộc cho kẻ tù đầy, là tự do cho kẻ bị luận tội, thật vậy, là cứu độ cho tất cả mọi con cái của Adong, cho toàn thể gịng giống của Người đấy.

Ôi Trinh Nữ, Người hăy trả lời nhanh lên. Người hăy đáp lại cho vị thiên thần ngay đi, đúng hơn, Người hăy đáp lại lời Chúa qua vị thiên thần ngay đi. Một câu đáp lại là Người lănh nhận Lời của Thiên Chúa. Một lời lên tiếng là Người thụ thai Lời thần linh. Một lời thoát ra khỏi cửa miệng là Người được ôm lấy Lời hằng sống.

Vậy tại sao Người lại chần chờ, tại sao Người lại lo sợ cơ chứ? Người hăy tin tưởng, chúc tụng và nhận lănh. Ḷng khiêm nhượng cần phải cương quyết, đức đoan trang cần phải tin tưởng. Đây không phải là lúc của đức đơn sơ ngay lành mà bỏ mất đức khôn ngoan. Ôi Nữ Trinh khôn ngoan, nơi vấn đề này, xin đừng sợ tự tin. Tuy thinh lặng dịu dàng có đáng yêu nhưng lúc này đây lời tỏ ḷng thuận phục lại cần thiết hơn. Ôi Đức Nữ Trinh, xin Người hăy mở ḷng tin tưởng, hăy mở miệng chúc tụng, mở ḷng cho Đấng Hóa Công. Kià, Đấng tất cả mọi dân nước ước mong đang đứng chờ ở ngoài, g cửa muốn vào. Nếu v́ Người cứ trù trừ mà Ngài đành bỏ ra đi th́ Người sẽ phải đau buồn đi t́m kiếm Ngài trở lại, Đấng Người mến yêu. Người hăy chỗi dậy đi, mau lên, mở lời. Hăy chỗi dậy trong tin tưởng, hay mau mắn trong sùng mộ, hăy mở lời chúc tụng và tạ ơn. Người nói: Này tôi là nữ tỳ Chúa, xin thực hiện nơi tôi theo như lời ngài.



(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 69-70)

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật V Mùa Chay 25/3/2007 về Biến Cố Truyền Tin và Các Vị Tử Đạo Thừa Sai

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Ngày 25/3 là lễ trọng Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria. Năm nay trùng hợp với Ngày Chúa Nhật Mùa Chay và v́ thế sẽ được cử hành vào ngày mai. Dù sao tôi cũng muốn đề cập tới mầu nhiệm đức tin diệu kỳ này mà chúng ta chiêm ngưỡng hằng ngày khi nguyện Kinh Truyền Tin.

 

Biến cố truyền tin, một biến cố được thuật lại ở đầu Phúc Âm Thánh Luca, là một biến cố khiêm hạ của loài người, một biến cố âm thầm – không ai thấy nó, không ai biết về nó, ngoài Mẹ Maria – thế nhưng, đồng thời nó lại là một biến cố quyết liệt đối với lịch sử nhân loại. Khi vị Trinh Nữ này thưa tiếng ‘xin vâng’ với lời loan báo của thiên  thần, th́ Chúa Giêsu được thụ thai và cùng với Người cả một kỷ nguyên lịch sử được mở màn, một kỷ nguyên được biến cố Phục Sinh làm nên như là ‘một giao ước mới và vĩnh viễn’.

 

Thật vậy, tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria là phản ảnh tiếng ‘xin vâng’ của Chúa Kitô khi Người vào trần gian, như được ghi nhận trong Bức Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái ở đoạn giải thích về bài Thánh Vịnh 39: ‘Như đă viết về tôi trong sách, Ôi Thiên Chúa, này tôi xin  đến để thực thi ư Chúa’ (Heb 10:7). Đức vâng phục của Người Con được phản ảnh nơi đức vâng lời của Người Mẹ, nhờ đó, nhờ cuộc gặp gỡ giữa hai tiếng ‘xin vâng’ ấy, mà Thiên Chúa đă có thể mặc lấy dung nhan con người. Đó là lư do tại sao biến cố truyền tin cũng là một lễ có tính cách Kitô học, v́ nó cử hành một mầu nhiệm chính yếu của Chúa Kitô, đó là mầu nhiệm nhập thể của Người.   

 

‘Này tôi là nữ tỳ Chúa, xin hăy thực hiện nơi tôi như Lời của ngài’. Lời đáp ứng của Mẹ Maria với thiên thần là những ǵ được vươn tới Giáo Hội, một Giáo Hội được kêu gọi để làm cho Chúa Kitô hiện diện trong lịch sử, cống hiến tính cách thuận lợi của ḿnh để Thiên Chúa tiếp tục viếng thăm nhân loại bằng t́nh thương của Ngài. Tiếng ‘xin vâng’ của Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thế được lập lại nơi tiếng ‘xin vâng’ của các thánh nhân, nhất là những vị tử đạo, những vị bị sát hại v́ Phúc Âm.

 

Tôi nhấn mạnh đến điều này bởi v́ hôm qua, ngày 24/3, ngày kỷ niệm ĐTGM Oscar Romero ở San Salvador bị ám sát chết, chúng ta cử hành Ngày Cầu Nguyện và Chay Tịnh cho Các Vị Tử Đạo Thừa Sai là các vị giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, những vị ngăn chặn khi các vị thi hành sứ vụ của ḿnh trong việc truyền bá phúc âm hóa và cải tiến nhân loại.

 

Những vị tử đạo này, như chủ đề của năm nay viết là ‘hy vọng cho thế giới’, v́ các vị làm chứng rằng t́nh yêu của Chúa Kitô mạnh hơn bạo lực và hận thù. Các vị không t́m kiếm việc tử đạo, nhưng các vị sẵn sàng hiến mạng sống ḿnh để trung thành với Phúc Âm. Việc tử đạo của Kitô giáo chỉ chính đáng khi nó là một tác động yêu thương cao cả đối với Thiên Chúa cũng như với anh chị em của chúng ta.

 

Trong mùa Chay này, chúng ta thường chiêm ngưỡng Đức Mẹ lúc Mẹ ở trên Đồi Canvê hoàn tất tiếng ‘xin vâng’ Mẹ đă thưa ở Nazarét. Liên kết với Chúa Kitô, chúng từ của t́nh Cha yêu thương, Mẹ Maria đă sống cuộc tử đạo trong tâm hồn Mẹ. Chúng ta hăy tin tưởng kêu xin Mẹ chuyển cầu để Giáo Hội, trung thành với sứ vụ của ḿnh, can đảm làm chứng cho t́nh yêu Thiên Chúa trước  toàn thể thế giới.

 

(Sau khi nguyện Kinh Truyền Tin, ĐTC nói tiếp về Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXII như sau:)

 

Chúa Nhật tuần tới, chúng ta cử hành trọng thể phụng vụ Lễ Lá để bắt đầu Tuần Thánh. Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 22 sẽ được diễn ra trong khung cảnh ấy.

 

Đề tài năm nay dựa theo giới răn  của Chúa Giêsu, đó là ‘Thày đă yêu thương các con thế nào, các con cũng hăy yêu thương nhau như thế’ (Jn 13:34). Để chúng ta sửa soạn cho ngày này và cử hành Lễ Phục Sinh, tôi mời gọi giới trẻ của Giáo Phận Rôma hăy tham dự phụng vụ thống hối do tôi chủ sự vào chiều Thứ Năm, 29/3, tại Đền Thớ Thánh Phêrô. Những ai muốn đến với bí tích xưng tội, một cuộc thực sự gặp gỡ t́nh yêu thương của Thiên Chúa, một t́nh yêu thương mà hết mọi người cần đến để sống trong hân hoan và an b́nh.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/3/2007

                                      

 

 

"Hết mọi sự trong Giáo Hội, hết mọi cơ cấu và thừa tác vụ, bao gồm cả thừa tác vụ của Thánh Phêrô và của các vị thừa kế ngài, đều được ‘bao gồm’ trong áo choàng của Vị Trinh Nữ này"

 

Thánh Lễ Đồng Tế Với Tân 15 Hồng Y Thứ Bảy Lễ Mẹ Thai Lời ngày 25/3/2006 tại Quảng Trường Thánh Phêrô

 

Quí Hồng Y và Thượng Phụ thân mến,

Quí Huynh Khả Kính trong Hàng Giáo Phẩm và Linh Mục,

Anh Chị Em thân mến trong Chúa Kitô!

 

Tôi cảm thấy hết sức hân hoan chủ sự đồng tế này với các vị tân hồng y sau cuộc mật nghị hồng y hôm qua, và tôi thấy là thích đáng thực hiện cuộc mật nghị hồng y này vào ngày lễ trọng Truyền Tin. Thật vậy, trong việc nhập thể của Con Thiên Chúa, chúng ta nhận thấy nguồn gốc của Giáo Hội. Hết mọi sự được bắt đầu từ đó. Hết mọi sự hiện thực của Giáo Hội về lịch sử và từng cơ cấu thuộc tổ chức Giáo Hội cần phải được h́nh thành bởi nguồn mạch nguyên khởi này.

 

Chúng phải được h́nh thành bởi Chúa Kitô, Lời nhập thể của Thiên Chúa. Chính Người là Đấng chúng ta liên lỉ chúc tụng là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Đấng mà nhờ Người ư muốn cứu độ của Thiên Chúa Ngôi Cha được hoàn tất. Tuy nhiên, ngày của mọi ngày hôm nay đây chúng ta chiêm ngưỡng khía cạnh này của mầu nhiệm ấy – khía cạnh suối nguồn thần linh tuôn chảy qua một mạch nước đặc biệt đó là Trinh Nữ Maria. Thánh Bênađô đă nói về điều này bằng h́nh ảnh ‘aquaeductus’ sống động (cf. "Sermo in Nativitate B.V. Mariae": PL 183, 437-448). Thế nên, khi cử hành việc nhập thể của Người Con, chúng ta không thể không tôn vinh Mẹ của Người.

 

Lời thiên thần loan báo cho Mẹ, Mẹ đă chấp nhận, và khi Mẹ đáp lại bằng tất cả tâm hồn của ḿnh là ‘Này tôi… xin vâng như lời ngài truyền’ (Lk 1:38), th́ Lời hằng hữu bắt đều hiện hữu như là một con người trong thời gian.

 

Mầu nhiệm khôn lường này không ngừng trở thành những ǵ là bàng hoàng ngỡ ngàng từ đời nọ đến đời kia. Thánh Âu Quốc Tinh tưởng tượng ra một cuộc đối thoại giữa ngài và vị thiên thần Truyền Tin, khi đặt vấn đề là: ‘Ôi Thiên Thần, xin nói cho tôi hay là tại sao điều này đă xẩy ra nơi Mẹ Maria?’ Câu trả lời được vị thiên sứ đáp lại chất chứa chính những lời chào kính: ‘Kính mừng đầy ơn phúc’ (x Sermo 291.6). Thật vậy, vị thiên thần, ‘khi hiện ra với Mẹ’, đă không gọi Mẹ theo tên trần gian của Mẹ là Maria, mà bằng tên thần linh của Mẹ, ‘Đầy ơn phúc – gratia plena’, một tên theo nguyên ngữ Hy Lạp có nghĩa là ‘yêu dấu’ (x Lk 1:28) v́ Mẹ luôn được Thiên Chúa biết đến và mang dấu vết Thiên Chúa. Giáo phụ Origen đă nhận định rằng không có danh xưng nào như thế được ban cho bất cứ một con người nào, và là một danh xưng duy nhất trong toàn bộ Thánh Kinh (cf ‘In Lucam’ 6:7). 

 

Nó là một danh hiệu ở thể thụ động, thế nhưng ‘cái thụ động’ này của Mẹ Maria, Vị luôn được và đang được Chúa măi măi ‘yêu thương’, bao gồm việc tự do ưng thuận của Mẹ, việc đáp ứng cá nhân và nguyên vẹn của Mẹ: Khi được yêu thương, Mẹ Maria hoàn toàn chủ động, v́ Mẹ chấp nhận một cách quảng đại làn sóng yêu thương của Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên Mẹ. Cả ở việc này nữa, Mẹ cũng là người môn đệ trọn hảo của Con Mẹ, Đấng hiện thực tất cả tự do của ḿnh qua việc tuân phục Chúa Cha.

 

Trong bài đọc thứ hai, chúng ta nghe một đoạn tuyệt vời được tác giả của bức Thư gửi Do Thái viết khi dẫn giải Thánh Vịnh 39 theo ư nghĩa nhập thể của Chúa Kitô: “Khi Chúa Kitô vào trần gian, Người đă thưa… ‘Này Con đây, Con xin đến để làm theo ư Cha, Ôi Thiên Chúa’” (10:5-7). Trước mầu nhiệm của hai lời ‘Này con đây’ của Chúa Kitô và Vị Trinh Nữ, lời này phản ảnh trong lời kia, làm nên câu Amen duy nhất dâng lên ư muốn yêu thương của Thiên Chúa, chúng ta cảm thấy đầy những ngỡ ngàng và tri ân cảm tạ, và chúng ta cúi ḿnh xuống tôn thờ.

 

Chư huynh thân mến, thật là một ân huệ cao cả biết bao khi thực hiện việc cử hành ư nghĩa này vào Lễ Trọng Truyền Tin đây! Chúng ta có thể nhận được dồi dào ánh sáng biết bao từ mầu nhiệm này cho đời sống chúng ta làm thừa tác viên của Giáo Hội đây! Nhất là các vị tân hồng y thân mến, chư huynh có thể lănh nhận nhiều bổ dưỡng là chừng nào cho sứ vụ làm ‘Nghị Viên’ cao cả của Vị Thừa Kế Thánh Phêrô! Cơ hội thích đáng này giúp chúng ta coi biến cố hôm nay đây, một biến cố nhấn mạnh đến nguyên tố Phêrô của Giáo Hội, theo chiều hướng của một nguyên tố khác, đó là nguyên tố Thánh Mẫu, một nguyên tố thậm chí c̣n quan trọng hơn nữa. Tầm vóc quan trọng của nguyên tố Thánh Mẫu trong Giáo Hội, sau công đồng chung Vaticanô II, được đề cao một cách đặc biệt bởi Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiền nhiệm yêu dấu của tôi, hợp với khẩu hiệu của ngài ‘Totus tuus’.

 

Trong linh đạo của ngài, cũng như trong thừa tác vụ liên lỉ của ngài, sự hiện diện của Mẹ Maria như là Người Mẹ và là Nữ Vương của Giáo Hội đă trở thành hiển nhiên trước mắt mọi người. Nhất là ngài đă quảng bá sự hiện diện từ mẫu của Mẹ nơi vụ ám sát ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Để tưởng nhớ biến cố bi thương này, ngài đă đặt một bức ảnh Đức Trinh Nữ bằng vi thạch ghép trên cao Tông Dinh Giáo Hoàng, nh́n xuống Quảng Trường Thánh Phêrô, để hỗ trợ những giây phút chính yếu và diễn tiến hằng ngày cho giáo triều dài lâu của ngài. Đúng một năm từ khi giáo triều của ngài đi vào giai đoạn cuối cùng, giai đoạn vượt qua đầy khổ đau nhưng thực sự là vinh thắng. Tấm h́nh Truyền Tin, hơn bất cứ tấm h́nh nào khác, giúp chúng ta thấy rơ lư do tại sao hết mọi sự trong Giáo Hội trở về với mầu nhiệm Mẹ Maria chấp nhận Lời thần linh, nhờ đó, qua tác động của Thánh Linh, giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại mới được hoàn toàn niêm ấn.

 

Hết mọi sự trong Giáo Hội, hết mọi cơ cấu và thừa tác vụ, bao gồm cả thừa tác vụ của Thánh Phêrô và của các vị thừa kế ngài, đều được ‘bao gồm’ trong áo choàng của Vị Trinh Nữ này, trong chân trời đầy ân phúc của lời Mẹ ‘xin vâng’ theo ư muốn của Thiên Chúa. Mối liên hệ này với Mẹ Maria tự nhiên khơi lên trong tất cả chúng ta một âm hưởng rất mến thương, thế nhưng, trước hết nó có một giá trị khách quan. Giữa Mẹ Maria và Giáo Hội thực sự có một mối liên hệ tự nhiên, được Công Đồng Chung Vaticanô II nhấn mạnh qua quyết định khéo léo của ḿnh, trong việc đưa phần về Đức Trinh Nữ vào đoạn kết của hiến chế ‘Ánh Sáng Muôn Dân’ về Giáo Hội.

 

Đề tài về mối liên hệ giữa nguyên tố Phêrô và nguyên tố Thánh Mẫu cũng được thể hiện nơi biểu hiệu chiếc nhẫn mà tôi sắp sửa trao cho chư huynh. Chiếc nhẫn này luôn là dấu hiệu của hôn ước. Hầu hết tất cả chư huynh đă được một chiếc nhẫn vào ngày được tấn phong lên hàng giáo phẩm, như biểu lộ ḷng trung thành và việc dấn thân của chư huynh trong vấn đề trông coi Hội Thánh là hiền thê của Chúa Kitô (x. Nghi Thức Tấn Phong Giám Mục). Chiếc nhẫn tôi trao cho chư huynh hôm nay đây, chiếc nhẫn hợp với phẩm tước hồng y, là để xác nhận và củng cố việc dấn thân ấy, việc dấn thân cũng xuất phát từ tặng ân hôn ước, từ việc nhắc nhở cho chư huynh nhớ rằng trước hết và trên hết chư huynh cần phải mật thiết kết hợp với Chúa Kitô để hoàn thành sứ vụ của chư huynh là thành phần phù rể của Giáo Hội.

 

Chớ ǵ việc chư huynh chấp nhận chiếc nhẫn này, đối với chư huynh, là việc chư huynh lập lại tiếng ‘xin vâng’ của ḿnh, tiếng ‘này con đây’ của chư huynh, ngỏ cả cùng Chúa Giêsu là Đấng đă chọn chư huynh và ủy nhiệm chư huynh, lẫn Giáo Hội, một Giáo Hội chư huynh được kêu gọi để phục vụ bằng t́nh mến yêu của một người bạn đời. Bởi vậy mà hai chiều kích của Giáo Hội là Thánh Mẫu và Phêrô, gặp nhau ở giá trị cao cả của ‘đức ái’ là đức làm trọn mỗi nguyên tố. Thánh Phaolô nói rằng đức ái là đặc sủng ‘cao trọng nhất’, là ‘đường lối tuyệt hảo nhất’ (1Cor 12:31,13:13).

 

Hết mọi sự trên thế giới này sẽ qua đi. Trong cơi vĩnh hằng chỉ có t́nh yêu mới tồn tại mà thôi. V́ lư do này, Chư Huynh thân mến, lợi dụng dịp thuận lợi của mùa Chay này, chúng ta hăy quyết tâm bảo đảm là hết mọi sự trong đời sống riêng tư của ḿnh, cũng như trong hoạt động của Giáo Hội chúng ta tham phần, đều được tác động bởi đức ái và dẫn tới đức ái. Cả về khía cạnh này nữa, chúng ta được chiếu soi bởi mầu nhiệm chúng ta đang cử hành hôm nay đây. Thật vậy, việc đầu tiên Mẹ Maria làm sau khi lănh nhận sứ điệp của Thiên Thần là ‘vội vă’ lên đường tới nhà của người chị họ Isave để phục vụ người chị này (x Lk 1:39).

 

Động tác của Vị Trinh Nữ này là một động tác của đức ái chân thực, một động tác khiêm tốn và can đảm, được tác động bởi niềm tin tưởng vào lời Chúa và được Thánh Linh động viên trong ḷng. Những ai yêu thương th́ quên ḿnh và dấn thân phục vụ tha nhân.

 

Ở đây chúng ta có được h́nh ảnh và mô phạm của Giáo Hội! Hết mọi cộng đồng giáo hội, như Người Mẹ của Chúa Kitô, đều được kêu gọi hoàn toàn quảng đại chấp nhận mầu nhiệm của Thiên Chúa là Đấng đến ngự trong Mẹ và dẫn Mẹ bước đi trên con đường yêu thương. Đó là con đường tôi đă chọn để khai triều của ḿnh, khi mời gọi mọi người, bằng bức thông điệp đầu tiên của ḿnh, trong việc xây dựng Giáo Hội trong đức ái như một ‘cộng đồng yêu thương’ (x Thiên Chúa Là T́nh Yêu, phần 2).

 

Trong việc theo đuổi mục tiêu này, Chư Huynh Hồng Y khả kính, việc gắn bó về tinh thần và việc chủ động hỗ trợ của chư huynh là những ǵ hỗ trợ và an ủi tôi rất nhiều. Tôi cám ơn chư huynh về điều ấy, đồng thời tôi mời gọi tất cả mọi người trong chư huynh, linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân, hăy liên kết với nhau trong việc kêu cầu Thánh Linh, xin cho Hồng Y Đoàn được nhiệt thành hơn trong đức ái mục vụ, hầu giúp cho toàn thể Giáo Hội chiếu rạng t́nh yêu của Chúa Kitô trên thế giới, để chúc tụng và tôn vinh Ba Ngôi Chí Tháhh. Amen!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 26/3/2006  

 

 

__________________________________________
 


Mạc Khải Thánh Mẫu
(trích trong cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm)
 


TIẾP NHẬN TIN MỪNG
 


Thời giờ Nhập Thể đă đến, Thiên Chúa trực tiếp mặc khải giờ đó cho tổng thần Gabriel, trứ không mặc khải theo lối thường là qua thiên thần cấp trên soi sáng cho thiên thần cấp dưới. Ngài ủy nhiệm cho tổng thần Gabriel sứ máng đến với Đức Trinh Nữ Maria, và chính Ngài nói cho tổng thần nghe những lời phải chào mừng Đức Nữ. Đầy hoan hỉ, Tổng Thần tử thiên đàng xuống, có một đoàn tháp tùng rất đông đảo các thiên thần khác dưới h́nh người, vị nào cũng chói sáng cân xứng với phẩm trật của họ. Dung nhan mỹ lệ của Tổng Thần Gabriel ngời chói vinh quang, thái độ uy nghi, cử chị thanh lịch, tất cả nơi sứ thần đều phi thường. Sứ thần mang một vương miện lộng lẫy đặc biệt; trên ngực có một thánh giá rất đẹp biểu hiệu mầu nhiệm Nhập Thể. Chưa bao giờ có một Thiên Thần nào được phái đến với Mẹ Maria, mang nhiều đặc điểm của Thần Tính Thiên Chúa như vậy.


Hôm đó, Mẹ Maria được 14 tuổi, 6 tháng, 17 ngày. Tầm vóc Mẹ lúc đó đă cao lớn hơn tầm vóc của những thiếu nữ đồng trạc. Thân h́nh Mẹ rất cân đối, đẹp tuyệt vời, một vẻ đẹp thánh thiện sung măn. Mặt Mẹ h́nh trái xoan thanh nhă; không mập mạp cũng không gầy g̣. Nước da mặt sáng sủa ngả màu ngà. Trán Mẹ rộng và vuông vức. Đôi lông mày hơn cong nổi bật nét đen đẹp. Đôi mắt tṛn trịu đoan trang ngả đen lẫn màu xanh xanh; Ánh mắt trong sáng dịu dàng với nụ cười duyên dáng trên khoe miệng. Miệng Mẹ nhỏ giữa đôi môi thắm tươi, dưới sóng mũi thẳng thật đều. Tắt rằng: Toàn khuôn mặt cũng như toàn thân Mẹ là một vẻ đẹp cân xứng và hoàn hảo tuyệt vời. Ánh nh́n của Mẹ vừa tỏ ra một thiện cảm lôi cuốn mọi người, vừa gây cho mọi người một niềm kính sợ, với những tâm t́nh cao khiết trên trời. Y phục Mẹ mặc nghèo nàn, nhưng sạch sẽ, nhuộm mầu tro và rất mực nghiêm trang nết na.


Lúc Đức Tổng Thần đến, Mẹ đang ở trong một căn pḥng đơn bạch, không một trang trí nào, và đang suy niệm về những ân huệ lạ lùng Chúa ban cho trong 9 ngày vừa qua. Tâm hồn Mẹ ngây ngất thầm thỉ: "Các tầng trời hoan hỉ biết bao! trái đất được ủi an chừng nào! Ngôi Lời của Cha Hằng Hữu sắp đến rồi! hạnh phúc thay phụ nữ nào được làm nữ t́ hầu hạ Mẹ Ngài! ôi Emmanuel, Đấng Thiên Chúa ở với chúng tôi, đấng là Thiên Chúa và là Người, xin hăy đến, đến giải thoát dân Chúa". Đúng trong lúc Mẹ đang suy niệm những Mầu Nhiệm và dâng những lời cầu xin đó, sứ đoàn Gabriel đông đảo hiện ra với Mẹ. Hôm đó là ngày thứ 5, lúc 7 giờ chiều; màn đêm bắt đầu buông.


Mẹ chỉ nh́n Sứ Thần Thiên Chúa với một cái nh́n vừa đủ để nhận ra. Liền lúc đó, với đức khiêm nhượng thường xuyên, Mẹ muốn xấp ḿnh trước mặt Sứ Thần. Nhưng Sứ Thần ngăn lại và chính Sứ Thần phủ phục trước mặt Mẹ. Rồi, như ta đă biết, lúc ngẩng lên, Sứ Thần chào mừng Mẹ: "Kính mững Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ; Trinh Nữ có phúc hơn hết mọi người Nữ". Không mất b́nh thản, nhưng Mẹ bối rối: Mẹ vẫn tin ḿnh là cuối rốt mọi thụ tạo và, lúc đó, Chúa lại mặc khải cho Mẹ biết Ngài đă chọn Mẹ làm Mẹ Ngài, trong khi không hề bao giờ Mẹ dám nghĩ đến vinh dự ấy. Sứ Thần trấn an Mẹ mà nói: "Hỡi Đức Maria, xin đừng e ngại ǵ. Trinh Nữ đă được đầy ơn nghĩa trước mặt Chúa. Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh con trai, và đặt tên là Giêsu".


Mẹ xin Chúa một cứu trợ đặc biệt để hành động sao cho phù hợp với Thánh Ư Ngài, trong công tŕnh rất quan trọng ấy. Mẹ phải xin như thế, v́, để thực hiện Mầu Nhiệm này, Chúa đă rút lại những thị kiến chí năng mà Mẹ thường được tham hưởng, và để mặt Mẹ với những nhân đức hướng dẫn trong trạng thái chung chung. Trong hoàn cảnh đó, Mẹ đă đặt ra thắc mắc ấy với Đức Sứ Thần về việc giữ ḿnh khiết trinh trong hôn nhân của ḿnh và với cả Thiên Chúa và hôn lễ siêu nhiên Chúa đă đoan kết với Mẹ sau khi Mẹ tuyên hứa lời khấn khiết trinh trọn đời. Mẹ nói với sứ thần lời mà Thánh Kư Luca đă viết la.i: "Việc đó thể hiện thế nào được, v́ tôi không hề biết người nam?". Đồng thời, trong tâm hồn Mẹ âm thầm tuyên lại lời khấn trinh khiết và nhắc nhớ cho Chúa hôn lễ nhiệm mầu nói trên.


Sứ Thần trịnh trọng đáp lại: "Quyền năng Thiên Chúa dễ dàng làm cho Đức Nữ vừa là Mẹ, vừa giữ được Trinh Khiết. Đó sẽ là việc Chúa Thánh Linh làm. Đấng Tối Cao sẽ dùng sức mạnh của Ngài che phủ Đức Nữ, để Đấng Thánh tuyệt đối sinh bởi Đức Nữ được gọi là Con Đấng Tối Cao, Con Thiên Chúa. Người chị họ của Đức Nữ là Êlisabét cũng đă thụ thai gần đây, trong lúc bà đă cao niên và son sẻ: có việc ǵ khó mà Thiên Chúa chẳng làm được? Ngài đă ban cho chị họ Đức Nữ hồng ân ấy, cũng có thể ban cho Đức Nữ hồng ân khác là làm Mẹ và vẫn duy tŕ được Đức Trong Sạch Khiết Trinh. Ngài sẽ cho Đức Nữ một Người Con thừa kế ngai vàng Đavít và vĩnh viễn thống trị Nhà Giacóp. Đức Nữ cũng đă biết lời tiên tri Isaia nói một Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh một Con Trai, gọi tên là Emmanuel..."Sứ Thần c̣n hùng hồn nói về h́nh ảnh bụi gai cháy của Maisen, lời Chúa hứa với Abraham, và nhiều suy tư khác liên quan đến mầu nhiệm Nhập Thể vĩ đại này. Thực ra, với trí thông minh, với đức khôn ngoan, với sự thánh thiện vượt cao trên các Thiên Thần rất xa, Mẹ Maria đă thấu hiểu tất cả các h́nh ảnh và mầu nhiệm Sứ Thần nói. Nhưng Mẹ c̣n tŕ hoăn chưa trả lời, là cốt để cân nhắc cho đứng tầm quan trọng của câu trả lời đó, một câu trả lời đ̣i quyền năng Thiên Chúa phải thi hành một công tŕnh kỳ diệu trọng đại hơn hết. Mẹ biết rằng câu trả lời của Mẹ có thể làm Thiên Chúa Ba Ngôi phải tháo bỏ hay thực hiện lời Ngài đă hứa. Mẹ biết rằng câu trả lời của Mẹ sẽ thể hiện tất cả những lời các tiên tri báo trước, tất cả những h́nh ảnh trong Thánh Kinh về Chúa Cứu Thế hay không. Mẹ biết rằng câu trả lời của Mẹ sẽ dâng lên Thiên Chúa một hy lễ cao trọng chưa bao giờ có, sẽ mở cửa thiên đàng, sẽ chiến thắng hoảng ngục. Mẹ biết rằng câu trả lời của Mẹ sẽ đền bồi xứng đáng phép công bằng của Chúa, sẽ mang ơn cứu chuộc cho cả loài người. Mẹ biết rằng câu trả lời của Mẹ sẽ thiết lập luật mới về ân sủng, làm vinh hạnh cho nhân loại, làm vui cho thiên thần. Mẹ biết rằng câu trả lời của Mẹ sẽ thực hiện tất cả những ǵ gồm Chúa trong mầu nhiệm Con Duy Nhất Của Cha hằng hữu Nhập Thể làm Người, ẩn kín dưới h́nh một người nô lệ, h́nh mà Ngài phải mặc lấy trong ḷng Đồng Trinh của Mẹ. V́ thế Mẹ khôn ngoan không vội vă tỏ ư ưng nhận lời để nghị của Sứ Thần ngay. Thiên Chúa vẫn để Mẹ được tự do chấp nhận, hầu sự chấp nhận ấy nên hoàn hảo hơn, đẹp ḷng Chúa hơn, và loài người chúng ta phải mắc nợ nhiều hơn với những công ơn Mẹ lập khi tự ư đồng công với Chúa Cứ Thế. Mẹ đă đàm đạo rất lâu với chính ḿnh và với Sứ Thần Thiên Chúa về tầm quan trọng và sự cao cả của một công tŕnh lớn lao độc nhất trong lịnh sử loài người như vậy. Tâm trí Mẹ ngất ngây thán phục trước những vẻ dịu kỳ tuyệt vời của Công Tŕnh Cứu Chuộc, tâm hồn Mẹ cháy lên bừng bừng trước t́nh thương yêu lạ lùng khôn tả của Thiên Chúa. Những động cảm rất sông động, những t́nh cảm mến yêu rất hăng nồng của Mẹ ấy đă gây nên một hiệu qủa như là tư nhiên: Trái Tim rất khiết trinh của Mẹ như xiết lại, ép lại do một sức mạnh nồng nàn, say mê cao cả, chất ra ba giọt máu rất trong sạch xuống ḷng Đồng Trinh của Mẹ. Ba giọt máu ấy đă làm chất liệu cần có cho Ngôi Lời Nhập Thể. Chúa Thánh Linh đem toàn năng lực của ḿnh, lấy ba giọt máu đó tạo nên thân xác Chúa Giêsu Kitô, trong lúc Mẹ cúi đầu chắp tay trước ngực với một thái độ, một giọng điệu rất khiêm nhượng, rất ngoan ngoăn thơ thảo, thưa với Sứ Thần những lời rất dịu kỳ, rất cao cả, để nói lên sự ưng thuận của ḿnh: “Này tôi là nữ t́ Chúa! Xin thể hiện cho tôi theo như lời Ngài: Ecce ancilla Domini, fiat mihi secundum verbumtum”. Lời rất dịu ngọt làm khoái vui Thiên Chúa, rất sinh lợi ích cho chúng ta ấy vừa được Mẹ thốt ra, Thiên Chúa liền thực hiện ngay bốn việc sau đây trong một giây phúc: Ba giọt máu rất trinh trong của Mẹ trở nên chất liệu tạo thành thân sác rất thánh Chúa Giêsu; Linh Hồn rất thánh của Chúa Giêsu được sáng tạo; Linh Hồn ấy hợp nhất với Thân Xác Chúa Giêsu, tặng cho Nhân Tính Ngài hết mọi hoàn thiện có thể; và sau cùng, Ngôi Lời hợp với Xác và Linh Hồn Chúa Kitô cách ngôi vị làm nên một Ngôi Vị, khiến Chúa Kitô vừa là Thiên Chúa thật vừa là Người thật, để làm Chúa ta, làm Đấng Cứu Chuộc ta. Việc lạ lùng vĩ đại này được thực hiện vào Thứ Sáu, 25 tháng 3, lúc b́nh minh, trùng vào giờ Thiên Chúa sáng tạo Adong ngày trước, năm 5199 tính từ khi sáng tạo vũ trụ. Nữ tu Maria Agêđa viết: “Cách tính này sác thực theo lời Chúa đáp câu hỏi của tôi khi Bề Trên truyền. Theo đó th́ vũ trụ được sáng tạo vào tháng 3 và, v́ công tŕnh Thiên Chúa làm là công tŕnh rất hoàn hảo, nên cây cối thảo mộc và ra khỏi tay Chúa là đă đầy dẫy hoa thơm qủa ngọt, và sẽ không tàn héo rơi rụng bao giờ, nếu tội lỗi đă không làm sáo trộn cả thiên nhiên”.


Đồng thời với lúc Chúa Giêsu Kitô đầu thai, Mẹ Maria được đem lên Thiên Đàng hưởng phúc cách hoàn hảo hơn hết các lần trước. Thiên Chúa mặc khải cho Mẹ những mầu nhiệm rất cao cả. Lúc đó Mẹ khám phá ra ư nghĩa bí ẩn của những mặt hiệu biểu tượng trang sức cho Mẹ và những mặt hiệu các thiên thần mang. Mẹ nhận thức rất r rằng được sự ngôi hiệp giữa bản tính Thiên Chúa và bản tính Nhân Loại, cũng như luật mới của Phúc Aâm, với rất nhiều sự kiện rất cao cả khác không hề thông trao cho một vị thánh nào bao giờ. Chúa Ba Ngôi xác nhận Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và có đủ mọi quyền lợi của Mẹ Thiên Chúa. Quả thật, Mẹ là Mẹ Thiên Chúa với tất cả ư nghĩa của tiếng ấy và là Mẹ Thiên Chúa thực tế hơn bất cứ người mẹ nào là mẹ con cái ḿnh.


Về Linh Hồn Chúa Giêsu Kitô ngay khi vừa được sáng tạo, đă được hưởng phúc hưởng kiến và t́nh yêu của Thần Tính Thiên Chúa, được đầy linh ân Chúa Thánh Thần, và tất cả các nhân đức ở một cấp độ tuyệt cao, trừ đức tin và đức cậy là hai đức công hợp với cập bậc của Ngài. Sự vinh hiển mà Chúa Giêsu có vinh phúc hưởng kiến ở tại phần thượng của Ngài, chứ không được thông cho Thân Xác Ngài, để Ngài có thể chịu đau khổ về Nhân Tính mà cứu chuộc ta. Ngay từ giây phút đầu tiên vừa hiện hữu, Linh Hồn thần hoá của Chúa Kitô đă làm những công việc này: Ngày thấy được Thần Tính Thiên Chúa tự tại như thế nào và hợp nhất với Nhân Tính rất thánh của Ngài như thế nào. Ngài yêu mến Thần Tính ấy bằng một t́nh yêu toàn phúc tuyệt cao. Ngài nh́n nhận ḿnh kém Thiên Chúa, nên Ngài hạ ḿnh thẳm sâu trước nhan Thiên Chúa, cảm tạ Thiên Chúa vị được sáng tạo, được ngôi hiệp với Ngôi Lời và hiến dâng ḿnh cho Thiên Chúa làm hy lễ cứu chuộc nhân loại. Ngài thấy mẹ Maria đă h́nh thành Thân Xác Ngài như thế nào trong lúc Mẹ mến yêu ngây ngất. Ngài chiếm ngự và sung sướng được ngự trong nhà tạm Thánh Đức là cung ḷng Mẹ. Ngài ca tụng Cha Hằng Hữu v́ đă sáng tạo nên Mẹ không vướng lây tội Adong, rất trong sạch và đầy mọi ân sủng, nhân đức và linh ân trổi vượt. Ngài cầu xin cho Mẹ Ngài và Cha Đồng Trinh Giuse của Ngài được hạnh phúc đời đời. Giá trị của chỉ một hành vi Ngài làm khi ấy cũng rất lớn lao, có thể cứu chuộc được vô cùng thế giới, nếu giả sử là có vô cùng thế giới. Chúa Giêsu đă tạo lập biết bao kho tàng ân sủng bao la tới trọn đời Ngài cho loài người: mỗi việc Ngài làm ấy đều không tuỳ thuộc những việc liên hệ đến phúc hưởng kiến và t́nh yêu toàn phúc của Ngài, mà chỉ ở trong cương vị một Người-Chúa. Chỉ là cốt để mưu lợi ít cho ta mà Ngài đă làm những công tŕnh rất vĩ đại: Ngài không thể không tiếp nhận ơn nào hay vinh quang nào hơn cho Ngài nữa.


Chúa cũng muốn toàn thể vũ trụ, toàn thể thiên nhiên đều hoan hỉ trước biến cố hạnh phúc Nhập Thể. Trời đất bừng lên rạng rỡ hơn, muôn sao sáng láng hơn, chim trời ca hát nhịp nhàng trong trẻo hơn, thảo mộc trổ hoa mỹ lệ hơn, kết trái ngon lành hơn tỏa hương thơm ngát hơn, các thiên thần ngất ngây hoan lạc. Người trần thế công chính lương thiện đều nghiệm thấy một nhiệt hứng hân hoan. Dưới u ngục, các thánh tưng bừng hoan hỉ, khi Đức Tổng Thần Micae đến báo tin trọng đại Chúa Cứu Thế đă đầu thai nhập thể. Riêng hoảng ngục run giùng kinh hăi, ma qủy bị hành hạ đau đớn khổ cực hơn, bất th́nh ĺnh bị lùa vào nấp kín trong những vực tối tăm hơn mà không biết v́ lư do nào.


Đức Nữ Trinh Maria, Đấng sẽ làm rối loạn cả nước qủy thần, lúc ra khỏi thị kiến hưởng phúc ấy đă xấp ḿnh xuống ngay để thờ lạy Con Chí Thánh ḿnh bền ngoài. Từ đó, Mẹ cảm thấy toàn thân Mẹ được nên thiêng liêng hơn, được thần hoá hơn trước. Nhưng không phải là lúc nào Mẹ cũng sống trong những êm thú dịu ngọt ấy. Nhận thức được những đau khổ Chúa Cứu Thế sẽ phải chịu, đă là một mũi gươm xuyên thấu trái tim Mẹ, và làm cho cuộc sống Mẹ trở nên một cuộc tử đạo liên tục sâu xé. Thấm đậm một t́nh yêu vừa dấu ái vừa đau khổ Mẹ thường thủ thỉ với Con Chí Thánh Mẹ trong ḷng và cả sau này khi đă sinh hạ: “Con vừa mới tiếp nhận sự sống đờn này, mà đă dằn ḷng chịu chết nhục nhă như vậy rồi ư? Con chỉ cần làm một hành vi thôi cũng đă đủ rồi. Mẹ biết bao mong muốn Cha Công Bằng vui ḷng nhận lấy việc ấy làm lễ đề tạ thâ cho loài người, hoặc một ḿnh Mẹ phải chịu tất cả những khổ h́nh con sẽ phải chịu trong cuộc Tử Nạn. Oâi con rất hiền từ của Mẹ, là nguồn vui sướng của linh hồn Mẹ, ước chi Mẹ có thể cứu con khỏi chết! Nhưng xin Chúa thực hiện Thánh Ư Ngài”.


Thai-Nhi-Con-Thiên-Chúa cũng tăng trưởng như những thai nhi khác, chỉ không phải đau khổ ǵ như những thai nhi ấy. Của nuôi Ngài suốt thời gian làm bào thai là của nuôi nực mùi thanh khiết không vết nhơ và được hương t́nh yêu vô giới hạn của Mẹ Ngài. Mẹ biết r lương thực Mẹ dùng sẽ trở nên lương thực của Con Thiên Chúa trong ḷng ḿnh nên Mẹ luôn luôn dùng nó với tâm t́nh tuyệt vời cao cả, tuyệt vời thánh thiện; các thiên thần phải sững sờ bỡ ngỡ thán phục khi thấy Mẹ biến công việc rất thông thường đó thành một việc lập công trạng rất trọng cho ḿnh, và thành một đề tài gồm chứa biết bao vui mừng cho Thiên Chúa.


Về việc tôn thờ bề ngoài dành cho Con Chí Thành Mẹ, Mẹ cũng không kém đáng ca tụng. Mỗi ngày, kể từ nửa đêm, Mẹ đă bái gối hơn ba trăm lần để thờ lạy Chúa. Việc bái gối này Mẹ vẫn tiếp tục trong cả cuộc đời Mẹ. Mẹ xin Cha Hằng Hữu ban cho Mẹ ơn chu toàn những trách vụ đối với Người Con Thần Linh mà Cha ủy thác cho Mẹ, và hướng dẫn mọi hành động của Mẹ với một t́nh yêu nồng nhiệt để bảo vệ kho tàng rất thánh ấy.


Mẹ được một ngh́n thiên thần hầu cận giúp đỡ hôm sau ngày Ngôi Hai Nhập Thể, các thiên thần đó hiện ra với Mẹ dưới h́nh người. Sau khi thờ lạy Thiên-Chúa-Làm-Người của họ, họ đă chúc tụng Mẹ v́ hạnh phúc Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Rồi một lần nữa tung hô Mẹ là nữ vương ḿnh, họ bắt tay vào việc phục vụ Mẹ. Từ đó, họ luôn luôn túc trực bên Mẹ với h́nh người r ràng giúp đỡ Mẹ trong mọi công việc và, khi nào Mẹ dùng bữa một ḿnh họ hầu bữa Mẹ, một bữa ăn lúc nào cũng rất thanh đạm.


Nhưng đối với Mẹ, niềm vui v́ thấy các thiên thần tận tâm với ḿnh c̣n kém rất xa niềm vui Mẹ cảm hưởng từ Con Mẹ. Mẹ cảm thấy Ngài hiện diện nhiều cách, mà cách nào cũng vừa êm dịu, vừa kỳ thú. Nhiều lần, Ngài xuất hiện với Mẹ trong những thị kiến; đôi lần Mẹ nh́n thấy Thần Tính Thiên Chúa y như Thần Tính ấy hiện hữu, ngôi hiệp với bản tính nhân loại; những lần khác, Mẹ nh́n thấy Nhân Tính rất thánh của Chúa như qua một ánh pha lê rất trong sáng.. Sau cùng, trong nhiều trường hợp, Mẹ nh́n thấy Thân Xác Thiên-Chúa-Thai-Nhi rạng ánh vinh hiển của linh hồn Ngài; ánh vinh hiển ấy lại chiếu sáng chói ngời trên Mẹ.


Những đặc ân biến hóa Mẹ nên một hữu thể khác và đốt cháy Mẹ lên bằng một t́nh yêu rất nồng nhiệt, đến nỗi Mẹ cần được Thiên Chúa trợ giúp mới chịu đụng được sức nóng của t́nh yêu ấy. Để ban cho Mẹ một chút nâng đỡ bề ngoài, trước kia đôi lần Ngài sai những con chim nhỏ đến với Mẹ bay lượn chung quanh bái chào Mẹ, tấu lên một khúc nhạc rộn ràng tôn kính Mẹ, và khi Mẹ chúc lành cho rồi chúng mới chịu bay đi. Từ khi Mẹ thụ thai Con Thiên Chúa, Mẹ cũng lại được niềm kính tôn tiêu khiển đó, sau khi các thiên thần đă chúc mừng phẩm mới của Mẹ. Đức Nữ Vương Muôn Loài Thụ Tạo truyền lệnh cho rất nhiều loài chim nhận biết Đầng Sáng Tạo nên chúng, đang ẩn ngự trong cung ḷng Mẹ, bảo chúng hát lên nhiều bài ca tụng Ngài v́ đă sáng tạo và bảo tồn chúng. Chúng vâng thi hành mệnh lệnh Mẹ ban ngay: không trung vang lên những dịu hót nhịp nhàng của chúng; chúng bay lượn xuống sát đất để tôn kính cả hai Mẹ con. Từ lần đó, chúng thường bay đến bên Mẹ, tha những bông hoa đẹp nhả xuống trên tay Mẹ, rồi hót lên hay im lặng tuỳ ư Mẹ. Trong những mùa giá rét, chúng thường vào ẩn trú nơi Mẹ: Mẹ đón tiếp chúng cách nhân từ dịu dàng, nuôi chúng cách thiết tha ân cần v́ chúng vô tội, chúng góp phần ca tụng Đấng Sáng Tạo nên chúng.


Những việc kỳ lạ đó chẳng có ǵ làm ta phải bỡ ngỡ, v́ công việc Chúa làm bao giờ cũng nhằm những mục đích cao cả và khả kính, mặc dù những duyên cớ để Ngài làm đó nhỏ bé đến đâu đi nữa. Đối với ta, ta cảm tạ và chúc tụng Ngài, v́ Ngài đă ban cho mọi thụ tạo được tham phần vào hữu thể và vẻ hoàn hảo của Ngài, bao giờ cũng là việc phải đạo và thiện hảo. Đó cũng chính là việc Mẹ Maria vẫn thường làm.

 

Đầy Ơn Phúc:
Biệt Danh của Người Nữ mang tên Maria


 


Biệt Danh “Đầy Ơn Phúc”


Danh xưng là biểu hiệu căn tính của một vật hay nói lên một thực tại nào đó. Nói cách khác, căn tính của một vật hay một thực tại nào đó được biểu lộ qua danh xưng của ḿnh. Đến nỗi, nói đến danh xưng nào là người ta nghĩ ngay đến vật đó hay đến thực tại của nó. Chẳng hạn, nói đến “Hiện Hữu” là nghĩ đến Thiên Chúa, nói đến “Thiên Sai” hay “Kitô” là nghĩ đến Chúa Giêsu, và nói đến “Đầy Ơn Phúc” hay “Toàn Phúc” là nghĩ đến Mẹ Maria.

Thật ra “Giêsu” mới là tên gọi chính thức của Đấng “Thiên Sai” hay của Đức “Kitô”, và “Maria” mới là tên gọi của Người Nữ “Đầy Ơn Phúc” hay “Toàn Phúc”. Tuy nhiên, “Giêsu” và “Maria”, tự bản chất, cũng chỉ là một tên gọi có tính cách đối ngoại, trực tiếp liên quan đến lư lịch của một nhân vật lịch sử cần phải có, để đáp ứng nhu cầu nhận diện của sinh hoạt giao tế trong xă hội, và có thể trùng hợp với tất cả những nhân vật nào khác cũng mang cùng một tên gọi ấy, đến nỗi, một khi nhắc tới một trong hai tên gọi này bằng văn tự, dù của bất cứ ai, kể cả của những con người mang tiếng xấu nhất trong lịch sử loài người đi nữa, mẫu tự đầu của tên gọi ấy cũng phải được viết thành Chữ Hoa đàng hoàng tử tế.

Thế nhưng, ngược lại, một khi nói đến “Thiên Sai” hay đến “Kitô” là nói đến nhân vật lịch sử “Giêsu” Nazarét độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người, và một khi nói đến “Đầy Ơn Phúc” hay “Toàn Phúc” là nói đến Người Nữ mang tên “Maria”, Mẹ của Đức “Giêsu”, duy nhất trên thế gian này. Thậm chí, dù đứng một ḿnh, không được kèm theo bằng tên gọi “Giêsu” hay “Maria” đi nữa, danh xưng “Thiên Sai” hay “Kitô” và danh xưng “Đầy Ơn Phúc” hay “Toàn Phúc” cũng vẫn bao gồm cả hai tên gọi “Giêsu” và “Maria” trong đó. Bởi v́, danh xưng “Kitô” nói lên tất cả căn tính của nhân vật “Giêsu”, mà nếu không phải là “Thiên Sai”, th́ nhân vật lịch sử mang tên “Giêsu” ấy nhất định sẽ không phải là Đấng Cứu Thế, và danh xưng “Toàn Phúc” cũng nói lên tất cả căn tính của người nữ “Maria”, mà nếu không phải là “Đầy Ơn Phúc”, th́ Người Nữ mang tên “Maria” ấy chắc chắn không phải là Mẹ của Chúa “Giêsu”. Như thế, “Thiên Sai” hay “Kitô” chính là căn tính của Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế, và “Đầy Ơn Phúc” hay “Toàn Phúc” chính là căn tính của Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu Cứu Thế.

Thật vậy, nếu toàn thể Cựu Ước của Do Thái giáo là Mạc Khải Thần Linh về Đấng tự xưng danh ḿnh là “Hiện Hữu” (Ex 3:14), và nếu toàn thể Tân Ước của Kitô giáo là Mạc Khải Thần Linh về Đấng tỏ ḿnh ra để được nhận biết là “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), th́ tất cả cuộc đời trần gian của Mẹ Maria, ngay từ lúc vừa đầu thai trong ḷng mẹ cho đến khi được mông triệu cả hồn lẫn xác về trời, chính là Mạc Khải Thần Linh về một “Người Nữ” (Gn 3:15; Gal 4:4; Rev 12:1) được thần trời chào kính là “Toàn Phúc” (Lk 1:28), được người lành dưới thế khen tặng là “Có Phúc” (Lk 1:45) và được chính “Người Nữ” ấy chân nhận ḿnh là “Diễm Phúc” (Lk 1:48). Nếu “Maria” là tên gọi theo lư lịch trần gian của “Người Nữ” lịch sử có một không hai ấy, th́ “Toàn Phúc” hay “Đầy Ơn Phúc” chính là Biệt Danh hay Danh Hiệu của “Người Nữ” này vậy, một biệt danh đă được chính Thiên Chúa mạc khải cho loài người biết qua lời truyền tin của tổng thần Gabiên (x Lk 1:28): “Hăy vui lên, hỡi đầy ơn phúc” (“Rejoice, full of grace” - Lk 1:28).

• “Chúng ta thấy được là lời diễn tả này như nói lên chính danh xưng của Mẹ Maria, một ‘tên gọi’ được Chúa Cha ban cho Mẹ ngay khi Mẹ vừa hiện hữu”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng cũng là bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên,
thứ tư ngày 5/1/2000, đoạn 3, tuần san L’O sservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 12/1/2000).

Thế nhưng:
• “Đầy ơn phúc” là ǵ, nhất là nơi trường hợp của Mẹ Maria?
• Và Mẹ Maria được “đầy ơn phúc” như thế nào và tới đâu?


Ư Nghĩa “Đầy Ơn Phúc”


Nếu Lời Nhập Thể đến để cho chiên của Người “được sự sống và được sự sống viên măn (hay) sự sống trọn vẹn” (“abundant life” or “life in full” - Jn 10:10), th́ phải chăng hai nguyên tổ loài người, dù khi c̣n ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy chưa biết đến tội lỗi là ǵ, bấy giờ các vị cũng chỉ mới “được sự sống” chứ chưa “được sự sống viên măn (hay) sự sống trọn vẹn”?

Đúng thế, nếu “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đă ban Con một ḿnh…” (Jn 3:16), th́ chỉ cho tới khi nào Ngài chính thức sai Con Ngài đến trần gian, tức cho tới khi “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14), hay lúc “sự sống đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta” (1Jn 1:2), lúc bấy giờ mới thực sự là “thời gian viên trọn” (Gal 4:4), và cũng chỉ cho tới lúc bấy giờ “tất cả chúng ta mới lănh nhận dồi dào ân phúc từ sự viên măn của Người” (Jn 1:16). Vậy nếu “Thiên Chúa đă ban sự sống trường sinh cho chúng ta, và sự sống trường sinh này ở nơi Con của Ngài. Ai có Con là có sự sống” (1Jn 5:11-12), th́ c̣n ai được diễm phúc Thiên Chúa ban riêng Con Ngài cho như Mẹ Maria và bằng Mẹ Maria!

Thật ra, đối với “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8, 16), tác động yêu thương của Ngài dành cho nhân loại và tỏ ra cho nhân loại là một tác động hoàn toàn và trọn vẹn ngay từ đầu. Nghĩa là, một khi yêu thương, Thiên Chúa yêu thương với tất cả bản tính “là t́nh yêu” của Ngài, do đó, một khi tỏ ḿnh hay “tỏ t́nh” ra cho loài người là Ngài đă ban cho con người chính ḿnh Ngài, đă ban cho con người trọn vẹn bản thân Ngài rồi, chứ không phải chỉ ban một phần nào của Ngài, hay một chút nào của Ngài. Bởi thế, ngay từ đầu, khi c̣n ở trong “t́nh trạng được gọi là công chính nguyên thủy” (Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 376), hai nguyên tổ loài người cũng đă được ở trong t́nh trạng “đầy ơn phúc”, một t́nh trạng “chỉ có vinh quang của cuộc tân tạo trong Chúa Kitô mới hơn được” (Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 374).

Đúng thế, v́ t́nh trạng “đầy ơn phúc” nơi hai nguyên tổ loài người không hơn được “vinh quang của cuộc tân tạo trong Chúa Kitô”, tức không hơn được lúc “đến thời gian viên trọn” (Gal 4:4) Thiên Chúa đă hoàn toàn tỏ ḿnh ra nơi Lời Nhập Thể của Ngài, Đấng là tất cả Mạc Khải của Thiên Chúa (xem Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 50, 53, 65, 73), mà t́nh trạng “đầy ơn phúc” nơi Mẹ Maria mới là t́nh trạng “có phúc hơn mọi người nữ” (Lk 1:28), tức hơn hết loài người (xem Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 492), thành phần chỉ đóng vai nữ giới đối với “Đấng Tạo Hóa là chồng của ḿnh” (Is 54:5).

• “Đối với Mẹ Maria, lời kêu mời hăy vui lên ấy có liên quan đến một tặng ân đặc biệt Mẹ được Chúa Cha ban cho, đó là tặng ân ‘Đầy ơn phúc’. Kiểu diễn tả ‘kecharitoméne’ theo Hy ngữ thường được chuyển dịch thành ‘đầy ơn phúc’ không phải là không có lư do: thật vậy, đó là một t́nh trạng dồi dào đă đạt đến mức độ cao nhất”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng cũng là bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên,
thứ tư ngày 5/1/2000, đoạn 3, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 12/1/2000)

• “T́nh trạng ‘đầy ơn phúc’ là khởi điểm nơi Mẹ Maria, đối với tất cả mọi người th́ đó lại là đích điểm, v́, như Thánh Tông Đồ Phaolô nói, Thiên Chúa đă tạo dựng chúng ta để chúng ta ‘nên thánh thiện và vô trách cứ trước nhan Ngài’ (Eph 1:4). Đó là lư do tại sao Ngài đă ‘chúc phúc cho chúng ta’ trước cả khi chúng ta hiện hữu trên đời, và đă sai Con Ngài đến trần gian để cứu chuộc chúng ta cho khỏi tội lỗi. Mẹ Maria là tác phẩm chính trong công cuộc cứu độ của Ngài, một con người được Thiên Chúa dựng nên ‘Toàn mỹ’, ‘Toàn hảo’”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, lời chia sẻ Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin trưa Thứ Tư Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/1999,
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, đoạn 1, 15/12/1999)

Nếu Thiên Chúa thông ḿnh cho loài người là để họ có thể dự phần vào Sự Sống Thần Linh của Ngài (xem Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 51), bằng việc “hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14) nơi Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô trong thân phận của một Người Nam, th́ theo ư định của Thiên Chúa, hoàn toàn tương hợp đối với một Người Nữ đóng vai tṛ làm tiêu biểu cho loài người và “đại diện thay cho loài người” (Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 502) trong việc Ngươêi Nữ ‘đầy ơn phúc” ấy đáp lại Mạc Khải của Ngài và chấp nhận Sự Sống Ngài ban là chính Lời Nhập Thể trong giây phút truyền tin.

• “Nơi Mẹ, ‘nữ tử dấu ái của Chúa Cha’ (Hiến Chế Lumen Gentium, đoạn 53), dự án Thiên Chúa yêu thương loài người được tỏ lộ… Niềm vui riêng của Chúa Cha, ở chỗ có Con bên ḿnh, Ngài đă cống hiến cho hết mọi người, thế nhưng, trước hết niềm vui ấy đă được trao ban cho Mẹ Maria để từ Mẹ niềm vui này được lan ra cho toàn thể cộng đồng nhân loại”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng cũng là bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên,
thứ tư ngày 5/1/2000, đoạn 1 và 2, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 12/1/2000)

Tuy nhiên, không phải chỉ cho tới giây phút tổng thần Gabiên kính mừng Mẹ “đầy ơn phúc”, nhất là vào chính giây phút “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14) thực sự trong ḷng Mẹ, tức là giây phút “thời gian đă viên trọn” (Gal 4:4), th́ bấy giờ Mẹ mới thực sự và hoàn toàn “đầy ơn phúc”. Trái lại, Mẹ đă được “đầy ơn phúc” ngay từ giây phút vừa đầu thai trong ḷng thai mẫu của ḿnh, v́ ngay giây phút vừa được đầu thai ấy, Mẹ đă được Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, tức đă được hưởng trước Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa, nghĩa là đă được “Thiên Chúa ban cho sự sống trường sinh… nơi Con của Ngài” (1Jn 5:11) rồi:

• “Cả Mẹ Maria cũng được Chúa Kitô cứu chuộc nữa, và Mẹ thực sự là người đầu tiên được cứu chuộc, v́ ân sủng Thiên Chúa Cha đă ban cho Mẹ ngay từ khi Mẹ bắt đầu hiện hữu là v́ ‘các công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Tinh nhân loại’, như Đức Piô IX đă xác nhận trong Trọng Sắc Ineffabilis Deus (DS 2803)”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên,
thứ tư ngày 12/1/2000, đoạn 2, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 19/1/2000;
xem cả Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo, số 491 và 492)

Chính Mẹ Maria cũng đă công nhận sự kiện Mẹ được Thiên Chúa cứu độ qua lời mở đầu Ca Vịnh Ngợi Khen của Mẹ:

• “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa và thần trí tôi hân hoan trong Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi” (Lk 1:46-47)
Nếu ngay từ giây phút vừa đầu thai trong ḷng thai mẫu, Mẹ Maria đă được “đầy ơn phúc”, đến nỗi “đầy ơn phúc” hơn cả lúc hai nguyên tổ khi các vị c̣n ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, th́ phải chăng sau đó Mẹ Maria không c̣n “đầy ơn phúc” hơn được nữa? Tức là t́nh trạng “được Ơn Nghĩa với Thiên Chúa” (Lk 1:30) nơi Mẹ không c̣n tăng thêm được nữa, v́ đă hết cỡ rồi?? Hoặc là t́nh trạng “đầy ơn phúc” của Mẹ mới ở mức độ “đầy” thấp nhất chứ chưa tới mức độ “đầy” cao nhất ???


Mức Độ “Đầy Ơn Phúc”


Đúng vậy, với Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội được Thiên Chúa ban cho ngay từ giây phút vừa đầu thai trong ḷng thai mẫu, Mẹ Maria đă được “đầy ơn phúc”, tức đă được hưởng trọn vẹn Ơn Cứu Chuộc của Chúa Kitô Cứu Thế. Và nhờ được đặc ân này, Mẹ Maria hoàn toàn thoát khỏi mọi hậu quả và t́ vết do nguyên tội gây ra cùng truyền lại cho tất cả mọi người sinh vào trần gian với bản tính đă bị hư hoại (xem Sách Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 400, 404-405, 407).

Tuy nhiên, không phải v́ không có đam mê nhục dục mà Mẹ Maria không thể phạm tội làm mất “Ơn Nghĩa” (Lk 1:30) với “Đấng đă yêu thương (ḿnh) trước” (1Jn 4:19). Được ban cho ư muốn tự do, như hai nguyên tổ trước nguyên tội, Mẹ Maria vẫn có thể làm mất “Ơn Nghĩa với Thiên Chúa” (Lk 1:30) như thường. Giả sử, trong giây phút truyền tin, sau khi đă hoàn toàn và thực sự biết rơ ư Thiên Chúa muốn ḿnh làm Mẹ Lời Nhập Thể Con Ngài, cũng như đă biết cách Thiên Chúa thực hiện trong trường hợp của Mẹ theo kiểu cắt nghĩa của tổng thần Gabiên (xem Lk 1:35-37), mà Mẹ vẫn khăng khăng từ chối, dù viện một lư do rất chính đáng là muốn giữ ḿnh đồng trinh để được hoàn toàn thuộc trọn về Chúa hơn, hay là cảm thấy ḿnh hết sức bất xứng không đáng và không thể làm Mẹ “Đấng Tối Cao” (Lk 1:32), th́ Mẹ có c̣n “đầy ơn phúc” hay chăng?

Bởi thế, “đầy ơn phúc” đây không phải chỉ có nghĩa là được Thiên Chúa yêu thương trước hết và trên hết mọi sự, như trường hợp Mẹ Maria, đến nỗi, trong cả loài người chỉ có một ḿnh cá nhân Mẹ là người đầu tiên được đón nhận Lời Nhập Thể nơi cả thân xác của Mẹ, một tuyệt ân mà đối với thân phận phụ nữ, như người đàn bà kia trong đám thính giả của Chúa Giêsu đă không thể không lên tiếng gián tiếp khen ngợi Mẹ: “Phúc thay cho ḷng đă cưu mang Ngài và vú đă cho Ngài bú” (Lk 11:27). Trái lại, “đầy ơn phúc” đây c̣n là việc con người biết “nghe lời của Thiên Chúa và giữ lấy lời Ngài” (Lk 11:28) nữa. Và Mẹ Maria “đầy ơn phúc” đă không thực sự và hoàn toàn “nghe và giữ lời Thiên Chúa” là ǵ, khi Mẹ tỏ ra luôn luôn “ghi nhớ mà suy niệm trong ḷng” (Lk 2:51, xem cả 2:19) tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn tỏ ra cho Mẹ, dù Mẹ “không hiểu thấu” (Lk 1:50) vào một lúc nào đó, như trong trường hợp Mẹ được truyền tin Lời Nhập Thể, hay lúc Mẹ nghe Thiếu Nhi Giêsu Con Mẹ đáp lại lời Mẹ vừa khi Mẹ t́m được Người trong đền thờ Gialiêm. Chính v́ thế Mẹ mới được bà chị họ “đầy Thánh Linh” (Lk 1:41) nhận biết và khen tặng: “Em có phúc v́ đă tin những ǵ Chúa phán sẽ được nên trọn” (Lk 1:45).

• “Mẹ Maria chẳng những là mẫu gương ơn gọi mà c̣n là mẫu gương đáp ứng ơn gọi nữa. Thật thế, Mẹ đă thưa với Thiên Chúa ‘vâng’ vào lúc ban đầu cũng như vào mọi giây phút liên tục trong cuộc đời của Mẹ, hoàn toàn tuân theo ư muốn của Ngài, cho dù có những lúc Mẹ thấy ư Ngài mù mờ và khó chấp nhận”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, lời chia sẻ Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin trưa Thứ Tư Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/1999,
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, đoạn 2, 15/12/1999)

• “Thật vậy, Mẹ Maria là gương mẫu của việc nghe Lời Thiên Chúa (x. Lk 2:19,51), và cũng là gương mẫu cho tính chất đơn sơ dễ dạy đối với Lời của Thiên Chúa”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng cũng là bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên,
thứ tư ngày 5/1/2000, đoạn4, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 12/1/2000)

Phải, Mẹ Maria “đầy ơn phúc” c̣n ở chính Đức Tin Đáp Ứng Mạc Khải Thần Linh vô cùng sâu nhiệm của Thiên Chúa nữa. Đến nỗi, Mẹ “tinh tuyền và theo Con Chiên đi đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới” (Rev 14:4), đó là cho tới khi “đứng dưới chân thập giá của Chúa Giêsu có Mẹ Người” (Jn 19:25). Nghĩa là Mẹ hoàn toàn chấp nhận Chúa Kitô Con Mẹ là “tất cả sự thật” (Jn 16:13), tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn tỏ ra cho loài người, tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn ban cho loài người, dù Con Thiên Chúa là “sự sống đă trở nên hữu h́nh” (1Jn 1:2) được ban cho loài người ấy có hoàn toàn bất lực không “xuống được thập giá” (Mt 27:40, 42; Mk 15:32) và có thực sự trở thành một tử thi đi chăng nữa:

• “Ánh mắt tin cậy của Mẹ đặc biệt sáng gương ở chỗ, trong lúc hỗn loạn xẩy ra nơi cuộc khổ nạn của Con Mẹ, Mẹ vẫn hoàn toàn tin tưởng tận đáy ḷng ḿnh vào Người cũng như vào Chúa Cha. Trong khi các môn đệ choáng váng trước những biến cố đó và niềm tin của các vị bị lung lay đến tận gốc, th́ Mẹ Maria, mặc dầu sầu khổ, vẫn hoàn toàn tin tưởng rằng lời tiên phán của Chúa Giêsu sẽ được nên trọn, đó là ‘Con Người… sẽ được sống lại vào ngày thứ ba’ (Mt 17:22-23). Mẹ không bao giờ mất niềm tin, ngay cả lúc ṿng tay của Mẹ ôm lấy thân thể bất động của Người Con tử giá”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên,
thứ tư ngày 12/1/2000, đoạn 3, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 19/1/2000)

Như thế, về phần Mẹ, Mẹ Maria “đầy ơn phúc”, trước hết, là t́nh trạng Mẹ không hề làm mất đi một may may nào ơn phúc Thiên Chúa đă ban cho Mẹ ngay từ lúc Mẹ vừa đầu thai trong ḷng thai mẫu, hơn thế nữa, Mẹ c̣n luôn luôn đáp ứng từng Tác Động Thần Linh và hết mọi Tác Động Thần Linh Thiên Chúa muốn tỏ ra cho Mẹ cũng như muốn thực hiện nơi Mẹ hay qua Mẹ.

Nếu Thánh Nữ Tiến Sĩ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, theo chị cho biết, ngay từ ba tuổi đă không từ chối Chúa điều ǵ, th́ Mẹ Maria đă không từ chối Chúa điều ǵ ngay từ khi bắt đầu hiện hữu trên trần gian này. Tuy nhiên, việc chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu không từ chối Chúa điều ǵ ngay từ hồi c̣n ba tuổi, được hiểu là và phải hiểu là một khi đă biết được ư Chúa, hay một khi đă được Chúa Thánh Thần tác động, là chị làm theo hay chiều theo, chứ chị không khi nào cố t́nh chống cưỡng lại việc Chúa muốn thực hiện nơi chị, đến nỗi chị phải hối hận v́ đă chủ tâm làm mất ḷng Chúa, song chị vẫn có thể vô t́nh phạm tội theo tính yếu đuối hay lầm lạc của loài người, như trường hợp của Thánh Phêrô, vị tông đồ hoàn toàn chỉ v́ ḷng ngay lành và sốt sắng với Chúa mà lại bị Chúa đuổi cho khỏi nhan Người (xem Mt 16:23). C̣n trường hợp của Mẹ Maria, ngay từ khi vừa hiện hữu trên đời, Mẹ đă được Thiên Chúa hoàn toàn chiếm đoạt, (chính v́ thế, sau lời chào “đầy ơn phúc” là lời minh định “Chúa ở cùng Trinh Nữ” – Lk 1:28), nhờ đó và từ đó, Mẹ đă liên lỉ sống trước Thiên Nhan Chúa bằng một Đức Tin hết sức trọn vẹn và sống động cho đến khi Mẹ về hưởng Thánh Nhan Ngài đời đời.

Mẹ chính là, và chỉ có duy một ḿnh Mẹ trong cả loài người mới thực sự là, hạt giống “trổ sinh gấp trăm” (Mt 13:23) mà thôi. Vậy t́nh trạng “đầy ơn phúc” của Mẹ Maria là t́nh trạng “đầy ơn phúc” được “trổ sinh” nơi Mẹ, một cách hoàn toàn và trọn vẹn, đến nỗi, như “ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9) thế nào th́ nơi Mẹ cũng vậy:

• “Dung nhan Mẹ Maria phản ảnh thiên nhan của Chúa Cha. Vẻ êm ái vô cùng của Thiên Chúa T́nh Yêu được tỏ hiện nơi những tính chất từ mẫu của Mẹ Chúa Giêsu”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Dọn Mừng Năm Thánh 2000 cuối cùng cũng là bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên,
thứ tư ngày 5/1/2000, đoạn 3, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 12/1/2000)

Một trường hợp điển h́nh duy nhất được Phúc Âm tŕnh thuật cho thấy t́nh trạng “đầy ơn phúc” nơi Mẹ Maria đă thực sự “trổ sinh gấp trăm”, đó là lúc Mẹ đóng vai tṛ Trung Gian Ân Sủng ở tiệc cưới Cana (xem Jn 2:1-11). T́nh trạng “đầy ơn phúc” của Mẹ Maria Trung Gian Ân Sủng bấy giờ chẳng những mang lại lợi ích về danh giá cho thành phần theo ơn gọi hôn nhân gia đ́nh, được tiêu biểu qua đôi tân hôn trong bữa tiệc Cana đă tránh được cảnh thiếu rượu trong giây phút long trọng của đầu đời lứa đôi, mà c̣n mang lại thiện ích về thiêng liêng cho thành phần theo ơn gọi tận hiến tu tŕ, được tiêu biểu qua các vị môn đệ của Chúa Kitô lần đầu tiên đă chứng kiến việc Người tỏ vinh hiển của Người ra (x Jn 2:11).

• “Chính Thiên Chúa muốn có sự hiện diện của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ. Khi quyết định sai Con ḿnh vào trần gian, Ngài đă muốn Người đến với chúng ta bằng việc được hạ sinh bởi một người nữ (x Gal 4:4). Như thế là Ngài đă muốn người nữ này, con người đầu tiên lănh nhận Con của Ngài, phải thông truyền Người ra cho toàn thể nhân loại. Bởi vậy, trên con đường từ Chúa Cha đến loài người, Mẹ Maria đă có mặt như là một người mẹ tặng ban Người Con Cứu Thế cho tất cả mọi người. Đồng thời Mẹ c̣n có mặt trên cả con đường nhân loại phải đi qua để đến với Chúa Cha qua Chúa Kitô trong Thần Linh nữa (x Eph 2:18)...

“Với cái nh́n tin tưởng và cậy trông, Mẹ Maria phấn khích Giáo Hội và các tín hữu luôn luôn làm trọn ư muốn của Chúa Cha được Chúa Kitô tỏ ra cho chúng ta. Những ǵ Mẹ đă nói với các người phục dịch để phép lạ xẩy ra ở Cana vang vọng tới mọi thế hệ Kitô hữu, đó là ‘Hăy làm những ǵ Người bảo’ (Jn 2:5). Lời khuyên của Mẹ đă được tuân theo khi các người phục dịch đổ nước đầy vào chum. Mẹ Maria ngỏ với chúng ta cùng một lời mời gọi ấy. Mẹ thúc giục chúng ta hăy tiến vào giai đoạn mới của lịch sử này bằng một ư hướng thi hành những ǵ Chúa Kitô nói trong Phúc Âm thay Cha Người và nay tỏ ra cho chúng ta biết qua Chúa Thánh Thần là Đấng ở trong chúng ta.

“Những lời ‘Hăy làm những ǵ Người bảo’ hướng chúng ta về Chúa Kitô, nhưng chúng cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang ở trên con dường về cùng Cha. Chúng trùng hợp với tiếng Chúa Cha phán ở trên núi Biến H́nh: ‘Này là Con Ta yêu dấu… hăy lắng nghe lời Người’ (Mt 17:5). Vị Cha này, qua lời của Chúa Kitô cũng như dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, kêu gọi chúng ta, hướng dẫn chúng ta và chờ đợi chúng ta. Cuộc sống thánh thiện của chúng ta là ở chỗ thi hành mọi sự Chúa Cha bảo chúng ta làm. Đó là giá trị nơi cuộc sống của Mẹ Maria, ở chỗ làm trọn ư muốn của Thiên Chúa. Được Mẹ Maria hỗ trợ và nâng đỡ, chúng ta hăy tri ân nhận lấy ngàn năm mới này từ bàn tay của Chúa Cha, và hăy quyết tâm đáp ứng ân huệ của ngàn năm mới ấy bằng một ḷng khiêm cung và thiết tha mộ mến”.

(ĐTC Gioan Phaolô II, bài Giáo Lư Năm Thánh 2000 đầu tiên,
thứ tư ngày 12/1/2000, đoạn 1,4,5, tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 19/1/2000)

• “Chớ ǵ Mẹ Maria soi dẫn bước đường hành tŕnh của chúng ta tiến về Cửa Thánh và chỉ cho mọi người thấy ‘cửa’ đó là Chúa Kitô mà Mẹ là người đầu tiên đă được bước qua, bằng việc Mẹ kêu mời tất cả mọi người hăy tiến qua cửa ấy để được ‘thánh hảo và vô trách cứ trong yêu thương’ (Eph 1:4)”

(ĐTC Gioan Phaolô II, lời chia sẻ Buổi Nguyện Kinh Truyền Tin trưa Thứ Tư Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/1999,
tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, đoạn 3, 15/12/1999)
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 

ĐƯỜNG LỐI MARIA

Hôm nay, 25/3/2003, là Ngày Lễ Trọng Mẹ Thai Lời, tức Lễ Mẹ Thụ Thai Lời Nhập Thể, Kitô hữu Công Giáo chúng ta chẳng những chiêm ngắm Mầu Nhiệm Thiên Chúa Làm Người, một Tạo Hóa trở thành con cái của tạo sinh, mà c̣n vô cùng hănh diện v́ loài người chúng ta nơi Trinh Nữ được làm mẹ Đấng Tối Cao. Thế nhưng, nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể vô cùng cao cả này, chúng ta không phải chỉ "muôn đời chúc khen Mẹ diễm phúc" (Lk 1:48), mà c̣n phải thâm tín được Đường Lối Thần Linh của Thiên Chúa trong việc Ngài nhờ Mẹ đến với chúng ta th́ chúng ta cũng phải qua Mẹ Maria đến với Ngài nữa.

Nếu “Fatima là Dấu Chỉ Thời Đại Thiên Chúa muốn cứu độ thế giới nhờ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria” (trang 6), th́ đối với con cái Thiên Chúa, quả thực, “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”.

Thật vậy, theo dự án cứu độ của ḿnh, Thiên Chúa muốn Maria là đường lối để Ngài đến với nhân loại cũng như để nhân loại đến với Ngài. Do đó, để đến với Ngài, con người không thể nào không qua Đường Lối Maria. Nói tu đức hơn: tôn sùng Mẹ Maria chính là “trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3), và “trở nên như trẻ nhỏ” chính là nhờ Mẹ đến với Chúa.

Tôn sùng Mẹ Maria là “trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3)

Đúng thế, ngay từ ban đầu, Satan và ngụy thần của hắn đă không chấp nhận Đường Lối Maria này của Thiên Chúa. Ở chỗ, như Sách Khải Huyền đă tiết lộ cho biết: “Bấy giờ con rồng đứng trước người nữ sắp sinh con, ŕnh nuốt đứa trẻ sẽ được sinh ra” (Rev 12:4).

Dĩ nhiên, thái độ “ŕnh nuốt con trẻ sẽ được sinh ra” đây của “con khổng long, tức con cựu xà là ma quỉ hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian” (Rev 12:9) là thái độ trực tiếp chống lại dự án nhập thể của Thiên Chúa, tức chống lại “Đức Giêsu Kitô đến trong xác thịt” (3Jn 7; x 1Jn 4:3), nhưng cũng là thái độ gián tiếp chống lại mẹ của đứa trẻ, với cử chỉ ngang nhiên “đứng trước người nữ sắp sinh con”.

Đó là lư do tại sao các thánh đă dám cả quyết ai có ḷng “thành thực sùng kính Mẹ Maria” (nhan đề cuốn sách của Thánh Long Mộng Phố – Louis Montfort) là dấu chắc chắn sẽ được cứu độ. Chính trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria này, Thánh Long Mộng Phố đă cho thấy h́nh ảnh của thành phần được cứu độ cũng như thành phần bị hư đi, nơi hai anh em Esau và Giacóp (xem các số 184-200). Sở dĩ Giacóp, em của Esau, được cha là Isaac chúc phúc lành cho, bởi v́ Giacóp lúc nào cũng gần gũi và quyến luyến bà Rebecca mẹ ḿnh, hơn là Esau luôn luôn xa cách mẹ và lạnh lùng với mẹ, cho dù không khinh thường mẹ và vô lễ với mẹ.

Như thế, nếu Thiên Chúa vô cùng toàn thiện, khôn ngoan và toàn năng c̣n trở nên con cái của loài người nơi Mẹ Maria, th́ cũng chỉ có kẻ nào biết khiêm nhượng hạ ḿnh xuống, “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ”, ở chỗ “hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng” (Mt 11:29), giống như Đấng “tuy thân phận là Thiên Chúa, song không tự cho ḿnh cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa mới được. Trái lại, Người đă tự hủy ra như không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i, sinh ra theo h́nh ảnh con người” (Phil 2:6-7), mới có thể đến với Thiên Chúa, gặp được Thiên Chúa và nên giống Ngài mà thôi.

“Trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3) là nhờ Mẹ đến với Chúa.

Nếu, theo nguyên tắc, tôn sùng Mẹ Maria là “trở nên như trẻ nhỏ” th́, trên thực hành, “trở nên như trẻ nhỏ” chính là nhờ Mẹ đến với Chúa.

Thật vậy, theo Phúc Âm Thánh Mathêu, “có lần, các trẻ nhỏ được đem đến cho Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng mà cầu nguyện” (Mt 19:13). Sự kiện các trẻ nhỏ “được đem đến cho Chúa Giêsu” đây đă không chứng thực là các em không thể tự ḿnh đến với Chúa được hay sao, nếu không có người lớn? Một là v́ các em, về thể lư, có thể chưa biết ḅ hay biết đi, hai là, về tâm lư, các em chẳng biết Chúa Giêsu là ai, có thấy Chúa và biết ḅ hay biết đi chăng nữa, các em cũng chỉ ngây thơ ngước mắt nh́n vào Chúa vậy thôi, cho đến khi có người thực sự nhận biết Chúa là ai để dẫn các em đến với Người, nhờ đó các em lĩnh được phép lành của Người.

Về phương diện thiêng liêng cũng vậy. Cho dù Thiên Chúa có tỏ ḿnh ra cho chúng ta đi nữa, qua Thánh Kinh, qua Giáo Hội và môi sinh cuộc đời, tự ḿnh Kitô hữu chúng ta cũng không thể nào hay khó có thể dễ dàng nhận biết Chúa và đến được với Chúa, nếu không có Mẹ Maria “đầy ơn phúc” (Lk 1:28), tức không có Đấng “diễm phúc v́ đă tin những lời Chúa phán sẽ được thực hiện” (Lk 1:45). Bởi v́, trong tất cả loài thuần nhân, không có ai “được ơn nghĩa Chúa” (Lk 1:30) như Mẹ, tức không có ai được đẹp ḷng Chúa như Mẹ, không hề làm mất ḷng Chúa bao giờ và một tí nào, ở chỗ, Mẹ luôn luôn biết Chúa muốn ǵ và khôn ngoan “xin vâng” (Lk 1:38) theo ư của Ngài trong mọi hoàn cảnh (x Lk 2:19, 51).

Phần Kitô hữu chúng ta, nhờ Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đă trở nên “đền thờ của Thiên Chúa” (1Cor 3:16), tức trở nên nơi Chúa ngự, nên nhà của Chúa. Thế mà, thực tế cho thấy, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn nhận ra Ngài, nếu không muốn nói có những trường hợp không hề nhận biết Ngài, ở chỗ, chúng ta nhiều khi c̣n vô t́nh hay thậm chí cố ư xúc phạm đến Ngài bằng đủ mọi thứ tội lỗi nữa. Tuy nhiên, chính v́ “có một Đấng đang ở giữa các người mà các người không biết” (Jn 1:26) như thế mới cần có sự hiện diện của một người lớn là Mẹ Maria. Thật ra, tự ḿnh Thiên Chúa cũng có thể tỏ ḿnh ra cho các môn đệ của Người và nhờ Thần Linh của ḿnh sau khi phục sinh để làm cho họ nhận biết Người. Thế nhưng, tại tiệc cưới Cana, Người thực sự đă muốn có vai tṛ trung gian của Mẹ Maria trong việc “tỏ vinh quang của Người ra cho các môn đệ nhận biết Người” (Jn 2:11).

Phần đôi tân hôn, đám phục vụ bữa tiệc và các khách dự tiệc không hề biết t́nh trạng thiếu rượu của ḿnh, có biết chăng nữa cũng không biết phải giải quyết cách nào cho nhanh chóng và êm đẹp, v́ họ không nhận ra “có một Đấng ở giữa các người mà các người không biết”, Đấng có thể cấp thời cứu giúp họ. Chỉ có một ḿnh Mẹ Maria, vị chẳng những biết Chúa Giêsu mà c̣n biết được cả t́nh trạng nguy ngập của bữa tiệc cưới nữa. Do đó, không cần phải ai cầu khẩn Mẹ, (v́ bấy giờ cũng đâu có ai nhận ra thế lực và quyền phép vô biên của Mẹ trước nhan Con Mẹ như thế nào đâu), Mẹ cũng tự động đến xin với Chúa Giêsu can thiệp, và Người đă thực sự làm việc của Người, bằng cách hóa nước lă thành rượu hảo hạng, rượu ngon hơn trước nữa.

Thế nhưng, chắc chắn “giờ” (Jn 2:4) của Chúa tỏ ḿnh ra cho các môn đệ ở môi trường hôn nhân gia đ́nh tại tiệc cưới Cana ấy măi măi sẽ không bao giờ đến, nếu đám gia nhân không đơn sơ nghe theo lời căn dặn của một người phụ nữ tầm thường trong số khách dự tiệc: “Ngài bảo làm ǵ các anh cứ làm như vậy” (Jn 2:5).

Đúng vậy, chính v́ Kitô hữu chúng ta chỉ là những trẻ nhỏ hoàn toàn không biết Chúa là ai hay chưa biết Chúa thực sự để có thể đến với Chúa, mà Mẹ Maria cảm thấy Mẹ có phận sự phải dẫn chúng ta đến với Chúa, phải t́m cách để Chúa tỏ ḿnh ra cho chúng ta, tức làm cho chúng ta nhận ra Chúa và nhận biết Chúa. Đó là lư do tại sao, trước khi tắt thở trên thập giá, Chúa Giêsu đă trăn trối Thánh Gioan cho Mẹ Maria trước, rồi mới trao trối Mẹ Maria cho Thánh Gioan sau (x Jn 19:26-27).

Mẹ Maria chắc chắn lúc nào cũng t́m cách giúp Kitô hữu chúng ta nhận ra Chúa và đến với Chúa, như Mẹ vẫn tiếp tục thực hiện qua những lần hiện ra trong Thời Điểm Maria của Mẹ từ đầu thế kỷ 19, với Biến Cố Thánh mẫu ở Paris năm 1830, qua Biến Cố Thánh Mẫu ở Lộ Đức năm 1858, đến Biến Cố Thánh Mẫu ở Fatima năm 1917 đầu thế kỷ 20. Nhưng chúng ta, như đám gia nhân phục vụ ở tiệc cưới Cana có luôn luôn nghe lời Mẹ căn dặn: “Hăy làm theo điều Người bảo” hay chăng, đó mới là điều quan trọng. Có thực hiện lời khuyên của Mẹ mới chứng tỏ chúng ta thực sự “đem Mẹ về nhà ḿnh” (Jn 19:27), tức thực sự tôn sùng Mẹ, một ḷng thành thực sùng kính được thể hiện qua việc hoàn toàn tin cậy nơi Mẹ, phó ḿnh cho Mẹ và nhờ Mẹ dâng việc làm lên Chúa, như Chúa Giêsu ngỏ ư muốn trong Thông Điệp T́nh yêu Nhân hậu gửi Các Hồn Nhỏ qua nữ sứ giả Margarita:

• “Hăy tin cậy nơi Mẹ. Cha sẽ không ghen tị đâu”;

• “Hăy kính mến Mẹ, hăy hiến ḿnh cho Mẹ. Cha càng hài ḷng hơn khi nhận lấy các con từ đôi tay của Mẹ”;

• “Những hành động của con người đáng giá khi chúng được thực hiện với Mẹ và nhờ Mẹ. Khi Mẹ dâng lên cho Cha những tặng vật của các con, bằng đôi bàn tay hiền mẫu của Mẹ, Trái Tim Cha hân hoan vui sướng”. (ba câu trên cùng ngày 3/12/1966)

Bởi v́:

• “Hăy biết rằng, ai yêu mến Mẹ Maria th́ cũng yêu mến Cha nữa... Không ǵ làm hài ḷng Cha hơn là ḷng tôn kính trái tim từ mẫu của Mẹ”. (ngày 10-10-1967).

(Bài viết trên đây đă được chia sẻ với Đạo Binh Hồn Nhỏ tại Cộng Đồng Công Giáo Giáo Phận Orange, Chúa Nhật 27/8/2000, dịp mừng lễ kính Mẹ Maria Nữ Vương)
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Người Công Giáo cần phải yêu mến Mẹ Maria nhiều hơn nữa

Ông Scott Hahn, vốn là một mục sư thuộc giáo phái Tin lành Presbyterian, sau khi trở lại với Giáo Hội Công Giáo, đă lên tiếng về Thánh Mẫu, một yếu tố chẳng những vẫn bị anh em Tin Lành chống đối mà c̣n bị cả con cái thuộc thành phần trí thức của Giáo Hội Công Giáo, thậm chí trong hàng giáo sĩ, cũng cảm thấy dị ứng và áy náy về vấn đề đại kết nếu có dính dáng đến Thánh Mẫu. Vị học giả này hoàn toàn phản đối quan niệm cho rằng người Công Giáo tôn kính Mẹ Maria là lệch lạc khỏi Thiên Chúa.

Vấn     Tại sao ông nói rằng người Công Giáo cần phải yêu mến Mẹ Maria nhiều hơn nữa?

Đáp     V́ Thiên Chúa đă yêu mến Mẹ như vậy! Ngài muốn chúng ta yêu mến Mẹ nhiều như Ngài yêu mến Mẹ. Vào giây phút truyền tin, thiên thần Gabiên đă nói tiên tri là tất cả mọi thế hệ sẽ khen Mẹ Maria diễm phúc. Ở thế hệ chúng ta đây, chúng ta cần phải làm trọn lời tiên tri này. Chúng ta cần gọi Mẹ diễm phúc. Chúng ta cần tôn vinh Mẹ, xin lập lại, v́ Thiên Chúa đă yêu mến Mẹ. Chính Chúa Giêsu, là một người Do Thái thành tín, đă giữ Điều Răn Thứ Bốn và đă tôn kính người mẹ của ḿnh. V́ Chúa Kitô là người anh của chúng ta nên Mẹ là mẹ cả của chúng ta nữa. Thật vậy, ở cuối Phúc Âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu đă đặt mẹ làm mẹ của tất cả mọi người môn đệ thân yêu chúng ta đây. Bởi thế chúng ta có nhiệm vụ phải tôn kính Mẹ. Nếu chúng ta nh́n lại lịch sử thánh kinh của dân Do Thái xưa, chúng ta sẽ khám phá ra rằng thành phần Dân Tuyển Chọn này chẳng những tôn kính vị vua của ḿnh mà c̣n cả mẹ của vua nữa. Vai tṛ “gebirah” vương mẫu này đă ăn sâu vào ḷng cảm mến của dân Do Thái. Các Vị Thánh Kư đă thực sự nhận thấy yếu tố ấy. Chúng ta thấy người mẹ của Con Vua Đavít đă được phác tả cũng một cách thức như vậy trong sách Khải Huyền ở Đoạn 12. Ở Đoạn này, Mẹ đă được đội triều thiên 12 ngôi sao, tiêu biểu cho 12 chi họ Do Thái. Quí vị thấy không, các vị trước tác Tân Ước đă thận trọng tỏ cho chúng ta thấy vị trí quan trọng của Mẹ Maria trong Nước Chúa, cũng như cho chúng ta biết chúng ta phải yêu mến và tôn kính Mẹ ra sao. Trong cuộc đời của ḿnh, tôi đă thấy được Người Mẹ Diễm Phúc này thực là một vị chuyển cầu thế lực, như Mẹ đă làm tại tiệc cưới Cana. Tại sao chúng ta cần phải yêu mến Mẹ Maria hơn nữa? Là v́ ân sủng của Thiên Chúa – Mẹ phản ảnh ân sủng! Là v́ Lời Chúa – Mẹ dạy Lời này! Và v́ Mẹ là tuyệt phẩm của Thiên Chúa. Các cuốn Sách Thánh cho thấy quá nhiều lư do để yêu mến Mẹ, tôi không thể liệt kê chúng trong một chỗ quá hạn hẹp này.

Vấn     Đâu là những chống đối chính yếu mà những người ngoài Công Giáo tỏ ra đối với tín lư và ḷng tôn sùng Thánh Mẫu?

Đáp     Một số người ngoài Công Giáo tin rằng khi tôn kính Mẹ Maria là chúng ta lạc xa Thiên Chúa một cách nào đó. Chúng ta đâu có như vậy. Những thứ vinh hiển chúng ta tôn kính nơi Mẹ chẳng qua chỉ là những ǵ mẹ phản ánh vinh quang của Thiên Chúa thôi. Thánh Bonaventura đă đặt vấn đề rất hay khi thánh nhân nói rằng Thiên Chúa đă tạo dựng nên tất cả mọi sự không phải là để tăng thêm vinh hiển cho Ngài, mà là để chiếu giải vinh hiển và chia sẽ vinh hiển. T́nh trạng vô tội của Mẹ Maria tự nó là ân sủng Thiên Chúa ban cho. Thánh Âu-Quốc-Tinh đă nói: Khi Thiên Chúa tưởng thưởng công lao của chúng ta th́ chẳng qua là Ngài tôn vinh việc Ngài làm nơi chúng ta. Khi Thiên Chúa tôn vinh vị trinh nữ thấp hèn Nazarét là Ngài tôn vinh đệ nhất tạo vật của Ngài vậy. Khi chúng ta tôn kính Mẹ Maria là chúng ta nhận biết công việc của Thiên Chúa, và chúng ta chúc tụng Ngài.

Những chống đối khác liên quan đến tín điều hoài thai vô nhiễm nguyên tội, tín điều Mẹ Maria không có tội từ giây phút đầu tiên của cuộc sống Mẹ. Họ cho rằng nếu quả thực như vậy th́ Mẹ không cần vị cứu chuộc, không cần Chúa Giêsu. Thế nhưng, điều này không đúng. Việc hoài thai vô nhiễm tội của Mẹ Maria tự nó là hoa trái của việc Chúa Giêsu cứu chuộc. Cho dù hôm nay đây, chúng ta thấy rằng Chúa Kitô cứu người này bằng việc giải phóng và người kia bằng việc ǵn giữ – người bỏ đời sống tội lỗi trở về, người được ǵn giữ cho khỏi sống tội lỗi bằng việc làm ngay thẳng tốt lành của họ. Mẹ Maria được ǵn giữ bằng một ân sủng chuyện biệt. Quí vị thấy đó, Mẹ Maria lệ thuộc vào Thiên Chúa hết mọi sự. Như Mẹ đă tự nhận ḿnh là tỳ nữ của Ngài.

Một số người hết sức làm cho dân chúng hiểu lầm khi t́m cách cho rằng những người Công Giáo đă biến Đức Trinh Nữ thành một vị nữ chúa. Thế nhưng, đây là một bày tạo đáng ghê tởm. Khi chúng ta tôn vinh Mẹ Maria vượt trên bản thân tội lỗi của ḿnh là chúng ta nh́n nhận rằng Mẹ giống như chúng ta hơn là giống như Thiên Chúa. Mẹ vẫn là một tạo vật, cho dù là một tạo vật tuyệt diệu nhất. Đích thân Thiên Chúa đă tôn vinh Mẹ cho chúng ta thấy được cái cao trọng của bản tính nhân loại chúng ta cũng như cái cao cả hoàn toàn siêu việt của ân sủng thần linh.

Ngay cả những vị cải cách Thệ Phản ban đầu cũng không bao giờ hoàn toàn phủ nhận những tín điều về Thánh Mẫu. Chẳng hạn, Luthêrô và Calvin đă tin tưởng vào t́nh trạng trọn đời đồng trinh của Mẹ Maria. Luthêrô thậm chí c̣n tin Mẹ Mông Triệu và Vô Nhiễm Thai cả mấy thế kỷ trước khi Giáo Hội long trọng công bố hai tín điều này nữa ḱa. Măi cho đến những thế hệ sau này Kitô hữu mới tiến đến chỗ phủ nhận quá trớn như vậy về vị thế của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ mà thôi.

Vấn     Mẹ Maria giúp cho chúng ta hiểu được mầu nhiệm Giáng Sinh ra sao?

Đáp     Thật vậy, chúng ta không thể nào nghĩ được rằng có truyện Giáng Sinh mà không có Mẹ. Việc Mẹ ưng thuận, lời Mẹ “xin vâng”, đă làm cho ngày đó xẩy ra. Khi Thiên Chúa hóa thân làm người th́ Ngài được hạ sinh bởi một phụ nữ, được sinh ra theo lề luật. Chúa Kitô là cốt lơi của Giáng Sinh, thế nhưng Người không muốn một ḿnh giữ vai tṛ trọng yếu này. Là một thơ nhi, Người cần phải có một người mẹ để ôm ẵm Người. Nếu chúng ta quyết tâm khinh thường người mẹ th́ chúng ta cũng không thể nào thấy được Người Con. Trong những câu truyện dẫn tới Giáng Sinh, chúng ta gặp gỡ Mẹ Maria như là người môn đệ gương mẫu. Thiên Chúa đă thấy được ḷng khiêm nhượng không hề chống cưỡng của Mẹ nên chúng ta phải bắt chước Mẹ. Thiên Chúa đă ban cho Mẹ quyền yêu mến Con của Ngài như Người đáng được yêu. Nên chúng ta cũng phải bắt chước Mẹ ở cả chỗ này nữa. Mẹ Maria giúp chúng ta hiểu biết mầu nhiệm Giáng Sinh v́ Mẹ đă đón nhận một Cuộc Giáng Sinh cao cả nhất chưa từng xẩy ra, và Mẹ đă trao tặng Cuộc Giáng Sinh này cho thế giới, như chúng ta cũng phải trao tặng như thế vậy.

Vấn     Tại sao hầu hết các người trở lại Công Giáo quí vị lại có một ḷng tôn sùng tha thiết với Đức Trinh Nữ như thế?

Đáp     Tôi chỉ có thể nói với tư cách cá nhân thôi. Tôi khám phá ra Giáo Hội Công Giáo chẳng những như là gia đ́nh của Thiên Chúa mà c̣n là gia đ́nh của tôi nữa. Mẹ Maria chẳng những là Mẹ của Chúa Giêsu mà c̣n là Mẹ của tôi nữa. Đó là một khám phá tuyệt vời quá trẻ trong cuộc đời của tôi. Có lẽ v́ thế mà chúng tôi đang bù đắp lại thời gian mất mát kia! Cũng có thể là v́ chúng tôi đặc biệt tha thiết với những thực hành chuyên biệt đối với đức tin Kitô giáo ngày xưa, những thực hành chúng tôi đă mất đi trong thời gian sinh trưởng của ḿnh.


(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Màn Điện Toán Zenit phổ biến ngày 25/12/2002)

Kinh Mân Côi có thể góp phần vào việc đại kết

Đài Phát Thanh Vatican vừa tường tŕnh cho biết giáo sư Stephan Tobler ở Đại Học Tubingen Đức Quốc, một thần học gia Tin Lành cải cách đă phát biểu thế này về Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 16/10/2002 vừa qua như sau:

“Tôi phải nói rằng tôi đă cố gắng đọc bức tông thư này. Đây là một bức tông thư có một chiều sâu về linh đạo và thần học tôi không ngờ, một bức tông thư có một bầu khí của chiều kích phúc âm làm tôi hết sức bỡ ngỡ. Bức thư này nói rằng cần phải tái lập lại kinh mân côi như là một kinh nguyện Kitô học. Bức tông thư này quả thực đă làm như vậy từ hàng chữ thứ nhất đến hàng chữ cuối cùng”. Khi bản văn mở đầu là “ân sủng Đức Maria ban cho chúng ta khi chúng ta cầu xin Người”, bản văn này nói về ân sủng Thiên Chúa ban cho chúng ta hầu như từ bàn tay của Đức Maria, “nhưng bằng một ‘cái hầu như’ như thể nói rằng Người ‘là và không là’. Bởi thế, theo ư nghĩa ấy, bản văn đă đi theo chiều hướng Thiên Chúa Ba Ngôi, một chiều hướng tôi thấy gần gũi với cảm nhận của những Người Cải Cách, thành phần cảm nhận được nhân vật Maria, chỉ khi nào nhân vật này không quay mắt khỏi Chúa Giêsu, Thánh Linh và Chúa Cha. Tôi nghĩ rằng các cộng đồng Cải Cách có thể tái nhận thức Đức Maria như h́nh ảnh của một con người hoàn toàn hướng về Thiên Chúa bằng lời ‘xin vâng’ của Người, bằng lời ‘hăy làm theo những ǵ Ngài bảo’, bằng việc Người đứng dưới chân cây thập giá, bằng việc Người thinh lặng nơi các môn đệ. Trong bức tông thư này, ĐGH nhấn mạnh rằng kinh mân côi, không phải chỉ là một kinh nguyện theo ngôn từ mà là một việc chiêm niệm mầu nhiệm. Chắc hẳn ngày nay cảm thức và sự t́m cầu chính yếu là tái khám phá chỗ đứng của con tim, nơi tâm hồn chiêm ngưỡng các mầu nhiệm của Thiên Chúa đồng thời cũng là nơi có thể thực hiện điều ấy. Theo truyền thống của ḿnh, chúng ta phái tái nhận thức những đường lối tương đương, những ǵ là tương tự như vậy. Tôi tin tưởng rằng nếu người Công Giáo cầu kinh mân côi như được đề ra trong bức tông thư này, và nếu những người tin lành nh́n nhận và tái nhận thức một cách vô tư cách thức quan niệm mới về kinh mân côi này th́ nó sẽ trở thành một cơ hội thuận lợi. Thế nhưng, chúng ta phải nắm lấy cơ hội này mới được”.

Tóm lại, theo thoidiemmaria.net, nếu bất cứ ai đặt vấn đề tôn sùng Mẹ Maria với chúng ta, chúng ta cứ b́nh tĩnh và đặt vấn đề với họ như sau:

Thứ nhất, quí vị có tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa hay chăng? – Tất nhiên họ sẽ nói là có, bằng không họ không phải là Kitô hữu, hay có đi nữa cũng là một người rối đạo. Nếu họ công nhận Chúa Giêsu quả thực là Thiên Chúa, chúng ta sang vấn đề thứ hai, đó là vấn đề Vị Thiên Chúa Làm Người là Chúa Giêsu này được thụ thai, sinh hạ và nuôi dưỡng bởi ai? – Tất nhiên họ cũng sẽ trả lời là bởi Bà Maria, bằng không, họ cũng sẽ là một Kitô hữu rối đạo, cho Chúa Giêsu là một nhân vật giả tạo hoặc không hề có một Giêsu Lịch Sử Con Bà Maria. Nếu họ công nhận Chúa Giêsu là Con Bà Maria th́ chúng ta sang vấn đề thứ ba, đó là vấn đề Chúa Giêsu, Vị Thiên Chúa Làm Người này có bao giờ bất kính hoặc hỗn láo với Bà Maria là Mẹ của Người hay chăng, hay trái lại, theo Phúc Âm Thánh Luca cho thấy, sau khi ở lại trong đền thờ 3 ngày, Người đă trở về Nazarét hoàn toàn vâng phục cha mẹ Người? – Ở đây họ cũng khó ḷng phủ nhận được Chúa Giêsu thảo kính cha mẹ theo điều răn thứ bốn, bằng không, Người không phải là Chúa Kitô, là Đấng Thiên Sai, mà là một Kitô Giả. Nếu họ công nhận Chúa Giêsu quả thực là Đấng Thiên Sai, đă hết ḷng kính tôn cha mẹ trần gian của Người, trong đó có Bà Maria, th́ chúng ta sang vấn đề cuối cùng, đó là vấn đề “thế th́ tôi là ai, anh chị là ai, có bằng Chúa Giêsu không, mà tỏ ra chẳng những coi thường người nữ duy nhất trong cả loài người được diễm phúc làm Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa Làm Người, lại c̣n công kích hay đả phá ḷng tôn sùng chính đáng theo gương của Đức Kitô Thiên Sai này nơi thành phần Kitô hữu anh chị em chúng ta?”.