Lời Mở Đầu:

 

Trước hết, về số lễ kính Mẹ trong năm, tất cả có 17 lễ cho cả Giáo Hội hoàn vũ. Theo thứ tự ngày tháng trong năm chúng ta thấy: thứ nhất Lễ Mẹ Thiên Chúa 1/1, thứ hai Lễ Mẹ Dâng Con 2/2, thứ ba Lễ Mẹ Lộ Đức 11/2, thứ bốn Lễ Truyền Tin Lời Nhập Thể cho Mẹ 25/3, thứ năm Lễ Mẹ Fatima 13/5, thứ sáu Lễ Mẹ Thăm Viếng 31/5, thứ bảy Lễ Trái Tim Mẹ sau Lễ Thánh Tâm trong Tháng Sáu, thứ tám Lễ Mẹ Carmêlô 16/7, thứ chín Lễ Mẹ Xuống Tuyết 5/8, thứ mười Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8, thứ mười một Lễ Mẹ Nữ Vương 22/8, thứ mười hai Lễ Sinh Nhật Mẹ 8/9, mười ba Lễ Mẹ Thánh Danh 12/9, mười bốn Lễ Mẹ Đau Thương 15/9, mười lăm Lễ Mẹ Mân Côi 7/10, mười sáu Lễ Mẹ Dâng Ḿnh 21/11, mười bảy Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12.

 

Trong bản điều chỉnh Phụng Vụ lần thứ hai, được ĐTC GPII phê chuẩn năm 2000 và được Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích chính thức loan báo vào Mùa Chay năm 2002, mỗi năm Mẹ Maria có thêm 2 lễ nữa, đó là Lễ Mẹ Fatima 13/5 và Lễ Thánh Danh Mẹ 12/9, sau Lễ Sinh Nhật Mẹ 8/9 bốn ngày. Như thế, mỗi năm Giáo Hội Hoàn Vũ cử hành mừng Mẹ Maria 17 Lễ. Hy Vọng vào lần điều chỉnh lần tới, Lễ Mẹ Guadalupe (12/12), Quan Thày Mỹ Châu, Vị đă hiện ra 5 lần, đầu tiên vào ngày 9/12/1531 và lần cuối ngày 12/12 cùng năm, sẽ được thêm vào sổ bộ phụng vụ Thánh mẫu hằng năm cho chung Giáo Hội hoàn vũ, chứ không cho riêng Mỹ Châu như hiện nay, v́ vị thụ khải của biến cố Thánh mẫu này được ĐTC Gioan Phaolô II phong thánh 31/7/2002.

 

Tiếp đến, về mối liên hệ của các ngày lễ Mẹ với nhau. Như tại sao Lễ Mẹ Đau Thương lại được Giáo Hội xếp ngay sau Lễ Sinh Nhật Mẹ một tuần. Thật vậy, nếu Lễ Mẹ Nữ Vương 22/8 sau Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8 một tuần, hay Lễ Mẹ Dâng Con 2/2 sau Lễ Giáng Sinh 25/12 40 ngày, hoặc Lễ Sinh Nhật Mẹ 8/9 sau Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 9 tháng v.v. đều ăn khớp với nhau về ư nghĩa thế nào, th́ Lễ Mẹ Đau Thương 15/9 sau Sinh Nhật Mẹ 15/9 cũng vậy. Theo tôi, ngoài sự kiện Lễ Mẹ Đau Thương được Giáo Hội sắp xếp ngay sau Lễ Thánh Giá (14/9), mà c̣n ở chỗ là Mẹ Đau Thương nói lên vai tṛ Đồng Công của Mẹ Maria trong Dự Aùn và Công Cuộc Cứu Độ loài người của Thiên Chúa, một vai tṛ là nguyên nhân hiện hữu của Mẹ trên đời, là ơn gọi Mẹ vào đời vậy.

 

Sau hết, về ư nghĩa phụng vụ nơi các ngày lễ của Mẹ. Nếu Phụng Vụ về Chúa được kết thúc ở Lễ Chúa Kitô Vua cuối tháng 11 hằng năm, rồi sau đó Phụng Niên được tái bắt đầu bằng Mùa Vọng mà tuyệt đỉnh là Lễ Chúa Giáng Sinh thế nào, th́ Phụng Vụ về Mẹ cũng được kết thúc ở Lễ Mẹ Mông Triệu và Lễ Nữ Vương, để rồi lại được mở ra bằng Lễ Sinh Nhật Mẹ 8/9 hằng năm như vậy. Lễ Sinh Nhật Mẹ Maria được Giáo Hội sắp xếp vào ngày 8/9, chẳng những ăn khớp với ư nghĩa của Lễ Mẹ Nữ Vương 22/8 và Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8 trước đó, mà c̣n khít khao ư nghĩa với cả Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12 sau đó nữa.

 

Thật ra, nếu xét theo thứ tự về dữ kiện thời gian th́ Lễ Sinh Nhật Mẹ chính là thời điểm bắt đầu cuộc đời của Mẹ, nhưng nếu xét về phương diện ân sủng th́ Lễ Mẹ Vô Nhiễm mới là Lễ thật sự mở màn cho Phụng Niên về Mẹ. Bởi thế, theo Phụng Niên Lễ Mẹ Vô Nhiễm 8/12 phải cử hành 9 tháng trước Lễ Sinh Nhật Mẹ. Việc cách nhau đúng 9 tháng giữa hai Lễ Mẹ Vô Nhiễm và Lễ Sinh Nhật Mẹ này cho thấy Giáo Hội thực sự tin tưởng Mẹ đă được hưởng trước Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô Con Mẹ ngay từ khi Mẹ được thụ thai trong ḷng thai mẫu. Do đó, việc Mẹ vào đời chẳng khác ǵ như Rạng Đông báo hiệu Mặt Trời Công Chính là Chúa Cứu Thế sắp xuất hiện.

 

Để có thể mỗi ngày một “nhận biết và yêu mến” Đấng mà các thánh cho rằng “de Mariam nunquam satis” (nói về Maria không bao giờ cùng), chúng ta hăy cùng nhau lợi dụng những ngày Lễ Kính Mẹ mà chiêm ngưỡng các ân đức cao sang siêu việt của Mẹ. Và việc chiêm ngưỡng này không ǵ bằng việc, trước hết, chúng ta hăy nghiền gẫm lại những bài Giáo Lư Thánh Mẫu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng lấy khẩu hiệu “totus tuus” (tất cả của con là của Mẹ), những bài giáo lư chọn lọc theo ư nghĩa của ngày lễ trong loạt 70 bài giáo lư Ngài đă chia sẻ vào các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần, trong thời khoảng từ ngày 6/9/1995 đến 12/11/1997.

Ngoài phần Giáo Lư Thánh Mẫu của Giáo Hội được Vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian tŕnh bày, Ân Đức Maria c̣n có cả phần Tuyên Tụng Thánh Mẫu của Các Thánh nữa. Bởi thế, mục Lễ Mẹ Trong Tháng c̣n có thêm những đoản văn được trích dịch từ cuốn “The Office of Readings” do Giáo Hội dọn để đọc mỗi ngày kèm theo Phụng Vụ Giờ Kinh.

Chưa hết, để phong phú hơn mục Lễ Mẹ Trong Tháng, cùng với Giáo Lư Thánh Mẫu chính thức của Giáo Hội, cộng với Tuyên Tụng Thánh Mẫu của Các Thánh về Ân Đức Maria, Lễ Mẹ Trong Tháng c̣n có cả Mạc Khải Thánh Mẫu, những chi tiết liên quan đến Cuộc Đời Thánh Mẫu và Huấn Dụ Thánh Mẫu.

Riêng về những chi tiết liên quan đến Mạc Khải Thánh Mẫu tư này chúng tôi trích nguyên văn từ cuốn Thần Đô Huyền Nhiệm, do một tu sĩ Ḍng Đồng Công chuyển địch vào thời gian vị này đang ở trong tù sau năm 1975, vị đă dịch cuốn Vinh Quang Mẹ Maria của Thánh Anphongsô. Tác phẩm Thần Đô Huyền Nhiệm này là tất cả những ǵ Mẹ Maria đă mạc khải cho Nữ Tu Đáng Kính Maria D’Agreda từ hồi thế kỷ 17, về Cuộc Đời của Mẹ cũng như về Ân Đức của Mẹ, những chi tiết đă được bà viết ra, đốt đi rồi lại viết ra... Nó đă được Giáo Quyền chính thức kiểm duyệt và cho phép phổ biến. Tuy nhiên, v́ nó chất chức những tiết lộ chưa từng có liên quan đến nhiều vấn đề tín lư thần học thời bấy giờ, tác phẩm này đă phải trải qua những giai đoạn thăng trầm như sau. Năm 1680, Đức Alêxan VIII đă cho phép đọc, mặc dù bấy giờ nó đang khơi lên nhiều cuộc bút chiến sôi nổi. Ngày 4/4/1681, Thánh Bộ Sách Cấm đă duyệt bỏ sách này, nhưng bảy tháng sau, ngày 9/11, Đức Innocentê XI đă ra đoản sắc băi hủy việc duyệt bỏ ấy. Năm 1704, Đức Clêmentê XI cấm không được liệt kê sách này vào số sách cấm. Năm 1713, Giám mục địa phận Cênêđô cấm giáo hữu địa phận của ngài không được đọc nó, nhưng ngày 15 tháng 9 cùng năm, Thánh Bộ Thánh Vụ can thiệp, truyền rút lệnh đó lại trong một bửu sắc dài 30 trang. Thánh Bộ Lễ Nghi chẳng những đồng ư với bửu sắc đó, mà c̣n cho phép tiến hành việc phong chân phước và hiển thánh cho vị nữ tu thụ khải này nữa.

 

Xin Cha trên trời luôn ấp ủ đàn con cái trần gian nhỏ bé của Ngài trong Trái Tim Đồng Công Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL