Chương Hai
 


VÁC THẬP GÍA
 


Thập Gía: Bản Chất Siêu Nhiên Muốn theo Chúa, không phải chỉ cần bỏ ḿnh đi là đủ, mà c̣n, tiếp theo đó, nếu không muốn nói là đồng thời, phải vác thập gía ḿnh nữa.

Bỏ ḿnh đi là phần của con người tự nguyện tỏ ra muốn theo Chúa, là việc con người tự ra khỏi ḿnh để có thể tiến đến với Chúa, như thể đến mà xem (Gn 1:39).

Để rồi, sau khi đă đến xem chỗ Người ở (Gn 1:39), tức đă ra khỏi ḿnh để đi t́m Chúa, những kẻ thực t́nh và cương quyết theo Chúa thật, theo cho đến cùng, c̣n phải ở lại với Người (Gn 1:39) nữa, tức phải vác thập gía hằng ngày nữa.

Chính v́ không vác nổi, không chịu nổi thập gía của ḿnh khi ở lại với Người mà một số môn đệ đă bỏ Thày mà đi (Gn 6:67). Thập gía của họ là nghe không lọt (Gn 6:60) Lời ban sự sống đời đời (Gn 6:68) của Thày, khi Người giảng rằng Thịt Ta thật là của ăn và máu Ta thật là của uống (Gn 6:55).

Cũng chính v́ không vác nổi thập gía của ḿnh khi đă ở lại với Người, dù trải qua một thời gian dài, vậy mà, đến lúc Con Người bị lọt vào tay kẻ gian ác (Lc 24:7), tất cả đă bỏ Người mà đào tẩu (Mc 14:50). Thậm chí, kẻ đă từng tuyên xưng Người là Con Thiên Chúa hằng sống (Mt 16:16), đă từng được Người trao ch́a khóa Nước Trời cho (Mt 16:19), và đă từng thề dù có chết với Thày con cũng không bao giờ chối Thày (Mt 26:35), cuối cùng, chỉ v́ không vác nổi thập gía của ḿnh cũng đă chối bỏ Người đến ba lần (x.Mt 26:69-74).

Đó, thập gía của các môn đệ tiên khởi theo Chúa là ǵ, nếu không phải là chính Chúa Kitô. Đối với trường hợp của các ngài, vác thập gía ḿnh tức là chấp nhận Chúa Kitô, thế thôi.

"Ở lại với Người" thật, không phải các ngài chỉ chấp nhận Người khi Người biến h́nh trên núi cao làm cho các ngài ngây ngất đến nỗi xin Người cho phép cắm lều ở luôn trên đó mà thực tế cũng không biết rằng ḿnh nói ǵ (x.Mc 9:2-6).

"Ở lại với Người" thật, cũng không phải các ngài chỉ theo Người khi Người vinh quang tiến vào thành Giêrusalem giữa muôn tiếng tung hô vang dội: Hoan hô Con Vua Đavit. Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến (Mt 21:9).

"Ở lại với Người" thật, chính là lúc các ngài theo Người tới cùng, kể từ khi Người bị bắt như một tên tội phạm (Lc 22:52), bị xử c̣n hơn một tội đồ nặng nhất là Baraba (x.Gn 18:40), và bị tử nạn như một đầu đảng bị treo lên giữa hai đảng viên sống ngoài ṿng luật pháp (x.Lc 2:32).

Thập Gía: H́nh Bóng Chúa Kitô

T”hật ra, tự bản chất, Chúa Kitô đầy ân sủng và chân lư (Gn 1:16), nhờ Người ở giữa chúng ta và chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người, vinh hiển của Người Con duy nhất đến từ Cha (Gn 1:14), không thể nào lại có thể là thập gía, tức là một biểu tượng vô phúc đối với chung loài người và đối với riêng kẻ bị đóng đanh trên đó (x.Gal 3:13).

Thế nhưng, đối với nhân tính của con người, nhất là nhân tính đă bị hư đi theo sự sa ngă của nguyên tổ, “thập gía chính là những ǵ trái với ư riêng của con người”.

H́nh thức hai cây gỗ bắt chéo nhau làm thành thập gía cũng đủ nói lên những ǵ trái nhau mà thành: Thánh Ư Chúa, hiện thân cho thần tính, có thể được coi như thanh gỗ dọc, và ư riêng của con người, hiện thân cho nhân tính, được coi như thanh gỗ ngang.

Thế mà, Chúa Kitô là một ngôi vị hiệp bởi hai bản tính, thần tính và nhân tính. Do đó, “tự ḿnh, Chúa Kitô đă là thập gía cho Người và cũng là thập gía cho những ai muốn theo Người”. Có thể nói, Chúa Kitô và thập gía là một, như Ngài với Thánh Thể của Ngài.

“Nếu Thánh Thể là h́nh thể của Chúa Kitô th́ thập gía là h́nh bóng của Ngài,” (và v́ là h́nh bóng, chứ không phải h́nh thể nên con người khó nhận ra Ngài là vậy).

“Không có Chúa Kitô cũng không có thập gía. Đâu có thập gía là có Chúa Kitô, đến nỗi, không qua thập gía không thể đến với Người, cũng như phủ nhận thập gía là phủ nhận Người:” Ai không vác thập gía ḿnh mà theo Ta không xứng đáng với Ta (x.Mt 10:38).

Như Thiên Chúa là T́nh Yêu (1Gn 4:8,16), song t́nh yêu không phải là Thiên Chúa thế nào, Chúa Kitô là Thập Gía đối với những kẻ muốn theo Ngài, song thập gía không phải là Chúa Kitô. Chúa Kitô là thập gía đối với những kẻ muốn theo Ngài ở chỗ, Ngài là một ngôi vị hiệp bởi hai bản tính, đó là nhân tính và thần tính, bắt chéo nhau làm nên Ngài là Con Người Giêsu Kitô (1Tim 2:5).

Cuộc đời trần gian của Ngài là một h́nh thành của thập gía. Thập Gía Giêsu được thực sự h́nh thành trên núi cây dầu (Lc 22:39), khi Ngài qú gối xuống cầu nguyện những lời này: Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin hăy cất chén này cho Con; nhưng đừng cứ ư Con (hiện thân cho nhân tính), một cứ Ư Cha (hiện thân cho thần tính) vẹn toàn (Lc 22:41-42).

Thế rồi, sau đó, Thập gía Giêsu đă được dựng lên ở Sọ Trường (Gn 19:17) cho thế gian trông lên mà được cứu rỗi (x.DS 21:9; Zec 12:10; Gn 3:14-15; KH 1:7).

V́ được nên một và là biểu hiệu cho Chúa Kitô khi Ngài hoàn tất (Gn 19:30; DT 3:9) sứ mệnh của Người, thập gía đă trở thành Thánh Gía, bí tích cứu độ trần gian, nơi mà chính bàn tay độc ác của con người đă làm cho máu và nước chảy ra, biểu hiệu cho chân lư (máu) và ân sủng (nước) (Gn 1:17) viên măn nơi Ngài thông ra.

Có thể nói, Thánh Gía chính là Đạo Lộ, là Sự Thật và là Sự Sống (Gn 14:6) của trần gian và cho trần gian vậy.

“Thánh Giá là Đạo Lộ“ v́ Thiên Chúa đă dùng nó để cứu độ thế gian.

“Thánh Giá là Sự Thật“ v́ Chúa Kitô đă chấp nhận nó để làm chứng cho chân lư (Gn 18:37), đó là Người được Cha sai (Gn 17:21,23,25; x.Gn 3:16), để ai tin Người sẽ không chết song được sống đời đời (Gn 3:16; x.Gn 17:3).

“Thánh Giá là Sự Sống” v́ Chúa Kitô đă hiến ḿnh cho Nó và trên Nó để cứu chuộc chung thế gian (x.Mt 20:28), cũng như để thánh hóa trong chân lư (Gn 17: 19) riêng các thánh Tông Đồ, đại diện các linh hồn được Người tuyển chọn (Mc 3:13) đặc biệt và sai đi (x.Mt 28:19) làm chứng nhân (Lc 24:48) về Người, và "rao giảng (Đấng) "đă bị đóng đanh" (1Cor 1:23) cho đến tận cùng trái đất.

Trong phụng vụ ngày thứ sáu tuần Thánh, Thánh Gía đă không được Giáo Hội, qua Kitô hữu là chi thể
của ḿnh, hôn kính, bái kính và thờ lạy là ǵ?

Bấy giờ, Thánh Gía cũng giống như Bánh Thánh Thể, nơi Chúa Kitô hiện thực với ngôi vị thần nhân lưỡng tính của Người để thông ban thần lực đời đời cho các linh hồn biết nhận lănh Người một cách xứng đáng.

Tuy nhiên, đối với các linh hồn, về phương diện tu đức, Thánh Giá nhiều khi có tác dụng thánh hóa nhiều hơn và nhanh hơn Thánh Thể. Không phải là v́ Thánh Gía cao trọng hơn hay nhiều Chúa Kitô hơn Thánh Thể, mà v́ nhu cầu nơi các linh hồn, một lúc nào đó, cần Thánh Gía hơn Thánh Thể.

Thập Gía: Việc Của Thiên Chúa

Thật vậy, thực tế đă cho thấy, chính các Tông Đồ, khi c̣n sống với Chúa Kitô, được thưởng thức Thánh Thể của Người, như được trực tiếp nh́n xem và sờ đến Người, thế mà các ngài vẫn có một người trắng trợn bán Người (x.Mt 26:14-16), và vẫn có ba người thản nhiên ngủ gật khi giờ tử nạn của Người sắp đến (x.Lc 22:45-46).

Chỉ cho đến sau khi các Tông Đồ trải qua cơn thử thách trong một thời gian không c̣n trông thấy Thày nữa (Gn 16:16), các ngài mới tin và mới biết rằng Thày ở trong Cha Thày, và các con ở trong Thày cũng như Thày ở trong các con...v́ Thày sống, các con cũng sẽ sống (Gn 14: 20,19). Người Kitô hữu cũng vậy, nhiều khi đọc kinh sốt sắng, nguyện gẫm ngây ngât, đọc sách cao sâu, xưng tội hằng tuần, rước lễ hằng ngày v.v. thế mà vẫn lẹt đẹt, vẫn tầm thường, vẫn vấp ngă, muốn vươn lên mà không được, thậm chí linh hồn càng sốt sắng lại càng cảm thấy ê chề chán nản, nếu chính Thiên Chúa không trực tiếp ra tay giải cứu họ bằng Thánh Gía của Ngài gửi đến để thanh tẩy và thánh hóa họ trong tinh thần và chân lư (Gn 4:24). Bằng không, họ sẽ như cây vả um tùm những lá mà thôi, đáng bị rủa phạt (x.Mt 21:19;) và đốn đi nữa (x.Lc 13:7).

Khi được kết hợp với Chúa Kitô, mà Thánh Thể là hiện thân của Người, như cây nho của họ, người Kitô hữu như cành nho đă có thể trổ sinh hoa trái, song, để sai trái hơn, những cành nho ấy c̣n cần phải được Thiên Chúa là người trồng nho cắt tỉa (x.Gn 15:1-5), mà Thánh Gía là dấu ấn trên con người được tỉa cắt. (x.Gn 15:1-5).

Như thế, việc làm của Thiên Chúa trên con người và cho con người, mà Thánh Ư của Ngài là hiện thân, để con người có thể sai hoa kết qủa siêu nhiên hơn như thế không phải là xấu, là dữ như bản chất của thập gía đối với những kẻ bị treo trên đó.

Trái lại, đối với con người đó, thập gía, tức Thánh Ư Chúa toàn thiện của Ngài lại là một việc Thần Linh có tính cách khẩn thiết để con người được siêu thoát, được rửa sạch để có thể được dự phần với Thày (x.Gn 13:8). Bằng không, ai không sống trong Ta sẽ như cành khô héo, sẽ bị loại bỏ và quẳng vào lửa cháy thiêu (Gn 15:6).

Phải, “bị loại bỏ đời đời mới là cái bất hạnh, cái đáng gọi là bị nguyền rủa của con người, chứ không phải đau khổ mà con người cảm thấy khi bị đóng đanh trên thập gía,” tức khi chịu đau khổ, “ở đời này.”


Thập Gía: Tác Dụng Thần Linh

Thập gía tự nó không phải là chính đau khổ. Đau khổ chỉ là tác dụng của thập gía nơi người vác nó và bị đóng đanh trên nó mà thôi. V́ đau khổ là tác dụng của thập gía, nên đâu có thập gía là có đau khổ; nhưng, v́ thập gía không phải là chính đau khổ, nên, không có đau khổ hay chưa có đau khổ vẫn có thể có thập gía, hay kể cả khi có thập gía mà vẫn chưa chắc có đau khổ.

“Không có đau khổ hay chưa có đau khổ vẫn có thể có thập gía“, cũng giống như trước khi có lề luật đă có tội lỗi (Rm 5:13), đó là khi tạo vật, tức kể cả các thần trời, biết được Thánh Ư của Thiên Chúa, một Thánh Ư mà ḿnh là tạo vật phải tuân phục, chứ không được bất phục (x.STK 3:1-3).

“Có thập gía mà vẫn chưa chắc có đau khổ,” đó là trường hợp của các thần lành luôn tuân phục Thánh Ư Chúa tối cao, chứ không như các thần dữ phản nghịch Ngài bằng cách ŕnh chực trước người nữ sắp sinh con để sẵn sàng nuốt mất con bà khi đứa trẻ được sinh ra (KH 12:4). Hay là trường hợp của các thánh đă siêu thoát đến độ thay v́ lo sợ và t́m cách trốn tránh thập gía, lại t́m kiếm và ôm ấp thập gía như t́m kiếm và ôm chầm lấy chính Chúa Kitô vậy, như chính Chúa Kitô đă làm gương: Lạy Cha, xin hăy cứu Con khỏi giờ này? Nhưng cũng chính v́ giờ này mà Con đă đến. Lạy Cha, xin hăy tôn vinh Danh Cha (Gn 12:27-28).

Bởi v́, đạt đến tŕnh độ thánh nhân ấy, sầu khổ của các con sẽ trở nên vui thú (Gn 16:20), khi chính trong đau khổ, chính nhờ thập gía mà Thày sẽ trở lại với các con, ḷng các con sẽ vui mừng, một mừng vui mà không ai có thể làm mất đi được (Gn 16:22).

Thập Gía: Đặc Ân Cao Trọng

Như thế, dưới con mắt đức tin, thập gía là một đặc ân, và đối với con người sống siêu nhiên, vác thập gía là một diễm phúc: Tôi chẳng vinh dự ǵ ngoài thập gía Chúa Giêsu Kitô (Gal 6:14). V́ là một đặc ân, nên thập gía đâu có ban cho mọi người một cách dễ dàng.

Vẫn biết, khi c̣n sống trên thế gian này, nhất là trong cuộc sống ở ngoài đời, thiếu ǵ thập gía, chẳng cần t́m cũng thấy, cố tránh cũng chẳng được. Thế nhưng, những thập gía sẵn như cơm bữa đó chỉ là thập gía do chính con người tạo ra cho ḿnh, chịu hậu qủa những việc ḿnh làm theo đam mê, ư riêng và tự ái của ḿnh mà thôi.

Như b́nh an của Thày ban cho các con không như của thế gian (Gn 14:2) thế nào, Thập gía của Thiên Chúa gửi đến cho các linh hồn mà Ngài muốn làm cho nên giống h́nh ảnh Con của Ngài (Rm 8:29) cũng vậy, là những ǵ Thiên Chúa làm lợi cho những kẻ Ngài kêu gọi theo ư định của Ngài (Rm 8:28).

“C̣n ai được Thiên Chúa yêu thương bằng Con Một của Ngài, thế mà, cũng chẳng có ai lại bị Ngài không dung tha (Rm 8:32), bị Ngài ruồng bỏ (Mt 27:46) bằng chính Con Một của Ḿnh”.

Bởi đó, “những kẻ càng được Thiên Chúa yêu sẽ là những kẻ kể như càng bất hạnh nhất trên đời này.” Mà “càng bất hạnh, càng là những kẻ bị nguyền rủa trên thập gía của Ngài trước mặt thế gian lại càng giống Chúa Kito”<131>, Con của Ngài. Và, “càng giống Chúa Kitô, Con Cha yêu dấu, đẹp ḷng Cha mọi đàng (Mt 3:17), họ lại càng được Ngài yêu thương.”

V́ là một đặc ân vô cùng qúi trọng như thế, “thập gía“ “chẳng những chỉ được ban cho những ai có tư cách xứng đáng theo ư định tuyển chọn của Thiên Chúa, thập gía c̣n đ̣i hỏi khả năng xứng hợp trong việc chấp nhận nó nữa”. Bằng không, thay v́ là phúc đức cho linh hồn, thập gía sẽ trở nên ách ḱm kẹp và gánh nặng nề, của linh hồn, dù đó là ách của Thày (và) gánh của Thày (Mt 11:28-30).

“Điều kiện để có thể lănh nhận thập gía một cách xứng hợp đó là khả năng bỏ ḿnh nơi các linh hồn muốn theo Chúa”. Không bỏ ḿnh, không thể nào vác thập gía được. Bỏ ḿnh chẳng khác ǵ như trở nên thanh sạch trước khi lên chịu lấy Thánh Thể Chúa Kitô vậy.

Thập giá Chúa gửi cho, dưới con mắt đức tin, cũng chính là Thánh Giá, là bí tích thánh hóa con người, đ̣i con người phải dọn ḿnh để lănh nhận một cách xứng đáng và để hưởng trọn ơn bí tích bởi Thánh Gía mà ra, theo như Chúa muốn ban cho họ.

Phải chăng v́ thế mà Chúa Kitô đă dứt khoát đối với những ai muốn theo Thày, hăy bỏ ḿnh đi (trước) và vác thập gía ḿnh (sau) mà theo Thày (Mt 16:24).


Maria: Tinh Thần Vác Thập Gía

Nếu trong tất cả mọi tạo vật nói chung và loài người nói riêng, không một sự ǵ, theo ơn thánh cũng như nơi thực thể, gần Chúa Kitô bằng Trinh Nữ Maria, Mẹ của Ngài, th́ cũng không một sự ǵ đă được Thiên Chúa yêu thương bằng Người. Và, v́ được Thiên Chúa yêu trên hết mọi sự Ngài đă tạo dựng, nên Trinh Nữ Maria đă diễm phúc trực tiếp tham dự vào công cuộc cứu độ của Thiên Chúa với Chúa Kitô, tức được tham dự vào mầu nhiệm thập gía của Chúa Kitô.

Mẹ Maria tham dự vào mầu nhiệm thập gía của Chúa Kitô chẳng những ở tại tất cả những ǵ Chúa Kitô chịu, Người cũng chịu trong chính tâm hồn trinh nguyên, vô tội và tuyệt đối kính mến Thiên Chúa của Người, mà c̣n ở tại Chúa Kitô đă nên chính thập gía cho Người, như gươm sắc thâu qua ḷng (Lc 2:35) Người hằng kính mến Thiên Chúa trong Con của Người và yêu thương Con của Người trong Thiên Chúa. Nếu Mẹ Maria yêu kính Thiên Chúa ít, chắc Người đă được thập gía ít, thập gía nhẹ, hay dù có được thông công thập gía với Chúa Kitô, Người cũng không thể nào hết ḿnh thông cảm được với Con của Người.

Phải, cũng chỉ v́ tâm hồn hoàn toàn trinh nguyên và hết sức sốt mến Thiên Chúa mà Người đă có đủ tư cách và khả năng để hoàn tất mầu nhiệm thập gía với Chúa Kitô trong việc cứu rỗi thế gian.

Và, để có thể xứng đáng tham dự và hoàn tất mầu nhiệm thập gía với Chúa Kitô trong việc cứu rỗi thế gian như một đại diện hợp tác viên Đồng Công Cứu Chuộc của Con Ḿnh, Người cũng đă phải hoàn toàn từ bỏ ḿnh khi thưa lời Xin Vâng, tuyệt đối tin tưởng rằng không ǵ là bất khả đối với Thiên Chúa (Lc 1:37).

Để rồi, kể từ đó, Xin Vâng đă là một lời vĩnh thệ, lời khấn trọn của Trinh Nữ Tu Maria xin chấp nhận Thánh Ư Chúa muốn thực hiện nơi Người, cũng là xin chấp nhận Ngôi Lời nhập thể nơi thực thể của ḿnh, hay là xin chấp nhận thập gía, hiện thân cho ngôi vị thần nhân lưỡng tính của Chúa Kitô, Con của Người cũng vậy. Thật thế, chính v́ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể là Con của Người, mà “Trinh Nữ Maria đă là người đầu
tiên vác thập gía của ḿnh mà theo Thày“ (Mt 16:24).

Thập gía ḿnh đối với Mẹ Maria ở đây là ǵ, nếu không phải là chính Chúa Kitô. Nghĩa là, Chúa Kitô đă là thập gía cho Người, cũng như sẽ là thập gía cho riêng các Tông Đồ và chung thành phần muốn theo sát Chúa sau này, một thập gía để thánh hóa họ trong chân lư (Gn 17:19) và để làm cho họ có thể trổ sinh muôn vàn hoa trái (Gn 15:5) cho vinh hiển Chúa Cha (x.Gn 15:8).

Tuy nhiên, Chúa Kitô là thập gía cho Mẹ Maria không phải với mục đích thứ nhất là để thánh hóa Mẹ trong chân lư, mà là để Mẹ có khả năng sinh hoa trái Thần Linh là các linh hồn hợp thành ḿnh mầu nhiệm của Ngài.

Phần Mẹ, Mẹ đă nhận lấy Ngôi Lời nhập thể như một mầm mống tràn đầy ân sủng và chân lư (Gn 1:17) mà nước và máu chảy ra (Gn 19:34) từ cạnh sườn Ngài trên thập gía là chất liệu biểu hiệu, một chất liệu lại là chính chất thể của thân xác trinh nguyên nơi Mẹ đă làm nên qủa phúc của ḷng Người (Lc 1: 42), khi Người lọng trọng lên tiếng Xin Vâng.

Sự kết hợp huyết nhục giữa hai con người làm mẹ và làm con, theo ruột thịt, mật thiết sâu xa hơn cả sự kết hợp để nên một xương thịt về sinh lư giữa hai con người làm vợ và làm chồng.

Vậy, đối với trường hợp của Mẹ Maria, một người Mẹ độc nhất vô nhị trên đời đă một ḿnh, theo tự nhiên, (tất nhiên dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Linh), cung cấp tất cả chất thể cần có về thể lư để làm nên thân xác của Chúa Kitô nói riêng, và hữu thể cũng như ngôi vị của Ngài nói chung, th́ con người của Mẹ c̣n kết hiệp mật thiết sâu xa với con người Giêsu Kitô (1Tim 2:5), Người Con duy nhất của Mẹ đến thế nào.

 

Nếu Cần, xin xem lại các bài trước

Nội Dung

Maria: Đời Tận Hiến

Maria: Bỏ Ḿnh