11. TRÁI TIM MẸ: VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

 

Đức Thánh Cha Piô XI đă tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8/12/1854. Sau đó 3 năm 3 tháng rưỡi, vào ngày 25/3/1858, ở Lộ Đức, lần đầu tiên trong các lần Đức Mẹ hiện ra trước đó, và cũng là lần duy nhất cho cả những lần hiện ra sau đó, như có ư để công nhận tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Mẹ đă tỏ cho chị thánh Bernadetta biết một danh xưng biểu hiệu con người của Mẹ nhất, đó là: Mẹ là Sự Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội.

 

Thế nhưng, tại Fatima, vào ngày 13/6/1917 và 13/7/1917, 3 em Thiếu Nhi Fatima là Lucia, Phanxicô và Giaxinta đă được Đức Mẹ tỏ cho biết là: Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Ở đây, Fatima, đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội không c̣n được gắn liền với con người của Mẹ Maria nữa, mà là với Trái Tim Mẹ. Tại sao Trái Tim Mẹ ở Fatima là Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội, và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội là Trái Tim như thế nào?

 

Để t́m hiểu vấn đề này, trước hết, chúng ta hăy t́m hiểu nguyên về bản chất (ư nghĩa), vai tṛ (đặc ân) và giá trị (tác dụng) của sự kiện (mầu nhiệm) Vô Nhiễm Nguyên Tội nơi Mẹ Maria.

 

 
Ư Nghĩa của Mầu Nhiệm Vô Nhiễm Nguyên Tội

 

Vô Nhiễm Nguyên Tội tức là không mắc tội tổ tông. Đă nói là không, chứ không phải là khỏi, tức là nói đến sự kiện ngay từ khi được đầu thai trong ḷng mẹ, một con người đặc biệt nào đó đă không hề bị chính tội nguyên tổ cùng với tất cả mọi t́ vết lẫn hậu quả của nó truyền nhiễm một tí nào cả.

 

Trường hợp của thánh Gioan Tẩy Giả, như vẫn được suy diễn và cắt nghĩa là, thánh nhân, người nam cao trọng nhất trong các người nam được người nữ sinh ra (Mathêu 11:11), vị Tiền Hô làm phép rửa cho chính Chúa Cứu Thế ở sông Giọc-Đan (xem Mathêu 3:15), được khỏi nguyên tội khi thánh nhân nhẩy mừng trong ḷng mẹ ngài là bà thánh Isave (xem Luca 1:41,44), lúc mẹ ngài nghe lời chào của Mẹ Thiên Chúa đến thăm (Luca 1:43). Trường hợp được khỏi nguyên tội nơi thánh Gioan Tẩy giả khác với trường hợp của Kitô hữu khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội ở chỗ, thánh nhân được khỏi nguyên tội trước khi Chúa Kitô hoàn tất sứ mệnh cứu độ trần gian của Người trên thập giá.

 

C̣n trường hợp không mắc nguyên tội th́ chỉ có duy nhất một ḿnh Trinh Nữ có phúc hơn mọi người nữ (Luca 1:28,42), Trinh Nữ sẽ thụ thai và hạ sinh con trai, đặt tên là Giêsu, Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao (Luca 1:31-32), đó là Mẹ Maria đầy ơn phúc (Luca 1:28) được mà thôi. Và, một khi không hề nhiễm vương nguyên tội như thế, th́, theo lư, phải không nhiễm vương ngay từ khi được đầu thai, bằng không, lại rơi vào trường hợp khỏi của thánh Gioan Tẩy Giả, dù được khỏi ngay từ trong ḷng mẹ.

 

Mẹ Maria Không nhiễm nguyên tội ngay từ khi được đầu thai trong ḷng mẹ của Ngài là ǵ, nếu không phải, Mẹ Maria chỉ được Vô Nhiễm Nguyên Tội khi khởi sự đầu thai mà thôi, chứ không phải trước đó, cũng như, theo giáo lư, linh hồn con người không phải là một yếu tố làm nên bản tính con người được Thiên Chúa dựng nên sẵn, chờ cho đến khi có xác th́ nhập vào cho thành một con người.

 

Mẹ Maria không nhiễm nguyên tội ngay từ khi được đầu thai trong ḷng mẹ của Ngài cũng không phải là khi thân xác của Ngài là yếu tố, như ở nơi mọi người, vốn có trước linh hồn là yếu tố được Thiên Chúa, khi tới thời giờ ấn định, trực tiếp dựng nên và phú nhập vào nó, mà là chính lúc linh hồn của Mẹ bắt đầu nhập vào xác của Mẹ. Theo Đức Mẹ mạc khải riêng cho bà đáng kính Maria D'Agreda trong cuốn Thiên Đô được bà viết từ thế kỷ 17 và được chính các Đức Giáo Hoàng (Innocente XI, Alexander VIII, Clement IX, Benedict XIII, Benedict XIV và Clement XIV) chuẩn nhận và khuyến khích đọc, th́ xác của Mẹ bắt đầu được thụ thai vào ngày Chúa Nhật và chỉ 7 ngày sau (thay v́ 80 ngày đối với phái nữ), tức vào Ngày Thứ Bảy trong tuần, th́ linh hồn của Mẹ nhập vào xác Mẹ, làm nên chính con người Mẹ.

 

Phải chăng, v́ thế mà, trong Giáo Hội, từ trước đến nay, Ngày Thứ Bảy vẫn được coi là Ngày của Mẹ, Ngày dùng để kính Mẹ? Đối với Mẹ Maria, phải chăng, Ngày Thứ Bảy là Ngày Mẹ được Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, nên Mẹ đă chọn ngày này, mà Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng là tiêu biểu, để con cái Mẹ làm việc đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, như Mẹ tỏ ư muốn với chị Lucia vào ngày 10/12/1925 tại Pontevedra, Nước Tây Ban Nha.

 

 

Đặc Ân của Mầu Nhiệm Vô Nhiễm Nguyên Tội

 

Thật ra, theo b́nh thường, một khi được sinh vào trần gian như một con người là gịng dơi Adong và Eva sau khi cả hai đă sa ngă phạm tội mất ḷng Chúa, v́ mặc lấy bản tính đă bị hư đi bởi nguyên tội, Mẹ Maria cũng bị nhiễm vương nguyên tội như tất cả mọi người. Đằng này, Mẹ không bị nhiễm nguyên tội một tí nào cả. Có nghĩa là Mẹ được hưởng đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội vậy.

 

Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội không phải là đặc ân ch<145> làm cho Mẹ được hưởng những ǵ mà, nếu không ăn trái cấm, hai nguyên tổ nói riêng và cả ṇi giống loài người nói chung, vẫn được hưởng trong vườn địa đường. Đó là những đặc ân về phương diện siêu nhiên cũng như tự nhiên, phương diện bao gồm cả bề trong là lư trí và ư muốn của con người, cũng như bề ngoài là hành động và sự sống.

 

Về phương diện siêu nhiên, th́ được ở trong sự công chính nguyên thủy, không biết đến tội lỗi là ǵ, mà cuộc sống trần truồng hồn nhiên không biết xấu hổ là tượng trưng (xem Sáng Thế Kư 2:25).

 

Về phương diện lư trí, trí khôn bẩm sinh được thông minh, không cần phải học hành cũng biết tất cả những ǵ trong phạm vi quyền hạn của ḿnh, mà việc đặt tên cho muông thú là tượng trưng (xem Sáng Thế Kư 2:19).

 

Về phương diện ư muốn, ḷng muốn bẩm sinh luôn tự do, hướng thượng và có hiệu nghiệm: tự do như muốn ăn bất cứ cây nào trong vườn như được phép (xem Sáng Thế Kư 2:16-17), hướng thượng như trần truồng mà không hướng chiều về ham mê nhục dục, và có hiệu nghiệm như đặt tên cho thú vật thế nào th́ ra như vậy.

 

Về phương diện hành động, việc làm của con người, dù có phận sự canh tác và coi sóc vườn (Sáng Thế Kư 2:15), họ vẫn thảnh thơi vui sống một cách thanh nhàn trong và nhờ quyền hạn cai trị cá biển, chim trời và tất cả mọi sinh vật di động trên mặt đất (Sáng Thế Kư 1:28).

 

Về phương diện sự sống, thân xác của con người, dù có sống bao lâu và làm việc đến mấy trên thế gian này đi nữa, cũng sẽ không bao giờ bị tật nguyền bệnh hoạn, bị già nua tuổi tác và cuối cùng là tro bụi sẽ phải trở về với bụi tro (Sáng Thế Kư 3:19).

 

Trái lại, đối với tất cả những đặc ân siêu nhiên cũng như tự nhiên mà hai nguyên tổ được hưởng ngay từ ban đầu, và, nếu không sa ngă, sẽ vĩnh viễn được hưởng này, Mẹ Maria, với Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của ḿnh, c̣n được hưởng hơn thế nữa.

 

Về phương diện siêu nhiên, Mẹ được đầy ơn phúc hơn hai nguyên tổ, ở chỗ, Mẹ được Thiên Chúa ở cùng ngay từ khi Mẹ đầu thai trong ḷng bà thánh Anna. Mà, việc Thiên Chúa ở cùng Mẹ đây vượt trên việc Thiên Chúa ở với hai nguyên tổ khi các ngài chưa ăn trái cấm. Thiên Chúa ở với nguyên tổ ngay từ ban đầu là v́ nguyên tổ, khi chưa phạm tội, c̣n là một tạo vật giống Đấng đă dựng nên ḿnh theo h́nh ảnh Ngài (xem Sáng Thế Kư 1:26). Trong khi đó, Mẹ được Thiên Chúa ở cùng với tư cách là Mẹ Thiên Chúa.

 

Mẹ Maria được Thiên Chúa ở cùng với tư cách Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nghĩa là, v́ Mẹ được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa mà Mẹ được Ngài ở cùng, qua Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội Chúa ban cho Mẹ. Được Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội v́ được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa nghĩa là ǵ, nếu không phải, nhờ được kết hiệp với Ngôi Lời nhập thể, từ đời đời trong thượng trí Thiên Chúa cũng như khi đến thời gian ấn định (Galata 4:4), mà Mẹ đă được Vô Nhiễm Nguyên Tội.

 

Ngôi Lời nhập thể đầy ân sủng và chân lư (Gioan 1:14), Đấng đă đến cho chiên được sống và sống viên măn hơn (Gioan 10:10), v́ thế, nhờ được trọn vẹn kết hiệp với Ngôi Lời nhập thể một cách hoàn hảo hơn mọi người nữ, hơn hết mọi người, mà Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội đă đầy ơn phúc, một mức độ ơn phúc tuyệt đỉnh so với mức độ ơn phúc loài người có được nơi nguyên tổ của ḿnh ngay từ ban đầu.

 

Được sinh ra với Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria thực sự là một con người mới được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa trong công chính và thánh thiện chân thật (Êphêsô 4:24), một con người hoàn hảo đạt đến tầm vóc viên măn của Chúa Kitô (Êphêsô 4:13).

 

Về phương diện tự nhiên, với Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, theo đức tin dạy, thân xác Mẹ trọn đời hoàn toàn trinh nguyên cả trước khi thụ thai Ngôi Lời nhập thể, đang khi sinh hạ Chúa Giêsu Kitô và sau khi hạ sinh Con Thiên Chúa làm người. Thân xác tuyệt đối trinh nguyên của Mẹ ấy, cũng theo đức tin dạy, đă được cùng với linh hồn vô nhiễm tội lên trời sau khi qua khỏi đời này.

 

Đối với vấn đề đau khổ và sự chết là hậu qủa tất yếu của nguyên tội (xem Sáng Thế Kư 3:16-19), với Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, đáng lẽ Mẹ Maria cũng được miễn trừ, tuy nhiên, dù có chịu đau khổ và chết đi nữa, lư do và mục đích của hai việc này nơi Mẹ Maria hoàn toàn thiện hảo.

 

Với Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria chịu đau khổ không phải là để đền tội lỗi của ḿnh cho bằng để Đồng Công với Chúa Cứu Thế đền tội chung loài người. Và, cũng với Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria, theo cuốn Thiên Đô của đáng kính Maria D'Agreda, muốn chết cho giống với Con Ḿnh, và chết hoàn toàn chỉ v́ ḷng yêu mến Chúa bên trong, một ḷng mến Chúa quá sức chịu đựng tự nhiên của thân xác, khi không có ơn ǵn giữ đặc biệt của Thiên Chúa nữa.

 

 

Tác Dụng của Mầu Nhiệm Vô Nhiễm Nguyên Tội

 

 

Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, chẳng những làm cho Mẹ Maria được đầy ơn phúc về mặt siêu nhiên, và, về mặt tự nhiên, bề ngoài, Mẹ c̣n được hưởng những đặc ân Trọn Đời Trinh Nguyên và Mông Triệu Hồn xác. Ngoài ra, cũng về mặt tự nhiên, bề trong, Mẹ Maria, nhờ Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, c̣n được hưởng một t́nh trạng hoàn toàn quân b́nh giữa phần thượng và phần hạ, nghĩa là, nơi Mẹ không có đam mê, nhục dục và tính hư nết xấu ǵ cả, là những vết tích, những dấu xẹo của nguyên tội c̣n in lại đậm nét trên bản tính đă bị hư đi của con người.

 

Tuy nhiên, không phải v́ không có đam mê, nhục dục và tính hư nết xấu như vậy, tức không có mầm mống tội lỗi trong ḿnh, mà Mẹ Maria không thể phạm tội. Tại sao hai nguyên tổ, ngay khi c̣n ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, nghĩa là chưa biết đến tội lỗi là ǵ, cũng đă có thể phạm tội, nếu không phải v́ các ngài có tự do hay sao? Bởi đó, v́ cũng có tự do, cho dù không có mầm mống tội lỗi làm cho Mẹ dễ sa ngă phạm tội như tất cả mọi phàm nhân trên đời, và dù có được Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội làm cho Mẹ như chắp cánh bay cao trên mọi sự ở đời này đă bị Satan tẩm độc đi nữa, Mẹ Maria cũng có thể phạm tội, nếu Mẹ lạm dụng tự do của ḿnh để làm theo ư riêng của Mẹ hơn theo Thánh Ư Tối Cao của Thiên Chúa. Giả sử Mẹ không thưa Xin Vâng khi biết được Thánh Ư Chúa muốn Mẹ thụ thai và sinh Con Trai, đặt tên là Giêsu, th́ sự ǵ đă xẩy ra!

 

Phải, Mẹ Maria chính là Người Nữ mà, theo sách Khải Huyền, đoạn 12, diễn thuật, bị Satan, sau khi hắn không làm ǵ được Người ở trên trời, là nuốt đi người Con Trai do Người sinh ra, lại bị nhóm thần lành đánh lộn nhào xuống đất, lùng giết cho đến cùng. Nhưng, Mẹ đă được ban cho đôi cánh đại bàng đă bay về nơi của Người, vượt xa tầm sát hại của hắn. Không phải hay sao, đôi cánh đại bàng này chính là biểu hiệu cho Đặc Ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria, đôi cánh làm cho Mẹ chẳng những thoát khỏi tầm sát hại của Satan chỉ ḅ bằng bụng (xem Sáng Thế Kư 3:14) ở dưới đất, mà c̣n làm cho Mẹ nhẹ nhàng và dễ dàng bay lên, như các thánh nói, tới giới tuyến của bản tính Thiên Chúa nữa hay sao!

 

 

Ư Nghĩa Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội

 

Qua tất cả những suy diễn về Mầu Nhiệm Vô Nhiễm Nguyên Tội trên đây, chúng ta có thể dịch cụm từ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria như sau.

 

Phạm tội là ǵ, nếu không phải là làm điều mất ḷng Chúa. Làm điều mất ḷng Chúa là ǵ, nếu không phải là làm điều Chúa không muốn. Làm đièu Chúa không muốn là ǵ, nếu không phải là làm theo ư riêng của ḿnh. Làm theo ư riêng của ḿnh là ǵ, nếu không phải là làm thỏa măn ḷng yêu riêng ḿnh. Vậy, tội lỗi là do và phát xuất từ ḷng yêu riêng ḿnh, và ở tại cũng như được biểu lộ qua ư riêng của con người.

 

Nếu Trái Tim vốn là biểu hiệu chính thức cho T́nh Yêu, th́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria nghĩa là con tim của Mẹ, ḷng muốn của Mẹ hoàn toàn thuộc về Chúa.

 

Chính v́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria nói lên ư nghĩa là T́nh Yêu Mẹ toàn hảo của Mẹ đối với Thiên Chúa như thế, mà Mẹ không thể nào chịu được cảnh loài người tội lỗi xúc phạm đến Đấng vô cùng chí tôn, chí ái. Do đó, để ḥa giải giữa Thiên Chúa, Đấng bị xúc phạm với quyền báo oán kinh hoàng, có thể giáng xuống bất cứ lúc nào trên loài người, nhất là những thành phần đang điên cuồng đâm đầu xuống hỏa ngục và châm ng̣i chiến tranh, nếu Mẹ không lấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ ra để đền bù và bảo đảm phần rỗi đời đời cho riêng họ cũng như ḥa b́nh cho chung thế giới.

 

Vào ngày 13/6/1917, Mẹ đă tỏ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ ra, lần đầu tiên trong Thánh Mẫu sử, cho 3 em Thiếu Nhi Fatima xem thấy, một Trái Tim với ṿng gai nhọn quấn chung quanh, v́, như Mẹ cho chị Lucia biết vào ngày 10/12/1925 tại Pontevedra, tội lỗi của những kẻ vô ơn hằng liên lỉ đâm vào bằng những tội bội bạc và lộng ngôn của họ.

 

Vào ngày 13/10/1917, Mẹ đă nói lời cuối cùng để kết thúc biến cố Fatima, một lời trăn trối của ḷng Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội v́ hết t́nh yêu mến Chúa cũng như tận t́nh yêu thương con cái ḿnh: Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Ngài đă bị xúc phạm nhiều lắm rồi.