6. Kinh Mân Côi: Giá Trị 

 

Như bất cứ một vật hay một việc nào khác, giá trị của Kinh Mân Côi có thể căn cứ vào những yếu tố: bản chất, nguồn gốc và lợi ích.

 

 

Bản Chất của Kinh Mân Côi

 

Căn cứ vào bản chất của ḿnh, Kinh Mân Côi là một kinh có giá trị tuyệt đỉnh, vượt trên tất cả mọi kinh nguyện khác, xét về ba phương diện sáng tác, diễn xuất và nội dung sau đây:

 

Về sáng tác, hai kinh chính họp lại thành Kinh Mân Côi đó là kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng. Ngoài kinh Lạy Cha là kinh chính Chúa Giêsu dạy, kinh Kính Mừng, kinh nồng cốt và chính yếu của kinh Mân Côi, là Lời chúc khen của Chúa Cha nói với Mẹ qua sứ thần Gabriel và của Chúa Thánh Thần nói với Mẹ qua bà thánh Isave (xem Luca 1:41-42). Kinh Thánh Maria, phần cuối của Kinh Kính Mừng, là Lời tuyên nhận của Chúa Giêsu nói với Mẹ qua Giáo Hội, Nhiệm Thể của Người, từ công đồng chung Êphêsô năm 431. C̣n Lời nào giá trị hơn Lời của Thiên Chúa, Thiên Chúa 3 Ngôi. Kinh Mân Côi là tổng hợp Lời của Thiên Chúa 3 Ngôi, do đó, đă có một giá trị vô cùng.

 

Trong một lá thư đề ngày 4/4/1970, chị Lucia đă viết cho một linh mục cháu của chị về Kinh Mân Côi thế này: Kinh Mân Côi là kinh nguyện đẹp ḷng Thiên Chúa nhất, v́ nhờ Kinh Mân Côi, chúng ta chúc tụng Ngài tuyệt hảo nhất.

 

Về diễn xuất, Lời Kinh Mân Côi nói chung và Kinh Kính Mừng nói riêng, về nội dung, chẳng những là Lời của Thiên Chúa 3 Ngôi, về h́nh thức, c̣n là Lời mà cả trời đất tuyên tụng và tuyên nhận Mẹ nữa.

 

Sứ Thần Gabriel chẳng là đại diện của các thần trời, đă chúc khen Mẹ bằng lời của Chúa Cha, Đấng đă sai ngài đến với Mẹ (xem Luca 1:26), hay sao: Kính mừng đầy ơn phúc! Thiên Chúa ở cùng Người. Người có phúc hơn mọi phụ nữ (Luca 1:28).

 

Bà Isave không phải là đại diện của các thánh, đă chúc mừng Mẹ bằng lời của Chúa Thánh Thần, Đấng mà bà được tràn đầy (Luca 1:41) khi vừa nghe lời Mẹ chào, hay sao: Người có phúc hơn mọi phụ nữ và phúc thay quả phúc của ḷng Người (Luca 1:42).

 

Giáo Hội không phải là đại diện của con cái Thiên Chúa nói riêng và của loài người đă được dựng nên theo h́nh ảnh Ngài nói chung, đă tuyên nhận Mẹ bằng lời của Chúa Giêsu là Đầu của ḿnh (xem Êphêsô 1:22) hay sao: Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

 

Trong Lời Kinh Thánh Maria này, Mẹ chẳng những được Giáo Hội, qua con cái ḿnh, trực tiếp tuyên nhận Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, khi đọc: Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, gián tiếp, c̣n tuyên nhận Mẹ là Mẹ Nhân Loại, khi đọc: Cầu cho chúng con, là Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, khi đọc: là kẻ có tội, và là Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc, khi đọc: khi nay và trong giờ lâm tử.

 

Do đó, c̣n lời kinh nào có giá trị cao cả cho bằng lời kinh mà cả đất trời đồng thanh tuyên xưng và chúc tụng Đấng đă nói tiên tri về chính ḿnh: Thiên Chúa đă thương đến phận thập hèn tôi tớ của Ngài; từ nay muôn đời sẽ khen tôi diễm phúc (Luca 1:48). Chúng ta đọc kinh Kính Mừng cũng là kinh Mân Côi chính, là chúng ta hợp với tất cả trời đất dùng Lời Thiên Chúa 3 Ngôi tuyên tụng Mẹ vậy.

 

Về nội dung, v́ Kinh Mân Côi là Lời Thiên Chúa 3 Ngôi chúc khen Mẹ qua các tạo vật tốt lành của Ngài, bởi thế, Kinh Mân Côi chứa đựng một ư nghĩa vô cùng sâu xa. Chính ư nghĩa vô cùng sâu xa này đă làm cho Kinh Mân Côi có một giá trị khôn sánh. Chúng ta sẽ cố gắng t́m hiểu ư nghĩa Kinh Mân Côi ở chương sau.

 

 

Nguồn Gốc của Kinh Mân Côi

 

Một con người được sinh ra từ hoàng tộc, theo quan niệm thế gian, bao giờ cũng có giá hơn một con người được sinh ra từ một gia đ́nh bần cố nông. Một chén cơm do chính tay nhà vua trao cho người ăn xin tự nhiên bao giờ cũng có giá hơn do một người vô danh tiểu tốt hay một người giầu có đi nữa trao cho. Cũng thế, Kinh Mân Côi không phải là kinh do một vị thánh nào sáng tác ra hay để lại cho chúng ta cả, mà do chính Đức Mẹ đă sinh nó ra và trực tiếp ban nó cho con cái của Giáo Hội.

 

Căn cứ vào các nguồn tài liệu đáng tin nhất, một của Á Thánh Alan de la Roch, trong cuốn De Dignitate Psalterii, và một của Thánh Louis Marie Grignion de Monfort, trong cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi, th́, chính Đức Mẹ đă ban Kinh Mân Côi và dạy Kinh Mân Côi cho thánh Đaminh. Đức Thánh Cha Gregory XII cũng cho rằng: Kinh Mân Côi được thánh Đaminh thiết lập để làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa và để cầu xin Rất Thánh Trinh Nữ bầu cử.

 

Vào thế kỷ 11 và 12, tại tỉnh Albi thuộc miền nam Nước Pháp, có một lạc thuyết chủ trương nhị nguyên, cho rằng Chúa Giêsu là một tạo vật được thần lành sai đến để giải thoát linh hồn con người cũng được thần lành dựng nên khỏi bị xác thịt là phần được thần dữ dựng nên giam cầm. Sau bao nhiêu nỗ lực để chinh phục bè rối Albigensê này bất lực, thánh Đaminh rút vào một cánh rừng ở gần thành phố Toulouse, cầu nguyện, ăn chay, phạt xác cho đến nỗi ngất lịm đi. Chính lúc đó, Đức Mẹ đă hiện ra với thánh nhân và ban cho thánh nhân một khí cụ mà Chúa Ba Ngôi Chí Thánh muốn dùng để canh tân thế giới (Lời Đức Mẹ nói với thánh Đaminh). Thánh Đaminh đă là sứ giả của Đức Mẹ và là tông đồ tiên khởi truyền bá Kinh Mân Côi từ năm 1214.

 

Cho dù chúng ta không biết chắc, ngoài hai cuốn sách tài liệu chính được viết bởi thế giá của hai vị thánh về nguồn gốc của Kinh Mân Côi như trên, có thật Đức Mẹ đă ban cho thánh Đaminh Kinh Mân Côi và dạy thánh nhân đọc Kinh Mân Côi hay chăng, song chúng ta cũng có thể tin được sự kiện này thật sự đă xẩy ra. Ở chỗ, chính Đức Mẹ, vào hai lần hiện ra quan trọng nhất trong những lần Mẹ hiện ra từ đầu thế kỷ 19, một tại Lộ Đức năm 1858, và một tại Fatima năm 1917, đă cầm trong tay tràng hạt Mân Côi, như để xác nhận là chính Mẹ đă ban Kinh Mân Côi và dạy lần hạt Mân Côi, một Kinh mà, như Đức Thánh Cha Phaolô VI đă viết ở thông điệp Trong Tháng Năm (Mense Maio): Rất đẹp ḷng Đức Mẹ và được các Đức Giáo Hoàng khuyến giục nhiều nhất.

 

Tại Lộ Đức, Mẹ đă lần hạt Mân Côi với chị thánh Bernadette, bằng việc dùng ngón tay đưa từng hột chuỗi theo mỗi Kinh Kính Mừng chị đọc, và hết một chục th́ Mẹ đọc chung với chị Kinh Sáng Danh. Tại Fatima, trong cả sáu lần hiện ra với 3 Thiếu Nhi Fatima là Lucia, Phanxicô và Giaxinta, Đức Mẹ đều kêu gọi các em lần hạt Mân Côi, và lần hiện ra cuối cùng, Mẹ đă tự xưng Mẹ là Đức Mẹ Mân Côi. Nhất là, cũng tại Fatima, Đức Mẹ, vào lần hiện ra thứ 3, đă xin các em thêm vào sau mỗi chục kinh lời nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con xin cứu chúng con cho khỏi hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là các linh hồn cần đến ḷng thương xót Chúa hơn.

 

Trong bài giảng tại Fatima ngày 13/5/1982, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă nói về Kinh Mân Côi đối với Đức Mẹ như sau: Lời kêu gọi thống hối bao giờ cũng được gắn liền với cầu nguyện. Hợp với truyền thống của bao thế kỷ, Đức Mẹ của sứ điệp này (Fatima) đă đề cập đến Kinh Mân Côi, một kinh có thể được khẳng định là 'Kinh của Mẹ Maria', một kinh mà Mẹ đặc biệt cảm thấy gắn liền với chúng ta.

 

Thực ra, theo cuốn Thiên Đô (Ciudad de Dios) của đáng kính Maria D'Agreda viết từ thế kỷ thứ 17 về cuộc đời của Đức Mẹ, như được Đức Mẹ tỏ cho biết, th́, Kinh Mân Côi được bắt đầu nhen nhúm từ lúc Đức Mẹ tạ thế, qua lời xướng họa của các Thiên Thần từ trời xuống viếng xác Đức Mẹ: Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Người (xướng) - Một Trinh Nữ trước khi sinh Con, đang khi sinh Con và sau khi sinh Con (đáp). Từ đó, người ta bắt đầu bắt chước lời xướng họa này cho đến khi Đức Mẹ truyền dạy Kinh Mân Côi cho Thánh Đaminh.

 

Thánh Giáo Hoàng Piô V, năm 1569, đă chính thức công nhận Kinh Mân Côi với kết cấu như hiện dụng, sau khi thêm lời nguyện Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen vào phần cuối của kinh Kính Mừng và thêm kinh Sáng Danh vào sau mỗi chục kinh. C̣n lời nguyện Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội ... kết thúc mỗi chục kinh mới được thêm vào từ sau lời yêu cầu của Mẹ Fatima năm 1917.

 

 

Lợi Ích của Kinh Mân Côi

 

Chỉ Đức Mẹ mới biết được những ǵ Mẹ thích nhất và làm hài ḷng Mẹ nhất. Nếu Kinh Mân Côi là kinh Mẹ ban cho chúng ta và dạy chúng ta lần hạt, th́ đó không phải là việc và cách mà, nếu chúng ta thành tâm và sốt sắng thực hiện, sẽ làm đẹp ḷng Mẹ nhất hay sao! Một khi Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Nữ Vương Trời Đất hài ḷng th́ c̣n ǵ mà Mẹ không ban cho những người đă khéo dùng kiểu cách mà Mẹ muốn để chạy đến kêu xin với Mẹ như thế. Chính vô vàn lợi ích siêu nhiên được chất chứa trong Kinh Mân Côi như kho tàng dễ thấy và dễ lấy đối với mọi người này đă cho Kinh Mân Côi càng sáng giá. Lịch sử Giáo Hội Công Giáo đă chứng tỏ giá trị của Kinh Mân Côi qua các ơn ích chung riêng như sau.

 

Trước hết là việc thánh Đaminh đă chinh phục được vô số người theo bè rối Albigensê bằng cách đọc và truyền bá Kinh Mân Côi. Trong thông điệp Supremi Apostolatus ban hành ngày 1/9/1883, Đức Thánh Cha Leo XIII đă tóm tắt thành qủa này như sau: Đức tin và sự hiệp nhất bắt đầu trở lại; những toan tính và mưu đồ của các kẻ lạc giáo bị tiêu tan.

 

Sau đó là cuộc chiến thắng quân Hồi ở trận Lepantô năm 1571, mà kết quả là Lễ Đức Mẹ Mân Côi được Thánh Giáo Hoàng Piô V thiết lập năm 1573. Cũng trong thông điệp trên, Đức Giáo Hoàng Leo XIII đă diễn tả chiến thắng này như sau: Trong trận hải chiến gần các đảo Echinades, hạm đội Kitô hữu đă chiến thắng vẻ vang mà không thiệt hại ǵ mấy, trong khi kẻ thù hoàn toàn bị đẩy lui.

 

Hiện nay là sự kiện thế giới nói chung đang được hưởng một thời gian ḥa b́nh, kể từ ngày 25/12/1991, ngày Nước Nga là mầm mống chiến tranh hoàn toàn dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản, khi Gorbachev, lănh tụ Cộng Sản cuối cùng chính thức từ chức.

 

Nếu chúng ta tin rằng Nước Nga trở lại một cách lạ lùng ngoài dự tưởng và thế lực tự nhiên trần thế như vậy là việc của Đức Mẹ làm, th́ chúng ta cũng có thể tin rằng, việc thế giới được hưởng ḥa b́nh trong thời điểm loài người càng ngày càng băng hoại hiện nay thực sự là một ơn của Mẹ ban để đáp lại những Kinh Mân Côi đă dâng lên Mẹ, như lời Mẹ kêu gọi của Mẹ ở Fatima: Hăy lần hạt Mân Côi hằng ngày để cầu cho ḥa b́nh thế giới và chấm dứt chiến tranh.

 

Chính Chúa Giêsu cũng đă cho bà Margarita thấy rằng việc lần hạt Mân Côi liên hệ mật thiết đến ḥa b́nh thế giới.

 

Ngày 24/8/1966, Chúa nói: Để thế giới được ḥa b́nh, trong mỗi giáo xứ, những ai đă bỏ lần chuỗi hay đă cho việc lần chuỗi là thứ lễ nghi của đàn bà, th́ họ phải lần chuỗi lại... Lần chuỗi hằng ngày là một việc cần thiết cấp thời.

 

Ngày 22/5/1967, Chúa c̣n nói: Tất cả các linh hồn nhỏ phải nhận Mẹ làm Mẹ và làm Cố Vấn. Qua Mẹ, Cha sẽ tiếp nhận và lắng nghe các lời cầu nguyện của họ để mưu lợi ích tối đa cho họ. Hơn nữa, họ phải cam kết hằng ngày đọc Kinh Mân Côi bằng cả tâm hồn để cầu nguyện ḥa b́nh cho thế giới và cho riêng mỗi linh hồn, cũng như để đền tạ tội lỗi và những điều xúc phạm mà Cha hằng ngày phải chịu.

 

Nếu Kinh Mân Côi đă thực sự mang lại ḥa b́nh cho thế giới như vậy, th́ giá trị của Kinh Mân Côi không vượt trên tất cả mọi nỗ lực về kỹ thuật để chống chiến tranh nguyên tử hay về chính trị để giải giới cho khỏi hủy diệt nhau hay sao!

 

Ngày 26/12/1956, chị Lucia đă nói với linh mục Fuentes về thần hiệu của Kinh Mân Côi như thế này: Không có một trở ngại nào, cho dù khó khăn đến mấy đi nữa, mà chúng ta không thể giải quyết bằng Kinh Mân Côi. Nhờ Kinh Mân Côi, chúng ta sẽ cứu chính ḿnh, thánh hóa bản thân, an ủi Chúa Giêsu và mang ơn cứu rỗi đến cho nhiều linh hồn.

 

Ngày 13/5/1982, trong bài giảng tại Fatima, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II cũng nhận thấy tác dụng thần linh của Kinh Mân Côi như thế này: Kinh Mân Côi ôm lấy những khó khăn của Giáo Hội, của Toà Thánh Phêrô, khó khăn của toàn thế giới. Nơi Kinh Mân Côi chúng ta cũng nhớ đến các tội nhân để họ được hối cải và cứu rỗi, đồng thời cũng nhớ đến các linh hồn trong luyện ngục nữa.

 

Thánh Giáo Hoàng Piô V tóm tắt một số tác dụng đặc biệt của Kinh Mân Côi như thế này: Nhờ việc truyền bá sự sùng kính này (Kinh Mân Côi), các tín hữu trở nên hăng say suy gẫm hơn và thiết tha cầu nguyện hơn, họ biến đổi mau chóng lạ thường; bóng tối của lạc thuyết tan biến nhường chỗ cho ánh sáng của Đức Tin Công Giáo bừng lên trong vinh quang đổi mới.

 

Kinh Mân Côi đổ ơn Chúa xuống cho chung nhân loại và Giáo Hội như vậy, Kinh Mân Côi c̣n kéo ơn Chúa xuống cho riêng mỗi một tâm hồn nữa. Sau đây là 15 ơn ích của Kinh Mân Côi, như Đức Mẹ đă hứa khi hiện ra với Á Thánh Alan de la Roch:

 

1) Mẹ sẽ ban ơn đặc biệt qúi báu cho kẻ sốt sắng và bền bỉ lần hạt Mân Côi kính Mẹ.

 

2) Mẹ sẽ đặc biệt chở che hộ phù cho những người sốt sắng lần hạt Mân Côi kính Mẹ và ban nhiều ơn riêng cho họ.

 

3) Tràng hạt Mân Côi sẽ là chiến cụ lợi hại trong cuộc chiến đấu với hỏa ngục, tiêu diệt tất cả mọi tính hư nết xấu, tẩy uế mọi t́ vết tội khiên và khắc phục các bè rối.

 

4) Tràng hạt Mân Côi sẽ làm đẹp siêu nhiên cho các nhân đức và việc lành, đem ḷng thương yêu nhan hậu của Chúa cho các linh hồn, tiêu trừ ḷng tham lam và đam mê phù hoa thế tục cho được yêu mến Chúa và khát vọng những của đời sau vô cùng. Thàn lực của Kinh Mân Côi đă thánh hóa vô số linh hồn.

 

5) Ai thành kính sốt sắng đọc Kinh Mân Côi kính Mẹ sẽ không bị đời đời hư mất.

 

6) Ai sốt sắng đọc Kinh Mân Côi và suy gẫm các mầu nhiệm Mân Côi sẽ:

 

- Không gặp phải tai nạn.

 

- Tránh khỏi cơn giận của Thiên Chúa.

 

- Không bị chết bất đắc kỳ tử.

 

- Được ơn sám hối khi đang vướng mắc tội lỗi.

 

- Được bền đỗ với Ơn Nghĩa Chúa và được hưởng vĩnh phúc.

 

7) Ai trung thành lần hạt Mân Côi sẽ được lănh nhận các phép Bí Tích trước khi chết.

 

8) Những kẻ siêng năng lần hạt Mân Côi sống chết được ơn soi sáng, được dồi dào ơn Chúa và tham hưởng công nghiệp với các thánh.

 

9) Mẹ sẽ đem các linh hồn năng lần hạt Mân Côi chóng ra khỏi luyện ngục.

 

10) Mẹ sẽ ban phần thưởng lớn lao trên trời cho các linh hồn bền chí lần hạt Mân Côi.

 

11) Con sẽ nhận lănh đủ mọi ơn lành khi tôn sùng lần hạt Mân Côi.

 

12) Ai truyền bá việc lần hạt Mân Côi sẽ được nang đỡ trong những cơn gian nan thiếu thốn.

 

13) Mẹ đă xin với Con Mẹ cho các phần tử của Hội Huynh Đệ Mân Côi được diễm phúc làm anh em với các thánh trên trời khi sống cũng như lúc chết.

 

14) Những ai siêng năng lần hạt Mân Côi đều là con riêng của Mẹ và là em của Chúa Giêsu, Con yêu của Mẹ.

 

15) Dấu hiệu chắc chắn sẽ được cứu rỗi là tha thiết lần hạt Mân Côi.